101324 ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Tháng 12 năm 2015 ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên đề về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Tháng 12 - 2015 LỜI CẢM ƠN Nhóm soạn thảo báo cáo bao gồm Đinh Tuấn Việt, Sebastian Eckardt, Triệu Quốc Việt, Đoàn Hồng Quang, Phạm Minh Đức và Michael Joseph Ferrantino. Trong quá trình hoàn thành báo cáo này nhóm soạn thảo đã nhận được ý kiến đóng góp của Gabriel Demombynes, Sjamsu Rahardja và chỉ đạo chung của Victoria Kwakwa (Giám đốc Quốc gia), Mathew Verghis (Giám đốc khối Quản lý Kinh tế vĩ mô và Tài khóa - MFM), Habib Rab (Quyền Giám đốc khối Quản lý Kinh tế vĩ mô và Tài khóa - MFM), Mona Haddad (Giám đốc khối Thương mại và Cạnh tranh T&C) và Sandeep Mahajan (Phụ trách khối MFM và Chuyên gia Kinh tế trưởng). Vũ Thị Anh Linh hỗ trợ quá trình biên soạn và phát hành. 2 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CDS Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng CIT Thuế thu nhập doanh nghiệp CPI Chỉ số giá tiêu dùng EAP Đông Á – Thái Bình Dương FDI Đầu tư nước ngoài trực tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDC Tổng cục Hải quan GSO Tổng cục Thống kê ILO Tổ chức Lao động quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế MOF Bộ Tài chính MOIT Bộ Công thương MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư NTM Các biện pháp thương mại phi thuế quan ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OOG Văn phòng Chính phủ PIM Quản lí đầu tư công PIT Thuế thu nhập cá nhân PMI Chỉ số nhà quản trị mua hàng PPP Giá trị sức mua tương đương ROO Quy định về xuất xứ hàng hóa NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam SOEs Doanh nghiệp nhà nước SEGs Tập đoàn kinh tế nhà nước TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương VAMC Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAT Thuế giá trị gia tăng WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI LIÊN NGÂN HÀNG CHÍNH THỨC: US$ = VND 21.890 Năm Tài chính của Chính phủ: 1/1 – 31/12 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 3 MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................................................... 3 TỔNG QUAN .............................................................................................................................................. 6 PHẦN 1: NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY CỦA KINH TẾ VIỆT NAM.................................................................9. I.1. Môi trường kinh tế bên ngoài................................................................................................................. 9 I.2. Những diễn biến gần đây của kinh tế Việt Nam . .................................................................................. 11 I.2.1. Nền kinh tế đang phục hồi và ứng phó khá hiệu quả với các biến động kinh tế bên ngoài ....... 11 I.2.2. Tăng trưởng tín dụng đã hồi phục, được tiếp đà bởi chính sách tiền tệ hỗ trợ và lạm phát thấp....... 12 I.2.3. Giảm áp lực tỷ giá thông qua việc phá giá tiền Đồng một cách từ từ....................................... 13 I.2.4. Cần tiếp tục củng cố tài khóa ............................................................................................... 13 I.2.5. Thương mại xuất nhập khẩu vẫn khá ấn tượng....................................................................... 15 I.3. Triển vọng kinh tế và rủi ro trung hạn................................................................................................... 19 I.4. Cập nhật tiến độ tái cơ cấu.................................................................................................................. 19 I.4.1. Môi trường kinh doanh.......................................................................................................... 19 I.4.2. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước............................................................................................ 20. I.4.3. Cải cách ngành ngân hàng............................................................................................................... 21 PHẦN 2: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG . ...................................................................... 23. II.1. Bối cảnh ......................................................................................................................................... 23 II.2. Phạm vi của TPP................................................................................................................................ 25 II.3. Ước lượng tác động kinh tế của TPP................................................................................................... 25 II.4. Một vài hàm ý chính sách. .................................................................................................................. 31 4 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam HÌNH VÀ BẢNG Hộp 1: Kết quả sơ bộ từ Mô hình GTAP . ............................................................................................26 Hình 1: Môi trường kinh tế quốc tế còn nhiều bất trắc..........................................................................10 Hình 2:  Đà tăng trưởng được duy trì nhờ cầu nội địa và ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu. ..........................................................................................................11 Hình 3: Lạm phát thấp đã tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ hỗ trợ và tăng trưởng tín dụng...............12 Hình 4:  Tỷ giá tiền Đồng đã dần ổn định sau các lần phá giá, nhưng vẫn chịu nhiều áp lực ..................13 Hình 5: Thu chi ngân sách nhà nước...................................................................................................14 Hình 6: Thâm hụt ngân sách kéo dài làm tăng nợ công........................................................................15 Hình 7: Tăng trưởng thương mại Việt Nam so với một số nước châu Á.................................................15 Hình 8: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam..........................................................................16 Hình 9: Tỉ trọng xuất - nhập khẩu ngày càng tăng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.................16 Hình 10: Thặng dư tài khoản vãng lai và luồng vào FDI đã cho phép dự trữ ngoại tệ tăng nhẹ..................18 Hình 11: Mặc dù đã tiến bộ môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều thách thức.........................................20 Hình 12: Tiến độ cổ phần hóa DNNN 2011-15. ......................................................................................21 Hình 13: Tác động của TPP lên GDP (2015-35)....................................................................................26 Hình 14: Thay đổi xuất khẩu thực tế, các ngành chính, 2020-35............................................................27 Hình 15: Biến động nhập khẩu thực tế, các ngành chính, 2020-2035.....................................................29 Hình 16: Thay đổi sản lượng thực tế, các ngành chính, 2020-2035........................................................29 Hình 17: Nhập khẩu xơ sợi (% tổng giá trị nhập khẩu)............................................................................30 Bảng 1: Tăng trưởng GDP khu vực Đông Á – Thái Bình Dương..............................................................10 Bảng 2: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam...........................................................................................17 Bảng 3: Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam..........................................................................................18 Bảng 4: Các chỉ số kinh tế ngắn hạn....................................................................................................19 Bảng 5: Việt Nam và các nước thành viên TPP.....................................................................................24 Bảng 6: Tác động của TPP lên các chỉ số kinh tế chính, 2015-35.........................................................27 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 5 TỔNG QUAN Triển vọng kinh tế toàn cầu Tăng trưởng toàn cầu vẫn yếu trong nửa đầu năm do các nền kinh tế mới nổi tiếp tục chậm lại và các nước phát triển phục hồi kém hơn dự báo. Tuy khảo sát về Chỉ số Quản lí Mua hàng cho thấy viễn cảnh tương đối sáng sủa tại các nước thu nhập cao, nhưng tăng trưởng tại các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp có vẻ co lại. Dự đoán sang năm tăng trưởng tại các nước phát triển sẽ tăng nhẹ, trong đó khu vực đồng Euro và Nhật Bản có mạnh hơn đôi chút. Trong khi đó các nước đang phát triển vẫn tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức do các nước xuất khẩu nguyên liệu sẽ tiếp tục gặp khó khăn, dòng vốn dự kiến sẽ bị thắt chặt và tăng trưởng thương mại chưa có nhiều cải thiện. Những diễn biến gần đây của kinh tế Việt Nam Kinh tế Việt Nam đã đối phó khá tốt trước những biến động môi trường kinh tế bên ngoài nhờ tăng cầu nội địa và ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2015 tiếp tục tăng và đạt 6,5% so với cùng kì năm ngoái (tốc dộ tăng trưởng GDP cùng kỳ năm 2014 là 6,0%). Tỉ lệ lạm phát thấp và niềm tin của người tiêu dùng cải thiện đã thúc đẩy tiêu dùng cá nhân. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như chi đầu tư phát triển của Chính phủ gia tăng. Tín dụng ngân hàng đã tăng trưởng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong ngành chế tạo tăng mạnh, nhưng tổng kim ngạch lại bị ảnh hưởng bởi mức độ sụt giảm xuất khẩu hàng hóa cơ bản và nông sản. Nhập khẩu máy móc, thiết bị để mở rộng sản xuất và hàng hoá trung gian phục vụ chế biến, chế tạo tăng mạnh phản ánh nhu cầu đầu tư gia tăng và tỉ lệ nhập khẩu cao trong hàng xuất khẩu. Chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát thấp. Do giá dầu và giá lương thực phẩm thấp cùng với lạm phát lõi ổn định nên chỉ số giá tiêu dùng đang ở mức thấp kỉ lục. Tỉ lệ lạm phát trung bình 10 tháng đầu năm 2015 là 0,7% trong khi mức cùng kì năm ngoái là 4,6%. Giá dầu trên thị trường quốc tế giảm dẫn đến giảm giá nhiên liệu và dịch vụ vận tải và làm cho lạm phát năng lượng giảm. Chỉ số giá lương thực phẩm năm nay cũng ở mức thấp, chỉ tăng 1,6% trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ. Tuy không có thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhưng tín dụng đã phục hồi với mức tăng khoảng 12% tính từ đầu năm đến tháng hết 9/2015 – đây là mức tăng trưởng tín dụng cùng kỳ cao nhất kể từ 2011. Mặc dù có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế nhưng áp lực tỉ giá Đồng Việt Nam đã được điều chỉnh thông qua chính sách phá giá từ từ. Áp lực tiền tệ bắt đầu tích tụ kể từ đầu năm 2015 do cả hai yếu tố thâm hụt thương mại gia tăng và các đồng tiền châu Á đều bị yếu. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã từng bước phá giá tiền Đồng để giảm thiểu áp lực lên tỷ giá. Kể từ đầu năm 2015, NHNNVN đã ba lần điều chỉnh tỷ giá Việt Nam Đồng so với đô la Mỹ (tổng cộng là 3%) và cũng nới rộng biên độ giao dịch từ +/-1% lên +/-3%. Biện pháp này phần nào ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ và duy trì năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh các đồng tiền mạnh khác mất giá nhiều so với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên trong bối cảnh tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam tiếp tục bị mất giá so với đô la Mỹ thì tỷ giá tiền Đồng vẫn còn chịu nhiều áp lực. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng đã giảm xuống dưới 3% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên có được kết quả này phần nào là do các khoản nợ xấu đã được chuyển sang 6 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng như tổng tín dụng đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Quá trình xử lý nợ xấu vẫn đang diễn ra chậm chạp, cho đến nay chỉ có khoảng 7% tổng nợ xấu được xử lý. Công việc xử lý nợ xấu bị chậm là do VAMC không có đủ quyền sở hữu hợp pháp đối với khối tài sản này, thiếu một khung pháp lý thích hợp đối với việc giải quyết các trường hợp mất khả năng thanh toán, chuyển đổi quyền sở hữu, tịch biên tài sản thế chấp và bảo vệ nhân viên VAMC liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong việc bán tài sản thấp hơn giá trị sổ sách. Củng cố tài khoá vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhằm kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững tài khoá. Trong 9 tháng đầu năm áp lực tài khoá vẫn rất nóng bỏng. Giá dầu giảm và giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp đã dẫn đến giảm thu ngân sách. Đồng thời, chi lại tăng nhanh hơn thu do phải tăng chi thường xuyên. Trong 9 tháng đầu năm thâm hụt tài khoá (không kể các khoản chi ngoài ngân sách) ước khoảng 4,9% GDP . Khoản thâm hụt này chủ yếu tài trợ bằng nguồn vay trong nước. Nếu tiếp tục tình trạng mất cân đối tài khóa như hiện nay thì nợ công sẽ gia tăng nhanh chóng và tổng nợ công sẽ chạm ngưỡng giới hạn 65% GDP trong trung hạn. Về ngoại thương, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa tiếp tục được duy trì. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 9,2% so với cùng kì năm ngoái. Giá trị xuất khẩu hàng hóa cơ bản và nông nghiệp giảm mạnh do giá xuất khẩu giảm nhưng xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu các loại sản phẩm như điện thoại di động, đồ điện tử, máy tính và linh kiện. Trong khi đó giá trị nhập khẩu, đặc biệt là máy móc, thiết bị cũng tăng mạnh do tăng cường hoạt động đầu tư và tỉ lệ nhập khẩu đầu vào rất cao trong nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cán cân thương mại suy giảm đã làm cho thặng dư tài khoản vãng lai bị thu hẹp đáng kể trong năm 2015. Mặc dù thặng dư cán cân vãng lai và dự trữ ngoại tệ ở mức tương đối thấp, rủi ro cán cân thanh toán chung được giảm thiểu phần nào do luồng vốn FDI tăng mạnh và các khoản đầu tư vốn gián tiếp ít rủi ro. Quá trình tái cơ cấu vẫn vẫn diễn ra một cách từ từ. Mặc dù tốc độ cổ phần hoá đã có chút cải thiện, nhưng nhiều trường hợp cổ phần hóa mới chỉ bán được một lượng cổ phần thiểu số nên tác động tới đầu tư và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa được như mong muốn. Việt Nam đã cải thiện đôi chút thứ hạng Môi trường Kinh doanh từ vị trí 93 (2015) lên 90 (2016) trong số 189 nền kinh tế. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn đang xếp dưới mức trung bình của các nước trong nhóm ASEAN-4, trong đó nổi lên các vấn đề chậm hoàn thiện khung thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh. Các bất cập thể hiện qua các tiêu chí thời gian nộp thuế, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, cấp điện và thủ tục giải quyết phá sản. Năm 2015 Chính phủ cũng đạt tiến bộ về cải thiện môi trường kinh doanh với việc ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP/2015 qua đó giảm thời gian nộp thuế xuống còn 121,5 giờ, và giảm đáng kể thời gian làm thủ tục xuất, nhập khẩu xuống còn lần lượt 13 và 14 ngày. Triển vọng Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam được đánh giá là tích cực. GDP dự kiến sẽ tăng 6,5% trong năm 2015 nhờ cầu trong nước tiếp tục phục hồi do tiêu dùng cá nhân và đầu tư gia tăng. Dự kiến tăng trưởng sẽ tiếp tục duy trì trong trung hạn. Lạm phát sẽ giữ ở mức thấp do giá năng lượng và thực phẩm thế giới thấp, nhưng dự kiến sẽ tăng trở lại trong trung hạn. Cán cân thương mại dự kiến sẽ thu hẹp đáng kể trong năm nay do xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu nhằm đáp ứng các nhu cầu của hoạt động kinh tế và đầu tư gia tăng trong nước. Tuy nhiên, lượng kiều hối ổn định sẽ giúp tài khoản vãng lai tiếp tục thặng dư tuy ở mức thấp hơn nhiều so với các năm trước. Dòng vốn từ bên ngoài sẽ bổ sung thêm vào cán cân thanh toán nhờ FDI tiếp tục gia tăng nhờ triển vọng tích cực về kinh tế Việt Nam. Thâm hụt tài khoá dự kiến vẫn cao trong năm nay, nhưng sẽ được điều chỉnh từ năm tới khi thực hiện các biện pháp thắt chặt nhằm ngăn ngừa tình trạng gia tăng nợ công. Tuy triển vọng chung là tích cực, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi. Trong nước, tốc độ tái cơ cấu chậm chạp gây ra nhiều rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng trung hạn. Việc trì hoãn thực hiện thắt chặt tài khoá cũng có thể tác động lên mức độ bền vững nợ nhất là khi đề cập đến các khoản nợ dự phòng liên quan tới ngân hàng các các doanh nghiệp nhà nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng, các rủi ro trong ngành ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 7 ngân hàng, kể cả nguy