CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Tháng 02/ 2019 © 2019 Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/Ngân hàng Thế giới 1818 H Street NW, Washington DC 20433 Telephone: 202-473-1000; Internet: www.worldbank.org Ấn phẩm này là một sản phẩm của đội ngũ nhân viên Ngân hàng Thế giới thực hiện với các đóng góp từ nguồn bên ngoài. Những phát hiện, giải thích và kết luận thể hiện trong báo cáo này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Thế giới, hoặc các chính phủ mà Ngân hàng Thế giới đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong báo cáo này. Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó. Không nội dung nào trong tài liệu này tạo nên hoặc được coi như là một sự hạn chế đối với hoặc sự từ bỏ đặc quyền và miễn trừ của Ngân hàng Thế giới đã được bảo lưu riêng. Ảnh: Sasint/Pixabay; Royalty-free stock illustration ID: 171754835; Linh Pham/World Bank Ý tưởng bìa: World Bank – Trình bày: Hồng Đức VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Tháng 02/ 2019 Báo cáo Đánh giá phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới Được thực hiện với sự hỗ trợ của DDP và Chính phủ Ôxtrâylia 2 Mục lục Bảng viết tắt ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................4 Lời nói đầu ................................................................................................................................................................................................................................................................................................5 Lời cảm ơn .................................................................................................................................................................................................................................................................................................6 Khuyến cáo ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................7 1. Giới thiệu ..............................................................................................................................................................................................................................................................................8 Bối cảnh Việt Nam ...................................................................................................................................................................................................................................................12 Tóm tắt đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số ..................................................................................................................................14 Tóm tắt báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở .............................................................................................................19 2. Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số .....................................................................................................................................................26 Tổng quan .............................................................................................................................................................................................................................................................................26 Phương pháp đánh giá ...................................................................................................................................................................................................................................29 2.1. Lãnh đạo và quản trị ........................................................................................................................................................................................................................31 2.2. Lấy người dùng làm trung tâm ......................................................................................................................................................................................47 2.3. Thay đổi quy trình công việc ..............................................................................................................................................................................................55 2.4. Năng lực, tập quán văn hoá và kỹ năng ..........................................................................................................................................................60 2.5. Cơ sở hạ tầng dùng chung ....................................................................................................................................................................................................68 2.6. Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách .........................................................................................................75 2.7. An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi ............................................................................................................83 Kết luận ......................................................................................................................................................................................................................................................................................88 Kế hoạch hành động ..........................................................................................................................................................................................................................................91 3. Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu Mở ..............................................................................................................................................................101 Tổng quan .............................................................................................................................................................................................................................................................................101 Phương pháp đánh giá ...................................................................................................................................................................................................................................108 3.1. Lãnh đạo cấp cao ....................................................................................................................................................................................................................................110 3.2. Khung pháp lý và chính sách .............................................................................................................................................................................................119 3.3. Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực trong phạm vi chính phủ ........................................................128 3.4. Chính sách quản lý Dữ liệu của Chính phủ, Quy trình và mức độ có sẵn của dữ liệu ......136 3.5. Nhu cầu đối với dữ liệu mở ...................................................................................................................................................................................................143 Mục lục 3 3.6. Khả năng tham gia của xã hội và năng lực khai thác dữ liệu mở ......................................................................147 3.7. Nguồn tài chính cho chương trình dữ liệu mở .................................................................................................................................153 3.8. Cơ sở hạ tầng quốc gia về Công nghệ và Năng Lực ................................................................................................................157 Kết luận ....................................................................................................................................................................................................................................................................................161 Kế hoạch hành động ........................................................................................................................................................................................................................................164 Kế hoạch ngắn hạn .............................................................................................................................................................................................................................................164 Kế hoạch hành động trung hạn ....................................................................................................................................................................................................175 Kế hoạch hành động dài hạn ............................................................................................................................................................................................................177 Tóm tắt tổng thể ......................................................................................................................................................................................................................................................179 Phụ lục ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................187 Danh sách các đại biểu tham dự và gặp mặt tại hà nội từ ngày 24 tới 28 tháng 7 năm 2018 ........................................................................................................................................................................................................................................................................187 Danh sách các đại biểu tham dự và gặp mặt tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh từ ngày 15 tới ngày 25 tháng 1 năm 2018 ..................................................................................................................................................................191 Phụ lục đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở .........................................................................................................................................195 A. Phương pháp đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở và đánh giá dữ liệu mở cho doanh nghiệp ..............................................................................................................................................................................................................................195 B. Báo cáo đánh giá về dữ liệu mở cho doanh nghiệp ................................................................................................................195 C. Phân tích dữ liệu có sẵn ............................................................................................................................................................................................................208 Phụ lục đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số .................................................................................................................................213 Phụ lục: lựa chọn các ví dụ liên quan từ quốc tế ............................................................................................................................................214 4 Chữ viết tắt Cục KSTTHC Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) CoST Tổ chức Sáng kiến minh bạch trong ngành xây dựng DG Chính phủ Số DGRA Đánh giá Mức độ sẵn sàng của Chính phủ Số TCTK Tổng cục Thống kê CPVN Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam TpHCM TP Hồ Chí Minh Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ GD&DT Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ TC Bộ Tài chính Bộ YT Bộ Y tế Bộ NV Bộ Nội Vụ Bộ TP Bộ Tư pháp Bộ CA Bộ Công an Bộ GTVT Bộ Giao thông Vận tải Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ CT Bộ Công Thương Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư OCDS Các tiêu chuẩn dữ liệu về ký hợp đồng mở OD Dữ liệu mở OD4B Dữ liệu mở cho doanh nghiệp ODRA Đánh giá Mức độ sẵn sàng dữ liệu mở OGD Dữ liệu mở của Chính phủ OoG Văn phòng Chính phủ OpenDRi Dữ liệu mở cho Sáng kiến bảo vệ môi trường PAPI Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công của Tỉnh PAR Cải cách hành chính công TTCP Thủ tướng Chính phủ PPA Cơ quan Đấu thầu Công cộng MXH Truyền thông xã hội SRV Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NHTG Ngân hàng Thế giới 5 Lời nói đầu Cuộc cách mạng công nghệ đang làm thay đổi thế giới rất nhanh chóng, các công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực đã mang lại những bước tiến đột phá trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh các công nghệ hiện đại cùng khối lượng dữ liệu khổng lồ phủ sóng thế giới, nhiều quốc gia đã thực hiện các đánh giá về mức độ hiểu rõ về hiện trạng triển khai Chính phủ điện tử, việc quản lý dữ liệu, mức độ sẵn sàng phát triển Chính phủ số và Dữ liệu mở để thiết lập một chiến lược số phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước mình. Với nhận thức về tầm quan trọng của Chính phủ điện tử trong việc góp phần đẩy lùi tham nhũng, thúc đẩy cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và Việt nam cần nắm bắt các cơ hội mang lại bởi Dữ liệu mở và phát triển quốc gia số để đột phá, tăng tốc, phát triển, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các bộ, ngành có liên quan thực hiện Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở để có những đánh giá cụ thể và từ đó có chiến lược phát triển phù hợp. Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số nhằm mục đích xem xét tiềm năng phát triển Chính phủ số hiện tại của Việt Nam thông qua đánh giá bảy (07) lĩnh vực chính bao gồm: Lãnh đạo và quản trị; Lấy người dùng làm trung tâm; Thay đổi quy trình công việc; Năng lực, tập quán văn hóa và kỹ năng; Cơ sở hạ tầng dùng chung; Sử dụng dữ liệu để ra quyết định chính sách, và An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi. Trong khi đó, Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở xem xét môi trường sinh thái cho Dữ liệu mở của Việt Nam thông qua đánh giá tám (08) lĩnh vực chính bao gồm: Lãnh đạo; Chính sách/khung pháp lý; Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý nhà nước; Dữ liệu trong chính phủ; Nhu cầu; Khả năng tham gia của xã hội; Nguồn lực tài chính; và Hạ tầng công nghệ. Thông qua đánh giá các lĩnh vực, báo cáo cung cấp cho Chính phủ một cái nhìn thực tiễn và toàn diện để triển khai Chính phủ số và Dữ liệu mở, khuyến nghị một kế hoạch hành động tổng thể trong phạm vi toàn chính phủ và xã hội. Báo cáo Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở tại Việt Nam sẽ là báo cáo tham khảo quan trọng cho Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan trong việc phát huy kết quả Chính phủ điện tử đạt được thời gian qua và tiếp tục thúc đẩy xây dựng một chính phủ kiến tạo và nền kinh tế số. Mai Tiến Dũng Ousmane Dione Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Việt Nam 6 Lời cảm ơn Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã phối hợp thực hiện Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở. Hai đánh giá này được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới cùng sự hợp tác với Tổ công tác Chính phủ điện tử và Tổ chuyên gia giúp việc, đứng đầu là Văn phòng Chính phủ, bao gồm 18 đại diện của Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (APCA) và các đơn vị liên quan của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, các Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các tác giả chính của báo cáo là Kim Andreasson, Stephane Boyera, Tim Herzog, Seunghyun Kim, Alla Morrison, và Trần Thị Lan Hương từ Ngân hàng Thế giới và Nguyễn Thị Lan Hương từ Tổ chức Sáng kiến Việt Nam. Trong quá trình thực hiện báo cáo, nhóm đã làm việc với các đồng nghiệp trong Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp và chuyên gia và đã nhận được sự hỗ trợ và đóng góp nhiệt thành. Nhóm tác giả đặc biệt biết ơn sự chỉ đạo và hướng dẫn sát sao của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan trong suốt quá trình thực hiện báo cáo. Báo cáo nhận được hướng dẫn và chỉ đạo từ Ousmane Dione, Achim Fock, Jane Treadwell, Grant Cameron và Fily Sissoko từ Ngân hàng thế giới. Nhóm đồng thời chân thành cảm ơn các đồng nghiệp Craig Hammer, Tim Kelly và Oleg Petrov về những góp ý, phản biện cho báo cáo. Nhóm muốn gửi lời cảm những ý kiến tư vấn từ Trần Ngọc Anh, Giang Công Thế, Aman Grewal, Kai Kaiser, Samia Melhem, Phan Thị Thái Hà, và Randeep Sudan. Cuối cùng, nhóm ghi nhận những đóng góp nghiên cứu và hỗ trợ hành chính của Nguyễn Tuyết Minh, Nguyễn Lợi Quốc Khánh và Trần Đức Trung từ Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, Đinh Thị Hằng Anh từ Ngân hàng thế giới và Phạm Thị Phương Liên từ Tổ chức Sáng kiến Việt Nam 7 Khuyến cáo Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở không phải công cụ đo đạc mà là công cụ chẩn đoán và lập kế hoạch. Dựa trên thực tiễn thành công tại một số nơi, các công cụ này nhằm cung cấp chẩn đoán và khuyến nghị cho kế hoạch hành động, tuy nhiên, hoàn toàn không phải là quy tắc hay các đánh giá mang tính chính thức. Đầu ra của các phân tích, ngay cả khi bám sát theo hướng dẫn sử dụng các công cụ trên, cần được cân nhắc cẩn trọng theo bối cảnh cụ thể. Mục đích của các công cụ này nhằm cung cấp kế hoạch hành động về Dữ liệu Mở và Chính phủ Số, cũng như khởi xướng một cuộc đối thoại mạnh mẽ và tham vấn giữa các bên liên quan. Theo đó, việc sử dụng những công cụ này là khởi đầu của một quy trình mà không phải là kết thúc hoặc kết quả của quy trình. Việc sử dụng các công cụ này sẽ không đảm bảo bản thân chương trình sẽ tự thành công và bền vững, mà quá trình thực hiện sẽ quyết định mức độ thành công. Đây là một tư liệu ‘sống’ và sẽ cần liên tục cập nhật và cải tiến dựa trên trải nghiệm từ thực tiễn. Thêm vào đó, những công cụ đánh giá khác cũng có sẵn và công cụ này không nhất thiết là một phương pháp duy nhất hoặc mặc định là phù hợp nhất trong các trường hợp cụ thể. 8 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 1 GIỚI THIỆU Cuộc Cách mạng công nghệ đang thay đổi thế giới. Các công nghệ mới được tích hợp trong hầu hết các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, mang lại những bước tiến đột phá trên thị trường, trong toàn nền kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh phát triển công nghệ, một tầm nhìn chung về tương lai đang được chia sẻ và hình dung ngày càng rõ ràng hơn, đó là “Cách mạng Công nghiệp thứ tư” hay “Nền Kinh tế Số”, một khái niệm cốt lõi cho sự phát triển trong tương lai. “Nền Kinh tế Số” với bản chất luôn biến động và đa diện đang xoay chuyển không ngừng do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số. Theo thời gian, định nghĩa hẹp của nền kinh tế số gắn liền với ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được thay thế bởi một định nghĩa rộng hơn, bao hàm các khả năng tác động tới mọi mặt của cuộc sống của các công nghệ này. Để thúc đẩy và phát triển nền kinh tế số nhằm đạt được các lợi ích kinh tế và xã hội, cần hiểu rõ thực trạng sử dụng công nghệ trong khu vực tư nhân, khu vực nhà nước và toàn dân. Ngoài ra, điều quan trọng là đánh giá cơ sở để phát triển kinh tế số, bao gồm cơ sở hạ tầng số, nền tảng và giải pháp số, và những nền tảng phi kỹ thuật số như pháp lý và quy định, lãnh đạo và thể chế, môi trường cho kinh doanh và đổi mới, những năng lực cần thiết và quan hệ đối tác. Chính phủ Việt Nam đang từng bước tiến bộ trên chặng đường phát triển số bằng cách nắm bắt Công nghiệp 4.0 và có tiềm năng nhận được lợi ích từ việc hiểu rõ thực trạng của các yếu tố nền tảng cho kinh tế số. Do đó, báo cáo này cung cấp những đánh giá trong những lĩnh vực cốt lõi của Chính phủ Số và Dữ liệu Mở nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu gặt hái toàn bộ lợi ích của Công nghiệp 4.0. Cần lưu ý rằng, với mỗi quốc gia, tùy theo môi trường và năng lực số khác nhau, Chính phủ các nước cần hiểu rõ về hiện trạng số đang có để từ đó thiết lập một chiến lược số phù hợp nhất với tình hình thực tế của quốc gia. Đáp ứng yêu cầu này, Ngân hàng Thế giới đã xây dựng phương Giới thiệu 9 pháp luận đánh giá cho hai chủ đề riêng biệt, bao gồm Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở, nhằm giúp các chính phủ đánh giá môi trường số của mình, từ đó có thể xây dựng chiến lược phát triển riêng phù hợp. Để đánh giá tiềm năng thực hiện Sáng kiến Chính phủ số ở Việt Nam, báo cáo này biên soạn hai chương về Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở. Cụ thể, báo cáo đánh giá các cơ hội và thách thức tiềm năng của việc thực hiện Chính phủ số và các sáng kiến dữ liệu mở tại Việt Nam. Mặc dù Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở là hai đánh giá riêng biệt với các nội dung đánh giá khác nhau, nhưng đều dựa trên cùng cách tiếp cận và phương pháp thực hiện. Cả hai chương Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở đều có cấu trúc tương đương với những lĩnh vực đánh giá tương ứng và các chỉ số riêng biệt. Kể từ khi bắt đầu vào mùa thu năm 2017, các nghiên cứu sơ cấp đã được thực hiện và sau đó một cuộc khảo sát thực địa đã được tiến hành trong khoảng thời gian cụ thể để xác nhận những phát hiện ban đầu và khai thác thêm thông tin chuyên sâu. Trong quá trình phân tích và xây dựng báo cáo, những nội dung bổ sung có thể được đưa vào. Báo cáo toàn cầu về Chính phủ điện tử cũng được thực hiện một cách tương tự, cụ thể là đánh giá quá trình phát triển trong khoảng thời gian nhất định. Phần đầu tiên của báo cáo tập trung vào Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số nhằm mục đích xem xét tiềm năng phát triển chính phủ số hiện tại của Việt Nam thông qua đánh giá bảy (07) lĩnh vực chính bao gồm: Lãnh đạo và quản trị; Lấy người dùng làm trung tâm; Thay đổi quy trình công việc; Năng lực, tập quán văn hóa và kỹ năng; Cơ sở hạ tầng dùng chung; Sử dụng dữ liệu để ra quyết định chính sách, và An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi. Phần thứ hai của báo cáo tập trung vào Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở nhằm mục đích xem xét môi trường sinh thái cho dữ liệu mở của Việt Nam thông qua đánh giá tám (08) lĩnh vực chính bao gồm: Lãnh đạo; Chính sách/khung pháp lý; Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý nhà nước; Dữ liệu trong chính phủ; Nhu cầu đối với Dữ liệu mở; Khả năng tham gia của xã hội và năng lực khai thác dữ liệu mở; Nguồn lực tài chính; và Hạ tầng công nghệ và năng lực kỹ thuật của quốc gia. Chương Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số tập trung vào chính phủ số, là phần cốt lõi của nền kinh tế số vì khi khu vực công cung cấp thông tin và dịch vụ hiệu quả hơn, việc tiếp cận của người dân sẽ dễ dàng hơn. Theo Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử Liên Hợp Quốc công bố hai năm một lần (EGDI)1, các quốc gia chính phủ số hàng đầu như Anh, Úc, Hàn Quốc và Singapore đã nắm bắt các lợi ích kinh tế-xã hội của chính phủ số. Một trong những lợi ích đó là việc giảm chi phí giao dịch số, rẻ hơn 50 lần so với giao dịch trực tiếp truyền thống2. Theo EGDI 2018, Việt Nam hiện đang xếp thứ 88 trong số 193 quốc gia thành viên, tăng 1 bậc từ vị trí thứ 89/193 năm 2016, cho thấy xu hướng chuyển dịch của chính phủ điện tử/số đang diễn ra tích cực ở Việt Nam. 1 EGDI là công cụ hữu ích để đánh giá nguồn thông tin và dịch vụ có sẵn cung cấp tới người dân. 2 https://www.gov.uk/government/publications/digital-efficiency-report/digital-efficiency-report#introduction 10 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số cũng nghiên cứu nhu cầu của người dân đối với các dịch vụ công số hóa cũng như các chính sách tích hợp và cơ sở hạ tầng để tìm hiểu sâu hơn về các cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong trong quá trình phát triển quốc gia số. Bản đánh giá thực hiện phân tích tổng quan hiện trạng các thành phần cụ thể của chính phủ số từ đó đề xuất các khuyến nghị về lộ trình hành động trong thời gian tới. Phần thứ hai của báo cáo, chương Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở, tập trung vào thực trạng hệ sinh thái dữ liệu mở của quốc gia. Dữ liệu mở được hiểu là dữ liệu mở về cả pháp lý và kỹ thuật cho người dân, do đó được đặt trong phạm vi cộng đồng hoặc theo các điều khoản sử dụng tự do với các hạn chế tối thiểu, đồng thời dữ liệu cần được công bố ở dạng có thể ứng dụng máy đọc với định dạng điện tử không độc quyền, cho phép mọi người dân truy cập và sử dụng dữ liệu bằng các công cụ phần mềm có sẵn miễn phí3. Xu hướng dữ liệu mở lan rộng trên toàn thế giới trong những năm gần đây đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về chính sách dữ liệu mở, đặc biệt từ phía chính phủ. Trong khi các nước phát triển như Anh và Mỹ đã là những nước tiên phong áp dụng chính sách dữ liệu mở, nhu cầu này cũng đang gia tăng rất nhanh ở các nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô cho thấy, các chính phủ áp dụng các sáng kiến dữ liệu mở thường trở nên minh bạch hơn, hiệu quả và đổi mới hơn giúp gia tăng cơ hội tăng trưởng cho khu vực tư nhân cũng như cải thiện cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để sáng kiến dữ liệu mở đạt được những tác động tích cực như vậy đòi hỏi sự hội tụ của một loạt các yếu tố như cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo; khung chính sách pháp lý yêu cầu các cơ quan cung cấp dữ liệu kịp thời theo định dạng văn bản tiêu chuẩn; năng lực của các cơ quan tham gia vào quy trình cung cấp dữ liệu; năng lực khai thác dữ liệu của các tác nhân trong xã hội; phát triển hạ tầng CNTT ở cả trung ương lẫn địa phương. Do đó, để xây dựng lộ trình phát triển một hệ sinh thái dữ liệu mở, các quốc gia sẽ khởi đầu bằng việc đánh giá toàn diện thực trạng các yếu tố cấu thành hệ sinh thái này. Khung Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới sử dụng tiếp cận “hệ sinh thái” đối với dữ liệu mở, xem xét môi trường cho dữ liệu mở từ cả hai phía cung và cầu - ví dụ về phía cung bao gồm khung chính sách pháp lý, dữ liệu sẵn có của chính phủ và hạ tầng CNTT (bao gồm các tiêu chuẩn); trong khi phía cầu xem xét các cơ chế tham gia của người dân và nhu cầu sử dụng dữ liệu của khu vực công của cộng đồng người sử dụng (như nhà phát triển ứng dụng, báo chí truyền thông và cả của các cơ quan nhà nước). Dựa trên kết quả đánh giá, các khuyến nghị chính sách được đề xuất để tận dụng những lợi thế cạnh tranh đang có và giải quyết các thách thức đang tồn tại hiện nay. Mặc dù Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở có cùng cách tiếp cận, nhưng hai đánh giá này cũng có những khác biệt quan trọng vì công cụ đánh giá được thiết kế cho hai chủ đề khác nhau, chính phủ số và dữ liệu mở. Ví dụ, Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở trong báo cáo này cho thấy lĩnh vực KHẢ NĂNG THAM GIA 3 http://opendatatoolkit.worldbank.org/en/essentials.html Giới thiệu 11 CỦA CÔNG DÂN VÀ NĂNG LỰC KHAI THÁC DỮ LIỆU MỞ ở mức độ VÀNG/XANH và lĩnh vực CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ VÀ NĂNG LỰC KỸ THUẬT QUỐC GIA ở mức độ XANH. Trong khi đó, Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số cũng đánh giá lĩnh vực gần tương tự là NĂNG LỰC, TẬP QUÁN VĂN HÓA VÀ KỸ NĂNG nhưng ở mức VÀNG/ ĐỎ. Sự khác biệt là do phạm vi xem xét đánh giá khác nhau, cụ thể Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở nghiên cứu phạm vi lớn hơn đối với nội dung này khi xem xét cả năng lực của khu vực ngoài nhà nước, hiện đang rất năng động ở Việt Nam. Ngược lại, Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số ở nội dung này chỉ tập trung đánh giá năng lực hiện có trong các cơ quan nhà nước, vốn rất hạn chế vì nhân sự có trình độ cao về kỹ thuật số thường lựa chọn làm việc ở khu vực tư nhân. Báo cáo thực hiện đánh giá cho cả hai chủ đề nhằm nâng cao nhận thức về chính phủ số và dữ liệu mở, vốn là hai nội dung có tầm quan trọng đặc biết nếu Việt Nam muốn nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Chúng tôi hy vọng rằng, báo cáo cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho chính phủ trong việc xác định các điểm mạnh và điểm yếu hiện nay từ đó thực thi đồng bộ các giải pháp đồng thời thúc đẩy sự phát triển của cả chính phủ số và dữ liệu mở. Để thuận tiện cho việc theo dõi, mỗi chương đều trình bầy một bảng tóm tắt kết quả đánh giá các lĩnh vực cấu thành hệ sinh thái chính phủ số và dữ liệu mở cũng như đề xuất khuyến nghị về lộ trình hành động trong thời gian tới. Nội dung chi tiết của hai báo cáo, bao gồm phương pháp luận và phát hiện cụ thể, được nêu trong hai chương tiếp theo với cấu trúc tương tự nhau: phần giới thiệu, tổng quan về từng lĩnh vực được đánh giá, kết luận và khuyến nghị kế hoạch hành động. Cũng cần lưu ý rằng đây mới là báo cáo sơ bộ về thực trạng phát triển chính phủ số và dữ liệu mở của Việt Nam. Các câu hỏi giúp cung cấp bức tranh tổng quan làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị để khởi động thảo luận về mức độ sẵn sàng thực hiện chính phủ số và dữ liệu mở ở Việt Nam hiện nay. Các câu hỏi và đánh giá có thể được cập nhật để phản ánh những thay đổi về môi trường chính sách. Cuối cùng, các khuyến nghị có tính gợi mở và đánh giá này không thay thế các đánh giá và kế hoạch chi tiết hơn, vốn rất cần thiết để quốc gia phát triển thành công chính phủ số và dữ liệu mở. Các thông tin và dữ liệu được sử dụng để đánh giá được cập nhật đến tháng 01 năm 2019. Từ đó đến thời điểm xuất bản của Báo cáo Đánh giá này, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước tiến rất quan trọng trong triển khai chương trình Chính phủ điện tử, đặc biệt là việc ban hành Nghị quyết số 17 ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 định hướng đến 2025. Bên cạnh đó, một số Đề án quan trọng cũng bắt đầu được xây dựng bao gồm hệ thống e-Cabinet, hệ thống e-Services, Trục Liên thông văn bản Quốc gia. Các bước tiến này do diễn ra sau giai đoạn thu thập số liệu báo cáo nên chưa được ghi nhận tại kết quả của Báo cáo này. 12 Bối cảnh Việt Nam 4 4 Việt Nam là quốc gia nằm ở Đông Nam Á có chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía bắc và Lào, Campuchia ở phía tây. Về tổ chức hành chính, đất nước Việt Nam được chia thành 05 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh, với dân số 92.701.100 người vào năm 2016, sinh sống trên diện tích 330.967 km². Hà Nội là thủ đô – trung tâm chính trị và thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động nhất của Việt Nam. Năm 2016, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã đạt thu nhập bình quân đầu người (GNI) ở mức 2.050 đô la Mỹ, được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Cơ cấu kinh tế phi nông nghiệp là chủ đạo, trong đó nông nghiệp đóng góp 17% GDP, công nghiệp và dịch vụ lần lượt đóng góp 39% và 44% GDP. Trong 20 năm đầu Đổi mới, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, trung bình 7-8% mỗi năm. Thành tựu thần kỳ này chủ yếu đến từ sự chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế tập trung sang một nền kinh tế định hướng thị trường mở cửa, hội nhập kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới vào năm 1986. Trong quá trình chuyển đổi này, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch từ nông nghiệp, giảm xuống dưới 20% GDP, sang sản xuất và dịch vụ. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng đã đưa Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới sang vị thế quốc gia có thu nhập trung bình (thấp). Trong cùng kỳ, tỷ lệ dân số nghèo đói cũng giảm mạnh từ hơn một nửa dân số sống dưới 1,9 đô la/ngày vào năm 1993 xuống còn dưới 3% dân số hiện nay. Tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia (TCTD-WB) giảm xuống còn 13,5% trong năm 2014 so với tỷ lệ 60% vào năm 1993. Thành tích này phản ánh 40 triệu người đã thoát nghèo trong hơn hai thập kỷ qua. Năm 2000, Việt Nam đã đưa sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên đi vào hoạt động, và sau 12 năm thực hiện đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007. Từ đó đến nay, VIệt Nam đã đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, bao gồm như Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (đã kết thúc đàm phàn, chưa ký kết), Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Về thể chế chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng đường lối, chủ trương chính sách, được điều hành bởi Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Chủ tịch nước được Quốc hội bầu, là người đứng đầu 4 Nguồn dữ liệu từ chương này được tổng hợp từ: http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview https:// data.worldbank.org/country/vietnam http://www.unido.org/office/vietnam/country-context.html https://www.cia. gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html https://www.duanemorris.com/articles/static/odell_ inpr_aut08.pdf và https://en.wikipedia.org/wiki/Provinces_of_Vietnam Giới thiệu 13 Nhà nước, và đại diện cho Việt Nam trong các vấn đề đối nội và đối ngoại. Chính phủ, cấu thành từ các Bộ, là cơ quan hành chính nhà nước, thực hành quyền hành pháp, đứng đầu là Thủ tướng. Ngày nay, Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Độ mở nền kinh tế đạt 140% GDP (năm 2017). Việt Nam cũng có quan hệ ngoại giao chính thức với 185 nước, hợp tác kinh tế- thương mại- đầu tư với 224 đối tác quốc tế; tham gia và đóng góp tích cực vào 70 tổ chức đa phương quốc tế lớn. Quan hệ đối tác chiến lược với 15 đối tác; là đối tác toàn diện với 10 đối tác, gồm tất cả các nước thường trực LHQ và các nước G7. Doanh nghiệp từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đầu tư 290 tỷ USD (giải ngân 139 tỷ USD)vào Việt Nam. Hơn 60 quốc gia, tổ chức tài trợ quốc tế đã cam kết trên 85 tỷ USD vốn ODA (giải ngân gần 50 tỷ USD), tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng và giảm nghèo. Việt Nam được 64 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, kí kết và tham gia đàm phán 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với 59 đối tác, đại diện 65% dân số thế giới, 90% GDP, 80% thương mại quốc tế. Việt Nam đã có chương trình xây dựng Chính phủ điện tử từ đầu những năm 2000 gắn với quá trình cải cách thủ tục hành chính, đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung tốc độ triển khai còn chậm và tác động đến tiến trình phát triển kinh tế-xã hội còn hạn chế. Đối với xây dựng chính phủ số và nền kinh tế số, cách thức tiếp cận của Chính phủ hiện nay có nhiều khác biệt so với chính phủ điện tử.Từ tương đối sớm, Chính phủ đã có sự quan tâm và nhận thức rõ ràng về cơ hội và thách thức của đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ quan điểm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay sau khi nhậm chức được phát biểu tại Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển” tháng 6/2016 đến tuyên bố của Thủ tướng tại Hội nghị đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia lớn trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (tháng 01 năm 2019) rằng “Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi và cùng các bạn hiện thực hóa chiến lược, chương trình, kế hoạch về thúc đẩy phát triển trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng một nền công nghiệp 4.0”5, Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm thực hiện các cải cách để chủ động, tích cực, quyết liệt đổi mới, sáng tạo thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm nắm bắt các cơ hội đột phá tăng tốc phát triển trong thời đại hiện nay. 5 http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Hay-den-va-tao-ra-cac-san-pham-40-tai-Viet-Nam/20191/29414.vgp 14 Tóm tắt đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số Chính phủ số được công nhận là một sáng kiến quan trọng đối với cải cách hành chính công, giúp tăng cường sự minh bạch bên cạnh việc tiết kiệm thời gian,chi phí và công sức của cả người dân và chính quyền, được đề cập trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc6. Báo cáo Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số tập trung đánh giá tiềm năng hiện tại của Việt Nam về phát triển chính phủ số dựa trên nghiên cứu bảy (07) lĩnh vực chính: 1) Lãnh đạo và quản trị để nắm bắt sự cam kết của cấp cao; 2) Người sử dụng là trung tâm để hiểu nhu cầu của người dân và tổ chức; 3) Thay đổi quy trình công việc để đánh giá các quy trình hiệu quả hơn; 4), Năng lực, tập quán văn hóa và kỹ năng để xác định khả năng thích ứng; 5) Cơ sở hạ tầng dùng chung để đánh giá hiệu quả thực hiện; 6) Đánh giá việc sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách để hiểu vai trò của dữ liệu trong hỗ trợ hiệu quả; và 7) An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi để đánh giá các hệ quả tiềm tàng từ phát triển kỹ thuật số và vạch ra các chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro.7 Chính phủ số là gì7 Các chính phủ trên toàn thế giới liên tục phải đối mặt với những thách thức trong việc cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ công với hiệu quả tốt hơn và chi phí thấp hơn cho người dân và doanh nghiệp. Trong nhiều năm qua,”Chính phủ điện tử” được kỳ vọng như một đóng góp quan trọng nhằm giải quyết những thách thức này. Các chính phủ được coi là tiên phong về “Chính phủ điện tử” hiện đã bắt tay vào giai đoạn tiếp theo của hành trình chuyển đổi của họ - thường được gọi là “Chính phủ số”. Giai đoạn tiếp theo này được dựa trên nền tảng hiệu quả của các chương trình đầu tư và những chuyển đổi đạt được trong các giai đoạn trước của Chính phủ điện tử vừa tiếp tục phát triển các quy định mới, trong đó tập trung vào nguyên tắc dịch vụ số phải là cách thức chính để cung cấp các dịch vụ của chính phủ - hay còn được gọi là “Mặc định số”. Để đạt được điều này, các chính phủ đi tiên phong trong lĩnh vực này trên thế giới đang có kế hoạch chuyển đổi toàn bộ chuỗi cung cấp dịch vụ (công) thông qua việc thiết kế dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm để người dân được sử dụng các dịch vụ (công) số mà người dân mong muốn; khai thác các công nghệ di động phổ biến; chuyển đổi toàn bộ các quy trình giao dịch sang kỹ thuật số; ra quyết định chính sách dựa trên dữ liệu hành chính thay vì văn bản (hành chính); sử dụng nhất quán các dịch vụ dùng chung trong toàn chính phủ; đổi mới khung kiến trúc công nghệ thông 6 http://vietnamnews.vn/politics-laws/427970/e-government-pushes-reform-pm.html#4CVVq7WtGukkP7wF.97 7 Dựa trên Phương pháp đánh giá của Ngân hàng Thế giới vào tháng 12/2016. Xem phần Phụ lục để biết thêm chi tiết. Giới thiệu 15 tin của Chính phủ; nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển dịch nhất quán sang điện toán đám mây; và phát triển mô hình lãnh đạo và quản trị mới. Để giúp các chính phủ hiểu rõ và lập kế hoạch cho lộ trình tiến tới Chính phủ số, Ngân hàng Thế giới đã phát triển phương pháp luận này giúp đánh giá tình hình hiện tại của chính phủ cũng như từ đó xây dựng tầm nhìn và chiến lược tiến tới Chính phủ số. Phương pháp này hướng tới đề xuất các giải pháp có tính hành động, cụ thể sau khi thực hiện các chẩn đoán, tập trung vào các vấn đề mà chính phủ phải đối mặt khi áp dụng các phương pháp kỹ thuật số vì ngay cả khi các phương pháp kỹ thuật số này đã được ứng dụng thành công trong các lĩnh vực khác thì không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng ngay với yêu cầu của dịch vụ công. Quá trình đánh giá được thực hiện với sự hợp tác giữa với Văn phòng Chính phủ (VPCP) thông qua Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính với các Bộ, cơ quan có liên quan. Các phát hiện chính của nhóm đánh giá như sau: • Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết chính sách mạnh mẽ đối với xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0). Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản trong đó xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan và có các hướng dẫn xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Văn phòng Chính phủ thông qua Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính là cơ quan đầu mối theo dõi, điều phối tình hình tổ chức thực hiện nói chung. Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trong khi một số Bộ ngành khác phụ trách triển khai thực hiện ở các lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, Chính phủ chưa ban hành lộ trình hành động tổng thể của quốc gia cũng như chưa xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể trong đó xác định đầy đủ các nguồn lực cần huy động cho tổ chức thực hiện. Nghị quyết về Chính phủ điện tử vẫn đang trong giai đoạn dự thảo. • Chính phủ đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có tính nền tảng để phát triển chính phủ số. Bộ TT&TT đã ban hành các tiêu chuẩn về khung kiến trúc chính phủ điện tử và xác định sự cần thiết phải xây dựng sáu (06) bộ cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng làm nền tảng chia sẻ dữ liệu trong tương lai. Bên cạnh đó, một số cơ quan đã bắt đầu sử dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn & phân tích dữ liệu, điện toán đám mây. Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn mang tính đơn lẻ, trong khi chưa rõ về các tiêu chuẩn và chính sách liên quan đến một số lĩnh vực quan trọng như điện toán đám mây chính phủ, quản lý dữ liệu Chính phủ, mua sắm công nghệ thông tin (CNTT) của chính phủ, hay khả năng tương tác giữa các hệ thống thông tin của Chính phủ vốn là những cấu phần nền tảng của chính phủ số giúp đạt được tính kinh tế theo quy mô. Trong thời gian tới, với sự ra đời của Nghị quyết về Chính phủ điện tử hiện đang được dự thảo và việc triển khai trên thực tế sau đó có thể sẽ góp phần cải thiện tình hình thực tế. • Thách thức chính trong phát triển chính phủ số thời gian tới nằm ở việc thiếu khung điều phối và phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan và các sáng kiến khác nhau, mặc dù Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ban chỉ đạo Quốc 16 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam gia về ứng dụng CNTT và do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Uỷ ban; đồng thời các Bộ, địa phương cũng đã và sẽ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ/Chính quyền điện tử của Bộ/địa phương mình. Bên cạnh đó, trong mô hình Uỷ ban này không có vị trí giám đốc CNTT cho toàn Chính phủ, điều này dẫn tới việc thực thi các chỉ đạo và định hướng về chính phủ số của Chính phủ có thể thiếu sự thống nhất và đồng bộ. Thêm vào đó là thách thức về thiếu hụt cả tài chính cũng như kỹ năng số trong khu vực Nhà nước. Các tài năng hàng đầu của đất nước đang chủ yếu làm việc trong khu vực tư nhân với mức lương cao hơn, khiến cho việc thu hút và giữ chân chuyên gia trong lĩnh vực này ở các cơ quan nhà nước rất khó khăn. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số là công cụ đánh giá có mức độ tổng quát cao. Ngân hàng Thế giới (NHTG) đã xây dựng nhiều bộ công cụ để đánh giá chi tiết các nội dung khác nhau như điện toán đám mây và an ninh mạng. Quá trình đánh giá cũng cho thấy Chính phủ đã và đang thực hiện một loạt các giải pháp khác nhau để khắc phục những điểm yếu hiện tại. Trên cơ sở kết quả đánh giá, báo cáo đề xuất các khuyến nghị hành động kèm theo nguồn lực cần thiết, bố trí nhân sự thích hợp cho chức danh Giám đốc CNTT của Chính phủ, giải quyết tình trạng thiếu hụt các kỹ năng (công nghệ) trong khu vực công, tăng cường giám sát kết quả hoạt động, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến các công nghệ mới, và xác định các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó có sáu cơ sở dữ liệu quốc gia. Kết quả đánh giá Mức độ sẵn sàng Chính phủ số Lĩnh vực Mức độ sẵn sàng Chính phủ số Thấp Cao Lãnh đạo và Quản trị: Chuyển đổi chính phủ số đi kèm với sự cần thiết phải điều chỉnh về pháp lý, thể chế, công nghệ và văn hóa. Do đó, cam kết chính trị ở cấp cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp chính phủ thực hiện các cải cách cần thiết kịp thời và hiệu quả. Các quốc gia đi đầu về chính phủ số đều chia sẻ điểm chung về khả * năng lãnh đạo chính trị mạnh mẽ, tầm nhìn và chiến lược thực hiện rõ ràng, quản trị và cơ cấu tổ chức hiệu quả cũng như bố trí nguồn lực thực hiện đầy đủ. Lấy người dung làm trung tâm: đề cập tới sự tham vấn và tham gia của người dùng trong việc thiết kế các dịch vụ công. Các bên liên quan đến cả phía cung (lĩnh vực hành chính công và nỗ lực hiện đại hóa) lẫn phía cầu (người dân và doanh nghiệp). Phương pháp luận thiết kế dịch vụ công theo hướng lấy con người làm trung tâm là một ví dụ về cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên để thiết * kế lại dịch vụ công. Để đảm bảo tính đại diện của tất cả người dùng, những người được phỏng vấn hiện tại và tiềm năng trong phần này cũng bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức trung gian trong xã hội. Giới thiệu 17 Lĩnh vực Mức độ sẵn sàng Chính phủ số Thấp Cao Thay đổi quy trình công việc: Thay đổi quy trình công việc thường là nội dung bị bỏ quên nhiều nhất khi tiến hành chuyển đổi số và có thể đem lại thành công hoặc khiến tiến trình chuyển đổi chính phủ * số thất bại. Các bên liên quan là các cơ quan phụ trách cải cách và hiện đại hoá dịch vụ dân sự. Năng lực, tập quán, văn hoá, kỹ năng: Cần phân biệt hai loại hồ sơ và kỹ năng khác nhau dành cho công chức - các tổ chức CNTT, các nhà thầu của họ và các nhà quản lý chuyên môn. Các chỉ số chính để phân tích là giấy chứng nhận/công nhận. Các lĩnh vực cần đào * tạo gồm quản lý dự án, quản lý cơ sở dữ liệu, nhập dữ liệu, hỗ trợ khách hàng, v.v. Cơ sở hạ tầng dùng chung: Cơ sở hạ tầng dùng chung dưới dạng các nền tảng và dịch vụ số, tiêu chuẩn và khả năng tương tác, hệ thống thông tin quản lý cung cấp các nền tảng cơ bản để chính phủ * số vận hành hiệu quả thông qua việc giảm chi phí và cải thiện chia sẻ thông tin. Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách: Chuyển đổi chính phủ số phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động sử dụng dữ liệu. Khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và chia sẻ dữ liệu dựa trên ứng dụng công nghệ mới có ý nghĩa then chốt trong cải thiện cung ứng dịch vụ. Dữ liệu sẵn có giúp tăng cường chất lượng quyết định chính sách, nâng cao hiệu quả và gia tăng lợi ích mang lại cho * người dân. Các nước đi đầu trong lĩnh vực này đã thiết lập “các cơ sở dữ liệu cơ bản” cấp quốc gia cho phép các cơ quan chính phủ sử dụng và chia sẻ một tập hợp các dữ liệu được chuẩn hóa để đạt hiêu quả sử dụng cao hơn. An ninh mạng, quyền riêng tư, và khả năng phục hồi: Tiến bộ của chính phủ số phải đi đôi với các nỗ lực cải thiện an ninh mạnh, bảo mật quyền riêng tư và khả năng phục hồi để người dùng duy trì lòng tin vào các dịch vụ và thông tin trực tuyến của khu vực công. * An ninh mạng là nội dung đặc biệt quan trọng trong bảo vệ dữ liệu cá nhân và đòi hỏi sự hợp tác giữa các cơ quan trong nước và quốc tế nhằm đáp ứng các mối đe dọa ngày càng tăng. Kết quả đánh giá từng lĩnh vực được mã hóa bởi các màu như sau: Xanh (X) nghĩa là có bằng chứng rõ ràng về Mức độ sẵn sàng Vàng /Xanh (đại diện bởi màu xanh nhạt trong bảng bên trên) nghĩa là gần đạt được Mức độ sẵn sàng Vàng (V) nghĩa là bằng chứng về Mức độ sẵn sàng ít rõ ràng hơn Vàng /Đỏ (đại diện bởi màu nâu trong bảng bên trên) nghĩa là bằng chứng về Mức độ sẵn sàng có xuất hiện nhưng chưa rõ Đỏ (Đ) nghĩa là chưa có bằng chứng về Mức độ sẵn sàng 18 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 15 Khuyến nghị về kế hoạch hành động chính theo bảy (07) lĩnh vực chính Hành động Thời gian Lãnh đạo và quản trị: chính phủ thành lập cơ quan phụ trách chính phủ số độc lập hoặc 3-6 tháng nâng cấp vị thế về chính phủ số của uỷ ban quốc gia về chính phủ điện tử Lãnh đạo và quản trị: bộ tài chính phối hợp với bộ thông tin và truyền thông, văn phòng 4-8 tháng chính phủ ban hành các cơ chế chính sách tài chính cho các hoạt động chính phủ điện tử, chính phủ số Lấy người dùng làm trung tâm: chính phủ sớm xây dựng cổng tham vấn điện tử 6-12 tháng Lấy người dùng làm trung tâm: đơn vị về chính phủ số xây dựng chính sách ngầm định 12-24 tháng số hóa Thay đổi quy trình công việc: vpcp đề xuất danh mục ưu tiên trong phát triển sáu cơ sở 4-8 tháng dữ liệu quốc gia quan trọng Thay đổi quy trình công việc: vpcp and bộ thông tin và truyền thông xây dựng các tiêu 6-12 tháng chuẩn cho phát triển phần mềm linh hoạt Năng lực, nền tảng văn hóa và kỹ năng: cơ quan phụ trách chính phủ số xây dựng cơ 12-24 tháng chính sách thu hút nhân tài công nghệ làm việc trong khu vực công Năng lực, nền tảng văn hóa và kỹ năng: cơ quan phụ trách chính phủ số xây dựng thêm 12-24 tháng nhiều chương trình tập huấn cho cán bộ cntt của các bộ, cơ quan Năng lực, nền tảng văn hóa và kỹ năng: vpcp và bộ thông tin và truyền thông xây dựng lộ 6-12 tháng trình chuyển đổi số, bao gồm việc thu hẹp khoảng cách số và nâng cao kỹ năng số Cơ sở hạ tầng dùng chung: vpcp và bộ thông tin và truyền thông xây dựng khung pháp 4-8 Tháng lý cho điện toán đám mây, bao gồm việc thiết lập đám mây chính phủ Cơ sở hạ tầng dùng chung: vpcp và bộ thông tin và truyền thông xây dựng chính sách về 6-12 Tháng sử dụng các tiêu chuẩn mở và nền tảng chung Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách: tổ công tác tăng cường giám sát 6-12 Tháng hiệu quả hoạt động liên quan tới thu thập, chia sẻ dữ liệu, và sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách: vpcp, bộ thông tin và truyền thông 12-24 Tháng và tổ công tác tạo lập nền tảng giám sát hiệu quả hoạt động An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi: chính phủ sớm ban hành các quy 12-24 Tháng định bảo vệ dữ liệu và cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi: bộ thông tin và truyền thông và bộ 6-12 Tháng công an xây dựng chương trình truyền thông hàng năm để nâng cao nhận thức về an ninh mạng Giới thiệu 19 TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG VỀ DỮ LIỆU MỞ Dữ liệu mở là chính sách Chính phủ cho phép công khai, với rất ít hạn chế truy cập, một số dữ liệu ở định dạng mà cả người và phần mềm có thể dễ dàng đọc và sử dụng cho bất kỳ mục đích nào. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa nghiên cứu chính sách và tham vấn các bên liên quan, nhằm hỗ trợ chính phủ xác định các hành động cần thiết để hiện thực hoá Sáng kiến dữ liệu mở. Phạm vi phân tích tập trung vào 8 lĩnh vực8: 1) Lãnh đạo cấp cao: tập trung xem xét tầm nhìn, hiểu biết và sự ủng hộ về Dữ liệu mở ở lãnh đạo cấp cao; 2) Khung chính sách / pháp lý phân tích quy định, chính sách hỗ trợ phát triển dữ liệu mở; 3) Cơ cấu thể chế, trách nhiệm và năng lực trong chính phủ xem xét cách thức hoạt động và phối hợp của các cơ quan trong Chính phủ cũng như năng lực của các cơ quan khác nhau, đây thường là yếu tố quan trọng để thực hiện dữ liệu mở; 4) Chính sách quản lý dữ liệu của Chính phủ, thủ tục và dữ liệu sẵn có mô tả các tài sản dữ liệu hiện có và các quy trình về dữ liệu trong Chính phủ; 5) Nhu cầu về dữ liệu mở đánh giá nhận thức và các sáng kiến liên quan đến dữ liệu mở hiện có ở khu vực ngoài nhà nước, chủ yếu là các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, nghiên cứu, báo chí truyền thông và các công ty khởi nghiệp; 6) Sự tham gia của cộng đồng và năng lực về dữ liệu mở đánh giá tương tác giữa Chính phủ và khu vực ngoài nhà nước , tình trạng xã hội thông tin trong nước và năng lực về CNTT nói chung trong xã hội; 7) Tài chính đánh giá khả năng bố trí ngân sách cho việc thực hiện Sáng kiến dữ liệu mở; 8) Cơ sở hạ tầng quốc gia về công nghệ và năng lực đánh giá tình trạng cơ sở hạ tầng CNTT trong nước. Dữ liệu mở là gì? Dữ liệu mở có nghĩa là “bất kỳ ai cũng có thể tự do truy cập, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ cho bất kỳ mục đích nào (tuân theo mức độ yêu cầu cao nhất là bảo toàn nguồn gốc và độ mở).” Http:// opendefinition.org Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu là một nguồn lực thiết yếu giúp các Chính phủ thiết kế, thực hiện và giám sát các chính sách và dịch vụ công. Trên thế giới, các Chính phủ đã nhận ra rằng dữ liệu của 8 http://opendatatoolkit.worldbank.org/en/odra.html - Xem thêm Phương pháp luận tại Phụ lục của báo cáo. 20 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam họ là một nguồn tài nguyên quý giá nhưng chưa được khai thác hiệu quả ở cả trong và ngoài khu vực ngoài nhà nước. Cung cấp dữ liệu cho những người có khả năng sử dụng/khai thác có thể giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo về kinh tế và xã hội cũng như tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ với doanh nghiệp và người dân. Dữ liệu mở đem lại dữ liệu cho công chúng quan tâm thông qua quyền truy cập rộng rãi và tái sử dụng bởi cả con người và máy móc mà không có bất kỳ ràng buộc kỹ thuật hoặc pháp lý nào. Những loại dữ liệu nào được công bố? Dữ liệu mở mà các chính phủ công bố tuân thủ các yêu cầu về quyền riêng tư và bảo mật. Điều này có nghĩa là đảm bảo không có dữ liệu nhận dạng cá nhân hay dữ liệu nhạy cảm đối với an ninh quốc gia bị phát tán. Ngoại trừ 2 trường hợp ngoại lệ trên, tất cả dữ liệu được tạo ra bởi chính quyền địa phương hoặc trung ương có thể được công bố. Các bộ dữ liệu điển hình được công bố bao gồm: • Dữ liệu thống kê quốc gia và khu vực • Dữ liệu ngân sách quốc gia và địa phương • Địa điểm và chất lượng dịch vụ công (trường học, bệnh viện, nước vv ..) • Vị trí và thống kê tội phạm và tai nạn • Dữ liệu địa lý, địa chính, thời tiết và bản đồ • Thời gian biểu và lộ trình giao thông công cộng Tập dữ liệu bao gồm thông tin nhận dạng cá nhân có thể được công bố sau khi áp dụng kỹ thuật ẩn danh. Dữ liệu mở được công bố và sử dụng như thế nào? Chính phủ thường điều phối và công bố dữ liệu từ nhiều cơ quan thông qua một cổng thông tin trung tâm, an toàn, và chỉ cho phép đọc dữ liệu như trang website “data.gov” để giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng dữ liệu. Trang công bố dữ liệu là cổng dữ liệu mở. Lợi ích từ việc công bố dữ liệu mở của chính phủ rất đa dạng, trong đó nổi bật là: Thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình Khi dữ liệu chi tiêu và ngân sách được công bố, các nhà thiết kế thường trực quan hoá để các thông tin trở nên dễ hiểu với công chúng. Người dân cũng có thể truy cập thông tin về các chương trình, dịch vụ và cơ quan nào đang nhận được tài trợ cũng như ngân sách được chi tiêu như thế nào. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội Dữ liệu không gian địa lý, giao thông và thời tiết thường được các công ty sử dụng để tạo ranhiều dịch vụ mới. Những dịch vụ này mang lại lợi ích cho người dân, tạo ra giá trị kinh tế cũng như cải tiến cách thức sử dụng nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn. Tăng cường sự tham gia của người dân Việc công bố dữ liệu thường tạo thuận lợi cho phản hồi và sự tham gia của người dân, ví dụ phụ huynh quan tâm đến chất lượng của trường học, phản hồi của người dân về các dịch vụ công, đồng thời chính phủ cũng đáp ứng hiệu quả hơn với nhu cầu của người dân. Giới thiệu 21 Sự khác nhau giữa Dữ liệu mở và các ấn phẩm truyền thống khác trên các trang Web là gì? Công bố dữ liệu trên một cổng dữ liệu mở, về mặt kỹ thuật tương đối giống với việc công bố các tài liệu trên một trang web, tuy nhiên, về bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu của việc công bố thông tin trên trang web của chính phủ là nhằm thông báo thông tin trực tiếp cho người dân và các trang web này được thiết kế cho đối tượng sử dụng là người dân. Cổng dữ liệu mở lại được thiết kế để lưu trữ các tập dữ liệu mở với hai đặc điểm cốt lõi là: • Định dạng: tập hợp dữ liệu mở được xuất bản ở định dạng mở về kỹ thuật, tức là được sử dụng ở định dạng không độc quyền và có thể được dùng bởi các chương trình máy tính (ví dụ csv, txt so với excel hoặc pdf) • Giấy phép: tập dữ liệu mở được đăng cùng giấy phép (điều khoản sử dụng), cho phép sử dụng lại thông tin cho mục đích thương mại và phi thương mại. Hai đặc điểm cốt lõi này tạo ra sự khác biệt với các văn bản thông thường đăng trên các trang web của chính phủ hiện nay. Các kết quả nghiên cứu chính của báo cáo Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở như sau: • Tuy Việt Nam đã có các cam kết chính trị và pháp lý quan trọng để thực hiện tiến trình minh bạch hóa với việc thông qua Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, có hiệu lực từ tháng 7/2018, nhưng hệ thống quy định hiện nay chưa có khung pháp lý rõ ràng đối với công bố và tái sử dụng bộ dữ liệu mở. Đây là thách thức lớn với việc triển khai Sáng kiến Dữ liệu mở quốc gia khi các hướng dẫn pháp lý đối với các cơ quan và công chức là rất cần thiết. • Mong muốn của các bên– bao gồm các công ty công nghệ thông tin, du lịch, phân phối, chế biến thực phẩm và nhà đầu tư – là có được các dữ liệu của chính phủ để phân tích thị trường hiệu quả, lên kế hoạch đầu tư, phát triển các dịch vụ mới, sáng tạo và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam. Tương tự, nhiều tổ chức phi chính phủ có năng lực và rất cần được tiếp cận nhiều hơn với dữ liệu của chính phủ để thực hiện các chương trình của họ hiệu quả. Cộng đồng báo chí cũng đặc biệt quan tâm và mong muốn tiếp cận với dữ liệu cập nhật. • Với nhu cầu to lớn cũng như năng lực của các tổ chức ngoài nhà nước và trình độ phát triển của công nghệ thông tin của Việt Nam, việc cung cấp các bộ dữ liệu quan trọng dưới dạng dữ liệu mở sẽ hỗ trợ sáng tạo, đổi mới và tăng trưởng kinh tế, khai thông luồng thông tin giữa trung ương và địa phương, hỗ trợ các mục tiêu khác của chính phủ như phát triển khung đánh giá giám sát hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính. Dữ liệu mở cũng cải thiện năng lực quản lý dữ liệu và quy trình quản trị CNTT dựa trên những kinh nghiệm thực hành tốt nhất của các cơ quan trong chính phủ, là yêu tố rất quan trọng khi điều hành của chính phủ ngày càng dựa trên dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin. 22 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Nhóm nghiên cứu khuyến nghị giao Văn phòng Chính phủ với cơ quan chuyên trách là Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chịu trách nhiệm điều phối thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở, với sự tham gia của các Bộ liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong đó có Tổng cục Thống kê), và Bộ Tư pháp. Để nhanh đạt được hiệu quả kinh tế xã hội trong thời gian ngắn, nên khuyến khích sự có mặt và tham gia chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp, ví dụ như Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam. Kết quả Đánh giá Mức độ sẵn sàng Dữ liệu mở Kết quả đánh giá từng lĩnh vực được mã hóa bởi các màu như sau9: Xanh (X) nghĩa là có bằng chứng rõ ràng về Mức độ sẵn sàng Vàng /Xanh (đại diện bởi màu xanh nhạt trong bảng bên dưới) nghĩa là gần đạt được Mức độ sẵn sàng Vàng (V) nghĩa là bằng chứng về Mức độ sẵn sàng ít rõ ràng hơn Vàng /Đỏ (đại diện bởi màu nâu trong bảng bên dưới) nghĩa là bằng chứng về Mức độ sẵn sàng có xuất hiện nhưng chưa rõ Đỏ (Đ) nghĩa là chưa có bằng chứng về Mức độ sẵn sàng Lĩnh vực Tầm Mức độ sẵn sàng Chính phủ số quan Thấp Thấp / Trung Trung Cao trọng Trung bình bình/ bình Cao Lãnh đạo cấp cao: Có sự chủ động và tích cực tham gia, hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo cấp cao đối với *** * sáng kiến dữ liệu mở Khung chính sách/pháp lý: Tác động của các luật và chính sách hiện hành về phổ biến dữ liệu, bảo vệ ** * thông tin cá nhân và các điều khoản sử dụng hiện tại Cấu trúc, thể chế, trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý nhà nước: năng lực của các cơ quan để quản lý và phổ biến dữ liệu, điều phối các tiêu ** * chuẩn và quy trình, và giải quyết các rào cản thủ tục Chính sách quản lý, quy trình thủ tục và dữ liệu sẵn có của Chinh phủ: Liệu chính sách hiện tại có tạo điều kiện truy cập dữ liệu hay không và các tập ** * dữ liệu quan trọng đã có sẵn hay có thể có sẵn hay không 9 Phương pháp Đánh giá dữ liệu mở không đánh giá định lượng mà là phương pháp đánh giá định tính. Một số yếu tố có trọng số quan trọng hơn các yếu tổ còn lại. Phần Phương pháp trong Phụ lục sẽ lý giải rõ hơn về cách thức đặt màu. Giới thiệu 23 Lĩnh vực Tầm Mức độ sẵn sàng Chính phủ số quan Thấp Thấp / Trung Trung Cao trọng Trung bình bình/ bình Cao Nhu cầu đối với Dữ liệu mở: Bộ dữ liệu nào đã được yêu cầu hoặc sử dụng và những cộng đồng nào có *** * thể hưởng lợi từ Dữ liệu mở Khả năng tham gia của xã hội và năng lực khai thác dữ liệu mở: Năng lực của các tổ chức ngoài nhà nước và công chúng tham gia với khu vực công như là đối ** * tác và nhà đổi mới Nguồn tài chính triển khai chương trình dữ liệu mở: Nguồn lực sẵn có trực tiếp và gián tiếp để hỗ trợ dữ * * liệu mở Cơ sở hạ tầng công nghệ và năng lực kỹ thuật quốc gia: Năng lực và kỹ năng công nghệ thông tin của đội ngũ chuyên gia, công ty công nghệ thông tin và ** * người dân Khuyến nghị Kế hoạch hành động (theo thứ tự thời gian) 10 Công việc cần làm ngay (Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng) Kế hoạch Thời gian Chính phủ Nước CHXNCN Việt Nam (Thủ tướng) thông báo chính thức triển khai Sáng 1 tháng kiến Dữ liệu mở Việt Nam Thủ tướng thành lập Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở (ODTF) và giao Văn 1-2 tháng phòng Chính phủ chủ trì điều phối tổ chức thực hiện về Dữ liệu mở và các vấn đề liên quan Tổ Công tác Dữ liệu mở tuyển dụng Giám đốc điều hành và Giám đốc CNTTđảm nhiệm vị 1-3 tháng trí người điều phối Dữ liệu mở và người phụ trách kỹ thuật Dữ liệu mở Giám đốc điều hành Dữ liệu mở và Tổ công tác Dữ liệu mở xây dựng kế hoạch hành động 1-3 tháng chi tiết cho Sáng kiến Dữ liệu mở Giám đốc điều hành Dữ liệu mở và Tổ công tác Dữ liệu mở xây dựng kế hoạch ngân sách 1-3 tháng cho Sáng kiến Dữ liệu mở Tổ Công tác Dữ liệu mở chuẩn bị và triển khai Kho Dữ liệu và lựa chọn các cơ quan đầu 1-3 tháng tiên tham gia Sáng kiến Dữ liệu mở Tổ Công tác Dữ liệu mở đề xuất phương thức hoạt động và thành lập Nhóm chuyên gia 1-3 tháng kỹ thuật Dữ liệu mở. Năng lực, nền tảng văn hóa và kỹ năng: cơ quan phụ trách chính phủ số xây dựng thêm 12-24 tháng nhiều chương trình tập huấn cho cán bộ cntt của các bộ, cơ quan Năng lực, nền tảng văn hóa và kỹ năng: vpcp và bộ thông tin và truyền thông xây dựng lộ 6-12 tháng trình chuyển đổi số, bao gồm việc thu hẹp khoảng cách số và nâng cao kỹ năng số 10 Xem thêm Đề xuất kế hoạch hành động trang 156 để biết thêm chi tiết. 24 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Kế hoạch Ngắn hạn (Khoảng 3-6 tháng) Kế hoạch Thời gian Tổ Công tác Dữ liệu mở phát triển khung pháp lý cho Dữ liệu mở, làm cơ sở pháp lý để 3-12 tháng các cơ quan thực hiện mở dữ liệu. Khung pháp lý tối thiểu cần đề cập tới các tiêu chuẩn về công bố xuất bản, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, chỉ định đầu mối liên lạc về dữ liệu mở ở các cơ quan nhà nước, kế hoạch giám sát và đánh giá thực thi, giấy phép xuất bản, tính phí và định dạng dữ liệu. Bộ Tài chính điều chỉnh các quy định về tài chính hiện hành theo hướng loại bỏ các quy 3-9 tháng định liên quan đến tính phí đối với các dữ liệu thô chi tiết. Bộ Công An điều chỉnh các quy định về Bảo vệ bí mật Nhà nước để định nghĩa chính xác 3-12 tháng về các dữ liệu mật, cho phép xác định rõ các dữ liệu nào cần được bảo vệ và lưu trữ dưới dạng mật và không nằm trong phạm vi triển khai của Sáng kiến Dữ liệu mở. Tổ Công tác Dữ liệu mở tổ chức chương trình đào tạo quản trị và tập huấn kỹ thuậtđể khai 5-6 tháng thác, chuyển đổi và công bố Dữ liệu mở cũng như thực hiện chương trình truyền thông dành cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách tiếp cận thông tin, chuyên viên quản lý dữ liệu và chuyên gia công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước. Tổ Công tác Dữ liệu mở thiết lập Cổng Thông tin Dữ liệu mở của Chính phủ, và công bố 3-9 tháng các cơ sở dữ liệu ưu tiên then chốt (đem lại tác động hiệu quả trong thời gian ngắn). Cổng Thông tin này sẽ tương tác và kết nối với Cổng Hệ tri thức Việt số hóa để tối ưu hóa khả năng tiếp cận và tái sử dụng các cơ sở dữ liệu đã công bố. Tổng cục Thống kê tổ chức các khóa đào tạo phát triển kỹ năng để cải thiện năng lực thực 3-9 tháng hiện kỹ thuật ẩn danh dữ liệu. Tổng cục Thống kê phát triển và hệ thống hóa dữ liệu tham khảo (gắn tên địa lý, địa chỉ, 5-9 tháng v.v ...) để dễ dàng tích hợp dữ liệu từ các bộ, ngành khác nhau Tổ Công tác Dữ liệu mở xây dựng chương trình truyền thông dành cho lĩnh vực báo chí, 5-9 tháng lĩnh vực đổi mới sáng tạo, các tổ chức xã hội về cổng dữ liệu mở Tổ Công tác Dữ liệu mở kết nối tất cả các cơ quan nhà nước tham gia Chương trình Sáng 7-24 tháng kiến Dữ liệu mở quốc gia, và thiết lập cơ chế công bố dữ liệu tự động Tổ Công tác Dữ liệu mở đề xuất quy định về bảo vệ Dữ liệu Cá nhân 12-24 tháng Tổ Công tác Dữ liệu mở tổ chức chương trình Open Datathon và các cuộc thi đổi mới sáng 7-24 tháng tạo dựa trên Dữ liệu mở Tổ Công tác Dữ liệu mở phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sử dụng nguồn 12-24 tháng vốn đầu tư hiện có và tổ chức các cuộc thi để thúc đẩy sáng tạo các dịch vụ hay dự án khởi nghiệp dựa trên khai thác dữ liệu mở của chính phủ Tổ Công tác Dữ liệu mở thực hiện cung cấp các dịch vụ phân tích dữ liệu chuyên sâu có 24-36 tháng thu phí để tạo nguồn thu cho chương trình Dữ liệu mở Tổ Công tác Dữ liệu mở phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển và mở rộng các 24-36 tháng Chương trình Đào tạo Thạc sỹ về khoa học dữ liệu trong chương trình đào tạo của các trường đại học công lập của Việt Nam Tổ Công tác Dữ liệu mở phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia để phát triển các 24-36 tháng môn học về Dữ liệu mở hướng tới nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức cho các cán bộ lãnh đạo tương lai Mỗi bộ tuyển dụng và bổ nhiệm vị trí Giám đốc Thông tin/Dữ liệu để thúc đẩy hiệu quả công bố dữ liệu Giới thiệu 25 Kế hoạch Thời gian Chính phủ thành lập cơ quan chính thức phụ trách Dữ liệu mở và chuyển đổi Tổ Công tác 24-36 tháng Dữ liệu mở tham gia cơ quan mới này Chính phủ thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên khai thác dữ liệu nhằm hỗ trợ 24-48 tháng chính quyền và khu vực ngoài nhà nước nâng cao kỹ năng về dữ liệu và khai thác dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Bảng tóm tắt Tập dữ liệu dễ đạt được và Tập dữ liệu cần ưu tiên11 Loại tập dữ liệu Số lượng dữ liệu Dễ đạt được 29 Ưu tiên 23 11 Để biết thông tin chi tiết, xem thêm Các Kết quả và Khuyến nghị chính về tập dữ liệu tại Mục C của Phụ lục Đánh giá mức độ sẵn sàng Dữ liệu mở, bao gồm danh sách đầy đủ các tập dữ liệu dễ đạt được và ưu tiên. 26 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG VỀ CHÍNH PHỦ SỐ Tổng quan Việt Nam có tầm nhìn và cam kết chính trị về xây dựng chính phủ số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng vẫn chưa thực hiện chuyển đổi ở mức đạt đến xếp hạng cao ở bất kỳ lĩnh vực nào trong bẩy (07) lĩnh vực được đánh giá. Tầm nhìn của chính phủ đã được nêu rõ trong một số tuyên bố và văn bản chính sách, trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị quyết 36A / NQ- CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về chính phủ điện tử cũng như đã ban hành nhiều văn bản luật, nghị định, quyết định, nghị quyết và chính sách liên quan đến chính phủ điện tử. Trên cơ sở này, Việt Nam đã thực thi một số giải pháp quan trọng như: • Nghị quyết 36A giao VPCP phối hợp với Bộ TTTT và các cơ quan liên quan phát triển chính phủ điện tử. VPCP (mà đầu mối là Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) đã thể hiện khả năng điều phối thực thi tốt khi đề xuất và được phê chuẩn thành lập Tổ Công tác về Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở gồm đại diện của các bộ chủ chốt liên quan đồng thời phối hợp với Ngân hàng Thế giới trong quá trình xây dựng báo cáo này. Đây là ví dụ sinh động thể hiện tầm quan trọng của việc lãnh đạo chính phủ cam kết cao với chính sách phát triển chính phủ điện tử và thiết lập nền tảng tốt để xây dựng đơn vị chuyên trách về chính phủ số trong tương lai. • Nhiều chính sách và quy định liên quan đến các nội dung của chính phủ điện tử đã được ban hành, như Quyết định số 1819/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trong giai đoạn 2016-2020; Nghị định số 43/2011/ NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước ; Thông tư số 26 và 28/2009/ TT-BTTTT liên quan đến việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước ; và Quyết định 574/QĐ-TTg Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 27 ngày 25 tháng 4 năm 2017 ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử chính phủ v.v….. Các văn bản chính sách hiện hành là nền tảng quan trọng để xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan cũng như thúc đẩy sự phát triển của chính phủ số nói chung trong tương lai. • Trên thế giới. Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có mức độ phát triển trên trung bình về chính phủ điện tử. Hệ thống các chính sách và thực thi chính sách về chính phủ điện tử đã mang lại một số thành tựu quan trọng. Theo Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, Việt Nam xếp thứ 88/193. Nghị quyết 36A đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, nghĩa là người dân sử dụng dịch vụ có thể tham gia các giao dịch trực tuyến (nhưng không gồm việc thanh toán trực tuyến - cấp độ 4). Bộ TTTT được giao nhiệm vụ theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện những mục tiêu này, một phần được thể hiện ở kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử hàng năm, được xây dựng theo khung tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc. Báo cáo này có ý nghĩa quan trọng giúp xác định kết quả thực hiện mục tiêu phát triển chính phủ điện tử trong các cơ quan nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, góp phần phát hiện và xử lý kịp thời các hạn chế, yếu kém nhằm đạt các mục tiêu đề ra. • Đã có nhiều thành tựu ở những lĩnh vực khác nhau trong tiến trình phát triển Chính phủ điện tử. Ví dụ, đã có một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được thực hiện và chữ ký số có giá trị pháp lý, sử dụng cả trong dịch vụ hoàn thuế trực tuyến. Bộ TTTT đã xác định dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo là các công nghệ mới cần có khung pháp lý chính sách hướng dẫn vào năm 2018. Cam kết chính trị cấp cao và hệ thống chính sách, quy định rõ ràng là nền tảng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ chính phủ điện tử trong tương lai, như đã được chứng minh ở nhiều quốc gia khác. Mặc dù vậy, vẫn còn những khoảng trống đáng kể Việt Nam cần quan tâm khắc phục để phát huy tối đa lợi ích từ chính phủ điện tử. Ở hầu hết các lĩnh vực, kết quả đánh giá được xếp ở mức Vàng hoặc Vàng/Đỏ cho thấy những thách thức đáng kể vẫn còn trong thực tế. Đó là: • Trong quá trình thực hiện đánh giá, hai thách thức thường được đề cập nhiều nhất là thiếu tài chính và kỹ năng. Hầu như mọi cơ quan đều đề cập đến việc thiếu nguồn lực tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra. Nguồn tài chính là vấn đề các quốc gia khác cũng phải đối mặt khi phát triển chính phủ điện tử nhưng các nhà hoạch định chính sách ở các nước thành công xem đây là một khoản đầu tư đáng giá và không phải khoản chi. Về kỹ năng, hầu hết chuyên gia trong lĩnh vực này đang làm việc ở khu vực tư nhân, có mức lương cao hơn. Đây cũng là thách thức phổ biến ở các quốc gia khác, nhưng những quốc gia thành công đã khắc phục bằng cách đưa ra một lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng và các khả năng làm việc linh hoạt để tuyển dụng nhân sự có kỹ năng số. • Có rất nhiều bằng chứng về sự ủng hộ và quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam đối với Cách mạngcông nghiệp 4.0, trong đó có các tuyên bố chính sách gần đây của Thủ tướng 28 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, chính phủ điện tử chưa được xem là một phần của kế hoạch chuyển đổi số sâu rộng mà chỉ là một nội dung độc lập. Cụ thể, Chính phủ ban hành chương trình phát triển chính phủ điện tử (Nghị quyết 36A) nhưng đây chưa phải là một phần của chiến lược (chuyển đổi) chính phủ số rộng lớn hơn. Để tăng cường chính phủ số trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, cần nâng cấp và ban hành lộ trình tổng thể để có bước phát triển tương xứng cũng như cần được tích hợp và liên kết với các sáng kiến số khác. • Có nhiều cơ quan khác nhau tham gia thực hiện chương trình chính phủ điện tử như VPCP, Bộ TTTT (kỹ thuật, CNTT), Bộ KHCN (tiêu chuẩn, công nghệ), Bộ Tài chính (ngân sách và quy hoạch), và Bộ Công An (bảo mật) v.v…. VPCP được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT và các bộ, ngành khác về Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở, Tổ Công tác của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này sẽ được giải thể sau khi báo cáo được hoàn thành. Hiện tại, hoạt động điều phối và phối hợp giữa các cơ quan trong hoạch định chính sách nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ, mỗi Bộ có một bộ phận CNTT chuyên trách với giám đốc là thành viên của ban giám đốc CNTT quốc gia; ở cấp tỉnh, các sở có ban quản lý riêng và tuân thủ sự quản lý theo ngành dọc của Bộ TTTT. Tuy nhiên, đây chỉ là các chuyên gia kỹ thuật, chưa phải là các chuyên gia tham gia hoạch định chính sách. • Bên cạnh việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hoạch định chính sách còn có những thách thức trong đo lường kết quả, hiệu quả thực hiện và trách nhiệm giải trình. Ví dụ, Bộ TTTT theo dõi đánh giá kết quả phát triển chính phủ điện tử ở các bộ, ngành và địa phương nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về việc công nhận và có hình thức thưởng phạt, chính sách hỗ trợ với nơi làm tốt và chưa tốt, ngoài việc công bố trong báo cáo. Báo cáo của Bộ TTTT hiện đang tập trung vào một nội dung cụ thể của chính phủ điện tử (phía cung ứng thông tin và dịch vụ) thay vì đánh giá toàn diện hơn, ví dụ cả từ góc độ phía cầu dịch vụ. Việc thiếu giám sát và đo lường kết quả hoạt độngcũng như trách nhiệm giải trình dẫn đến hạn chế về thông tin và dữ liệu báo cáo lên lãnh đạo cấp cao, đây là một nội dung quan trọng cần có nhiều cải thiện. • Mặc dù có tiến bộ ở một số lĩnh vực (như việc thực hiện và chấp nhận chữ ký điện tử, hiện nay Việt Nam vẫn chưa ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn và chính sách liên quan đến các công nghệ (số) mới xuất hiện, do đó cần nhanh chóng có chương trình xây dựng và ban hành những văn bản này trước khi quá muộn. Ví dụ, hiện nay đã có một số cơ quan sử dụng điện toán đám mây. Tuy nhiên, những lợi ích chính của hệ thống điện toán đám mây nằm ở tính quy mô và tương tác trong khi hiện nay vẫn chưa có đám mây cho toàn chính phủ hay có các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sử dụng đám mây. Thực trạng này có thể dẫn đến khả năng thiếu tích hợp và tương tác (giữa các cơ quan) cũng như chi phí khắc phục sẽ rất lớn trong tương lai. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xác định các cơ sở dữ liệu dùng chung cần được phát triển nhưng triển khai thực tế rất khiêm tốn. Đồng thời còn nhiều quan ngại về khả năng tiến hành những thay đổi về quy trình công việc và chia sẻ thông tin trong thực tế, nhất là trong bối cảnh nguồn lực tài chính hạn chế và thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự có kỹ năng số trong khu vực nhà nước. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 29 Với những đánh giá chính như trên, nhóm nghiên cứu khuyến nghị chính phủ xem xét áp dụng một số các giải pháp để khắc phục các điểm yếu hiện tại và phát huy những thành tựu tích cực đã đạt được. Các giải pháp theo thứ tự ưu tiên (dựa trên kết quả đánh giá) như sau: 1. Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về chính phủ điện tử/số trong đó tập trung xử lý vấn đề thiếu hụt nhân lực có kỹ năng số trong khu vực công, và nội dung bản kế hoạch này cần được lồng ghép trở thành một bộ phận của chiến lược phát triển quốc gia. 2. Tăng cường vai trò của VPCP với tư cách là cơ quan đầu mối giúp điều phối công tác xây dựng, phát triển chính phủ số, thiết lập chức danh Giám đốc công nghệ thông tin (Chief Information Officer) của Chính phủ. 3. Bố trí ngân sách dành riêng cho việc thực hiện kế hoạch phát triển chính phủ điện tử/ số và tăng cường trách nhiệm giải trình cũng như đo lường tỷ suất hoàn vốn giữa các bộ, ngành và địa phương. 4. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về các công nghệ (số) mới và đề ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn đồng thời đánh giá tiến triển trong tổ chức thực hiện dựa vào ứng dụng các biện pháp giám sát hiệu quả hoạt động. 5. Xác định các lĩnh vực trọng tâm ưu tiên trong kế hoạch phát triển chính phủ số mới xây dựng, trong đó có sáu cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng đã được nêu trong Quyết định số 714 / QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015. Phương pháp đánh giá Báo cáo “Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số” được chuẩn bị cho Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khung đánh giá được thiết lập dựa trên các nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế tốt nhất trong phát triển chính phủ số và quan điểm của các chuyên gia tư vấn quốc tế của Ngân hàng Thế giới đã tham gia xây dựng báo cáo “Chính phủ số ở Nga đến năm 2020”, trình lên Chính phủ Liên bang Nga vào tháng 4 năm 2016. Bản phân tích này cho thấy các quốc gia dẫn đầu thế giới về “chính phủ điện tử” đã không đạt được những lợi ích như mong đợi và họ đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo là “chính phủ số”, giai đoạn tập trung nhiều hơn vào dữ liệu, bên cạnh những lĩnh vực khác, mặc dù hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau12. Chương trình Đánh giá Mức độ sẵn sàng cho Chính phủ số được thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau: • Bản đánh giá là kết quả hợp tác giữa chính phủ nước sở tại và Ngân hàng Thế giới. • Đánh giá này không nhằm mục đích “chấm điểm” nỗ lực của Chính phủ hoặc được sử dụng để xếp thứ hạng. Mặc dù mỗi lĩnh vực được đánh giá theo thang đo định lượng để phục vụ mục đích phân tích và để làm nổi bật các lĩnh vực quan trọng nhất mà Chính phủ nước sở tại cần tập trung hành động, kết quả đánh giá này nhằm đề xuất những hành động cần thực hiện để đạt đến chuẩn mực tốt nhất của quốc tế, chứ không nhằm phán xét về những gì đã được thực hiện trong quá khứ. 12 Thông tin chi tiết, bao gồm các ưu tiên hàng đầu trong bảng hoàn chính ở mục Tóm tắt tổng thể trang 195. 30 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Kết quả đánh giá được sử dụng để giúp định hướng hành động, do đó căn cứ kết quả phân tích và đánh giá, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị giải pháp cụ thể nhằm phát huy điểm mạnh và cải thiện hạn chế ở các lĩnh vực được đánh giá. • Phương pháp luận của bản đánh giá không được thiết kế để đánh giá từng dịch vụ công riêng lẻ. Thay vào đó, phương pháp nàyxem xét các nhân tố chính góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế việc áp dụng các kinh nghiệm tốt nhất của chính phủ số cho các dịch vụ công, và đưa ra khuyến nghị về các hành động chiến lược cần thiết để thúc đẩy việc áp dụng các ứng dụng số. • Đánh giá không đi sâu chi tiết ở một số nội dung liên quan đến dữ liệu mở (mặc dù Dữ liệu mở đôi khi được hiểu là một cấu phần trong khái niệm rộng Chính phủ điện tử). Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở sử dụng phương pháp luận riêng và cũng được Ngân hàng Thế giới đánh giá ở chương tiếp theo của báo cáo này. Các hoạt động đã được thực hiện trong khuôn khổ chương trình đánh giá bao gồm: tổ chức một phái đoàn công tác khảo sát thực địa để xác định phạm vi nghiên cứu tại Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 7 năm 2017; nghiên cứu tổng hợp các tài liệu trong nước và quốc tế; tổ chức phái đoàn công tác tới Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 1 năm 2018. Đánh giá được thực hiện thông qua cơ quan đầu mối là Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính, Văn phòng Chính phủ (VPCP). Chương trình đánh giá tập trung xem xét tiềm năng phát triển chính phủ số thông qua đánh giá bảy lĩnh vực chính: Lãnh đạo và quản trị; Lấy người dùng làm trung tâm; Thay đổi quy trình công việc; Năng lực, nền tảng văn hóa và kỹ năng; Cơ sở hạ tầng dùng chung; Định hướng dữ liệu, và An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi. Thông tin cung cấp trả lời các câu hỏi liên quan đến những lĩnh vực nói trên được phân tích để hình thành quan điểm đánh giá về thực trạng của quốc gia sở tại.13 Cụ thể, đối với mỗi lĩnh vực, chương trình đánh giá xem xét một bộ câu hỏi chính, và với mỗi câu hỏi, ghi nhận lại những bằng chứng thể hiện hoặc không thể hiện mức độ sẵn sàng. Kết quả đánh giá mỗi lĩnh vực và những câu hỏi chính được mã hóa theo màu: XANH (X) có nghĩa là có bằng chứng rõ ràng về mức độ sẵn sàng, VÀNG (V) có nghĩa là bằng chứng về mức độ sẵn sàng chưa thực sự rõ ràng, ĐỎ (Đ) có nghĩa là chưa có bằng chứng về mức độ sẵn sàng, XÁM(X) có nghĩa là chưa đủ thông tin để đánh giá mức độ sẵn sàng. Khi trả lời một câu hỏi, bằng chứng về mức độ sẵn sàng có dấu “+”. Bằng chứng về sự chưa sẵn sàng có dấu “-”. Bằng chứng có ý nghĩa lẫn lộn, hoặc không thể hiện rõ ràng mức độ sẵn sàng hay không có dấu hiệu “o”. Cần nhấn mạnh rằng việc đưa ra kết quả đánh giá ở khung màu sắc nào cho một lĩnh vực nhất định luôn là nhiệm vụ khó khăn. Với đặc điểm cụ thể của từng quốc gia, và thực tế môi trường pháp lý cũng như tổ chức hoạt động của từng chính phủ và tầm quan trọng của công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, màu sắc thể hiện kết quả đánh giá không chỉ phản ánh thực trạng của các lĩnh vực mà còn phản ánh khả năng phát triển trong tương lai. Ví dụ như, màu ĐỎ có nghĩa là yếu tố được đánh giá khả năng sẽ không thay đổi trong tương lai gần, và các hoạt động đang hoặc dự kiến sẽ diễn ra cũng ít khả năng có tác động tích cực lên yếu tố này. 13 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số được dựa trên phương pháp “Sổ tay Chính phủ số phiên bản 11”, tháng 4/2018 Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 31 1. Lãnh đạo và quản trị Bối cảnh: Sự chuyển đổi sang chính phủ số đi kèm với sự cần thiết phải tiến hành các điều chỉnh về pháp lý, thể chế, công nghệ và văn hoá. Do đó, cam kết chính trị cấp cao có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy Chính phủ thực hiện cải cách cần thiết kịp thời và hiệu quả. Các quốc gia đi đầu về chính phủ số đều chia sẻ điểm chung về sự lãnh đạo chính trị quyết liệt, tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, quản trị và cơ cấu tổ chức hiệu quả, và bảo đảm được nguồn tài chính tổ chức thực hiện. 1. Liệu Chính phủ có chia sẻ tầm nhìn chung về quá trình chuyển đổi số? Có chiến lược số gắn với chiến lược phát triển quốc gia không? VÀNG/XANH + Việt Nam đã có sự cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình chuyển đổi số ở các cấp lãnh đạo cao nhất cũng như có nhận thức rõ ràng về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và mối quan hệ mật thiết của nó với sự thịnh vượng của quốc gia.14 + Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Định hướng chiến lượcphát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, bao gồm tăng cường vai trò của khoa học và công nghệ để thực hiện phát triển bền vững.15 + Thủ tướng Chính phủ tăng cường đẩy mạnh cải cách hành chính để cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế. Năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) trong chiến lược phát triển của Việt Nam.16 + Chính phủ điện tử/số được xem là một cấu phần quan trọng của cách mạng Công nghiệp 4.0. + Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36A/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về việc tiếp tục xây dựng chính phủ điện tử.17 Một Nghị quyết về Chính phủ điện tử đang được dự thảo dự kiến sẽ được ban hành trong Quý I năm 2019 và thay thế Nghị quyết 36A. - Nhìn chung, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chung về chuyển đổi số nhưng dường như nhận thức ở các cấp lãnh đạo thấp hơn còn hạn chế. - Chưa có lộ trình triển khai, cơ cấu tổ chức, hay nguồn lực tài chính rõ ràng gắn liền với các chiến lược và giải pháp cụ thể về Chính phủ điện tử. 14 http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/32590502-thoi-co-va-thach-thuc-tu-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html 15 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/English/strategies/strategiesdetails?categoryId=30&article Id=10050825 16 https://congnghe.tuoitre.vn/nhip-song-so/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-can-cuoc-cach-mang-cong-nghe-thuc- su-1176861.htm 17 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&mode=detail&document_ id=181767; http://news.chinhphu.vn/Home/Resolution-oneGovernment/201510/25749.vgp; 32 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 1.2 Có luật chính phủ số không? VÀNG + Đã có những quy định khác nhau liên quan đến chính phủ số được ban hành trong thập kỷ qua, bao gồm: • Luật số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội về giao dịch điện tử.18 • Luật số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về Công nghệ thông tin. Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.19 • Nghị định 43/2011 / NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin trên mạng và dịch vụ công trên các trang website, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước.20 • Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. 21 + Trong đó, văn bản quan trọng là Nghị quyết 36A/ NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 201522 về Chính phủ điện tử, giao cho Văn phòng Chính phủ trách nhiệm: • “Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức phát triển Chính phủ số và triển khai các giải pháp đề ra trong Nghị quyết này.” • “Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc kiểm tra, theo dõi và rà soát việc thực hiện Nghị quyết này và báo cáo với Chính phủ trong các cuộc họp định kỳ cuối cùng mỗi quý. Kết quả thực hiện Nghị quyết này được sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động của từng Bộ, cơ quan, địa phương tại cuộc họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ.” + Việt Nam hiện đang đứng thứ 88/193 về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, tăng 1 bậc so với thứ hạng 8923 trong cuộc khảo sát năm 2016. Một trong 18 http://mic.gov.vn/Pages/VanBan/10019/51_2005_QH11.html; http://www.moj.gov.vn/vbpq/en/lists/vn%20bn%20 php%20lut/view_detail.aspx?itemid=6109 19 h t t p : / / v a n b a n . c h i n h p h u . v n / p o r t a l / p a g e / p o r t a l / c h i n h p h u / h e t h o n g v a n b a n ? c l a s s _ i d = 1 & _ page=1&mode=detail&document_id=22395; https://luatminhkhue.vn/en/decree/decree-no-64-2007-nd-cp-date- dapril-10--2007-of-the-government-on-information-technology-application-in-state-agenciesoperations.aspx 20 h t t p : / / v a n b a n . c h i n h p h u . v n / p o r t a l / p a g e / p o r t a l / c h i n h p h u / h e t h o n g v a n b a n ? c l a s s _ i d = 1 & _ page=1&mode=detail&document_id=101050; http://hethongphapluatvietnam.net/decree-no-43-2011-nd-cp-of- june-13-2011-on-provision-of-online-information-and-public-services-on-websites-or-web-portals-ofstate-agen- cies.html 21 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_ id=181898 22 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&mode=detail&document_ id=181767; http://news.chinhphu.vn/Home/Resolution-oneGovernment/201510/25749.vgp 23 https://publicadministration.un.org/egovkb/en-us/Data/Country-Information/id/189-Viet-Nam Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 33 những mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 36A là cải thiện kết quả Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) và xếp hạng của Việt Nam.24 - Có nhiều quy định có hiệu lực nhưng không có một chiến lược điều phối thống nhất. - Còn nhiều trùng lắp, chồng chéo về vai trò và trách nhiệm, đồng thời thiếu sự phối hợp trong tổ chức thực hiện ở một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt với các công nghệ mới nổi như điện toán đám mây. 1.3 Các cán bộ lãnh đạo (ví dụ: Bộ trưởng, thứ trưởng, Vụ trưởng, v.v…) hiểu, đồng tình và ủng hộ tầm nhìn về chính phủ số? Khu vực ngoài nhà nước có được mời tham gia và tư vấn xây dựng chiến lược và triển khai thực hiện chính phủ số? XANH/VÀNG + Chuyển đổi số trong Công nghiệp 4.0 là chủ đề của Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2017. Diễn đàn đã có sự tham dự của 650 đại biểu là lãnh đạo của Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành, Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, đại diện các Sở, ngành của 45 tỉnh, thành phố. Tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã kêu gọi hợp tác các bên để quá trình chuyển đổi số thành công.25 + VPCP có chức năng thực hiện các nhiệm vụ liên ngành theo Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017.26 + VPCP là cơ quan chủ trì phối hợp với Ngân hàng Thế giới tiến hành đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số, trong đó Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính (APCA) trực thuộc VPCP, chịu trách nhiệm điều phối về cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, là đầu mối tổ chức thực hiện. Tổ Công tác của Chính phủ đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện hoạt động đánh giá gồm 18 thành viên, trong đó gần một nửa thành viên tới từ VPCP, còn lại là từ các Bộ ngành. + Từ tháng 8/2018, Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, theo đó, Văn phòng Chính phủ làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác giúp việc của Uỷ ban, là cơ quan đầu mối, giúp Ủy ban điều phối công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban; thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng chính phủ điện tử ở các Bộ, chính quyền điện tử tại các tỉnh, tích hợp dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia. 24 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-quyet-36a-NQ-CP-Chinh-phu-dien-tu-292787. aspx 25 https://baomoi.com/viet-nam-chuyen-doi-so-trong-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4/c/23207905.epi 26 http://ssc.gov.vn/ssc/faces/en/enlinks/endetail/investor/investorguide/enchitiet168;jsessionid=BWZphn 1GgKSg8YhgmGj330BhrKcVVQQXQHsnJpT1hySQ43Yxp42g!-582763598?dDocName=APPSSCGOV- VN162116927&_afrLoop=19926091065506794&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_ a f r Wi n d ow Id % 3 D nu l l % 2 6 _ a f r L o op % 3 D 1 9 9 2 6 0 9 1 0 6 5 5 0 6 7 9 4 % 2 6 d D o c Na m e % 3 DA P P S S C G OV VN162116927%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D1dtfa085tf_4; http://vpcp.chinhphu.vn/ 34 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + Một số tỉnh, thành phố cam kết phát triển thành phố thông minh, hướng tới chính phủ số, như Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là những nơi có điểm số cao nhất theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông trong Báo cáo kết quả ứng dụng CNTT 2017.27 + Một số bộ cũng được đánh giá cao về cung cấp thông tin trực tuyến như Bộ Y tế, Bộ TTTT, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ KH & CN và Bộ KH&ĐT. - Có nhiều cơ quan liên quan đến thực hiện chính phủ số: Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (nền tảng, hệ thống CNTT, an toàn thông tin mạng), Bộ Khoa học và Công nghệ (tiêu chuẩn, công nghệ, khởi nghiệp, các cổng dữ liệu mở), Bộ Tài chính (ngân sách), Bộ KH&ĐT (kế hoạch & đầu tư), Bộ Tư pháp (luật pháp về CNTT), Bộ Công an (bảo mật quốc gia, an ninh mạng)28, nhưng đôi khi không rõ ràng về sự hợp tác giữa các bên liên quan trong thực tế, tùy thuộc vào các nội dung, vấn đề cụ thể. - Sau khi nhiệm vụ đánh giá kết thúc, VPCP và các bộ ngành sẽ thảo luận về các quy chế hợp tác về Chính phủ điện tử/số trong tương lai, trong khi Tổ Công tác của Chính phủ về Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở sẽ giải thể. - Có sự chênh lệch rất lớn giữa các Bộ, địa phương dẫn đầu với những Bộ, địa phương tụt hậu đằng sau. Điều này chỉ ra rằng sự phát triển về chính phủ điện tử/số ở Việt Nam là không đồng đều.29 - Nhìn chung, lãnh đạo cấp cao của đất nước hiểu và ủng hộ tầm nhìn hướng tới chính phủ số; tuy nhiên, dường như còn thiếu sự nhận thức và hiểu biết chuyên môn ở các cấp thấp hơn. - Khu vực ngoài Nhà nước có thể tham gia góp ý với Chính phủ, bao gồm cả kênh thu thập ý kiến từ các website của chính phủ, nhưng chưa rõ những góp ý, đề xuất được thể hiện trong kế hoạch và tổ chức thực hiện như thế nào. 1.4 Tầm nhìn/chiến lược số của chính phủ có được truyền thông trong nội bộ chính phủ và với công chúng? VÀNG/XANH + Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về tăng cường năng lực để chuẩn bị cho Cách mạng công nghiệp 4.0. + Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 28/8/2018 về việc thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. + Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò của Cách mạng 4.0 ở các sự kiện ngoài Chính phủ, bao gồm Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thuỵ Sĩ) vào tháng 1/201930. 27 Báo cáo 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng dụng CNTT&TT 28 Báo cáo 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng dụng CNTT&TT 29 Báo cáo 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng dụng CNTT&TT 30 http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Hay-den-va-tao-ra-cac-san-pham-40-tai-Viet-Nam/20191/29414.vgp Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 35 + Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng dặn dò các Bộ trưởng cần nhận thức được tầm quan trọng của Cách mạng 4.031. + Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.32 + Nghị quyết 36A/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử, trong đó quy định các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu liên quan đến các bộ, ngành khác nhau trong chính phủ.33 - Tầm nhìn được truyền thông cả trong nội bộ các cơ quan nhà nước và xã hội, tuy nhiên, tổ chức thực hiện dường như chưa rõ ràng. - Cần lưu ý rằng xếp hạng chính phủ điện tử của Việt Nam có thể được cải thiện nếu các Bộ cập nhật dữ liệu, xem xét và cải thiện các đầu mối liên lạc, cung cấp thông tin và tăng số lượng các dịch vụ công trực tuyến.34 1.5 Chính phủ có tổ chức các cuộc thi hoặc giải thưởng về đổi mới chính phủ số hay không? VÀNG/ĐỎ + Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) tổ chức thi về ý tưởng đổi mới sáng tạo trong đó những dự án được giải sẽ được tài trợ vốn ban đầu để phát triển và thương mại hóa ý tưởng. Tuy nhiên, các ý tưởng này không nhất thiết phải liên quan đến chính phủ số. + Ngân sách nhà nước cũng tài trợ cho cuộc thi khởi nghiệp TECHFEST hàng năm. Các ý tưởng khởi nghiệp được tài trợ trong cuộc thi này không cần liên quan đến lĩnh vực chính phủ số.35 + Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và công bố báo cáo ứng dụng CNTT hàng năm trong đó xếp hạng các Bộ, ngành và địa phương về kết quả tổ chức thực hiện chính phủ điện tử; tuy nhiên, đây không phải là một giải thưởng theo đúng nghĩa.36 + Ngân hàng Nhà nước với sự hỗ trợ của Chương trình Sáng kiến Kinh doanh Mekong (MBI) đã tổ chức chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính (Fintech 31 http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Tranh-tinh-trang-cho-nao-cung-noi-cach-mang-cong-nghiep-40-nhung- khong-biet-lam-gi/20174/26259.vgp 32 h t t p : / / v a n b a n . c h i n h p h u . v n / p o r t a l / p a g e / p o r t a l / c h i n h p h u / h e t h o n g v a n b a n ? c l a s s _ i d = 2 & _ page=1&mode=detail&document_id=179362 33 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&mode=detail&document_ id=181767; http://news.chinhphu.vn/Home/Resolution-oneGovernment/201510/25749.vgp 34 http://egov.chinhphu.vn/cai-thien-chi-so-chinh-phu-dien-tu-phai-sat-tung-viec-a-NewsDetails-37542-14-186. html 35 http://natec.gov.vn/innovatube-frontier-summit-su-kien-dau-tien-ve-cong-nghe-tien-phong-tai-viet-nam/; https:// techfest.vn/en/homepage-3-2/; https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-844-QD-TTg-de- an-ho-tro-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-quoc-gia-den-2025-2016-311936.aspx 36 Báo cáo 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng dụng CNTT&TT 36 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Challenge Vietnam) với 141 công ty công nghệ tài chính tới từ 127 quốc gia tham gia, tập trung vào 5 lĩnh vực chính gồm (i) nhận dạng khách hàng điện tử (e-KYC), (ii) Giao diện lập trình ứng dựng (API) mở, (iii) cho vay ngang hang giữa các cá nhân (P2P), (iv) thanh toán và (v) ứng dụng công nghệ chuối khối (blockchain) nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành dịch vụ tài chính và phổ biến dịch vụ tài chính tại Việt Nam. - Chính phủ chưa có kế hoạch tổ chức các cuộc thi liên quan đến đổi mới, sáng tạo hướng tới chính phủ số. 1.6 Tầm nhìn có đặt ra các mục tiêu cụ thể cho người dân, doanh nghiệp, người lao động và các bên liên quan khác không? VÀNG/ĐỎ + Tầm nhìn phát triển chính phủ điện tử/số đã được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể cho Chính phủ, bao gồm mục tiêu 100% các Bộ và cơ quan cung cấp dịch vụ số cấp độ 3 trước 2020, cụ thể là người dùng có thể sử dụng trực tuyến ở bước điền và nộp đơn, nhưng chưa thể thanh toán trực tuyến.37 - Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Đề án đề ra mục tiêu, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Các mục tiêu cụ thể nói trên chủ yếu tập trung vào phía cung là các các cơ quan nhà nước, chưa đề cập nhiều đến các mục tiêu đối với phía cầu dịch vụ. 1.7 Có các chỉ số đo lường hiệu quả để đánh giá việc thực hiện chiến lược? VÀNG/ĐỎ + Căn cứ Nghị quyết 36A, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2017 và Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018, ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 cần được các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thực thiện.38 + Mục tiêu phát triển chính phủ điện tử theo các tiêu chuẩn quốc tế cũng được đặt ra, ví dụ các mục tiêu liên quan đến chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) trong Chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc (EGDI).39 + Việc giám sát thực thi nhiệm vụ cũng đang được cải thiện: tất cả các cơ quan và các tỉnh đã tiến hành cập nhật tình trạng xử lý công việc, bao gồm cả việc tổ chức thực hiện và kết quả hàng tháng liên thông tới VPCP. Văn phòng Chính phủ có thể nắm bắt được nhiệm vụ nào đã hoàn thành và nhiệm vụ nào chưa hoàn thành. 37 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&mode=detail&document_ id=181767 38 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_ id=190018 39 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&mode=detail&document_ id=181767 Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 37 + Giám sát mức độ hài lòng của người dân đang được triển khai thực hiện nhưng mới ở giai đoạn đầu và chưa đồng bộ. Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 phê duyệt Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020”. Năm 2018, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó có đề ra nhiệm vụ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhiệm vụ đánh giá này trên thực tế vẫn chưa được triển khai. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương cũng đã bước đầu triển khai thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân với dịch vụ công. - Công tác theo dõi thực thi nhiệm vụ hiện tại chỉ ở giai đoạn ban đầu; ngoài các mục tiêu chung đặt ra trong các chiến lược và nghị quyết cấp cao, các mục tiêu cụ thể và chỉ số theo dõi tiến độ so với mục tiêu còn hạn chế; đến nay, chưa có hệ thống đảm bảo theo dõi tính hiệu quả hay kết quả công việc của các chiến lược về chính phủ điện tử của chính phủ. - Các báo cáo hiện tại của các bộ, ngành, ví dụ Bộ Khoa học và Công nghệ, liệt kê một danh sách các nhiệm vụ nhưng chưa có thông tin chi tiết đi kèm. Tần suất báo cáo của các cơ quan cũng khác nhau, do đó không có bức tranh toàn cảnh về tiến độ thực hiện của các cơ quan nhà nước. 1.8 Có lộ trình triển khai rõ ràng hay không? VÀNG/ĐỎ + Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại công văn số 3386/BTTTT -THH ngày 20 tháng 11 năm 2014 về việc xây dựng kế hoạch lộ trình dịch vụ công trực tuyến theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ.40 + Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2017 và Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 cần được các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thực thiện. + Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015, tất cả các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố phải ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm đến năm 2020.41 • Ví dụ kế hoạch của tỉnh Hà Tĩnh.42 + Căn cứ Nghị quyết số 36A/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2017, ban hành danh mục các dịch vụ trực tuyến công cộng cấp 3, cấp 4 do các Bộ, tỉnh, thành phố.43 40 http://www.aita.gov.vn/tin-tuc/1949/giai-phap-day-manh-cung-cap-va-su-dung-dich-vu-cong-truc-tuyen-dvctt- tai-viet-nam 41 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1819-QD-TTg-ung-dung-cong-nghe- thong-tin-hoat-dong-cua-co-quan-nha-nuoc-2015-294230.aspx 42 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-81-KH-UBND-thuc-hien-Nghiquyet-36a- NQ-CP-chinh-phu-dien-Ha-Tinh-2016-2020-313933.aspx 43 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_ 38 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam - Kế hoạch thực hiện theo quyết định 1819/QĐ-TTg, kế hoạch triển khai theo Nghị quyết 36a/NQ-CP cũng như lộ trình dịch vụ công trực tuyến còn chưa đồng bộ. Chưa có chế tài xử lý khi không thực hiện theo lộ trình đề ra. 1.9 Chiến lược chính phủ điện tử/chính phủ số có các mục tiêu định lượng cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các ưu tiên phát triển của quốc gia không? Có phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững không? VÀNG + Lộ trình phát triển chính phủ điện tử được đặt trong tầm nhìn phát triển quốc gia hướng tới Công nghiệp 4.0. + Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình 2030 về phát triển bền vững.44 + Ông Nguyễn Bá Ân, Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Cách mạng 4.0 với việc đổi mới cách tiếp cận thực hiện chính sách.45 - Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 chưa đề cập đầy đủ đến vai trò của chính phủ điện tử.46 - Chưa đề ra các mục tiêu chính phủ điện tử rõ ràng và có thể định lượng phù hợp với các ưu tiên quốc gia. 1.10 Chiến lược chính phủ điện tử/số có được lồng ghép vào các chính sách và kế hoạch quốc gia khác cũng như các chiến lược ngành hay không? VÀNG/ĐỎ + Nghị quyết 36A/NQ-CP đề cập đến các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của các Bộ ngành (vốn chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược phát triển ngành) như Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp47. Ví dụ: • Bộ Giáo dục đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2016-2017.48 id=190018 44 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_ id=189713 45 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_ id=189713 46 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/cach-mang-cong-nghiep-40-co-hoi-va-thach-thuc-123927.html 47 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&mode=detail&document_ id=181767 48 https://e-ict.gov.vn/laws/detail/Cong-van-so-4622-BGDDT-CNTT-ve-viec-huong-dan-thuc-hien-nhiem-vu- CNTT-nam-hoc-2016-2017-715/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 39 + Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã ghi nhận tầm quan trọng của việc lồng ghép chặt chẽ kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử với các nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như là một kế hoạch trọng tâm của Chính phủ.49 - Các bộ khác nhau có trách nhiệm lồng ghép nội dung phát triển chính phủ điện tử vào các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ tương ứng. Nhiều bộ ngành đã có chương trình xây dựng Kiến trúc tổng thể về Chính phủ điện tử của bộ ngành, ví dụ Quyết định 5373/ QĐ-BNN-PTNT năm 2017; Quyết định 3769/QĐ-BKHCN năm 2017 v.v…Tuy nhiên, chưa rõ ràng về tầm quan trọng của phát triển chính phủ điện tử trong chiến lược phát triển của quốc gia. 1.11 Chiến lược chính phủ điện tử/ số được xây dựng hướng đến đáp ứng các nhu cầu bức thiết nhất của người dân hay không? VÀNG + Các văn bản pháp luật về cơ bản đều hướng đến đảm bảo lợi ích cho người dân.50 + Chính phủ chủ trương lấy người dân làm trung tâm, ví dụ, quy định tại Điều 5 (Nguyên tắc cung cấp thông tin) Nghị định số 43/2011/NĐ-CP.51 • Cổng thông tin điện tử và các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc lấy người sử dụng làm trung tâm. • Các nguyên tắc lấy người sử dụng làm trung tâm được hiểu như sau: a) Dễ dàng tìm kiếm thông tin và biểu mẫu giấy tờ cần hoàn thành đối với mỗi dịch vụ hành chính công trực tuyến. Nộp các giấy tờ một lần và không cần cung cấp lại các thông tin đó khi sử dụng dịch vụ hành chính công ở lần tiếp theo với cùng một cơ quan hành chính nhà nước hay với các cơ quan khác. b) Thực hiện các thủ tục hành chính nhanh hơn, giảm thiểu số lần người sử dụng phải đến các cơ quan nhà nước trong một năm; c) Đảm bảo thuận tiện cho người dùng. Cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần hướng tới mục tiêu trở thành điểm truy cập cho người sử dụng. hoặc quy định tại Điều 4 (Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông) Nghị định số 61/2018/NĐ-CP: “Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền”. - Kế hoạch phát triển chính phủ điện tử tập trung vào việc cung cấp thông tin và dịch vụ 49 https://baomoi.com/gan-ket-cai-cach-hanh-chinh-voi-xay-dung-chinh-phu-dien-tu-va-kiem-soat-thu-tuc-hanh- chinh/c/19977345.epi 50 http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1536 51 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-43-2011-ND-CP-cung-cap-thong-tin-va- dich-vu-cong-truc-tuyen-125408.aspx 40 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam công từ phía cơ quan nhà nước nhưng chưa đề cập đến giải pháp thu hẹp khoảng cách số để tăng cường kết nối điện tử trong hệ thống cơ quan nhà nước. - Chưa có bằng chứng rõ ràng về việc sử dụng phản hồi của người dân, nếu có, trong cung ứng các dịch vụ công. 1.12 Cấu trúc tổ chức và quản trị của Chính phủ có cho phép phối hợp chặt chẽ từ xây dựng chính sách đến tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ công theo hướng lấy người dùng làm trung tâm không? VÀNG/ĐỎ + Theo Nghị định số 64/2007 /NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, mỗi bộ, ngành, địa phương đều có cán bộ phụ trách bộ phận CNTT.52 Chức năng của bộ phận này là tư vấn cho lãnh đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT, xây dựng chính phủ điện tử cũng như phối hợp với các cơ quan khác liên quan đến những nội dung trên. + Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã được thành lập (Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2018). Các bộ, ngành, các tỉnh đều có ban chỉ đạo riêng. + Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước đã cung cấp khung tiêu chuẩn cơ bản.53 + Hiện tại, Văn phòng Chính phủ có chức năng điều phối, theo dõi, đánh giá tổ chức thực hiện chính phủ điện tử ở những nội dung liên ngành.54 + Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ. - Các quy định hiện hành chưa đề cập đến các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến các công nghệ mới nổi như điện toán đám mây (xem phần bên dưới). - Chưa có cổng dịch vụ công trực tuyến tập trung và có ít tiêu chuẩn về thiết kế dịch vụ thực tế. - Nguồn lực hạn chế và tổ chức triển khai chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và tính kịp thời của các dịch vụ công giữa các tỉnh, thành và cơ quan thuộc Chính phủ. 52 http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=14492 53 h t t p : / / v a n b a n . c h i n h p h u . v n / p o r t a l / p a g e / p o r t a l / c h i n h p h u / h e t h o n g v a n b a n ? c l a s s _ i d = 1 & _ page=1&mode=detail&document_id=101050; http://hethongphapluatvietnam.net/decree-no-43-2011-nd-cp-of- june-13-2011-on-provision-of-online-information-and-public-services-on-websites-or-web-portals-ofstate-agen- cies.html 54 http://vpcp.chinhphu.vn/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 41 1.13 Có chuyên viên và cán bộ kỹ thuật (Giám đốc CNTT/Giám đốc dữ liệu hoặc những chức danh tương tự) giám sát thực hiện chiến lược phát triển chính phủ số và thúc đẩy sự thay đổi trong chính phủ hay không? VÀNG/ĐỎ + Đã thành lập Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ). Nhiều bộ, địa phương sau đó đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chính phủ/ chính quyền điện tử + “Hội đồng Giám đốc CNTT” của các cơ quan nhà nước.55 + Hiện tại, VPCP giám sát việc thực hiện liên ngành và theo chiều dọc.56 - Về chuyên môn kỹ thuật, không có vị trí Giám đốc CNTT/Giám đốc Dữ liệu của toàn Chính phủ. - “Hội đồng Giám đốc CNTT” có chức năng tư vấn xây dựng các chủ trương, chính sách ứng dụng CNTT, các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống CNTT, quản lý, chia sẻ tài nguyên, dữ liệu; không trực tiếp xây dựng chính sách, mỗi thành viên chỉ đại diện cho ngành của mình. 1.14 Có một nền tảng chung cho các cơ quan trong chính phủ để đảm bảo thiết kế dịch vụ công trực tuyến theo hướng lấy người dân làm trung tâm và sử dụng các dữ liệu và dịch vụ chung hay không? VÀNG/ĐỎ + Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin trên mạng và dịch vụ công trên các trang web, cổng thông tin của cơ quan nhà nước, đã cung cấp khung hướng dẫn cơ bản.57 + Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. + Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các thông tư để cải thiện thiết kế và tiêu chuẩn chung cũng như các tiêu chuẩn tối thiểu để quản lý và giám sát trang web. Ví dụ: mỗi trang web phải có cơ chế phản hồi của công dân. - Không có nền tảng nào rộng khắp chính phủ, nhưng mỗi cơ quan đều chịu trách nhiệm riêng về thiết kế trang web và dịch vụ của mình. Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia hiện đang được dự thảo và dự kiến được xem xét thông qua trong Quý I năm 2019 sẽ có thể phần nào giải quyết vấn đề này. 55 http://cio.gov.vn 56 http://vpcp.chinhphu.vn/ 57 h t t p : / / v a n b a n . c h i n h p h u . v n / p o r t a l / p a g e / p o r t a l / c h i n h p h u / h e t h o n g v a n b a n ? c l a s s _ i d = 1 & _ page=1&mode=detail&document_id=101050; http://hethongphapluatvietnam.net/decree-no-43-2011-nd-cp-of- june-13-2011-on-provision-of-online-information-and-public-services-on-websites-or-web-portals-ofstate-agen- cies.html 42 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam - Không rõ phản hồi được sử dụng như thế nào để cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công lấy người dân làm trung tâm. 1.15 Liệu có nguồn tài chính bền vững để thực hiện chiến lược chính phủ điện tử/số? Có dòng ngân sách dành riêng cho chính sách phát triển chính phủ điện tử/ số hay không? VÀNG/ĐỎ + Theo Điều 49, Luật số 29/2013 /QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về Khoa học và Công nghệ: “Nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ hàng năm và tăng dần tỷ lệ để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ “.58 + Chính phủ đã phân bổ ngân sách để thực hiện các sáng kiến số cụ thể của chính phủ. Trong Nghị quyết số 73/NQ-CP, Chính phủ phê duyệt chính sách đầu tư của các chương trình mục tiêu từ năm 2016 đến năm 2020, chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin có tổng ngân sách là 7.920 tỷ đồng.59 + Ngoài ra, ngân sách cũng được phân bổ cho kế hoạch bảo mật thông tin và các hạng mục khác liên quan đến phát triển chính phủ điện tử đến năm 2020.60 - Kinh phí cho chính phủ điện tử còn rất hạn chế. - Hầu như tất cả các cơ quan đều cho rằng thiếu kinh phí là thách thức lớn nhất của họ trong việc hướng tới chính phủ số. 1.16 Có hệ thống và quy trình giám sát chi tiêu tài chính của chính phủ cho công tác số hóa dựa trên các chính sách rõ ràng về mua sắm điện tử trong toàn chính phủ hay không? ĐỎ + Thủ tục thực hiện các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước cần theo quy định của pháp luật hiện hành.61 + Có cổng mua sắm công điện tử.62 - Chính sách mua sắm hiện tại còn nhiều bất cập hạn chế khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn nếu áp dụng các tiêu chuẩn về mua sắmhiện hành, bao gồm cả các quy định giới hạn kinh phí cho thiết kế. - Phần lớn hồ sơ thầu không được nộp qua cổng mua sắm công điện tử, nên việc theo dõi là khó khăn. - Quá trình theo dõi chi tiêu cụ thể cho việc số hóa không rõ ràng. 58 http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=28730 59 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-73-NQ-CP-chu-truong-dau-tu-cac-Chuong- trinh-muc-tieu-2016-2020-320942.aspx 60 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-63-QD-TTg-phe-duyet-Quy-hoach-phat- trien-an-toan-thong-tin-so-quoc-gia-den-nam-2020-100235.aspx; http://egov.chinhphu.vn/bao-mat-va-an-toan- thong-tin-trong-trien-khai-chinh-phu-dien-tu-a-NewsDetails-37510-14-186.html 61 http://www.aita.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=61 62 http://muasamcong.mpi.gov.vn/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 43 1.17 Phân bổ ngân sách thực hiện chiến lược chính phủ điện tử/số có gắn bó chặt chẽ với bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động (KPIs), hợp tác giữa các cơ quan, và bảo trì và vận hành không? VÀNG/ĐỎ + Bộ Thông tin và Truyền thông được phân bổ kinh phí để thực hiện bảo trì và vận hành. - Không có bằng chứng về phân bổ ngân sách gắn với KPIs hoặc sự hợp tác giữa các cơ quan. Đánh giá lĩnh vực lãnh đạo và quản trị Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 1.1. Liệu Chính phủ có một VÀNG / XANH Công nghiệp 4.0 là một khái niệm được biết đến tầm nhìn chung về quá rộng rãi ở Việt Nam do những thách thức tiềm ẩn trình chuyển đổi số? Một (và cơ hội) đối với đất nước. Trong bối cảnh này, các chiến lược số liên quan quan chức chính phủ hàng đầu có một tầm nhìn đến chương trình phát chung về chuyển đổi số và nó đang được liên kết với triển quốc gia? chương trình phát triển quốc gia. 1.2. Có luật về chính phủ số VÀNG Nghị quyết 36A là văn bản luật quan trọng nhất về hay không? chính phủ số và xác định rõ vai trò và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước khác nhau. Dự thảo Nghị quyết CPĐT đang trong giai đoạn xin ý kiến và dự kiến được ban hành trong Quý I năm 2019. Hiện chưa có kế hoạch cụ thể xây dựng Luật Chính phủ số 1.3. Các nhà lãnh đạo hàng VÀNG / XANH Các nhà lãnh đạo Chính phủ đã hiểu, đồng tình và đầu của Chính phủ (ví dụ: hỗ trợ chính phủ số như đã nêu trong Nghị quyết Các Bộ trưởng) có hiểu, 36A và các quy định khác. Thêm vào đó, Văn phòng đồng tình và hỗ trợ tầm Chính phủ được giao nhiệm vụ hỗ trợ và theo dõi nhìn về chính phủ số? liên ngành để hỗ trợ tầm nhìn về chính phủ số. Tuy Các bên liên quan không nhiên, vẫn chưa có lộ trình cụ thể triển khai chiến thuộc Chính phủ có tham lược này được thực hiện trong thực tiễn và Nghị gia và tư vấn trong chiến quyết chưa thể hiện rõ vai trò của các bên liên quan lược và triển khai của không thuộc khối nhà nước trong tiến trình này. Dự chính phủ số? thảo Nghị quyết CPĐT đang được xây dựng và dự kiến khi được ban hành sẽ có thể đáp ứng được nội dung này. 1.4. Tầm nhìn/chiến lược kỹ VÀNG Chính phủ, cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thuật số của chính phủ đã rất tích cực trong việc truyền thông về tầm nhìn được truyền thông nội số của Chính phủ liên quan đến Công nghiệp 4.0. bộ? Và ra bên ngoài? Chính phủ số được xem như là một phần của Công nghiệp 4.0 và cũng là một phần của cải cách hành chính công (PAR). Điều này cũng được truyền thông nội bộ thông qua các quy định. 44 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 1.5. Chính phủ có tổ chức các VÀNG / ĐỎ Có rất nhiều sự đổi mới ở Việt Nam, bao gồm một cuộc thi hoặc giải thưởng hệ sinh thái CNTT&TT (xem ở phần tiếp theo). Tuy về đổi mới chính phủ số nhiên, khi nói đến các cuộc thi hoặc giải thưởng hay không? liên quan trực tiếp đến chính phủ số, các tiến bộ đạt được là rất thấp. Chính phủ điện tử được xem như một phần của sự đổi mới lớn hơn chứ không phải là một trọng tâm của các hoạt động quảng bá như vậy. Một ngoại lệ là báo cáo hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là một nỗ lực đáng khen ngợi để nâng cao vị thế của sự phát triển chính phủ số trong nước. 1.6. Tầm nhìn có đặt ra các ĐỎ Đã có các mục tiêu cụ thể trong việc cung cấp các mục tiêu cụ thể cho người dịch vụ điện tử nhưng các mục tiêu về cải thiện cuộc dân, doanh nghiệp, nhân sống của người dân còn chưa rõ ràng. Đồng thời, có viên và các bên liên quan ít chỉ tiêu đứng từ góc độ nhu cầu, như là không có khác? chỉ tiêu có một tỷ lệ dân cư nhất định nộp thuế trực tuyến, một trong các chỉ tiêu phổ biến trong các chính phủ số thành công ở các nước tiên tiến. 1.7. Có các chỉ số đo lường VÀNG / ĐỎ Việc sử dụng chỉ số đo lường hiệu quả bị giới hạn bởi hiệu quả để đánh giá việc các bên cung cấp dịch vụ trong đánh giá và mức độ thực hiện chiến lược? phát triển các dịch vụ này. Mục tiêu hướng tới ở bên cung cũng rất thấp. 1.8. Có lộ trình triển khai rõ VÀNG / ĐỎ Có một lộ trình rõ ràng về chiều rộng giữa các cơ ràng hay không? quan và theo chiều sâu tới các tỉnh. Lộ trình cơ bản được bổ sung thường xuyên thông qua các quy định mới, mặc dù các mục tiêu về hiệu quả có thể không rõ ràng. 1.9. Chiến lược kỹ thuật số có VÀNG / ĐỎ Có một chiến lược kỹ thuật số rõ ràng và có những các mục tiêu rõ ràng và có ưu tiên quốc gia rõ ràng, bao gồm các mục tiêu phù thể định lượng phù hợp hợp với các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, với các ưu tiên quốc gia sự giao thoa của chính phủ số với các mục tiêu phát không? Các mục tiêu có triển bền vững ít rõ ràng hơn. Trong khi đó, nhiều phù hợp với các mục tiêu nước tiên tiến đã có các hướng dẫn chỉ rõ cách thức phát triển bền vững? chính phủ số trực tiếp hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững. 1.10. Chiến lược kỹ thuật số có VÀNG / ĐỎ Do Nghị quyết 36A đã xác định rõ vai trò và trách được lồng ghép vào các nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau mà các bộ chính sách và kế hoạch ngành có trách nhiệm giải trình, chiến lược kỹ thuật quốc gia khác cũng như số được lồng ghép vào tất cả các lĩnh vực. Chiến các chiến lược ngành hay lược kỹ thuật số cũng là một phần của cải cách hành không? chính. Tuy nhiên, không rõ liệu chính phủ điện tử số được xem xét trong các chính sách quốc gia bổ sung (như các mục tiêu phát triển bền vững, xem ở trên). Dự thảo Nghị quyết về CPĐT đang đươc xem xét có bao gồm nội dung này. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 45 Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 1.11. Chiến lược chính phủ điện VÀNG Có một số quy định, chẳng hạn như Nghị định 43, tử/ số được xây dựng đưa ra các nguyên tắc chung trong việc thực hiện hướng đến đáp ứng các các dịch vụ công trực tuyến, nhấn mạnh vào thiết nhu cầu bức thiết nhất kế lấy người dùng làm trung tâm. Đồng thời, không của người dân hay không? có trường hợp rõ ràng cho thấy phản hồi của người dùng đã được tính đến khi thiết kế (hoặc thiết kế lại) các dịch vụ. 1.12. Cấu trúc tổ chức và quản VÀNG / ĐỎ Có một Uỷ ban Quốc gia về CPĐT với đại diện là lãnh trị có cho phép phối hợp đạo từ các bộ, ngành. Tuy nhiên, trong Uỷ ban không thiết kế và cung cấp các có chức danh Giám đốc CNTT như kinh nghiệm của dịch vụ lấy người làm nhiều quốc gia đã thành công trong xây dựng CPĐT trung tâm trong chính và chuyển đổi sang Chính phủ số. Chưa xây dựng phủ hay không? cổng dịch vụ điện tử quốc gia 1.13. Có những chuyên viên và VÀNG / ĐỎ Có Uỷ ban Quốc gia về CPĐT. Mỗi bộ/địa phương các nhà lãnh đạo về kỹ đã/sẽ thành lập một ban chỉ đạo về xây dựng Chính thuật (Giám đốc CNTT/ phủ/Chính quyền điện tử. Giám đốc dữ liệu hoặc Có một “Hội đồng Giám đốc CNTT” bao gồm các những chức danh tương giám đốc CNTT tại các cơ quan khác nhau; tương tự) giám sát các chiến lược tự, có hội đồng tỉnh của bộ phận CNTT. Tuy nhiên, kỹ thuật số và thúc đẩy sự không rõ liệu các cuộc họp có dẫn tới phối hợp thiết thay đổi trong chính phủ kế và cung cấp các dịch vụ hay không, đặc biệt trong hay không? bối cảnh thiếu các tiêu chuẩn và nền tảng chung. 1.14. Có một nền tảng chung ĐỎ Một khuôn khổ cơ bản cho các dịch vụ công trực cho toàn bộ chính phủ để tuyến được cung cấp và bổ sung bởi các Thông tư từ đảm bảo thiết kế lấy người Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng cường thiết dân làm trung tâm và sử kế chung; tuy nhiên, không có nền tảng chung cho dụng các dữ liệu và dịch toàn bộ chính phủ đang được sử dụng trong khi đây vụ chung hay không? là một lợi thế quan trọng trong việc thực hiện ở các nước tiên tiến (như Anh). 1.15. Liệu chính phủ có nguồn VÀNG / ĐỎ Có một ngân sách dành riêng cho chính phủ điện tử tài chính bền vững để và các lĩnh vực liên quan, nhưng ngân sách nàytương thực hiện chiến lược kỹ đối hạn chế so với các nước dẫn đầu. thuật số? Có một ngân sách dành riêng cho chính phủ số hay không? 1.16 Có một hệ thống và quy ĐỎ Có một hệ thống mua sắm điện tử, mặc dù không trình giám sát chi tiêu tài được sử dụng trong phần lớn các gói thầu và do chính của chính phủ cho đó quá trình giám sát điện tử bị hạn chế. Hơn nữa, số hóa dựa trên các chính không rõ chi tiêu cho chính phủ số được theo dõi cụ sách rõ ràng về mua sắm thể hay không. điện tử trong chính phủ hay không? 46 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 1.17. Việc phân bổ ngân sách VÀNG / ĐỎ Bộ Thông tin và Truyền thông, là cơ quan đầu mối cho chiến lược của chính thực hiện chính phủ điện tử, nhận ngân sách dành phủ số có gắn bó chặt chẽ riêng cho hoạt động bảo trì và vận hành. Không có với a) bộ chỉ tiêu đánh giá dấu hiệu cho thấy ngân sách cho chính phủ số được kết quả hoạt động; b) Hợp gắn với chỉ số đo lường hiệu quả hoặc hợp tác giữa tác giữa các cơ quan; c) các cơ quan. Đây là một dấu hiệu cảnh báo khi xét Bảo trì và Vận hành? tới hiệu quả thực hiện các sáng kiến. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀNG Có sự lãnh đạo và quản trị quyết liệt thể hiện ở việc ban hành các quy định ở cấp cao nhất. Mức độ thực thi và mức độ chi tiết trong các lĩnh vực cụ thể thì chưa thực sự rõ ràng. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 47 2. Lấy người dùng Làm trung tâm Bối cảnh: Phần này xem xét việc tham vấn và sự tham gia của người sử dụng vào quá trình các cơ quan nhà nước thiết kế các dịch vụ công. Các bên liên quan bao gồm bên cung (các cơ quan hành chính nhà nước) và bên cầu (người dân và doanh nghiệp). Phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trung tâm là một ví dụ về cách tiếp cận cho phép người dân tham gia vào việc thiết kế lại dịch vụ công. Để đảm bảo tính đại diện cho tất cả người dùng, trong hiện tại cũng như trong tương lai, người được phỏng vấn trong phần này cũng bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức trung gian xã hội. 2.1 Người sử dụng dịch vụ có được các cơ quan chính phủ mời tham gia vào việc thiết kế, thử nghiệm và sử dụng dịch vụ công điện tử mới hay không? Có các chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia của người sử dụng dịch vụ trong quá trình thiết kế các dịch vụ công điện tử? VÀNG/ĐỎ + Theo quy định, website của mỗi cơ quan đều phải có tính năng cho phép phản hồi từ người sử dụng. + Ngoài ra, chính phủ xây dựng một website dành riêng để tiếp nhận các phản hồi của người dân, doanh nghiệp nói chung, không chỉ riêng với lĩnh vực chính phủ điện tử.63 - Không có chính sách mời người dân – người sử dụng dịch vụ cùng tham gia thiết kế và thử nghiệm dịch vụ công điện tử trước khi triển khai.64 - Cơ chế tiếp thu, sử dụng phản hồi của người sử dụng dịch vụ chưa rõ ràng. 2.2 Dịch vụ công điện tử có tập trung vào nhu cầu, sự tiện lợi và sự tiếp nhận của người dùng không? Người dùng có quyền truy cập vào các dịch vụ được cá nhân hoá hay không? VÀNG + Chính phủ coi trọng việc thiết kế dịch vụ công dựa trên người sử dụng làm trung tâm, như đã đề cập tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, Điều 5: Nguyên tắc chung khi xây dựng cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến:65 • Việc thành lập các cổng thông tin điện tử và các dịnh vụ công trực tiếp của các cơ quan Chính phủ sẽ được định hướng theo nguyên tắc tập trung vào người dùng 63 https://nguoidan.chinhphu.vn/ 64 http://doanhnghiep.chinhphu.vn/ 65 https://mic.gov.vn/Upload/VanBan/TT-32.signed.pdf 48 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Nguyên tắc tập trung vào người dùng được hiểu như sau: a) Để tìm kiếm những giấy tờ và thông tin mà yêu cầu sự cung ứng thành công của một dịch vụ công tới một đơn vị công khi cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và không cần cung cấp lại các thông tin đó khi cung cấp dịch vụ công trong lần tiếp theo đối với cơ quan nhà nước và các cơ quan nhà nước khác; b) Thực hiện các thủ tục hành chính nhanh hơn, giảm thiểu số lần người sử dụng phải đến các cơ quan công lập trong một năm; c) Đảm bảo sự thuận tiện cho người dùng. Cổng thông tin điện tử của các Bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương cần phải trở thành một điểm truy cập cho người sử dụng. Giải pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tiến trong các cơ quan Chính phủ bao gồm cá nhân hóa thông tin để nâng cao trải nghiệm người dùng. + Một số website của một số cơ quan cung cấp tính năng đăng nhập (và do đó cho phép cung cấp dịch vụ ở một mức độ cá nhân hóa nhất định), bao gồm: • Giao dịch điện tử về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.66 • Cơ chế một cửa quốc gia đối với hải quan.67 • Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia.68 - Sự tiếp nhận và sử dụng của người dân vẫn chưa được rộng rãi. - Không có tính năng đăng nhập một lần. - Các tính năng cá nhân hóa vẫn chưa phát triển. 2.3 Người dùng có thể truy cập các dịch vụ thông qua một cổng thông tin/ cổng trực tuyến tập trung hay không? hoặc qua thiết bị di động? VÀNG/ ĐỎ + Có cổng thông tin điện tử chính phủ; tuy nhiên, đây không phải là một cổng thông tin “tập trung” theo nghĩa truyền thống.69 + Có kế hoạch xây dựng cổng dịch vụ công quốc gia vào năm 2018. + Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có nêu rõ các cổng điện tử nên hỗ trợ truy cập từ các thiết bị di động.70 66 https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn/#/ 67 https://vnsw.gov.vn 68 https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ 69 http://chinhphu.vn; http://chinhphu.vn/portal/page/portal/English 70 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-43-2011-ND-CP-cung-cap-thong-tin-va- dich-vu-cong-truc-tuyen-125408.aspx Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 49 + Bộ Thông tin và Truyền thông đang đánh giá khả năng sử dụng chữ ký điện tử trên thiết bị di động. + Ngoài ra, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT quy định về cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và đảm bảo truy cập thuận tiện vào trang website hoặc cổng thông tin của cơ quan nhà nước, các dịch vụ công trực tuyến sẵn có cho người tiêu dùng trên các thiết bị di động.71 + Một số cơ quan ở trung ương và địa phương cũng có ứng dụng di động, ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh.72 - Phần lớn các dịch vụ công trực tuyến đang được thực hiện độc lập và không được kết nối với nhau. - Chính sách đã được ban hành (như xây dựng cổng dịch vụ công quốc gia) nhưng chưa rõ về kết quả thực hiện trong thực tế. 2.4 Chính phủ có sử dụng tiếp cận đa kênh tích hợp (bao gồm cả hoạt động quảng bá và đào tạo liên quan) để cung cấp và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ công điện tử/số (đến trực tiếp, Internet, điện thoại di động, v.v ...) hay không? VÀNG + Theo quy trình hiện tại, thủ tục hành chính công được cung cấp theo ba phương thức: trực tiếp tại các văn phòng một cửa, chính phủ điện tử (bao gồm cả chính phủ di động) và thông qua dịch vụ bưu chính. + Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC73 + Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận đơn và thông báo kết quả dịch vụ hành chính công thông qua dịch vụ bưu chính công.74 + Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT quy định về cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và đảm bảo truy cập thuận tiện vào trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của nhà nước, đã có các dịch vụ công trực tuyến cho người tiêu dùng trên các thiết bị di động.75 + Một số tỉnh cung cấp dịch vụ tin nhắn, ví dụ Đà Nẵng.76 71 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-32-2017-TT-BTTTT-cung-cap-bao-dam- kha-nang-truy-cap-thuan-tien-trang-thong-tin-dien-tu-341078.aspx 72 https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn 73 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/ 74 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/ 75 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-32-2017-TT-BTTTT-cung-cap-bao-dam- kha-nang-truy-cap-thuan-tien-trang-thong-tin-dien-tu-341078.aspx 76 https://tracuudvc.dongnai.gov.vn/ 50 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + Chính phủ sử dụng một trang facebook chính thức để tương tác với người dân.77 Bộ Y tế cũng đang quản lý một trang Facebook.78 + Mỗi cơ quan khác nhau cũng sử dụng thêm các kênh để tương tác với người dân. Ví dụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có một tổng đài và sử dụng Skype. - Không sử dụng tiếp cận tích hợp ở cấp độ quốc gia. - Truyền thông rất hạn chế cũng như thiếu vắng các chương trình đào tạo đặc biệt liên quan tới việc người dân có thể tiếp cận các dịch vụ và cơ quan nhà nước theo nhiều phương thức. 2.5 Có chiến lược quảng bá và đào tạo để thúc đẩy sự tiếp nhận các dịch vụ công điện tử/ số trên tất cả các kênh có sẵn hay không? VÀNG/ĐỎ + Tháng 4 năm 2017, Bộ Giáo dục đã giới thiệu dự thảo chương trình phổ thông mới. Dự thảo bao gồm hình thành năng lực tin học và giúp làm quen với thế giới công nghệ số cho học sinh tiểu học và đào tạo cho giáo viên về kỹ năng CNTT.79 Cụ thể, dự thảo đề xuấtđưa đào tạo kỹ năng CNTT cho học sinh từ lớp 3 cho đến trung học phổ thông.80 Giáo viên, theo quy định, cần được đào tạo để đáp ứng được yêu cầu cơ bản của chương trình giảng dạy quốc gia.81 + Đã có những hoạt động hợp tác với khu vực tư nhân để thúc đẩy sử dụng dịch vụ số. Ngày 26 tháng 5 năm 2017, Hội nông dân Việt Nam đã hợp tác với Google để tổ chức hội thảo tăng cường năng lực. Google đã cam kết hỗ trợ Hội Nông dân Việt Nam cung cấp khóa đào tạo những kỹ năng công nghệ số thiết yếu cho hơn 30.000 nông dân ở 9 tỉnh trong 3 năm tới.82 + Tháng 1 năm 2016, Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng đến năm 2020 đã được phê duyệt.83 Chương trình này sẽ tài trợ cho các dự án cung cấp hạ tầng và đào tạo với chi phí hợp lý cho người dân vùng sâu vùng xa, bao gồm cả các hải đảo.84 - Trên thực tế, các giáo viên cho rằng kế hoạch giáo dục mới là phức tạp và mơ hồ.85 - Không có chiến lược quảng bá chính thức của chính phủ để thúc đẩy việc sử dụng chính phủ điện tử. 77 https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/ 78 https://www.facebook.com/botruongboyte.vn 79 https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/CT-GDPT-Tong-The.aspx?ItemID=4944 80 https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/CT-GDPT-Tong-The.aspx?ItemID=4944 81 https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=4105 82 http://www.baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Google-cam-ket-ho-tro-dao-tao-ky-thuat-so-cho- 30000-nong-dan-Viet-Nam/307100.vgp 83 http://vietnamnews.vn/economy/281600/broadband-strategy-approved.html#hzsm7EhLft2PAwE1.99 84 http://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-149-QD-TTg-phat-trien-ha-tang-vien- thong-bang-rong-2020-2016-301186.aspx 85 http://english.vietnamnet.vn/fms/education/178674/vietnam-s-education-has-changed--but-progress-remains- slow.html Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 51 - Các khóa đào tạo chính thức của chính phủ liên quan đến sử dụng công nghệ số vẫn còn hạn chế ở mức độ giáo dục kiến thức chung chứ chưa cụ thể liên quan đến các kỹ thuật sử dụng chính phủ số. 2.6 Tất cả mọi người dân, không phân biệt vùng miền, giới tính, kỹ năng, khả năng chi trả, khả năng kết nối internet, người khuyết tật, đều có thể tiếp cận các dịch vụ chính phủ điện tử? VÀNG + Theo Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp; vùng nông thôn, vùng sâu, biên giới, hải đảo; dân tộc thiểu số, người tàn tật và người có hoàn cảnh khó khăn.86 + Quyết định số 11/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ CNTT với giá cả hợp lý.87 + Quyết định số 119/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thông tin truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020 trong đó nêu rõ các mục tiêu thúc đẩy hòa nhập thông tin điện tử ở nông thôn tới năm 2020.88 + Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 21/1/2016 phê duyệt ký ban hành Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020.89 Một trong những nội dung của Đề án là tăng cường sự hòa nhập thông tin điện tử cho người tàn tật và người có thu nhập thấp. Đề án cũng hướng tới gia tăng khả năng tiếp cận Internet cho người khuyết tật có thể truy cập mạng băng thông rộng trong quốc gia.90 + Chính phủ có chương trình mục tiêu quốc gia về công nghệ thông tin.91 + Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn truy cập website W3C 2.0. - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng như Ủy ban Dân tộc thiểu số đều không có thông tin về sáng kiến tăng cường hòa nhập thông tin điện tử.92 - Có kế hoạch về tiếp cận bình đẳng, nhưng việc tiếp cận thực tế của các vùng sâu vùng xa và người khuyết tật còn rất hạn chế. 86 http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=15084 87 https://mic.gov.vn/Pages/VanBan/10104/11_2014_Qd-TTg.html 88 https://mic.gov.vn/Upload/Store//VanBan/1943/QD119TTG.PDF 89 http://vietnamnews.vn/economy/281600/broadband-strategy-approved.html#hzsm7EhLft2PAwE1.99 90 http://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-149-QD-TTg-phat-trien-ha-tang-vien- thong-bang-rong-2020-2016-301186.aspx 91 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinhmuctieuquocgia?_pi- ref135_18249_135_18248_18248.strutsAction=ViewDetailAction.do&_piref135_18249_135_18248_18248.do- cid=1414&_piref135_18249_135_18248_18248.substract= 92 http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/Trangchu.aspx; http://www.cema.gov.vn/ 52 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam - Không có kế hoạch thực hiện ở cấp quốc gia và thiếu khung đánh giá, giám sát để theo dõi tiến trình phổ cập số hóa. 2.7 Các dịch vụ công điện tử/số có sử dụng các tiêu chuẩn truy cập phù hợp (như WAI, WCAG)? VÀNG/XANH + Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT Quy định về cung cấp thông tin và bảo đảm truy cập thuận tiện cho trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.93 + Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT quy định việc áp dụng tiêu chuẩn và công nghệ để giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.94 + Các tiêu chuẩn về khả năng tiếp cận được khuyến khích tuân theo các nguyên tắc kỹ thuật quốc tế về Khả năng Truy cập Nội dung Web (WCA), bao gồm cho các thiết bị di động.95 - Việc thực hiện trên thực tế chưa được theo dõi. 2.8 Có sử dụng quy trình tích hợp phản hồi của người dùng để liên tục cải thiện giao diện người dùng trực tuyến và cung cấp dịch vụ công trực tuyến? ĐỎ + Quyết định 574/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản hồi, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trên cổng thông tin của Chính phủ.96 + Đã có các cuộc khảo sát để đo sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ của chính phủ điện tử ở các tỉnh, thành phố, như: Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai.97 + Cổng thông tin chính phủ công bố số liệu thống kê về tình hình sử dụng dịch vụ công điện tử của nhiều bộ ngành và địa phương.98 - Không có quy trình chính thức để tích hợp phản hồi của người dùng vào cải thiện thiết kế hoặc cung cấp dịch vụ. 2.9 Các tổ chức vì cộng đồng có thường xuyên tham gia vào quá trình tham vấn về thiết kế, thực hiện và triển khai chính sách hay không? VÀNG/ĐỎ 93 http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=11695 94 https://mic.gov.vn/Pages/VanBan/9829/28_2009_TT-BTTTT.html 95 https://vanbanphapluat.co/thong-tu-cung-cap-dich-vu-cong-truc-tuyen-bao-dam-kha-nang-truy-cap-thuan-tien- trang-thong-tin-dien-tu-2017 96 h t t p : / / v a n b a n . c h i n h p h u . v n / p o r t a l / p a g e / p o r t a l / c h i n h p h u / h e t h o n g v a n b a n ? c l a s s _ i d = 2 & _ page=1&mode=detail&document_id=189562 http://egov.danang.gov.vn/web/101802/5; 97 http://dichvucong.binhduong.gov.vn/dvc/Default. aspx?tabid=1129&thang=8; https://tracuudvc.dongnai.gov.vn/web/dgshl/danh-gia-su-hai-long 98 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/congkhaitiendogiaiquyethosocuabonganhdia- phuong Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 53 + Luật Tiếp cận thông tin được xây dựng và ban hành nhằm tăng tính công khai, minh bạch để người dân có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình thực thi, đặc biệt là theo dõi hiệu quả. - Bên cạnh những cơ hội nêu trên, không có động lực cụ thể nào cho người dân tham gia vào quá trình tham vấn về thiết kế, thực hiện và triển khai chính sách. - Không có quy trình chính thức để tích hợp phản hồi của người dân sử dụng dịch vụ nói chung, khu vực ngoài nhà nước nói riêng để liên tục cải thiện thiết kế và chất lượng cung ứng dịch vụ công. - Hiện chưa rõ tác động của Luật Tiếp cận Thông tin tới quá trình tham vấn người dân. Đánh giá lĩnh vực lấy người dùng làm trung tâm Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 2.1. Người sử dụng có được VÀNG / ĐỎ Chính phủ cung đã tạo điều kiện cho các phản hồi các cơ quan chính phủ trên tất cả các trang web của các cơ quan. Tuy nhiên, mời tham gia vào việc các phản hồi chưa liên quan cụ thể đến thiết kế dịch thiết kế, thử nghiệm và sử vụ điện tử và không rõ là nếu có các phản hồi như dụng dịch vụ điện tử công vậy, liệu chúng có được tính đến hay không. mới? Có các chính sách nhằm thúc đẩy thiết kế lấy người dùng làm trung tâm của các dịch vụ công điện tử hay không? 2.2. Thiết kế của dịch vụ điện ĐỎ Các quy định nhấn mạnh dịch vụ điện tử cần tập tử có tập trung vào nhu trung vào người sử dụng, mặc dù trên thực tế chưa cầu, sự tiện lợi và sự tiếp rõ liệu có thể đánh giá nhu cầu người dùng không. nhận của người dùng Các dịch vụ được cá nhân hoá đang ở giai đoạn sơ không? Người dùng có khai với cách đăng nhập đơn giản, chưa thực hiện quyền truy cập vào các được các tính năng nâng cao như ở các quốc gia dịch vụ được cá nhân hoá tiên tiến. hay không? 2.3 Người dùng có thể truy VÀNG / ĐỎ Có một cổng thông tin một cửa nhưng cổng thông cập các dịch vụ thông qua tin này không được hiểu theo nghĩa phổ biến. Cổng một cổng thông tin/cổng thông tin dịch vụ điện tử dự kiến sẽ được triển khai trực tuyến tập trung? vào năm 2018. Truy cập di động là một phần trọng Hoặc qua thiết bị di động? tâm của các dịch vụ công trực tuyến vì Việt Nam có tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động cao. 54 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 2.4. Chính Phủ có cách tiếp VÀNG Có những quy định rõ ràng rằng các dịch vụ trực cận đa kênh tích hợp (bao tiếp, chính phủ điện tử và chính phủ di động cũng gồm cả tiếp thị và đào tạo) như dịch vụ bưu chính là các hình thứctruyền thông để cung cấp và quảng cáo và cung cấp dịch vụ được chấp nhận; tuy nhiên, các dịch vụ công điện tử/ dường như không có một chiến lược nhất quán như số (đến trực tiếp, Internet, ở các nước tiên tiến như Đan Mạch và Vương quốc Điện thoại di động, v.v ...) Anh nơi mà chiến lược số được ưu tiên hàng đầu hay không? vàđược hỗ trợ bởi các lựa chọn ngoại tuyến. 2.5. Có một chiến lược tiếp thị VÀNG / ĐỎ Dự thảo giáo dục gần đây kêu gọi tăng cường nâng và đào tạo để thúc đẩy cao kỹ năng CNTT trong sinh viên và giáo viên, và sự tiếp nhận các dịch vụ điều này được hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho việc công điện tử/số trên tất tiếp nhận chính phủ số. Ngoài ra còn có các chương cả các kênh có sẵn hay trình huấn luyện đặc biệt nhưng không xuất phát từ không? chiến lược của chính phủ quốc gia. 2.6. Tất cả mọi người dân, VÀNG Có những nỗ lực rõ ràng để cải thiện quá trình hội không phân biệt vùng nhập điện tử, bao gồm tăng tốc độ (băng thông miền, giới tính, kỹ năng, rộng), cải thiện khả năng chi trả, tiếp cận các cộng khả năng chi trả, khả năng đồng nông thôn và trang web dễ tiếp cận dành cho kết nối internet, người người khuyết tật. khuyết tật, đều có thể tiếp cận các dịch vụ chính phủ điện tử? 2.7. Các dịch vụ công điện VÀNG / XANH Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành chỉ thị tử/số có sử dụng các tiêu cho các trang web tuân thủ WCAG 2.0, tiêu chuẩn chuẩn truy cập phù hợp quốc tế hàng đầu về khả năng tiếp cận web. (như WAI, WCAG)? 2.8. Có một quy trình tích hợp ĐỎ Có một quy trình rõ ràng để thu thập phản hồi của phản hồi của người dùng người dùng và việc này đang được thực hiện trong để liên tục cải thiện giao thực tế; tuy nhiên, không rõ rằng những phản hồi diện người dùng trực đang được sử dụng để cải thiện giao diện người tuyến và cung cấp dịch vụ dùng trực tuyến ở mức độ nào (nếu có). trực tuyến? 2.9. Các tổ chức vì cộng đồng VÀNG / ĐỎ Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực vào tháng 7 năm có thường xuyên tham gia 2018 và có thể cho phép người dân và các tổ chức vào quá trình tham vấn ngoài nhà nước tham gia nhiều hơn vào quá trình về thiết kế, thực hiện và tham vấn; hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng cho triển khai chính sách hay thấy người dân và cộng động có tham gia vào thiết không? kế, thực hiện và triển khai chính sách. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀNG Việc thu thập thông tin góp ý của người dùng thông qua các trang web của cơ quan, phù hợp theo các thông lệ quốc tế được chú trọng; tuy nhiên, vẫn chưa rõ rằng góp ý đã được sử dụng như thế nào để giúp cải thiện dịch vụ. Tương tự, có sự quan tâm nhất định đối với kết nối di động và hòa nhập điện tử, nhưng không có đánh giá hiệu quả quá trình hoạt động trong thực tế. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 55 3. Thay đổi quy trình công việc Bối cảnh: Thay đổi quy trình công việc thường là nội dung bị bỏ qua nhiều nhất trong quá trình chuyển đổi số và có thể tạo ra hoặc phá vỡ thành công của quá trình chuyển đổi sang chính phủ số. Các bên liên quan chính là các cơ quan phụ trách cải cách và hiện đại hoá dịch vụ hành chính công. 3.1 Các văn bản pháp quy trước đây trong tất cả các lĩnh vực (ví dụ trong những lĩnh vực phi kỹ thuật số) có được sửa đổi để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch số hay không? VÀNG/ĐỎ + Các quy định liên tục được cập nhật để cho phép thực hiện các giao dịch số. + Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Đề án đề ra mục tiêu, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. + Triển khai dịch vụ công trực tuyến (cấp độ 4) ở các lĩnh vực là có tính khả thi, tuy nhiên, trên thực tế vẫn rất hiếm dịch vụ được thực hiện. + Chữ ký số được chấp nhận, ví dụ khi nộp thuế.99 + Chính phủ đã tích cực đẩy mạnh hoàn thuế trực tuyến.100 + Các chương trình đào tạo về chính phủ điện tử cho công chức được tổ chức trong lĩnh vực thương mại điện tử.101 - Văn bản giấy vẫn là hình thức giao dịch phổ biến nhất giữa các ngành. - Trong thực tế đôi khi vẫn còn sự thiếu tin tưởng vào các giao dịch điện tử. Ví dụ, theo Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, một số quận tuy cấp giấy phép xây dựng qua dịch vụ công cấp độ 4 nhưng do một số giấy tờ được quét (scan), nên công chức quận vẫn yêu cầu cung cấp bản gốc để kiểm tra.102 99 http://ca.gov.vn/cert/viewpage.htm?id=4; http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt/home_public.jsp 100 http://vietnamnews.vn/economy/348708/tax-authority-promotes-national-online-tax-refund. html#Cm031j9YUa4Mbv7P.97 101 http://www.vecita.gov.vn/TinBai/1481/Tap-huan-thuong-mai-dien-tu-cho-can-bo-quan-ly-nha-nuoc-va-doanh- nghiep-tai-Ha-Giang-Tuyen-Quang-va-Bac-Kan; http://www.vecita.gov.vn/TinBai/1510/Tap-huan-thuong-mai- dien-tu-cho-can-bo-quan-ly-nha-nuoc-doanh-nghiep-va-sinh-vien-tai-Phu-Tho 102 https://baomoi.com/lam-thu-tuc-tren-mang-van-phai-nop-ho-so-giay/c/24102077.epi 56 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 3.2 Có áp dụng quy trình chuẩn để thiết kế lại quy trình xử lý công việctheo hướng đơn giản hóa, số hóa dịch vụ và tối ưu hóa (ví dụ như chứng nhận ISO 9000, sử dụng cơ chế phản hồi, v.v.)? VÀNG/ĐỎ + Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Bộ TTTT đã ban hành văn bản số 1178/BTTTT-THH về Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đây là khung để xây dựng các nền tảng chia sẻ, tích hợp (NGSP, LGSP). + Một số cơ quan, như Ngân hàng Nhà nước, đã ban hành tiêu chuẩn như ISO 27001. - Chưa có quy trình chuẩn hóa ở cấp chính quyền trung ương để thiết kế lại quy trình xử lý công việc của chính phủ điện tử nói chung. - Cơ chế phản hồi được thực hiện mang tính chất tình thế thay vì theo chứng nhận ISO. 3.3 Dữ liệu tham chiếu (ví dụ: Đăng ký doanh nghiệp, Nhận dạng cá nhân, Đất đai, Người đăng ký nộp thuế, v.v.) có được chia sẻ đều đặn thông qua phương tiện điện tử giữa các cơ quan hay không? ĐỎ + Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai để cung cấp nền tảng phát triển chính phủ điện tử.103 Đó là: • Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư; • Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về Thống kê tổng hợp về dân số; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. - Do các cơ sở dữ liệu trên đang được phát triển, chưa thể có sự chia sẻ giữa các cơ quan vào thời điểm này. - Một số cơ quan phản ánh tình trạng thiếu sự chia sẻ các thông tin có sẵn. - Việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành và địa phương còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều địa phương chưa chủ động trong thu thập và khai thác các cơ sở dữ liệu. 3.4 Chính quyền các cấp có đầu tư vào chuyển đổi phương pháp xử lý công việc (như đào tạo, kỹ năng, văn hóa, kiến thức, nhân sự, v.v.) hướng tới chính phủ điện tử/số hay không? Có văn phòng quản lý chuyển đổi chịu 103 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Decision-714-QD-TTg-databases-requiring-priority- development-to-establish-e-government-development-320788.aspx Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 57 trách nhiệm tổ chức thực hiện trong chính phủ hay không? VÀNG/ĐỎ + Bộ TTTT đã ban hành hai văn bảnt về đào tạo các giám đốc CNTT và về xây dựng năng lực CNTT. Ngoài ra, các tỉnh cũng có chương trình đào tạo riêng. • Ví dụ, căn cứ Nghị quyết 36A/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5113/QĐ-UBND ngày 7 tháng 10 năm 2014 về việc mở khóa bồi dưỡng lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin.104 + Phần lớn hoạt động đào tạo thuê đối tác bên ngoài cung cấp. - Không thực sự có văn phòng quản lý chuyển đổi. - Nội dung đào tạo còn mang tính khái quát chung và không tập trung cụ thể vào nghiệp vụ quản lý chuyển đổi. 3.5 Cán bộ lãnh đạo (cấp trung và cấp cao) có khả năng đặt ra các ưu tiên mới và thực hiện quy trình mới hoặc vai trò mới để thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng các công cụ số trong công chức, viên chức hay không? VÀNG + Lãnh đạo Chính phủ có thể đưa ra các ưu tiên mới để thúc đẩy việc áp dụng, sử dụng các công cụ số của công chức, viên chức. + Việc triển khai các ưu tiên này phần lớn phụ thuộc vào người đứng đầu từng cơ quan. - Vai trò của quản lý cấp trung trong việc đặt ra các ưu tiên mới là không rõ ràng. - Việc triển khai và giám sát quá trình thực hiện chưa rõ ràng. 104 http://ict-hanoi.gov.vn/ctmtqg/-/view_content/702102-boi-duong-lanh-dao-phu-trach-cong-nghe-thong-tin. html 58 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá lĩnh vực thay đổi quy trình công việc Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 3.1. Các văn bản pháp quy VÀNG / ĐỎ Các quy định cho phép thực hiện giao dịch kỹ thuật trước đây trong tất cả số trên nhiều lĩnh vực và có nỗ lực khuyến khích các lĩnh vực (ví dụ trong sử dụng, chẳng hạn như thanh toán thuế. Mặc dù những lĩnh vực phi kỹ có nỗ lực thúc đẩy cung cấp dịch vụ công cấp độ thuật số) có được sửa đổi 4 (bao gồm thanh toán trực tuyến), hầu hết các để tạo cơ sở pháp lý cho giao dịch trong hệ thống Chính phủ và giữa các cơ việc thực hiện các giao quan Chính phủ với người dân/doanh nghiệp vẫn dịch số hay không? trên giấy. Điều này đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam nhưng hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thanh toàn bằng tiền mặt khi giao hàng (COD). 3.2. Có áp dụng quy trình VÀNG / ĐỎ Có tiêu chuẩn để thiết kế lại quy trình hoạt động; chuẩn để thiết kế lại quy tuy nhiên, trách nhiệm triển khai thuộc về từng cơ trình xử lý công việctheo quan, và mức độ áp dụng cơ chế phản hồi đặc biệt hướng đơn giản hóa, số không rõ ràng. hóa dịch vụ và tối ưu hóa (ví dụ như chứng nhận ISO 9000, sử dụng cơ chế phản hồi, v.v.)? 3.3. Dữ liệu tham chiếu (ví dụ: ĐỎ Chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan là một thách thức Đăng ký doanh nghiệp, chung ở Việt Nam. Liên quan đến dữ liệu tham Nhận dạng cá nhân, Đất chiếu, có sáu cơ sở dữ liệu quốc gia đang được phát đai, Người đăng ký nộp triển và trong các giai đoạn thực hiện khác nhau; do thuế, v.v.) có được chia đó vẫn còn quá sớm để đánh giá liệu dữ liệu này sẽ sẻ đồng bộ bằng phương được chia sẻ nhất quán hay không. Thực tiễn trước tiện điện tử giữa các cơ đây cho thấy việc chia sẻ thông tin còn thiếu tính quan hay không? đồng bộ và tình trạng này chưa rõ có thể được cải thiện trong tương lai hay không. 3.4. Chính quyền các cấp có VÀNG / ĐỎ Có chương trình đào tạo ở các cấp khác nhau đầu tư vào chuyển đổi nhưng việc các chương trình này có bao gồm nội phương pháp xử lý công dung quản lý thay đổi hướng tới chuyển đổi số hay việc (như đào tạo, kỹ không, và ở mức độ nào (nếu có), là chưa rõ ràng. năng, văn hóa, kiến thức, Cũng không có văn phòng chuyên phụ trách việc nhân sự, v.v.) hướng tới thực hiện quản lý thay đổi. chính phủ điện tử/số hay không? Có văn phòng quản lý chuyển đổi chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trong chính phủ hay không? Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 59 Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 3.5. Cán bộ lãnh đạo (cấp VÀNG Lãnh đạo cấp cao của Chính phủ có khả năng đặt ra trung và cấp cao) có khả các ưu tiên mới dựa trên các quy định. Việc áp dụng năng đặt ra các ưu tiên công cụ số đã ở mức cao, tuy nhiên lãnh đạo cấp cao mới và thực hiện quy trình vẫn có khả năng tiếp tục cái tiến hơn nữa. Tuy nhiên mới hoặc vai trò mới để tiến độ triển khai thực tế lại không rõ ràng vì thiếu sự thúc đẩy việc áp dụng giám sát hiểu quả hoạt động (ngoài việc theo dõi số và sử dụng các công cụ nhân viên sử dụng máy tính (100%) như được chỉ ra số trong công chức, viên trong phần tiếp theo). chức hay không? ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀNG / ĐỎ Có những dấu hiệu tích cực trong việc thay đổi quy trình công việc nói chung do có các tiêu chuẩn, trách nhiệm và dữ liệu tham khảo dưới dạng cơ sở dữ liệu quốc gia. Đồng thời vẫn cần có các chương trình đào tạo quản lý thay đổi cụ thể trong quá trình chuyển đổi số, cần có các kết quả rõ nét hơn trong việc phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia, và thúc đẩy việc phát triển các giao dịch số. 60 4. Năng lực, tập quán văn hoá và kỹ năng Bối cảnh: Cần phân biệt giữa hồ sơ năng lực và kỹ năng khác nhau cần thiết đối với công chức, viên chức, các công ty CNTT và nhà thầu của họ, và các nhà quản lý dòng công việc. Các chỉ số chính bao gồm chứng nhận/kiểm định. Loại hình đào tạo cần thiết là các kỹ năng từ quản lý dự án, quản lý cơ sở dữ liệu, nhập dữ liệu đến hỗ trợ khách hàng v.v... 4.1 Chính phủ có đủ chuyên viên có kỹ năng và trình độ cần thiết để triển khai chiến lược chuyển đổi chính phủ điện tử/số hay không? Số lượng chuyên viên trong lĩnh vực này là bao nhiêu? VÀNG/ĐỎ + 100% cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan trung ương thường xuyên sử dụng máy tính.105 + 91% cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương thường xuyên sử dụng Internet.106 - Thiếu hụt nhân sự có kỹ năng chuyên môn để thực hiện chuyển đổi chính phủ điện tử/số là thách thức lớn thứ hai (sau thiếu hụt kinh phí). - Mặc dù đất nước có nguồn nhân lực trình độ cao để thực hiện chiến lược chuyển đổi chính phủ điện tử/số, nhưng rào cản lớn nhất nằm ở khả năng tuyển dụng và giữ chân những nhân tài này trong các cơ quan nhà nước do mức lương của khu vực tư nhân cao và hấp dẫn hơn. Nhiều công chức, viên chức đã nghỉ việc chuyển sang khu vực tư nhân sau khi tích lũy kinh nghiệm làm việc ở khu vực nhà nước. 4.2 Chính phủ có chuyên viên/chuyên gia tư vấn có kiến thức và năng lực ở cả lĩnh vực quản trị hành chính công và chuyên môn kỹ thuật hay không? VÀNG/ĐỎ + Việt Nam có 290 trường cao đẳng và đại học, trong đó có nhiều trường cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cả vềhành chính công và công nghệ thông tin truyền thông. Ví dụ: 105 http://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/134370/Bao-cao-danh-gia-muc-do-ungdung-cong-nghe-thong- tin-cua-cac-Bo--co-quan-ngang-Bo--co-quan-thuoc-Chinh-phu-va-cactinh--thanh-pho-truc-thuoc-Trung- uong-nam-2016.html 106 http://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/134370/Bao-cao-danh-gia-muc-do-ungdung-cong-nghe-thong- tin-cua-cac-Bo--co-quan-ngang-Bo--co-quan-thuoc-Chinh-phu-va-cactinh--thanh-pho-truc-thuoc-Trung- uong-nam-2016.html Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 61 • Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA) có chương trình đào tạo hành chính công và cũng giảng dạy về nội dung chính phủ điện tử trong một số chương trình học. • Đại học FPT có cách tiếp cận gắn giáo dục với nhu cầu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp từ đó trang bị cho sinh viên cả kiến thức kỹ thuật chuyên môn lẫn năng lực quản lý kinh doanh. + Một số cơ quan đã thuê các đơn vị thuộc khu vực tư, như Viettel để cung cấp các dịch vụ có hàm lượng chuyên môn kỹ thuật cao. - Kỹ năng của nhân lực khu vực công trong thực hiện chuyển đổi chính phủ điện tử/số thường được coi là thách thức lớn thứ hai (sau tài chính) trong bối cảnh nhiều nhân tài chọn làm việc trong khu vực tư nhân. - Có sự thiếu hụt nhân lực trong khu vực công thành thạo kỹ năng và chuyên môn ở cả hai lĩnh vực hành chính công và kỹ thuật. - Kinh phí dành cho việc thu hút các chuyên gia tư vấn sở hữu những kỹ năng nói trên rất hạn chế. 4.3 Hoạt động đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức về chính phủ điện tử/số có được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền (trung ương lẫn địa phương) hay không?VÀNG + Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.107 + Quyết định số 481/QĐ-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Bộ Nội vụ ban hành Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng CNTT cho cán bộ, công chức. Các khóa đào tạo cũng do Bộ Nội vụ tổ chức.108 + Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.109 + Có các chương trình đào tạo kỹ năng số cho các công chức thuộc các bộ phận liên quan đến thương mại điện tử.110 + Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo đặc biệt được cung cấp cùng với đối tác với bên ngoài. Ví dụ, tháng 6 năm 2017, Bộ Tư pháp đã làm việc với Dự án Phát triển Lập pháp 107 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_ id=87768 108 https://moha.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong-cua-bo-noi-vu/ket-thuc-lop-boi-duong-tructuyen-e-learn- ing-36143.html; https://moha.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-hoat-dong-cua-bo-noi-vu/le-khai-mac-lop-boi-duong- tructuyen-e-learning-kien-11152.html 109 http://mic.gov.vn/phapdien/Pages/TinTuc/102033/Thong-tu-03-2014-TT-BTTTT.html 110 http://www.vecita.gov.vn/TinBai/1481/Tap-huan-thuong-mai-dien-tu-cho-can-bo-quan-ly-nha-nuoc-va-doanh- nghiep-tai-Ha-Giang-Tuyen-Quang-va-Bac-Kan; http://www.vecita.gov.vn/TinBai/1510/Tap-huan-thuong-mai- dien-tu-cho-can-bo-quan-ly-nha-nuoc-doanh-nghiep-va-sinh-vien-tai-Phu-Tho 62 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Quốc gia ở Việt Nam (NLD) do Chính phủ Canada tài trợ để tổ chức các khóa học cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp lãnh đạo trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.111 + Các cơ quan khác nhau cũng tự tổ chức nhiều khóa đào tạo cho cán bộ của mình. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức các khóa đào tạo về an ninh mạng hàng năm cho cả cấp lãnh đạo và chuyên viên kỹ thuật. - Chưa rõ ràng về chất lượng đào tạo, đặc biệt ở các cấp địa phương. - Không có các chương trình đào tạo một cách hệ thống cho các cơ quan của chính phủ về kỹ năng số. 4.4. Có cơ hội thăng tiến rõ ràng dành cho nhân sự trong lĩnh vực chính phủ điện tử/số hay không? ĐỎ + Lộ trình phát triển sự nghiệp được quy định rõ ràng, tuy nhiên, không có quy định về các cơ hội thăng tiến dành riêng cho nhân sự trong lĩnh vực chính phủ điện tử/số. - Không có chế độ lương bổng hoặc lợi ích ưu đãi nào khác dành riêng cho nhân sự trong lĩnh vực chính phủ điện tử/số. - Chuyên môn liên quan đến chính phủ số chủ yếu vẫn được nhìn nhận như là kỹ năng CNTT truyền thống, và thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp cho những cán bộ giỏi cả về hành chính công và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, nhân sự trong lĩnh vực CPĐT/số thường ở các đơn vị có tính chất phục vụ quản lý, chức năng nhiệm vụ chung, ít liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành, địa phương do đó khó có cơ hội thăng tiến. 4.5 Cán bộ đảm nhiệm xây dựng chiến lược chính phủ số có được hưởng thu nhập cao hơn và chính sách đãi ngộ đặc biệt hơn các cán bộ công chức trong các lĩnh vực khác để giữ chân họ ở lại làm việc không? Chế độ đãi ngộ này có được nêu rõ trong các văn bản pháp quy hay không? ĐỎ + Ít nhất có một cơ quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho phép cán bộ CNTT thực hiện chế độ giờ làm việc linh hoạt, khác với cán bộ hành chính. - Bộ Tài nguyên và Môi trường dường như là một ngoại lệ vì các cơ quan khác dường như không có chế độ ưu đãi đặc biệt nào. - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã quy định tại khoản 3, Điều 23 về “Khuyến khích các cơ quan nhà nước ban hành quy định ưu đãi về thu nhập cho nhân lực CNTT trong cơ quan mình; quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, yêu cầu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với việc ứng dụng CNTT trong công việc của mình”. Tuy nhiên, việc áp dụng còn hiếm trong các Bộ, ngành và địa phương.112 111 http://www.nldvietnam.org/news/view/146-l%E1%BB%9Bp-b%E1%BB%93i-du%E1%BB%A1ng- c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-k%E1%BB%B9-nang-phuong-phap- lanh-d%E1%BA%A1o-cho-ngu%E1%BB%9Di-d%E1%BB%A9ng-d%E1%BA%A7u-don-v%E1%BB%8B- thu%E1%BB%99c-b%E1%BB%99.htm 112 https://tuoitre.vn/ky-1-tang-truong-nong-luong-it-tang-vot-1318881.htm Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 63 4.6 Kỹ năng số có được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các cơ quan nhà nước hay không? VÀNG + Các cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực nhà nước thường xuyên sử dụng máy tính làm việc, và phần lớn sử dụng Internet. + Kỹ năng máy tính là một nội dung trong các kỳ thi tuyển dụng. + Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.113 + Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp. Các bộ, ngành và tỉnh, thành đều có bộ phận đảm nhiệm chức năng liên quan đến chính phủ điện tử/số.114 - Thiếu hụt nhân sự có trình độ thực hiện chuyên môn liên quan đến chuyển đổi chính phủ điện tử/số thường được coi là thách thức lớn thứ hai (sau thiếu nguồn kinh phí) do các chuyên gia trong lĩnh vực này thường lựa chọn làm việc trong khu vực tư nhân. - Kỹ năng số thường được xem là kỹ năng CNTT truyền thống chứ không phải là kết hợp giữa kiến thức quản trị công và kỹ năng CNTT&TT. 4.7 Có Trung tâm hoặc Viện nghiên cứu về chính phủ số hay không? VÀNG/ ĐỎ + Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Đại học RMIT thông báo thành lập Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE). Sáng kiến được khởi động với sự hỗ trợ của Bộ GD&ĐT và là sự hợp tác giữa RMIT, Chính phủ, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam.115 - CODE tập trung chủ yếu vào hoạt động giáo dục và nghiên cứu nâng cao năng lực kỹ thuật số của lực lượng lao động nói chung hơn là nhắm tới chính phủ số một cách cụ thể. Phạm vi hoạt động của trung tâm này cũng có giới hạn. - Dường như không có trung tâm hoặc viện nghiên cứu chuyên biệt về chính phủ số nào ngoài một số sáng kiến nhỏ và rời rạc. 4.8 Chính phủ có hệ thống quản lý tài sản đối với tất cả các giải pháp và công cụ CNTT và truyền thông hay không? VÀNG/ĐỎ + Bộ TTTT cung cấp và lưu trữ các bộ công cụ và giải pháp công nghệ thông tin nói chung. 113 http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=14492 114 https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/nghi-dinh-101-2017-nd-cp-dao-tao-boi-duong- can-bo-cong-chuc-vien-chuc-319214.aspx 115 http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?CategoryId=37&ItemID=5466 8&PublishedDate=2016-05-17T10:50:00Z 64 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + Bộ TTTT cũng đang xây dựng một kho dữ liệu. - Dường như không có hệ thống quản lý tài sản thống nhất cho tất cả các bộ công cụ và giải pháp CNTT&TT. - Việc chia sẻ dữ liệu, bao gồm bộ công cụ và giải pháp, còn hạn chế. - Không có giải pháp đám mây rộng khắp cho chính phủ. 4.9 Có ứng dụng công nghệ để hỗ trợ chia sẻ kiến thức và mô hình việc làm từ xa hay không? ĐỎ + Có hoạt động chia sẻ kiến thức theo cách truyền thống (các khóa đào tạo, v.v ...). - Chưa có nền tảng hỗ trợ công nghệ tập trung để chia sẻ kiến thức giữa các cơ quan. - Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan bị giới hạn trong phạm vi các quy định bắt buộc. - Không có bằng chứng về việc sử dụng mô hình việc làm từ xa cũng như chưa có chính sách chính thức. Đội ngũ nhân sự xây dựng và thực thi chiến lược chính phủ điện tử/số 4.10 có tinh thần và nhiệt huyết cao trong công việc hay không? Chính phủ có thu hút được các tài năng từ các trường đại học hoặc trong các ngành công nghiệp tham gia vào các dự án cụ thể hay không? VÀNG/ĐỎ + Đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực chính phủ điện tử/số có tinh thần cống hiến và nhiệt huyệt cao vì đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng giúp thúc đẩy cải cách hành chính. - Phàn ánh phổ biến nhất tại các cơ quan là vấn đề thiếu kinh phí và thiếu nhân lực có kỹ năng phù hợp. - Chính phủ có thể tiếp cận với các tài năng về công nghệ số nhờ các trường đại học và cao đẳng có những chương trình đào tạo tốt trong lĩnh vực này; tuy nhiên, trên thực tế, những người có năng lực nhất thường chọn làm việc trong khu vực tư nhân. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 65 Đánh giá lĩnh vực năng lực, tập quán và kỹ năng Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 4.1. Chính phủ có đủ chuyên VÀNG / ĐỎ Việc thiếu cán bộ có năng lực phù hợp được coi là viên có kỹ năng và trình thách thức lớn thứ hai đối với chính phủ số. Vấn đề độ cần thiết để triển khai chính là các cá nhân có năng lực làm việc trong khu chiến lược chuyển đổi vực tư nhân với mức lương cao hơn. Nếu họ vào làm chính phủ điện tử/số hay việc ở cơ quan nhà nước, họ thường rời đi sau khi không? Số lượng chuyên đã có kinh nghiệm (và làm việc ở khu vực tư nhân). viên trong lĩnh vực này là Đây không phải là một thách thức đối với riêng Việt bao nhiêu? Nam mà là một vấn đề mà chính phủ trên toàn thế giới phải đối mặt; tuy nhiên, vẫn có những cách thức khuyến khích những người có kỹ năng phù hợp xem xét làm việc trong khu vực công (ví dụ như giờ làm việc linh hoạt, làm việc di động, v.v). 4.2. Chính phủ có chuyên VÀNG / ĐỎ Ngoài những vấn đê nêu trên, việc tìm kiếm những viên/chuyên gia tư vấn người có năng lực kết hợp giữa kinh doanh và kỹ có kiến thức và năng lực ở thuật thực sự là một thách thức. Phát triển chính phủ cả lĩnh vực quản trị hành số thường được xem là vấn đề đòi hỏi kỹ năng CNTT chính công và chuyên truyền thống, nhưng trong bối cảnh hiện nay, nhu môn kỹ thuật hay không? cầu đối với nhân sự có thể kết nối hoạt động kinh doanh với công nghệ ngày càng cao. Những người có chuyên môn này thường không làm việc trong bộ máy chính phủ, tuy nhiên các cơ quan nhà nước do thiếu kinh phí (khó khăn thường gặp nhất đối với chuyển đổi số) lại chưa tận dụng được phương thức thuê chuyên gia tư vấn. 4.3. Hoạt động đào tạo cho VÀNG Có những quy định về đào tạo nội bộ và phạm vi mở cán bộ, công chức, viên rộng đến cấp địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế, chức về chính phủ điện tính chất và chất lượng đào tạo không rõ ràng, đặt tử/số có được tổ chức ra câu hỏi liệu có cần theo dõi đánh giá hiệu quả đào ở tất cả các cấp chính tạo hay không. quyền (trung ương và địa phương) hay không? 4.4. Có cơ hội thăng tiến rõ ĐỎ Không có con đường phát triển sự nghiệp rõ ràng và ràng dành cho nhân sự cơ chế khuyến khích để cán bộ theo đuổi công việc trong lĩnh vực chính phủ liên quan tới chính phủ số. Một lý do là chính phủ điện tử/số hay không? điện tử được coi là một lĩnh vực kỹ thuật, trái ngược với việc khuyến khích những người có kỹ năng toàn diện (xem ở trên). 66 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 4.5. Cán bộ đảm nhiệm xây ĐỎ Không có thêm ưu đãi về cơ chế đãi ngộ và giữ chân dựng chiến lược chính so với cán bộ khác. Một cơ quan cho phép giờ làm phủ số có được hưởng thu việc linh hoạt nhưng đây dường như là một ngoại lệ. nhập cao hơn và chính Cơ chế khuyến khích đặc thù đối với những người sách đãi ngộ đặc biệt hơn làm việc về chính phủ số là đặc biệt quan trọng các cán bộ công chức trong bối cảnh việc thu hút và giữ chân nhân tài hết trong các lĩnh vực khác sức khó khăn. không? Chế độ đãi ngộ này có được nêu rõ trong các văn bản pháp quy hay không? 4.6. Kỹ năng số có được ứng VÀNG Hầu hết cán bộ đều thường xuyên sử dụng máy dụng rộng rãi trong tất cả tính và Internet. Mỗi cơ quan đều có bộ phận CNTT, các cơ quan nhà nước hay nhưng cũng đồng thời dẫn đến quan niệm cho rằng không? chính phủ số chỉ là một lĩnh vực phát triển kỹ thuật, mà thực chất thì không phải vậy. 4.7. Có trung tâm hoặc viện VÀNG / ĐỎ Có một số ví dụ về việc thành lập Trung tâm nghiên nghiên cứu hàn lâm xuất cứu ngoài chính phủ (trong trường đại học) nhưng sắc về chính phủ số hay không có sáng kiến rộng khắp trên toàn quốc. không? 4.8. Chính phủ có hệ thống VÀNG / ĐỎ Bộ TTTT đang xây dựng kho dữ liệu và lưu trữ bộ quản lý tài sản thống nhất công cụ và giải pháp CNTT&TT; tuy nhiên, không có cho tất giải pháp và công hệ thống quản lý tài sản toàn quốc. Một thách thức cụ CNTT và truyền thông đặc biệt là việc thiếu chia sẻ thông tin giữa các cơ hay không? quan. 4.9. Có ứng dụng công nghệ ĐỎ Không cơ chế chia sẻ kiến thức hoặc các chính sách để hỗ trợ chia sẻ kiến thức làm việc từ xa được hỗ trợ bằng công nghệ. và mô hình việc làm di động hay không? 4.10. Đội ngũ nhân sự xây dựng VÀNG / ĐỎ Năng lượng và tinh thần làm việc hiện ở mức cao; và thực thi chiến lược tuy nhiên, vấn đề phổ biến nhất bao gồm thiếu kinh chính phủ điện tử/số có phí và thiếu cán bộ có năng lực phù hợp, cả hai vấn tinh thần và nhiệt huyết đề này đều gây nghi ngại liệu tinh thần làm việc sẽ cao trong công việc hay tiếp tục giữ ở mức cao hay không. không? Chính phủ có thu hút được các tài năng từ các trường đại học hoặc trong các ngành công nghiệp tham gia vào các dự án cụ thể hay không? Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 67 Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀNG / ĐỎ Năng lực và kỹ năng đều ở mức cao tại Việt Nam; tuy nhiên, vấn đề thiếu cán bộ có trình độ thường được coi là thách thức lớn thứ hai (sau việc thiếu kinh phí) giữa các cơ quan, làm gia tăng mối quan ngại về tinh thần làm việc và việc thực hiện chính phủ số trong tương lai. Mặc dù khu vực công có thể không cạnh tranh được với khu vực tư nhân về thù lao nhưng có nhiều cơ hội để tạo ra động lực phi tiền tệ để tăng để tăng tỷ lệ tuyển dụng và giữ chân người tài. 68 5. Cơ sở hạ tầng dùng chung Bối cảnh: Cơ sở hạ tầng dùng chung dưới dạng các nền tảng kỹ thuật và dịch vụ số, tiêu chuẩn, khả năng tương tác và các hệ thống thông tin quản lý đang tạo nền tảng cơ bản cho việc triển khai chính phủ số theo hướng cắt giảm chi phí và thúc đẩy chia sẻ thông tin. 5.1 Chính phủ đã xây dựng Khung kiến trúc tổng thể cho các tiêu chuẩn liên quan đến CNTT&TT hay chưa? VÀNG/XANH + Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ TTTT quy định về việc triển khai các hệ thống thông tin với quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương.116 + Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ TTTT, ban hành Khung Kiến trúc của Chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam, Phiên bản 1.0, hướng tới các mục tiêu sau:117 • Xác định Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam. Đây là cơ sở để cơ quan nhà nước ở các cấp xác định trách nhiệm và vị trí của mình trong việc phát triển CPĐT một cách đồng bộ. • Làm cơ sở cho các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kiến trúc CPĐT một cách chi tiết, tiết kiệm cả về thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ. • Trên cơ sởKhung Kiến trúc CPĐT quốc gia, các bộ, ngành địa phương tiến hànhxây dựng và thực hiện khung kiến trúc CPĐT của mình. Ở tất cả các cấp, đảm bảo kết nối, truyền thông, chia sẻ, tái sử dụng thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin. - Đã ban hành các chính sách và quy định, tuy nhiên, chưa rõ tình hình thực thitại tất cả các cơ quan và cấp chính quyền. 5.2 Chính phủ có Khung Liên thông chính phủ điện tử với tiêu chuẩn bắt buộc đối với hệ thống của từng cơ quan hay không? VÀNG + Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ TTTT ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.118 + Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Bộ TTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ 116 https://mic.gov.vn/Pages/VanBan/10146/25-_2014_TT-BTTTT.html 117 http://mic.gov.vn/Pages/vanban/chitietvanban.aspx?IDVB=13778 118 https://mic.gov.vn/Pages/VanBan/10100/22_2013_TT-BTTTT.html Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 69 kết nối các hệ thống quản lý văn bản và Điều hành”119 + Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ TTTTquy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia.120 - Việc tổ chức thực hiện những văn bản nêu trên ở các cấp chính quyền, các cơ quan chưa được thông tin rõ ràng. 5.3. Chính phủ có thiết lập các tiêu chuẩn cho Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interfaces, hay API) để phát triển ứng dụng hoặc dịch vụ trực tuyến hay không? VÀNG/ĐỎ + Đã có những sáng kiến API khác nhau. Ví dụ: • Đà Nẵng đã xây dựng hệ thống dữ liệu mở cho phép sử dụng API.121 • Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch ban hành Thông tư về API mở để chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp công nghệ tài chính. - Không có tiêu chuẩn quốc gia chung về API áp dụng cho tất cả các cơ quan nhà nước. 5.4 Các nền tảng kỹ thuật số được chia sẻ có được thiết kế và sử dụng hay không? ĐỎ + Bộ TTTT có kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu trung ương, tuy nhiên nguồnkinh phí chưa được xác định rõ. - Tất cả các Bộ và tỉnh thành đều có máy chủ riêng. - Không có giải pháp đám mây cho toàn chính phủ. 5.5 Chính phủ có sử dụng các dịch vụ như Điện toán đám mây, để cung cấp dịch vụ công nhanh hơn, linh hoạt hơn? Chính phủ có kế hoạch chuyển đổi dữ liệu sang điện toán đám mây hay không? VÀNG/ĐỎ + Có một số nhà cung cấp điện toán đám mây tư nhân ở Việt Nam hoạt động rất mạnh như Viettel,122 FPT,123 và VNPT.124 + Một số Bộ đã áp dụng các giải pháp điện toán đám mây, chẳng hạn như: 119 https://mic.gov.vn/Pages/VanBan/13622/10_2016_TT-BTTTT.html 120 https://mic.gov.vn/Pages/VanBan/13969/13_2017_TT-BTTTT.html 121 http://opendata.danang.gov.vn/ 122 https://viettelidc.com.vn/cac-mo-hinh-dich-vu-dien-toan-dam-may-tim-hieu-ve-iaas-infrastructure-as-a-services. html 123 https://tech.fpt.com.vn/iaas-va-paas-lua-chon-nen-tang-nao-de-phat-trien-doanh-nghiep/ 124 https://vnptdata.vn/cloud 70 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuê Vietttel triển khai trung tâm dữ liệu điện toán đám mây. • Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tiên phong trong việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, mặc dù cũng có những lo ngại về tính bảo mật trong việc chuyển đổi thông tin nhạy cảm sang điện toán đám mây. • Bộ Tài chính đang phát triển đám mây riêng và có thể sẵn sàng sau năm 2020. • Bộ Tài nguyên và Môi trường có sử dụng một hợp phần điện toán đám mây trong quản lý hệ thống đất đai. + Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch ban hành hướng dẫn sử dụng điện toán đám mây cho các cơ quan chính phủ. Bộ TTTT nên đóng vai trò chủ đạo và điều phối các cơ quan liên quan trong việc triển khai; tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây hiện nay không đồng nghĩa với việc xây dựng một nền tảng điện toán đám mây cho toàn bộ chính phủ và các tỉnh thành. - Không có giải pháp điện toán đám mây chung cho toàn bộ chính phủ. - Những rào cản lớn nhất đối với triển khai đám mây không phải là đề vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề pháp lý. - Bộ TTTT chưa có thời hạn cụ thể về việc ban hành hướng dẫn sử dụng điện toán đám mây cho các cơ quan chính phủ. - Trong khi đó, các cơ quan đã tự lựa chọn mô hình đám mây riêng, không theo chuẩn chung.125 5.6 Có mạng chia sẻ dữ liệu và dịch vụ được đảm bảo an toàn của chính phủ không? Chính quyền địa phương có kết nối với mạng chia sẻ dữ liệu ở trung ương không? VÀNG + 100% các cơ quan trung ương có mạng máy tính cục bộ (LAN).126 + Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.127 + Mạng của Chính phủ cũng được sử dụng như mạng Intranet nội bộ và được kết nối với các tỉnh và các địa phương. + Chính phủ đang dự kiến đưa vào vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia trong Quý I/2019. 125 http://aita.gov.vn/ung-dung-dien-toan-dam-may-hien-trang-ung-dung-trong-cac-co-quan-nha-nuoc; http://mic. gov.vn/Pages/TinTuc/97725/Ung-dung-dien-toan-dam-may-trong-co-quan-nha-nuoc.html 126 http://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/134370/Bao-cao-danh-gia-muc-do-ungdung-cong-nghe-thong-tin- cua-cac-Bo--co-quan-ngang-Bo--co-quan-thuoc-Chinh-phu-va-cactinh--thanh-pho-truc-thuoc-Trung-uong- nam-2016.html 127 http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=24645 Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 71 - Chưa rõ về tính bảo mật của (các) mạng trong thực tế. - Chưa có bằng chứng rõ ràng về mức độ kết nối của chính quyền địa phương với mạng chia sẻ dữ liệu ở trung ương. 5.7 Có hệ thống thông tin quản lý hay không? VÀNG + Có một số hệ thống thông tin quản lý liên quan đến các dịch vụ công cụ thể, chẳng hạn như: • Bằng lái xe128 • Bảo hiểm xã hội129 • Hải quan130 • Thuế trực tuyến131 • Xin thị thực132 • Đăng ký kinh doanh133 • Đấu thầu điện tử134 + Khi các cơ sở dữ liệu quốc gia được hoàn thành, sẽ có thể có thêm nhiều hệ thống thông tin quản lý. - Mức độ áp dụng và triển khai là rất khác nhau giữa các cơ quan và cáctỉnh, thành. - Chưa có đánh giá rõ ràng về chất lượng của hệ thống thông tin quản lý hiện hành . 5.8 Chính phủ có xem xét cho phép khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ số không? Chính phủ có ký kết thỏa thuận hợp tác nào theo hình thức đối tác công-tư (PPP) để tìm nhà cung cấp dịch vụ không? Có hệ thống quản lý tài sản tập trung để theo dõi tất cả các giao dịch mua thiết bị số (thiết bị, giấy phép phần mềm, quản lý các phiên bản, v.v.) hay không? VÀNG + Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 về thí điểm thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước dưới hình thức PPP. Đối tượng áp dụng clà các cơ quan nhà nước, tổ chức sử dụng vốn nhà nước để thuê dịch vụ CNTT, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ 128 http://dichvucong.gplx.gov.vn:8000/faces/registration/home.xhtml 129 https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn 130 https://vnsw.gov.vn; https://www.customs.gov.vn 131 http://kekhaithue.gdt.gov.vn 132 https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75-6a32- 4215-afeb-47d4bee70eee&ID=125 133 https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn 134 http://muasamcong.mpi.gov.vn/ 72 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam CNTT cho cơ quan nhà nước.135 + Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BTTTT ngày 30/9/2016 trong đó quy định một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, các quy định vẫn chưa đủ cụ thể nên thực tế áp dụng còn nhiều khó khăn. + Một số cơ quan như Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số tỉnh, thành đã sử dụng mô hình PPP phi chính thức. + Mô hình PPP gián tiếp cũng đã được áp dụng thông qua hình thức các cơ quan nhà nước thuê ngoài chuyên gia tư vấn (tư nhân). + Các bộ, ngành cũng có thể nhận được tư vấn của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (trong đó có 4/24 thành viên là đại diện từ chính phủ) cũng như tư vấn từ khu vực ngoài nhà nước như VNPT, FPT và Viettel, và một số tổ chức khác.136 + Hệ thống quản lý đấu thầu qua mạng đã được vận hành.137 - Khu vực tư nhân không cung cấp dịch vụ số của chính phủ nhưng làm việc với nhà thầu chính phủ để xây dựng các hệ thống và dịch vụ theo yêu cầu. - Các mô hình PPP đang được thực hiện theo hướng chính phủ đóng vai trò chủ đạo và cần tuân thủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật, theo đó khu vực tư nhân đóng vai trò là nhà cung cấp thay vì một đối tác bình đẳng. - Khu vực tư nhân cho rằng các chính sách mua sắm CNTT hiện nay gây khó khăn, vướng mắc đối với cả người mua và nhà cung cấp. 5.9 Các cơ quan nhà nước có được khuyến khích tiếp cận các công nghệ mới (như đám mây, học máy, Internet vạn vật) hay không? VÀNG/ĐỎ + Bộ TTTT xác định dữ liệu lớn và công cụ phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo là năm xu hướng chính cho năm 2018 cần có hướng dẫn cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. - Hiện tại chưa có chính sách cụ thể liên quan đến công nghệ mới. 135 http://cntt.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-van-phap-luat-ve-cntt.aspx?ItemID=34 136 Quyết định 415/QĐ-TTg ngày 04/4/2017của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 12/6/2018, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã ban hành Quyết định 222/QĐ-HĐTV 2018 ban hành Danh sách bổ sung thành viên Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính theo Quyết định 603/QĐ-TTg bổ sung 06 thành viên đại diện cho các Bộ Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng. 137 http://muasamcong.mpi.gov.vn/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 73 Đánh giá lĩnh vực cơ sở hạ tầng dùng chung Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 5.1. Chính phủ đã xây dựng VÀNG / XANH Có quy định về Khung Thiết kế CPĐT chuẩn từ năm Khung kiến trúc Tổng thể 2015 (phiên bản 1.0). Khung pháp lý áp dụng cho cho các tiêu chuẩn liên các cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp. quan đến CNTT&TT hay chưa 5.2 Chính phủ có Khung Liên VÀNG Có các quy định liên quan đến Khung CPĐT Liên thông Chính Phủ điện tử thông từ năm 2015, bao gồm các tiêu chuẩn kỹ với tiêu chuẩn bắt buộc thuật về CNTT tại các cơ quan nhà nước. Quy định đối với hệ thống của từng này sau đó đã được bổ sung bằng các quy định quốc cơ quan hay không? gia về kỹ thuật, bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ưu tiên. 5.3 Chính phủ có thiết lập các VÀNG / ĐỎ Có những ví dụ về các API; tuy nhiên, không có chính tiêu chuẩn cho Giao diện sách chung cho toàn bộ các cơ quan nhà nước. Sự lập trình ứng dụng (API) phát triển của chính sách này là rất quan trọng đối để phát triển ứng dụng với các mục tiêu trong tương lai, đặc biệt là kết hợp hoặc dịch vụ trực tuyến với chính sách dữ liệu mở (xem chương tiếp theo). hay không? 