cơ tăng trưởng nóng, cũng tăng theo, và nếu không được quản lí cẩn trọng sẽ dẫn đến một đợt bất ổn định mới. Đối với môi trường bên ngoài, tăng trưởng chậm hơn dự kiến tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu và tăng trưởng chung của Việt Nam. Ngoài ra, dự kiến lãi suất chính sách tại Hoa Kỳ tăng lên cũng sẽ làm cho chênh lệch tỉ suất trái phiếu chính phủ tăng theo. Điều này có thể ảnh hưởng tới kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế nhằm tài trợ cho các nhu cầu tài chính công của Việt Nam. Trong điều kiện môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn như vậy cần đảm bảo quản lí kinh tế vĩ mô tốt thì mới có thể tạo khoảng đệm chính sách và đối phó được với các cú sốc trong tương lai. Tiếp tục củng cố tài khoá, đẩy nhanh cải cách cơ cấu, áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, và tăng cường dự trữ ngoại tệ sẽ giúp giảm bớt các tác động bất lợi. Chuyên đề về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam. Trong số các nước thành viên TPP thì Việt Nam là nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và được đánh giá là có nhiều lợi thế tương đối trong các ngành chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động. TPP dự kiến sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như dịch chuyển thương mại. Đây là yếu tố quan trọng vì Việt Nam dự kiến sẽ thay thế ngày càng nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào các thị trường TPP , cụ thể là Hoa Kỳ và Nhật Bản, và thực sự quá trình này đã và đang diễn ra trong khi TPP còn chưa được kí kết. TPP dự kiến cũng sẽ làm tăng thêm dòng vốn FDI vốn đã khá cao và góp phần làm tăng năng lực xuất khẩu, trong đó bao gồm cả các nhà cung cấp thượng nguồn cho những ngành chịu sự kiểm soát khắt khe về nguồn gốc xuất xứ. Các kết quả mô phỏng cho thấy trong vòng 20 năm tới TPP sẽ đóng góp 8% vào GDP của Việt Nam, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% vốn đầu tư. Khoảng một nửa con số đó được tạo ra bởi cắt giảm thuế quan và một nửa bởi các biện pháp phi thuế quan (NTM), ví dụ tự do hoá các ngành dịch vụ cơ bản. Các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động, nhất là những ngành hiện nay đang chịu thuế nhập khẩu cao sẽ được lợi nhiều nhất. Đó là các ngành dệt, may mặc, giày dép, và ở một mức độ thấp hơn - công nghiệp chế biến thực phẩm và điện tử. Ngược lại, các ngành xuất khẩu hàng hóa cơ bản và nguyên liệu thô, kể cả nông nghiệp và dịch vụ, dự tính sẽ bị co hẹp do đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu (yếu tố sản xuất được tái phân bổ sang ngành sản xuất, chế biến, chế tạo). Tuy tác động của TPP đối với Việt Nam là tích cực nhưng thực hiện hiệp ước này lại là vấn đề không đơn giản. TPP có thể gây tác động từ bên ngoài lên quá trình tái cơ cấu. Hiệp ước này không chỉ xoá bỏ các rào cản thương mại, tăng cường tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn mà còn tác động rõ nét lên chất lượng luật pháp, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, cạnh tranh, quản lí doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn lao động và môi trường, an toàn thực phẩm, mua sắm công, tự do hoá dịch vụ, kể cả dịch vụ tài chính và viễn thông. Tuy việc thực hiện những cam kết này là thách thức lớn đối với Việt Nam do Việt Nam đi theo con đường cải cách từ từ và chịu ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử về thể chế (sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước lớn, hệ thống thể chế thị trường chưa hoàn chỉnh, v.v.) nhưng Việt Nam cũng đã thể hiện khả năng tận dụng các cam kết quốc tế để thúc đẩy cải cách trong nước khi gia nhập WTO, nhất là trong những lĩnh vực khó thực hiện. Muốn tận dụng tối đa những cơ hội do TPP mang lại thì việc thực hiện cam kết phải đi cùng với tăng cường năng lực cạnh tranh, ví dụ đầu tư vào giao thông, điện lực, cảng, dịch vụ kho vận và nâng cao hiệu quả thủ tục thông quan. 8 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam PHẦN I: NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY CỦA KINH TẾ VIỆT NAM I.1. Môi trường kinh tế bên ngoài 1. Tăng trưởng toàn cầu vẫn yếu trong nửa đầu năm do các nền kinh tế mới nổi tiếp tục chậm lại và các nước phát triển phục hồi kém hơn dự báo. Tuy khảo sát về Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng1 cho thấy viễn cảnh tương đối sáng sủa tại các nước thu nhập cao, nhưng tăng trưởng tại các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp có vẻ co lại. Dự đoán sang năm tăng trưởng tại các nước phát triển sẽ tăng nhẹ, trong đó khu vực đồng Euro và Nhật Bản có mạnh hơn đôi chút. Trong khi đó các nước đang phát triển còn phải đối mặt với một số thách thức do các nước xuất khẩu nguyên liệu sẽ gặp khó khăn, dòng vốn sẽ bị thắt chặt và tăng trưởng thương mại toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục. 1 Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) tổng hợp và khái quát về kết quả hoạt động của ngành sản xuất xuất của nhiếu quốc gia trên thế giới ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 9 Hình 1: Môi trường kinh tế quốc tế còn nhiều bất trắc Chỉ số nhà quản lí mua hàng (PMI) Giá giá hàng hóa cơ bản (2000=100) 58 50+: Mở rộng sản xuất 150 56 Các nước 130 thu nhập cao 54 110 52 90 50 Các nước 48 đang phát triển 70 Năng lượng Kim loại Nông nghiệp 46 50 Oct-10 Oct-11 Oct-12 Oct-13 Oct-14 Oct-15 Sep-11 Sep-12 Sep-13 Sep-14 Sep-15 Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới 2. Tăng trưởng các nước khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (EAP) giảm nhẹ trong nửa đầu năm. Kết quả đó thể hiện phần lớn sự chững lại trong nền kinh tế Trung Quốc do chính sách thắt chặt tín dụng ngoài ngân hàng, dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp và giảm tốc độ xuất khẩu. Trong thời gian tới, tăng trưởng các nước khu vực EAP dự kiến sẽ giảm nhẹ từ 6,8% (2014), xuống 6,5% (2015) và 6,3% (2016-2017). Tỉ lệ tăng trưởng các nước ASEAN sẽ giữ ở mức 4,3% trong năm 2015, sau đó tăng lên 4,9% vào năm 2017 nhờ vào tăng trưởng toàn cầu và tăng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu vào các nước thu nhập cao. Trong kì trung hạn, tăng trưởng khu vực sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tăng cầu tại các nền kinh tế thu nhập cao, thắt chặt dần điều kiện cấp vốn từ bên ngoài, và giá cả nguyên liệu trên thị trường quốc tế vẫn duy trì ở mức thấp. 3. Rủi ro tiêu cực vẫn chiếm ưu thế trong viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Các rủi ro tiêu cực chính xoay quanh việc Trung Quốc định hướng tăng trưởng chậm hơn và ít dựa vào đầu tư hơn, giá nguyên liệu thấp, nguy cơ đảo chiều và tăng chi phí các dòng vốn bên ngoài. Ngoài ra, các yếu tố khác như điều chỉnh tăng mạnh các tài sản đầu tư, biến động tài chính, chi phí đi vay tăng cao hơn dự kiến do tác động của việc Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Cuối cùng, hậu quả khủng hoảng như tỉ lệ nợ công cao và tình trạng vay nợ quá mức cũng sẽ tác động tiêu cực lên quá trình phục hồi của các nước thu nhập cao. Bảng 1: Tăng trưởng GDP khu vực Đông Á – Thái Bình Dương 2013 2014 2015/f 2016/f Các nước đang phát triển Đông Á -TBD 7,1 6,8 6,5 6,4 Trung Quốc 7,7 7,3 6,9 6,7 Indonesia 5,6 5,0 4,7 5,3 Malaysia 4,7 6,0 4,7 4,7 Phi-lip-pin 7,1 6,1 5,8 6,4 Thái Lan 2,8 0,9 2,5 2,0 Việt Nam 5,4 6,0 6,5 6,6 Cam-pu-chia 7,4 7,1 6,9 6,9 CHDCND Lào 8,5 7,5 6,4 7,0 Myanmar 8,5 8,5 6,5 7,8 Mông Cổ 11,6 7,8 3,3 4,1 Ghi chú: Các nước đang phát triển Đông Á-TBD (trừ Trung Quốc) 5,2 4,6 4,6 4,9 Ghi chú: ASEAN 5,0 4,4 4,3 4,7 Nguồn: Ước tính của Ngân Hàng Thế Giới 10 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 4. Quá trình phục hồi kinh tế tại các nước thu nhập cao sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vốn đã cao của Việt Nam. Nhưng đồng thời, mối quan hệ thương mại chặt chẽ cũng đi kèm rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong trường hợp nền kinh tế toàn cầu, nhất là Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, tăng trưởng chậm lại. Tỉ giá hối đoái biến động mạnh cũng là một rủi ro nữa trong bối cảnh Việt Nam áp dụng chính sách tỉ giá chưa đủ mức linh hoạt, cán cân vãng lai suy yếu và dự trữ ngoại tệ thấp. Ngoài ra, dự kiến lãi suất chính sách tại Hoa Kỳ tăng lên cũng sẽ làm cho chênh lệch tỉ suất trái phiếu chính phủ tăng theo, và đây chính là điều Việt Nam lo ngại vì trái phiếu quốc tế là một trong các nguồn trang trải nhu cầu tài chính công to lớn của Việt Nam. Trong điều kiện bất ổn như vậy cần đảm bảo quản lí kinh tế vĩ mô tốt hơn thì mới có thể giảm nhẹ các rủi ro từ bên ngoài và rủi ro tài khoá. Trong bối cảnh khoảng đệm chính sách tài khoá nhằm đối phó với biến động theo chu kì và công cụ tiền tệ còn hạn chế, các chính sách kinh tế vĩ mô cần tập trung điều chỉnh nhằm tái tạo khoảng đệm cần thiết để đối phó với các cú sốc trong tương lai. Thắt chặt tài khoá, tái cơ cấu, chính sách tỉ giá linh hoạt, và tăng cường dự trữ ngoại tệ sẽ giúp khắc phục các yếu kém. I.2. Những diễn biến gần đây của kinh tế Việt Nam I. 2.1. Nền kinh tế đang phục hồi và ứng phó khá hiệu quả với các biến động kinh tế bên ngoài 5. Kinh tế Việt Nam đã ứng phó tương đối tốt trước những biến động môi trường kinh tế bên ngoài nhờ cải thiện cầu nội địa và kết quả tích cực của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu. Sau thời kì sụt giảm tăng trưởng 2012-2013, tăng trưởng đạt mức 6% năm 2014 và ước tăng 6,5% so với cùng kì năm ngoái trong 3 quí đầu năm 2015. Tỉ lệ lạm phát thấp và niềm tin của người tiêu dùng tăng đã thúc đẩy tiêu dùng cá nhân, đồng thời đầu tư cũng tăng mạnh nhờ tăng FDI và tăng chi đầu tư cơ bản của chính phủ trong giai đoạn kết thúc kế hoạch 5 năm hiện tại, và nhờ khôi phục tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm 2015 tổng đầu tư tăng 8,5% so với cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp chế tạo vẫn tăng nhanh nhưng tốc độ tăng tổng giá trị xuất khẩu đã chậm lại do tác động của sụt giảm xuất khẩu hàng hóa cơ bản và nông nghiệp. Ngược lại, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu và hàng hóa trung gian tăng mạnh cho thấy nhu cầu đầu tư gia tăng và tỉ lệ nhập khẩu đầu vào cao trong hàng hoá xuất khẩu. 6. Trong lĩnh vực sản xuất, tăng trưởng nhiều nhất diễn ra trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc ngành công nghiệp chế tạo và trong ngành xây dựng do thị trường bất động sản đã bắt đầu hồi phục và được đầu tư nhiều hơn. Ngành dịch vụ cũng tăng trưởng tốt vởi tỉ lệ 6,2% nhờ tăng doanh số bán lẻ (tăng 9,1% so với cùng kì năm trước), nhưng bị ảnh hưởng phần nào do du lịch tăng trưởng chậm (xuống mức 3,8% so với cùng kì năm trước). Ngược lại lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp vẫn tăng trưởng yếu (2,1% so với cùng kỳ), do tác động của giá thực phẩm giảm và diễn biến thời tiết không thuận lợi của hiện tượng El Nino. Hình 2: Đà tăng trưởng được duy trì nhờ cầu nội địa và ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu Đóng góp vào tăng trưởng GDP – Phía cung (%) Đóng góp vào tăng trưởng GDP – Phía cầu (%) 7.0 7.0 6.0 6.0 5.0 5.0 4.0 4.0 3.0 3.0 2.0 2.0 1.0 1.0 0.0 0.0 2011 2012 2013 2014e 2015f -1.0 2011 2012 2013 2014e 2015f Nông-lâm-thủy sản Tiêu dùng cuối cùng Công nghiệp và xây dựng Tài sản cố định Dịch vụ Chênh lệch XNK Thuế sản phẩm (trừ nợ cấp) Thay đổi tồn kho Tổng GDP Tăng trưởng GDP Nguồn: Ước tính của Ngân Hàng Thế Giới dựa trên số liệu chính thức. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 11 7. Chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống mức thấp do giá nhiên liệu và lương thực phẩm thấp, và lạm phát lõi ổn định. Tỉ lệ lạm phát trung bình 10 tháng đầu năm 2015 là 0,7% trong khi cùng kì năm ngoái là 4,6%. Chỉ số giá nhiên liệu, năng lượng giảm do giá dầu quốc tế giảm dẫn đến làm giảm giá nhiên liệu và cước vận tải. Chỉ số giá lương, thực phẩm trong năm nay cũng ở mức thấp, chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm. I.2.2. Tăng trưởng tín dụng đã hồi phục, được tiếp đà bởi chính sách tiền tệ hỗ trợ và lạm phát thấp 8. Lạm phát thấp đã tạo điều kiện áp dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ. Trong bối cảnh lạm phát giảm và cầu nội địa kém NHNNVN đã cắt lãi suất chính sách tổng cộng là 850 điểm cơ sở kể từ năm 2012, trong đó có 50 điểm cắt giảm trong giai đoạn từ sau tháng 10/2014. Hiện nay lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước là 4,5% và lãi suất tái cấp vốn là 6,5%. Thông tư 36/NHNN (tháng 11/2014) đã cho phép tăng trần cho vay đối với tiền gửi ngắn hạn (tăng từ 30% lên 60%) và giảm trọng số rủi ro đối với một số hoạt động cho vay, kể cả cho vay bất động sản. Mặc dù không có những dấu hiệu rõ rằng về chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm nay nhưng tín dụng đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 12% (tính từ đầu năm đến tháng 9/2015) – mức tăng trưởng cùng kỳ cao nhất kể từ năm 2011. Tăng trưởng tín dụng trở lại đã hỗ trợ nhu cầu đầu tư và các hoạt động kinh tế khác nhưng cũng phần nào gây quan ngại về chất lượng các khoản vay nhất là khi các khoản nợ xấu tồn đọng trong các ngân hàng thương mại từ các năm trước chưa được xử lý triệt để. Hình 3: Lạm phát thấp đã tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ hỗ trợ và tăng trưởng tín dụng Chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất cơ bản Các chỉ số tiền tệ (%, so cùng kỳ) của NHNNVN (%) 12 25 Lãi suất chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn 20 9 CPI (so với cùng kỳ, %) 15 6 10 3 Tổng tín dụng 5 Tổng PT thanh toán Tổng tiền gửi 0 0 Oct-12 Apr-13 Oct-13 Apr-14 Oct-14 Apr-15 Oct-15 Oct-11 Oct-12 Oct-13 Oct-14 Oct-15 Nguồn: Ước lượng của Ngân Hàng Thế Giới dựa trên số liệu chính thức 9. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức. Các cơ quan chức năng công bố nợ xấu trong toàn hệ thống đã giảm xuống dưới 3% tổng dư nợ tín dụng. Có được kết quả này một phần là do một lượng lớn nợ xấu đã được chuyển sang VAMC cũng như tổng tín dung đã tăng nhanh trong những tháng gần đây. Cho đến tháng 10/2015 VAMC thông báo đã mua tổng cộng 226 nghìn tỉ VND nợ xấu, tương đương khoảng 10 tỉ USD. VAMC đã dùng trái phiếu của mình để mua các khoản nợ xấu này. Tuy nhiên, VAMC mới xử lý được khoảng 7% tổng nợ xấu bằng cách bán khoản nợ xấu đó hoặc các tài sản thế chấp. Quá trình giải quyết nợ xấu gặp phải một số khó khăn do VAMC không có đủ quyền sở hữu hợp pháp đối với khoản nợ xấu đang giải quyết, thiếu khung pháp lý về xử lý mất thanh khoản, chuyển quyền sở hữu tài sản, tịch biên tài sản thế chấp và bảo vệ nhân viên VAMC về trách nhiệm cá nhân đối với việc bán tài sản dưới giá trị sổ sách. 12 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam I.2.3. Giảm áp lực tỷ giá thông qua việc phá giá tiền Đồng một cách từ từ 10. Mặc dù có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế nhưng áp lực tỷ giá đã được điều chỉnh thông qua việc phá giá Việt Nam đồng một cách từ từ và quản lý tỷ giá linh hoạt hơn. Việt Nam vẫn áp dụng hệ thống tỷ giá cố định biên độ (crawling peg) trong đó quản lý tỷ giá giao dịch là khâu chính trong chính sách điều hành tỷ giá. Áp lực tỷ giá bắt đầu tích tụ kể từ đầu năm 2015 do cả hai yếu tố thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng và các đồng tiền châu Á đều bị suy yếu. Sức ép này trở nên trầm trọng hơn khi đồng Nhân dân tệ bị phá giá hồi tháng 8/2015. Cân nhắc việc tăng lãi xuất và mức dự trữ ngoại tệ có hạn (tương đương gần 3 tháng nhập khẩu), NHNNVN đã phản ứng trước áp lực này bằng cách giảm giá trị tiền Đồng ba lần vào các tháng 1, 5 và 8/2015 với tổng cộng 3%. Ngoài ra, NHNNVN cũng nới biên giao dịch ngoại tệ từ +/-1% lên +/-3%. Tính chung trong năm 2015 đồng tiền Đồng đã mất khoảng 5% giá danh nghĩa, và gần 3% giá thực tế so với đồng đô la Mỹ. NHNNVN còn hạ lãi gửi tiết kiệm bằng đô la Mỹ và siết chặt quản lí các giao dịch bằng ngoại tệ giữa các tổ chức tài chính nhằm tránh đầu cơ và găm giữ ngoại tệ. Biện pháp này phần nào đã ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và duy trì năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Hình 4: Tỷ giá tiền Đồng đã dần ổn định sau các lần phá giá, nhưng vẫn chịu nhiều áp lực Tỷ giá VNĐ so với USD Tỷ giá bình quân tháng so với USD (T12/2013 = 100) 23,000 Thị trường tự do 22,750 Tỷ giá chính thức (SBV) 130 Trần biên độ GD Đồng Việt Nam 22,500 Vietcombank (TB mua/bán) 125 Euro 122.0 22,250 Yên Nhật 120 Nhân dân tệ 116.1 22,000 115 Đô la Singapore 21,750 Bạt Thái 110.1 110 21,500 105 104.6 103.7 21,250 100 21,000 95 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 c-1 b-1 r-1 n-1 g-1 t-1 c-1 b-1 r-1 n-1 g-1 t-1 Oct-14 Dec-14 Feb-15 Apr-15 Jun-15 Aug-15 Oct-15 De Fe Ap Ju Au Oc De Fe Ap Ju Au Oc Nguồn: NHNNVN và Ngân hàng Thế Giới I.2.4. Cần tiếp tục củng cố tài khóa 11. Giá dầu giảm và cắt giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp đã dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2015. Thu nhập từ bán dầu giảm 35% so với cùng kì năm ngoái, doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) và thuế xuất nhập khẩu giảm lần lượt 19% và 2% do giảm thuế suất. Trong các sắc thuế chính, thuế giá trị gia tăng (VAT), chiếm 1/3 tổng doanh thu thuế, đã tăng 15% so với cùng kì năm ngoái nhờ tiêu dùng cá nhân tăng và doanh thu thuế thu nhập cá nhân tăng 18% do nở rộng diện chịu thuế. Bộ Tài chính ước tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm tăng 7% so với cùng kì năm ngoái. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 13 Hình 5: Thu chi ngân sách Nhà nước Thu ngân sách theo sắc thuế Chi ngân sách theo các mục chính (9T- 2015 so với 9T-2014, nghìn tỉ VND) (9T- 2015 so với 9T-2014, nghìn tỉ VND) 200 Ngàn tỷ đồng % 9T-2015 1,000 20 150 9T-2014 9T-2014 9T-2015 Thay đổi (%) Thay đổi (%) 800 15 100 600 12.6 400 10 50 200 7.4 15 18 5.6 5 0 (2) 0 (19) (24) (35) -200 Chi ĐTPT Chi trả nợ Chi thường xuyên 0 -50 Thu từ Thuế GTGT Thuế Thuế Thuế Thuế dầu thô TNDN XNK TNCN tài nguyên Nguồn: Bộ Tài chính 12. Đồng thời, chi ngân sách tăng nhanh hơn thu chủ yếu do tăng chi thường xuyên (chiếm tới 70,5% tổng chi ngân sách). Trong chín tháng đầu năm tổng chi ngân sách tăng 7,8% so với cùng kì năm ngoái, trong đó chi thường xuyên và chi đầu tư cơ bản (không kể các khoản chi ngoài ngân sách) tăng lần lượt 5,6% và 7,6%. Chi trả nợ (cả gốc và lãi) từ ngân sách nhà nước tăng 12,6% do nghĩa vụ nợ công tăng. Trong khi đó tỉ trọng chi đầu tư (không kể các khoản chi ngoài ngân sách) trong tổng chi ngân sách giảm xuống còn 15,6% so với 26,5% trong giai đoạn 2011-2014. 13. Trong 9 tháng đầu năm 2015 thâm hụt ngân sách ước khoảng 4,9% GDP theo cách tính của Bộ Tài chính và được bù đắp chủ yếu bởi các khoản vay trong nước. Cần lưu ý rằng con số này không bao gồm các khoản đầu tư ngoài ngân sách. Như vậy có nghĩa là tổng thâm hụt ngân sách trên thực tế còn cao hơn. Theo nghị quyết của Quốc hội thông qua năm ngoái về hạn chế phát hành trái phiếu dưới 5 năm thì Bộ Tài chính đang gặp khó khăn trong phát hành trái phiếu kho bạc. Trong 9 tháng đầu năm Kho bạc nhà nước chỉ phát hành được tổng cộng 127 nghìn tỉ đồng (khoảng 51% kế hoạch năm), giảm 39% so với cùng kì năm ngoái. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trong ngắn hạn, Bộ Tài chính đã phải vay NHNNVN 30 nghìn tỉ đồng. 14. Tình trạng mất cân đối tài khoá đã tích tụ từ nhiều năm trước cần được giải quyết thì mới có thể đảm bảo bền vững tài chính công. Vì vậy, chính phủ đang tìm cách tăng cường kỉ luật tài khoá, tăng cường quản lí thuế và mở rộng diện thu thuế. Ngoài ra chính phủ cũng cố gắng kiểm soát chi thường xuyên và thắt chặt kiểm soát các khoản đầu tư công mới. Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi sẽ góp phần tăng cường quản lí tài khoá. 15. Nợ công của Việt Nam đã tăng nhanh trong vài năm gần đây. Tuy tình hình tài khoá của Việt Nam bị biến động theo chu kì nhưng mức độ thâm hụt lớn đã gây quan ngại về bền vững tài khoá trung hạn và nợ công. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ công của Việt Nam (nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương) đã tăng mạnh từ mức 51,7% năm 2010 lên khoảng 61,3% GDP năm 2015. Trong số này nợ trực tiếp của chính phủ trung ương chiếm 48,9% GDP , nợ do chính phủ trung ương bảo lãnh chiếm 11,4% GDP và nợ của chính quyền các tỉnh chiếm trên dưới 1% GDP . Tổng nợ công đang nhanh chóng tiến tới mức trần cho phép 65% GDP . Hiện nay các nhà tài trợ đang dần dần rút khỏi Việt Nam làm cho nguồn vốn ưu đãi bên ngoài cũng giảm theo, vì vậy chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào vay nợ trong nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng. 16. Dựa nhiều hơn vào các nguồn vay trong nước sẽ giảm bớt rủi ro tỉ giá nhưng lãi suất vay lại bị tăng và thời hạn vay các khoản nợ công bị rút ngắn. Tỉ trọng nợ trong nước so với tổng nợ công đã tăng từ 45% năm 2010 lên 53% năm 2014. Nguồn vốn dài hạn khá hạn chế, thể hiện thực tế rằng thị trường vốn nội địa chưa phát triển và có ít người tham gia, chủ yếu là các ngân hàng. Vì vậy đảm bảo trả nợ sẽ là một gánh nặng đối với ngân sách. Tỉ trọng chi trả lãi trong GDP và chi của chính phủ đã tăng mạnh. Trong năm 2014 chính phủ đã chi khoảng 8% tổng thu (kể cả thu viện trợ) vào việc trả lãi (năm 2010 là 4,3%) và vì vậy đã ảnh hưởng tới các khoản chi phát triển sản xuất và đầu tư. Tổng nghĩa vụ trả nợ, kể cả trả nợ gốc, đã chiếm trên ¼ tổng thu của chính phủ trong năm 2014, làm cho các rủi ro về tái cấp vốn ngày càng trở nên nghiêm trọng. 14 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình 6: Thâm hụt ngân sách kéo dài làm tăng nợ công Cân đối ngân sách NN (% GDP) Nợ công (% GDP) 59.6 61.3 40.0 54.5 51.7 50.1 50.8 11.3 11.4 30.0 10.5 11.1 10.4 10.6 20.0 47.4 48.9 40.9 39.3 39.4 42.6 10.0 -6.7 -7.4 -6.2 -6.6 0.0 -2.8 -1.1 2010 2011 2012 2013 2014e 2015f -10.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015f Nợ của chính quyền ĐP Nợ do Chính phủ bảo lãnh Cân đối NSNN Nợ của Chính phủ Tổng chi NSNN Tổng nợ công Tổng thu NSNN Nguồn: Ước tính của Ngân Hàng Thế Giới Nguồn: Bộ Tài chính I.2.5. Thương mại xuất nhập khẩu vẫn khá ấn tượng 17. Mặc dù tăng trưởng thương mại toàn cầu vẫn còn yếu kém, nhưng tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn đáng ghi nhận. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 120 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kì năm ngoái. Giá trị xuất khẩu hàng hóa cơ bản giảm mạnh do giá xuất khẩu giảm. Xuất khẩu dầu thô giảm gần một nửa về giá trị và xuất khẩu hàng nông nghiệp giảm gần 10%. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo tăng mạnh, nhất là các mặt hàng công nghệ như điện thoại di dộng, điện tử và máy tính. Các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy, đồ gỗ cũng tăng trưởng tốt, khoảng 10%. Tuy vậy, tỉ lệ nhập khẩu đầu vào trong các sản phẩm này vẫn tương đối cao, tác động lan toả công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước chưa cao và các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng tham gia chuỗi cung ứng và tạo giá trị cao hơn. Hình 7: Tăng trưởng thương mại Việt Nam so sánh với một số nước châu Á Xuất khẩu hàng hóa (cộng dồn 12 tháng, Nhập khẩu hàng hóa (cộng dồn 12 tháng, T12/2011=100) T12-2011 = 100) 200 200 Trung Quốc Trung Quốc 180 Indonesia 180 Indonesia Malaysia Malaysia 160 Philippines 160 Philippines Thái Lan Thái Lan Việt Nam Việt Nam 140 140 120 120 100 100 80 Dec-11 Sep-12 Jun-13 Mar-14 Dec-14 Sep-15 80 Dec-11 Sep-12 Jun-13 Mar-14 Dec-14 Sep-15 Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 15 18. Kết quả xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam có được là nhờ đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu trong 10 năm qua. Hiện nay, hàng chế biến, chế tạo chiếm gần 84% tổng kim ngạch xuất khẩu so với mức 50% trong năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu giá trị cao như điện thoại di dộng, máy tính trước đây 10 năm chỉ chiếm chưa đến 5% tổng kim ngạch, nay đã tăng lên 30%. Đồng thời tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô cũng giảm. Cụ thể, xuất khẩu dầu thô đã giảm mạnh trong thập kỉ vừa qua – từ gần 23% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 xuống còn 2,5% vào thời điểm tháng 9/2015. Tỉ trọng xuất khẩu hàng nông sản giảm mạnh trong năm 2015 chủ yếu do giá xuất khẩu giảm trên toàn cầu chứ không liên quan nhiều đến vấn đề bổ sung giá trị gia tăng. Hình 8: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam Xuất khẩu hàng CN cao (tỷ US$) Tỷ trọng xuất khẩu (% tổng giá trị) 25.0 Điện thoại và LK 20.0 30.0 Điện tử và máy tính 25.0 Hàng CN 15.0 cao 20.0 10.0 15.0 Quần áo 10.0 5.0 5.0 Dầu thô 0.0 0.0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 9M-15 11 13 12 5 10 14 05 06 07 08 09 -1 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 9M Nguồn: Tổng cục Hải quan 19. Kết quả xuất khẩu cũng thể hiện mức độ hội nhập hiện tại của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhìn chung, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn là động lực chính trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiếm tới 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (ngoài dầu thô). Giá trị xuất khẩu của khu vực này tăng 20,8% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2015. Đồng thời khu vực đầu tư nước ngoài cũng gia tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đầu tư và nguyên liệu, hàng hoá trung gian phục vụ chế tạo và chế biến để xuất khẩu. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục có thặng dư thương mại (khoảng 9% GDP năm 2015) nhưng tỉ trọng nhập khẩu đầu vào rất cao của các doanh nghiệp này cũng thể hiện qui mô hạn chế của chuỗi giá trị trong nước. Hình 9: Tỉ trọng xuất - nhập khẩu ngày càng tăng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Xuẩt khẩu của khu vực FDI (% tổng giá trị) Nhập khẩu của khu vực FDI (% tổng giá trị) Điện thoại và linh kiện 100 Điện tử máy tính 92 Điện tử và máy tính Linh kiện ĐT 89 98 Máy móc thiết bị 63 PT vận tải và phụ tùng 94 Vải các loại 63 Giầy dép 79 Hóa chất 58 Túi sách, vali, ô, dù 76 Phụ tùng ô tô 55 Quần áo 60 Chất dẻo nguyên liệu 51 Sản phẩm gỗ 49 Thức ăn chăn nuôi 41 Nguồn: Tổng cục Hải quan 16 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 20. Tuy có giảm nhẹ năm nay nhưng kết quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao hơn các nước khác trong khu vực. Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cao nhất trong các nước đang phát triển khu vực Đông Á năm 2014, và tình trạng đó kéo dài trong cả 3 quí đầu năm 2015. Đặc biệt, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng mạnh nhờ FDI trong ngành công nghiệp chế tạo do các hãng sản xuất lớn mở rộng sản xuất điện tử, điện thoại và các sản phẩm liên quan tại Việt Nam. Xuất khẩu điện thoại di động và phụ kiện đứng hàng cao nhất, đạt 23 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm, tương đương mức tăng trưởng 33,2% so với cùng kì năm ngoái, và là ngành hàng xuất khẩu lớn nhất, vượt xa các sản phẩm khác. Đồng thời xuất khẩu máy tính, đồ điện tử cũng đạt 11,3 tỉ USD, tăng 51,5% so với cùng kì năm ngoái. Bảng 2: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Tỉ trọng (%) Tăng trưởng (%) 2014 9T/2014 9T/2015 2014 9T/2014 9T/2015 Tổng giá trị xuất khẩu 100,0 100,0 100,0 13,8 14,4 9,2 Dầu thô 4,8 5,3 2,5 -0,2 9,1 -48,4 Ngoài dầu thô 95,2 94,7 97,5 14,6 14,7 12,4 Nông nghiệp, thuỷ sản 14,7 15,3 12,6 12,1 15,1 -9,9 Gạo 2,0 2,1 1,6 0,4 -2,0 -15,0 Sản phẩm giá trị thấp 26,6 17,6 25,5 18,1 22,1 12,0 May mặc 13,9 6,8 14,1 16,6 24,5 10,0 Sản phẩm giá trị cao 27,1 26,3 32,2 10,6 7,2 33,2 Điện thoại và linh kiện 15,7 15,7 19,1 11,1 11,3 33,2 Khác 26,7 35,5 27,2 16,7 17,1 5,4 Khu vực trong nước 32,6 33,0 29,3 11,8 13,1 -3,2 Đầu tư nước ngoài (trừ dầu thô) 62,5 61,7 68,2 16,1 15,6 20,8 Nguồn: Tổng cục Hải quan 21. Nhập khẩu, nhất là máy móc thiết bị và sản phẩm trung gian, tiếp tục tăng mạnh, phản ánh đầu tư gia tăng và tỉ lệ nhập khẩu đầu vào rất cao trong kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu cho đến hết tháng 9 đạt 124 tỉ USD, tăng 15,6% (cùng kì năm 2014 chỉ tăng 11,6%). Nhập khẩu máy moc, trang thiết bị và sản phẩm trung gian tăng gần 30%. Hiện tượng này một mặt thể hiện quá trình mở rộng cơ sở sản xuất và tâm lý tích cực của nhà đầu tư, nhưng mặt khác nó cũng thể hiện yếu kém trong cơ cấu ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu Việt Nam (dệt may, điện tử, giày dép) – đó là việc sử dụng tỉ lệ rất nhiều nguyên liệu và sản phẩm trung gian nhập khẩu. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 17 Bảng 3: Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam Tỉ trọng (%) Tăng trưởng (%) 2014 9T/2014 9T/2015 2014 9T/2014 9T/2015 Tổng giá trị nhập khẩu 100,0 100,0 100,0 12,0 11,6 15,6 Máy móc, phụ tùng 15,2 15,0 16,7 20,0 21,0 29,3 Sản phẩm trung gian 21,6 21,1 23,5 8,1 2,3 28,6 Nguyên liệu 22,8 23,0 21,1 12,2 13,6 6,0 Sản phẩm dầu lửa 5,1 5,9 3,2 8,0 22,7 -35,8 Sản phẩm 8,0 7,8 8,5 23,9 22,9 25,3 Hàng hóa khác 27,3 27,2 26,9 8,3 7,2 18,6 Khu vực trong nước 43,0 43,6 40,9 10,5 13,1 8,8 Đầu tư nước ngoài 57,0 56,4 59,1 13,1 10,5 20,8 Nguồn: Tổng cục Hải quan 22. Cân đối xuất nhập khẩu của Việt Nam yếu đi trong năm 2015, làm cho thặng dư cán cân vãng lai bị thu hẹp đáng kể. Trong 9 tháng đầu năm nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu dẫn đến thâm hụt thương mại gần 4 tỉ USD trong khi cùng kì năm 2014 đạt thặng dư 2,4 tỉ USD. Sau khi đạt thặng dư cán cân vãng lai 5,4% GDP giai đoạn 2011-14, đến cuối quí 2/2015 con số này giảm xuống chỉ còn 0,2% GDP . Kiều hối gửi về tăng mạnh nhưng cũng chỉ bù đắp phần nào thâm hụt thương mại (hàng hoá và dịch vụ) và khoản chuyển lãi về nước của các nhà đầu tư nước ngoài. 23. Tuy cán cân vãng lai có suy giảm nhưng các rủi ro tài chính bên ngoài cũng giảm nhẹ nhờ dòng vốn FDI chảy vào mạnh và nhờ có các món vay ưu đãi dài hạn. Các dòng vốn FDI lớn và đa dạng cùng với các món vay từ bên ngoài đã góp phần củng cố tài khoản vốn và tăng cường dự trữ ngoại tệ. Tỉ lệ giải ngân FDI tăng lên 16,3%, tương đương 11,8 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm. Tỉ lệ đảo nợ nước ngoài (external debt rollover) vẫn đảm bảo, lại được hỗ trợ bởi dòng vốn từ bên ngoài ổn định. Các yếu tố đó đã cho phép nâng dự trữ ngoại tệ lên 2,8 tháng nhập khẩu vào thời điểm cuối quí 2/2015 – tăng nhẹ so với mức 2,7 tháng cuối năm 2014. Hình 10: Thặng dư tài khoản vãng lai và luồng vào FDI đã cho phép dự trữ ngoại tệ tăng nhẹ Cán cân thanh toán (% GDP) Dự trữ ngoại tệ 12.5 40 4 10.0 7.5 30 3 5.0 20 2 2.5 0.0 10 1 -2.5 0 0 -5.0 Q2-11 Q2-12 Q2-13 Q2-14 Q2-15 2011 2012 2013 2014e 2015f Dự trữ ngoại hỗi (tỷ đô la Mỹ) TK Vãng lai TK vốn Tháng nhập khẩu Lỗi và sai sót Cán cân chung Nguồn: Ước tính của NHNNVN và Ngân hàng Thế Giới 18 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam I.3. Triển vọng kinh tế và rủi ro trung hạn 24. Về cơ bản, triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam là tích cực. GDP dự báo sẽ tăng 6,5% trong cả năm 2015 và củng cố trong năm 2016 nhờ cầu trong nước tiếp tục phục hồi nhờ tăng tiêu dùng cá nhân và đầu tư. Về phía cung, tăng trưởng dự kiến sẽ chủ yếu nhờ vào ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng. Kỳ vọng lạm phát dự báo vẫn ở mức thấp, vì vậy ít xảy ra khả năng NHNNVN sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong kì ngắn hạn. Tuy nhiên, mức lạm phát thấp hiện nay nhờ giá năng lượng và lương thực toàn cầu được dự báo sẽ tăng trở lại trong trung hạn. Cán cân thương mại dự kiến sẽ thu hẹp mạnh trong năm nay do xuất khẩu giảm đà đồng thời với hoạt động kinh tế trong nước tăng dẫn đến tăng nhập khẩu. Dòng kiều hối ổn định sẽ góp phần duy trì thặng dư của tài khoản vãng lai, nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với các năm trước. Bội chi ngân sách dự kiến sẽ vẫn cao trong năm nay nhưng sẽ được điều chỉnh dần bởi các biện pháp thắt chặt nhằm tránh tăng nợ công. Nợ công vẫn ở mức bền vững nhưng phụ thuộc nhiều vào kết quả thực hiện chương trình thắt chặt tài khoá và các rủi ro khác. 25. Triển vọng tích cực nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất lợi. Do khoảng đệm chính sách còn hạn chế nên các cú sốc bên ngoài và trong nước có thể ảnh hưởng lên sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tiến trình tái cơ cấu chậm chạp trong nước gây ra nhiều rủi ro đáng kể đối với viễn cảnh tăng trưởng trung hạn. Ngoài ra còn phải kể đến một số rủi ro tài khoá đáng kể, và nếu chậm thực hiện chương trình thắt chặt tài khoá thì mức độ bền vững nợ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Áp lực tăng chi bắt nguồn từ chi thường xuyên, kể cả áp lực tăng lương, sẽ gây khó khăn cho việc cắt giảm thâm hụt ngân sách. Các rủi ro tài khoá còn trở nên trầm trọng hơn bởi trách nhiệm trả nợ liên đới liên quan đến các món nợ của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại nhà nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng các rủi ro trong ngành ngân hàng, kể cả tăng trưởng nóng, cũng sẽ tăng lên nếu không được quản lí cẩn trọng và có thể gây ra một đợt mất ổn định mới và tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Môi trường bên ngoài nói chung là thuận lợi đối với Việt Nam, nhưng những rủi ro mới nảy sinh đòi hỏi phải tiếp tục quản lí vĩ mô tốt nhằm bảo vệ nền kinh tế an toàn trước các cú sốc có thể xảy ra. Thắt chặt tài khoá, chính sách tỉ giá linh hoạt hơn và tăng cường dự trữ ngoại tệ sẽ giúp khắc phục các yếu kém. Bảng 4: Các chỉ số kinh tế ngắn hạn 2013 2014 2015/e 2016/f Tăng trưởng GDP (%) 5,4 6,0 6,5 6,6 CPI (trung bình năm, %) 6,6 4,1 1,5 3,0 Cán cân vãng lai (% GDP) 5,6 4,8 0,1 -0,2 Cán cân tài khoá (% GDP) – theo cách tính của GFS -7,4 -6,2 -6,9 -6,4 Nợ công (% GDP) – theo cách tính của Bộ Tài chính 54,5 59,6 61,3 63,2 Nguồn: GSO, MOF, NHNNVN và Ngân hàng Thế Giới I.4. Cập nhật tiến độ tái cơ cấu I.4.1. Môi trường kinh doanh 26. Báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới cho thấy thứ hạng Môi trường Kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện từ 93 (2015) lên 90 (2016) trong số 189 nền kinh tế. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn được đánh giá thấp hơn mức trung bình các nước ASEAN-4 trong đó phải kể đến các yếu tố như chậm hoàn thiện khung thể chế, hạ tầng và môi trường kinh doanh. Các yếu kém thể hiện qua các tiêu chí thời gian nộp thuế, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, cấp điện và xử lý các thủ tục có liên quan tới phá sản. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 19 27. Nhiều thách thức vẫn đang tồn tại trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Cải cách pháp lý liên quan tới môi trường kinh doanh chưa được tiến hành một cách triệt để, luật lệ và qui định nhiều khi được áp dụng thiếu đồng bộ và tùy tiện. Cụ thể, quản lí thuế còn phiền hà và gây lãng phí lớn cho các doanh nghiệp tư nhân. Đăng kí kinh doanh đã có tiến bộ, nhưng qui định về bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và khung pháp lí về phá sản vẫn còn yếu và làm suy giảm nhiệt tình của nhà đầu tư. Thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam có độ mở cao và đang hướng tới qui chế một cửa ASEAN nhưng thủ tục hải quan vẫn chưa hiệu quả như ở nhiều nước ASEAN khác. 28. Chính phủ cam kết tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh. Ngày 12/3/2015 Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP/2015 về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2015 – 2016. Nghị quyết nhắm tới mục tiêu giảm thời gian nộp thuế tối đa xuống còn 121,5 giờ/năm, xây dựng và công bố cơ sở dữ liệu về hoàn thuế VAT, giảm mạnh thời gian thông quan xuất và nhập khẩu xuống lần lượt 13 và 14 ngày. Hình 11: Mặc dù có những tiến bộ, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều thách thức Điểm số chung Điểm số theo các lĩnh vực ASEAN-4, trung bình 67.2 Khởi nghiệp Xử lý vỡ nợ, Cấp phép Malaysia (18) 79.1 phá sản xây dựng Thái Lan (49) 71.4 Thực thi Xin cấp Việt Nam (90) 62.1 hợp đồng điện Philippines (103) 60.1 Indonesia (109) 58.1 Thương mại Đăng ký tài sản Campuchia (127) 55.2 Lào (134) 53.8 Nộp thuế Vay vốn Myanmar (167) 45.3 Bảo vệ nhà đầu tư 0 20 40 60 80 100 Khoảng cách tới mức điểm cao nhất Việt Nam ASEAN - 4, trung bình Nguồn: Môi trường Kinh doanh 2016, Ngân Hàng Thế Giới. ASEAN-4 bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. I.4.2. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước 29. Cổ phần hóa đang là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình cải cách DNNN nhưng tốc độ thực hiện chưa đủ nhanh để hoàn thành mục tiêu năm 2015. Đến cuối tháng 9/2015 Việt Nam đã cổ phần hóa 344 DNNN, trong đó bao gồm một số công ty mẹ của các tập doàn kinh tế và tổng công ty lớn. Việt Nam sẽ khó hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa 531 DNNN giai đoạn 2011-15, nhưng kết quả đã tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn 2006-10 khi mà chỉ tiêu cổ phần hóa chỉ đạt 30%. Gần đây chính phủ đã công bố kế hoạch rút vốn toàn bộ khỏi các doanh nghiệp lớn và hoạt động tốt như Vinamilk và FPT. Hành động đó có thể tạo động lực tốt, đẩy nhanh quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. 20 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình 12: Tiến độ cổ phần hóa DNNN 2011-15t 600 500 Kế hoạch 2011-15 531 400 344 300 200 143 102 100 0 2011 2012 2013 2014 9M/2015 Số lượng DNNN cổ phần hóa Số lũy kế Kế hoạch 2011-15 Nguồn: Bộ Tài chính 30. Tiến độ hoàn thiện quản trị doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào kết quả thực hiện hiệu quả các văn bản luật mới ban hành. Hiện tại chính phủ vẫn đang trong quá trình soạn thảo các nghị định hướng dẫn và thông tư thực hiện các luật mới ban hành. Một vài nghị định mới được ban hành và đã có hiệu lực, ví dụ Nghị định 87 (hiệu lực từ ngày 1/12/2015), Nghị định 91 về Quản lí vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp (hiệu lực ngày 1/12/2015), và Nghị định 81 về công bố thông tin DNNN (hiệu lực từ ngày 5/11/ 2015). Ba nghị định này qui định khung giám sát & đánh giá đối với các DNNN, không chỉ liên quan đến kết quả tài chính mà còn cả các thông tin khác như quản trị doanh nghiệp và kế hoạch chiến lược. Yêu cầu công khai thông tin đã bắt đầu được thực hiện tại một số DNNN và dự kiến sẽ mở rộng trong năm 2016. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-20 cũng qui định rõ các mục tiêu đổi mới DNNN, trong đó bao gồm tách chức năng quản lí nhà nước ra khỏi vấn đề thực thi quyền chủ sở hữu, nâng cao năng lực chuyên môn ban điều hành, và tách mục tiêu kinh doanh thương mại ra khỏi nghĩa vụ xã hội. I.4.3. Cải cách ngành ngân hàng 31. Tăng cường giám sát và điều tiết các ngân hàng tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của cải cách khu vực tài chính. NHNNVN đã tập trung ban hành các qui định an toàn hoạt động nghiêm ngặt hơn, áp dụng quản lí rủi ro tốt hơn (dần dần áp dụng các nguyên tắc Basel II), áp dụng cách tiếp cận đa chiều trong giải quyết nợ xấu, trong đó VAMC là công cụ chính. Thông tư 02 (ban hành năm 2013 và có hiệu lực đầy đủ từ tháng 4/2015) là một bước tiến đúng đắn trong việc áp dụng thông lệ quốc tế vào tính toán và phân loại nợ xấu. Ngoài ra, thông tư 36 ban hành cuối năm 2014 qui định các tiêu chuẩn nhằm tăng cường minh bạch trong hoạt động của ngân hàng và giải quyết vấn đề sở hữu chéo – hiện đang bị coi là yếu tố đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Thông tư cũng thể hiện nỗ lực của NHNNVN trong vấn đề áp dụng dần các nguyên tắc Basel II trong ngành ngân hàng. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 21 32. Quá trình củng cố lại ngành ngân hàng đã tăng tốc từ nửa đầu năm 2015 chủ yếu thông qua các thương vụ cưỡng chế mua bán và sát nhập ngân hàng. Không giống như trước đây, khi quá trình củng cố chủ yếu diễn ra bởi các vụ sát nhập ngân hàng nhỏ (và yếu), các thương vụ trong năm 2015 chủ yếu là các vụ sát nhập ngân hàng nhỏ vào ngân hàng thương mại quốc doanh. Ngoài ra, thay vì cho phép các ngân hàng yếu kém thông báo phá sản, NHNNVN đã tiếp nhận 3 ngân hàng nhỏ và cử các cán bộ có kinh nghiệm giữ các chức vụ quản lí chủ chốt với mong muốn cải thiện kết quả kinh doanh. Ngoài ra, một số ngân hàng cổ phần có kết quả hoạt động tốt cũng sát nhập với nhau. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các vụ sát nhập và mua bán đều được cơ quan quản lí tạo điều kiện với mục đích xốc lại hệ thống ngân hàng, giải quyết vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng và qua đó giảm thiểu rủi ro hệ thống. Tuy con số các vụ mua bán và sát nhập có tăng lên nhưng mục tiêu giảm số ngân hàng thương mại xuống còn 15 - 17 vào năm 2017 có thể khó thực hiện. Hiện nay vẫn còn 34 ngân hàng thương mại sau khi thực hiện 8 vụ mua bán / sát nhập (con số ngân hàng thương mại là 42 trước khi thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng). 