5.4. Các nền tảng kỹ thuật số ĐỎ Không có trung tâm dữ liệu Trung ương và các cơ được chia sẻ có được thiết quan tựlựa chọn nền tảng kỹ thuật số (và máy chủ) kế và sử dụng hay không? riêng của họ. Không có điện toàn đám mây cho tất cả các cơ quan chính phủ (xem phần tiếp theo). 5.5. Chính phủ có sử dụng VÀNG / ĐỎ Một số cơ quan đã chuyển sang điện toán đám mây các dịch vụ Đám mây, ví ởmức độ khác nhau khi nhận ra lợi ích của nó. Tuy dụ như để thúc đẩy phân nhiên, không có chính sách điện toán đám mây phối dịch vụ nhanh hơn cho toàn chính phủ. Một trong những lợi ích chính và/hoặc linh hoạt hơn? của điện toán đám mây là quy mô và khả năng liên Chính phủ có kế hoạch thông. Do đó, Chính phủ nên đưa ra chính sách chuyển đổi dữ liệu sang trong lĩnh vực này để tận dụng lợi thế kinh tế trên điện toán Đám mây hay quy mô, đặc biệt là sẽ rất khó để chuẩn hóa các giải không? pháp đám mây khác nhau ở giai đoạn sau này. 5.6. Có mạng chia sẻ dữ liệu VÀNG Có mạng lưới chính phủ kết nối với các tỉnh thành và dịch vụ được đảm bảo địa phương; tuy nhiên, từ góc độ kỹ thuật, mức độ an toàn của chính phủ về an ninh trên thực tế không rõ ràng từ kết quả không? Chính quyền địa nghiên cứu.. phương có kết nối với mạng chia sẻ dữ liệu ở trung ương không? 74 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Câu hỏi Đánh giá Mức độ sẵn sàng Bình luận 5.7 Có hệ thống thông tin VÀNG Có rất nhiều hệ thống thông tin của chính phủ, quản lý hay không? bao gồm mua sắm điện tử, thuế, hải quan, và bảo hiểm xã hội, và nhiều hệ thống khác. Tuy nhiên, chất lượng của các hệ thống này không rõ ràng và có một số lĩnh vực dường như không được bảo vệ, ví dụ như hệ thống thông tin quản lý nhận dạng, mặc dù những lĩnh vực này có thể sẽ xuất hiện khi các cơ sở dữ liệu quốc gia đang được phát triển. 5.8 Chính phủ có xem xét cho VÀNG Có hệ thống đấu thầu điện tử Trung ương để theo phép khu vực tư nhân dõi các giao dịch mua bán, mặc dù đa số hồ sơ dự cung cấp dịch vụ kỹ thuật thầu không được gửi trực tuyến. Tương tự như vậy, số không? Chính phủ có có một số ví dụ về hợp tác công tư (PPP) trong việc ký kết thỏa thuận hợp tác tìm nguồn cung ứng nhưng những giao dịch này nào theo hình thức đối tác thường do Chính phủ nắm vai trò tiên phong, và công-tư (PPP) để tìm nhà không phải quan hệ đối tác bình đẳng với khu vực cung cấp dịch vụ không? tư nhân. Các bên tham gia trong khu vực tư nhân Có hệ thống quản lý tài sản cũng nêu ra nhiều thách thức khi làm việc với khu tập trung để theo dõi tất cả vực công, chủ yếu là trong quá trình mua sắm. Đây các giao dịch mua thiết bị cũng là thách thức chung ở các nước khác nhưng số (thiết bị, giấy phép phần không có nghĩa là chính phủ không cần cố gắng cải mềm, quản lý các phiên thiện tình hình. bản, v.v.) hay không? 5.9. Các cơ quan nhà nước có VÀNG / ĐỎ Bộ TTTT đã có tầm nhìn xa qua đó xác định các công được Chính phủ khuyến nghệ mới có tầm quan trọng mà Bộ hướng tới việc khích tiếp cận các công ban hành hướng dẫn vào năm 2018. Đồng thời, vẫn nghệ mới (như đám còn thiếu các chính sách liên quan đến các công mây, Máy học – Machine nghệ này, có nghĩa là các cơ quan đang chủ động learning, Internet vạn vật) theo đuổi các công nghệ này một cách đơn lẻ, đây hay không? là dấu hiệu tốt nhưng có thể gây khó khăn trong tương lai trong vấn đề chuẩn hóa, ngoài những thách thức khác. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀNG / ĐỎ Theo những thông tin thu thập được, có những quy định rõ ràng về kiến trúc và tiêu chuẩn, và các quy định này đang được tuân thủ. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là việc thiếu các chính sách đối với công nghệ mới, đặc biệt là điện toán đám mây. Khi các cơ quan áp dụng công nghệ mới một cách đơn lẻ, việc chuẩn hóa trong tương lai sẽ gặp rất nhiều khó khăn và do đó cần nhanh chóng thông qua các chính sách trong lĩnh vực này. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 75 6. Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách Bối cảnh: Quá trình chuyển đổi chính phủ số phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách. Khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và chia sẻ dữ liệu bằng cách sử dụng các công nghệ mới có ý nghĩa then chốt trong cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công. Dữ liệu có sẵn có thể được sử dụng để cải tiến quá trình ra quyết định, tăng cường hiệu quả và tạo ra nhiều lợi ích từ các bên. Các quốc gia trên thế giới dẫn đầu trong lĩnh vực này đã xây dựng “Hệ thống đăng ký dữ liệu cơ bản” quốc gia, cho phép các cơ quan nhà nước sử dụng và chia sẻ một bộ dữ liệu chuẩn để tăng cường hiệu suất công việc. 6.1 Dữ liệu của Chính phủ có sẵn và được các nhà hoạch định chính sách và nhà cung cấp dịch vụ công sử dụng hay không? Cung cấp các ví dụ cụ thể. VÀNG/ĐỎ + Dữ liệu thường được thu thập để phục vụ công tác báo cáo cho lãnh đạo cấp cao. + Đã có các khảo sát về mức độ sử dụng và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.138 + Luật số 104/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về Tiếp cận thông tin có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.139 - Chất lượng dữ liệu trong các báo cáo trình lên lãnh đạo cấp cao chưa được đánh giá rõ ràng. - Tương tự, chưa có quy định cụ thể và quy trình công khai, minh bạch về việc sử dụng phản hồi của người dân sử dụng dịch vụ công trong hoạch định chính sách mặc dù một số cơ quan đã tham khảo ý kiến của người dân và doanh nghiệp từ Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Chỉ số hành chính công cấp tỉnh PAPI, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử doanh nghiệp, khảo sát hài lòng của người dân về hệ thống dịch vụ công một cửa và các cổng thông tin của Chính phủ. 6.2 Chính phủ có chiến lược quản lý dữ liệu (thu thập, lưu trữ, chia sẻ và tái sử dụng) không? Chiến lược có được triển khai không? VÀNG + Các cơ quan được khuyến khích sử dụng dữ liệu chung thay vì tự thu thập lại dữ liệu. Điều 7 của Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan nhà nước cần được thực hiện theo nguyên tắc sau: 138 https://dichvucong.most.gov.vn/dvc/Pages/KhaoSat.aspx 139 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_ id=184568; http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpqen-toanvan.aspx?ItemID=11040 76 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam c) Không thu thập lại những thông tin số đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, chia sẻ nếu nội dung thông tin số đó là chính xác, đáng tin cậy.140 + Điều 4, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.141 + Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên thu thập, chia sẻ và tái sử dụng có hiệu quả để tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử bao gồm:142 • Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê nhân khẩu học; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính; và, • Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm + Có kế hoạch rõ ràng nhằm quản lý dữ liệu tốt hơn trong đó ưu tiên hàng đầu của năm 2018 là thiết lập cổng dịch vụ côngquốc gia; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia; và liên kết và chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các cơ quan. - Quản lý dữ liệu đang ở giai đoạn đầu. Các cơ quan đang quản lý dữ liệu một cách phân tán; trong khi đó, việc hợp tác trong xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và chia sẻ còn yếu. - Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia đang được tiến hành nhưng chưa xác định thứ tự ưu tiên rõ ràng. 6.3 Dữ liệu được thu thập từ các thiết bị khác nhau (điện thoại di động, thiết bị phản ứng, thiết bị cảm biến v.v ...) có được Chính phủ sử dụng để hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội không? VÀNG/ĐỎ + Ở cấp độ quốc gia, có một số sáng kiến thu thập dữ liệu phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ: • Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.143 140 https://mic.gov.vn/phapdien/Pages/TinTuc/115696/dieu-3.2.LQ.7.-Trach-nhiem-quan-ly-nha-nuoc-ve-cong-nghe- thong-tin.html 141 https://www.vnnic.vn/tenmien/chinhsach/ngh%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BB%8Bnh-s%E1%BB%91-72- 2013-n%C4%90-cp-ng%C3%A0y-15-th%C3%A1ng-07-n%C4%83m-2013-c%E1%BB%A7-ch%C3%ADnh- ph%E1%BB%A7-h%C6%B0%E1%BB%9Bngd%E1%BA%ABn-v%E1%BB%81 142 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Decision-714-QD-TTg-databases-requiring-priority- development-to-establish-e-government-development-320788.aspx 143 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyetdinh-24-QD-BGTVT-thi-diem-ung-dung-khoa- hoc-cong-nghe-quan-ly-van-tai-hanh-khach-theo-hopdong-306217.aspx Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 77 + Tương tự, có một số sáng kiến đang được thực thi ở các địa phương như: • Ứng dụng CNTT cho dịch vụ xe buýt Hà Nội.144 • Hệ thống giám sát môi trường Hà Nội.145 • Ở thành phố Hồ Chí Minh, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh là nhiệm vụ xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố với mục tiệu Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố sẽ là nền tảng triển khai các hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp, phục vụ công tác khai thác và phân tích thông tin cho các sở-ban ngành, quận huyện và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố. • Trong giai đoạn 1 triển khai thành phố thông minh 2017-2020, nền tảng cơ sở hạ tầng cần thiết sẽ được thiết lập để thu thập và chia sẻ thông tin, phục vụ hệ sinh thái dữ liệu của thành phố Hồ Chí Minh. - Chưa có chiến lược thu thập dữ liệu từ các thiết bị khác nhau, các sáng kiến hiện nay chủ yếu mang tính tự phát. - Thu thập dữ liệu từ các thiết bị khác nhau đang ở giai đoạn đầu, và việc thu thập dữ liệu không được chia sẻ để tạo ra giá trị thặng dư. Ví dụ, dữ liệu của hệ thống theo dõi xe thương mại được lưu trữ bởi các cơ quan quản lý đường bộ và không được chia sẻ rộng rãi hơn để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ vận tải. 6.4 Chính phủ có Thỏa thuận chia sẻ dữ liệu hoặc Giao thức trao đổi dữ liệu với bên thứ ba nào không? VÀNG + Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin và chia sẻ thông tin trong CPĐT.146 + Luật số 104/2016/QH13 về Tiếp cận thông tin có quy định về tiếp cận thông tin từ Chính phủ và Bên thứ ba.147 + Cổng Hệ tri thức Việt số hóa, một cổng dữ liệu mở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, được hỗ trợ vận hành bởi các đơn vị tư nhân.148 - Thoả thuận chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba không phổ biến. Nhìn chung, mặc dù đã có hành lang pháp lý song việc triển khai thực hiện còn chậm, hệ thống cơ sở dữ liệu được chia sẻ còn hạn chế, hiệu quả sử dụng thấp. 144 http://www.mt.gov.vn/moitruong/quy-chuan-chatluong/14882/ha-noi--ung-dung-cong-nghe-cao-trong-van- hanh-va-quan-ly-xe-buyt-.aspx 145 http://hanoi.gov.vn/quantracmoitruong 146 http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Home/van-ban/detail.aspx?iditem=22239 147 http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=14492 148 https://itrithuc.vn/ 78 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 6.5 Cơ sở Hạ tầng Dữ liệu Không gian Quốc gia đã được xác định chưa? Nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS) chung có được được sử dụng hay không? VÀNG + Hệ thống thông tin địa lý thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ đã ban hành Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT quy định các thông số kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó nêu chi tiết các dữ liệu sẵn có.149 Bảy lớp thông tin đang có là: văn bản pháp luật, đất đai, giá đất, sử dụng đất, thống kê và kiểm kê đất đai, chất lượng đất, và dữ liệu thanh kiểm tra. + Thông tư 75/2015/TT-BTNMT cũng quy định cụ thể mức độ chi tiết của thông tin. + Từ năm 2000, Bộ đã ban hành và áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia, được gọi là hệ VN-2000. - Tuy nhiên, hiện chưa rõ các cơ quan khác nhau đang sử dụng tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ở mức độ nào (nếu có). + Luật Đo đạc và Bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14/6/2018 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật quy định cụ thể hạ tầng không gian địa lý quốc gia; quy định chung về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; dữ liệu không gian địa lý quốc gia; dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia; sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; Cổng thông tin không gian địa lý quốc gia. 6.6 Chính phủ có xây dựng Kế hoạch hoặc Khung hướng dẫn về sử dụng Dữ liệu Lớn không? Nếu có, đề nghị cung cấp ví dụ cụ thể? VÀNG/ĐỎ + Bộ TTTT xác định Dữ liệu Lớn và công cụ phân tích dữ liệu nằm trong số năm xu hướng chính của năm 2018 theo đó cần ban hành hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan ở trung ương và địa phương (các xu hướng khác là điện toán đám mây, Internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo). + Trong một số trường hợp dữ liệu Chính phủ đang thu thập có thể áp dụng được công nghệ phân tích dữ liệu. Ví dụ, Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng150. - Hiện tại, không có chính sách cụ thể liên quan đến dữ liệu lớn và công cụ phân tích dữ liệu lớn. 149 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-75-2015-TT-BTNMT-quy-dinh-ky-thuat-co-so-du- lieu-dat-dai-320823.aspx 150 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyetdinh-24-QD-BGTVT-thi-diem-ung-dung-khoa- hoc-cong-nghe-quan-ly-van-tai-hanh-khach-theo-hopdong-306217.aspx Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 79 6.7 Chính phủ đã thông qua chính sách Dữ liệu Mở chưa? Chính phủ hiện có chủ động công bố các bộ dữ liệu mở và khuyến khích việc sử dụng bộ dữ liệu đó hay không? VÀNG [thông tin chi tiết xem chương tiếp theo] + Luật số 104/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về Tiếp cận thông tin.151 + Một số địa phương, ví dụ Đà Nẵng, đã ban hành chính sách về dữ liệu mở.152 + Cổng Hệ tri thức Việt số hóa, cổng dữ liệu mở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, được hỗ trợ vận hành bởi các đơn vị tư nhân.153 - Hiện tại không có chính sách cụ thể đối với dữ liệu mở. - Luật về Tiếp cận thông tin chưa có hiệu lực, và các điều khoản về dữ liệu mở có thể bị hạn chế bởi Luật bảo vệ bí mật nhà nước sắp có hiệu lực. 6.8 Chính phủ đã định nghĩa, số hóa và chia sẻ bộ “đăng ký dữ liệu cơ bản” chưa? VÀNG/ĐỎ + Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên thu thập, chia sẻ và tái sử dụng bao gồm:154 • Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê nhân khẩu học; • Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính; và, • Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm - Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang trong quá trình phát triển các cấp độ khác nhau. - Những thách thức chính đối với giai đoạn phát triển tiếp theo là thiếu nguồn tài chính, môi trường pháp lý và thiếu các tiêu chuẩn. 151 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_ id=184568 152 http://opendata.danang.gov.vn 153 https://itrithuc.vn/ 154 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Decision-714-QD-TTg-databases-requiring-priority- development-to-establish-e-government-development-320788.aspx 80 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 6.9 Đối với mỗi hệ thống đăng ký thông tin cơ bản, Chính phủ đã quy định cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về hoạt động, cập nhật và chia sẻ dữ liệu đăng ký chưa? VÀNG + Bộ TTTT chịu trách nhiệm ban hành hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và phối hợp với cơ quan phụ trách từng cơ sở dữ liệu quốc gia để xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thiết kế, tuân thủ và triển khai. + Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu được thực hiện bởi các cơ quan chủ quản trong khi điều phối việc chia sẻ dữ liệu và đảm bảo tính an toàn và hiệu quả là nhiệm vụ của Bộ TTTT. • Ví dụ, Bộ Công an được giao phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm 15 trường thông tin còn Bộ TTTT phối hợp với Bộ Công an để đến năm 2020 hoàn thành việc thu thập và chia sẻ dữ liệu này giữa các cơ quan. - Sự thiếu phối hợp có nguy cơ dẫn đến lãng phí nguồn lực. Ví dụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tự xây dựng cơ sở dữ liệu về nhận dạng quốc gia sử dụng sinh trắc học. - Việc chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu được thực hiện theo các quy định, như Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, đôi khi còn chưa rõ ràng. 6.10 Theo quy định, mọi cơ quan nhà nước có được yêu cầu sử dụng hệ thống đăng ký cơ bản thay vì thu thập và lưu trữ dữ liệu của riêng mình hay không? VÀNG - Các cơ quan được khuyến khích sử dụng dữ liệu được chia sẻ thay vì tự thu thập lại. Điều 7 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc chia sẻ thông tin điện tử trong các cơ quan nhà nước cần được thực hiện theo nguyên tắc sau: c) Không thu thập lại các thông tin điện tử đã được cung cấp bởi các cơ quan Chính phủ khác nếu các nội dung thông tin đó là chính xác và đáng tin cậy.155 - Cơ sở dữ liệu quốc gia đang được phát triển nên hiện tại chưa xây dựng các yêu cầu để cho phép sử dụng các cơ sở dữ liệu này. - Không có quy định hạn chế việc các cơ quan tự phát triển dữ liệu của riêng mình nên một số cơ quan đã chủ động thực hiện thay vì chờ sự phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia. 155 https://mic.gov.vn/phapdien/Pages/TinTuc/115696/dieu-3.2.LQ.7.-Trach-nhiem-quan-ly-nha-nuoc-ve-cong-nghe- thong-tin.html Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 81 Đánh giá lĩnh vực sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách Câu hỏi Đánh giá Xếp lại màu Đỏ/ Bình luận Vàng/Xanh 6.1. Dữ liệu của Chính phủ VÀNG / ĐỎ Các cơ quan chính phủ thu thập dữ liệu từ người có sẵn và được các nhà dùng có thể được sử dụng trong công tác hoạch hoạch định chính sách và định chính sách, tuy vậy không có bằng chứng việc nhà cung cấp dịch vụ sử này được áp dụng trong thực tế. Những báo cáo dụng hay không? Đưa ra dành cho các lãnh đạo cấp cao bao gồm dữ liệu ví dụ về việc sử dụng dữ nhưng chất lượng chưa rõ ràng và không có bằng liệu này trong phần Nhận chứng cho thấy dữ liệu đang được sử dụng. Nhìn xét. chung, dữ liệu có sẵn nhưng giám sát hiệu suất cần được tăng cường để cho phép các nhà hoạch định chính sách sử dụng dữ liệu tốt hơn. 6.2. Chính phủ có chiến lược VÀNG Có quy định về quản lý dữ liệu, đặc biệt trong việc quản lý dữ liệu (chiến lược hạn chế nhu cầu thu thập lại thông tin. Cũng có sáng thu thập, lưu trữ, chia sẻ và kiến thiết lập các cơ sở dữ liệu quan trọng quốc gia. tái sử dụng) không? Chiến Tuy nhiên, không có chiến lược của chính phủ về lược có được triển khai quản lý dữ liệu và việc thực hiện (và tiềm năng chia không? sẻ và tái sử dụng) dữ liệu quốc gia còn chưa rõ ràng. 6.3. Dữ liệu được thu thập VÀNG / ĐỎ Dữ liệu được thu thập từ các thiết bị khác nhau, mặc từ các thiết bị khác nhau dù quá trình này diễn ra tự phát thay vì được định (điện thoại di động, thiết hướng theo hướng dẫn của cơ quan trung ương gắn bị phản ứng, thiết bị cảm liền với các mục tiêu kinh tế xã hội. Với tỷ lệ thâm nhập biến, v.v) có được Chính điện thoại di động cao, giá thành các thiết bị cảm biến phủ sử dụng để hoạch giảm cùng với các sáng kiến phát triển đô thị thông định chính sách phát triển minh, đây là cơ hội chưa được khai thác để thu thập kinh tế xã hội không? lượng lớn dữ liệu từ đó có thể đưa ra quyết sách. 6.4. Chính phủ có Thỏa thuận VÀNG Không thực sự có thỏa thuận chia sẻ dữ liệu; tuy chia sẻ dữ liệu hoặc Giao nhiên, hệ tri thức Việt số hóa, cổng dữ liệu mở thuộc thức trao đổi dữ liệu với thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, bên thứ ba nào không? được vận hành bởi các tổ chức tư nhân. Luật Tiếp cận thông tin cũng có thể tạo cơ sở cho các thoả thuận mới. 6.5. Cơ sở Hạ tầng Dữ liệu VÀNG Có nền tảng GIS đang được sử dụng chung, được Không gian Quốc gia đã định nghĩa và vận hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi được xác định chưa? Nền trường. Không rõ các cơ quan khác đang sử dụng tảng hệ thống thông tin nền tảng này ở mức độ nào. địa lý (GIS) chung có được được sử dụng hay không? 82 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Câu hỏi Đánh giá Xếp lại màu Đỏ/ Bình luận Vàng/Xanh 6.6. Chính phủ có xây dựng Kế ĐỎ Bộ TTTT xác định Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu là hoạch hoặc Khung hướng một trong 5 xu hướng chính để ban hành ra hướng dẫn về sử dụng dữ liệu lớn dẫn vào năm 2018; tuy nhiên, hiện tại không có không? chính sách nào về lĩnh vực này. Khi Chính phủ tăng cường nỗ lực thu thập dữ liệu (xem ở trên), điều này ngày càng trở nên quan trọng để cung cấp dịch vụ công tốt hơn, có thể chứng minh tốt nhất bằng thực tiễn quốc tế, như ở Singapore. 6.7. Chính phủ đã thông qua VÀNG Vẫn chưa thực sự có chính sách nhưng đã có những chính sách Dữ liệu Mở bước đi đúng hướng. Để biết chi tiết, xin xem chưa? Chính phủ hiện có chương tiếp theo. chủ động công bố các bộ dữ liệu mở và khuyến khích việc sử dụng bộ dữ liệu đó hay không? 6.8. Chính phủ đã định nghĩa, VÀNG / ĐỎ Chính phủ đã xác định một bộ gồm 6 cơ sở dữ liệu số hóa và chia sẻ một bộ quốc gia, đang được phát triển trong các giai đoạn "đăng ký dữ liệu cơ bản" khác nhau. Đây chắc chắn là một bước đi đúng chưa? hướng. Tuy nhiên, việc số hóa và chia sẻ những đăng ký dữ liệu cơ bản vẫn chưa được triển khai. 6.9. Đối với mỗi hệ thống đăng VÀNG Cơ quan chức năng có nhiệm vụ thiết lập 6 cơ sở dữ ký cơ bản, Chính phủ đã liệu quốc gia nhưng tiềm năng chia sẻ vẫn cần được quy định cơ quan chức xem xét khi kết thúc giai đoạn thu thập dữ liệu. Việc năng chịu trách nhiệm về chia sẻ thông tin nhìn chung còn hạn chế, do đó vẫn hoạt động, cập nhật và còn quan ngại về dữ liệu quan trọng sau khi đã được chia sẻ dữ liệu đăng ký thu thập. chưa? 6.10. Theo quy định, mọi cơ VÀNG Các cơ quan được khuyến khích sử dụng lại dữ liệu quan nhà nước có được hơn là tự thu thập dữ liệu của riêng mình; tuy nhiên, yêu cầu sử dụng hệ thống trong thực tế nhiều cơ quan không tuân theo khuyến đăng ký cơ bản thay vì thu nghị này. Do cơ sở dữ liệu quốc gia đang phát triển, thập và lưu trữ dữ liệu của còn quá sớm để đánh giá liệu xu hướng này có tiếp riêng mình hay không? tục hay không và liệu quy định có được ban hành để yêu cầu các cơ quan sử dụng cùng một hệ thống đăng ký hay không. Đây là điều cần khuyến khích. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀNG Có một bộ cơ sở dữ liệu quan trọng của quốc gia (đăng ký dữ liệu cơ sở) đang được xây dựng. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang thu thập một số dữ liệu, bao gồm từ người dùng và trong một số trường hợp từ thiết bị cảm biến. Tuy nhiên, mức độ chia sẻ thông tin vẫn còn thấp và thu thập dữ liệu vẫn là tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt khi một số địa phương đang tiến tới phát triển thành phố thông minh. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 83 7. An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi Bối cảnh: Bước tiến trong triển khai Chính phủ số cần đồng hành với nỗ lực mạnh mẽ về bảo vệ an ninh mạng, bảo mật và khả năng chống chịu các cuộc tấn công mạng để duy trì lòng tin của người dùng vào thông tin và dịch vụ công trực tuyến. An ninh mạng là vấn đề đặc biệt quan trọng để bảo vệ dữ liệu cá nhân và yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức quốc tế để ứng phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng. 7.1 Chính phủ có khung an ninh mạng áp dụng cho các nền tảng và dịch vụ kỹ thuật số quan trọng hay không? VÀNG/XANH + Điều 7 Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước quy định việc chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan nhà nước cần được thực hiện theo nguyên tắc chính sau đây: a) Đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin quy định của Điều 41 Nghị định này.156 + Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020.157 + Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử nhằm tăng cường an ninh thông tin.158 + Quyết định 63/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020. Ngân sách được phân bổ để đảm bảo an toàn thông tin từ cơ quan trung ướng đến địa phương (ngân sách trung ương đảm bảo an ninh hệ thống thông tin quốc gia, ngân sách địa phương đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan địa phương). 159 + Luật số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về an toàn thông tin mạng.160 156 https://mic.gov.vn/phapdien/Pages/TinTuc/115696/dieu-3.2.LQ.7.-Trach-nhiem-quan-ly-nha-nuoc-ve-cong-nghe- thong-tin.html 157 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_ id=184874 158 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-quyet-36a-NQ-CP-Chinh-phu-dien-tu-292787. aspx 159 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-63-QD-TTg-phe-duyet-Quy-hoach-phat- trien-an-toan-thong-tin-so-quoc-gia-den-nam-2020-100235.aspx; http://egov.chinhphu.vn/bao-mat-va-an-toan- thong-tin-trong-trien-khai-chinh-phu-dien-tu-a-NewsDetails-37510-14-186.html 160 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_ 84 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + Ngày 12/6/2018, Luật An ninh mạng chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 (ở thời điểm thực hiện báo cáo chưa có hiệu lực nên không phải là một phần chính thức của đánh giá), trong đó quy định rõ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được đưa vào vận hành, sử dụng sau khi được chứng nhận đủ điều kiện an ninh. + Ngày 16 tháng 3 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2017/ QĐ-TTg quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. Quyết định này đã đưa ra khung cơ bản để báo cáo và ứng phó sự cố an ninh thông tin mạng. Gần đây, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017 quy định về các hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.161 Sự cố thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an không nằm trong Quyết định số 05 và Thông tư số 20 nêu trên. + Các cơ quan cũng nhận thức sâu sắc về an ninh mạng và đã ban hành văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn nội bộ; ví dụ, Bộ Tài chính làm việc với Bộ Công an, Bộ TTTT và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước đưa ra báo cáo hàng tuần về các vụ tấn công mạng và khuyến nghị. - Hiện tại, vẫn còn khó khăn trong hợp tác giữa các cơ quan vì một số cơ quan coi an ninh mạng là việc chia sẻ thông tin một chiều. 7.2 Chính phủ có Đội/Trung tâm phản ứng nhanh về an ninh mạng máy tính quốc gia có khả năng và sẵn sàng ngăn chặn, ứng cứu và phục hồi khi xảy ra sự cố mạng không? VÀNG/XANH + Chính phủ đã thành lập Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), là cơ quan điều phối ứng cứu sự cố máy tính trên toàn quốc và là đầu mối cho các trung tâm phản ứng nhanh của nước ngoài.162 Bộ TTTT chịu trách nhiệm quản lý VNCERT. + Nhìn chung, công tác đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng có sự tham gia của nhiều cơ quan đồng cấp như Bộ TTTT, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng và Ban cơ yếu Chính phủ thuộc Văn phòng Chính phủ. - Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, bên cạnh các hệ thống liên quan đến quân sự do Bộ Quốc phòng chủ trì và hệ thống cơ yếu do Ban cơ yếu Chính phủ chủ trì. - Mức độ hợp tác, quy trình phối hợp giữa các đơn vị còn chậm và chưa rõ ràng, là thách thức chung đối với nhiều quốc gia trong lĩnh vực an ninh mạng. id=183196; http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpqen-toanvan.aspx?ItemID=11048 161 https://f.datasrvr.com/fr1/517/63504/Client_Alert_-_Decision_05_and_Circular_20.pdf 162 http://www.vncert.gov.vn/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 85 7.3 Chính phủ có hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để giảm rủi ro không gian mạng không? VÀNG/XANH + VNCERT hợp tác với các trung tâm phản ứng nhanh an ninh mạng máy tính nước ngoài, chẳng hạn như Hiệp hội các tổ chức Cứu hộ máy tính khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APCERT).163 + Các cơ quan nhà nước cũng có sự hợp tác với nhau; đơn cử như sự hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ TTTT và Bộ Công an. - Mặc dù đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, cần tăng cường hợp tác hơn nữa giữa các cơ quan về vấn đề an ninh mạng. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng cần được tiếp tục tăng cường. - Việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp và phụ thuộc vào các thiết bị thông tin có nguồn gốc không rõ ràng là vấn đề nghiêm trọng, gây nhiều rủi ro về an ninh mạng ở Việt Nam. 7.4 Có văn bản quy phạm pháp luật về bảo mật dữ liệu và/hoặc quy định về quyền riêng tư hay không? VÀNG/ĐỎ + Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước quy định các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân bao gồm: thông báo mục đích sử dụng thông tin cá nhân; giám sát quá trình xử lý thông tin cá nhân; ban hành thủ tục kiểm tra, đính chính hoặc huỷ bỏ thông tin cá nhân; các biện pháp kỹ thuật khác.164 - Các quy định về quyền riêng tư đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với tiêu chuẩn quốc tế.165 - Vấn đề bảo mật dữ liệu được quy định trong Luật An ninh mạng (ở thời điểm thực hiện báo cáo chưa có hiệu lực nên không phải là một phần chính thức của đánh giá). Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này.166 7.5 Người dân có biết những dữ liệu nào của mình đang được chia sẻ không? ĐỎ + Từng cơ quan nhà nước đều có kế hoạch cho phép công dân tiếp cận thông tin của mình sau năm 2020. - Hiện tại, công dân không có quyền truy cập thông tin của bản thân và sẽ không biết những dữ liệu nào của họ đang được chia sẻ vì thiếu quy định về bảo vệ dữ liệu. 163 www.vncert.gov.vn/baiviet.php?id=90 164 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-64-2007-ND-CP-ung-dung-cong-nghe- thong-tin-trong-co-quan-Nha-nuoc-18234.aspx 165 http://cloudscorecard.bsa.org/2016/pdf/country_reports/2016_Country_Report_Vietnam.pdf 166 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_ id=183196; http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpqen-toanvan.aspx?ItemID=11048 86 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 7.6 Kế hoạch xây dựng Cơ sở Hạ tầng thiết yếu của quốc gia có bao gồm các cơ sở hạ tầng, nền tảng, và dịch vụ của chính phủ số không? ĐỎ + Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển những ngành này.167 Danh sách bao gồm bảy ngành công nghiệp ưu tiên và ba ngành công nghiệp mũi nhọn, tuy nhiên không đề cập đến các ngành liên quan đến phát triển chính phủ số. - Hiện tại Việt Nam chưa có kế hoạch hạ tầng then chốt của quốc gia.168 167 http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=14420 168 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng vào 12/06/2018 sau khi ban hành bản dự thảo đầu tiên của Luật này. Luật có hiệu lực vào 01/01/2019 (ở thời điểm thực hiện báo cáo chưa có hiệu lực nên không phải là một phần chính thức của đánh giá). Thông tin chi tiết xem tại: http://vneconomy.vn/toan-van-luat-an-ninh-mang-trinh-quoc- hoi-thong-qua-20180612081624814.htm Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 87 Đánh giá lĩnh vực an ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi Câu hỏi Đánh giá Xếp lại màu Đỏ/ Bình luận Vàng/Xanh 7.1. Chính phủ có khung an VÀNG/XANH Chính phủ biết rõ tầm quan trọng của vấn đề an ninh mạng áp dụng cho ninh mạng. Bởi vậy, đã có các tiêu chuẩn và quy nền tảng và dịch vụ kỹ trình về an ninh mạng và luật về an ninh mạng đã thuật số quan trọng hay được thông qua (ở thời điểm thực hiện báo cáo chưa không? có hiệu lực nên không phải là một phần chính thức của đánh giá).168 7.2. Chính phủ có Đội/Trung VÀNG/XANH Chính phủ có trung tâm ứng cứu khẩn cấp an ninh tâm phản ứng nhanh về mạng máy tính với tên gọi VNCERT do Bộ TTTT quản an ninh mạng máy tính lý. Cơ quan này có khả năng ngăn chặn, ứng cứu và quốc gia có khả năng và phục hồi các sự cố mạng. Bộ Công an hợp tác với sẵn sàng ngăn chặn, ứng VNCERT nhưng vai trò của Bộ Công an có thể được cứu và phục hồi khi xảy ra nâng cao để tận dụng them kỹ năng và tăng cường sự cố mạng không? an ninh thông tin. 7.3. Chính phủ có hợp tác với VÀNG/XANH VNCERT hợp tác với các tổ chức quốc tế như APCERT, các tổ chức trong nước tuy nhiên trong lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng, nhiều và quốc tế để giảm rủi ro quan hệ hợp tác vẫn luôn tốt hơn. Ví dụ, các hiệp định không gian mạng không? song phương đã chứng tỏ hiệu quả để xác định mối đe dọa cụ thể. 7.4. Có văn bản quy phạm VÀNG/ĐỎ Chưa có văn bản pháp quy về bảo mật dữ liệu. pháp luật về bảo mật dữ Những cải thiện trong lĩnh vực này đã được thực liệu và/hoặc quy định hiện, tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách xa so với tiêu về quyền riêng tư hay chuẩn quốc tế. không? 7.5. Người dân có biết những ĐỎ Do chưa có văn bản pháp quy về bảo mật dữ liệu, rất dữ liệu cá nhân nào đang ít thông tin về dữ liệu đang được sử dụng hoặc được được chia sẻ không? Chính phủ chia sẻ. 7.6. Kế hoạch Cơ sở Hạ tầng ĐỎ Không có Kế hoạch Cơ sở Hạ tầng Thiết yếu của quốc Thiết yếu của quốc gia có gia. bao gồm cơ sở hạ tầng, nền tảng, và dịch vụ chính phủ số không? ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀNG Có nền tảng cơ sở vững chắc cho an ninh mạng từ các quy định, hợp tác và luật sắp được thông qua về lĩnh vực này. Đồng thời, vẫn còn những hạn chế về chính sách bảo mật dữ liệu và xác định các cơ sở hạ tầng thiết yếu. 88 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Kết luận Chương trình Đánh giá Mức độ Sẵn sàng về Chính phủ số được thiết kế để đánh giá tiềm năng phát triển chính phủ số thông qua bảy lĩnh vực chính: Lãnh đạo và quản trị; Lấy người sử dụng làm trung tâm; Thay đổi quy trình công việc; Năng lực, tập quán văn hoá và kỹ năng; Cơ sở hạ tầng dùng chung; Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách; An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi. Mục đích của chương trình đánh giá này là xác định các lĩnh vực có tiềm năng cải thiện để hướng tới chuyển đổi sang chính phủ số. Ở mỗi lĩnh vực, các điểm mạnh và hạn chế được xác định cụ thể như sau: • Lãnh đạo và quản trị: Nhìn chung, đây là lĩnh vực được đánh giá tốt nhất so với những lĩnh vực còn lại, vì các lãnh đạo cấp cao đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Công nghiệp 4.0 và vai trò của Chính phủ số trong việc hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này.169 Những thách thức chính là: thiếu hụt kinh phí để thực hiện các sáng kiến phát triển chính phủ số; sự khác biệt về mức độ cam kết giữa các cấp lãnh đạo: cấp cao và bên dưới; cũng như thiếu các công cụ theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, sáng kiến đề ra. Ngoài ra, có những thách thức rõ ràng trong việc phối hợp và thực hiện dẫn tới khoảng trống giữa chính sách và thực thi trong thực tế. • Lấy người dân – người sử dụng dịch vụ công làm trung tâm: Một số chính sách trong lĩnh vực này được thực thi tốt như cơ chế phản hồi từ người dân, dịch vụ di động, nỗ lực cung cấp dịch vụ trực tuyến cho tất cả mọi người, khả năng truy cập website, v.v... Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa áp dụng hệ thống đo lường quy trình và kết quả hoạt động trong thực tế. • Thay đổi quy trình công việc: Hiện nay đã có nhiều quy định và chính sách phù hợp, và việc phát triển sáu cơ sở dữ liệu quốc gia (đang triển khai) là bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, hiện đang rất thiếu các sáng kiến quản lý sự thay đổi và các phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt. • Năng lực, tập quán văn hóa và kỹ năng (trong khu vực nhà nước): Nhìn chung, đây là lĩnh vực hạn chế nhất so với những lĩnh vực khác được đánh giá. Đây là một quan ngại lớn nhưng đồng thời khá mâu thuẫn với thực tế rằng trình độ nguồn nhân lực có kỹ năng CNTT của Việt Nam nhìn chung được đánh giá tương đối cao. Như vậy, thách thức đối với khu vực công không nằm ở việc đào tạo ra các nhân tài CNTT mà là làm cách nào để thu hút họ làm việc trong khu vực công. Thuê ngoài dịch vụ từ khu vực tư nhân có thể là một giải pháp, tuy nhiên ngân sách hạn chế vẫn là rào cản lớn nhất và do đó khiến giải pháp này chưa phải là một lựa chọn khả thi. 169 https://mic.gov.vn/Upload/Store/tintuc/vietnam/64/Khung-Kien-truc-CPDT-VN.pdf Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 89 • Cơ sở hạ tầng dùng chung: Có nhiều quy định và chính sách về cơ sở hạ tầng dùng chung nhưng vẫn còn thiếu các nền tảng chia sẻ dữ liệu trong thực tế. Hạn chế lớn khác là việc thiếu các quy định liên quan đến các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây. • Việc sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách: Một số sáng kiến dữ liệu đang được triển khai và có nhiều bằng chứng về hiệu quả của một số sáng kiến cụ thể. Việc phát triển sáu cơ sở dữ liệu quốc gia như chính phủ đề xuất cho thấy đã có chủ trương chính sách nhưng tổ chức thực hiện các cơ sở “đăng ký dữ liệu cơ bản” như vậy mới trong quá trình bắt đầu. Trong bối cảnh có nhiều địa phương mong muốn phát triển thành phố thông minh, dữ liệu về tổng thể hiện vẫn chỉ là cơ hội ở dạng tiềm năng, chưa thể khai thác. • An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi: Có những quy định rõ ràng và phân công trách nhiệm cụ thể trong vấn đề an ninh mạng. Năng lực trong lĩnh vực này cũng tương đối mạnh. Các điểm yếu chính là thiếu chính sách về bảo mật dữ liệu; hệ thống văn bản pháp luật về an ninh mạng đang trong quá trình hoàn thiện; nhận thức chưa cao về an ninh mạng của người dân và doanh nghiệp; sự hợp tác và quy trình phối hợp giữa khu vực công – tư trong đảm bảo an ninh thông tin, an ninh mạng còn chưa được thúc đẩy, còn nhiều bất cập, trong khi đó, cơ sở hạ tầng trọng yếu về an ninh mạng chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn bộc lộ những lỗ hổng, điểm yếu là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Những bước tiếp theo: Trong thời gian tới, Việt Nam đã có những ưu tiên rõ ràng cho năm 2019 và các năm tiếp theo: Thứ nhất, phát triển cổng dịch vụ công quốc gia; thứ hai, phát triển sáu bộ cơ sở dữ liệu quốc gia; và thứ ba, liên kết và chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các cơ quan. Việt Nam có nhiều thuận lợi để triển khai những kế hoạch này vì tất cả (100%) các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã có website.170 Một số tỉnh thành phố đã có bước tiến lớn trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp 300 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và đang hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ mức độ 4.171 Mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 được đặt ra cụ thể như sau: Thứ nhất, các dịch vụ công đều được cung cấp trực tuyến. Thứ hai, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước; Thứ ba, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia; và, Thứ tư, thực hiện các dự án thí điểm về các thành phố thông minh.172 170 http://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/134370/Bao-cao-danh-gia-muc-do-ung-dungcong-nghe-thong-tin- cua-cac-Bo--co-quan-ngang-Bo--co-quan-thuoc-Chinh-phu-va-cac-tinh--thanhpho-truc-thuoc-Trung-uong- nam-2016.html 171 http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/thongtintuyentruyen/Lists/Posts/Post.aspx?List=49d70ac4- 60f7-40fd-9c0a-8d03227ab911&ID=6934&Web=9e81d926-527c-4781-b409-f054619f1528 172 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_ id=181898 90 Tuy nhiên, để tăng cường phát triển Chính phủ số, cần xây dựng một lộ trình triển khai rõ ràng, với các mục tiêu và chỉ số giám sát tiến độ và hiệu quả cụ thể, cùng với sự bố trí nguồn lực tài chính và nhân lực thích đáng. Một lộ trình kế hoạch hành động như trên cần chỉ rõ các biện pháp để khắc phục những hạn chế hiện tại, ví dụ như thiết lập vị trí Giám đốc thông tin của Chính phủ; tăng cường hệ thống đánh giá, giám sát tiến độ và hiệu quả hoạt động; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về các công nghệ số mới; và xác định trọng tâm ưu tiên phát triển, bao gồm sáu bộ cơ sở dữ liệu quốc gia. Kế hoạch hành động được đề cập ở phần tiếp theo sẽ đề xuất hai ưu tiên cải thiện điểm yếu trong mỗi lĩnh vực. Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 91 Kế hoạch hành động Khuyến nghị về kế hoạch hành động được đề xuất trên cơ sở kết quả đánh giá theo bẩy lĩnh vực của Chương trình Đánh giá Mức độ Sẵn sàng về Chính phủ số nêu trên, bao gồm các hành động ngắn hạn đến các hành động dài hạn nhằm hướng tới chính phủ số trong tương lai. Lãnh đạo và quản trị Tiếp tục tăng cường năng lực và vai trò tham mưu về chuyên môn và điều phối của Tổ công tác giúp việc cho Uỷ ban Quốc gia về CPĐT tại Văn phòng Chính phủ/Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính: Việc tăng cường năng lực sẽ giúp cải thiện vấn đề phối hợp giữa các cơ quan liên quan và thúc đẩy triển khai thực hiện nhanh chóng và hiệu quả; người đứng đầu đơn vị này cần có phạm vi trách nhiệm bao quát và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ (tương đương với thực hiện nhiệm vụ “Giám đốc CNTT” của Chính phủ). Hội đồng Giám đốc Thông tin hiện nay nên là một phần của đơn vị hoặc Tổ công tác này. Nhiệm vụ chính sẽ bao gồm cả việc xây dựng khung giám sát và đánh giá (M&E) cũng như bảo đảm ngân sách để triển khai các chương trình liên ngành và tăng cường chia sẻ thông tin. • Cơ quan chịu trách nhiệm: Văn phòng Chính phủ. • Thời gian cần thiết: 3-6 tháng. • Chi phí: không áp dụng. • Tham khảo: º Cơ quan chính phủ điện tử Ba-ranh173 º Văn phòng Chính phủ số và Quốc gia thông minh Singapore174 Xây dựng chính sách kiểm soát chi tiêu: Thiếu ngân sách thường là một rào cản chính khi hướng tới xây dựng chính phủ số. Đây là vấn đề nhiều quốc gia phải đối mặt; tuy nhiên, những quốc gia dẫn đầu đã xây dựng được các chính sách để tối đa hóa hiệu quả nguồn lực sẵn có nhằm tận dụng được các lợi ích theo quy mô và tránh đầu tư trùng lặp. Chính sách kiểm soát chi tiêu được điều phối tập trung sẽ góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có. 173 https://www.bahrain.bh/wps/portal/!ut/p/a1/rZLLbsIwEEV_BRZZBk9i8uouRZQW8aigtMQb5CQmSUnsEMyjf- 18HVKmVoFCp3nl07vjeGSOC5ohwussSKjPBaV7fib14HINtmK7Zd_EMgz-2OxOvC0YPLAUE3wHAuFsDzr- Pz6pm2C7fpwRx2jKe20g-HAL57Pxm8PHQAevia_g0RRCIuS5migCViV4pK0nzBuAapKJgG620WrRp5xlcbD- WgotrJRc6ziBePyTKnuWEZZjIKlFzkGMKwzA6jetlisU2q6um2HsRdboQHY-0pw4fhXJzBl_JTiyhyPwG-DOg- GXfQTKqHPRieow_WPy_g3Lzd7Xa-KrFQku2UGi-T_tSL2d5CI8ftHA5yF2E0QqtmQVq1rbSpVTKcvNnQYa7P- f7ViJEkrNWJAoNzklSsVHmfpKoLGazwsUfer-7HI10Elr5buA3m5_UaeP8/dl5/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/ 174 https://www.smartnation.sg/about/sndgg 92 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Trách nhiệm: Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính • Thời gian cần thiết: 4-8 tháng • Chi phí: Không áp dụng • Tham khảo: º Dịch vụ Chính phủ số Vương quốc Anh175 Lấy người dùng làm trung tâm Xây dựng cổng tham gia điện tử: Hiện tại, một số cơ quan đã thiết lập cơ chế thu thập ý kiến phản hồi của người dân. Trang web của Chính phủ cũng có Hệ thống tiếp nhận kiến nghị của người dân và doanh nghiệp nhưng hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Cần quảng bá hơn nữa hệ thống này để khuyến khích ý kiến đóng góp chung. Việc chính phủ có kế hoạch xây dựng cổng dịch vụ công điện tử quốc gia (e-services portal) là dịp tốt để đồng thời xây dựng cổng tham gia điện tử (e-participation portal) nhằm tăng mức độ tương tác với người dân, tập trung hóa các phản hồi. Việc người dân tiếp cận được một cổng thông tin tập trung sẽ giúp gia tăng lòng tin vào Chính phủ và tăng cường công khai, minh bạch, vốn là một trong những mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố khi xây dựng chính phủ điện tử. • Cơ quan trách nhiệm: Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng Chính phủ. • Thời gian cần thiết: 6-12 tháng. • Chi phí: không áp dụng. • Tham khảo: º Các tư vấn từ Vương quốc Anh176 º Cổng Công dân điện tử của Hàn Quốc177 Ban hành chính sách mặc định số: Nhìn chung từng cơ quan nhà nước đều nỗ lực hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tuy nhiên, hiện nay chưa có chính sách yêu cầu các dịch vụ cần được mặc định số, nghĩa là các dịch vụ đầu tiên luôn ở dạng điện tử và sau đó được hỗ trợ bởi các kênh ngoại tuyến. Việc yêu cầu tất cả các dịch vụ được mặc định số sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ công. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi các giao dịch ngoại tuyến sang trực tuyến giúp chính phủ Anh tiết kiệm từ 3,3 đến 12 bảng Anh cho mỗi giao dịch. Do đó, tổng lợi ích kinh tế đạt ít nhất 22 tỷ bảng Anh khi mọi người dân Anh sử dụng dịch vụ trực tuyến. • Trách nhiệm: Đơn vị chịu trách nhiệm về chính phủ số hoặc Tổ công tác • Thời gian cần thiết: 12-24 tháng 175 https://gds.blog.gov.uk/2018/05/02/were-improving-the-digital-and-it-spend-controls-process/ 176 https://www.gov.uk/government/publications?publication_filter_option=consultations 177 https://www.epeople.go.kr/jsp/user/on/eng/intro01.jsp Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 93 • Chi phí: N/A • Tham khảo: º Dịch vụ Chính phủ số Vương quốc Anh178 Thay đổi quy trình công việc Xác định các ưu tiên trong danh mục phát triển 6 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng: Chính phủ đã ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai nền tảng phát triển Chính phủ điện tử nhưng hiện tại chưa bộ dữ liệu nào được hoàn chỉnh do nguồn ngân sách còn hạn chế và không được phân bổ đồng đều. Do đó danh mục này cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho phép một số cơ sở dữ liệu được hoàn thành sớm hơn, qua đó lợi ích từ dữ liệu tham chiếu có thể được sử dụng để thúc đẩy chuyển đổi Chính phủ số và cung cấp nền tảng để cải thiện quy trình quản lý thay đổi. • Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Thông tin và Truyền thông • Thời gian cần thiết: 4-8 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: º Estonia X-road179 Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật phát triển phần mềm linh hoạt: Hiện tại, quy trình đầu tư xây dựng CPĐT, từ khâu đấu thầu đến tổ chức thực hiện, còn cứng nhắc. Các nhà thầu của Chính phủ thể hiện quan ngại về một số quy định cụ thể liên quan đến quy trình đấu thầu và triển khai. Vì vậy cần có chính sách cho phép sự linh hoạt cao hơn trong khi vẫn đạt mục tiêu đề ra. Kinh nghiệm cần tham khảo của các nước thành công trên thế giới trong xử lý vấn đề này là ban hành các tiêu chuẩn phát triển phần mềm linh hoạt. • Cơ quan chịu trách nhiệm: VPCP và Bộ Thông tin và Truyền thông • Thời gian cần thiết: 6-12 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: º Dịch vụ Chính phủ số Vương quốc Anh180 Năng lực, tập quán văn hóa và kỹ năng Tạo động lực thu hút người tài làm việc trong khu vực công: Sau vấn đề thiếu nguồn lực tài chính, thách thức lớn nhất để phát triển chính phủ số Việt Nam phải đối mặt là thiếu nhân lực 178 https://gds.blog.gov.uk/2014/04/01/a-year-in-the-making-the-digital-by-default-service-standard/ 179 https://e-estonia.com/solutions/interoperability-services/x-road/ 180 https://www.gov.uk/service-manual/service-standard/use-agile-methods 94 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam (có kỹ năng số) do những người có trình độ cao trong lĩnh vực này thường chọn làm việc trong khu vực tư nhân. Tổ công tác giúp việc về chính phủ điện tử/số (được khuyến nghị ở phần Lãnh đạo và Quản trị) cũng như các đơn vị sẽ triển khai CPĐT/Chính phủ số ở các Bộ, ngành, địa phương nên khuyến khích tuyển dụng thông qua cơ chế trả lương cao hơn, gắn với kết quả công việc. Ngoài ra, có thể đưa ra những cơ chế khuyến khích khác, chẳng hạn như lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng hơn và những lợi ích phi kinh tế như môi trường làm việc linh hoạt. • Cơ quan chịu trách nhiệm: Tổ công tác giúp việc CPĐT và các bộ, ngành, địa phương. • Thời gian cần thiết: 12-24 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: º Lương Chính phủ Singapore181 º Chính quyền Nam Úc linh hoạt vì tương lai182 Cơ quan chủ trì về Chính phủ số xây dựng thêm nhiều chương trình đào tạo cho nhân sự CNTT trong các bộ và cơ quan chính phủ: Hiện chỉ có một vài chương trình đạo tạo nội bộ để nâng cao chuyên môn cho nhân sự CNTT trong các Bộ và cơ quan Chính phủ. Các quốc gia đi đầu như Vương quốc Anh có những chương trình để đảm bảo tất cả các phòng ban sẵn có năng lực số phù hợp, bao gồm cả những kĩ năng chuyên sâu. • Cơ quan chịu trách nhiệm: Tổ công tác Chính phủ số. • Thời gian cần thiết: 12-24 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: º Chiến lược chính phủ số của Vương quốc Anh183 Xây dựng lộ trình chuyển đổi số, bao gồm việc rút ngắn khoảng cách số và cải thiện kỹ năng số: Hiện nay chưa có kế hoạch tổng thể để thích ứng với tiến trình chuyển đổi số và các kết quả kéo theo của quy trình này. Đã có những nỗ lực đơn lẻ nhằm tăng cường các cấp độ kỹ năng số và rút ngắn khoảng cách số, chủ yếu là khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên những nỗ lực như vậy chưa được đặt trong một kế hoạch tổng thể chung có thể dẫn tới rủi ro là một bộ phận cộng đồng dễ tổn thương sẽ không có đủ kỹ năng để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. • Cơ quan chịu trách nhiệm: VPCP và Bộ TTTT • Thời gian cần thiết: 12-24 tháng • Chi phí: không áp dụng 181 https://www.careers.gov.sg/build-your-career/career-toolkit/salary-and-benefits 182 https://publicsector.sa.gov.au/people/flexibility-for-the-future/ 183 https://www.gov.uk/government/publications/government-digital-strategy-action-3 Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 95 • Tham khảo: º Chuyển đổi số ở Thụy Điển184 Cơ sở hạ tầng dùng chung Ban hành các quy định về điện toán đám mây, bao gồm việc xây dựng đám mây Chính phủ: Trong số các công nghệ mới, điện toán đám mây nổi bật như một lĩnh vực cần sự quan tâm đặc biệt vì một số cơ quan nhà nước đã bắt đầu áp dụng công nghệ này, đồng nghĩa với việc trong tương lai sẽ có những thách thức về chuẩn hóa với chi phí cao do không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô. Do đó, cần gấp rút ban hành quy định về lĩnh vực này. Ngoài ra, cần xây dựng chính sách phát triển nền tảng điện toán đám mây cho toàn bộ Chính phủ. o Cơ quan chịu trách nhiệm: Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông • Thời gian cần thiết: 4-8 tháng • Chi phí: Không áp dụng • Tham khảo: º Đám mây chính phủ Philippines185 º Chiến lược đám mây của đặc khu hành chính Hồng Kông186 Ban hành chính sách cho phép sử dụng các tiêu chuẩn mở và nền tảng dùng chung: Hiện nay một số tiêu chuẩn kỹ thuật đã được Bộ TTTT ban hành, tuy nhiên hướng dẫn hiện hành còn đi sau các tiến bộ kỹ thuật (ví dụ về điện toán đám mây đề cập ở trên). Cần chú trọng hơn tới việc sử dụng các tiêu chuẩn mở và nền tảng dùng chung để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức ìa tăng cường hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng những mẫu sẵn có phổ biến cũng góp phần gia tăng sự tin tưởng của người dùng như đã thấy từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. • Cơ quan chịu trách nhiệm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và Đơn vị Chính phủ Số. • Thời gian cần thiết: 6-12 tháng • Chi phí: Không áp dụng • Tham khảo: º Dịch vụ Chính phủ số Vương quốc Anh187 184 https://www.government.se/press-releases/2017/06/action-on-digital-transformation/ 185 http://i.gov.ph/govcloud/ 186 https://www.ogcio.gov.hk/en/our_work/strategies/government/cloud_strategy/develop_gov_cloud.html 187 https://www.gov.uk/service-manual/service-standard/use-open-standards-and-common-platforms 96 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách Tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động vì vấn đề này liên quan đến việc thu thập và chia sẻ dữ liệu: Đã có các chính sách về thu thập, chia sẻ và tái sử dụng dữ liệu; tuy nhiên trên thực tế có rất ít sự chia sẻ thông tin giữa các cơ quan. Rào cản chính là do việc chia sẻ dữ liệu không được giám sát. Do đó cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong việc thực hiện thu thập và chia sẻ dữ liệu, điều này sẽ không chỉ có lợi cho các từng cơ quan đơn lẻ mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra quyết sách sáng suốt hơn dựa trên thông tin. Bên cạnh đó, cần tăng cường sử dụng kho dữ liệu có sẵn và ban hành các tiêu chuẩn về chia sẻ và mở dữ liệu (xem thêm chương tiếp theo). • Cơ quan chịu trách nhiệm: VPCP và Tổ công tác chính phủ số • Thời gian cần thiết: 6-12 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: º Chiến lược chuyển đổi chính phủ Vương quốc Anh188 º Cơ quan thẩm định trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ (GAO)189 Xây dựng nền tảng giám sát hiệu quả hoạt động: Ngoài việc cải thiện giám sát hiệu quả hoạt động như đã nêu ở trên, cũng có thể xem xét xây dựng một nền tảng cho phép các bộ, ban, ngành và địa phương báo cáo tiến độ trực tuyến. Nền tảng này sẽ cho phép theo dõi tình hình theo thời gian thực và là công cụ quan trọng để giám sát hiệu quả. • Cơ quan chịu trách nhiệm: VPCP, Bộ TTTT và Tổ công tác chính phủ số • Thời gian cần thiết: 6-12 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: º Dịch vụ Chính phủ số Vương quốc Anh190 An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năngphục hồi Thiết lập các quy định về bảo mật dữ liệu và cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia: Hiện chưa có chính sách rõ ràng trong những lĩnh vực này và đây là điểm hạn chế rất lớn so với các quốc gia khác. Bảo mật dữ liệu có thể được đánh giá là “mạnh” hoặc “yếu” nhưng cần phải có quy định rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch. Chủ đề cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia rộng hơn chủ đề về Chính phủ điện tử, nhưng cần có một cấu phần về Chính phủ điện tử nhất là khi Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. 188 https://www.gov.uk/government/publications/government-transformation-strategy-2017-to-2020/government- transformation-strategy-better-use-of-data 189 https://www.gao.gov/key_issues/data-driven_decision_making/issue_summary 190 https://www.gov.uk/service-manual/service-standard/report-performance-data-on-the-performance-platform Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 97 • Cơ quan chịu trách nhiệm: Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác chính phủ số, Bộ TTTT và Bộ Công an. • Thời gian cần thiết: 12-24 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: • Quy định về bảo mật dữ liệu chung của Liên minh châu Âu (GDPR)191 • Cơ sở hạ tầng trọng yếu quốc gia của Vương Quốc Anh192 • Các lĩnh vực cơ sở hạ tầng trọng yếu của Hoa Kỳ193 Thực hiện chiến dịch tăng cường nhận thức về an ninh mạng: Với việc đất nước ngày càng phụ thuộc hơn vào công nghệ số, trong đó có cả chính phủ số, nhu cầu tăng cường kiến thức về an ninh mạng cho người dùng trở nên ngày một cấp thiết. Kinh nghiệm của các quốc gia thành công cho thấy kiến thức về an ninh mạng không chỉ được dạy ở trường học mà còn được bổ sung ở các chiến dịch tăng cường nhận thức về an toàn trực tuyến với chi phí thấp và hiệu quả cao. • Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ TTTT và Bộ Công an. • Thời gian cần thiết: 6-12 tháng • Chi phí: không áp dụng • Tham khảo: º Chiến dịch nâng cao nhận thức của Chính phủ Singapore194 º Chiến dịch nâng cao nhận thức của Chính phủ Hoa Kỳ195 Tóm tắt tổng thể Tóm tắt khuyến nghị kế hoạch hành động được trình bày ở dạng bảng dưới đây. Khung kế hoạch này chỉ khuyến nghị những hành động ngắn và trung hạn, do các khuyến nghị mang tính dài hạn phải dựa trên bối cảnh phát triển ở giai đoạn sau của đất nước. 191 https://www.eugdpr.org/ 192 https://www.cpni.gov.uk/critical-national-infrastructure-0 193 https://www.dhs.gov/critical-infrastructure-sectors 194 https://www.csa.gov.sg/news/press-releases/csa-launches-second-national-cybersecurity-awareness-campaign 195 https://www.dhs.gov/national-cyber-security-awareness-month 98 Sáng kiến Chính phủ Số tại Việt Nam Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Hoạt động CQ Chi 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 Thực phí hiện LÃNH ĐẠO VÀ QUẢNTRỊ Kế hoạch ngắn hạn Thành lập đơn vị độc lập Văn Không triển khai chính phủ số phòng xác HOẶC tiếp tục và nâng Chính định cao vai trò/chức năng của phủ Uỷ ban Quốc gia về CPĐT và Tổ công tác giúp việc để đảm nhận vai trò này Xây dựng chính sách VPCP Không kiểm soát chi tiêu cho và Bộ xác công nghệ thông tin TC định LẤY NGƯỜI DÙNG LÀM TRUNG TÂM Kế hoạch ngắn hạn Xây dựng cổng thông tin Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam điện tử Kế hoạch trung hạn Xây dựng chính sách mặc định số THAY ĐỔI QUY TRÌNH CÔNG VIỆC Kế hoạch ngắn hạn Xây dựng danh mục ưu VPCP Không tiên phát triển 6 cơ sở dữ xác liệu quốc gia quan trọng định Xây dựng tiêu chuẩn phát VPCP Không triển tinh gọn + Bộ xác TTTT định Sáng kiến Chính phủ Số tại Việt Nam Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Hoạt động CQ Chi 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 Thực phí hiện NĂNG LỰC, TẬP QUÁN VĂN HÓA VÀ KỸ NĂNG Kế hoạch ngắn hạn Xây dựng lộ trình cho VPCP + Không tiến trình chuyển đổi số, Bộ TTTT xác bao gồm việc kết nối định những phân rẽ số and nâng cao kỹ năng số Kế hoạch trung hạn Tạo động lực thu hút Tổ Công Không người tài làm việc trong tác CP xác khu vực công Số định Thiết kế thêm các Tổ Công chương trình đào tạo tác CP cho cán bộ CNTT tại các Số Bộ và cơ quan. CƠ SỞ HẠ TẦNG DÙNG CHUNG Kế hoạch ngắn hạn Ban hành các quy định VPCP Không về điện toán đám mây, +Bộ xác bao gồm việc thành lập TT&TT định một hệ thống đám mây cho Chính phủ Thiết lập các chính sách VPCP Không về sử dụng những tiêu +Bộ xác chuẩn mở và nền tảng TTTT+ định chung. Tổ công tác CP số Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số 99 100 Sáng kiến Chính phủ Số tại Việt Nam Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Hoạt động CQ Chi 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 Thực phí hiện SỬ DỤNG DỮ LIỆU LÀM ĐỊNH HƯỚNG Kế hoạch ngắn hạn Tăng cường giám sát Tổ Công Không hiệu suất vì vấn đề này tác CP xác liên quan đến việc thu Số định thập và chia sẻ dữ liệu Xây dựng nền tảng kiểm VPCP Không soát kết quả thực hiện +Bộ xác TTTT+ định Tổ công tác CP số AN NINH MẠNG, QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI Kế hoạch ngắn hạn Thực hiện các chiến dịch Bộ TTTT Không Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam nâng cao nhận thức về +Bộ xác an ninh mạng Công định An Kế hoạch trung hạn Thiết lập các quy định VPCP + Không về bảo mật dữ liệu và cơ Tổ Công xác sở hạ tầng quan trọng tác CP định của quốc gia Số + Bộ TT&TT + Bộ Công An Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 101 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG VỀ DỮ LIỆU MỞ Tổng quan Thực hiện đề nghị của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (NHTG) đã tiến hành Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở (ODRA) từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018, trong đó có bao gồm hoạt động khảo sát thực địa từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 01 năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh tổng thể về những điểm mạnh và các rào cản đối với việc thực hiện sáng kiến dữ liệu mở trong nước. Nước CHXHCN Việt Nam hiện đã có được nền tảng vững chắc để phát triển sáng kiến dữ liệu mở, đi cùng với môi trường chính trị giúp tạo đà để khởi động trong tương lai gần. Lãnh đạo cấp cao có tầm nhìn rõ ràng rằng sự phát triển của dữ liệu mở là một xu hướng quốc tế mà Việt Nam không thể tránh khỏi và cần nắm bắt nhanh chóng. Một số hoạt động đã thể hiện rõ tầm nhìn này: • Tổ chức hoạt động hiệu quả thực hiện báo cáo đánh giá này, việc thành lập Tổ Công tác do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc VPCP điều phối với các thành viên từ các cơ quan chủ chốt như Bộ TTTT, Bộ KHCN, Bộ Tài chính, Bộ Công An hoặc Bộ KHĐT, và đóng góp của tất cả các bộ, ngành mà đoàn công tác đã làm việc trong thời gian khảo sát cho thấy khả năng của Chính phủ có thể huy động tất cả các lực lượng của mình về lĩnh vực này. Trong tương lai, có thể có thêm nhiều Bộ có chuyên môn và kinh nghiệm bổ sung tham gia vào quá trình này. VPCP, Bộ TTTT, Bộ KHCN, Bộ Công An, và Bộ KHĐT/TCTK đều có chức năng và kinh nghiệm cần thiết cho việc thực hiện sáng kiến dữ liệu mở. • Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực là một yếu tố then chốt cho dữ liệu mở và thể hiện tầm quan trọng của tính minh bạch từ Chính phủ. 102 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Việc ra mắt Cổng Hệ tri thức Việt số hóa vào tháng 1 năm 2018, cùng với các cổng dữ liệu mở được triển khai trong vài năm gần đây của các thành phố như Đà Nẵng là những bước đầu tiên hướng tới việc công khai và cung cấp cho người dân một số lượng dữ liệu lớn. Hơn nữa, các cuộc họp của đoàn công tác với các Bộ, ngành liên quan cho thấy điểm nổi bật là nhiều Bộ (Bộ Tài chính, Bộ KHĐT, Bộ Công thương, Bộ Công An, v.v…) đã có nhiều dữ liệu sẵn có để công bố, một số dữ liệu đã được định dạng theo chuẩn ngành quốc tế (ví dụ: Tiêu chuẩn dữ liệu hợp đồng mở ở Cục Quản lý đấu thầu). Kế hoạch đầu tư vào xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia cũng là một cơ hội và một nguồn dữ liệu quan trọng trong tương lai. Trong khi việc xây dựng kho dữ liệu chính thức chưa được hoàn thành, chương trình này đang được Bộ TTTT triển khai. Tổng Cục Thống kê đã thiết kế, công bố và lưu trữ một loạt dữ liệu tham chiếu cho tất cả các cơ quan Chính phủ. Các dữ liệu tham chiếu này rất cần thiết khi hợp nhất dữ liệu từ các bộ khác nhau. • Về kinh phí, mặc dù chưa bố trí ngân sách cụ thể cho sáng kiến dữ liệu mở, Chính phủ đã đầu tư rất lớn ngân sách để phát triển hệ thống và hạ tầng CNTT. Hơn nữa, Chính phủ rất năng động trong việc thử nghiệm các mô hình tài trợ sáng tạo như PPP hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cổng Hệ tri thức Việt số hóa được xây dựng với sự tham gia và hỗ trợ nguồn lực từ các đối tác khác nhau trong khu vực tư nhân là minh chứng cho sự cởi mở này. Các yếu tố nói trên là bằng chứng sinh động cho thấy Chính phủ Việt Nam có thể nhanh chóng khởi động một sáng kiến quốc gia về dữ liệu mở và công bố nhiều bộ dữ liệu mở. Tuy nhiên, tác động kinh tế và xã hội của dữ liệu mở không chỉ phụ thuộc vào việc công bố dữ liệu mà còn đòi hỏi các tác nhân khu vực ngoài nhà nước tích cực tham gia khai thác các dữ liệu này để phát triển các dịch vụ mới. Ở góc độ này, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định một số yếu tố quan trọng để hỗ trợ sáng kiến dữ liệu mở: • Các cuộc họp với các tổ chức xã hội và doanh nghiệp cho thấy có nhu cầu lớn về dữ liệu mở, đặc biệt để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, dịch vụ CNTT (dữ liệu GIS), nghiên cứu và phát triển thị trường, nghiên cứu ngành (môi trường, y tế, nông nghiệp, du lịch) và tăng cường công khai minh bạch. Lĩnh vực báo chí truyền thông có nhu cầu được tiếp cận nhiều cơ sở dữ liệu hơn. • Ở Việt Nam, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đang phát triển theo hướng rất tích cực, với nhiều trung tâm sáng tạo và vườn ươm khởi nghiệp ra đời dưới sự hỗ trợ mạnh từ Bộ Khoa học và Công nghệ, ở cả cấp độ quốc gia và địa phương. Hiện nay cũng có đông đảo doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau hoạt động trong lĩnh vực CNTT, từ các công ty lớn hoạt động trên thị trường quốc tế (như FPT), đến các doanh nghiệp nhà nước (như VNPT, Viettel) cho đến các doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ (ví dụ DTT). • Cuối cùng, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động cao và chi phí thuê bao hợp lý hiện nay có vai trò quan trọng để phát triển các dịch vụ CNTT. Về nguồn nhân lực, nhiều trường đại học công lập (ví dụ Đại học Quốc gia Hà Nội) và tư thục (ví dụ Đại học FPT) đã và đang tổ chức giảng dạy các khóa học liên quan đến những công nghệ mới nhất như khoa học dữ liệu. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 103 Từ góc độ kinh tế xã hội, những yếu tố trên đều rất cần thiết để tạo nền tảng cho sự ra đời và và phát triển của dữ liệu mở. Bên cạnh đó, thực hiện sáng kiến dữ liệu mở cũng giúp Chính phủ hoàn thành một số ưu tiên quan trọng như: • Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản trị công thông qua áp dụng hệ thống giám sát hiệu quả hoạt động: Việc thiết kế và triển khai hệ thống giám sát hiệu quả hoạt động của cơ quan, công chức trong bộ máy hành chính đòi hỏi phải thu thập và trao đổi các cơ sở dữ liệu khổng lồ giữa các cơ quan. Sử dụng dữ liệu mở và các loại hình công nghệ giúp chia sẻ dữ liệu nhanh nhất, thuận tiện nhất và với chi phí thấp nhất. Trong bối cảnh Việt Nam, để thực hiện mô hình chia sẻ và mô hình phân phối dữ liệu cũng cần tới lượng lớn các bộ dữ liệu, việc tiến hành sáng kiến dữ liệu mở sẽ mang đến hỗ trợ đáng kể cho những hoạt động này. • Tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu hai chiều giữa trung ương và địa phương: Nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa các cấp hành chính khác nhau ngày càng tăng. Các thành phố như TP HCM đang có kế hoạch xây dựng thành phố thông minh hoặc các thành phố như Cần Thơ muốn phát triển các kế hoạch phòng chống thiên tai tiên tiến hơn. Tất cả những địa phương này đều cần được tiếp cận cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành trung ương để có nhiều sáng kiến hiệu quả hơn và sáng tạo hơn. Tương tự, các bộ, ngành ở trung ương cũng cần tiếp cận được nhiều cơ sở dữ liệu của địa phương để xây dựng các chỉ số riêng cũng như sử dụng dữ liệu để hoạch định chính sách. Vì thế, một nhu cầu cấp thiết là sự tăng cường trao đổi các luồng dữ liệu hai chiều giữa trung ương và địa phương. Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia là mục tiêu đúng đắn trong dài hạn, còn thực hiện sáng kiến dữ liệu mở sẽ giúp mang lại kết quả trong ngắn hạn. • Đổi mới sáng tạo và phát triển kinh doanh trong các lĩnh vực trọng điểm: Lĩnh vực đổi mới sáng tạo ở Việt Nam phát triển rất năng động. Rất nhiều công ty khởi nghiệp đã được thành lập và có thể được hỗ trợ hiệu quả hơn khi tiếp cận với các cơ sở dữ liệu có chất lượng. Tương tự, một số ngành quan trọng ở Việt Nam như du lịch hoặc nông nghiệp đòi hỏi thực hiện phân tích thị trường hiệu quả và lập kế hoạch phát triển thận trọng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao. Để làm được điều này, cần tiếp cận được dữ liệu đáng tin cậy của chính phủ nhưng hiện tại vẫn chưa có sẵn. Trong quá trình tham vấn, đại diện doanh nghiệp và các ngành lĩnh vực khác nhau đều chia sẻ thách thức đối với khả năng mở rộng phát triển do hạn chế trong tiếp cận những dữ liệu quan trọng này. Một số doanh nghiệp sử dụng dữ liệu phải trả phí do các công ty tư nhân cung cấp với nguồn gốc không rõ ràng và điều khoản sử dụng hạn chế. Thực hiện sáng kiến dữ liệu mở sẽ loại bỏ những rào cản này, giúp cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành, lĩnh vực trở nên hiệu quả hơn, đem lại tác động kinh tế và xã hội to lớn như kinh nghiệm đã thấy ở những quốc gia sớm áp dụng sáng kiến này. Mặc dù đã có tầm nhìn cũng như những yếu tố nền tảng cho sự ra đời và phát triển của sáng kiến dữ liệu mở ở cả khu vực công và tư, hiện nay vẫn còn một số thách thức lớn cần vượt qua để có thể tối đa hóa lợi ích từ việc phát triển một hệ sinh thái dữ liệu mở cho Việt Nam. 104 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Thách thức lớn nhất là sự thiếu vắng khung pháp lý cho dữ liệu mở. Tuy đã có một số cổng chia sẻ dữ liệu như Cổng hệ tri thức Việt số hóa, đến nay vẫn chưa có quy định về việc công bố các bộ dữ liệu nói trên cũng như văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể. Các Bộ và các cơ quan đều tuân thủ khái niệm “Mặc định đóng kín”, nghĩa là tất cả các dữ liệu của chính phủ phải được bảo vệ và không được tiết lộ, trừ khi có một quy định cụ thể cho phép công bố. Khái niệm này bắt nguồn từ Pháp lệnh về Bí mật Nhà nước trong đó việc thiếu quy định cụ thể cho phép các cơ quan, công chức trực tiếp giải quyết lý giải nội dung này theo nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, hầu như tất cả các cơ quan đều nhấn mạnh vấn đề không có sự hiểu biết rõ ràng về những gì có thể được công bố hay không được công bố. Đồng thời, chưa có chính sách/quy định về chia sẻ dữ liệu, công bố và tái sử dụng dữ liệu của Chính phủ. Trong khi đó, đã có một vài quy định yêu cầu công bố một số thông tin nhưng lại không đề cập đến định dạng cơ sở dữ liệu công bố, điều khoản sử dụng và quy trình công bố. Cuối cùng, hiện nay cũng chưa có quy định chi tiết, cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Một số văn bản như Luật Thống kê đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, nhưng được xác định rất mơ hồ, thiếu chi tiết. Hầu hết các cơ quan chưa hiểu rõ loại hình thông tin và phương pháp bảo vệ quyền riêng tư. Dữ liệu mở và cơ sở dữ liệu quốc gia Dữ liệu mở và Cơ sở dữ liệu quốc gia được phê duyệt trong Quyết định 714/ QĐ-TOT mang tính bổ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia vẫn chưa được đồng nhất giữa các ngành. Một số cơ sở dữ liệu gần như được hoàn thiện, một số vẫn đang trong giai đoạn thiết kế. Đối với các cơ sở dữ liệu quốc gia đã hoàn thành, việc công bố nội dung của các cơ sở dữ liệu này dưới dạng dữ liệu mở sẽ rất dễ dàng và có thể được tự động hóa. Điều này sẽ cung cấp các bộ dữ liệu khổng lồ cho các chủ thể phi chính phủ khác nhau và sẽ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở. Đối với các cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được phát triển, có thể áp dụng các công nghệ và phương pháp tiếp cận là trọng tâm của dữ liệu mở để giúp việc xây dựng các cơ sở dữ liệu này diễn ra thuận lợi. Thay vì xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu cố định tích hợp từ nhiều hệ thống không đồng nhất, một cách làm là công bố các bộ dữ liệu tập trung trên một cổng dữ liệu và sau đó trộn các bộ dữ liệu khác nhau từ nhiều hệ thống cho các tác vụ cụ thể khi cần. Cách tiếp cận này tạo sự linh hoạt và nhanh chóng, hỗ trợ cho việc tổng hợp thông tin trên các hệ thống không đồng nhất trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là ngoại trừ 2 liên kết này, nơi các cơ sở dữ liệu quốc gia hiện tại có thể kết nối vào một cổng dữ liệu mở hoặc nơi các công nghệ dữ liệu mở có thể được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, hai chủ đề này nên được phân tách. Việc thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia là tập hợp các nguồn thông tin không đồng nhất được lưu trữ trên các hệ thống không tương thích. Việc thiết kế các hệ thống như vậy tương đối thách thức và đòi hỏi nguồn lực về chuyên môn, tài nguyên và thời gian. Ngược lại, việc công bố các bộ dữ liệu mở tập trung vào dữ liệu đã có sẵn và chỉ yêu cầu công bố các dữ liệu này (xuất từ các hệ thống nơi chúng được lưu trữ và các phương pháp can thiệp như ẩn danh). Do đó, việc thiết lập một cổng dữ liệu mở và công bố các bộ dữ liệu là một quá trình ngắn hạn dễ dàng so với phương pháp cơ sở dữ liệu quốc gia hiện hành. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 105 Thách thức lớn thứ hai là năng lực chuyên môn của khu vực công. Việc thiếu chuyên môn kỹ thuật về dữ liệu mở và các phương pháp bảo mật quyền riêng tư ảnh hưởng đến chất lượng của dữ liệu được công bố như tính đầy đủ, kịp thời, chi tiết và định dạng dữ liệu. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là ở Việt Nam, số lượng kỹ sư CNTT có tay nghề cao, đặc biệt là trong các công nghệ mới nhất như khoa học dữ liệu, còn rất ít. Những kỹ sư như vậy thường được khu vực tư nhân tuyển dụng với mức lương cao, gây nên thiếu hụt nhân lực trong khu vực công. Do chưa có chuyên môn đầy đủ về dữ liệu mở nên tiếp cận liên quan đến khung pháp lý về việc công bố các tập dữ liệu cũng còn hạn chế. Khái niệm về giấy phép (điều khoản sử dụng) và tầm quan trọng của giấy phép không được phần lớn các bộ và cơ quan liên quan hiểu rõ, ví dụ chưa có giải thích thuyết phục về căn cứ lựa chọn loại giấy phép cụ thể nào cho các tập dữ liệu công bố trên Cổng Hệ tri thức Việt số hóa. Các lựa chọn về pháp lý và kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt đối với người tái sử dụng dữ liệu và do đó cần được đánh giá thận trọng trước khi thông qua. Thách thức lớn thứ ba là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Trong quá trình trao đổi, đa số các bộ, ngành đều chưa nắm rõ về các đặc tính của dữ liệu mở, sự khác biệt giữa dữ liệu mở và cấu trúc và dịch vụ Chính phủ điện tử, các hoạt động cần thiết và các cơ hội cụ thể. Cần thiết phải nâng cao nhận thức và vượt qua thách thức này trước bất kỳ yếu tố nào khác nếu tiến đến việc Chính phủ thông qua một lộ trình hành động về dữ liệu mở, vốn đòi hỏi nhiều nỗ lực và cả tài chính để thực hiện. Cần lưu ý rằng, các nỗ lực thực hiện sáng kiến dữ liệu mở cũng sẽ đưa đến những kết quả và tác động theo thời gian khác với khung thực hiện Chính phủ điện tử. Thách thức lớn thứ tư liên quan đến sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Mặc dù các bên đều có nhu cầu, hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu nội bộ dùng chung giữa các cơ quan đồng cấp, và theo chiều dọc từ trung ương xuống địa phương. Điều này ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh rằng dù sử dụng nền tảng kỹ thuật số, việc chia sẻ thông tin ngày càng khó khăn hơn khi thông tin hiện đang tập trung ở các cơ quan trung ương mà các địa phương chưa thể truy cập. Ví dụ, cả hai thành phố đều trích dẫn là khi áp dụng đăng ký kinh doanh trực tuyến, cơ quan cấp thành phố không thể truy cập vào cơ sở dữ liệu hồ sơ đầy đủ của các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn của họ vì hồ sơ này chỉ làm trực tuyến và được quản lý duy nhất bởi cơ quan trung ương. Khu vực ngoài nhà nước cũng nhấn mạnh một loạt các thách thức khác nhau. Trong khi có nhiều thông tin được công bố bởi nhiều cơ quan, bộ, ngành khác nhau, đại đa số các tổ chức phi chính phủ đều gặp khó khăn khi tìm kiếm do các thông tin nằm rải rác trên nhiều website với nhiều định dạng khác nhau. Bên cạnh đó là quan hệ tương tác giữa các cơ quan nhà nước và và khu vực ngoài nhà nước. Đối thoại còn hạn chế và kém hiệu quả. Mối quan hệ cá nhân đóng vai trò quan trọng đối với khả năng tiếp cận dữ liệu của các cơ quan nhà nước. Nếu không có bất kỳ mối quan hệ nào, việc có được thông tin mất rất nhiều thời gian và rất không hiệu quả ngoại trừ việc tiếp cận các thủ tục 106 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam hành chính đã được quy định. Sự thiếu tương tác và giao tiếp này đã hạn chế khả năng tìm hiểu về nhu cầu sử dụng dữ liệu của người dùng từ phía các cơ quan nhà nước. Kết quả là, các bộ dữ liệu được công bố có giá trị và chất lượng thấp, ít gắn với nhu cầu của người sử dụng và do đó, tạo ra tác động xã hội rất hạn chế. Để vượt qua những thách thức nói trên, các khuyến nghị mang tính hành động tập trung vào ba lĩnh vực chính: xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, kế hoạch tổ chức thực hiện và hỗ trợ cho khu vực ngoài nhà nước. Về xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, nhóm nghiên cứu khuyến nghị bước đầu tiên để thực hiện sáng kiến dữ liệu mở là chính thức thành lập Tổ Công tác Dữ liệu mở (ODTF). ODTF nên trực thuộc VPCP, có thể là một bộ phận của Cục KSTTHC với giám đốc điều hành được hỗ trợ bởi chuyên gia kỹ thuật (CTO) về tất cả các vấn đề kỹ thuật. Tổ Công tác nên có thành viên là đại diện của các Bộ, tương tự như Tổ công tác của chương trình đánh giá này. Sau khi được duyệt lộ trình hành động và ngân sách chi tiết, công việc đầu tiên của Tổ nên là xây dựng văn bản pháp quy về dữ liệu mở để cung cấp nền tảng pháp lý cho việc công bố dữ liệu trực tuyến. Văn bản này cần bao gồm tất cả các nội dung chính về dữ liệu mở như giấy phép, định dạng, tiêu chuẩn và mức độ hoàn thiện của tập dữ liệu, các yêu cầu về siêu dữ liệu, kế hoạch giám sát và đánh giá, nguyên tắc “Mặc định mở” hoặc nguyên tắc miễn phí của dữ liệu mở điện tử. Xây dựng văn bản pháp quy này cũng liên quan đến việc sửa đổi các quy định khác, đặc biệt là các quy định liên quan đến phí và thuế, cũng như Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước cần cung cấp danh sách cụ thể những cơ sở dữ liệu cần được bảo vệ và không để khoảng trống cho các lý giái và ý hiểu khác. Về lâu dài, Tổ Công tác cần được thể chế hóa chính thức trong Chính phủ, và bổ nhiệm chức danh vị trí Giám đốc Thông tin/Giám đốc Dữ liệu của Chính phủ và sau đó là tại mỗi bộ. Cũng liên quan đến xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, Chính phủ cần xây dựng một luật riêng về bảo vệ dữ liệu cá nhân để làm rõ và cung cấp các nền tảng pháp lý cho việc quản lý dữ liệu cá nhân và quy trình cung cấp dữ liệu cá nhân. Về kế hoạch tổ chức thực hiện, bước đầu tiên Tổ Công tác nên tiến hành đảm nhiệm vai trò chủ trì việc thúc đẩy nâng cấp Cổng Hệ tri thức Việt số hóa để bổ sung thêm một loạt các chức năng giúp hỗ trợ thực hiện hiệu quả chiến lược dữ liệu mở. Những chức năng mới này bao gồm việc phân tách rõ ràng các bộ dữ liệu của cơ quan nhà nước với các bộ dữ liệu của khu vực ngoài nhà nước, thiết lập các mô-đun tính năng cho phép người dùng gửi các yêu cầu dữ liệu, phản hồi chính thức và thiết lập các cơ chế giám sát để đảm bảo việc công bố dữ liệu tuân theo các quy định về dữ liệu mở (định dạng, siêu dữ liệu, tính kịp thời, v.v.). Cổng thông tin dữ liệu mở phải tương thích (ví dụ liên quan đến giấy phép) với các lựa chọn được cho phép theo quy định về dữ liệu mở. Bước tiếp theo, Tổ công tác nên đề xuất và lựa chọn một số cơ quan đầu tiên tham gia sáng kiến dữ liệu mở và hỗ trợ các cơ quan này trong tổ chức thực hiện theo phương pháp tiếp cận dữ liệu mở. Tổ Công tác nên hình thành nhóm chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ luân phiên các cơ quan này. Công việc trong một cơ quan tham gia chương trình gồm những nội dung chính sau: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 107 • Cải thiện kỹ năng dữ liệu mở trong cơ quan ở cả ba cấp độ: 1) cán bộ lãnh đạo; 2) chuyên viên tiếp cận thông tin trong tương lai; 3) chuyên viên CNTT và quản lý dữ liệu. • Phát triển kho dữ liệu và xác định các tập dữ liệu nào là cần thiết cho các cơ quan khác trong hệ thống cũng như khu vực ngoài nhà nước. • Làm sạch, quản lý và cung cấp các tập dữ liệu này trên cổng Hệ tri thức Việt số hóa. Trong giai đoạn hai, thực hiện cơ chế công bố tự động để giảm bớt khối lượng công việc. Về lâu dài, sáng kiến dữ liệu mở nên được mở rộng và áp dụng cho tất cả các cơ quan trung ương và địa phương. Về sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước, bước đầu, Tổ Công tác nên tổ chức một chiến dịch truyền thông để quảng bá dữ liệu mở và một chuỗi các sự kiện (“OpenDatathons”) để khuyến khích tái sử dụng các tập dữ liệu. Những sự kiện này có thể tập trung theo chủ đề và nên chú ý phục vụ nhu cầu sáng tạo ra các dịch vụ mới cũng như nhu cầu sử dụng trong nội bộ các cơ quan nhà nước (ví dụ: bảng hiển thị kết quả hoạt động trực quan dashboards). Kết quả này có thể thúc đẩy sự quan tâm trong nội bộ các cơ quan nhà nước cũng như khu vực ngoài nhà nước. Tương tự, Bộ Khoa học và Công nghệ nên tập trung một số hoạt động và kinh phí (ví dụ: các sự kiện tôn vinh đổi mới sáng tạo, các ưu đãi thuế, vv) cho các công ty công nghệ khởi nghiệp liên quan đến dữ liệu mở để thúc đẩy tái sử dụng dữ liệu mở của Chính phủ. Về lâu dài, sáng kiến dữ liệu mở trong khu vực công sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của dữ liệu mở trong toàn xã hội. Đồng thời, khóa học về khoa học dữ liệu cần được giảng dạy tại các trường đại học để cung cấp nguồn nhân lực cần thiết. Cụ thể, để đào tạo các công chức tương lai, Học viện Hành chính quốc gia cũng cần bổ sung mô-đun trang bị kiến thức về khái niệm và các nguyên tắc căn bản của dữ liệu mở trong chương trình đào tạo Quản trị công. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, việc thực hiện thành công những bước này có khả năng giúp Việt Nam không chỉ cải thiện nhanh chóng các chỉ số quốc tế liên quan đến dữ liệu mở, mà quan trọng hơn có thể nhận thấy các tác động cụ thể về tăng trưởng kinh tế-xã hội như đã diễn ra tại các quốc gia khác trên thế giới. 108 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Phương pháp đánh giá Báo cáo “Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Dữ liệu Mở” (ODRA) được chuẩn bị theo đề nghị của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Báo cáo được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng về dữ liệu mở từ đó giúp tư vấn cho Chính phủ Việt Nam kế hoạch hành động để triển khai Sáng kiến Dữ liệu mở quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đánh giá này đã vượt ra khỏi khuôn khổ những khuyến nghị để đưa vào hoạt động một cổng dữ liệu mở, thay vào đó hướng tới mục đích lớn lao hơn khi tập trung nhiều hơn vào môi trường chính sách. Quá trình triển khai Sáng kiến Dữ liệu mở quốc gia tập trung vào cả hai phía cung dữ liệu và việc tái sử dụng dữ liệu cũng như nhiều vấn đề then chốt khác như phát triển năng lực kỹ thuật, tài chính cho chương trình dữ liệu mở của chính phủ và hỗ trợ đổi mới sáng tạo theo mục tiêu gắn với dữ liệu mở. Khung Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới sử dụng cách tiếp cận “hệ sinh thái”196 đối với dữ liệu mở, theo đó môi trường của dữ liệu mở được đánh giá cả từ phía “cung” dữ liệu như khung chính sách, pháp lý, dữ liệu hiện có của chính phủ,và cơ sở hạ tầng (bao gồm tiêu chuẩn dữ liệu) cũng như cả từ phía “cầu” sử dụng dữ liệu như cơ chế tham gia của người dân, xã hội và nhu cầu của cộng đồng người dùng đối với dữ liệu của chính phủ (nhu cầu của cộng đồng phát triển ứng dụng, báo chí truyền thông, và các cơ quan chính phủ). Mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở được đánh giá theo tám (08) lĩnh vực là nền tảng để thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở nhằm xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu mở bền vững. Sáng kiến Dữ liệu mở khi được công bố thực thi sẽ hướng tới giải quyết các thách thức liên quan đến phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở. Phương pháp tiếp cận đánh giá này được thiết kế nhằm định hướng hành động. Nghĩa là, đối với mỗi lĩnh vực được đánh giá, báo cáo khuyến nghị các giải pháp có tính thực tiễn cao, có thể là nền tảng của bản Kế hoạch hành động về Dữ liệu mở. Những khuyến nghị này được đề xuất dựa trên thực tiễn quốc tế tốt nhất kết hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của chính phủ Việt Nam. Trong mỗi lĩnh vực, đánh giá xem xét một tập hợp các câu hỏi ban đầu, và đối với mỗi câu hỏi, đánh giá ghi lại các bằng chứng chứng tỏ hoặc phản bác mức độ sẵn sàng. Việc đánh giá mỗi lĩnh vực và câu hỏi ban đầu được mã hoá bởi các màu: XANH (G) có nghĩa là có bằng chứng rõ ràng về Mức độ sẵn sàng, VÀNG (Y) có nghĩa là có bằng chứng không rõ ràng về Mức độ sẵn sàng, ĐỎ (R) có nghĩa là có bằng chứng Không sẵn sàng, XÁM (O) có nghĩa là không đủ thông tin để đánh giá Mức độ sẵn sàng. Khi trả lời một câu hỏi, bằng chứng về Mức độ sẵn sàng 196 Đánh giá mức độ sẵn sàng dữ liệu mở dựa vào Phương pháp đánh giá của Ngân hàng thế giới phiên bản 3.1http:// opendatatoolkit.worldbank.org/docs/odra/odra_v3.1_methodology-en.pdf Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 109 có dấu “+”. Bằng chứng về sự chưa sẵn sàng có dấu “-”. Bằng chứng có ý nghĩa không rõ ràng hoặc cũng không tạo thuận lợi và cũng không mâu thuẫn với Mức độ sẵn sàng có dấu hiệu là “0”. Không phải tất cả các bằng chứng đều có vai trò như nhau khi xác định chỉ số màu tổng thể cho một câu hỏi ban đầu được đưa ra. Một số yếu tố có thể có trọng số lớn hơn khi xem xét kết quả đánh giá về mức độ sẵn sàng. Cần lưu ý là rất khó khăn để lựa chọn một màu cụ thể cho một lĩnh vực cụ thể. Với đặc điểm cụ thể của các quốc gia, thực tiễn môi trường pháp lý cũng như tổ chức của chính phủ và tầm quan trọng của công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, các màu sắc được sử dụng để phản ánh không chỉ trạng thái của một lĩnh vực/câu hỏi mà còn để phản ánh tiềm năng phát triển trong tương lai gần. Chẳng hạn, màu ĐỎ có nghĩa là lĩnh vực được đánh giá khó có khả năng thay đổi trong tương lai gần cũng như không có hoạt động nào đang được thực hiện hoặc đã được lên kế hoạch có thể mang lại tác động tích cực trong tương lai gần. Cuối cùng, cần lưu ý thêm Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở không phải công cụ đo đạc mà là công cụ chẩn đoán và lập kế hoạch. Dựa trên thực tiễn thành công tại một số nơi, các công cụ này nhằm cung cấp chẩn đoán và khuyến nghị cho kế hoạch hành động, tuy nhiên, hoàn toàn không phải là quy tắc hay các đánh giá mang tính chính thức. Đầu ra của các phân tích, ngay cả khi bám sát theo hướng dẫn sử dụng các công cụ trên, cần được cân nhắc cẩn trọng theo bối cảnh cụ thể. Chỉ riêng việc sử dụng công cụ này sẽ không đảm bảo rằng chương trình dữ liệu mở sẽ đương nhiên đạt được thành công và bền vững; tổ chức thực hiện đóng vai trò then chốt đối với kết quả thành công. Mục đích của công cụ này chỉ nhằm cung cấp các gợi ý cho một kế hoạch hành động về dữ liệu mở, cũng như khởi động đối thoại và tham vấn các bên liên quan. Với ý nghĩa như vậy, việc thực hiện báo cáo đánh giá này có thể coi là sự khởi đầu của một quá trình và chưa phải là sự kết thúc hoặc kết quả của một quá trình. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đây là một tài liệu ‘sống’ do đó sẽ cần liên tục cập nhật, chỉnh sửa. 110 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 1. Lãnh đạo cấp cao 1.1 Lãnh đạo chính trị: Liệu lãnh đạo chính trị có tầm nhìn về dữ liệu mở / chính phủ mở / truy cập thông tin hay không? Tầm quan trọng: Rất Cao VÀNG - Chưa có bằng chứng rõ ràng về tuyên bố của chính phủ liên quan đến dữ liệu mở. Dự thảo Nghị quyết về Chính phủ điện tử dự kiến ban hành trong Quý I năm 2019 có nêu chủ trương “Tổ chức thực hiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ, tích hợp với Hệ tri thức Việt số hóa trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025”. - Đa số cán bộ và các tổ chức nhóm chuyên gia đã gặp chưa thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về các khái niệm và các lợi ích của dữ liệu mở. + Lãnh đạo cấp cao của chính phủ hiểu rõ rằng dữ liệu mở là một xu hướng quốc tế tất yếu, và là một cơ hội phát triển của đất nước, vì thế Việt Nam cần bắt kịp xu thế này. + Một số tỉnh, thành phố đã và đang triển khai các sáng kiến dữ liệu mở như: • Đà Nẵng có cổng dữ liệu mở riêng197 • Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh là xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố. + Việt Nam đang triển khai các hoạt động chống tham nhũng với các bộ phận then chốt như Cục Phòng, Chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra Chính phủ), Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020198 và đã thông qua Luật Chống Tham nhũng từ năm 2005.199 + Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thực hiện Sáng kiến Thúc đẩy minh bạch trong Xây dựng (CoST200 ) - CoST tạm dừng từ năm 2016 do thiếu nguồn tài trợ của quốc tế.201 + Việt Nam là nước tham gia Sáng kiến dữ liệu mở để tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu (Open Data for Resilience Initiative)202 197 http://opendata.danang.gov.vn/ 198 http://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/20 199 http://www.oecd.org/site/adboecdanti-corruptioninitiative/46817414.pdf 200 http://www.constructiontransparency.org/vietnam 201 https://www.baomoi.com/bo-xay-dung-bao-cao-ve-viec-tham-gia-chuong-trinh-cost-quoc-te/c/22902188.epi 202 https://opendri.org/project/vietnam/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 111 + Chính phủ Việt Nam có tầm nhìn về năng lực của ngành công nghệ thông tin sẽ mang lại cơ hội to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chủ trương này đã được nhấn mạnh trong nhiều bài phát biểu chính thức: • Báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin Truyền thông 2016 (24/9/2016) có nêu: “Toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về cuộc cách mạng số đồng thời quyết liệt đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản trị hoạt động của mình. Đây phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và là trách nhiệm cao nhất của người đứng đầu trong các cơ quan tổ chức của nhà nước, từ Trung ương xuống địa phương”203. • Báo cáo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại hội nghị trực tuyến của Bộ Nội vụ ngày 26/12/2016: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các giải pháp thông minh hiệu quả và đột phá, giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, và hiệu quả” + Sự ra mắt của cổng dữ liệu mở Cổng Hệ tri thức Việt số hóa204 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý là bước khởi đầu hướng tới Sáng kiến dữ liệu mở quốc gia. 1.2 Cấu trúc thể chế: Đã thiết lập được mô hình lãnh đạo chính trị và quản trị để xây dựng và thực thi chính sách lien quan đến nhiều bộ, ngành hay toàn bộ chính phủ hay chưa?? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG + Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Uỷ ban Quốc gia về ứng dụng CNTT và do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Uỷ ban. Đồng thời, các Bộ, địa phương cũng đã và sẽ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ/Chính quyền điện tử của Bộ/địa phương mình. + Văn phòng Chính phủ (VPCP)205 chịu trách nhiệm206 theo dõi, điều phối tổ chức thực hiện và phối hợp giữa các bộ, ngành. Liên quan đến nội dung này, chức năng của VPCP được quy định cụ thể như sau: • “Chủ trì tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc thực hiện và tổng hợp tình hình, kết quả xây dựng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.” • “Quản lý, vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện hàng năm;” 203 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần hành động nhanh, quyết liệt, hiệu quả hơn trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. https://vtv.vn/cong-nghe 204 https://dulieu.itrithuc.vn/ 205 http://vpcp.chinhphu.vn/ 206 Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 112 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • “Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống thông tin) phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ trì kết nối liên thông, điều phối, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam”. + Trong Văn phòng Chính phủ, ba đơn vị có nhiệm vụ và chức năng liên quan đến dữ liệu mở là: • Cổng Thông tin điện tử Chính phủ gồm các chức năng chính207 như sau: º “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập, quản lý, vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương.” º “Chủ trì kết nối liên thông, điều phối, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương; phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.” º “Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của Văn phòng Chính phủ.” • Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính (Cục KSTTHC) giám sát chương trình cải cách hành chính (Dự án 30208). Chức năng bao gồm: º “Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, báo cáo và công việc thường xuyên khác về cải cách hành chính nhà nước”. º “Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước”. º “Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trung tâm Tin học xây dựng, quản lý, vận hành về nội dung đối với Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính; Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; Trang thông tin điện tử tổng hợp của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính”. • Trung tâm Tin học có các chức năng bao gồm: º “Quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn Trung tâm dữ liệu tại trụ sở Văn phòng Chính phủ; quản lý, vận hành hệ thống cổng thông tin nội bộ và các hệ thống thông tin nội bộ khác được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao” 207 Nghị định số 1215/QĐ-VPCP ngày 15/12/2016 208 https://www.brookings.edu/research/project-30-a-revolution-in-vietnamese-governance/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 113 º “Làm đầu mối gửi, nhận dữ liệu điện tử cho các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu; cập nhật dữ liệu lên trang tin điện tử phục vụ họp Chính phủ; thực hiện quản lý, lưu trữ tài liệu điện tử, file ghi âm các cuộc họp, làm việc của lãnh đạo Chính phủ tại trụ sở Chính phủ và giao ban, hội nghị trực tuyến của Văn phòng Chính phủ” º “Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí cho các dự án mua sắm giải pháp, thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống công nghệ thông tin của Văn phòng Chính phủ; phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xây dựng kế hoạch (ngắn hạn, trung hạn) phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng Chính phủ”. Vai trò tương ứng của các đơn vị này được xác định rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai sáng kiến dữ liệu mở về khía cạnh pháp lý (Cục KSTTHC), triển khai kỹ thuật (Trung tâm Thông tin, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) và công bố dữ liệu (Cục KTSTTHC). + Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) cũng đóng vai trò then chốt trong Sáng kiến dữ liệu mở. Các chức năng liên quan209 bao gồm: • “Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách, các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin; quy chế quản lý đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin” • “Xây dựng hệ thống thông tin đầu mối kết nối, hỗ trợ truy nhập thuận tiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia.” • “Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về kết nối liên thông, tích họp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục thông tin, dữ liệu chia sẻ, dùng chung” • “Quản lý chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; chủ trì triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc Chương trình tổng thế, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước” • “Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và các hệ thống thông tin, dữ liệu dùng chung do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.” • “Hướng dẫn các địa phương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển, cung cấp các dịch vụ thành phố thông minh”. 209 Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 114 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) chịu trách nhiệm xây dựng chương trình khởi nghiệp và sáng tạo. Bộ cũng vừa khai trương cổng Hệ tri thức Việt số hóa210. - Phần lớn các hạng mục được triển khai theo dạng đường link liên kết, ví dụ: chỉ có một vài bộ và cơ quan tham gia cung cấp thông tin ở cổng Hệ tri thức Việt số hóa. Chủ đề dữ liệu mở chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ngoại trừ việc tổ công tác liên ngành của chính phủ đã cùng phối hợp với nhóm nghiên cứu của NHTG thực hiện Báo cáo Đánh giá Mức độ sẵn sàng cho Dữ liệu mở. + Sự phối hợp chặt chẽ của VPCP và Tổ Công tác liên ngành trong quá trình hợp tác với NHTG để tổ chức các đoàn công tác khảo sát thực tế, Hội thảo khởi động v.v…đã thể hiện khả năng điều phối và lãnh đạo của Văn phòng Chính phủ. - Tổ công tác của Chính phủ thực hiện Báo cáo Đánh giá Mức độ sẵn sàng cho Chính phủ số và Dữ liệu mở chỉ thực hiện nhiệm vụ ngắn hạn và sẽ được giải thể khi chương trình đánh giá kết thúc. - Còn tồn tại nhiều Tổ công tác và các Ban Chỉ đạo của nhiều dự án và chương trình khác nhau trong Chính phủ. Khi thiếu sự lãnh đạo mạnh mẽ, việc thành lập như vậy có thể sẽ không mang lại kết quả hoạt động tốt. 1.3 Các hoạt động hiện tại: Đang có những chủ trương, chương trình hoặc kế hoạch chính sách nào có liên quan đến dữ liệu mở? Tầm quan trọng: Trung bình VÀNG/XANH - Không có chính sách rõ ràng về sáng kiến dữ liệu mở quốc gia. - Không có kế hoạch chính sách chính thức nào đã được đưa ra đối với Dữ liệu mở hoặc Chính phủ Mở + Dự thảo Nghị quyết về Chính phủ điện tử dự kiến ban hành trong Quý I năm 2019 có nêu chủ trương “Tổ chức thực hiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ”. + Chính phủ điện tử, các thành phố thông minh và ngành công nghiệp 4.0 là lĩnh vực ưu tiên trọng tâm của Chính phủ • Ngày 14 tháng 10 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36A/NQ-CP về Chính phủ điện tử • Ngày 26 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1819/QĐ- TTg phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu chính là phát triển chính phủ điện tử. Trong đó có mục tiêu “thực hiện thành phố thông minh tại ít nhất 3 địa phương”. • Ngày 1 tháng 12 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 10384 / VPCP-KGVX thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các đô thị thông minh. 210 https://dulieu.itrithuc.vn/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 115 • Một số tỉnh, thành phố đã triển khai các hoạt động liên quan đến đô thị thông minh: º Ngày 15 tháng 01 năm 2015, chính quyền tỉnh Bình Dương đã ký thỏa thuận hợp tác với chính quyền thành phố Eindhoven, Hà Lan để phát triển đô thị thông minh. º Tháng 3 năm 2016, thành phố Đà Nẵng đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển đô thị thông minh. º Ngày 29 tháng 9 năm 2016 Tập đoàn viễn thông VNPT và UBND tỉnh Kiên Giang đã khởi công dự án xây dựng đô thị thông minh tại đảo Phú Quốc. Vào tháng 2 năm 2017, việc triển khai giai đoạn 1 của đô thị thông minh Phú Quốc đã hoàn thành. Việc triển khai giai đoạn 2 đã bắt đầu. º Ngày 29 tháng 9 năm 2016 Tập đoàn viễn thông VNPT và UBND thành phố Hồ Chí Minh ký thỏa thuận hợp tác về tư vấn khung Công nghệ thông tin để xây dựng đô thị thông minh trong năm 2017-2025 với tầm nhìn đến năm 2030. º Ngày 23 tháng 11 năm 2017, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025”, trong đó xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: (i) xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở thành phố211; (ii) Xây dựng Trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố; (iii) Xây dựng Trung tâm an toàn thông tin thành phố º Viettel Telecom đã ký một thỏa thuận hợp tác để xây dựng đô thị thông minh với 9 địa phương bao gồm Phú Thọ, Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Yên, Hải Dương, Huế, Bình Phước, Hưng Yên và Đà Nẵng. º VNPT Telecom đã ký thỏa thuận hợp tác để xây dựng đô thị thông minh với một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phú Quốc, Đà Lạt, Mỹ Tho, Buôn Ma Thuột, Lào Cai. º Biên bản ghi nhớ về việc thành lập chính phủ điện tử, đô thị thông minh giữa Hà Nội và Microsoft Việt Nam đã được ký vào ngày 14 tháng 3 năm 2017. + Chủ trương phát triển xã hội thông tin cũng được nhấn mạnh trong nhiều văn bản như: • Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01-7-2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế: “Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế”. 211 https://tuoitrenews.vn/news/society/20171017/ho-chi-minh-city-hopes-to-deliver-smart-city-benefits-to-resi- dents/42083.html 116 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: “Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” + Đổi mới sáng tạo và phát triển các startup công nghệ là một lĩnh vực ưu tiên chiến lược của Chính phủ. Chương trình hiện được quản lý bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. + Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình thông qua Tiêu chuẩn Dữ liệu Đấu thầu Mở (OCDS212). Đây là một phần của dự án213 với Nhóm Thống kê Đấu thầu và Cổng Phát triển, Ngân hàng Thế giới. + Ở địa phương, một số tỉnh/thành phố như Cần Thơ đang thiết kế chiến lược cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian (SDI) nhằm sử dụng dữ liệu để quản lý tốt hơn tình hình ứng phó với thiên tai ở Đồng bằng sông Cửu Long. 1.4 Bối cảnh rộng hơn: Bối cảnh chính trị trong nước sẽ hỗ trợ hoặc cản trở thực hiện dữ liệu mở như thế nào? Tầm quan trọng: Cao VÀNG/XANH + Chống tham nhũng là một mục tiêu trọng tâm của cải cách hành chính công: đây là lĩnh vực mà thực thi dữ liệu mở có thể có nhiều đóng góp tích cực. + Báo cáo Việt Nam 2035 Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Bình đẳng và Dân chủ214 coi đổi mới là trung tâm đem lại sự thịnh vượng kinh tế cũng như bền vững môi trường. + Cải cách hành chính công và quyết tâmchính trị đối với cải tiến cung cấp các dịch vụ công tạo ra nhu cầu quan tâm tới dữ liệu mở. + Nhu cầu thành lập đơn vị giám sát và điều phối thực thi cũng như áp dụng khung đánh giá kết quả hoạt động trong Chính phủ. Những yếu tố này đòi hỏi quá trình chia sẻ dữ liệu mạnh mẽ giữa các cơ quan, và các quá trình này có thể được hỗ trợ hiệu quả bởi dữ liệu mở. + Sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số (ví dụ: các thành phố thông minh) và ngành công nghiệp 4.0 cũng thúc đẩy ứng dụng dữ liệu mở. + Việc phát triển khung kiến trúc chính phủ điện tử ở quy mô lớn cũng tạo ra nhu cầu với dữ liệu mở + Một số dự án cụ thể đã và đang triển khai sẽ có nhiều đóng góp vào Sáng kiến Dữ liệu mở (ODI) trong tương lai. Đó là các dự án như Dự án Nâng cao Hiệu quả và Minh bạch trong các Dịch vụ Quản lý Đất đai215 hoặc Dự án Phát triển Hệ thống Cở sở Dữ liệu Đa dạng 212 https://www.open-contracting.org/data-standard 213 http://www.developmentgateway.org/projects/ocvietnam 214 https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/23724 215 http://www.worldbank.org/en/news/press-release/2016/07/05/vietnam-improving-efficiency-and-transparency-in- land-administration-services Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 117 sinh học quốc gia tại Việt Nam216. Nói chung, việc phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia có thể hỗ trợ, đơn giản hoá và cung cấp nguồn dữ liệu cho Sáng kiến dữ liệu mở trong tương lai của Việt Nam.217 1.5 Quan điểm của đất nước đối với Sáng kiến Đối tác Chính phủ Mở? ĐỎ - Việt Nam chưa tham gia vào Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở và cũng chưa có kế hoạch tham gia trong hiện tại. - Không có cam kết cụ thể hoặc kế hoạch hànhđộng quốc gia với các cam kết cụ thể đối với việc mở dữ liệu. - Việt Nam hiện chưa đủ điều kiện để tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở OGP.218 216 http://vea.gov.vn/en/news/gallery/Pages/The-project-for-development-of-national-biodiversity-database-system- in-the-socialist-republic-of-Viet-Nam.aspx 217 Xem trang 201 mục mối liên hệ giữa dữ liệu quốc gia và dữ liệu mở 218 https://docs.google.com/spreadsheets/d/1kRgVWEjPpqlpD8zBXhNA4Ih3wIWwL0JH9aWTuZn8J2E/ edit#gid=869039115 118 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá lĩnh vực lãnh đạo cấp cao Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Vai trò lãnh đạo Rất cao VÀNG Lãnh đạo ở vị trí cao đã hiểu được sự phát triển chính trị của Dữ liệu mở trên toàn thế giới và có một ý chí chính trị rõ ràng để bắt kịp xu hướng quốc tế. Một số trường hợp như đô thị giao tiếp bằng dữ liệu mở hoặc cổng Hệ tri thức Việt số hóa đã chứng tỏ điều này.Tuy nhiên, các nguyên tắc và lợi ích cốt lõi của Dữ liệu mở chưa được nhận thức đầy đủ, đồng đều bởi các cấp chính quyền. Tổ chức chính Cao VÀNG Các bộ và cơ quan đã quen với nếp làm việc trong trị hệ thống đóng kín, sự gia tăng của các cơ quan đặc nhiệm và hệ thống chỉ đạo không hiệu quả phản ánh rõ điều này. Tuy nhiên, trong trường hợp của Tổ Công tác thực hiện Đánh giá Dữ liệu mở và Chính phủ Số, với sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ và sự lãnh đạo quyết đoán, rõ ràng về cách thức tổ chức nhiệm vụ của Chủ nhiệm VPCP, đã phản ánh sự lãnh đạo hiệu quả. Cơ quan chuyên trách đã thực hiện rất hiệu quả và tập hợp tốt tất cả các bộ ngành liên quan. Các hoạt động Trung bình XANH Chính phủ Việt Nam nhận thức đầy đủ về tiềm hiện tại năng của công nghệ thông tin truyền thông trong phát triển kinh tế xã hội. Rất nhiều hình thức phát triển đang được tiến hành liên quan đến chính phủ điện tử và đô thị thông minh. Mặc dù chưa được phối hợp, một loạt các sáng kiến như cổng Hệ tri thức Việt số hóa, các cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc hệ thống mua sắm điện tử mới đã tạo nền tảng vững chắc cho sáng kiến quốc gia về Dữ liệu mở. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, những sáng kiến này còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Bối cảnh rộng Cao VÀNG/ XANH Sáng kiến Dữ liệu mở có thể hỗ trợ các quốc gia ưu hơn tiên chống tham nhũng, phát triển xã hội thông tin và đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý. Dữ liệu mở còn có thể hỗ trợ việc tìm hiểu thực hiện bảng hiển thị kết quả hoạt động trực quan và đơn vị phân phối. Đối tác Chính Trung bình ĐỎ Việt Nam chưa đủ điều kiện để tham gia Chính phủ mở phủ mở OGP. ĐÁNH GIÁ Rất cao VÀNG Chính phủ đã lãnh đạo với một tầm nhìn rõ ràng CHUNG về sự phát triển của nền kinh tế số cho đất nước. Tuy nhiên, còn thiếu nhận thức và hiểu biết về đặc trưng của Dữ liệu mở, và các sáng kiến còn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 119 2. Khung pháp lý và chính sách 219 219 Các văn bản pháp lý chính: • Luật Tiếp cận thông tin (số 104/2016/QH13, tháng 4 năm 2016)220 • Quy định liên quan đến Internet: Nghị định 72221 • Luật An toàn Thông tin Mạng (số 86/2015 /QH13)222 • Quy định về quản lý điện tử: º Nghị quyết số 36A/NQ-CP về Chính phủ điện tử223 • Luật An ninh mạng (số 24/2018/QH14 Tháng 6/2018) • Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước (số 30/2000 / PL-UBTVQH10, ngày 28 tháng 12 năm 2000)224 º Nghị định số 33/2002 / NĐ-CP31225 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000 / PL-UBTVQH10226 º Thông tư số 29/2013 / TT-BCA227 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công an quy định danh mục bí mật nhà nước độ mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường º Nghị định số 45/2015 / NĐ-CP về hoạt động khảo sát, lập bản đồ º Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/6/2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường 219 Các phân tích và khuyến nghị ban đầu của Đánh giá này được đưa ra dựa trên thông tin và nhận định thu thập từ các cuộc phỏng vấn và tư liệu cung cấp bởi Chính phủ và các tổ chức cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá mà không phải dựa trên quá trình thẩm định chi tiết về pháp lý và cũng không mang tính khuyến nghị pháp lý. Do đó, không thể đưa ra suy luận về tính đầy đủ, toàn diện, chính xác hay phù hợp của đánh giá hay khuyến nghị, hay bất kỳ hành động nào về chính sách, khung pháp lý hoặc quy định về Dữ liệu mở của quốc gia được thực hiện dựa trên đánh giá và khuyến nghị này. 220 http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpqen-toanvan.aspx?ItemID=11040 221 https://vnnic.vn/sites/default/files/vanban/Decree%20No72-2013-ND-CP.PDF 222 http://english.mic.gov.vn/Upload/VanBan/Law-on-Network-Information-Security-16-05-30.pdf 223 http://isos.gov.vn/News_Detail/tabid/179/ArticleId/1239/language/en-US/Governmental-Resolution-on-e-Gov- ernment.aspx 224 http://www.moj.gov.vn/vbpq/en/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=4 225 https://vanbanphapluat.co/decree-of-government-no-33-2002-nd-cp-of-march-28-2002-detailing-the-implemen- tation-of-the-ordinance-on-the-protection-of-state-secrets 226 http://www.moj.gov.vn/vbpq/en/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=4 227 ttps://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-29-2013-TT-BCA-Danh-muc-bi-mat-Nha- nuoc-do-mat-linh-vuc-tai-nguyen-187140.aspx 120 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Luật Thống kê (số 89/2015 / QH13228 • Luật Lưu trữ (số 10/2011/L-CTN ngày 25 tháng 11 năm 2011)229 • Luật Báo chí (số 03/2016 / L-CTN ngày 19 tháng 4 năm 2016)230 • Luật về công nghệ thông tin số 67/2006 /QH11231 º Nghị định số 64/2007/NĐ-CP38 ngày 10 tháng 4 năm 2007232 về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước 2.1 Khung pháp lý và chính sách để bảo vệ sự riêng tư cá nhân? (Tầm quan trọng: Rất cao) ĐỎ - Hệ thống quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư cá nhân còn rất hạn chế + Luật Thống kê số 89/2015/QH13 đề cập đến việc bảo vệ bí mật cá nhân như là một phần của nghĩa vụ của cơ quan tổ chức khảo sát (điều 35.1). Khoản mục 57.1.a đề cập đến việc bảo mật được áp dụng khi “thông tin được gắn với một tên và địa chỉ cụ thể của mỗi tổ chức và cá nhân trừ phi tổ chức và cá nhân đó cho phép xuất bản”. + Điều 21 của Luật Công nghệ thông tin số 67/2006 / QH11 về Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng quy định: • Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. • Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây: a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó; b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên; d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này 228 http://www.gso.gov.vn/Default_en.aspx?tabid=502&catecode=2 229 http://hethongphapluatvietnam.com/order-no-10-2011-l-ctn-of-november-25-2011-on-the-promulga- tion-of-the-law-on-archives.html 230 http://hethongphapluatvietnam.com/order-no-03-2016-l-ctn-dated-april-19-2016-on-the-promulgation-the-press- law.html 231 http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=15066 232 https://vanbanphapluat.co/decree-no-64-2007-nd-cp-of-april-10-2007-on-information-technology-application-in- state-agencies-operations Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 121 + Điều 22 của Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 về Lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng quy định: • Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó. • Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó. • Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại với hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân. + Điều 16, 17, 18, 19 và 20 của Luật số 86/2015/QH13 về An toàn Thông tin Mạng quy định bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng và những điều mà tổ chức quản lý thông tin cá nhân được phép và không được phép làm. - Kết quả phỏng vấn trong quá trình khảo sát cho thấy đa số chưa nhận thức được các nguyên tắc cốt lõi của bảo vệ dữ liệu cá nhân và ẩn danh. Sự hiểu biết là rất mơ hồ về khái niệm cũng như thực tế thực hiện các kỹ thuật hiện có để ẩn danh dữ liệu. Vì vậy, hiện nay nếu tồn tại dữ liệu cá nhân trong bất kỳ thông tin nào thì đều không được xuất bản. - Chưa xác định được bất kỳ cơ quan nào có năng lực kỹ thuật thực hiện công việc ẩn danh dữ liệu. 2.2 Những quyền tiếp cận thông tin đang có hiệu lực? (Tầm quan trọng: Rất cao) VÀNG + Điều 25 của Hiến pháp năm 2013233 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” + Luật số 104/2016 / QH13 (tháng 4 năm 2016) về Tiếp cận Thông tin đã được thông qua vào tháng 4 năm 2016 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2018 - Luật Tiếp cận thông tin cho phép tiếp cận thông tin mức ở một mức độ nhất định234. Việt Nam được xếp hạng 90 trong số 111 quốc gia có ban hành luật tiếp cận thông tin, trên cơ sở Bảng Xếp hạng RTI.235 - Chưa đề cập đến tiếp cận dữ liệu thô - Chưa đề cập đến quy trình giải quyết khiếu nại về tiếp cận thông tin (đơn vị độc lập để khiếu nại) - Chưa đề cập đến yêu cầu đối với việc công bố ấn phẩm số. - Chưa đề cập đến việc tái sử dụng thông tin 233 http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=15066 234 Trung tâm Phân tích Luật và Dân chủ https://towardstransparency.vn/wp-content/uploads/2016/09/Vietnam_RTI- analysis_EN_FINAL.xls 235 http://www.rti-rating.org/view_country/?country_name=Vietnam 122 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Vì luật Tiếp cận thông tin chỉ chính thức có hiệu lực gần đây, nhóm nghiên cứu không thể đánh giá việc thực thi luật này. 2.3 Khung pháp lý và chính sách cho bảo mật dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và lưu trữ số là gì? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG / XANH + Luật Lưu trữ số 10/2011/L-CTN ngày 25 tháng 11 năm 2011 định nghĩa nội dung và quy trình lưu trữ tài liệu và chuyển tài liệu tới Cục Lưu trữ + Luật Lưu trữ cũng đề cập đến việc lưu trữ điện tử - Tuy nhiên, Luật đề cập về pháp lý trong tương lai về điều kiện lưu trữ điện tử (Khoản 4 Điều 13 của Luật quy định: “Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử”) nhưng chưa được ban hành. + Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý an toàn thông tin + Đã ban hành một loạt các quy định về bảo mật dữ liệu và an ninh mạng: • Luật số 86/2015/QH13 về An toàn thông tin mạng xác định phân loại hệ thống, biện pháp bảo vệ và yêu cầu bảo vệ, cũng như biện pháp để thực hiện trong trường hợp vi phạm. Luật này được cụ thể hóa bởi các nghị định: º Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; º Nghị định số 142/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; º Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; º Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. + Điều 6 của Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin số. Điều 41 giới thiệu các nguyên tắc đảm bảo an toàn thông tin, bao gồm các thủ tục sao lưu và đảm bảo tính nguyên bản thông tin. + Điều 13 Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT (31/7/2009) về “cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước” quy định trình tự thủ tục chi tiết để bảo vệ dữ liệu và sao lưu dữ liệu. + Ngày 12/6/2018, Luật An ninh mạng chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 (ở thời điểm thực hiện báo cáo chưa có hiệu lực nên không phải là một phần chính thức của đánh giá). Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 123 2.4 Chính sách về quyền sở hữu và cấp phép dữ liệu của chính phủ là gì? (Tầm quan trọng: Rất cao) ĐỎ - Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 tại điều 4 và điều 25 đã đề cập tới quyền sở hữu và cấp phép dữ liệu nói chung. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về quyền sở hữu và cấp phép dữ liệu của chính phủ - Không có giấy phép, kể cả bản quyền đối với bất kỳ dữ liệu nào được công bố bởi chính phủ (ví dụ như một số cơ sở dữ liệu quốc gia) - Liên quan đến trường hợp cổng thông tin dữ liệu mở Đà Nẵng, phần lớn các bộ dữ liệu không có giấy phép + Một tập hợp các bộ dữ liệu trên cổng dữ liệu mở Đà Nẵng có giấy phép CC-BY + Cổng Hệ tri thức Việt số hóa tạo tiền đề cho nhiều loại giấy phép mở + Hầu hết các tài liệu về Cổng Hệ tri thức Việt số hóa đều theo Giấy phép phi thương mại sáng tạo chung. (CC-by-nc 2.0236) - Không có ai trong số những người nhóm nghiên cứu phỏng vấn, bao gồm Cục Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ (NASATI), cơ quan chịu trách nhiệm về cổng Hệ tri thức Việt số hóa, nhận biết được khái niệm giấy phép dữ liệu, hoặc biết được lý do triển khai các hạng mục được thực hiện cho Cổng Hệ tri thức Việt số hóa. 2.5 Dữ liệu Chính phủ nào được cung cấp có thu phí bởi các cơ quan nhà nước? (Quan trọng: Cao) VÀNG - Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam237, Bộ Tài nguyên và Môi trường được phép bán dữ liệu. Điều này được quy định trong Thông tư số 49/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tư liệu đo đạc - bản đồ. - Dữ liệu khí tượng thủy văn được cung cấp thu phí bởi Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia. (Thông tư 197/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng, thủy văn). - Thông tư số 70/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia. - Bộ Tài chính giữ một danh sách dữ liệu có thể được tính phí. Danh sách này có thể được sửa đổi và phải được phê duyệt bởi một ủy ban chuyên trách tại Quốc hội. Các khoản phí này được thảo luận giữa cơ quan và Bộ Tài chính. Tương tự, việc chia sẻ doanh thu giữa ngân sách nhà nước và ngân sách cơ quan được thảo luận giữa cơ quan và Bộ Tài chính, sau đó thông tư sẽ được ban hành. + Bộ Tài chính không theo dõi dữ liệu thể hiện các chỉ số cụ thể tính doanh thu, nhưng doanh thu được ước tính không cao. 236 https://creativecommons.org/licenses/by-nc/2.0/ 237 http://bandovn.vn/en 124 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam - Một số cơ quan và bộ ngành cũng thực hiện bán dữ liệu. Ví dụ. Bộ KH&ĐT cung cấp một trường thông tin đăng ký kinh doanh miễn phí (7 chỉ tiêu trên 200) và một phần khác được bán, trong đó không có điều khoản sử dụng lại. - Khi có quy định pháp luật về bán dữ liệu, các bên liên quan đến chính phủ và phi chính phủ đều có thể thực hiện bán dữ liệu. 2.6 Những chính sách, quy định khác có thể có ảnh hưởng đáng kể đến dữ liệu mở? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG / ĐỎ - Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 mặc định quy định Bảo vệ thông tin bí mật với tất cả các loại thông tin. Việc công bố thông tin phải được sự cho phép của Bộ Công an. - Nghị định số 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước. Đặc biệt: • Mỗi bộ đều xác định danh mục thông tin bí mật được luật pháp quy định và phân loại thông tin. Danh sách này có thể được sửa đổi mỗi năm • Danh sách thông tin bí mật nhà nước không nhất thiết phải được công bố và được quyết định theo từng trường hợp - Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật nhà nước chỉ đề cập các quy định chung, nhưng được cụ thể hóa bởi các văn bản dưới luật cho từng loại thông tin. Ví dụ, Thông tư số 29/2013 /TT- BCA quy định danh mục thông tin được phân loại là bí mật nhà nước bao gồm: • Hệ thống dữ liệu cơ sở địa lý quốc gia gồm: số liệu địa hình, số liệu thiên văn, số liệu vệ tinh, giá trị lực hấp dẫn tuyệt đối ban đầu, giá trị điểm cao, giá trị điểm gốc; • Hình ảnh trên không bao gồm các bức ảnh kỹ thuật số và ảnh chụp từ trên không với tọa độ của trung tâm ảnh có diện tích che phủ lớn hơn 200 km2; • Đo đạc và Lập bản đồ dữ liệu, tài liệu của các vùng, các mục tiêu và các đối tượng được phân loại là bảo vệ bí mật. Pháp lệnh này sẽ có tác động lớn đến việc thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở. + Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước chủ động công bố thông tin trực tuyến và các dịch vụ công trên trang web, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, bao gồm: • Thông tin giới thiệu; • Tin tức và sự kiện; • Thông tin về các cơ cấu tổ chức của cơ quan (hồ sơ, tên, thông tin liên lạc, vv); • Thông tin về việc hướng dẫn về luật, chế độ, chính sách về lĩnh vực quản lý của cơ quan; Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 125 • Các chiến lược phát triển, định hướng, quy hoạch tổng thể, chiến lược và kế hoạch phát triển ngành, ví dụ bao gồm ít nhất các thông tin sau: º Ưu đãi đầu tư, cơ hội, dự án kêu gọi đầu tư; º Xây dựng và quy hoạch đô thị; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; º Quy hoạch và kế hoạch tổng thể về khai thác tài nguyên thiên nhiên; º Quy hoạch tổng thể về thu gom, tái chế, xử lý chất thải, danh mục và thông tin về nguồn và loại chất thải có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường; các khu vực có môi trường nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng và giảm ô nhiễm môi trường và các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; • Văn bản pháp luật và các văn bản quản lý hành chính có liên quan; • Thông tin về các dự án đầu tư và mua sắm công; • Danh sách các dự án sắp tới, đang thực hiện và dự án đã hoàn thành; • Thông tin dự án như tên, mục đích chính, loại tên miền chuyên nghiệp, thời gian thực hiện, chi phí, hình thức tài trợ, nhà tài trợ; • Tham vấn cộng đồng; • Dịch vụ công trực tuyến 126 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá khung chính sách/pháp lý Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Khung pháp lý Rất cao ĐỎ Quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu và chính sách cá nhân và quyền riêng tư cá nhân còn rất hạn để bảo vệ sự chế. Những khái niệm này không được để cập rõ riêng tư cá ràng trong các văn bản pháp luật. Phần lớn các cơ nhân quan và bộ ngành không rõ về các nguyên tắc và phương thức để bảo về quyền riêng tư. Quyền tiếp cận Rất cao VÀNG Luật số 104/2016/QH13 được thông qua vào thông tin tháng 4 năm 2016 về Tiếp cận Thông tin đã được thông qua vào tháng 4 năm 2016 là một sơ cải thiện và bổ sung quyền mới cho công dân. Luật Tiếp cận thông tin được coi là rất hạn chế nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2018, vì vậy nhóm nghiên cứu chưa thể thể đánh giá việc thực thi luật này. Khung pháp lý Cao VÀNG / XANH Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nhiều và chính sách chính sách cho an ninh dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và cho an ninh bảo vệ số. dữ liệu, lưu trữ Tương tự, Cục Văn thư và Lưu trữ Quốc gia thuộc dữ liệu và bảo Bộ Nội vụ đang đề xuất một quy định mới về lưu vệ số trữ điện tử nhưng chưa có hiệu lực. Chính sách về Rất cao ĐỎ Không có quy định pháp luật nào được xác định quyền sở hữu liên quan đến quyền sở hữu và cấp phép dữ liệu và cấp phép dữ của chính phủ. liệu của chính Không có giấy phép, kể cả bản quyền đối với bất phủ kỳ dữ liệu nào được công bố trên website. Hầu hết những người được phỏng vấn không biết được về khái niệm giấy phép và các tài liệu liên quan được công bố trên website cần giấy phép CCO và các chứng nhận tương tự. Dữ liệu chính Cao VÀNG Có một quy định và quy trình hoàn chỉnh có hiệu phủ nào được lực để bán các dữ liệu cung cấp bởi chính phủ. cung cấp có thu Một số cơ quan và bộ ngành đã thực hiện bán dữ phí liệu, ví dụ Bộ Tài nguyên và Môi trường bán dữ liệu bản đồ nhưng doanh thu ước đoán tương đối thấp. Khi có quy định pháp luật về bán dữ liệu, việc bán dữ liệu sẽ thực hiện cho cả các bên liên quan đến chính phủ và phi chính phủ, tạo rào cản lớn cho việc chia sẻ trên Internet. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 127 Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Những chính Cao VÀNG / ĐỎ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước có ảnh hưởng sách, quy định đáng kể đến dữ liệu mở. khác có thể có Phạm vi của pháp lệnh rộng và tạo ra không gian ảnh hưởng đến lớn cho nhiều lý giải khác nhau, dẫn đến việc hợp dữ liệu mở lý hoá lý do không công bố dữ liệu cơ sở. ĐÁNH GIÁ Cao VÀNG / ĐỎ Hệ thống văn bản pháp lý hiện tại của Việt Nam CHUNG không tạo được nền tảng cần thiết cho việc phát triển một sáng kiến dữ liệu mở quốc gia. Việc thiếu quy định pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Tiếp cận thông tin chưa có hiệu lực và có nhiều hạn chế, và nội dung của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước tạo ra nhiều lý giải khác nhau là những rào cản đối với việc công bố dữ liệu. Đồng thời, không có quy định pháp luật nào khác để hỗ trợ và cung cấp một khuôn khổ pháp lý cho việc công bố dữ liệu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các văn bản pháp luật điều chỉnh rất quyết liệt cách thức cơ quan, công chức tuân thủ và triển khai công việc. Tất cả những người được phỏng vấn đều nêu ra các lý do liên quan đến luật pháp để biện minh cho công việc của họ. Do đó, một hệ thống văn bản quy định pháp luật phù hợp về Dữ liệu Mở có thể thực hiện nhanh nhất và có tác động cụ thể khi triển khai thực tế. 128 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 3. Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực trong phạm vi chính phủ 3.1 Các cơ quan nào có năng lực, nhiệm vụ, kinh nghiệm quản lý dự án và kỹ năng để trở thành đơn vị điều phối việc lên kế hoạch và thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở? (Tầm quan trọng: Rất cao) VÀNG/XANH + Chỉ đạo chung cho sáng kiến dữ liệu mở nên do Văn phòng Chính phủ điều hành. Văn phòng chính phủ chịu trách nhiệm quản lý cho các chương trình của chính phủ và đã điều phối việc thực hiện Đánh giá Mức độ sẵn sàng Dữ liệu mở và Chính phủ số + Trong Văn phòng Chính phủ, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính là đơn vị phù hợp để chủ động và phối hợp giữa các cơ quan và bộ ngành triển khai công bố số liệu. Cục kiểm soát thủ tục hành chính cũng có nhiều cơ hội để thúc đẩy soạn thảo văn bản luật cụ thể (chính sách dữ liệu mở), chương trình xây dựng năng lực quản lý thay đổi và thúc đẩy sáng kiến toàn cầu (ví dụ như quản lý kế hoạch giám sát và đánh giá) + Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc triển khai Sáng kiến Dữ liệu mở, các chức năng nhiệm vụ liên quan là238: • “Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách, các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin; quy chế quản lý đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin. • Xây dựng hệ thống thông tin đầu mối kết nối, hỗ trợ truy nhập thuận tiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia. • Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục thông tin, dữ liệu chia sẻ, dùng chung. • Quản lý chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; chủ trì triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc Chương trình tổng thế, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước. 238 Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 định nghĩa chức năng, nghĩa vụ và sơ đồ tổ chức Bộ Thông tin và Truyền thông Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 129 • Hướng dẫn các địa phương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển, cung cấp các dịch vụ thành phố thông minh”. + Bộ Khoa học và Công nghệ hiện đang phụ trách Cổng Dữ liệu Mở- đây là một nhiệm vụ khá thuận tiện với Bộ. Bộ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy các công ty khởi nghiệp về Dữ liệu Mở của Chính phủ + Bộ Công An chịu trách nhiệm về Pháp lệnh Bí mật Nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh khung pháp lý hiện hành để hỗ trợ Dữ liệu mở + Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về ban hành chính sách pháp luật liên quan đến phí và thuế, do đó Bộ có vai trò quan trọng trong việc gỡ bỏ các khoản phí đó + Tổng cục Thống kê có chức năng, nhiệm vụ và năng lực quản lý dữ liệu để hỗ trợ các cơ quan, bộ ngành trong quá trình công bố dữ liệu. - Không có cơ quan nào nhắc đến ở trên được xác định nắm giữ vai trò điều phối hệ thống dữ liệu mở 3.2 Cơ quan nào cần có Giám đốc Thông tin/ Giám đốc kỹ thuật (CIO, CTO) hoặc các vị trí thường trực phụ trách việc quản lý dữ liệu? (Tầm quan trọng: Cao Trung bình) VÀNG + Bộ Thông tin và Truyền thông giám sát việc theo dõi các cơ sở dữ liệu quốc gia + Nghị định số 64/2007 / NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 đã nêu rõ tất cả “Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ chuyên trách về công nghệ thông tin trong ngành mình. Cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trong địa phương mình. “ - Không có vị trí CIO/CTO có trình độ quốc tế hoặc trong bất kỳ cơ quan hoặc bộ ngành nào + Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thiết kế một danh sách các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu hiện đang có trong các cơ quan và các Bộ trong chính phủ, xác định những cơ sở dữ liệu có thể mở. 3.3 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Ví dụ như với các vấn đề kỹ thuật)? (Tầm quan trọng: Trung bình Cao) Màu VÀNG/ ĐỎ + Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ điều phối tất cả các vấn đề công nghệ thông tin và truyền thông giữa các cơ quan chính phủ và ở cấp tỉnh + Mỗi cơ quan ở cấp trung ương và cấp tỉnh/thành phố đều có đơn vị phụ trách CNTT và đầu mối về CNTT 130 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016 /QH13 quy định một hệ thống mạng lưới các đầu mối để quản lý việc truy cập thông tin - Các cơ quan và các bộ ngành dường như hoạt động riêng rẽ. Không có sự phối hợp rõ ràng trong đầu tư CNTT hoặc trong xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT. - Không có sự phối hợp rõ ràng cho việc thiết kế và thiết lập các hệ thống công nghệ thông tin cụ thể giữa các cơ quan phụ trách và Bộ Thông tin và Truyền thông. • Mỗi Bộ ngành và cơ quan đều có một cách thức triển khai riêng, ngay cả khi Bộ Thông tin và Truyền thông thiết kế khuôn khổ định sẵn cho các dịch vụ công trực tuyến 3.4 Quy trình nào hiện đang được sử dụng để đánh giá hoạt động của cơ quan hoặc chất lượng cung cấp dịch vụ? (Tầm quan trọng: Trung bình) VÀNG - Không có bằng chứng cho thấy cơ quan trung ương có trách nhiệm thực hiện và giám sát chất lượng. + Văn phòng Chính phủ thực hiện các biện pháp và yêu cầu các báo cáo về việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho các cơ quan, bộ ngành khác nhau. Chỉ có số liệu thống kê chi tiết về hoàn thành nhiệm vụ từ năm 2014. + Có một cuộc khảo sát hàng năm ở cấp tỉnh giúp Chính phủ xây dựng Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh (PAPI239). Tất cả dữ liệu được công bố trực tuyến + Quyết định số 19/2014 / QĐ-TTg240 ngày 05 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2008 theo tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. + Thông tư số 29/2017/TTBTNMT241 ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trên cơ sở dữ liệu và phát triển phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. + Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Chương V của Nghị định này quy định các nguyên tắc và phương thức thực hiện đánh giá nội bộ cũng như thông qua phản hồi của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ. + Một trang web đã được đưa ra bởi Chính phủ để thu thập góp ý của công dân về các dịch vụ công242 239 http://papi.org.vn/eng/documents-and-data-download 240 http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=33572 241 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-29-2017-TT-BTNMT-tieu-chi-danh-gia-chat- luong-dich-vu-xay-dung-co-so-du-lieu-323932.aspx 242 https://nguoidan.chinhphu.vn/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 131 + Một trong những mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng hệ thống đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành. Một bảng theo dõi đánh giá kết quả đang được thiết kế với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới + Chính phủ và Ngân hàng Thế giới hiện đang nghiên cứu và thành lập một đơn vị điều phối và thiết lập khung giám sát hiệu quả bao gồm bảng theo dõi đánh giá kết quả. 3.5 Cơ quan hoặc bộ ngành nào chịu trách nhiệm chính về dữ liệu hoặc số liệu thống kê? (Tầm quan trọng: Trung bình) XANH + Tổng cục Thống kê (GSO243) giám sát tất cả thống kê của Việt Nam + Tổng cục Thống kê được kết nối và làm việc chặt chẽ với Cộng đồng Thống kê ASEAN. Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Hệ thống thống kê Cộng đồng ASEAN (ACSS244) đề xuất việc nâng cấp Tổng cục Thống kê trong bản thông cáo cuối cùng. + Chỉ số Năng lực Thống kê Ngân hàng Thế giới245 cho thấy Việt Nam được trang bị tốt năng lực thống kê, đã có các bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong 10 năm qua và cao hơn mức trung bình trong khu vực. Chỉ số Năng lực Thống kê là điểm đánh giá tổng hợp năng lực hệ thống thống kê của một đất nước. Những tiến bộ gần đây về Chỉ số Năng lực Thống kê cho thấy Tổng cục thống kê đủ năng lực để cung cấp hỗ trợ và tư vấn chuyên môn về lĩnh vực quản lý và sản xuất dữ liệu. 3.6 Các cơ quan hoặc bộ ngành nào quan ngại nhất về việc công bố dữ liệu, và trên cơ sở nào? Làm thế nào để giải quyết mối quan ngại này? (Tầm quan trọng: Cao) ĐỎ - Tất cả các cơ quan Nhóm nghiên cứu tiếp xúc đều có vẻ quan ngại về việc công khai dữ liệu. Rủi ro được trích dẫn bao gồm: cơ hội mất đi doanh thu, bảo vệ bí mật quốc gia hoặc bảo vệ dữ liệu cá nhân - Không có nhận thức về lợi ích của việc mở dữ liệu - Tất cả các cơ quan đều đề cập đến việc thiếu khung pháp lý để hỗ trợ công bố dữ liệu. Tư duy của đa số người được phỏng vấn là theo cách tiếp cận “ mặc định đóng kín” với các dữ liệu. + Đã có khá nhiều thông tin được công bố trên các trang của Chính phủ. 243 https://www.gso.gov.vn/Default_en.aspx?tabid=766 244 http://asean.org/storage/2016/11/ACSS6_Joint-Media-Statement_03Oct2016-final.pdf 245 http://datatopics.worldbank.org/statisticalcapacity/SCIdashboard.aspx 132 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 3.7 Trình độ công nghệ thông tin của các lãnh đạo chính phủ cấp cao và công chức nhà nước ở mức độ như nào? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/ XANH + Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành phân tích chi tiết về sử dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước và ở cấp tỉnh/thành phố. Phân tích này dựa trên kế hoạch giám sát và đánh giá chi tiết tổng thể 6 yếu tố: • Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin; • Triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin; • Trang web điện tử/ cổng thông tin (cung cấp thông tin, các chức năng hỗ trợ trên trang điện tử / cổng thông tin điện tử); • Cung cấp dịch vụ công; • Chính sách và quy định để thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin và • Nguồn nhân lực cho ứng dụng Công nghệ thông tin. + Cuộc khảo sát gần đây (tháng 4 năm 2017) cho thấy: • 59% các văn bản trao đổi trong hoạt động nội bộ của các cơ quan thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dưới dạng vừa bản cứng và bản mềm • 48% các tài liệu trao đổi trong hoạt động nội bộ của các cơ quan cấp tỉnh dưới dạng vừa bản cứng và bản mềm + Chính phủ đã thông qua một chiến lược chính phủ điện tử đầy tham vọng246 nhằm cung cấp tất cả các thủ tục hành chính trực tuyến + Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 4 năm 2017: các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã chú trọng tổ chức các khoá đào tạo nâng cao về ứng dụng CNTT cho cán bộ + Bộ Thông tin và Truyền thông xác định danh sách các năng lực CNTT cần thiết ở cấp độ công chức + Các cơ quan đều tổ chức các khóa đào tạo. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn CNTT về cách sử dụng công nghệ mới nhất + Đánh giá năng lực kỹ năng máy tính và CNTT là một phần của yêu cầu tuyển dụng hoặc đào tạo công chức. 6 kỹ năng chính được đánh giá bao gồm kỹ năng Word / Excel/ Bảo mật thông tin /Internet / máy tính văn phòng. - Bộ Thông tin và Truyền thông và một số bộ khác nhấn mạnh những khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ nhân viên có trình độ cao do nhu cầu nhân lực cao của khu vực tư nhân trong khi mức lương trong khu vực công không đủ cạnh tranh. 246 Nghị định số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 133 3.8 Thông tin trên website của cơ quan thuộc chính phủ thể hiện như thế nào? (Tầm quan trọng: Trung bình) VÀNG/ XANH + Tất cả các bộ, ngành đều có website. + Các website được cập nhật thường xuyên, và tất cả đều có tin tức mới nhất + Một số Bộ như Bộ Y tế có trang Facebook247 • Không có sự đồng nhất trong thiết kế và cấu trúc website. Mỗi cơ quan quản trị các website theo cách riêng. + Một số lượng đáng kể các website cung cấp cả tiếng Việt và tiếng Anh - Các Website song ngữ thường không dịch tương ứng tất cả thông tin - Không có giấy phép trên bất kỳ website nào cho dữ liệu được công bố - Không có bất kì dịch vụ công nào được thực hiện thông qua phương tiện di động (IVR / SMS / USSD). 247 https://www.facebook.com/botruongboyte.vn 134 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá chính sách quản lý, quy trình thủ tục và dữ liệu sẵn có của chính phủ Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Đơn vị lãnh đạo Rất cao VÀNG / XANH Tổ công tác được thành lập dưới sự lãnh đạo của trong việc lên VPCP và Cục KSTTHC đã thể hiện tính hiệu quả. kế hoạch và Nhiều lĩnh vực chuyên môn và phối hợp trong Tổ thực hiện Sáng công tác phù hợp để thúc đẩy triển khai sáng kiến kiến Dữ liệu mở dữ liệu mở quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, nhiều người được phỏng vấn chưa có nhận thức về dữ liệu mở Giám đốc Cao Trung VÀNG Không có vị trí CIO/CTO có trình độ quốc tế trong Thông tin/ bình bất kỳ cơ quan hoặc bộ ngành nào Giám đốc kỹ Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách thuật (CIO, CTO) nhiệm thiết kế một danh sách các hệ thống thông hoặc các vị trí tin và cơ sở dữ liệu hiện đang có trong các cơ quan thường trực và các Bộ trong chính phủ, xác định những cơ sở phụ trách quản dữ liệu có thể được công khai lý dữ liệu tại các cơ quan, bộ ngành Cơ chế phối Cao Trung VÀNG / ĐỎ Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ ban hợp giữa các cơ bình hành các quy định về đăng tải thông tin trên các quan trong lĩnh trang trực tuyến của các cơ quan nhà nước, bao vực công nghệ gồm các quy định về chuẩn dữ liệu và công nghệ thông tin Tuy nhiên, không có sự phối hợp rõ ràng cho việc thiết kế và thiết lập các hệ thống công nghệ thông tin cụ thể giữa các cơ quan và đặc biệt tốn rất nhiều nguồn vốn đầu tư riêng rẽ như hạ tầng dữ liệu đám mây, dẫn đến đầu tư và nguồn lực vận hành bị trùng lặp và lãng phí. Quy trình nào Trung bình VÀNG Chính phủ đang xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá kết hiện đang được quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành và một sử dụng để bảng theo dõi đánh giá kết quả đang được thiết đánh giá hoạt kế và phát triển động của cơ quan hoặc chất lượng cung cấp dịch vụ Cơ quan hoặc Cao XANH Tổng cục Thống kê (GSO) chịu trách nhiệm tất cả bộ ngành chịu thống kê của Việt Nam trách nhiệm về dữ liệu hoặc số liệu thống kê Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 135 Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Các cơ quan Cao ĐỎ Rất nhiều các cơ quan đều đề cập đến việc thiếu hoặc bộ ngành khung pháp lý để hỗ trợ công bố dữ liệu. Không có quan ngại về có nhận thức về khái niệm và lợi ích cho việc mở dữ liệu mở dữ liệu Năng lực công Cao VÀNG / XANH Kỹ năng CNTT là một yếu tố quan trọng trong nghệ thông tin việc đánh giá để tuyển dụng hoặc bổ nhiệm của các lãnh công chức. Khung đánh giá dựa trên 6 tiêu chí. Bộ đạo cấp cao của Thông tin và Truyền thông xác định kế hoạch đào chính phủ và tạo hàng năm các khuyến nghị cho từng cơ quan. công chức nhà Tuy nhiên, cán bộ có tay nghề cao, đặc biệt là về nước các công nghệ mới nhất như khoa học dữ liệu khó có thể tuyển dụng và giữ lại làm việc lâu do cơ quan chính phủ không cạnh tranh được về mức lương với khu vực tư nhân đang có nhu cầu lớn. Thông tin trên Trung bình VÀNG / XANH Tất cả các bộ, ngành đều có trang web. Một số Bộ website của có trang Facebook. Tuy nhiên, Mỗi cơ quan quản cơ quan thuộc trị các trang web theo cách riêng. Chính phủ ĐÁNH GIÁ Cao VÀNG Vai trò điều phối của Văn phòng Chính phủ, Tổ CHUNG Công tác, hệ thống thông tin trực tuyến tổng thể cho tất cả các cơ quan là các yếu tố quyết định để thành công của sáng kiễn dữ liệu mở. Tuy nhiên, sự thiếu nhận thức về khái niệm dữ liệu mở của các cơ quan và thiếu hệ thống văn bản pháp luật để hỗ trợ công bố dữ liệu là những rào cản lớn nhất cần được giải quyết. 136 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 4. Chính sách quản lý dữ liệu của chính phủ, quy trình và mức độ có sẵn của dữ liệu 4.1 Các chính sách và thực trạng về quản lý thông tin của chính phủ như thế nào? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG / XANH + Luật lưu trữ số 01/2011/QH13 quy định các yêu cầu và quy trình lưu trữ tài liệu chính thức + Luật Phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 quy định chi tiết yêu cầu công bố thông tin và minh bạch cho từng ngành (Điều 11 đến Điều 33)248 + Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2015 ban hành Danh mục ưu tiến cơ sở dữ liệu quốc gia cần cần được phát triển và duy trì. 6 bộ cơ sở dữ liệu bao gồm: • Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư • Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai • Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh • Cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê dân số • Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính • Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm Quyết định này, trong điều 3.d.1 và 3.d.2, cho phép tiếp nhận, xử lý các yêu cầu khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia của tổ chức, cá nhân và hướng dẫn tổ chức, cá nhân kết nối các hệ thống thông tin của mình vào cơ sở dữ liệu quốc gia để truy nhập, trao đổi và chia sẻ dữ liệu; + Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật + Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 quy định về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường - Điều 15 liệt kê các số liệu về tài nguyên và môi trường + Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2017 quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ 248 http://dspace.africaportal.org/jspui/bitstream/123456789/12935/1/Viet%20Nams%20Law%20on%20Anti%20Cor- ruption.pdf?1 Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 137 + Quyết định số 1975/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 phê duyệt Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” + Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2012 phê duyệt phương án “Xây dựng Danh mục hóa chất quốc gia và Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia”. + Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2009 thành lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính: http://csdl.thutuchanhchinh.vn/ + Bộ TT&TT được giao thực hiện giám sát tiến trình phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia. Nhiệm vụ của Bộ cụ thể là “ Xây dựng hệ thống thông tin đầu mối kết nối, hỗ trợ truy nhập thuận tiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia’’ - Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước số 30/2000 / PL-UBTVQH10 và các bộ luật liên quan xác định mức độ tiếp cận đối với các loại thông tin khác nhau và xác định hạn chế truy cập đối với mỗi tên miền - Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước tạo cơ chế linh hoạt cho các cơ quan quyết định những gì cần được bảo vệ hoặc có thể được công bố. Dường như có một khoảng trống lớn để cá nhân đánh giá và quyết định tính bí mật của tài liệu. + Tổng cục Thống kê duy trì một hệ thống dữ liệu tham khảo (10 nhận dạng chung) bao gồm các chủ đề như danh mục sản phẩm, danh mục ngành. + Một số cơ quan đang sử dụng những dữ liệu tham khảo này. 4.2 Chính phủ có quan điểm về việc lưu giữ số liệu đến mức độ nào? (Tầm quan trọng: Trung bình) VÀNG + Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu có thể được chia sẻ. Các nhiệm vụ bao gồm “Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về kết nối liên thông, tích họp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục thông tin, dữ liệu chia sẻ, dùng chung”. + Tổng cục Thống kê công bố Niên giám Thống kê hàng năm249 + Bộ TT&TTđang xây dựng danh sách các cơ sở dữ liệu hiện có trong chính phủ làm cơ sở đề xuất những loại cơ sở dữ liệu được công bố công khai. - Danh sách này chưa được hoàn thành. - Ngoại trừ các tài sản kỹ thuật số này, không có quy trình kiểm kê dữ liệu chính thức trong các cơ quan mà nhóm nghiên cứu đã trao đổi. 249 http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=515&idmid=5&ItemID=18533 138 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 4.3 Dữ liệu của chính phủ được lưu giữ ở đâu và như thế nào?250 (Quan trọng: Cao) VÀNG • Mỗi Bộ đều có trung tâm dữ liệu riêng. • Hầu hết các dữ liệu đều được công bố trên nhiều trang website, trong từng trang website của cơ quan + Điều 6 của Nghị định số 64/2007/NĐ-CP yêu cầu một loạt các biện pháp bảo vệ thông tin số. Điều 41 của Nghị định này giới thiệu các nguyên tắc đảm bảo an toàn thông tin, bao gồm các thủ tục sao lưu và đảm bảo tính nguyên trạng + Điều 13 Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT (31/7/2009) quy định về “cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước “đã đưa ra các yêu cầu về quy trình bảo mật và hỗ trợ thông tin. + Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý dữ liệu không gian địa lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường có hệ thống thông tin GIS về pháp lý, đất đai (đất), giá đất, sử dụng đất, số liệu thống kê và kiểm kê, chất lượng đất đai và kiểm tra. - Cơ sở dữ liệu của Bộ chưa thu thập được đầy đủ dữ liệucủa cả nước mà chỉ có của một số địa phương do ngân sách hạn hẹp. Hầu hết các thông tin đã có là kết quả của Dự án Quản lý Đất đai Việt Nam (VLAP) do NHTG tài trợ nhưng thông tin chưa đầy đủ. - Mặc dù nhiều dữ liệu được công bố trên các trang web khác nhau nhưng rất khó để tìm kiếm - Cổng Hệ tri thức Việt số hóa là bước đầu tiên hướng tới cổng dữ liệu mở tập trung + Cách tiếp cận tổng thể của Cổng Hệ tri thức Việt số hóa là kết hợp giữa cổng dữ liệu mở với các chức năng khác hướng đến sự tham gia của người dùng là một ý tưởng hay và là một cơ hội lớn để thúc đẩy khả năng hiện diện của cổng thông tin và quảng bá dữ liệu mở. 4.4 Mức độ cầu chia sẻ dữ liệu trong thực tế ở nội bộ mỗi cơ quan và giữa các bộ, ngành trong chính phủ và nhu cầu đối với dữ liệu là gì? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/ ĐỎ - Việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan rất hạn chế trong khi đó mức độ chia sẻ dữ liệu giữa trung ương và địa phương còn hạn chế hơn. Các cơ quan đang hoạt động độc lập về thu thập, quản lý dữ liệu. - Tổng cục thống kê thường nhận dữ liệu chia sẻ dưới dạng bản cứng (giấy in). Tổng cục Thống kê đưa ra mẫu cung cấp dữ liệu dưới dạng file excel, nhưng chỉ một số cơ quan điền và in bản cứng để chia sẻ. - Chưa thực hiện lưu trữ tập trung dữ liệu do chưa có khung đánh giá, giám sát hoạt động. 250 Xem Mục C của Phụ lục báo cáo để biết thêm thông tin chi tiết và liên kết tới dữ liệu Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 139 - Nỗ lực triển khai khung kiến trúc chính phủ điện tử và các cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ mang lại khung khổ tương tác dữ liệu hiệu quả giữa các cơ quan, nhằm giảm bớt sự phân tán dữ liệu. - Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến cũng đem lại tác động tiêu cực về chia sẻ dữ liệu. Ví dụ, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn lớn trong việc truy cập vào cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp do hiện nay đây là dịch vụ công trực tuyến và cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh được quản lý tập trung bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cổng Itrithuc Hệ tri thức Việt số hóa là sáng kiến đầu tiên để thu thập các nguồn dữ liệu khác nhau về một nơi 4.5 Dữ liệu nào đang được cung cấp cho xã hội - miễn phí hoặc có phí - và với điều kiện nào? (Quan trọng: Cao) VÀNG + Cục Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp nhiều dữ liệu - Tất cả các dữ liệu của cục này có sẵn và có tính phí + Các trang web đã công bố dữ liệu251 • Bộ Tài chính • Tổng cục Thống kê • Cổng thông tin thương mại • Thông tin đăng ký của Doanh nghiệp và Công báo • Pháp luật • Bộ Công Thương • Bộ Y tế • Bộ Giáo dục và Đào tạo • Dữ liệu PAPI • Bộ Tài nguyên Môi trường • Ngân hàng Trung ương • Bộ Giao thông Vận tải (MoT) • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) • Hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia • Cơ sở dữ liệu trực tuyến về thủ tục hành chính252 • Cổng Hệ tri thức Việt số hóa cung cấp 287 “bộ dữ liệu” 251 Xem Phụ lục về chi tiết địa chỉ trang web 252 http://csdl.thutuchanhchinh.vn/Pages/trang-chu.aspx 140 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam - Hầu hết các dữ liệu được công bố không có giấy phép và - Hầu hết dữ liệu không có sẵn ở định dạng mà máy có thể đọc + Lời kể về việc khi Cục thuế Hà Nội công bố danh sách các công ty không đóng thuế đã giúp thu được nhiều thuế hơn253 + Cục Quản lý Đấu thầu (PPA) đã thực hiện chuyển đổi sang hệ thống mua sắm điện tử tuân thủ Tiêu chuẩn Dữ liệu Hợp đồng Mở (OCDS)254 - Mặc dù trang web mua sắm điện tử cung cấp một số thông tin về mua sắm công, nhưng không có dữ liệu nào được công bố dưới dạng dữ liệu mở. 4.6 Chính phủ có những kinh nghiệm thực tế nào trong việc ẩn danh dữ liệu cá nhân? (Tầm quan trọng: Cao) ĐỎ - Khung pháp lý liên quan đến dữ liệu cá nhân và bảo vệ quyền riêng tư cá nhân còn hạn chế - Luật Thống kê số 89/2015/QH13 có quy định về ẩn danh cá nhân. - Tuy nhiên, hiểu biết về kỹ thuật ẩn danh đối với dữ liệu trong số tất cả những người được phỏng vấn tại các cuộc gặp với nhóm nghiên cứu là hạn chế. - Chưa có năng lực thực hiện kỹ thuật ẩn danh dữ liệu trong các cơ quan đã phỏng vấn. 4.7 Các cơ quan nào có khả năng quản lý dữ liệu (ví dụ NSO) có thể điều phối chương trình ở phạm vi rộng hơn? (Tầm quan trọng: Trung bình) VÀNG / XANH + Tổng cục Thống kê có kiến thức chuyên môn về quản lý dữ liệu + Tổng cục Thống kê tổ chức tập huấn cho các đơn vị thống kê của các Bộ khác nhau ít nhất mỗi năm một lần + Hầu hết các bộ đều có đơn vị thống kê • Tổng cục Thống kê có các nhà khoa học thống kê, nhưng chưa sở hữu kỹ năng mạnh về khoa học quản lý dữ liệu. Tổng cục Thống kê do đó không thể tiến hành phân tích sâu và trực quan hóa dữ liệu - Tuyển dụng nhân sự có trình độ CNTT và quản lý dữ liệu rất khó khăn do nhu cầu của khu vực tư nhân và mức lương không cạnh tranh của khu vực công 253 http://vietnamfinance.vn/cong-khai-danh-muc-doanh-nghiep-no-thue-giup-ha-noi-truy-thu-tot- hon-20160613085246191.htm 254 http://standard.open-contracting.org/latest/en/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 141 Đánh giá chính sách quản lý, quy trình thủ tục và dữ liệu sẵn có của chính phủ Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Các chính sách Cao VÀNG / XANH Có một số văn bản pháp luật quy định các nội và thực trạng về dung liên quan đến thông tin của chính phủ bao quản lý thông gồm cả nội dung lưu trữ, nhưng không có văn bản tin của chính cụ thể về dữ liệu mở, bao gồm tái sử dụng, giấy phủ phép, hoặc kho dữ liệu dùng chung Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê sở hữu một hệ thống dữ liệu tham khảo và Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai hoàn thành kho dữ liệu số. Đây là những cơ sở cốt lõi để triển khai sáng kiến dữ liệu mở trong tương lai Lưu trữ dữ liệu Trung bình VÀNG Có một loạt các dự án như hệ thống cơ sở dữ liệu trong bộ máy quốc gia hoặc kho dữ liệu hiện tại quản lý bởi Bộ Nhà nước Thông tin và Truyền thông cung cấp một số bộ dữ liệu tại cấp chính phủ. Ngoại trừ các dữ liệu này, không có một danh mục chuẩn quốc tế nào về bộ dữ liệu và không có quy trình kiểm kê dữ liệu chính thức hoặc có tầm nhìn về tài sản dữ liệu trong bất kỳ cơ quan/bộ mà nhóm nghiên cứu gặp. Những khái niệm trong Cổng Hệ tri thức Việt số hóa kết nối với người dùng là bước đầu tiên hướng tới cổng thông tin dữ liệu mở tương lai Dữ liệu của Cao VÀNG Mỗi Bộ đều có trung tâm giải pháp dữ liệu riêng. chính phủ được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chính lưu giữ ở đâu và sách và các khuyến nghị về cách lưu trữ và bảo vệ như thế nào? dữ liệu của chính phủ nhưng rõ ràng có sự trùng lặp về các nguồn lực giữa các cơ quan và không đồng nhất trong các giải pháp triển khai dẫn đến các vấn đề về khả năng tích hợp, ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ sở dữ liệu quốc gia Mức độ cầu Cao VÀNG / ĐỎ Có rất ít sự chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan trung chia sẻ dữ liệu ương.Tình hình liên kết giữa cấp trung ương và trong thực tế ở cấp địa phương còn hạn chế hơn. Dữ liệu thường nội bộ mỗi cơ được chia sẻ bằng bản cứng quan và giữa các bộ, ngành trong chính phủ và nhu cầu đối với dữ liệu là gì? 142 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Dữ liệu nào Cao VÀNG Một loạt các dữ liệu đã được công bố trên các đang được trang website, đặc biệt bởi Tổng cục Thống kê. cung cấp cho Tuy nhiên, rất khó để tìm kiếm và tìm thấy dữ liệu xã hội - miễn đã có sẵn. Một số dữ liệu được cung cấp qua các phí hoặc có biểu mẫu (ví dụ: đăng ký kinh doanh, thông tin phí - và với điều đấu thầu) nhưng không được công bố dưới dạng kiện nào? dữ liệu mở. Dữ liệu công bố trên Cổng Hệ tri thức Việt số hóa có giá trị thấp do chất lượng thông tin. Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp nhiều dữ liệu, nhưng các dữ liệu có tính phí. Chính phủ có Cao ĐỎ Không có nhận thức về kỹ thuật ẩn danh đối với những kinh dữ liệu trong số tất cả những người được phỏng nghiệm thực tế vấn tại các cuộc gặp với nhóm nghiên cứu. Tương nào trong việc tự, kiến thức liên quan tới ẩn danh bộ dữ liệu cũng ẩn danh dữ liệu không được các đối tượng này biết đến. cá nhân Các cơ quan Trung bình VÀNG / XANH Tổng cục Thống kê có kiến thức chuyên môn về nào có khả quản lý dữ liệu nhưng không có khả năng thực năng quản hiện kỹ thuật ẩn danh. lý dữ liệu (ví Hầu hết các Bộ đều có một đơn vị thống kê liên dụ NSO) có kết với Tổng cục Thống kê- tổ chức thiến hành thể điều phối đào tạo thường xuyên. chương trình ở phạm vi rộng Những mối quan hệ hiện tại này có thể được tận hơn dụng để phát triển năng lực trong các bộ. Tuy nhiên, việc thiếu nhận thức về dữ liệu mở đang là trở ngại ĐÁNH GIÁ Cao VÀNG Rất nhiều dữ liệu đã được công bố rộng rãi trên CHUNG các trang website. Tuy nhiên, rất khó để tìm kiếm và khai thác những dữ liệu đó. Dữ liệu được công bố trên Cổng Hệ tri thức Việt số hóa và các cổng thông tin cấp tỉnh/thành phố khác hiện nay có giá trị thấp. Sáng kiến cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ hội để công bố nhiều dữ liệu hơn. Hầu hết (nếu không phải tất cả) các cơ quan đều không quen thuộc với khái niệm cần có giấy phép gắn liền với dữ liệu và không có quy định pháp luật về nội dung này. Việc thông qua giấy phép (CC-by-NC) trên dường như không có bất kỳ căn cứ cụ thể nào. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 143 5. Nhu cầu đối với dữ liệu mở 5.1 Mức độ và tính chất của nhu cầu thực tế và kỳ vọng đối với dữ liệu từ các tổ chức ngoài nhà nước, Các đối tác Phát triển và giới truyền thông? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/XANH + Có cơ sở cụ thể về nhu cầu dữ liệu và sử dụng lại dữ liệu từ cổng thông tin của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB)255 + Tương tự, một số trường đại học đang khai thác dữ liệu quốc tế và quốc gia về giám sát ô nhiễm môi trường256 + Có một nhóm tổ chức cũng hoạt động tích cực trong lĩnh vực đo lường, bản đồ, như: • OSM Vietnam257 • Hướng dẫn địa phương của Google258 • Sáng kiến OpenDri259 tổ chức việc lập bản đồ tại Cần Thơ260 + Tổ chức Hướng tới sự minh bạch261 là đầu mối đại diện của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam và tổ chức này quan tâm đến việc tiếp cận các dữ liệu tài chính + PanNature262 đã bắt đầu tham gia cổng dữ liệu mở263 - Cổng dữ liệu mở vẫn đang trong quá trình xây dựng và không chứa nhiều tập dữ liệu, ngoại trừ các thông tin từ PanNature + Sáng kiến phát triển mở đã tổ chức hội thảo nhằm tăng cường nhận thức về khoa học dữ liệu năm 2015 ở Hà Nội264 255 http://www.worldbank.org/en/news/feature/2012/03/29/world-bank-more-open-accessible-and-searchable-data- support-vietnams-development 256 http://timbanchat.edu.vn/news/Hoat-dong-nha-truong/He-thong-canh-bao-va-giam-sat-muc-do-o-nhiem-khong- khi-su-dung-anh-ve-tinh-89/ 257 https://www.facebook.com/osmvncommunity/ 258 https://www.localguidesconnect.com/t5/Let-s-Meet-Up/LOCAL-GUIDES-amp-GOOGLE-MAP-MAKER-VIET- NAM/td-p/1861 https://plus.google.com/communities/115864486991778302071 259 https://opendri.org/ https://opendri.org/project/vietnam/ 260 https://opendri.org/building-mapping-expertise-in-vietnam/ http://odapmu.cantho.gov.vn/Default. aspx?tabid=1457&NDID=293 261 https://towardstransparency.vn/our-organisation 262 http://www.nature.org.vn/en/ 263 http://opendata.vn/ https://www.facebook.com/pg/opendatavietnam/about/?ref=page_internal 264 https://sipa.columbia.edu/academics/capstone-projects/improving-data-science-literacy-open-development-initia- tive-mekong 144 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + MDI265 đang đào tạo các nhà báo cách thức sử dụng dữ liệu phục vụ báo chí, khu vực này có nhu cầu cao về tiếp cận dữ liệu. - Xét tổng thể, khu vực ngoài nhà nước có ít kì vọng tiếp cận được với dữ liệu mở có chất lượng của chính phủ. Dựa trên những gì hiện đang được công bố, các tổ chức mà đoàn chuyên gia đã phỏng vấn cho thấy kỳ vọng không cao về việc dữ liệu chất lượng sẽ sớm được công bố. 5.2 Mức độ và tính chất của nhu cầu thực tế và kỳ vọng đối với dữ liệu từ doanh nghiệp / khu vực tư nhân là gì? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/ XANH + Một số sự kiện do tư nhân tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về dữ liệu mở. Xem ví dụ: hội thảo “Hệ sinh thái dữ liệu mở”266 (tháng 8 năm 2017 - TP HCM) + FPT267 có một cổng mở và một loạt các API mở268 + Thành phố thông minh là một chủ đề quan trọng trong đó có rất ít sự kiện được tổ chức đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh như Sự kiện Thách thức Đổi mới Đô thị Thông minh269 + Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở là một trong bốn trụ cột của Đề án Đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh270 + Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo xuất hiện ngày càng nhiều với ít nhất 25 công ty, vườn ươm công nghệ trong nước vào năm 2016.271 + Rất nhiều các tổ chức này đang cần dữ liệu để nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, đầu tư, v.v - Trên toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ hầu như không kì vọng có thể tiếp cận với dữ liệu mở của chỉnh phủ có chất lượng. Dựa trên những gì hiện đang được công bố, tổ chức mà nhóm nghiên cứu gặp không mong đợi sẽ sớm thấy dữ liệu chất lượng. (Lưu ý: phân tích chi tiết hơn về nhu cầu dữ liệu từ phía doanh nghiệp được đưa ra trong Báo cáo dữ liệu mở cho doanh nghiệp kèm theo trong Phụ lục của phần này). 265 https://www.mdi.org.vn/english/contact-us/ 266 https://www.qtsc.com.vn/en_US/web/qtsc-english/qtsc-news/-/ext/articleview/article/513001/37591;jsessionid=7E B1CE4FD64F488116F795C3B3B3F0BF 267 https://fpt.com.vn/en 268 https://openfpt.vn/ 269 https://www.smartcityvn.com/ 270 https://tuoitrenews.vn/news/society/20171017/ho-chi-minh-city-hopes-to-deliver-smart-city-benefits-to-resi- dents/42083.html 271 https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/programme/ecosystem-accelerator/things-learned-tech-hubs-afri- ca-asia Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 145 5.3 Các cơ quan nhà nước đáp ứng nhu cầu về dữ liệu như thế nào? (Tầm quan trọng: Trung bình) ĐỎ - Tất cả các cơ quan đều nhấn mạnh việc thiếu cơ sở pháp lý để đáp ứng các yêu cầu dữ liệu. - Các cơ quan bán dữ liệu như Bộ Tài nguyên Môi trường có xu hướng cung cấp dữ liệu thông qua hợp đồng dịch vụ. • Những khó khăn nêu trên chủ yếu liên quan đến việc giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu. Về quy trình, các thủ tục hành chính được xử lý chuyên nghiệp và được theo dõi chính thức, đã có một số lĩnh vực dịch vụ hành chính công sử dụngdịch vụ tin nhắn SMS để người dùng biết về tiến trình xử lý yêu cầu. Phương thức trả lời các yêu cầu về dữ liệu cũng được áp dụng theo quy trình tương tự. 5.4 Đánh giá của khu vực ngoài nhà nước về mức độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dữ liệu của của cơ quan nhà nước như thế nào? (Tầm quan trọng: Trung bình) ĐỎ - Các tổ chức phi chính phủ đều đề cập đến khó khăn trong việc tiếp cận dữ liệu từ các cơ quan nhà nước trong tất cả các lĩnh vực, từ dữ liệu môi trường đến tài chính công, đất đai v.v. - Hầu như tất cả các tổ chức đều đề cập đến sự cần thiết phải có sự quen biết cá nhân trong cơ quan nhà nước để tiếp cận được dữ liệu và phần lớn là tiếp cận phi chính thức - Dữ liệu được công bố trên các trang web và trên các cổng dữ liệu mở (như cổng Hệ tri thức Việt số hóa, cổng dữ liệu mở của Thành phố Đà Nẵng) có giá trị không cao, chất lượng dữ liệu xét về tính hoàn chỉnh, mức độ chi tiết và tính kịp thời còn thấp. - Dữ liệu đã được công bố rất khó tìm kiếm và nằm rải rác trên các trang tin khác nhau. - Không có sự khác biệt đáng kể giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong cách trả lời yêu cầu về dữ liệu 146 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá nhu cầu đối với dữ liệu mở Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Mức độ và tính Cao VÀNG / XANH Có nhu cầu rất lớn từ các tổ chức khác nhau từ các chất của nhu tổ chức sáng tạo đến khu vực tư nhân, các CSO cầu thực tế và trong lĩnh vực môi trường hoặc minh bạch, và các kỳ vọng đối với tổ chức phi chính phủ đang phát triển dữ liệu báo dữ liệu từ các tổ chí. chức phi chính Tuy nhiên, dựa trên những gì hiện có, những tổ phủ, các đối chức và cá nhân này không kì vọng nhiều về Mức tác phát triển độ sẵn sàng và khả năng công bố các dữ liệu có và giới truyền giá trị của chính phủ Việt Nam. thông? Mức độ, tính Cao VÀNG / XANH Nội dung này được nêu trong báo cáo Dữ liệu mở chất của nhu cho Doanh nghiệp trong phần phụ lục của chương cầu thực tế và này. Có nhu cầu rất lớn từ khu vực tư nhân để truy kỳ vọng đối với cập và khai thác dữ liệu của chính phủ. Tuy nhiên, dữ liệu từ các như đã đề cập ở trên, dựa trên những gì có sẵn doanh nghiệp / hiện nay, các tổ chức đều không đặt kì vọng cao khu vực tư nhân vào mức độ sẵn sàng và khả năng cung cấp các dữ là gì? liệu của chính phủ Việt Nam. Các cơ quan Trung bình ĐỎ Các cơ quan gặp trong khi thực hiện phỏng vấn nhà nước đáp thừa nhận họ không có khả năng công bố hoặc ứng nhu cầu về cung cấp quyền truy cập dữ liệu do thiếu cơ sở dữ liệu của khu pháp lý cho việc công bố dữ liệu đó vực ngoài nhà nước như thế nào? Đánh giá của Trung bình ĐỎ Tất cả các tổ chức phi chính phủ đều phản hồi là khu vực ngoài các cơ quan không cung cấp dữ liệu mà họ yêu nhà nước về cầu. Họ chỉ có thể tiếp cận dữ liệu không chính mức độ sẵn thức qua mối quan hệ cá nhân. sàng đáp ứng nhu cầu dữ liệu của của cơ quan nhà nước như thế nào? ĐÁNH GIÁ Rất cao VÀNG Tất cả các tổ chức đều có nhu cầu cao với dữ liệu CHUNG mở, nhưng họ lại không kỳ vọng nhiều vào việc có được các dữ liệu này dựa trên những gì được công bố hiện nay nay và cách các cơ quan chính phủ đang đáp ứng yêu cầu dữ liệu. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 147 6. Khả năng tham gia của xã hội và năng lực khai thác dữ liệu mở 6.1 Những trung gian truyền thông tiềm năng nào (ví dụ nhà báo dữ liệu) sẽ giúp biến dữ liệu mở thành thông tin có ý nghĩa cho xã hội? Cần những hoạt động nào để phát triển hoặc nâng cao năng lực cho các trung gian truyền thông này của Hệ sinh thái dữ liệu mở? (Quan trọng: Cao) VÀNG + Tổ chức MDI đang thực hiện thúc đẩy báo chí dữ liệu272 và báo chí điều tra ở Việt Nam273 + Trường Truyền thông và Văn hoá Robertson của Đại học Virginia Commonwealth đã tổ chức Hội thảo về Báo chí Dữ liệu và Báo cáo dựa trên sự hỗ trợ của điện toán năm 2015 tại Hà Nội274 + Mạng Báo chí Trái đất của PanNature và Internews đã tổ chức chương trình đào tạo các nhà báo Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ về kỹ thuật sử dụng dữ liệu, phân tích và kết hợp dữ liệu môi trường để nâng cao chất lượng bài viết của mình tại Hà Nội năm 2016.275 + Vietnam Plus (+)276 nhận được sự hỗ trợ và đào tạo từ dự án 4-M châu Á277 của CFI để phát triển báo chí dữ liệu 6.2 Chính phủ có những hoạt động nào để thúc đẩy tái sử dụng dữ liệu công (ví dụ: trong phát triển ứng dụng hoặc tổ chức các sự kiện đồng sáng tạo)? Làm thế nào có thể thúc đấy và phát triển nội dung này? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/ĐỎ - Chưa tìm thấy nghiên cứu về hoạt động của chính phủ nhằm thúc đẩy tái sử dụng dữ liệu công 272 “Báo chí dữ liệu” là việc sử dụng phân tích dữ liệu và con số trong hoạt động báo chí nhằm phát hiện, giải thích hoặc cung cấp bối cảnh cho một câu chuyện một cách tốt hơn. (Nguồn: https://www.techopedia.com/definition/28593/ data-journalism_ 273 https://www.mdi.org.vn/english/contact-us/ 274 http://wp.vcu.edu/datajournalism/2015/12/12/icfj-vietnam-tpp-workshops/ 275 https://www.mekongeye.com/2016/12/06/environmental-protection-by-the-numbers-vietnamese-journalists- learn-to-use-data-to-tell-stories/ 276 https://en.vietnamplus.vn/ 277 http://www.cfi.fr/en/project/4m-asia 148 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + Sự ra mắt của cổng dữ liệu mở Cổng Hệ tri thức Việt số hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý là bước khởi đầu hướng tới Sáng kiến dữ liệu mở quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có một vài bộ và cơ quan tham gia cung cấp thông tin ở cổng Hệ tri thức Việt số hóa, chất lượng thông tin và mức độ phổ biến của cổng Hệ tri thức Việt số hóa còn thấp. + Ở cấp địa phương, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công các cuộc thi sáng tạo về chủ đề thành phố thông minh278 + Có rất nhiều cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam liên quan đến đổi mới công nghệ, bao gồm: • Makerthon: Cuộc thi lập trình dành cho sinh viên Việt Nam do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ cho thanh niên hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh tổ chức279 • Cuộc thi Olympic CNTT cho Sinh viên Việt Nam: Được tổ chức từ năm 1992 bởi Hội sinh viên Việt Nam và Hội tin học Việt Nam280 6.3 Mức độ tham gia mạng xã hội của các cơ quan chính phủ? (Tầm quan trọng: Trung bình) VÀNG + Mạng xã hội rất phổ biến với hơn 38 triệu người sử dụng ở Việt Nam (tỷ lệ thâm nhập gần 41% dân số)281 + Một số Bộ như Bộ Y tế có một trang Facebook282 (ra mắt vào tháng 3 năm 2015), tuy nhiên không có quy định hoặc Thông tư về việc sử dụng mạng xã hội bởi các cơ quan Nhà nước + Bộ trưởng Bộ Y tế sử dụng Facebook làm kênh tương tác và giải đáp các yêu cầu của người dân283 + Tháng 1 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi các bộ, ngành công bố thông tin trên các mạng xã hội284 + Văn phòng Chính phủ được giao nhiệm vụ hỗ trợ các cơ quan công bố trên mạng xã hội + Chính phủ Việt Nam thiết lập một trang web để nhận góp ý và khiếu nại từ người dân285 - Mạng xã hội có thể bị chặn bởi chính quyền vào một số thời điểm giống như trường hợp Facebook và Instagram trong tháng 5 năm 2016286 278 https://www.smartcityvn.com/ 279 http://makerthon.vn/ 280 http://www.olp.vn/olympic 281 https://www.slideshare.net/appota/vietnam-mobile-report-2017-75272740 282 https://www.facebook.com/botruongboyte.vn 283 https://www.facebook.com/botruongboyte.vn 284 https://tuoitrenews.vn/politics/25444/premier 285 https://nguoidan.chinhphu.vn/ 286 https://freedomhouse.org/sites/default/files/FOTN%202017_Vietnam.pdf Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 149 6.4 Nền kinh tế ứng dụng phát triển đến mức độ nào? (Tầm quan trọng: Trung bình Cao) XANH + Việt Nam là một trong những nước ở Nam và Đông Nam Á với số trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi mới và vườn ươm nhiều nhất. Thống kê năm 2016 có 25 trung tâm như vậy.287 + Tỷ lệ thâm nhập Internet đạt trên 54,19% năm 2016288 + Số thuê bao băng rộng di động 3G trên100 dân đạt 39%.289 + Tỷ lệ thâm nhập băng thông rộng di động là 43,32%290 + Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở nông thôn là 65,76% 95 - Tỷ lệ thâm nhập của điện thoại thông minh vẫn còn thấp, khoảng 28,5%291 + Việt Nam đứng thứ ba trong số các thị trường điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2015 + Năm 2016, ở khu vực thành thị, 72% người dùng di động sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt trung bình 5 ứng dụng mới mỗi tháng292 + Với số điểm 60.5 về nội dung trên Chỉ số kết nối thiết bị di động GSMA, Việt Nam là một trong những nền kinh tế ứng dụng di động năng động nhất trong khu vực293 + Có rất nhiều cuộc thi về đổi mới công nghệ như ví dụ: • Cúp Lập trình viên Quốc Tế Samsung2017294 • Cuộc thi White Hat Summer295 • Poly Hackathon 2017 của ĐH công nghệ FPT tổ chức cho sinh viên296 • Cúp Microsoft Imagine 2017297 + UNDP phối hợp với Hatch! tổ chức cuộc thi về Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) nhằm khai thác các tiến bộ về công nghệ để đạt được các cam kết SDG298 287 https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/programme/ecosystem-accelerator/things-learned-tech-hubs-afri- ca-asia 288 Bộ Thông tin và Truyền thông, 2017. Sách trắng về Ứng dụng CNTT ở Việt Nam 2017 289 Bộ Thông tin và Truyền thông, 2017. Sách trắng về Ứng dụng CNTT ở Việt Nam 2017 290 https://markets.businessinsider.com/news/stocks/vietnam-telecoms-mobile-broadband-and-digital-media-statis- tics-and-analyses-1008073699 291 https://www.statista.com/statistics/467739/forecast-of-smartphone-users-in-vietnam/ 292 https://www.slideshare.net/appota/vietnam-mobile-report-2017-75272740 293 https://www.mobileconnectivityindex.com/#year=2016&zoneIsocode=VNM&analysisView=VNM 294 https://www.codeground.org/http://ictnews.vn/cntt/samsung-to-chuc-cuoc-thi-lap-trinh-quoc-te-samsung-colle- giate-programming-cup-2017-155106.ict 295 https://whitehat.vn/threads/thong-bao-ve-viec-to-chuc-whitehat-summer-contest-2017.8752/ 296 http://fpt.edu.vn/tin-tuc/20781/cao-dang-fpt-polytechnic-phat-dong-cuoc-thi-fpoly-hackathon-2017https://cao- dang.fpt.edu.vn/hackathon/ 297 https://ticketbox.vn/event/microsoft-imagine-cup-vietnam-national-final-64899/40521 298 http://sdg.hatch.vn/ 150 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam + NHNN phối hợp với MBI/ADB tổ chức cuộc thi Thách thức Công nghệ Tài chính Việt nam trong năm 2018 với sự tham gia của 141 công ty công nghệ tài chính đến từ 27 quốc gia. 6.5 Mức độ phát triển của hệ thống học thuật, nghiên cứu trong đào tạo những kỹ sư có kỹ năng kỹ thuật hoặc có khả năng phân tích dữ liệu? (Tầm quan trọng: Trung bình) XANH + Đại học FPT299 có nhiều chương trình đào tạo năng lực kĩ thuật bao gồm các công nghệ như phát triển web, phát triển phần mềm hoặc phát triển điện thoại di động. Chương trình cũng bao gồm các môn học khoa học dữ liệu (150 học sinh/năm), Internet vạn vật (IoT) và Dữ liệu lớn. + Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng đào tạo nhiều bằng cấp về công nghệ thông tin300 + Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ITP) có chương trình thạc sỹ về khoa học dữ liệu với 20 sinh viên/năm. Đại học hiện đang nghiên cứu các khóa học về công nghệ IoT và blockchain + Các thành phố lớn có trường đại học khoa học và công nghệ, bao gồm: • Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội301 có nhiều chương trình đào tạo về công nghệ và có nhiều trung tâm nghiên cứu khác nhau như Trung tâm Sáng kiến Công nghệ • Đại học Công nghệ Thông tin (UIT), thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM)302 có các khoa về tin học, hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm. • Đại học Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng303 có chương trình đào tạo và nghiên cứu về công nghệ thông tin + Tổng cộng hơn 250 trường đại học cung cấp các khóa học và bằng cấp liên quan đến CNTT304 + Khoảng 80.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp trong năm học 2017-2018305 + Học viện Hành chính Quốc gia thực hiện đào tạo công chức, viên chức tương lai. Mặc dù Học viện không có các học phần kỹ thuật, họ đã bắt đầu có một số khóa học về kinh tế số 299 https://en-caodang.fpt.edu.vn/ 300 http://portal.ptit.edu.vn/eng/ 301 https://en.hust.edu.vn/home 302 https://en.uit.edu.vn/ 303 http://dut.udn.vn/en 304 The White Book on Information and Communications Technology (ICT) 2017 of Vietnam http://english.mic.gov. vn/Pages/TinTuc/135632/MIC-officially-releases-ICT-White-Book-2017.html 305 https://baomoi.com/nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-mong-so-luong-yeu-chat-luong/c/21969607.epi Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 151 Đánh giá khả năng tham gia của xã hội và năng lực khai thác dữ liệu mở Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Các trung gian Cao VÀNG Nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các truyền thông lĩnh vực khác nhau như môi trường hoặc minh tiềm năng (như bạch đang tìm kiếm dữ liệu để thông tin cho công các nhà báo dân. Tương tự như vậy, báo chí dữ liệu đang phát dữ liệu) có thể triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận dữ giúp truyền tải liệu của khối báo chí còn ở mức độ hạn chế, có thể các dữ liệu mở tạo ra các rào cản cho việc khai thác sâu hơn các thành thông tin dữ liệu đã công bố. có ý nghĩa cho xã hội Chính phủ có Cao VÀNG /ĐỎ Nhóm nghiên cứu không xác định được bất kỳ những hoạt sáng kiến nào được tổ chức bởi Chính phủ để thúc động nào để đẩy việc tái sử dụng Dữ liệu mở của Chính phủ. thúc đẩy tái sử Một số sự kiện về thành phố thông minh được tổ dụng dữ liệu chức ở cấp tỉnh/thành phố. công Tuy nhiên, có một loạt các cuộc thi trong lĩnh vực CNTT và đổi mới sáng tạo do Chính phủ khởi xướng có thể được tận dụng trong tương lai để thúc đẩy việc tái sử dụng Dữ liệu mở của Chính phủ. Mức độ tham Trung bình VÀNG Không có quy định liên quan đến việc các cơ quan gia mạng xã hội nhà nước sử dụng mạng xã hội. Một số Bộ như Bộ của các cơ quan Y tế hiện có trang Facebook, nhưng sự tương tác chính phủ với công dân còn hạn chế. Hiện trạng của Khá XANH Khu vực đổi mới sáng tạo ở Việt Nam rất năng nền kinh tế ứng động, đồng thời nền kinh tế ứng dụng di động dụng phát triển mạng mẽ thể hiện qua các chỉ số và các nghiên cứu quốc tế như Chỉ số Đo lường Xã hội Thông tin ITU hoặc Chỉ số Kết nối di động GSMA. Cộng đồng học Trung bình XANH Các trường đại học công lập và tư thục đều có thuật, nghiên những khóa học nâng cao và chương trình thạc sỹ cứu trong đào về các công nghệ mới nhất như khoa học dữ liệu. tạo những kỹ sư Tuy nhiên, số lượng sinh viên được đào tạo ở các có kỹ năng kỹ trường này vẫn còn ít và hầu như được chiêu mộ thuật hoặc có bởi khu vực tư nhân. khả năng phân tích dữ liệu 152 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh ĐÁNH GIÁ Cao VÀNG / XANH Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đổi mới CHUNG sáng tạo và khởi nghiệp, hoặc các tổ chức xã hội rất quan tâm, đồng thời có năng lực truy cập và sử dụng dữ liệu mở của Chính phủ. Các trường đại học tư thục và công lập đưa vào các khóa học nâng cao và chương trình thạc sĩ về các công nghệ mới như khoa học dữ liệu hoặc IOT, ngay cả khi số lượng sinh viên còn thấp. Một khi Chính phủ Việt Nam quyết định đầu tư vào và khởi động một sáng kiến dữ liệu mở, các tổ chức ngoài nhà nước sẵn sàng để tận dụng cơ hội này. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 153 7. Nguồn tài chính cho chương trình dữ liệu mở 7.1 Làm thế nào để xác định các nguồn lực tài chính cho giai đoạn đầu của một Chương trình Dữ liệu Mở? Bộ phận nào chịu trách nhiệm huy động tài chính? (Tầm quan trọng: Rất cao) VÀNG/XANH - Chưa xác định được nguồn tài chính cụ thể nào dành cho triển khai giai đoạn đầu của chương trình dữ liệu mở. + Các dự án chiến lược được Chính phủ cấp ngân sách, vì thế, nếu dữ liệu mở được xem là lĩnh vực chiến lược, Chính phủ có thể cấp ngân sách phát triển dữ liệu mở. - Chưa có mô hình hoặc cơ hội Hợp tác Công Tư PPP cho Dữ liệu mở. + Cổng Hệ tri thức Việt số hóa chủ yếu được hỗ trợ phát triển bởi các công ty tư nhân (như DTT, Viettel, v.v). - Nhóm nghiên cứu không xác định được dự án nào đang triển khai, nguồn tài trợ hoặc các nhà tài trợ nào có thể tài trợ phát triển dịch vụ (công) trực tuyến từ khai thác Dữ liệu mở. 7.2 Nguồn tài chính sẵn có hoặc đã được xác định dành cho phát triển các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến tạo tiền đề sử dụng dữ liệu mở? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/XANH + Nhiều sáng kiến CNTT đang được cấp ngân sách triển khai. Ví dụ mục tiêu phát triển thành phố thông minh.306 + Mô hình Đối tác Công - Tư (PPP) cũng được xem xét lựa chọn.307 - Chưa xác định được khoản ngân sách, tài chính cụ thể nào dành cho phát triển ứng dụng và dịch vụ (công) trực tuyến ở giai đoạn đầu. - Nhóm nghiên cứu không xác định được dự án nào đang triển khai, nguồn vốn hoặc nhà tài trợ nào có thể tài trợ phát triển dịch vụ dịch vụ (công) trực tuyến từ khai thác dữ liệu mở. + Như đã đề cập trong phần 6.1, có rất nhiều cuộc thi đổi mới sáng tạo được tổ chức ở Việt Nam. Một số cuộc thi nên hướng tới thúc đẩy việc tái sử dụng dữ liệu mở của Chính phủ và phát triển các dịch vụ công. 306 http://www.vietnamadvisors.com/ho-chi-minh-city-and-smart-city-development/ 307 http://www.vietnamadvisors.com/ho-chi-minh-city-and-smart-city-development/ 154 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 7.3 Có nguồn kinh phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nền tảng và đảm bảo đủ nhân lực có những kỹ năng cần thiết để quản lý một Chương trình Dữ liệu Mở không? (Tầm quan trọng: Trung bình Cao) VÀNG + Mỗi bộ, cơ quan nhà nước tự xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ TT&TT - Mỗi bộ, cơ quan nhà nước tự quyết định việc tổ chức các khóa đào tạo - Nhóm nghiên cứu không xác định được cơ quan nào hiện có năng lực kỹ thuật liên quan đến dữ liệu mở. Cụ thể, cơ quan phụ trách Cổng Hệ tri thức Việt số hóa (NASATI) chưa có năng lực kỹ thuật và các nguồn lực để quản lý cổng này. 7.4 Chính phủ có những cơ chế hỗ trợ tài chính nào cho hoạt động đổi mới sáng tạo? (Tầm quan trọng: Trung bình Cao) VÀNG/XANH + Việt Nam có một loạt các khu công nghệ với nhiều các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư: • Khu công nghệ cao Sài Gòn308 • Khu công nghệ cao Hoà Lạc309 • Công viên phần mềm Quang Trung310 • Khu công nghệ thông tin của ĐHQG TP.HCM311 • Khu công nghệ cao Đà Nẵng312 + Từ năm 2013, Chính phủ và Bộ KH&CN đã tham gia phát triển các công ty khởi nghiệp thông qua dự án Khu công nghệ phần mềm Quang Trung (Thung lũng Silicon ở Việt Nam)313 với vốn đầu tư 400.000 USD và vận hành một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp (accelerator).314 + Tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844 / QĐ-TTg315, để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam316 + Tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã công bố chương trình Sinh viên Khởi nghiệp để hỗ trợ sinh viên đại học khởi nghiệp.317 + Ngoài các nguồn tài chính công, các công ty lớn như FPT, Viettel hay VNPT có các công cụ, cơ chế và quy trình khác nhau để hỗ trợ đổi mới nội bộ hoặc bên ngoài 308 http://www.eng.shtp.hochiminhcity.gov.vn/Pages/default.aspx 309 http://hhtp.gov.vn/en.html 310 https://www.qtsc.com.vn/en_US/web/qtsc-english/home 311 http://www.vnu-itp.edu.vn 312 http://www.dhtp.vn/eng/ 313 http://www.vjsonline.org/news/vietnam-silicon-valley-project-interference-information-and-communication-tech- nology-and 314 http://www.siliconvalley.com.vn/ 315 http://hethongphapluatvietnam.com/decision-no-844-qd-ttg-dated-may-18th-2016-approval-for-assistance-poli- cies-on-national-innovative-startup-ecosystem-to-2025.html 316 http://ipp.vn/en/kicking-off-vietnam-national-startup-ecosystem-infrastructure/ 317 http://hhtp.gov.vn/en/uom-tao-va-khoi-nghiep/student-start-up-support-plan-ratified-9.html Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 155 Đánh giá nguồn tài chính cho chương trình dữ liệu mở Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Huy động Rất cao VÀNG / XANH Nhóm nghiên cứu chưa xác định được nguồn vốn nguồn lực tài hoặc dự án cụ thể nào có thể tài trợ cho giai đoạn chính thực hiện đầu Sáng kiến dữ liệu mở. Tuy nhiên, một số yếu chương trình tố chính như Cổng Hệ tri thức Việt số hóa được dữ liệu mở tài trợ hoàn toàn bởi sự đóng góp của khu vực tư trong giai đoạn nhân. đầu Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam có thể huy động ngân sách cho các dự án chiến lược và nếu việc thiết lập một sáng kiến dữ liệu mở trở thành một ưu tiên của Chính phủ, nguồn tài chính dường như sẽ không phải là một trở ngại lớn. Lưu ý rằng nhóm nghiên cứu đã không tìm hiểu các cơ hội tài trợ từ các nhà tài trợ song phương. Nguồn tài chính Cao VÀNG / XANH Nhóm nghiên cứu chưa xác định được nguồn vốn sẵn có để phát hoặc dự án cụ thể nào có thể là hỗ trợ phát triển triển các ứng các ứng dụng ban đầu. Tuy nhiên, có một loạt dụng và dịch vụ các cuộc thi đổi mới sáng tạo có thể được dùng trực tuyết tạo cho mục đích này. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, tiền đề sử dụng Chỉnh phủ Việt Nam có khả năng huy động ngân Dữ liệu mở sách và nếu việc thiết lập một sáng kiến dữ liệu mở trở thành ưu tiên của Chính phủ, nguồn tài chính dường như sẽ không phải là một trở ngại lớn. Lưu ý rằng nhóm nghiên cứu đã không tìm hiểu các cơ hội tài trợ từ các nhà tài trợ song phương. Kinh phí cho Cao trung VÀNG Bộ TTTT xây dựng kế hoạch đào tạo cho các cơ cơ sở hạ tầng bình quan, Bộ, ngành; từ đó các cơ quan, Bộ, ngành chủ công nghệ động thực hiện. Tuy nhiên, do mỗi Bộ và cơ quan thông tin nền thực hiện kế hoạch của riêng họ, và tự lựa chọn tảng và đảm các cơ sở đào tạo, không có sự đồng nhất trong bảo đủ nhân nội dung đào tạo và phát triển năng lực. Một vấn lực có những kỹ đề cốt lõi nữa là khả năng thu hút và giữ chân các năng cần thiết chuyên gia công nghệ thông tin có tay nghề cao để quản lý một của khu vực công Chương trình Cuối cùng không cơ quan nào trong số nhóm Dữ liệu Mở nghiên cứu tiếp xúc có năng lực về Dữ liệu mở. 156 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh Chính phủ có Cao trung VÀNG / XANH Đổi mới sáng tạo là một chủ đề ưu tiên của Chính những cơ chế bình phủ Việt Nam và rất nhiều ưu đãi được đưa ra dưới hỗ trợ tài chính hình thức hoàn thuế, hoặc thông qua các trung nào cho hoạt tâm vườn ươm, và các khu công nghệ cao. Ngành động đổi mới đổi mới sáng tạo rất năng động, tổ chức nhiều sự sáng tạo kiện và các cuộc thi. Bên cạnh các hỗ trợ từ phía Chính phủ, các công ty lớn như FPT, Viettel, hay VNPT đã có cơ chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo. ĐÁNH GIÁ Cao trung VÀNG / XANH Mặc dù nhóm nghiên cứu chưa xác định được CHUNG bình nguồn tài chính cụ thể để hỗ trợ phát triển một sáng kiến quốc gia về Dữ liệu mở, nguồn tài chính có thể không phải là rào cản lớn cho việc khởi động một sáng kiến như vậy do nhiều dự án chiến lược đã và đang được cấp ngân sách nhà nước, Cổng Hệ tri thức Việt số hóa được khu vực tư nhân tài trợ hoàn toàn và hiện đã có một quy trình để phát triển các kỹ năng CNTT của công chức. Lĩnh vực đổi mới sáng tạo rất năng động ở Việt Nam, và có nhiều ưu đãi để hỗ trợ phát triển những ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp. Những ưu đãi này có thể được tận dụng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo về Dữ liệu mở của Chính Phủ. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 157 8. Cơ sở hạ tầng quốc gia về công nghệ và năng lực Lưu ý rằng chi tiết về cơ sở hạ tầng quốc gia về công nghệ và kỹ năng đã được đề cập trong Chương đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số. 8.1 “Hệ sinh thái CNTT” trong nước như thế nào? Mức độ tiếp cận các loại công nghệ tới người dân? (Tầm quan trọng: Cao) XANH + Hầu hết các cơ quan nhà nước đều có trang web cập nhật + Mạng 2G phủ sóng tới 94% dân số (2015)318 + Mạng 3G phủ sóng tới 77,3% dân số (2017)319 + Mức độ phủ sóng mạng 3G thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (87,6%)320 + Tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động là 128%321 và cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương (98,9%) + 93% hộ gia đình sở hữu điện thoại di động (96% ở khu vực thành thị, 91% ở nông thôn)322 + Tốc độ thâm nhập mạng di động-internet là 46,6% tương đương với mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (47,4%) + Tỉ lệ thâm nhập Internet toàn cầu là 52,7%323 + Tỷ lệ thâm nhập của mạng xã hội là 40,8%324 + Chỉ có 39,5% dân số trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác hoặc với nhà cung cấp dịch vụ tiền di động (mobile money)325 + Có ít nhất 25 trung tâm vườn ươm, trung tâm công nghệ, trung tâm ươm tạo, (theo nghiên cứu GSMA năm 2016326), phần lớn nằm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 318 http://data.un.org/Data.aspx?q=mobile&d=SDGs&f=series%3aIT_MOB_2GNTWK 319 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 320 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 321 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 322 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 323 https://www.slideshare.net/appota/vietnam-mobile-report-2017-75272740 324 https://www.slideshare.net/appota/vietnam-mobile-report-2017-75272740 325 http://data.un.org/Data.aspx?q=mobile&d=SDGs&f=series%3aFB_BNK_ACCSS 326 https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/programme/ecosystem-accelerator/things-learned-tech-hubs-afri- ca-asia 158 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 8.2 Mức độ và chi phí truy cập internet, bao gồm qua băng thông rộng và công nghệ di động là bao nhiêu? (Tầm quan trọng: Cao) XANH + Có 5 nhà khai thác dịch vụ di động, 3 trong số đó thuộc sở hữu nhà nước + Việt Nam được xếp hạng thứ ba về tính hợp lý của chi phí truy cập Internet theo Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng về kết nối mạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới327 + Giá di động di động ở mức 2,6% của GNI trên đầu người328 (nguồn ITU 2017329), tức dưới mức trung bình của Châu Á Thái Bình Dương (3,2%) + Giá băng thông rộng di động 500 MB ở mức 2,0% của GNI trên đầu người, thấp hơn mức trung bình của Châu Á và Thái Bình Dương (2,7%) (nguồn ITU 2017)330 + Giá băng thông rộng di động cho 1 GB ở mức 3,2% của GNI trên đầu người, thấp hơn mức trung bình Châu Á và Thái Bình Dương (5,4%) (nguồn ITU 2017)331 + Băng thông Internet quốc tế cho mỗi người sử dụng Internet là 91,3 Kbit/s, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của Châu Á và Thái Bình Dương (48,0 Kbit/s) và thậm chí cao hơn mức trung bình của thế giới (74,5 Kbit/s) (nguồn ITU 2017)332 + Việt Nam được xếp hạng 21 thế giới (trong số 193 quốc gia xếp hạng bởi ITU) về thâm nhập Internet băng thông rộng + Việt Nam đứng thứ 37 trong số 139 quốc gia về khả năng kết nố mạng333 + Việt Nam được xếp hạng 107 (cấp thế giới) theo Chỉ số phát triển CNTT-TT năm 2017334 của ITU và được xếp hạng 17 ở cấp Châu Á Thái Bình Dương. 8.3 Mức độ sẵn sàng về cơ sở hạ tầng điện toán và lưu trữ? (Tầm quan trọng: Trung bình Cao) XANH + Có 3 trung tâm dữ liệu được chứng nhận quốc tế • Trung tâm Dữ liệu EPZ (thuộc FPT) thuộc Khu Chế Xuất Tân Thuận, D7, HCMC là trung tâm lớn nhất tại Việt Nam với diện tích 3300m2, công suất 800 kệ 42U và 47U • Trung tâm Dữ liệu Phạm Hùng (thuộc FPT) tại Hà Nội có diện tích 2400m2, công suất 700 kệ 42U và 47U. 327 http://rep or ts.wefor um.org/g lobal-information-technolog y-rep or t-2016/networked-re adiness- index/#indicatorId=NRI.B.04 328 https://www.unicef.org/infobycountry/stats_popup7.html 329 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 330 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 331 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 332 https://www.itu.int/en/ITU-D/Statistics/Pages/publications/mis2017.aspx 333 https://www.mckinsey.com/~/media/McKinsey/Business%20Functions/McKinsey%20Digital/Our%20Insights/ Digital%20globalization%20The%20new%20era%20of%20global%20flows/MGI-Digital-globalization-Full-report. ashx 334 https://www.itu.int/net4/ITU-D/idi/2017/index.html#idi2017byregion-tab Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 159 • Trung tâm Dữ liệu Nam Thăng Long (thuộc VNPT) tại Hà Nội. + Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet335 8.4 Ngành công nghiệp CNTT, cộng đồng lập trình viên và kiến thức công nghệ nói chung phát triển tới mức độ nào? (Tầm quan trọng: Cao) XANH + Trong các cơ quan nhà nước, 71,29% cơ quan có chuyên gia CNTT, trung bình là 3,86 người/đơn vị; 93,95% cơ quan thuộc tỉnh, huyện có nhân viên CNTT, trung bình 2,39 nhân viên / đơn vị.336 + Nhu cầu về nhân viên CNTT ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tạo ra vào năm 2016. Theo dự báo của Vietnamworks337, mặc dù gần 80.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2017 và 2018, Việt Nam sẽ cần thêm khoảng 70.000 nhân sự trong lĩnh vực CNTT để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cuối năm 2018. Đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT. + Theo Bộ TT&TT, tổng lực lượng lao động đang làm việctrong ngành CNTT là trên 600.000, trong đó khoảng 50% đang làm việctrong các ngành công nghiệp phần cứng và điện tử và 50% trong ngành công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số338. + Theo Sách trắng Công nghệ thông tin – Truyền thông năm 2017, tổng số công ty CNTT vào năm 2016 ước tính là 24,501, tăng 13,13% so với năm 2015. + Tổng doanh thu của ngành CNTT trong năm 2016 ước đạt 1.500.000 tỷ đồng (67.693 tỷ USD) tăng 11,49% so với năm 2015, trong đó ngành công nghiệp phần cứng đạt 58,84 tỷ USD, công nghiệp phần mềm đạt 3,04 tỷ USD, ngành công nghiệp nội dung số đạt 739 triệu USD và dịch vụ công nghệ thông tin (trừ kinh doanh, phân phối) đạt 5,08 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu CNTT ước tính đạt 60,79 tỷ USD, trong đó phần cứng điện tử là 57,74 tỷ USD, phần mềm là 2.491 tỷ USD. + Phần đóng góp của ngành CNTT vào ngân sách nhà nước ước đạt 34.320 tỷ đồng, đóng góp 3,4% tổng ngân sách nhà nước. 335 http://www.allisps.com/en/offers/VIET-NAM 336 Nguồn: Sách trắng 2017 337 https://www.vietnamworks.com/en 338 https://baomoi.com/nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-mong-so-luong-yeu-chat-luong/c/21969607.epi 160 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá cơ sở hạ tầng và năng lực công nghệ quốc gia Đánh giá Câu hỏi Mức độ quan Xếp loại màu sắc Bình luận trọng Vàng/Đỏ/Xanh "Hệ sinh thái Cao XANH Ngành CNTT ở Việt Nam rất năng động, và Việt CNTT" trong Nam có hoạt động hiệu quả so với các nước trong nước khu vực. Ngành công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo có thể hỗ trợ và thúc đẩy sáng kiến Dữ liệu mở trong tương lai một cách đáng kể. Mức và chi Cao XANH Khả năng chi trả không phải là rào cản ở Việt Nam, phí truy cập thể hiện bởithứ hạng số 3 về đánh giá mức độ sẵn internet sàng về kết nối mạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Mức độ sẵn Cao Trung XANH Có rất nhiều trung tâm dữ liệu và các nhà cung sàng về cơ sở bình cấp dịch vụ Internet trong nước để hỗ trợ các bên hạ tầng điện tham gia CNTT. toán và lưu trữ? Chi tiết về chủ đề này được đề cập trong chươngĐánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số-DGRA. Ngành công Cao XANH Ngành công nghiệp CNTT rất mạnh với các công nghiệp CNTT, ty như FPT hoạt động ở tầm quốc tế. cộng đồng lập trình viên và kiến thức công nghệ nói chung phát triển tới mức độ nào? ĐÁNH GIÁ Cao XANH Ngành CNTT ở Việt Nam rất mạnh và sẽ là một nền CHUNG tảng để thúc đẩy sáng kiến dữ liệu mở và tạo ra tác động nhưđã từng thấy ở các quốc gia khác. Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 161 Kết luận Đánh giá Mức độ sẵn sàng cho dữ liệu mở được thiết kế nhằm đưa ra những đánh giá nhanh về mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở. Để thực hiện mục tiêu này, chương trình đánh giá xem xét 8 lĩnh vực chính. Mặc dù mỗi lĩnh vực đều quan trọng, phương pháp đánh giá này đưa ra trọng số tầm quan trọng tương đối cho từng lĩnh vực. Lĩnh vực Tầm quan trọng Mức độ sẵn sàng Lãnh đạo cấp cao Rất cao VÀNG Khung chính sách/pháp lý Cao VÀNG ĐỎ Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực trong phạm Cao VÀNG vi chính phủ Chính sách quản lý, quy trình thủ tục và dữ liệu sẵn có Cao VÀNG của chính phủ Nhu cầu đối với dữ liệu mở Rất cao VÀNG Khả năng tham gia của xã hội và năng lực khai thác dữ Cao VÀNG XANH liệu mở Nguồn tài chính cho chương trình dữ liệu mở Trung bình cao VÀNG XANH Cơ sở hạ tầng công nghệ và năng lực kỹ thuật quốc gia Cao XANH Kết quả tổng hợp nghiên cứu thứ cấp và thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát thực địa và làm việc của đoàn chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá cho thấy Việt Nam đang có một nền tảng vững chắc để khởi động thành công Sáng kiến dữ liệu mở, nhưng bên cạnh đó cũng có những thách thức cần được giải quyết để đảm bảo Sáng kiến Dữ liệu mở trong tương lai có thể phát triển thuận lợi, đem lại lợi ích và tác động tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội như kỳ vọng. • Về sự lãnh đạo: Lãnh đạo VPCP có quyết tâm và định hướng rõ ràng về phát triển dữ liệu mở, đã có một cơ quan đóng vai trò điều phối thường trực là Cục KSTTHC đồng thời có sự tham gia của các bộ ngành chủ chốt như Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Công An, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, thách thức chính là nhận thức chưa đầy đủ về các đặc trưng của dữ liệu mở, hiểu biết về sự khác biệt giữa dữ liệu mở và khung kiến trúc chính phủ điện tử cũng như các dịch vụ liên quan của chính phủ, các yêu cầu triển khai các hoạt động cụ thể để nắm bắt các cơ hội cụ thể. Cần có những biện pháp nâng cao nhận thức về những thách thức, cơ hội và lộ trình cung cấp dữ liệu mở là bước đi quan trọng và cần thiết hàng đầu hiện nay. • Về khung chính sách, pháp lý: việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin năm 2015 là cơ sở pháp lý rất quan trọng để triển khai dữ liệu mở. Các cuộc họp với các Bộ ngành cho thấy cần hoàn thiện khung pháp lý tạo nền tảng và động lực cho phép các cơ quan và cán bộ 162 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam chủ động triển khai kế hoạch hành động về dữ liệu mở. Xây dựng khung pháp lý dành riêng cho dữ liệu mở cần sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, sẽ mang lại tác động tức thời trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hiện tại, điều quan trọng là Việt Nam chưa có chính sách/quy định về việc chia sẻ dữ liệu, công bố và tái sử dụng dữ liệu của chính phủ. Một số quy định đã đề cập nội dung công khai một số thông tin, nhưng không đề cập đến cách thức, giấy phép (điều khoản sử dụng) và quy trình công khai thông tin. Hiện cũng chưa có quy định cụ thể về bảo mật dữ liệu cá nhân. Phần lớn các bộ, ngành và các cơ quan chưa có hiểu biết rõ ràng về những thông tin cần được bảo mật và biện pháp kỹ thuật để bảo mật quyền riêng tư. • Về cơ cấu tổ chức: Chính phủ thường thành lập các ban chỉ đạo và các tổ công tác để hỗ trợ các hoạt động phối hợp và thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ngành. Việc thiết lập một tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đánh giá liên quan đến dữ liệu mở này là ví dụ cho quy trình đó và đã mang lại hiệu quả và hỗ trợ thiết thực trong quá trình đánh giá. Về chức năng, các bộ, ngành nhìn chung có lĩnh vực chuyên môn bổ sung và tương hỗ lẫn nhau. Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Công An hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê được trao thẩm quyền và có kinh nghiệm cần thiết để triển khai Sáng kiến dữ liệu mở. • Về dữ liệu ở tầm Chính phủ: mặc dù nhiều dữ liệu đã được công bố trên các trang web khác nhau, nhưng chất lượng ở các khía cạnh như tính toàn diện, tính kịp thời và tính chi tiết còn nhiều hạn chế. Dữ liệu hiện được công bố trên Cổng Hệ tri thức Việt số hóa hoặc trên cổng thông tin Đà Nẵng có giá trị thấp đối với khu vực ngoài nhà nước. Hơn nữa, văn hoá sử dụng dữ liệu để hoạch định chính sách và đánh giá, giám sát hoạt động còn yếu kém, dẫn đến việc khai thác dữ liệu chưa được chú trọng đúng mức. • Về nhu cầu đối với dữ liệu mở: khu vực ngoài nhà nước đang có nhu cầu lớn đối với dữ liệu mở, đặc biệt là nhu cầu dữ liệu hướng tới tăng cường minh bạch, phụ vụ đổi mới và phát triển các dịch vụ CNTT ( ví dụ dựa trên dữ liệu GIS), phục vụ nghiên cứu và phát triển thị trường, cũng như các lĩnh vực chuyên ngành (môi trường, y tế, nông nghiệp, du lịch). Ngoài ra cộng đồng báo chí về dữ liệu mới được hình thành cũng quan tâm đến khả năng tiếp cận các cơ sở dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn khu vực ngoài nhà nước gặp khó khăn trong việc tra cứu và tìm kiếm thông tin đã được công bố vì thông tin đang rất phân tán trên nhiều trang web và dưới nhiều định dạng khác nhau. Cần lưu ý là khu vực ngoài nhà nước có kỳ vọng rất thấp về dữ liệu chính phủ do chất lượng hiện tại còn thấp cũng như khả năng cung cấp dữ liệu của các cơ quan nhà nước. • Về hệ sinh thái Dữ liệu mở: hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đang phát triển rất năng động tại Việt Nam, với nhiều trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm sáng tạo có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ Khoa học và Công nghệ, từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các cơ quan nhà nước và khu vực ngoài nhà nước còn thiếu chặt chẽ và chưa hiệu quả. Nhiều tổ chức cho biết cần có quan hệ cá nhân để tiếp cận hệ thống dữ liệu của các cơ quan nhà nước. • Về cơ sở hạ tầng, công nghệ và kỹ năng: tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động cao và mức giá cước di động hợp lý và băng thông di động tạo nền tảng rất thuận lợi cho sự phát Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 163 triển của các dịch vụ CNTT. Về kỹ năng, một số trường đại học công lập (ví dụ như Đại học Quốc gia Hà Nội) và các trường đại học tư thục (ví dụ như trường đại học FPT) đang phát triển các khóa học liên quan đến các công nghệ mới nhất như khoa học dữ liệu. Tuy nhiên, số lượng nhân lực công nghệ thông tin chuyên môn cao và có khả năng áp dụng các công nghệ mới nhất còn ít và thường làm việc ở khu vực tư nhân với mức lương cao, trong khi khu vực công không có khả năng thu hút hay giữ chân nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao này. Việc triển khai thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở có thể có đóng góp quan trọng giúp đạt được một số mục tiêu ưu tiên chính của chính phủ: • Triển khai khung đánh giá, giám sát hiệu quả công việc: thiết kế và thực thi khung đánh giá hiệu suất và hiệu quả công việc đòi hỏi việc thu thập, tổng hợp và trao đổi một lượng dữ liệu rất lớn giữa các cơ quan, Bộ ngành và các đơn vị phụ trách giám sát. Việc sử dụng các phương pháp và công nghệ dữ liệu mở là cách đơn giản nhất, nhanh nhất và tiết kiệm nhất để hỗ trợ phương pháp chia sẻ dữ liệu. Trong bối cảnh của Việt Nam, nghiên cứu việc thiết lập khung giám sát như vậy cũng như thành lập đơn vị điều phối thực thi đòi hỏi phải sử dụng các cơ sở dữ liệu khổng lồ, triển khai Sáng kiến Dữ liệu mở sẽ hỗ trợ lớn cho các hoạt động này. • Tăng cường trao đổi dữ liệu hai chiều giữa trung ương và địa phương: nhu cầu về trao đổi dữ liệu giữa các cấp hành chính của Việt Nam ngày càng tăng. Các thành phố như TPHCM đang xây dựng kế hoạch phát triển thành phố thông minh và rất cần tiếp cận được dữ liệu từ các cơ quan trung ương, các bộ, ngành để đạt hiệu quả và tính đổi mới sáng tạo cao hơn. Các cơ quan trung ương cũng cần nhiều dữ liệu hơn từ địa phương để xây dựng các chỉ số đánh giá cũng như sử dụng dữ liệu để hoạch định chính sách. Dòng dữ liệu hai chiều này cần phải được phát triển và mở rộng. Mặc dù cơ sở dữ liệu quốc gia là một giải pháp tốt, nhưng đây là mục tiêu dài hạn, trong khi việc thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở có thể cung cấp kết quả nhanh chóng và hỗ trợ sự phát triển của đất nước ở tất cả các cấp. • Đổi mới sáng tạo và phát triển các ngành mũi nhọn: hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp có thể được hỗ trợ hiệu quả hơn thông qua việc cung cấp các số liệu có chất lượng. Tương tự, các ngành mũi nhọn của Việt Nam như du lịch hoặc nông nghiệp cần có một hệ thống dữ liệu chính xác, tiêu chuẩn phục vụ phân tích thị trường hiệu quả và lên kế hoạch phát triển một cách toàn diện. Các ngành và tổ chức sẽ khó phát triển hết tiềm năng nếu thiếu các dữ liệu quan trọng này. Hiện nay các doanh nghiệp này đang sử dụng dữ liệu phải trả phí từ các nhà cung cấp tư nhân trong khi nguồn gốc dữ liệu không rõ ràng, và các điều khoản sử dụng có nhiều hạn chế. Thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở sẽ xoá bỏ những rào cản này, làm cho tất cả các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực hoạt động hiệu quả hơn và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội như đã diễn ra ở các quốc gia áp dụng dữ liệu mở từ sớm. Như vậy, Việt Nam có thể hưởng lợi ích lớn từ việc khởi động Sáng kiến Dữ liệu mở cấp quốc gia. Các khuyến nghị về kế hoạch hành động được trình bày sau đây sẽ góp phần tháo gỡ những rào cản được xác định trong quá trình đánh giá, tạo điều kiện và nền tảng để tối ưu hóa các lợi ích và tác động tích cực của Sáng kiến Dữ liệu mở. 164 Kế hoạch hành động Khuyến nghị về kế hoạch hành động cụ thể được đề xuất theo 8 lĩnh vực của chương trình đánh giá mức độ sẵn sàng cho dữ liệu mở. Các khuyến nghị về kế hoạch hành động được sắp xếp theo thứ tự thời gian thuộc ba cấp độ: Các hoạt động ngắn hạn có thể được thực hiện ngay lập tức hoặc trong 12 tháng đầu tiên; Các hoạt động trung hạn thường cần điều kiện tiền đề (thực hiện một số nhiệm vụ ngắn hạn nhất định) sẽ đạt được trong 24 đến 36 tháng đầu tiên của kế hoạch; Các hoạt động dài hạn nhằm duy trì sáng kiến và xây dựng nền tảng thúc đẩy sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Khung thời gian được đề xuất là tuy tham vọng nhưng có tính khả thi cao. Một trong những mục tiêu chính của bản kế hoạch hành động là tạo ra động lực bằng cách đầu tư mạnh vào giai đoạn ban đầu để phát triển các nền tảng quan trọng như hệ thống pháp lý, cổng dữ liệu mở công bố các bộ dữ liệu. Lưu ý rằng khoảng thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) nói đến thời điểm kết thúc hành động, không phải thời điểm bắt đầu. Ví dụ, việc xây dựng và ban hành luật bảo vệ dữ liệu cá nhân có nội dung phức tạp hơn nên thường đòi hỏi ít nhất một vài năm để hoàn thành. Nhưng các hoạt động phục vụ xây dựng một luật như vậy nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Lưu ý: báo cáo sẽ đánh giá chi phí đối với một số hoạt động. Các chi phí này chỉ liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tư vấn trong nước hoặc quốc tế, chi phí hậu cần tổ chức các cuộc họp, đào tạo hoặc hội thảo mà không bao gồm chi phí tiền lương của công chức, cũng như tất cả các chi phí liên quan đến nhân sự (như đi lại, công tác phí, bảo hiểm) và các chi phí về hạ tầng công nghệ thông tin và máy tính (máy chủ, máy tính cá nhân ...) không liên quan trực tiếp đến dữ liệu mở. Một trong những hoạt động của tổ công tác về dữ liệu mở khi thành lập là dự toán bản ngân sách chi tiết bao gồm tất cả các chi phí để thực hiện sáng kiến này, có thể tham khảo công cụ đánh giá chi phí do Nhóm Dữ liệu Mở của NHTG thực hiện.339 Kế hoạch ngắn hạn Phần báo cáo này đề xuất các hoạt động ngắn hạn có thể được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng đầu tiên của kế hoạch mà không cần có điều kiện tiên quyết. Lãnh đạo • Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức công bố triển khai Sáng kiến Dữ liệu mở Việt Nam º Thực hiện: Văn phòng Chính phủ 339 http://www.r4d.org/wp-content/uploads/R4D_OpenGov_Priceless_web.pdf Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 165 º Thời gian: 1-2 tháng º Chi phí: Không ước tính º Tham khảo - Nội dung tóm tắt về Tuyên bố Dữ liệu mở340 - Các Tuyên bố Dữ liệu mở/Chính phủ mở tương tự341 • Thành lập Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở với các đại diện tương tự như Tổ Công tác thực hiện Đánh giá mức độ sẵn sàng cho chính phủ số và dữ liệu mở. Tổ công tác nên trực thuộc Văn phòng Chính phủ với bộ phận điều phối thường trực nằm trong Cục KSTTHC. Tổ công tác được thành lập theo một quy chế bao gồm: º Xác định các thành viên Tổ công tác và vai trò của các thành viên liên quan đến kế hoạch thực hiện (các chính sách, các yếu tố công nghệ thông tin, vv). º Xây dựng lộ trình và dự toán ngân sách chi tiết trong 12 đến 24 tháng đầu tiên của kế hoạch triển khai Sáng kiến dữ liệu mở. º Các hạng mục công việc chính (chủ yếu là các hoạt động được mô tả trong tài liệu này) và các trách nhiệm tương ứng của thành viên. Khuyến nghị cần có một bộ phận chuyên trách cho chương trình dữ liệu mở do việc thiết lập và phát triển chương trình dữ liệu mở có những thách thức cụ thể, đòi hỏi các nhiệm vụ cụ thể và tập trung vào một đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, lực lượng chuyên trách này cần phối hợp với bộ phận chuyên trách về Chính phủ số để đạt hiệu quả tối ưu. º Thực hiện: Văn phòng Chính phủ º Thời gian: 1-2 tháng º Chi phí: Thời gian các thành viên tham gia Tổ công tác chiếm 20% thời gian làm việc của mỗi thành viên • Tuyển dụng Giám đốc điều hành Sáng kiến Dữ liệu mở (ODCEO). Tổ Công tác nên được lãnh đạo và điều hành bởi một người có thể thúc đẩy sự thay đổi, có hiểu biết tốt về hệ thống hành chính và tầm nhìn rõ ràng về tiềm năng của Dữ liệu mở º Thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở º Thời gian: 1-3 tháng º Chi phí: Lương và văn phòng làm việc • Tuyển dụng Giám đốc Kỹ thuật CIO/ CTO của Sáng kiến (ODCTO). Sáng kiến Dữ liệu mở nên có một giám đốc kỹ thuật (CTO) để điều phối các hoạt động kỹ thuật. Giám đốc kỹ thuật phụ trách tất cả các hoạt động của một sáng kiến Dữ liệu mở từ định dạng đến giấy phép, và giải pháp cổng quản lý dữ liệu. 340 http://data.worldbank.org/sites/default/files/1/briefing-on-open-data-declarations-generic.doc 341 http://data.worldbank.org/sites/default/files/1/declarations.pdf 166 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam º Thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở º Thời gian: 1-3 tháng º Chi phí: Lương và văn phòng làm việc • Thiết kế khung giám sát và đánh giá tình hình triển khai Sáng kiến dữ liệu mở trên toàn quốc và cho từng cơ quan. Việc lập kế hoạch theo dõi, giám sát và đánh giá là trách nhiệm của Tổ công tác. Kế hoạch nên xem xét sử dụng các chỉ số quốc tế như Dữ liệu Mở Barometer342 hoặc Chỉ số Dữ liệu Mở343 đang được sử dụng để đo lường tác động của Dữ liệu Mở. º Điều kiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở được thành lập và hoạt động º Thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở º Thời gian: 3-6 tháng º Chi phí: 20.000-30.000 USD thuê chuyên gia quốc tế hỗ trợ. Có thể cần chuyên gia quốc tế để thiết kế kế hoạch theo dõi và giám sát Dữ liệu mở vì nhóm chuyên gia không xác định được cá nhân hoặc tổ chức nào có năng lực đó trong quá trình thực hiện đánh giá. Khung pháp lý • Xây dựng khung pháp luật về Dữ liệu Mở (Open Data) nhằm cung cấp cơ sở pháp lý cho việc công bố dữ liệu của chính phủ trên cổng Dữ liệu mở. Đặc biệt, pháp luật phải bao gồm các yếu tố sau: º Phạm vi và các đối tượng được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật bao gồm tất cả các cơ quan chính phủ cấp quốc gia và địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và tất cả các công ty cung cấp dịch vụ công º Bộ giấy phép hợp lệ: mỗi loại tài liệu (báo cáo, tập hợp dữ liệu, tài liệu, vv) nên có một giấy phép tối thiểu mặc định và một quy trình cụ thể đối với các trường hợp ngoại lệ. º Định dạng được cho phép và mức độ hoàn thiện của tập dữ liệu: cần yêu cầu bộ dữ liệu công bố sử dụng định dạng mở với chất lượng công bố tối thiểu đạt được thông lệ của các ngành, lĩnh vực. º Định dạng siêu dữ liệu và nội dung. º Chấp nhận các định dạng dữ liệu để xuất bản, xây dựng theo các tiêu chuẩn hiện có344 342 http://opendatabarometer.org/ 343 http://index.okfn.org/ 344 See http://opendatahandbook.org/guide/en/appendices/file-formats/ Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 167 º Kế hoạch giám sát và đánh giá cho toàn bộ sáng kiến. Mở mặc định thể hiện sự thay đổi thực sự về cách thức hoạt động của chính phủ và cách º Chỉ thị cũng phải nêu rõ quy chính phủ tương tác với công dân. Hiện tại, định miễn phí đối với dữ liệu công dân thường phải yêu cầu công chức để chi tiết thô ở định dạng điện tử. có được thông tin họ cần. Mở theo mặc định thay đổi hoàn toàn thực trạng trên và theo chủ º Chỉ thị nên đặt nguyên tắc “mở trương cần công bố tất cả dữ liệu. Các chính mặc định”. phủ cần phải chứng minh dữ liệu nào cần được • Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực giữ kín, ví dụ vì lý do an ninh hoặc để bảo vệ dữ liệu. Để hiện thực hóa việc này, công dân hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở (ODTF) cũng phải cảm thấy an tâm rằng dữ liệu mở sẽ • Thời gian: 4-12 tháng không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ. https://opendatacharter.net/principles/ • Chi phí: Chi phí bao gồm: º Việc soạn thảo quy định cần sự tư vấn của chuyên gia. Ước Nguyên tắc không thu phí đối với dữ liệu công tính chi phí cho một chuyên là cốt lõi của phong trào dữ liệu mở, có nguồn gia quốc tế hỗ trợ quá trình gốc của từ 2 yếu tố: soạn thảo bao gồm định nghĩa, • Việc thu thập và lưu trữ dữ liệu công được khái niệm về giấy phép dữ liệu, thực hiện với tiền của người đóng thuế, và kế hoạch giám sát và đánh giá do đó, người nộp thuế có quyền truy cập vào và các yếu tố khác là 50.000- dữ liệu mà không phải trả lần thứ hai là điều 70.000 USD. Do tính chất của hiển nhiên. quy định về dữ liệu mở, việc sử • Bên cạnh lập luận mang tính triết học trên, lý dụng chuyên gia quốc tế có kinh do chính để thúc đẩy việc không thu phí đối nghiệm tương tự từ các quốc gia với dữ liệu thô là do nguyên nhân tài chính. khác nên được cân nhắc. Một loạt các nghiên cứu kinh tế vi mô và vĩ mô đã chứng minh rằng tác động xã hội và º Thời gian làm việc để hướng tài chính (thuế thu được từ các công ty được dẫn nội dung quy định và đảm tạo ra, tạo việc làm, vv) của dữ liệu mở lớn bảo rằng nó được thông qua hơn hai hoặc ba lần so với số lượng tiền thu º Thời gian làm việc để nâng cao được từ việc bán dữ liệu thô. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nên công bố dữ liệu thô mà nhận thức về nội dung quy định không thu phí để khuyến khích đổi mới và tái tại các cơ quan khác nhau của sử dụng dữ liệu. Điều này sẽ mang lại nhiều chính phủ lợi ích hơn cho quốc gia. • Tham khảo: º Chính sách Dữ liệu mở - Chính sách dữ liệu mở của Chính phủ Mêhicô (tiếng Tây Ban Nha)345 › Phân tích ODI346 345 http://www.dof.gob.mx/nota_detalle.php?codigo=5382838&fecha=20/02/2015 346 http://oldsite.theodi.org/open-data-enshrined-mexico-constitution 168 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam - Chính sách dữ liệu mở của Pháp347 - Hướng dẫn ODI về các thức dự thảo chính sách dữ liệu tốt348 º Mức độ hoàn chỉnh của bộ dữ liệu: - Mô hình 5 sao Tim Berners-Lee349 - Mức độ hoàn chỉnh ODI350 º Chứng nhận: - Khung cấp giấy phép của chính phủ Anh351 - Cấp phép dữ liệu mở: Hướng dẫn thực hành352 • Sửa đổi các quy định tài chính theo hướng xóa bỏ các quy định lệ phí liên quan đến cung cấp dữ liệu. Luật này quy định phí cung cấp dữ liệu và đang được áp dụng ví dụ các bộ, cơ quan bán dữ liệu trong và ngoài Chính phủ. Quy định này nên được loại bỏ càng sớm càng tốt để cho phép công bố tất cả dữ liệu trên cổng Dữ liệu mở º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở (ODTF) và Bộ Tài chính º Thời gian: 4-6 tháng • Sửa đổi hoặc bổ sung Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước để xác định chính xác bộ dữ liệu nào phải được bảo vệ và loại bỏ tất cả các khả năng dựa vào ý kiến chủ quan cá nhân trong đánh giá phân loại mật. Quy định hiện hành rất chung chung và không đủ chính xác, vì vậy tạo kẽ hở cho cá nhân công chức suy diễn. Pháp lệnh này nên được sửa đổi để xác định chính xác bộ dữ liệu phải được bảo vệ. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Bộ Công An º Thời gian: 6-12 tháng Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực trong phạm vi chính phủ • Thành lập đội ngũ kỹ thuật và lựa chọn các cơ quan tiên phong triển khai dữ liệu mở. Để hỗ trợ các bộ và cơ quan muốn tham gia vào quá trình dữ liệu mở, cần thiết lập một nhóm kỹ thuật và cử đến các cơ quan để triển khai các quy trình và nâng cao năng lực các các cơ quan này. Việc ưu tiên lựa chọn bộ, ngành, cơ quan cần dựa trên mức độ sẵn sàng của tổ chức và những lĩnh vực mà xã hội và khu vực ngoài nhà nước có nhu cầu. Các lĩnh vực ưu tiên triển khai dữ liệu mở được xác định trong quá trình nghiên cứu của đoàn chuyên gia là: 347 https://www.legifrance.gouv.fr/affichTexte.do?cidTexte=JORFTEXT000034194946&categorieLien=id 348 https://oldsite.theodi.org/guides/writing-a-good-open-data-policy 349 http://5stardata.info/en/ 350 https://oldsite.theodi.org/guides/maturity-model 351 http://www.nationalarchives.gov.uk/information-management/uk-gov-licensing-framework.htm 352 http://discovery.ac.uk/files/pdf/Licensing_Open_Data_A_Practical_Guide.pdf Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 169 - Tài chính công và dữ liệu Ngân hàng Nhà nước - Dữ liệu môi trường - Thống kê và dữ liệu điều tra chi tiết - Dữ liệu không gian địa lý - Đăng ký doanh nghiệp º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở º Thời gian: 2-4 tháng để thiết lập và nhóm hoạt động ít nhất 24 tháng º Chi phí: có thể thực hiện được các giải pháp khác nhau: - Việc thiết lập một nhóm chuyên gia dưới sự quản lý của Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở và có thể trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhóm này nên bao gồm 5-6 người có chuyên môn bổ trợ lẫn nhau theo các nội dung kỹ thuật như: công bố trên cổng thông tin, làm sạch dữ liệu hoặc ẩn danh. Trong trường hợp đó, chi phí sẽ là chi phí về nhân sự làm việc toàn thời gian trong 24 tháng đầu tiên. - Thiết lập một chương trình học giả về dữ liệu tuyển dụng những người có trình độ cao trong thời hạn ngắn (6 tháng) và cử họ đến công tác tại các cơ quan khác nhau. Những người này được điều phối bởi Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở để đảm bảo có sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Chi phí cho một chương trình học giả 24 tháng là ở mức 400.000-500.000 USD. º Tham khảo - Nhóm Dữ liệu Mở Mexico353 - Chương trình học giả đổi mới sáng tạo của Chính phủ Hoa Kỳ354 • Cải tiến chương trình đào tạo và truyền thông cho cán bộ lãnh đạo, từ lãnh đạo chính phủ, bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng, chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh/ thành phố. Chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về các nguyên tắc cơ bản của dữ liệu mở, lợi ích của dữ liệu mở và các quy trình để thống nhất các cơ quan công bố dữ liệu mở. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở º Điều kiện thực hiện: có công bố chính thức của Thủ tướng Chính phủ và thông tư, nghị định làm căn cứ pháp lý cho việc công bố số liệu º Thời gian: 1-2 tháng để tổ chức một chương trình đào tạo 353 https://theodi.org/case-studies/mexico-case-study-using-data-squads-to-jump-start-government-open-data-pub- lishing 354 https://presidentialinnovationfellows.gov/ 170 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam º Chi phí: 100.0 00-150.000 USD cho các chuyên gia quốc tế thực hiện các buổi đào tạo trong thời gian từ 12 đến 24 tháng. Nên ưu tiên sử dụng chuyên gia địa phương và trong quá trình thực hiện đánh giá này, nhóm nghiên cứu xác định được một số tổ chức có năng lực để thực hiện chương trình này nhưng họ có thể cần hỗ trợ (ví dụ chương trình đào tạo giảng viên) từ các công ty quốc tế có kinh nghiệm đào tạo các chương trình tương tự ở các quốc gia khác. • Chương trình đào tạo, tập huấn và truyền thông giúp tăng cường khả năng tiếp cận cho các cán bộ thông tin. Chương trình đào tạo này sẽ tập trung vào xác lập khả năng tiếp cận trong tương lai đối với các đầu mối cung cấp thông tin và phát triển năng lực thực thi nội dung các luật, quy định liên quan, cách thức thực hiện ẩn danh, hoàn thiện quá trình xử lý các yêu cầu dữ liệu và các vấn đề liên quan º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở º Điều kiện thực hiện: có công bố chính thức của Thủ tướng Chính phủ và thông tư, nghị định làm căn cứ pháp lý cho việc công bố số liệu º Thời gian: 1-2 tháng để tổ chức một chương trình đào tạo º Chi phí: 100.000-150.000 USD cho các chuyên gia quốc tế thực hiện các buổi đào tạo trong thời gian từ 12 đến 24 tháng. Nên ưu tiên sử dụng chuyên gia địa phương và trong quá trình thực hiện đánh giá này, nhóm nghiên cứu xác định được một số tổ chức có năng lực để thực hiện chương trình này nhưng họ có thể cần hỗ trợ (ví dụ chương trình đào tạo viên) từ các công ty quốc tế có kinh nghiệm chạy các chương trình tương tự ở các quốc gia khác. • Chương trình đào tạo, tập huấn và truyền thông cho các nhà quản lý dữ liệu và cán bộ phụ trách CNTT. Chương trình đào tạo này có nội dung về kỹ thuật và tập trung vào quản lý dữ liệu, kỹ thuật ẩn danh dữ liệu và công bố dữ liệu. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Nhóm kỹ thuật Dữ liệu mở º Điều kiện thực hiện: có công bố chính thức của Thủ tướng Chính phủ và thông tư, nghị định làm căn cứ pháp lý cho việc công bố số liệu º Thời gian: 1-2 tháng để tổ chức một chương trình đào tạo º Chi phí: 250.000-300.000 USD cho các chuyên gia quốc tế thực hiện các buổi đào tạo trong thời gian từ 12 đến 24 tháng º Tài liệu tham khảo: - Tanzania Open Data Dives355 • Thiết kế và phát triển một hệ thống các hướng dẫn các quy trình thủ tục: Các tài liệu 355 https://www.youtube.com/watch?v=7BXHv-JGPXQ Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 171 này sẽ hỗ trợ các cán bộ thực hiện nhiệm vụ của họ liên quan đến việc mở dữ liệu (ẩn danh, yêu cầu của pháp luật, vv). Các hướng dẫn sử dụng nên được thiết kế phù hợp với đối tượng người dùng ví dụ như người là đầu mối thông tin, nhóm kỹ thuật, v.v. Một trong các hướng dẫn sử dụng sẽ là một hướng dẫn kỹ thuật dành riêng cho định dạng dữ liệu dùng để công bố và sơ đồ dữ liệu được đề xuất dựa trên DCAT / Dublin Core. Tài liệu cũng sẽ bao gồm các hướng dẫn để công bố dữ liệu º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở º Thời gian: 6-12 tháng º Chi phí: 20.000-30.000 USD phụ thuộc vào số lượng tài liệu. º Tham khảo: - Hướng dẫn thực hành của EU dành cho Quản lý dữ liệu356 - Sổ tay chính sách hành chính của thành phố San Jose - Chính sách và Thủ tục thực hiện dữ liệu mở357 - Sổ tay về Dữ liệu mở358 Chính sách quản lý dữ liệu của chính phủ, quy trình thủ tục và dữ liệu có sẵn • Thiết kế và phát triển trung tâm dữ liệu. Các cơ quan được lựa chọn nên tham gia vào quá trình kiểm kê dữ liệu. Kiểm kê có thể bắt đầu với tập dữ liệu đã được định danh trong đánh giá này359 và sau đó được hoàn thành và công bố để tiếp nhận góp ý từ tất cả các bên liên quan. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở º Điều kiện thực hiện: Chọn các cơ quan ưu tiên º Thời gian: 2-4 tháng º Chi phí: 40.000 USD-70.000USD cho các chuyên gia quốc tế để thiết kế quy trình, đào tạo đại diện các cơ quan tham gia và giám sát việc thực hiện triển khai º Tài liệu tham khảo: - Hướng dẫn Thực hiện Chính phủ Hoa Kỳ để kiểm kê dữ liệu360 - Hướng dẫn kiểm kê dữ liệu của Đại học Johns Hopkins (Phòng thí nghiệm 356 https://www.europeandataportal.eu/en/providing-data/goldbook 357 https://www.sanjoseca.gov/DocumentCenter/View/56784 358 http://opendatahandbook.org/guide/en/ 359 Xem Mục C của Phụ lục về tập dữ liệu đã được định danh 360 https://project-open-data.cio.gov/implementation-guide/ 172 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam GovEx)361 - Hướng dẫn kiểm kê dữ liệu của San Francisco362 • Tập trung dữ liệu hiện có trên cổng dữ liệu mở363. Cổng Dữ liệu mở có thể dễ dàng được mở rộng bằng cách tập trung tất cả các tập dữ liệu đã được xuất bản. Cụ thể nhóm nghiên cứu xác định các bộ dữ liệu/tổ chức sau đây có thể được tham gia ngay Nhìn từ góc độ kỹ thuật, một cổng dữ liệu vào cổng dữ liệu này. mở giống như một trang web. Trong trường - Phòng Đăng ký kinh hợp đó, cổng thông tin phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định bảo mật của Việt Nam đối doanh với trang web. Tuy nhiên, vì cổng dữ liệu mở là - Dữ liệu đấu thầu một kho lưu trữ thông tin chỉ có thể đọc, và vì các bộ dữ liệu không nhạy cảm (thông tin công - Dữ liệu địa lý và bản đồ khai, ẩn danh), không cần phải có quy định cụ (Bộ Tài nguyên và Môi thể cho cổng thông tin. trường) - Dữ liệu không gian địa lý và các dữ liệu khác - Số liệu của Tổng cục Thống kê - Cơ quan lưu trữ quốc gia (phần tài liệu đã số hóa) - Dữ liệu của Bộ Y tế như các loại thuốc được cấp phép, các bác sỹ được cấp chứng chỉ hành nghề, các trung tâm y tế, v.v. - Dữ liệu của Quốc Hội (luật, quy định, v.v ...) - Tất cả dữ liệu đã được thu thập / xác định cho cơ sở dữ liệu quốc gia: đất đai, điều tra dân số, tài chính công, v.v. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở º Điều kiện thực hiện: Đội ngũ kỹ thuật được phân công để giúp các cơ quan tham gia º Thời gian: 3-6 tháng. Việc thiết lập một cổng dữ liệu mở thường nhanh chóng, dựa trên việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở, và có thể được bắt đầu bằng một số lượng tối thiểu các tập dữ liệu sau đó phát triển dần theo thời gian. Điều quan trọng là cần khởi động cổng thông tin từ ngay khi bắt chương trình để duy trì sự phát triển và động lực của chương trình. º Chi phí: Không xác định, các chi phí liên quan đến việc sử dụng đội ngũ kỹ thuật • Phát triển dữ liệu tham khảo. Tổng cục Thống kê đã sẵn có hệ thống dữ liệu tham khảo. 361 http://labs.centerforgov.org/data-governance/data-inventory/ 362 https://datasf.org/resources/data-inventory-guidance/ 363 Xem mục C của Phụ lục Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 173 Những dữ liệu này nên được công khai và sử dụng bởi tất cả các cơ quan. Dựa trên nhu cầu sử dụng phát sinh từ Sáng kiến Dữ liệu mở mà có thể sẽ cần những dữ liệu tham khảo mới (ví dụ, tên địa lý). º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở và Tổng cục thống kê º Thời gian: 4-8 tháng º Chi phí: Không có chi phí trực tiếp, nhưng mục này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và thảo luận giữa các cơ quan Nhu cầu đối với dữ liệu mở • Tổ chức chuỗi sự kiện về dữ liệu mở (OpenDatathon) về một số chủ đề cụ thể để phát triển hệ thống sử dụng nội bộ và bên ngoài và đưa ra các điển hình thành công. Mục tiêu ở đây là để thúc đẩy dữ liệu mở cả trong hệ thống chính quyền và với các bên phi chính phủ. Các loại sự kiện khác nhau có thể được tổ chức: - Các sự kiện nhằm vào tổ chức, cá nhân sáng tạo và nhằm phát triển các dịch vụ cụ thể cho các cơ quan chính phủ trong các lĩnh vực khác nhau. Bảng theo dõi đánh giá hiệu suất có thể là một ví dụ khác về chủ đề cho sự kiện. - Các sự kiện hướng đến các tổ chức xã hội và giới truyền thông về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Những sự kiện này cũng có thể tập trung vào các lĩnh vực khác nhau (tài chính công, mua sắm công, v.v.) º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan cụ thể (khác nhau cho mỗi sự kiện) º Thời gian: tổ chức 2 tháng một sự kiện, tối thiểu mỗi năm 3 sự kiện trong khoảng thời gian 2 năm đầu tiên triển khai sáng kiến dữ liệu mở º Chi phí: 25.000-30.000 USD cho mỗi sự kiện (các chi phí truyền thông, hậu cần và chi phí khác,…) • Xây dựng chiến dịch truyền thông nhằm vào báo chí, cộng đồng đổi mới sáng tạo và các tổ chức xã hội về cổng dữ liệu mở và thiết lập đầu mối liên lạc giải đáp các yêu cầu tiếp cận dữ liệu. Mục tiêu nhằm thúc đẩy dữ liệu mở trong nội bộ khu vực nhà nước và cả ngoài xã hội. Chiến dịch này thúc đẩy không chỉ việc sử dụng dữ liệu mà còn việc xuất bản dữ liệu bởi các đơn vị ngoài nhà nước. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở º Thời gian cần thiết: 4-8 tháng º Chi phí: 30.000-50.000 USD chủ yếu cho chiến dịch truyền thông, bao gồm tờ rơi, hội thảo, v.v. 174 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Nguồn tài chính cho chương trình dữ liệu mở • Lập dự toán ngân sách cho tất cả các hoạt động của bản kế hoạch hành động. Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở cần xây dựng dự toán ngân sách chi tiết và nghiên cứu các phương án để huy động tài trợ. Để đảm bảo quyền sở hữu và tính bền vững của bản kế hoạch, chính phủ nên xem xét cấp ngân sách để thực hiện. Ngoài ra, có thể kết hợp với các phương án khác như huy động đóng góp bằng hiện vật từ các công ty bên ngoài cho việc thiết lập cổng thông tin v.v…Nguồn tài trợ của các nhà tài trợ song phương hoặc quốc tế cũng là một lựa chọn tiềm năng để bù đắp những thiếu hụt về tài chính đầu tư ban đầu. Nếu chính phủ quan tâm đến việc kêu gọi tài trợ thì cần lập dự toán chi tiết trong đó nêu rõ các khoản đóng góp từ ngân sách nhà nước (có thể bằng hiện vật hoặc thời gian lao động v.v.) và số tiền cần huy động thêm. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở º Thời gian cần thiết: 2-3 tháng º Chi phí: Không xác định (nhiệm vụ của Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở dưới sự chỉ đạo của Giám đốc điều hành Dữ liệu mở) Công nghệ quốc gia và cơ sở hạ tầng về năng lực • Xây dựng một cổng dữ liệu công mở mới. Nên xây dựng một cổng dữ liệu mở chuyên dụng trực thuộc quản lý của Tổ công tác Dữ liệu mở đóng vai trò kho dữ liệu trung tâm chính thống của chính phủ. Cổng dữ liệu mới nên tương thích và liên kết với Cổng Hệ tri thức Việt số hóa để danh mục dữ liệu của cổng chính thống cũng xuất hiện trên Cổng Hệ tri thức Việt số hóa nhằm tối đa hóa mức độ phổ biến và mức độ tái sử dụng dữ liệu. Các chức năng chính được xác định là: - Một mô-đun truy vấn dữ liệu với một hệ thống xác nhận chính thức để cho phép người dùng yêu cầu các bộ dữ liệu cụ thể - Một mô-đun tiếp nhận góp ý về dữ liệu với một hệ thống xác nhận chính thức để cho phép người dùng báo cáo các vấn đề của các tập dữ liệu được công bố - Bộ phận giám sát kiểm tra chất lượng của các bộ dữ liệu và sự tuân thủ của các cơ quan với quy định về dữ liệu mở và kho dữ liệu (định dạng, mức độ cập nhật, thời gian, v.v.) Nên cân nhắc có một cơ chế cho phép các tổ chức ngoài nhà nước công bố số liệu. Chức năng đó có trên ví dụ cổng thông tin dữ liệu mở của Pháp364 và Estonia365. Tuy nhiên, chức năng này có thể phù hợp hơn với Cổng Hệ tri thức Việt số hóa vì cổng này tập trung vào khu vực ngoài nhà nước. 364 https://www.data.gouv.fr/en/ 365 https://opendata.riik.ee/en/juhendid Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 175 º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở và Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở và Bộ Khoa học và Công nghệ (nhóm NASATI - Cổng Hệ tri thức Việt số hóa) º Thời gian cần thiết: 2-6 tháng º Chi phí: Xây dựng Cổng Dữ liệu Chính phủ mở có thể sử dụng cùng cách thức tiếp cận như khi xây dựng cổng Hệ tri thức Việt số hóa. Ở hầu hết các nước khác trên thế giới, chi phí để xây dựng cổng Dữ liệu mở Chính phủ nằm trong khoảng 50.000 đến 75.000 đô la Mỹ. Việc xây dựng Cổng Hệ tri thức Việt số hóa cho thấy, Việt Nam có chuyên gia để đảm đương công việc này. Kế hoạch hành động trung hạn Phần này đề xuất những hoạt động có thể thực hiện trong giai đoạn thứ hai của sáng kiến này sau khi các hoạt động ngắn hạn được hoàn thành. Lãnh đạo • Việc hình thành một cơ quan chức năng chuyên trách về Dữ liệu mở nên là một phần trong chiến lược phát triển chính phủ số. Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu Mở là bộ phận phù hợp để triển khai các công việc trong 24 đến 36 tháng đầu tiên của sáng kiến nhưng sau đó để đảm bảo tính bền vững của sáng kiến dữ liệu mở, bộ phận này cần được thể chế hoá như cách hầu hết các quốc gia khác đã tiến hành. Khi đó cần bổ nhiệm vị trí Giám đốc thông tin thường trực hoặc Giám đốc Dữ liệu. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở º Thời gian cần thiết: 6-12 tháng (bắt đầu sau 18-24 tháng) º Chi phí: chi phí nội bộ như thời gian lao động và văn phòng. Theo kinh nghiệm từ các quốc gia khác, bộ phận này nên có từ 5 tới 8 nhân viên toàn thời gian, bao gồm Giám đốc thông tin, Giám đốc kỹ thuật và các nhân viên kỹ thuật. º Tài liệu tham khảo: - Dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ ở Vương quốc Anh366 - Etalab ở Pháp367 • Đánh giá Tác động của Sáng kiến Dữ liệu mở. Sau 24 tháng là thời điểm thuận lợi để tiến hành đánh giá tác động theo chiều sâu, đánh giá các kết quả của sáng kiến cũng như thiết kế một kế hoạch hoàn chỉnh cho giai đoạn tiếp theo. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở º Thời gian cần thiết: 3-6 tháng (bắt đầu sau 24 tháng) 366 https://www.gov.uk/government/organisations/government-digital-service 367 https://www.etalab.gouv.fr/ 176 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam º Chi phí: chi phí nội bộ như thời gian nhân viên và văn phòng º Tài liệu tham khảo: - Nghiên cứu về tác động của Dữ liệu mở của McKinsey368 - Báo cáo về các lợi ích kinh tế của Dữ liệu mở369 Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực trong chính phủ • Sự tham gia và phối hợp của tất cả các Bộ và các cơ quan. Tương tự mô hình thực hiện các hoạt động ngắn hạn nêu trên (kiểm kê dữ liệu, tập trung dữ liệu, đào tạo), trong quá trình triển khai sáng kiến, cần đảm bảo sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan và sáng kiến cần được mở rộng trên phạm vi toàn chính phủ, sau đó mở rộng đến cấp địa phương. Lưu ý rằng, các cơ quan nên tập trung trước hết vào dữ liệu sẵn có ở định dạng điện tử và không có thông tin nhạy cảm (để đạt được tác động hiệu quả trong thời gian ngắn). Sau đó, theo thời gian, lộ trình công bố nên được xây dựng dựa trên công sức cần thiết để xây dựng các tập dữ liệu cụ thể cũng như nhu cầu về thông tin. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở º Thời gian cần thiết: 18-36 tháng º Chi phí: xem các hành động ngắn hạn như kiểm kê dữ liệu, tập trung các số liệu, và 3 loại đào tạo • Thiết lập cơ chế công bố tự động. Theo cách thức hiện nay, việc công bố dữ liệu được triển khai dự trên các số liệu hiện có với bộ dữ liệu được chỉnh sửa và tải lên thủ công. Sự bền vững của Sáng kiến dữ liệu mở phụ thuộc vào khả năng tự động hóa các quy trình. Để dữ liệu mở có thể phát triển, điều quan trọng là phải tạo ra quy trình công bố tự động. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở, Giám đốc kỹ thuật Dữ liệu mở và đội ngũ kỹ thuật º Thời gian cần thiết: 18-36 tháng º Chi phí: Khó đánh giá vì nó phụ thuộc vào hệ thống tại các cơ quan, bộ Chính sách quản lý dữ liệu của chính phủ, quy trình và dữ liệu có sẵn • Phát triển các dịch vụ dữ liệu nâng cao: Mặc dù dữ liệu chi tiết thô nên được cung cấp miễn phí, các cơ quan nhà nước có thể cung cấp dịch vụ dữ liệu nâng cao tính phí cho các cơ quan nhà nước khác và khu vực ngoài nhà nước. Đánh giá mức độ sẵn sang về dữ liệu mở cho doanh nghiệp cho thấy một số doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ này. Dưới đây là hai mô hình có thể nghiên cứu để phát triển các dịch vụ như vậy: 368 https://www.mckinsey.com/business-functions/digital-mckinsey/our-insights/open-data-unlocking-innovation- and-performance-with-liquid-information 369 https://www.europeandataportal.eu/sites/default/files/analytical_report_n9_economic_benefits_of_open_data.pdf Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 177 - Thúc đẩy các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ dữ liệu nâng cao có tính phí với sự hỗ trợ của nhóm kỹ thuật của Tổ Công tác dữ liệu mở. Các cơ quan quan tâm sẽ cần tự tính toán hoặc thuê nhân sự có kỹ năng phân tích dữ liệu thích hợp. - Thành lập một cơ quan trung ương chuyên về phát triển dịch vụ loại này để làm việc với khách hàng và sau đó phối hợp với các cơ quan lien quan thực hiện cung cấp dịch vụ. Cách tiếp cận này sẽ phù hợp khi có đơn vị chuyên trách về dữ liệu mở, và là một giải pháp để tạo ra nguồn thu trang trải (một phần) chi phí hoạt động. Mô hình này hiệu quả hơn khi xây dựng một nhóm kỹ thuật giỏi và hướng đến giải quyết các tác vụ yêu cầu kết hợp dữ liệu từ nhiều lĩnh vực và nhiều cơ quan khác nhau. Mặt khác, mô hình này cũng đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa nhóm thực hiện và tất cả các cơ quan trong chính phủ. º Trách nhiệm: Đội ngũ kỹ thuật của Tổ công tác dữ liệu mở và giám đốc thông tin và nhóm hỗ trợ kỹ thuật º Thời gian cần thiết: 18-36 tháng º Chi phí: Khó đánh giá vì nó phụ thuộc vào mô hình được lựa chọn. Nhu cầu đối với dữ liệu mở • Tập trung một số nguồn đầu tư và các cuộc thi của Bộ Khoa học và Công nghệ vào các dịch vụ dữ liệu mở và các công ty khởi nghiệp về dữ liệu mở. Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ có một loạt các ưu đãi và triển khai chuỗi các sự kiện thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Tận dụng một phần ngân sách này để hỗ trợ các doanh nghiệp và các dịch vụ sáng tạo được xây dựng trên nền dữ liệu mở sẽ là một cách tốt để thúc đẩy dữ liệu mở, tạo ra những ví dụ điển hình, và góp phần tạo nên các tác động kinh tế của sáng kiến dữ liệu mở. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Dữ liệu mở và Bộ Khoa học và Công nghệ º Điều kiện tiên quyết: cổng Dữ liệu mở có đủ số liệu và có chức năng truy vấn thông tin º Thời gian cần thiết: 12 -18 tháng º Chi phí: Sẽ không phát sinh thêm chi phí Kế hoạch hành động dài hạn Phần này đưa ra các hoạt động có thể được thực hiện để duy trì sáng kiến dữ liệu mở trong dài hạn, sau 36 tháng đầu triển khai. Lãnh đạo 178 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Bổ nhiệm vị trí Giám đốc/Trưởng nhóm Thông tin/Dữ liệu (CIO/CDO) tại tất cả các bộ, ngành để hỗ trợ việc công bố dữ liệu hiệu quả hơn. Nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của Sáng kiến Dữ liệu mở, mỗi bộ, ngành cần có một cán bộ chuyên trách để quản lý các tài sản dữ liệu º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở º Thời gian cần thiết: 24-36 tháng để đề cử CIOs/CDOs º Chi phí: một nhân sự làm toàn thời gian cho mỗi Bộ Khung pháp lý • Xây dựng Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân để tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy trình cần áp dụng đối với việc sử dụng dữ liệu cá nhân. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở và Cục KSTTHC º Thời gian cần thiết: 12-24 tháng º Chi phí: không ước tính º Tài liệu tham khảo: - Quy định của EU năm 2016/679370 - So sánh pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân của Mỹ và EU371 Chính sách quản lý dữ liệu của chính phủ, quy trình và dữ liệu có sẵn • Thực hiện số hóa tất cả các tài liệu lưu trữ và công bố các tài liệu số hóa này trên cổng dữ liệu mở. Các kho lưu trữ có giá trị lịch sử lớn, và một số tài liệu đã bị ảnh hưởng bởi các điều kiện lưu trữ kém. Việc số hóa tất cả các tài liệu lưu trữ, bao gồm tài liệu lưu trữ ở cấp bộ và cơ quan, sẽ đảm bảo sự bảo tồn của chúng và giúp người dùng dễ dàng truy cập. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước có thể cung cấp và quản lý khung quản lý và quy trình cho các nhiệm vụ này. º Cơ quan thực hiện: Cục Quản lý và Lưu trữ hồ sơ Nhà nước. º Thời gian cần thiết: 12-24 tháng để có được các công cụ và nguồn nhân lực để số hóa tài liệu lưu trữ và công bố dữ liệu của cổng dữ liệu mở. Tuy nhiên, việc số hóa hoàn chỉnh sẽ mất một thời gian dài. Cơ sở hạ tầng quốc gia về công nghệ và năng lực • Thiết lập Trung tâm đổi mới sáng tạo về dữ liệu. Hệ sinh thái dữ liệu mở sẽ được hưởng 370 h t t p : / / e u r - l e x . e u r o p a . e u / l e g a l - c o n t e n t / E N / T X T / ? u r i = u r i s e r v : O J. L _ . 2 0 1 6 . 1 1 9 . 0 1 . 0 0 0 1 . 0 1 . ENG&toc=OJ:L:2016:119:TOC 371 http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/STUD/2015/536459/IPOL_STU%282015%29536459_EN.pdf Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 179 lợi lớn từ việc thiết lập một cơ quan phụ trách tổ chức và hỗ trợ khu vực ngoài nhà nước cũng như chính quyền các cấp từ địa phương tới trung ương để dần thay thế cho nhóm kỹ thuật. Cơ quan này sẽ giúp gia tăng lợi ích kinh tế-xã hội của dữ liệu mở. º Cơ quan thực hiện: Tổ công tác thực hiện Sáng kiến Dữ liệu mở và Bộ Khoa học và Công nghệ º Thời gian cần thiết: 36-48 tháng º Chi phí: 750.000 USD – 1.000.000 USD để tạo ra và hỗ trợ tổ chức cho đến khi đạt được điểm bền vững. º Tài liệu tham khảo: - Hoa Kỳ Govlab372 - dLab Tanzania373 - Phòng thí nghiệm Dữ liệu mở Jakarta374 • Phát triển các chương trình đào tạo sau đại học về khoa học dữ liệu, bao gồm các hợp phần về dữ liệu mở trong các trường đại học. Về lâu dài, khi nhiều tổ chức khai thác dữ liệu, nhu cầu có các nhà khoa học dữ liệu sẽ tăng lên. Do đó, cần đảm bảo các trường đại học đào tạo nhiều nhân lực về khoa học dữ liệu hơn. º Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo º Thời gian cần thiết: 12-24 tháng º Chi phí: Khó đánh giá vì nó phụ thuộc phần lớn vào năng lực của giáo viên và mối quan tâm của họ. Một số khóa nâng cao năng lực và các nguồn lực bên ngoài có thể hữu ích trong việc giúp nhà trường phát triển chương trình giảng dạy mới. • Hình thành các môn học về dữ liệu mở trong Học viện Hành chính Quốc gia. Về dài hạn, điều quan trọng là các công chức, viên chức cao cấp trong tương lai cần có nhận thức được dữ liệu mở, lợi ích và quy trình dữ liệu mở để họ có thể ủng hộ và hỗ trợ khi họ được bổ nhiệm cấp lãnh đạo. Các khóa học về dữ liệu mở cũng có thể được tích hợp vào các khóa học chuyên môn trong chương trình đào tạo quản lý nhà nước hiện tại. º Cơ quan thực hiện: Bộ Nội vụ º Thời gian cần thiết: 12-24 tháng º Chi phí: Khó đánh giá vì nó phụ thuộc phần lớn vào năng lực của giáo viên và mối quan tâm của họ. Có thể cần một số khóa nâng cao năng lực và các nguồn lực bên ngoài để giúp phát triển hợp phần giảng dạy mới. Tóm tắt tổng thể 372 http://www.thegovlab.org/ 373 http://www.dlab.or.tz/ 374 http://labs.webfoundation.org/ 180 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Tóm tắt khuyến nghị Kế hoạch hành động được trình bày ở dạng bảng dưới đây. Khung kế hoạch này chỉ khuyến nghị những hành động ngắn và trung hạn, do các khuyến nghị mang tính dài hạn phải dựa trên bối cảnh phát triển ở giai đoạn sau của đất nước. Các hoạt động Thực Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 hiện 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 LÃNH ĐẠO CẤP CAO Hoạt động trong ngắn hạn Công bố chính thức về Thủ Không việc khởi động Sáng tướng xác định kiến Dữ liệu mở của Việt Nam Thành lập Tổ công tác VPCP Không Dữ liệu mở xác định Tuyển dụng Giám đốc Tổ công Không điều hành Sáng kiến tác Dữ xác định Dữ liệu mở liệu mở Tuyển dụng Giám đốc Tổ công Không Công nghệ Thông tin tác Dữ xác định và Giám đốc Kỹ thuật liệu mở cho Sáng kiến Thiết kế kế hoạch chi Tổ công 20-30k tiết giám sát và đánh tác Dữ giá liệu mở Hoạt động trong trung hạn Thể chế hóa Dữ liệu Tổ công Không mở tác Dữ xác định liệu mở Đo lường tác động của Tổ công 50-60k Sáng kiến Dữ liệu mở tác Dữ liệu mở Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 181 Các hoạt động Thực Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 182 hiện 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 KHUNG PHÁP LÝ Hoạt động trong ngắn hạn Phát triển chính sách Tổ công 50-75 k Dữ liệu mở tác Dữ liệu mở Cập nhật các quy định Tổ công Không liên quan theo hướng tác Dữ xác định loại bỏ quy định về phí liệu mở cung cấp dữ liệu + Bộ Tài chính Cập nhật Pháp lệnh Tổ công Không bảo vệ bí mật nhà tác Dữ xác định nước liệu mở + Bộ Công an Cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực trong chính phủ Hoạt động trong ngắn hạn Thiết lập đội ngũ kỹ Tổ công Chưa thuật tác dữ quyết Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam liệu mở định + giám đốc kỹ thuật dữ liệu mở Tập huấn và chiến dịch Tổ công 100– truyền thông cho công tác dữ 150K chức cấp cao liệu mở + giám đốc kỹ thuật dữ liệu mở Các hoạt động Thực Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 hiện 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 Tập huấn và chiến Tổ công 100– dịch truyền thông tác Dữ 150k cho cán bộ quản lý liệu mở + truy cập thông tin Giám đốc Kỹ thuật Dữ liệu mở Tập huấn và chiến Tổ công 200- dịch truyền thông tác Dữ 250k cho cán bộ Quản lý liệu mở + Dữ liệu và nhân viên Giám đốc Công nghệ Thông tin Kỹ thuật Dữ liệu mở Thiết kế và phát triển Tổ công 20-30k một loạt các hướng tác Dữ dẫn về quy trình liệu mở + Giám đốc Kỹ thuật Dữ liệu mở Hoạt động trong trung hạn Sự tham gia của tất Tổ công 5-10k/ cả các bộ và cơ quan tác Dữ cuộc liệu mở Triển khai cơ chế Tổ công Chưa công khai tự động tác Dữ xác định liệu mở + Giám đốc Kỹ thuật Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở Dữ liệu mở + Đội 183 kỹ thuật Các hoạt động Thực hiện Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 184 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 Chính sách quản lý, quy trình thủ tục và dữ liệu sẵn có của chính phủ Hoạt động trong ngắn hạn Kiểm kê dữ liệu Tổ công 50–70K tác dữ liệu mở + giám đốc kỹ thuật dữ liệu mở Tập trung dữ liệu Tổ công Không hiện có tác dữ xác định liệu mở + giám đốc kỹ thuật dữ liệu mở + các cơ quan Dữ liệu tham khảo Tổ công Không tác dữ liệu xác định mở + giám đốc kỹ Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam thuật dữ liệu mở + tổng cục thống kê Hoạt động trong trung hạn Phát triển các dịch Tổ công vụ dữ liệu cấp cao tác dữ liệu mở + giám đốc kỹ thuật dữ liệu mở +nhóm kỹ thuật Các hoạt động Thực hiện Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 Nhu cầu đối với dữ liệu mở Hoạt động trong ngắn hạn Chuỗi sự kiện Tổ công 20-30K/ về dữ liệu mở tác dữ liệu sự kiện opendatathon mở + giám đốc kỹ thuật dữ liệu mở + bộ kh&cn + các cơ quan Chiến dịch truyền Tổ công 30– 50K thông hướng tới tác dữ liệu giới truyền thông, mở ngành đổi mới sáng tạo và các tổ chức xã hội Hoạt động trong trung hạn Hướng một số quỹ Tổ công đầu tư và các cuộc tác dữ liệu thi của bộ kh-cn tới mở + bộ dữ liệu mở kh&cn Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 185 186 Các hoạt động Thực hiện Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05 Tài chính cho chương trình dữ liệu mở Hoạt động trong ngắn hạn Lập ngân sách cho Tổ công Không tất cả các hoạt tác dữ liệu xác định động của kế hoạch mở + bộ thực hiện kh&cn Công nghệ quốc gia và cơ sở hạ tầng về năng lực Hoạt động trong ngắn hạn Phát triển cổng Tổ công Không thông tin dữ liệu tác dữ liệu xác định chính phủ mở mở Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 187 Phụ lục: Danh sách các đại biểu tham dự và gặp mặt tại Hà Nội từ ngày 24 tới 28 tháng 7 năm 2018 Văn phòng Chính phủ 1. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm 2. Ông Trần Khả Toàn, Vụ trưởng, Vụ Tổng hợp 3. Ông Hà Minh Mạnh, Vụ trưởng, Vụ Đổi mới Doanh nghiệp 4. Bà Phạm Thị Thanh, Vụ trưởng, Vụ Nội chính 5. Ông Lê Hoàng Tùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Kinh tế tổng hợp 6. Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa giáo- Văn xã 7. Ông Bùi Hữu Toàn, Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ 8. Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Vụ trưởng, Vụ Công nghiệp 9. Ông Nguyễn Công Thành, Phó Giám đốc, Trung tâm Tin học 10. Bà Phạm Thúy Hạnh, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế 11. Ông Vi Quang Đạo, Giám đốc, Cổng thông tin điện tử của chính phủ 12. Bà Nguyễn Thị Loan, Văn phòng, Vụ Tổng hợp 13. Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 14. Ông Nguyễn Nguyên Dũng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 15. Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Cục trưởng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 16. Ông Trần Quang Hồng, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối nội chính, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 17. Bà Nguyễn Tuyết Minh, Phó trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối nội chính, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 18. Ông Vũ Ngọc Dũng, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối khoa giáo văn xã, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 188 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 19. Bà Nguyễn Thị Trà Lê, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối kinh tế tổng hợp, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 20. Ông Nguyễn Hùng Huế, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối kinh tế ngành, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 21. Ông Trần Văn Thư, Chánh Văn phòng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 22. Bà Chu Thị Thảo, Phó Chánh Văn phòng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính 23. Bà Lê Quỳnh Anh, Nhân viên văn phòng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Bộ Tư pháp 1. Ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật 2. Bà Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục Trưởng, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 3. Ông Lê Anh Tuấn, Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và ứng dụng CNTT, Tổng cục Thi hành án dân sự 4. Ông Nghiêm Hà Hải, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực 5. Ông Pham Quang Đại, Phó Giám đốc, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia 6. Ông Đỗ Đình Lượng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật 7. Ông Đàm Quang Ngọc, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật 8. Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin Bộ Khoa học và Công nghệ 1. Ông Đào Ngọc Chiến, Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghệ cao 2. Bà Bùi Thị Liên Hương, chuyên viên, Vụ Công nghệ cao 3. Ông Phạm Hải Sơn, Phó Giám đốc, Trung tâm Công nghệ thông tin 4. Ông Nguyễn Ngọc Vinh, chuyên viên, Vụ pháp chế Bộ Tài chính 1. Ông Đặng Đức Mai, Cục Trưởng, Cục Tin học & Thống kê tài chính. 2. Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục Trưởng, Cục Tin học & Thống kê tài chính. 3. Ông Phạm Duyên Phương, Phó Cục trưởng, Cục Thống kê và CNTT Hải quan 4. Ông Bùi Thế Phương, Cục trưởng, Cục CNTT, Kho bạc Nhà nước 5. Ông Đỗ Quang Huy, Trưởng phòng Phần mềm, Phòng CNTT, Kho bạc Nhà nước Phụ lục: Danh sách các đại biểu tham dự và gặp mặt tại hà nội từ ngày 24 - 28/7/2018 189 6. Ông Nguyễn Thế Huynh, chuyên viên, phòng CNTT, Kho bạc Nhà nước 7. Ông Nguyễn Cương, chuyên viên, Cục Tin học & Thống kê Tài chính 8. Ông Hoàng Thành, Phó Trưởng phòng Dịch vụ công, Cục Tin học & Thống kê tài chính Bộ Thông tin và Truyền thông 1. Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghệ thông tin 2. Ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế 3. Ông Nguyễn Đức Toàn, Chuyên viên, Vụ Hợp tác quốc tế 4. Ông Bùi Thanh Tùng, chuyên viên, Vụ Công nghệ thông tin 5. Ông Phạm Văn Thịnh, chuyên viên, Cục Tin học hoá Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) 1. Ông Đậu Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Tập đoàn FPT 1. Ông Chu Khánh Hòa, Phó tổng giám đốc, Phụ trách khu vực Tài chính công 2. Ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc, Trung tâm Giải pháp Công nghệ Mới 3. Steven Furst, Giám đốc Chiến lược và Kiến trúc, Khu vực công 4. Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Công nghệ Các cơ quan khác (Sáng kiến Việt Nam) 1. Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc 2. Bà Nguyễn Lan Hương, Đại diện tại Việt Nam 3. Ông Đặng Đức Anh, Chuyên gia cao cấp về hành chính công 4. Ông Khuất Tuấn Anh, Chuyên gia cao cấp về hành chính công Chuyên gia Ngân hàng Thế giới 1. Ông Sebastian Eckardt, Giám đốc thường trực tại Việt Nam 2. Ông Đỗ Việt Dũng, Cán bộ cấp cao 190 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 3. Ông Randeep Sudan, Cố vấn 4. Ông Oleg Petrov, Cán bộ chương trình cấp cao 5. Bà Alla Morrison, Cán bộ phát triển kỹ thuật số 6. Bà Trần Thị Lan Hương, Chuyên gia khu vực công cao cấp 7. Ông Kim Andreasson, Tư vấn Công nghệ thông tin và truyền thông 8. Bà Đinh Thị Hằng Anh, Trợ lý nhóm 9. Bà. Reyn Anderson, Tư vấn Phụ lục: Danh sách các đại biểu tham dự và gặp mặt tại hà nội từ ngày 24 - 28/7/2018 191 Phụ lục: Danh sách các đại biểu tham dự và gặp mặt tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh từ ngày 15 tới ngày 25 tháng 1 năm 2018 Văn phòng Chính phủ 1. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (APCA)/OOG 1. Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng 2. Ông Nguyễn Nguyên Dũng, Phó Cục trưởng 3. Ông Trần Quang Hồng, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối nội chính 4. Bà Nguyễn Tuyết Minh, Phó Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối nội chính 5. Ông Vũ Ngọc Dũng, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối khoa giáo văn xã 6. Bà Nguyễn Thị Trà Lê, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối kinh tế tổng hợp 7. Ông Nguyễn Hùng Huế, Trưởng phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính khối kinh tế ngành 8. Ông Trần Văn Thư, Chánh Văn phòng 9. Bà Chu Thị Thảo, Phó Chánh Văn phòng 10. Bà Lê Quỳnh Anh, Nhân viên Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông 1. Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng, Cục Tin học hoá 2. Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghệ thông tin 192 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Bộ Khoa học và Công nghệ 1. Ông Nguyễn Quang Hưng, Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu trí tuệ 2. Ông Phạm Đức Nghiệm, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN 3. Ông Hà Quốc Trung, Giám đốc, Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ Tài chính 1. Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Cục trưởng, Cục Tin học & Thống kê Tài chính. 2. Ông Bùi Thế Phương, Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin, Kho bạc Nhà nước 3. Bà Đặng Thị Dịu, chuyên viên, Cục Công nghệ thông tin, Kho bạc Nhà nước 4. Bà Vũ Thị Hậu, chuyên viên, Cục Tin học & Thống kê Tài chính. 5. Ông Lê Thành Trung, chuyên viên, Cục Tin học & Thống kê Tài chính. 6. Ông Nguyễn Việt Khương, Trưởng phòng, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Giám đốc, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 2. Ông Phạm Thy Hùng, Giám đốc Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu 3. Ông Tuấn Linh, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu Bộ Công an 1. Ông Ngô Quốc Phong, Phó Cục trưởng, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư 2. Ông Trần Hồng Phú, PhóCục trưởng, Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư 3. Ông Trần Đức Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp 1. Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin Phụ lục: Danh sách các đại biểu tham dự và gặp mặt tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh từ ngày 15 - 25/1/2018 193 Bộ ngoại giao 1. Ông Đoàn Thanh Song, Phó Giám đốc, Trung tâm Thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Quản lý đất đai 2. Ông Trần Duy Hạnh, Tổng cục Quản lý đất đai Bộ Giao thông Vận tải 1. Ông Lê Thanh Tùng – Phó Giám đốc - Trung tâm Công nghệ thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1. Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin Bộ Công Thương 1. Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin 2. Ông Nguyễn Trọng Duy, chuyên viên, Cục Công nghệ thông tin Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 1. Ông Lê Nguyên Bồng, Phó Giám đốc, Trung tâm Thông tin Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) 1. Ông Đậu Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Sáng kiến Việt Nam 1. Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc 2. Bà Nguyễn Lan Hương, Đại diện tại Việt Nam 194 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam 3. Ông Nguyễn Bá Hải, Chuyên gia cao cấp về hành chính công 4. Ông Khuất Tuấn Anh, Chuyên viên cao cấp về hành chính công Doanh nghiệp 1. Ông Nguyễn Thế Trung, Giám đốc, Công ty cổ phấn Công nghệ DDT 2. Ông Võ Tấn Long, Giám đốc, Khối dịch vụ ngân hàng công nghệ số, VPBank 3. Ông Vũ Ngọc Anh, Giám đốc, Hiệp hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam 4. Ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch, Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam 5. Ông Steven Furst, Giám đốc Chiến lược và Kiến trúc, Khu vực công 6. Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Công nghệ, Công ty Hệ thống thông tin FPT 7. Ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Vinades 8. Ông Đồng Hoàng Nam, Unilever Vietnam 9. Ông Nguyễn Thanh Bình, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) 10. Nguyễn Minh Hoàng, Hồ Chí Minh Trung tâm Tư vấn WTO Tổ chức phi Chính phủ 1. Bà Trần Lệ Thúy, Giám đốc, MDI Center 2. Bà Vũ Hoàng Dương, Nhân viên văn phòng, Oxfam 3. Bà Đỗ Hải Linh, Quản lý thông tin liên lạc, PanNature 4. Bà Hoàng Thị Hường, Điều phối viên, CEPEW Chuyên gia Ngân hàng Thế giới 1. Bà Alla Morrison, Cán bộ phát triển kỹ thuật số 2. Bà Trần Thị Lan Hương, Chuyên gia khu vực công cao cấp 3. Bà Amira Karim, Chuyên gia khu vực công cao cấp 4. Ông Seunghyun Kim, Chuyên gia chính sách CNTT cao cấp 5. Ông Stephane Boyera, cố vấn 6. Ông Kim Andreasson, Tư vấn Công nghệ truyền thông và thông tin 7. Bà Đinh Thị Hằng Anh, Trợ lý nhóm Phụ lục 195 Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở A. Phương pháp đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở và đánh giá dữ liệu mở cho doanh nghiệp Phương pháp đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở được sử dụng ở thời điểm đánh giá có thể truy cập tại các địa chỉ dưới đây: • Phương pháp (Phiên bản 3.1): http://opendatatoolkit.worldbank.org/docs/odra/odra_ v3.1_methodology-en.pdf • Hướng dẫn sử dụng (Phiên bản 3.1): http://opendatatoolkit.worldbank.org/docs/odra/ odra_v3.1_userguide-en.pdf Phương pháp đánh giá dữ liệu mở cho doanh nghiệp được sử dụng ở thời điểm đánh giá có thể truy cập tại các địa chỉ dưới đây: • Phương pháp (Phiên bản 2.8): http://opendatatoolkit.worldbank.org/docs/odra/od4b_ v2.8-en.pdf • Phụ lục 7: http://opendatatoolkit.worldbank.org/docs/odra/od4b_v2.8_annex7.xlsx • Phụ lục 8: http://opendatatoolkit.worldbank.org/docs/odra/od4b_v2.8_annex8.xlsx Cả hai phương pháp đều được cập nhật thường xuyên dựa trên phản hồi từ đồng nghiệp và các đánh giá thí điểm. Phiên bản sắp ra mắt có thể truy cập tại: http://opendatatoolkit.worldbank. org/en/odra.html B. Báo cáo đánh giá về dữ liệu mở cho doanh nghiệp Các phát hiện về việt nam và khuyến cáo Khuyến cáo Đánh giá Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp (OD4B) nhằm mục đích hỗ trợ đưa ra một chiến lược dài hạn để tăng cường việc doanh nghiệp sử dụng dữ liệu chính phủ. Mức độ đại diện của mỗi chương trình đánh giá Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng và quy mô các công ty và doanh nghiệp được phỏng vấn. Đánh giá này không nhất thiết mang tính đại diện và điển hình cho việc sử dụng dữ liệu chính phủ trong khu vực tư nhân tại các quốc gia khảo sát. 196 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Tại một số quốc gia hoặc trong một số trường hợp, công cụ Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp có thể không phải là cách tiếp cận phù hợp nhất để đánh giá môi trường kinh doanh cho Dữ liệu mở. Công cụ Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp cũng không nhằm giới thiệu về tất cả các khía cạnh của một chương trình Dữ liệu mở, việc này có thể được thực hiện thông qua Đánh giá mức độ sẵn sàng của Dữ liệu mở (ODRA) hoặc các phương tiện khác. Lời cảm ơn Trưởng nhóm Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp là Bà Alla Morrison, Chuyên gia về Kinh tế số của Ngân hàng Thế giới. Tác giả chính của báo cáo này là Bà Stephane Boyera thuộc bộ phận SBC4D375. Việc lập kế hoạch tổng quan, tổ chức và phân phối chương trình đánh giá sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ của các đồng nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và nhóm Sáng kiến Việt Nam, đã tổ chức các cuộc gặp gỡ và hỗ trợ nhóm trong suốt chuyến tham quan làm việc tại Việt Nam. Nhóm cũng gửi lời cảm ơn tới các cá nhân tại Việt Nam đã tham dự các thảo luận bàn tròn, các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc khảo sát hiện trường. Ý kiến, quan điểm và nguồn dữ liệu đầu vào được chia sẻ từ quý vị đã mang đến những đóng góp quan trọng cho báo cáo này. Danh sách những người tham gia chương trình đánh giá xin mời xem ở Phụ lục 1. Mục lục Tóm tắt  197 Giới thiệu  199 Phương pháp luận  199 Đối tượng tham gia  200 Các phát hiện chính  201 Dữ liệu có giá trị cao  201 Năng lực  203 Rào cản  204 Tương tác  205 Khuyến nghị và các bước tiếp theo  206 375 http://www.sbc4d.com/ Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 197 Tóm tắt Đánh giá Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp (OD4B) là một phương pháp luận đánh giá mức độ sử dụng hoặc tiềm năng sử dụng dữ liệu chính phủ của khu vực tư nhân tại các quốc gia. Công cụ được thiết kế nhằm tăng cường việc doanh nghiệp sử dụng dữ liệu chính phủ thông qua (1) nâng cao nhận thức của khu vực tư nhân về dữ liệu chính phủ, (2) xác định dữ liệu có giá trị cao và rào cản đối với việc sử dụng, và (3) đề xuất một kế hoạch hành động để thúc đẩy sự tương tác liên tục với các đơn vị thuộc khu vực tư nhân Những nghiên cứu và khuyến nghị dưới đây dựa trên kết quả phỏng vấn, kết quả trả lời bảng hỏi và các thảo luận bàn tròn trong suốt chuyến khảo sát thực địa vào tháng 1 năm 2018 ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Toàn bộ thông tin thu thập được đã được tổng hợp và phân tích theo 4 khía cạnh đánh giá - dữ liệu có giá trị cao, rào cản, năng lực và mức độ cam kết. Mỗi phần trong báo cáo này thể hiện phạm vi phân bố của kết quả khảo sát cũng như xu hướng chung. Trong quá trình làm việc của nhóm nghiên cứu tại Việt Nam, đã có 36 đại diện từ khu vực tư nhân được phỏng vấn và tham gia vào các cuộc thảo luận bàn tròn bàn về mức độ quan tâm cũng như mức độ sử dụng dữ liệu chính phủ của họ. Những người được phỏng vấn đại diện cho 11 lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao gồm Nông nghiệp & Chế biến thực phẩm, Kinh doanh và Dịch vụ pháp lý, Công nghệ Dữ liệu/Thông tin, Giáo dục, Dệt may, Tài chính & Đầu tư, Quản trị, Bất động sản & Xây dựng, Sản xuất, Nghiên cứu & Tư vấn, Du lịch, Giao thông Vận tải & Dịch vụ cung ứng. Một hệ sinh thái Dữ liệu mở vững mạnh tại Việt Nam sẽ mang đến nhiều lợi ích cho khu vực tư nhân. Phần lớn những người tham gia khảo sát đều hiểu rõ ý nghĩa đặc biệt của dữ liệu chính phủ đối với việc ứng dụng trong kinh doanh, đặc biệt là đối với hoạt động phân tích thị trường. Mặc dù đã có một số dữ liệu chính phủ được sử dụng để làm quy chuẩn cho việc đánh giá mức độ tăng trưởng và dung lượng của thị trường, nhiều công ty cho biết họ vẫn mong muốn có được những thông tin chi tiết, cập nhật, cụ thể theo từng lĩnh vực kinh doanh để nhằm xác định khách hàng mới, hỗ trợ đầu tư, nhận diện các cơ hội mới, hoặc lên kế hoạch cho sản phẩm mới toàn diện và chu đáo hơn. Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát cũng cho biết họ gặp phải rất nhiều thách thức trong việc tìm kiếm và tiếp cận các dữ liệu liên quan vào đúng thời điểm và ở các định dạng có thể sử dụng được. Nhiều người tham gia khảo sát đã chia sẻ kinh nghiệm rằng để tiếp cận dữ liệu chính phủ cần phải có mối quan hệ cá nhân với các cơ quan, đồng thời họ cũng chia sẻ về những thách thức trong việc truy cập thông tin rải rác từ các trang web không đồng nhất và không được chuẩn hóa, sử dụng các định dạng khó quản lý và phức tạp, hay về chất lượng yếu kém của các dữ liệu được công bố, lỗi thời, hoặc không được phân tách ở mức độ phù hợp. Họ nói về việc tốn quá nhiều thời gian cho quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin và về chi phí mua một số thông tin (đăng ký kinh doanh, thông tin GIS) từ các cơ quan. Nhiều công ty áp dụng phương pháp thử và sai để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ hoặc tận dụng các kênh dữ liệu khác để phục vụ cho kinh doanh thông minh (Business Intelligence) như mua dữ liệu từ các công ty bên ngoài hoặc tự thu thập dữ liệu. Nếu dữ liệu có sẵn, nguồn tài chính hay năng lực khai thác dường như không phải là những rào cản chính cho việc khai thác của họ. 198 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Chương trình đánh giá kết luận rằng việc tiếp tục mở dữ liệu chính phủ cơ sở có tiềm năng tạo nên những lợi ích đáng kể cho khu vực tư nhân. Phần khuyến nghị của bản báo cáo này đã nêu chi tiết những bước tiếp theo với các hoạt động liên quan, các Bộ chuyên trách và các chỉ số tiềm năng nhằm phát triển hệ sinh thái Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp tại Việt Nam. Tóm tắt các phát hiện chính Nội dung đánh giá Mô tả Dữ liệu có giá trị cao Dữ liệu của chính phủ nhận được nhiều quan tâm Nhân khẩu học/điều tra dân số, dữ liệu kinh tế, dữ nhất liệu tài chính, dữ liệu địa lý gis, thống kê quốc gia Đặc tính quan trọng nhất của dữ liệu chính phủ Chất lượng, kịp thời, tính chi tiết Mức độ quan trọng của dữ liệu chính phủ đối với 3.30/5 - Trung bình theo khung thang điểm 1 (yếu) doanh nghiệp - 5 (xuất sắc) Năng lực khai thác dữ liệu Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có 3.67/5 - Trung bình theo khung thang điểm 1 (yếu) - 5 (xuất sắc) Hiểu biết và kỹ năng về dữ liệu 3.67/5 - Trung bình theo khung thang điểm1 (yếu) - 5 (xuất sắc) Loại năng lực khai thác được quan tâm nhất Đào tạo kỹ năng kỹ thuật Mức độ nhận biết về nguồn dữ liệu của chính phủ 3.25/5 - Trung bình theo khung thang điểm 1 (chưa nhận biết) - 5 (nhận biết cao) Rào cản Rào cản lớn nhất Khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu, dữ liệu đã lỗi thời hoặc không đủ cụ thể Tác động tới các doanh nghiệp Chi phí cho việc mua dữ liệu hoặc cho quá trình thử và sai, trì hoãn trong việc thiết kế và giới thiệu sản phẩm mới/đầu tư Sự tương tác Mức độ đáp ứng của chính phủ đối với nhu cầu về 3.31/5 - Trung bình theo khung thang điểm 1 (yếu) dữ liệu - 5 (xuất sắc) Các kênh tiếp cận và phản hồi có hiệu quả nhất Thư điện tử, các buổi hội thảo Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 199 Giới thiệu Đánh giá Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp (OD4B) là một phương pháp luận đánh giá mức độ sử dụng hoặc tiềm năng sử dụng dữ liệu chính phủ của khu vực tư nhân tại các quốc gia. Công cụ được thiết kế nhằm tăng cường việc doanh nghiệp sử dụng dữ liệu chính phủ thông qua (1) nâng cao nhận thức của khu vực tư nhân về dữ liệu chính phủ, (2) xác định dữ liệu có giá trị cao và rào cản đối với việc sử dụng, và (3) đề xuất một kế hoạch hành động để để thúc đẩy sự tương tác mang tính dài hơi với các đơn vị thuộc khu vực tư nhân Từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 1 năm 2018, đoàn chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã thực hiện chương trình đánh giá mức độ sẵn sàng Dữ liệu mở tại Việt Nam, bao gồm một chương trình đánh giá Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và một chương trình với phạm vi nhỏ hơn tại Hà Nội. Mục tiêu của chương trình đánh giá nhằm hiểu rõ hơn nhu cầu của giới doanh nghiệp đối với Dữ liệu mở chính phủ, những rào cản hiện có về việc sử dụng sử dụng dữ liệu cũng như cơ hội cho sự tham gia của khu vực tư nhân. Thông qua các buổi phỏng vấn và hàng loạt các thảo luận bàn tròn với các trung tâm đổi mới sáng tạo, vườn ươm doanh nghiệp và thành viên từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TPHCM, đoàn chuyên gia đã gặp gỡ và trao đổi với 40 doanh nghiệp tư nhân, đây được xem như một phần của chương trình đánh giá này. Báo cáo này được xây dựng để trở thành một nguồn thông tin thực tiễn cho các quan chức chính phủ Việt Nam, các nhà cung cấp dữ liệu và các tổ chức quốc tế. Báo cáo tổng hợp những ý kiến chính và khuyến nghị của các bên liên quan, từ đó đề xuất chiến lược và mức độ đầu tư cho dữ liệu chính phủ để đáp ứng nhu cầu của khu vực tư nhân thông qua đánh giá 4 nội dung chính: • Dữ liệu có giá trị cao: Những dữ liệu chính mà doanh nghiệp cần nhất để mở rộng hoạt động kinh doanh tới các thị trường mới, tối ưu hóa hoạt động và phát triển các giải pháp theo đặc thù doanh nghiệp. • Rào cản đối với việc sử dụng: Những trở ngại chính ngăn cản việc sử dụng dữ liệu và tác động của việc sử dụng dữ liệu đối với hoạt đôngk kinh doanh như thiếu hụt tài chính. • Năng lực: Năng lực kỹ thuật và khả năng tài chính là cần thiết cho các doanh nghiệp để thúc đẩy dữ liệu mở. • Kênh tương tác: Những cách thức hiệu quả nhất để chính phủ có thể tương tác với khu vực tư nhân và tiếp tục duy trì tương tác trong tương lai Phương pháp luận Chương trình đánh giá Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp tại Việt Nam được dựa trên công cụ Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp (OD4B) phát triển bởi Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Dữ liệu mở Doanh nghiệp. Công cụ Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp sử dụng cách tiếp cận từ phía cầu đối với Dữ liệu mở để đưa ra các khuyến nghị và những bước hành động tiếp theo cho chính phủ. Công cụ này đánh giá việc khu vực tư nhân sử dụng dữ liệu chính phủ dựa trên phân tích bốn 200 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam nội dung: (1) dữ liệu có giá trị cao, (2) rào cản đối với việc sử dụng, (3) năng lực của khu vực tư nhân, và (4) sự tương tác. Với mỗi nội dung đánh giá, một hệ thống các câu hỏi sẽ giúp cung cấp thông tin sâu hơn về bối cảnh trong đó doanh nghiệp sử dụng dữ liệu chính phủ. Các nội dung nói trên được đánh giá bằng việc thu thập dữ liệu qua 3 kênh thông tin: (1) Đối tác địa phương, (2) Phỏng vấn, (3) Thảo luận bàn tròn. Phương pháp luận đầy đủ được xem là một phần của bộ công cụ Dữ liệu mở chính phủ của Ngân hàng Thế giới có thể tìm thấy tại đường dẫn sau: http:// opendatatoolkit.worldbanl.org/en/odra.html. Đối tượng tham gia Chương trình đánh giá Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua phỏng vấn và thảo luận bàn tròn, đã có 35 người tham gia khảo sát từ 26 tổ chức khác nhau hoạt động trên 11 lĩnh vực. Đối tượng tham gia khảo sát được lựa chọn dựa trên tình hình sử dụng hiện tại hoặc tiềm năng sử dụng của họ đối với Dữ liệu mở, tập trung vào dữ liệu/thông tin ở các lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp và sản xuất. Các loại hình tổ chức tham gia khảo sát bao gôm: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (11), hiệp hội công nghiệp và thương mại (4), các Bộ - cơ quan thuộc Chính phủ, (3), doanh nghiệp lớn (14), công ty đa quốc gia (1) và các trung tâm Doanh nghiệp/vườn ươm (2). Số lượng các tổ chức theo ngành/lĩnh vực Sản xuất Nông nghiệp/Chế biến thực phẩm Du lịch Vận tải và Logistics Nghiên cứu & Tư vấn Bất động sản, Xây dựng Quản trị Tài chính & Đầu tư Giáo dục Công nghệ thông tin/dữ liệu Dịch vụ kinh doanh & luật 0 5 10 15 20 Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 201 Các phát hiện chính Dữ liệu có giá trị cao Phương thức truy cập và sử dụng dữ liệu hiện hành Căn cứ trên kết quả đánh giá, phần lớn các công ty đang sử dụng một nhóm các nguồn thông tin để thu thập dữ liệu cần thiết cho hoạt động kinh doanh của họ. Nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất là các trang web của chính phủ với hơn 66% người được phỏng vấn sử dụng. Hơn 60% sử dụng cách tìm kiếm trên mạng internet. Gần 60% tự thu thập dữ liệu qua các kênh nội bộ. Hơn 42% các tổ chức sử dụng các phương tiện truyền thống (phát thanh/truyền hình/ báo viết) và hơn 42% sử dụng các kênh kết nối cá nhân hoặc mạng lưới nghề nghiệp. Một điểm lưu ý khá thú vị là dường như phần lớn các dữ liệu này được xử lý thủ công, chỉ có 18% người được phỏng vấn sử dụng các kĩ thuật xử lý dữ liệu như scrapping (sử dụng các chương trình máy tính để chiết xuất dữ liệu). Các mạng xã hội không phải là nguồn thông tin được sử dụng rộng rãi với chỉ 30% các tổ chức khai thác chúng để thu thập dữ liệu. Nhận thức về dữ liệu của Chính phủ Nhìn chung, các doanh nghiệp đã có những nhận thức nhất định về mức độ sẵn sàng của dữ liệu chính phủ liên quan đến công việc của họ. Tuy nhiên, gần như không doanh nghiệp nào quen thuộc với khái niệm hay thuật ngữ về dữ liệu mở, và cũng rất ít trong số họ nhận thức được các vấn đề liên quan đến bản quyền và các rào cản pháp lý. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ không tin tưởng các dữ liệu đang được công bố hiện nay và giá trị mà các dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp rất thấp. Về cơ bản, các doanh nghiệp dường như có nhận thức tương đối tốt đối với vấn đề dữ liệu chính phủ nào hiện đang sẵn có, mức độ nhận thức được đánh giá ở mức 3.25 theo khung thang điểm 1 (không biết) đến 5 (nhận thức đầy đủ). Điều này phù hợp với thực tế là 66% người được phỏng vấn sử dụng các trang web của Chính phủ để truy cập dữ liệu. Tuy nhiên, mức điểm này không thống nhất với những ý kiến phản hồi mang tính chất định tính, nhấn mạnh đến khả năng sử dụng thấp của dữ liệu và khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu trên website của Chính phủ. Nhu cầu đối với Dữ liệu của Chính phủ Mặc dù những người tham gia khảo sát đều có nhận thức tương đối tốt về mức độ sẵn sàng của dữ liệu chính phủ ở Việt Nam, nhưng chỉ có khoảng 27% đánh giá dữ liệu chính phủ có giá trị cao hoặc rất cao đối với việc kinh doanh của họ (4 hoặc 5 trên thang 1 (không có giá trị gì) đến 5 (rất có giá trị)). Kết quả này phản ánh khá tốt đánh giá tổng quan của phần lớn những người được phỏng vấn về chất lượng của dữ liệu. Hơn 72% người tham gia khảo sát sử dụng các dữ liệu để phát triển sản phẩm mới. Hơn 57% sử dụng dữ liệu cho nghiên cứu. 45% sử dụng dữ liệu cho việc tối ưu hóa tổ chức và chỉ 30% tổ chức sử dụng dữ liệu để xác định khách hàng mới và 24% dùng để định giá. 202 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Nhiều doanh nghiệp nói rằng việc thiếu những dữ liệu chính phủ đáng tin cậy sẽ hạn chế hoạt động đầu tư và phát triển thị trường. Chẳng hạn, một công ty làm việc trong lĩnh vực Du lịch cho rằng nếu không thể ước tính chính xác quy mô thị trường du lịch quốc tế và nội địa ở Việt Nam, họ sẽ không thể thiết kế các sản phẩm đủ sức cạnh tranh so với các sản phẩm mang tính quốc tế của các công ty lớn như booking.com hay hotels.com. Một điểm quan trọng cần lưu ý là có một tỷ lệ đáng kể những người mà nhóm chuyên gia đã gặp bày tỏ mong muốn trả tiền cho những dữ liệu tốt thay vì phải dựa vào những dữ liệu miễn phí với chất lượng thấp. Các loại dữ liệu được yêu cầu nhiều nhất Các loại dữ liệu dưới đây được những người tham gia khảo sát đánh giá là quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp: • Nhân khẩu học và xã hội: Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đều chú trọng đến giá trị của dữ liệu nhân khẩu học và xã hội. Các doanh nghiệp cho rằng dữ liệu điều tra dân số và điều tra hộ gia đình là rất có giá trị đối với hoạt động nghiên cứu thị trường và đầu tư. Một số công ty cho rằng những thông tin này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của họ vào việc phát triển các loại hình dịch vụ mới (khách sạn, cửa hàng, dịch vụ vận tải) và chiến lược tiếp thị của họ. Các doanh nghiệp cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các chi tiết như nhóm tuổi, phân loại thu nhập để đưa ra các chiến lược. • Kinh doanh: Dữ liệu về kinh doanh như thông tin đăng ký công ty là dạng dữ liệu được yêu cầu cao thứ hai bởi các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng thông tin đăng ký công ty để xác định nhà cung cấp, khách hàng và nhà phân phối cũng như đánh giá mức độ cạnh tranh. Những người tham gia khảo sát nhấn mạnh giá trị của những dữ liệu này trong việc tiến hành thẩm định chi tiết - để xác minh sự tồn tại của công ty, thẩm định tình hình tài chính, giám đốc công ty và các thông tin liên quan khác. Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp đều nhấn mạnh nhu cầu đối với các dữ liệu pháp lý liên quan đến kinh doanh - đặc biệt là thông tin về giấy phép và các thay đổi pháp lý có liên quan. • Kinh tế: Một loạt các dữ liệu kinh tế được cho là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp; bao gồm các số liệu đặc biệt về thương mại, số liệu xuất nhập khẩu theo lĩnh vực và theo khu vực địa lý tại Việt Nam, dữ liệu du lịch cho ngành du lịch và dữ liệu vận tải (những dịch vụ hiện có trên các tuyến đường khác nhau và số lượng khách hàng). Chất lượng dữ liệu và mức độ phân tách là các yếu tố rất quan trọng quyết định tính hữu ích của dữ liệu và khả năng doanh nghiệp có thể xây dựng được những chiến lược đáng tin cậy từ các dữ liệu này. • Thông tin về nông nghiệp và chế biến thực phẩm: Các doanh nghiệp nhắc đến dữ liệu về chứng nhận an toàn thực phẩm, và đánh giá của các nhà chế biến thực phẩm. Một vài doanh nghiệp số nhắc đến dữ liệu về sản phẩm cây trồng và chăn nuôi ở những khu vực khác nhau để giúp xác định các nhà cung cấp mới. • Không gian địa lý: Cho dù là dưới dạng bản đồ hành chính, bản đồ địa hình hay dữ liệu Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 203 vệ tinh, các doanh nghiệp đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc có thể sử dụng dữ liệu không gian địa lý, nhất là dữ liệu sử dụng đất. Dữ liệu này chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp nông nghiệp, các công ty tài chính và bất động sản, các công ty vận tải và giao nhận và các nhà đầu tư để xác định triển vọng của các hoạt động đầu tư dự kiến cũng như giúp họ có được nhận định tốt hơn về các cơ hội phát triển ở Việt Nam. Một trong những rào cản lớn nhất là chi phí mua dữ liệu GIS từ bộ Tài nguyên và Môi trường. • Các hoạt động của chính phủ: Thông tin về các quy định pháp lý, dữ liệu về mua sắm chính phủ và ngân sách nhà nước được doanh nghiệp sử dụng để xác định cơ hội thị trường, dự báo và đưa ra quyết định đầu tư. Những thông tin này sẽ đặc biệt hữu ích nếu được cung cấp theo ngành và địa điểm. Một số công ty sử dụng các thông tin về ngân sách để nhận định các ưu tiên của chính phủ và dữ liệu về mua sắm chính phủ để có thể định vị công ty tốt nhất khi tìm kiếm hợp đồng. • Du lịch: Với tầm quan trọng của ngành du lịch ở Việt Nam, với sự cạnh tranh giữa các công ty khai thác trong nước và quốc tế, và những cơ hội mang đến không chỉ bởi các du khách quốc tế mà còn bởi du khách nội địa, các công ty khai thác du lịch trong nước (ví dụ tập đoàn TM) đang có nhu cầu lớn đối với các thông tin chi tiết theo lĩnh vực để có thể xác định chiến lược và hoạt động đầu tư của họ. Ngoài ngành du lịch đã bắt đầu có nhu cầu về dữ liệu theo kết quả phỏng vấn của chúng tôi, những ngành có các doanh nghiệp có quy mô trung bình tới lớn đang có nhu cầu về dữ liệu cụ thể theo lĩnh vực để lên kế hoạch phát triển cho lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và vì lợi ích của quốc gia nói chung. Năng lực Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn lực tài chính có sẵn Nhìn chung, các doanh nghiệp đều nói rằng họ có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết để hoạt động: máy tính và băng thông internet. Chất lượng kết nối quốc tế cho phép các công ty sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây quốc tế (ví dụ như AWS hoặc tương tự) và trung tâm dữ liệu địa phương. Đây hoàn toàn không phải là một rào cản đối với việc khai thác dữ liệu. Tương tự, nguồn lực tài chính cũng không phải là một vấn đề lớn. Hơn 72% số người được hỏi cho biết họ có nguồn lực tài chính để khai thác dữ liệu và 70% trong số họ trả lời rằng họ có thể huy động nguồn tài chính nội bộ cho mục đích đó. Kỹ năng phân tích và sử dụng dữ liệu Kỹ năng đọc và sử dụng dữ liệu cũng như kỹ năng kĩ thuật dường như không phải là vấn đề lớn. Điểm trung bình cho Kỹ năng đọc và sử dụng dữ liệu cũng như kỹ năng kỹ thuật của các doanh nghiệp đánh giá bởi những người tham gia khảo sát là 3.67 theo khung thang điểm từ 1 (yếu) đến 5 (xuất sắc), hơn 60% (đối với kỹ năng kĩ thuật) đến 66% (đối với kỹ năng đọc và sử dụng dữ liệu) số người trả lời đánh giá khả năng của họ là tốt hoặc xuất sắc (4 hoặc 5). 204 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Mặc dù kỹ năng kỹ thuật được đánh giá tốt như vậy, hơn 57% số người trả lời vẫn muốn củng cố kỹ năng này. Chỉ có 15% quan tâm đến việc quản lý dữ liệu và các công cụ. Dù không xuất hiện rõ ràng trong bảng câu hỏi chính thức (chỉ có khoảng 10% ghi nhận có nhu cầu với các “kỹ năng khác”), các cuộc thảo luận cho thấy rất nhiều người quan tâm tìm hiểu về việc làm như thế nào và tìm ở đâu để có thể tìm được các bộ dữ liệu đáng tin cậy mà họ có thể khai thác. Những rào cản Dữ liệu khó tìm. Hơn 57% người trả lời nói rằng khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu là một rào cản vô cùng lớn, dẫn đến sự lãng phí nguồn lực đáng kể. Một số người nhắc đến những khó khăn trong quá trình sử dụng các website của chính phủ vì chúng không đồng nhất với nhau. Với những dữ liệu không sẵn có trên website, các doanh nghiệp đã mô tả quá trình có được dữ liệu rất khó khăn nếu như không quen ai đó hoặc không có mạng lưới kết nối tốt. Đa phần các doanh nghiệp nói rằng họ không biết về Cổng Itrithuc (nhưng cổng thông tin này mới chỉ xuất hiện vài tuần trước buổi phỏng vấn). Dữ liệu không cập nhật. Vấn đề với dữ liệu chính phủ được nhắc đến thường xuyên nhất trong khảo sát: Hơn 60% người được hỏi ghi nhận điều này như là một rào cản rất lớn trong việc sử dụng dữ liệu. Dữ liệu không đủ chi tiết. Gần 50% người trả lời đã nhắc tới vấn đề này. Việc thiếu tính chi tiết là một rào cản rất lớn và bao gồm hai khía cạnh: phân tách theo địa lý và theo ngành. Một khẳng định rất rõ ràng của các doanh nghiệp là họ quan tâm đến dữ liệu chi tiết trong ngành của họ nhưng thông tin như dữ liệu kinh tế không được phân tách theo ngành. Tượng tự, sự phân tách dữ liệu ở cấp độ địa lý thấp như đường phố hay các khu vực cũng không sẵn có. Một điều thú vị là có ít hơn 10% người được hỏi đề cập đến việc thiếu các dữ liệu có liên quan. Chỉ khoảng 18% nhắc tới khó khăn liên quan tới định dạng và khoảng 12% đề cập đến vấn đề với các hạn chế về pháp lý. Về yếu tố này, thực tế là nó không được đề cập đền nhiều vì sự thiếu sót trong nhận thức về phương diện bản quyền của dữ liệu chứ không phải dữ liệu được công bố với bản quyền mở. Thực ra, hầu hết các dữ liệu hiện có đều được công bố mà không có yêu cầu nào về bản quyền. Dường như có một nhận thức chung ở cả cấp độ chính phủ và cấp độ doanh nghiệp là khi một bộ dữ liệu được công bố trên một website công cộng thì điều đó ngầm ám chỉ rằng dữ liệu đó có bản quyền mở cho việc sử dụng lại. Chi phí dữ liệu. Chi phí để có được các bộ dữ liệu nhất định, đặc biệt là dữ liệu địa lý là một gánh nặng đáng kể đối với các doanh nghiệp muốn sử dụng loại dữ liệu này. Mặc dù điều này đã được đề cập tới trong một vài cuộc phỏng vấn, nhưng điều đáng lưu ý là chỉ có 15% số người được hỏi nhắc đến chi phí cho dữ liệu trong phần rào cản của bảng hỏi. Quan trọng hơn, có một số lượng đáng kể các doanh nghiệp thể hiện sự sẵn lòng chi trả cho các dữ liệu được phân tách chính xác và đáng tin cậy. Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 205 Tương tác Mức độ đáp ứng của Chính phủ Mức độ đáp ứng của chính phủ là thấp và thay đổi tùy theo những mối quan hệ. Mức độ đáp ứng được chấm điểm trung bình là 3,31 theo khung thang điểm từ 1 (yếu) đến 5 (xuất sắc). Trong khi có khoảng 50% phản hồi đánh giá mức độ đáp ứng của chính phủ là 4 (không có ai đánh giá 5), một điều thú vị đáng lưu ý là toàn bộ những đánh giá đó chỉ đến từ các công ty lớn và các cơ quan chính phủ. Sự đáp ứng của chính phủ được các doanh nghiệp vừa và nhỏ coi là đặc biệt thấp. Trong các cuộc thảo luận và phỏng vấn, phần lớn các tổ chức đề cập đến việc cần phải biết một ai đó trong cơ quan hoặc có một mạng lưới cá nhân hoặc mạng lưới nghề nghiệp. Phần lớn những người được phỏng vấn nói rằng họ thậm chí không dám yêu cầu dữ liệu từ các cơ quan khi những dữ liệu này không có sẵn trên mạng và khi họ không có một mạng lưới quan hệ tốt. Một vài tổ chức đã đề cập rằng khi dữ liệu có được qua mối quan hệ hoặc mạng lưới cá nhân sẽ không thể chia sẻ và chỉ có thể sử dụng nội bộ. Các kênh tương tác hiệu quả nhất Các doanh nghiệp đã nhắc đến các kênh để tương tác với chính phủ về dữ liệu mà họ ưa chuộng là: hội thảo công cộng và các email gửi đích danh. Các kênh tương tác ưu tiên được trình bày trong biểu đồ dưới đây. Các kênh tương tác ưu tiên Thư tay Cuộc gặp [cá nhân] Điện thoại Mạng xã hội Email Hội thảo công cộng Khảo sát Các cuộc thi Hackathon Phiếu phản hồi trực tuyến 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 206 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam • Các hội thảo: 55% người được hỏi đã nhắc đến các sự kiện công cộng như là một trong những cách hiệu quả nhất để tương tác với các cơ quan của chính phủ và lấy được dữ liệu. Điều này cũng phù hợp với những phản hồi liên quan đến nhu cầu cần phải có một mối liên hệ cụ thể để tiếp cận được dữ liệu. • Các email được gửi đích danh: 65% người được hỏi cho rằng email là kênh tương tác hiệu quả nhất. Các email được gửi đích danh cho phép họ gửi yêu cầu dữ liệu dễ dàng hơn, cũng như hiểu rõ hơn cần liên lạc với ai để lấy dữ liệu. Điều này một lần nữa lại liên quan đến nhu cầu cần có một mối liên hệ cụ thể. Nó cũng liên quan đến một vài ý kiến của người được phỏng vấn đề cập đến sự kém đáp ứng của các mẫu biểu trên website của chính phủ. Ngoại trừ hai kênh trên, tất cả các lựa chọn khác đều có sự ủng hộ thấp hơn. Khuyến nghị và các bước tiếp theo Những khuyến nghị dưới đây phù hợp với kế hoạch hành động chung của chương trình đánh giá mức độ sẵn sàng của Dữ liệu mở, nhưng tập trung cụ thể vào Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp. Hoạt động Mô tả Phụ trách Liên kết tới kế hoạch hành động của ODRA 1. Ưu tiên Thống kê dân số và số liệu dân số phân tách theo Tổ công tác Hoạt động này liên công bố bộ tuổi, giới tính, vị trí và thu nhập hộ gia đình, dưới định Dữ liệu mở quan đến tất cả hoạt dữ liệu có dạng có thể đọc được bằng máy tính, miễn phí trên động của Tổ công tác giá trị cao cổng dữ liệu mở Dữ liệu mở nhằm công cho doanh Dữ liệu kinh tế được phân chia theo ngành và theo bố dữ liệu. Các bộ dữ nghiệp địa điểm bao gồm thuế quan, số liệu xuất nhập khẩu liệu được đề cập ở đây và giá cả hàng hoá, dưới định dạng có thể đọc được nên được sử dụng để bằng máy tính, miễn phí trên cổng dữ liệu mở ưu tiên sự tham gia của Dữ liệu không gian địa lý (bản đồ hành chính, bản đồ các cơ quan vào VODI. địa hình hoặc dữ liệu vệ tinh, dữ liệu sử dụng đất) có sẵn miễn phí trên cổng dữ liệu mở Dữ liệu cụ thể ngành ưu tiên (ví dụ như Du lịch, Nông nghiệp, Chế biến thực phẩm), dưới định dạng có thể đọc được bằng máy tính, miễn phí trên cổng dữ liệu mở Đăng ký kinh doanh, dưới định dạng có thể đọc được bằng máy tính, miễn phí trên cổng dữ liệu mở 2. Tổ chức Sau khi phát hành những bộ dữ liệu được đề cập ở Tổ công tác Đây là một phần của một chiến trên, tổ chức một chiến dịch truyền thông để thúc Dữ liệu mở chiến dịch truyền dịch truyền đẩy việc sử dụng lại. Cách tiếp cận hiệu quả nhất là + VCCI + thông đề xuất trong thông sau sử dụng các tổ chức trung gian như Phòng Thương Vườn ươm kế hoạch hành động khi phát mại và Công nghiệp Việt Nam, Vườn ươm, Trung tâm + Trung ngắn hạn, phần nhu hành nhóm hỗ trợ doanh nghiệp hoặc Hiệp hội Thương mại, đây tâm hỗ cầu về Dữ liệu mở dữ liệu đầu là những tổ chức trực tiếp tiếp xúc với các doanh trợ doanh tiên nghiệp và đã có các kênh liên lạc với họ. nghiệp + Hiệp hội Thương Mại Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 207 Hoạt động Mô tả Phụ trách Liên kết tới kế hoạch hành động của ODRA 3. Tạo các diễn Các doanh nghiệp cần trao đổi kinh nghiệm Tổ công tác Dữ Điều này liên quan đến đàn mở về dữ về sử dụng dữ liệu của chính phủ, chia sẻ ví liệu mở + VCCI việc thiết lập một trung liệu cho doanh dụ và các điển hình tiêu biểu, nhưng đồng + Hiệp hội tâm đổi mới sáng tạo về nghiệp ở các thời cũng cần xác định những thách thức Thương Mại dữ liệu có vai trò điều thành phố lớn với các bộ dữ liệu hiện có và những dữ liệu phối các tổ chức ngoài có giá trị cao còn thiếu. chính phủ, trong đó bao gồm các doanh nghiệp, Việc tạo ra các diễn đàn như vậy ở thành và đảm bảo rằng nhu phố lớn, bao gồm cả dưới hình thức các sự cầu của họ được chuyển kiện trao đổi trực tiếp thông thường và qua đến Tổ công tác Dữ liệu các trang web trực tuyến, sẽ thúc đẩy việc mở và được giải quyết tái sử dụng và phát triển thêm các trường hợp sử dụng dữ liệu chính phủ, nhưng cũng sẽ tạo áp lực cho Tổ công tác Dữ liệu mở để đáp ứng nhu cầu từ các doanh nghiệp 4. Xây dựng các Tạo một quỹ cho các doanh nghiệp để áp Tổ công tác Dữ Điều này liên quan đến chương trình dụng cho các ứng dụng cụ thể của dữ liệu liệu mở + Bộ hành động trung hạn tài trợ hoặc mở. Các dự án có thể có các ứng dụng cụ Khoa học và về nhu cầu Dữ liệu mở gọi vốn đầu tư thể liên quan đến hiệu quả của chính phủ. Công nghệ được đề xuất: Tập trung ban đầu (seed Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang tổ một số quỹ đầu tư của Bộ funding) cho chức các cuộc thi và quản lý các quỹ mà có Khoa học và Công nghệ việc sử dụng dữ thể được tổ chức lại một phần để thúc đẩy và các cuộc thi về dịch vụ liệu của chính việc sử dụng Dữ liệu mở trong các doanh Dữ liệu mở và các công phủ của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra những điển hình ty khởi nghiệp về Dữ liệu nghiệp tiêu biểu, thuyết phục các doanh nghiệp mở khác tương tác với dữ liệu nhiều hơn và cuối cùng sẽ dẫn đến những tác động kinh tế xã hội có thể đo đếm được. 5. Thúc đẩy việc Dữ liệu của chính phủ có nhu cầu cao, Trung tâm Điều này hơi nằm ngoài chia sẻ dữ liệu nhưng nhiều người được phỏng vấn cũng đổi mới sáng phạm vi can thiệp của giữa các doanh đề cập đến các nguồn dữ liệu khác cũng có tạo về dữ liệu chính phủ nhưng nằm nghiệp thể có ích ví dụ như từ các nhà khai thác dữ trong tương lai trong phạm vi của liệu di động đến dữ liệu từ các tổng đài. Có Phòng thí nghiệm Đổi thể rất thú vị để xem xét đưa ra một nền mới Dữ liệu Tương lai có tảng để hỗ trợ chia sẻ dữ liệu doanh nghiệp vai trò hỗ trợ các doanh tư nhân trên mô hình của nền tảng Opal nghiệp trong việc chia sẻ (http://www.opalproject.org/) cung cấp và khai thác dữ liệu thuật toán và kỹ thuật để ẩn danh dữ liệu, đồng thời cung cấp cách tạo thu nhập từ dữ liệu. 208 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam C. Phân tích dữ liệu có sẵn Mục này liệt kê những tập dữ liệu được định danh trong quá trình đánh giá và nghiên cứu sơ cấp và có thể công bố trên cổng Dữ liệu Mở Tổ chức Đường dẫn Dữ liệu Định dạng Giấy Khuyến nghị phép về công bố trên Cổng Thông tin Dữ liệu mở Chính phủ Bộ Tài Links Báo cáo dự toán Ngân sách Nhà html and Không Dễ đạt được / chính nướcquý I, nửa đầuvà 9 tháng đầu xlsx (tải liên Ưu tiên năm kết) Tin tức về nợ công HTML & PDF Không Có giá trị thấp Tin tức về nợ nước ngoài PDF Không Có giá trị thấp Báo cáo hàng năm HTML Không Dễ đạt được / Ưu tiên Ngân sách cho các Bộ, Cơ quan HTML hoặc Không Dễ đạt được / Chính phủ, thành phố/ tỉnh và xls Ưu tiên ngân sách quốc gia Báo cáo quyết toán cuối năm HTML Không Dễ đạt được / Ưu tiên Báo cáo Ngân sách Nhà nước hàng HTML Không Dễ đạt được / năm Ưu tiên Báo cáo Ngân sách Nhà nước cho HTML Không Dễ đạt được / công dân Ưu tiên Tổng cục http://www. Phạm vi dữ liệu trải dài từ đất đai, HTML/PDF Không Dễ đạt được / Thống gso.gov.vn/ khí hậu, giáo dục, kinh tế, y tế, văn đồng thời Ưu tiên kê hóa… là một cổng dữ liệu cho phép các hình thức xuất khác nhau Cổng http://www. Dữ liệu bao gồm các hiệp định HTML &PDF Không Dễ đạt được / Thông vietnam thương mại, các văn bản pháp Ưu tiên tin tradeportal. luật, các mẫu đơn, hướng dẫn thủ Thương gov.vn/ tục hành chính của Chính phủ mại Cục Đo http:// Dữ liệu bao gồm cơ sở dữ liệu về dgn; pdf... Không Ưu tiên / đạc và bandovn. bản đồ và địa lý phụ thuộc Dài hạn Bản đồ vn/vi/ vào việc ban-do- mua / yêu hanh-chinh- cầu viet-nam/viet- nam-59220 Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 209 Tổ chức Đường dẫn Dữ liệu Định dạng Giấy Khuyến nghị phép về công bố trên Cổng Thông tin Dữ liệu mở Chính phủ Văn bản http:// Dữ liệu bao gồm văn bản pháp Doc và PDF Không Dễ đạt được Pháp vbpl.vn/ luật có thể dễ dàng tìm kiếm và luật TW/Pages/ sắp xếp theo năm ban hành hoặc Home.aspx theo loại văn bản. Bộ Y tế http://moh. Tóm tắt số liệu thống kê Y tế hàng PDF Không Dễ đạt được gov.vn/ năm province/ Pages/ ThongKe YTe.aspx Bộ Giáo http://www. - Văn bản pháp luật liên quan tới PDF/Doc/ Không Dễ đạt được dục moet.gov. giáo dục và thống kê giáo dục (ở XLS vn/thong- nhiều cấp bậc khác nhau: trường ke/\Pages/ mầm non, tiểu học, trung học cơ thong-ke- sở, trung học phổ thôngvà đại giao-duc- học) tieu-hoc. aspx?Item ID=4043 Dữ liệu http://papi. Báo cáo và Dữ liệu về chủ số hiệu PDF, HTML, Bản Dễ đạt được về chỉ số org.vn/eng/ quả quản trị và hành chính công PPT quyền hiệu quả documents- cấp tỉnh quản trị and-data- và hành download chính công cấp tỉnh Bộ Tài http:// 30 bài báo cáo của 2014 về biến XLS Không Dễ đạt được / nguyên thongke. đổi khí hậu, mực nước biển, tầng Ưu tiên và Môi monre.gov. Ozone, tia cực tím và khí thải trường vn/ Ngân www.sbv. Cán cân Thanh toán Quốc tế HTML Dễ đạt được hàng gov.vn Tổng thanh khoản HTML Dễ đạt được Nhà Kết quả đấu thầu thị trường mở HTML Dễ đạt được nước Hoạt động thanh toán HTML Dễ đạt được Tín dụng cho nền kinh tế HTML Dễ đạt được Hoạt động của các tổ chức tín HTML Dễ đạt được dụng Chỉ số CPI, tỷ giá hối đoái, lãi suất, HTML Dễ đạt được / dự trữ bắt buộc và các văn bản Ưu tiên pháp luật liên quan Báo cáo hàng năm PDF Dễ đạt được 210 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Tổ chức Đường dẫn Dữ liệu Định dạng Giấy Khuyến nghị phép về công bố trên Cổng Thông tin Dữ liệu mở Chính phủ Bộ Giao http:// - Văn bản pháp luật liên quan PDF Không Có giá trị thấp thông và mt.gov.vn/ - Hướng dẫn về thủ tục HTML Không Có giá trị thấp Vận tải vn/Pages/ - Báo cáo hàng năm HTML Không Có giá trị thấp Trangchu. aspx Bộ Nông www.mard. - Văn bản pháp luật HTML và Không Có giá trị thấp nghiệp gov.vn PDF/Doc và Phát triển nông thôn Cơ sở http://csdl. Các thủ tục hành chính HTML Không Dễ đạt được / dữ liệu thutuchanh Ưu tiên quốc gia chinh.vn/ về thủ Pages/ tục hành trang-chu. chính aspx Hệ http://nbds. - Danh sách khu vực được bảo tồn HTML Không Dễ đạt được thống fimo.edu. với thông tin về từng khu vực Cơ sở vn/en/ - Danh sách các loài phân chia HTML Không Dễ đạt được Dữ liệu theo khu vực bảo tồn Quốc - Thông tin giống loài HTML Bản Dễ đạt được gia về quyền Đa dạng Sinh học Bộ Công http:// Chỉ có báo cáo về tổng mức bán lẻ HTML Không Dễ đạt được / thương eitdata. hàng hóa, xuất nhập khẩu và chỉ Ưu tiên moit.gov. số IIP trên trang chủ. vn/portal/ web/guest/ trang-chu Bộ Khoa https:// Cổng Hệ tri thức Việt số hóa: Các PDF/xls/ Phần Dễ đạt được học và dulieu. bộ dữ liệu khác nhau từ nhiều cơ json/zip/ lớn là Công itrithuc.vn/ quan khác nhau. csv/html/ giấy nghệ doc phép CC-by- NC 2.0 Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở 211 Tổ chức Đường dẫn Dữ liệu Định dạng Giấy Khuyến nghị phép về công bố trên Cổng Thông tin Dữ liệu mở Chính phủ Bộ Kế https:// Đăng ký doanh nghiệp: Thông tin Chỉ có sẵn Không Dễ đạt được / hoạch và dichvu về các doanh nghiệp, công ty đã thông qua Ưu tiên Đầu tư thongtin. đăng ký biểu mẫu dkkd.gov. người dùng vn/inf/ default. aspx# Cục http:// Dữ liệu đấu thầu: Thông tin đấu Chỉ có sẵn Không Dễ đạt được / quản muasam thầu thông qua Ưu tiên lý Đấu cong. biểu mẫu thầu mpi.gov. người dùng vn/main/ index_ en.html Không tồn Thông tin gói thầu Ưu tiên / tại Dài hạn Không tồn Thông tin về hợp đồng và thực Ưu tiên / tại hiện Dài hạn 212 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam Danh sách các dữ liệu tham khảo bên trên hiện đã được công bố. Ngoài ra, một số dữ liệu có khả năng sẽ được công bố nhưng hiện chưa có sẵn, bao gồm các dữ liệu đang được thu thập vào các cơ sở dữ liệu quốc gia. Bảng dưới đây liệt kê các cơ sở dữ liệu được đề cập tới trong các buổi phỏng vấn hoặc xác định trong nghiên cứu sơ cấp. Cơ sở dữ liệu Khuyến nghị về công bố trên Cổng Thông tin Dữ liệu mở Chính phủ Dữ liệu nhân khẩu học Dễ đạt được / Ưu tiên Dữ liệu về an ninh xã hội ở Việt Nam Dài hạn Cơ sở dữ liệu về đất đai Dễ đạt được / Ưu tiên Cơ sở dữ liệu Tài chính công (bao gồm dữ liệu của Dễ đạt được / Ưu tiên Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế) Đăng ký của Bộ Y tế (dược phẩm được cấp phép, Dễ đạt được bác sĩ được bổ nhiệm chính thức, trung tâm sức khỏe, cửa hàng dược phẩm, v.v.) Dữ liệu của Bộ Giáo dục (trường học, kết quả thi, Dài hạn v.v.) Dữ liệu của Bộ Giao thông Vận tải Dài hạn Dữ liệu của Bộ Công an (v.d. tai nạn giao thông, dữ Dài hạn liệu về tội phạm) Dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năng Ưu tiên / Dài hạn lượng, môi trường, v.v.) Dữ liệu Du lịch Ưu tiên Dữ liệu Nông nghiệp và thực phẩm chế biến Ưu tiên Phụ lục 213 Phụ lục: Đánh giá mức độ sẵn sàng về chính phủ số Phương pháp đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số được sử dụng ở thời điểm đánh giá có thể truy cập tại các địa chỉ dưới đây: • Hướng dẫn sử dụng Bộ câu hỏi đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số (cập nhật tới tháng 12/2016) • Bộ câu hỏi đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số phiên bản 11 (cập nhật tới tháng 12/2016) Phương pháp đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số đã được cập nhật dựa trên phản hồi từ các đồng nghiệp và các đánh giá thử nghiệm. Phiên bản mới nhất có thể truy cập tại các địa chỉ dưới đây: • Hướng dẫn sử dụng Bộ câu hỏi đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số (cập nhật tới tháng 10/2018) • Bộ câu hỏi đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số phiên bản số 16 (cập nhật tới tháng 10/2018) 214 Phụ lục: Lựa chọn các ví dụ liên quan từ quốc tế Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số: • Tham khảo lĩnh vực lãnh đạo và quản trị: º Cơ quan Chính phủ điện tử Bahrain376 º Văn phòng Chính phủ số và Quốc gia thông minh Singapore377 º Dịch vụ số Chính phủ Anh quốc378 • Tham khảo lĩnh vực lấy người dung làm trung tâm: º Các báo cáo tham vấn chính sách của Anh quốc379 º Cổng thông tin công dân số Hàn quốc380 º Dịch vụ số Chính phủ Anh quốc381 • Tham khảo lĩnh vực thay đổi quy trình công việc: º Estonia X-road382 º Dịch vụ số Chính phủ Anh quốc383 • Tham khảo lĩnh vực năng lực, tập quán văn hoá và kỹ năng: º Lương chính phủ Singapore384 º Tính linh hoạt của chính quyền Nam Úc hướng tới tương lai385 376 https://www.bahrain.bh/wps/portal/!ut/p/a1/rZLLbsIwEEV_BRZZBk9i8uouRZQW8aigtMQb5CQmSUnsEMyjf- 18HVKmVoFCp3nl07vjeGSOC5ohwussSKjPBaV7fib14HINtmK7Zd_EMgz-2OxOvC0YPLAUE3wHAuFsDzr- Pz6pm2C7fpwRx2jKe20g-HAL57Pxm8PHQAevia_g0RRCIuS5migCViV4pK0nzBuAapKJgG620WrRp5xlcbD- WgotrJRc6ziBePyTKnuWEZZjIKlFzkGMKwzA6jetlisU2q6um2HsRdboQHY-0pw4fhXJzBl_JTiyhyPwG-DOg- GXfQTKqHPRieow_WPy_g3Lzd7Xa-KrFQku2UGi-T_tSL2d5CI8ftHA5yF2E0QqtmQVq1rbSpVTKcvNnQYa7P- f7ViJEkrNWJAoNzklSsVHmfpKoLGazwsUfer-7HI10Elr5buA3m5_UaeP8/dl5/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/ 377 https://www.smartnation.sg/ 378 https://gds.blog.gov.uk/2018/05/02/were-improving-the-digital-and-it-spend-controls-process/ 379 https://www.gov.uk/government/publications?publication_filter_option=consultations 380 https://www.epeople.go.kr/jsp/user/on/eng/intro01.jsp 381 https://gds.blog.gov.uk/2014/04/01/a-year-in-the-making-the-digital-by-default-service-standard/ 382 https://e-estonia.com/solutions/interoperability-services/x-road/ 383 https://www.gov.uk/service-manual/service-standard/use-agile-methods 384 https://www.careers.gov.sg/build-your-career/career-toolkit/salary-and-benefits 385 https://publicsector.sa.gov.au/people/flexibility-for-the-future/ Phụ lục: Lựa chọn các ví dụ liên quan từ quốc tế 215 º Chiến lược Chính phủ số của Anh quốc386 º Chuyển đổi số tại Thuỵ Điển387 • Tham khảo lĩnh vực cơ sở hạ tầng dùng chung: º Đám mây chính phủ388 º Chiến lược đám mây Hong Kong SAR389 º Dịch vụ số Chính phủ Anh quốc390 • Tham khảo lĩnh vực sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách: º Chiến lược chuyển đổi của Chính phủ Anh quốc391 º GAO của Hoa Kỳ 392 º Dịch vụ số Chính phủ Anh quốc393 • Tham khảo lĩnh vực An ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi: º Quy tắc chung trong bảo mật dữ liệu của Uỷ ban Châu Âu (GDPR)394 º Cơ sở hạ tầng trọng yếu của Anh quốc395 º Các lĩnh vực trọng yếu về cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ396 º Chiến dịch nâng cao nhận thức của Chính phủ Singapore397 º Chiến dịch nâng cao nhận thức của Chính phủ Hoa Kỳ398 Đánh giá mức độ sẵn sàng về Dữ liệu mở: • Tham khảo lĩnh vực Lãnh đạo: º Tóm tắt Tuyên ngôn về Dữ liệu mở399 º Các Tuyên ngôn tương tự về Dữ liệu mở/Chính phủ mở400 386 https://www.gov.uk/government/publications/government-digital-strategy-action-3 387 https://www.government.se/press-releases/2017/06/action-on-digital-transformation/ 388 http://i.gov.ph/govcloud/ 389 https://www.ogcio.gov.hk/en/our_work/strategies/government/cloud_strategy/develop_gov_cloud.html 390 https://www.gov.uk/service-manual/service-standard/use-open-standards-and-common-platforms 391 https://www.gov.uk/government/publications/government-transformation-strategy-2017-to-2020/government- transformation-strategy-better-use-of-data 392 https://www.gao.gov/key_issues/data-driven_decision_making/issue_summary 393 https://www.gov.uk/service-manual/service-standard/report-performance-data-on-the-performance-platform 394 https://www.eugdpr.org/ 395 https://www.cpni.gov.uk/critical-national-infrastructure-0 396 https://www.dhs.gov/critical-infrastructure-sectors 397 https://www.csa.gov.sg/news/press-releases/csa-launches-second-national-cybersecurity-awareness-campaign 398 https://www.dhs.gov/national-cyber-security-awareness-month 399 http://data.worldbank.org/sites/default/files/1/briefing-on-open-data-declarations-generic.doc 400 http://data.worldbank.org/sites/default/files/1/declarations.pdf 216 Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ Số và Dữ liệu Mở cho Việt Nam º Dịch vụ Chính phủ số tại Anh quốc401 º Etalab tại Pháp402 º Nghiên cứu của McKinsey về tác động của Dữ liệu mở403 º Báo cáo của châu Âu về lợi ích kinh tế của Dữ liệu mở404 • Tham khảo về Khung pháp lý: º Chính sách Dữ liệu mở: - Chính sách Dữ liệu mở của Chính phủ Mexico (Tiếng Tây Ban Nha)405 › Phân tích Sáng kiến Dữ liệu mở406 - Chính sách Dữ liệu mở của Pháp407 - Sáng kiến Dữ liệu mở về cách viết Bản hướng dẫn chính sách dữ liệu408 º Mức độ trưởng thành của tập dữ liệu: - Mô hình 5 sao của Tim Berners-Lee409 - Mức độ trưởng thành ODI410 º Cấp phép: - Khung cấp phép của Chính phủ Anh quốc411 - Hướng dẫn Cấp phép cho dữ liệu mở412 º Bảo mật thông tin cá nhân: - Quy định của châu Âu 2016/679 - So sánh giữa luật bảo mật thông tin cá nhân của Mỹ và châu Âu • Tham khảo lĩnh vực cấu trúc thể chế, trách nhiệm và năng lực trong Chính phủ: º Biệt đội Dữ liệu mở Mexico413 401 https://www.gov.uk/government/organisations/government-digital-service 402 https://www.etalab.gouv.fr/ 403 https://www.mckinsey.com/business-functions/digital-mckinsey/our-insights/open-data-unlocking-innovation- and-performance-with-liquid-information 404 https://www.europeandataportal.eu/sites/default/files/analytical_report_n9_economic_benefits_of_open_data.pdf 405 http://www.dof.gob.mx/nota_detalle.php?codigo=5382838&fecha=20/02/2015 406 http://oldsite.theodi.org/open-data-enshrined-mexico-constitution 407 https://www.legifrance.gouv.fr/affichTexte.do?cidTexte=JORFTEXT000034194946&categorieLien=id 408 https://oldsite.theodi.org/guides/writing-a-good-open-data-policy 409 http://5stardata.info/en/ 410 https://oldsite.theodi.org/guides/maturity-model 411 http://www.nationalarchives.gov.uk/information-management/uk-gov-licensing-framework.htm 412 http://discovery.ac.uk/files/pdf/Licensing_Open_Data_A_Practical_Guide.pdf 413 https://oldsite.theodi.org/case-studies/mexico-case-study-using-data-squads-to-jump-start-government-open-da- ta-publishing Phụ lục: Lựa chọn các ví dụ liên quan từ quốc tế 217 º Hội viên Sáng kiến Tổng thống Chính phủ Hoa Kỳ414 º Tìm hiểu sâu về Dữ liệu mở của Tanzania415 º Hướng dẫn dành cho giám đốc dữ liệu416 º Hướng dẫn quy định hành chính tại San Jose – Quy trình và chính sách thực hiện Dữ liệu mở417 º Sổ tay Dữ liệu mở418 • Tham khảo lĩnh vực Chính sách quản lý dữ liệu của Chính phủ, quy trình và dữ liệu có sẵn: º Hướng dẫn thực hiện kho dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ419 º Trung tâm Hướng dẫn kho dữ liệu cho Chính phủ- Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ420 º Hướng dẫn kho dữ liệu San Francisco421 • Tham khảo lĩnh vực công nghệ quốc gia và cơ sở hạ tầng năng lực: º Govlab của Hoa Kỳ422 º Phòng thực nghiệm số Tanzania423 º Phòng thực nghiệm Dữ liệu mở Jakarta424 414 https://presidentialinnovationfellows.gov/ 415 https://www.youtube.com/watch?v=7BXHv-JGPXQ 416 https://www.europeandataportal.eu/en/providing-data/goldbook 417 https://www.sanjoseca.gov/DocumentCenter/View/56784 418 http://opendatahandbook.org/guide/en/ 419 https://project-open-data.cio.gov/implementation-guide/ 420 http://labs.centerforgov.org/data-governance/data-inventory/ 421 https://datasf.org/resources/data-inventory-guidance/ 422 http://www.thegovlab.org/ 423 http://www.dlab.or.tz/ 424 http://labs.webfoundation.org/