33. Mặc dù các cơ quan hữu quan đã có nhiều nỗ lực, xử lý nợ xấu trong ngành ngân hàng vẫn là vấn đề hết sức khó khăn. VAMC tiếp tục mua nợ xấu nhưng quá trinh xử lý nợ xấu vẫn còn chậm. Theo báo cáo của NHNNVN, nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm xuống dưới 3% tổng dư nợ tín dụng nhưng một phần là do nợ xấu được chuyển từ ngân hàng sang VAMC (cho đến tháng 10/2015 VAMC đã mua tổng cộng 226 nghìn tỉ VND, tương đương khoảng 10 tỉ USD). Qui định mới có hiệu lực từ ngày 15/10/2015 sẽ cho phép áp dụng cơ chế mua bán nợ xấu theo giá thị trường qua đó VAMC sẽ có quyền linh hoạt hơn trong xử lý nợ xấu, ví dụ như VAMC có quyền mua bán trực tiếp. Đây là bước tiến tốt, giúp giải quyết nhanh nợ xấu và giảm thiểu mức độ mất giá. 34. Trong thời gian tới, qui chế và giám sát ngân hàng cần được tiếp tục triển khai và hoàn thiện nhiều hơn nữa. Mức độ tuân thủ các Nguyên tắc Basel Cốt lõi (BCP) vẫn còn thấp. Sự lẫn lộn giữa chức năng giám sát an toàn (tập trung chủ yếu vào khía cạnh an toàn và lành mạnh của hệ thống) với chức năng thanh tra chung (tuân thủ các thủ tục hành chính) đã làm suy yếu chức năng giám sát an toàn của NHNNVN. Từ nhiều năm nay NHNNVN đã không thực hiện thanh tra tại chỗ các ngân hàng thương mại nhà nước, một phần vì lí do muốn tránh trùng lặp với các đợt Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước. Thanh tra gián tiếp vẫn đang được thực hiện. Khung pháp qui vẫn qui định một số điều liên quan đến giám sát ngân hàng qua biên giới nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng trong thanh tra hoạt động ở nước ngoài của các ngân hàng Việt Nam. NHNNVN hiện đang phải thực hiện nhiều nhiệm vụ và chỉ được hoạt động tương đối độc lập nên thẩm quyền giám sát được luật pháp trao cho cũng bị ảnh hưởng. Nhưng dù sao Việt Nam cũng có một khung pháp lí phù hợp về các hoạt động được phép làm cơ sở điều tiết hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi. 22 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam PHẦN 2: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG II.1. Bối cảnh 35. Sau hơn 5 năm đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được các bên thống nhất ngày 5/10/2015 tại cuộc họp các Bộ trưởng Thương mại tại Atlanta, Hoa Kỳ. TPP bao gồm 12 thành viên Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chi-lê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam. Các nước thành viên TPP có tổng GDP là 28 nghìn tỉ USD, tương đương 36% GDP toàn cầu, và chiếm trên 25% tổng thương mại toàn thế giới. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 23 Bảng 5: Việt Nam và các nước thành viên TPP GDP danh GDP đầu Tỉ trọng xuất Tỉ trọng Tỉ trọng FDI nghĩa 2014 (tỉ người 2014 khẩu của nhập khẩu của Việt Nam US$) (US$) Việt Nam của Việt (%) (%) Nam (%) Úc 1.454 61.887 1,9 1,3 0,7 Brunei Darussalam 17 41.344 0,0 0,0 0,6 Canada 1.787 50.271 1,5 0,3 1,9 Chi-lê 258 14.528 0,4 0,2 0,0 Nhật Bản 4.601 36.194 8,7 8,7 14,3 Mexico 1.283 10.230 1,0 0,3 0,0 Malaysia 327 10.933 2,3 2,5 4,1 New Zealand 188 42.409 0,2 0,2 0,0 Peru 203 6.551 0,1 0,0 0,0 Singapore 308 56.287 2,1 3,8 12,6 Hoa Kỳ 17.419 54.629 20,6 4,8 4,2 Việt Nam 186 2.052 Tổng số 38,8 22,2 38,3 Ghi chú: Số liệu GDP và GDP đầu người 2014, riêng New Zealand 2013. Nguồn: WDI 2015, Ngân Hàng Thế Giới, MPI và Tổng cục Hải quan. 36. Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ với các nước thành viên TPP . Hiện nay các nước TPP chiếm 38,8 xuất khẩu, 22,2% nhập khẩu và 38,3% vốn FDI của Việt Nam. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia và Singapore nằm trong nhóm 10 nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sự tham gia của Việt Nam vào TPP nằm trong nỗ lực hội nhập với nền kinh tế toàn cầu chung của Việt Nam và tiếp nối nỗ lực tự do hóa thương mại trong hai thập kỉ qua. Ngoài việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ và cắt giảm các biện pháp phi thuế quan ra, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và cắt giảm vai trò của các doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ tạo cơ sở tốt giúp thực hiện tái cơ cấu và cải cách thể chế tại Việt Nam. 37. TPP sẽ tạo thêm cơ hội thương mại và đầu tư cho Việt Nam với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương. TPP được coi là một hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao, giúp tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ thông qua cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Việt Nam là nước cung cấp hàng đầu các sản phẩm công nghiệp nhẹ và trung bình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có cơ hội tiếp cận các nền kinh tế giàu có nhất trong không gian TPP như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tiềm năng của TPP rất lớn nhưng chúng cũng đi kèm chi phí và rủi ro. Dựa trên các tài liệu có được, dưới đây ta sẽ thử phân tích một số cơ hội và rủi ro mà TPP mang lại cho Việt Nam. Muốn phân tích chi tiết hơn cần phải dựa trên các cam kết cụ thể mới được công bố gần đây. 24 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam II.2. Phạm vi của TPP 38. TPP là một hiệp định thương mại toàn diện và chi tiết, không chỉ đề cập vấn đề tiếp cận thị trường mà còn nhiều vấn đề rộng khác như mua sắm của chính phủ, chất lượng luật pháp, quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. TPP gồm 30 chương nói về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại. Tuy các cam kết chi tiết chỉ mới được công bố gần đây nhưng nhìn chung TPP qui định vấn đề thuế quan đối với hàng hóa, hải quan, thuận lợi hóa thương mại; các qui định về an toàn và kiểm dịch thực vật; rào cản kĩ thuật đối với thương mại; bồi thường thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; mua sắm của chính phủ; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; và các chương ‘theo chiều ngang’ đề cập các vấn đề như phát triển, năng lực cạnh tranh, và hòa nhập; giải quyết tranh chấp, ngoại lệ và các điều khoản về thể chế. 39. Ngoài việc cập nhật các cách tiếp cận truyền thống trong các hiệp định thương mại tự do trước đây TPP còn đưa vào thêm nhiều vấn đề thương mại và các vấn đề liên ngành mới nảy sinh. Đó là các vấn đề liên quan đến internet và nền kinh tế kĩ thuật số, sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước vào thương mại quốc tế và đầu tư, khả năng khai thác lợi thế do hiệp định thương mại mang lại của các doanh nghiệp nhỏ, và các chủ đề khác. Do các vấn đề đề cập rất chuyên sâu nên hiệp định dự định cũng đi kèm hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước kém phát triển hơn trong TPP , và đôi khi dành một khoảng thời gian và cơ chế chuyển tiếp đặc biệt cho phép các bên có thêm thời gian để xây dựng năng lực thực hiện các cam kết mới. 40. Tự do hóa thương mại vẫn là nội dung quan trọng trong tiếp cận thị trường trong TPP , đặc biệt là đối với Việt Nam. Mặc dù một số nước đã hạ thuế quan xuống dưới 10%, thậm chí dưới 5% nhưng một số thuế suất đỉnh vẫn tồn tại. Ví dụ, tại thị trường Hoa Kỳ, thuế quan đối với hàng may mặc vẫn nằm trong khoảng 10% - 32%, tùy từng loại hàng (nói chung các loại sản phẩm dệt thủ công chịu thuế suất cao hơn). Hàng nông sản vẫn chịu sự điều chỉnh của hệ thống hạn ngạch có thể làm cho thuế suất cao tới mức không chịu nổi đối với một số loại như sản phẩm sữa, thịt, và gạo. Cuối cùng, Việt Nam còn kém phát triển hơn các nước khác trong TPP; thuế quan vẫn được dùng như một công cụ để bảo vệ các ngành non trẻ làm cho nhiều sắc thuế vẫn còn cao khoảng 10% - 20%. 41. Ngoài ra, TPP được đánh giá như là một hiệp định toàn diện, qui định cả những cam kết về cắt giảm các biện pháp phi thuế quan. Rào cản thương mại dịch vụ bao gồm cả các luật lệ, qui định, cấp phép và đăng kí (ví dụ chỉ cho phép các công ty địa phương), hoặc công khai cấm nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ từ nước họ hoặc thị trường của họ. Đối với buôn bán hàng hóa các biện pháp phi thuế quan cũng bao gồm các qui định về an toàn và kiểm dịch thực vật (SPS) và các rào cản kĩ thuật (TBT), ví dụ qui định về nhãn hàng, đòi hỏi kiểm nghiệm hoặc các đặc tính kĩ thuật khác có thể được sử dụng làm rào cản thương mại. II.3. Ước lượng tác động kinh tế của TPP 42. TPP ước tính sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi cho Việt Nam về thương mại, đầu tư, tăng trưởng và việc làm. Trong số các nước tham gia TPP hiện nay Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và có một số lợi thế so sánh đặc biệt mà không nước nào có được, cụ thể là ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành hiện nay đang chịu thuế suất cao như dệt may. Bằng việc tăng cường tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại nói chung. TPP dự kiến cũng sẽ làm tăng thêm khối lượng FDI vốn đã cao vào Việt Nam và làm tăng năng lực xuất khẩu, kể các các nhà cung cấp thượng nguồn cho các ngành hiện đang bị chi phối bởi qui định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ (ví dụ dệt may). 43. Ước tính sơ bộ của một mô phỏng kinh tế2 cho thấy TPP có thể sẽ bổ sung thêm 8% GDP , 17% giá trị xuất khẩu thực tế, và 12% lượng tích lũy tài sản trong vòng 20 năm tới. Kết quả dự báo cho thấy hiệp định thương mại này sẽ làm tăng GDP thực tế của Việt Nam khoảng trên 8% (lũy kế ) vào năm 2030. Phần đóng góp chính vào con số này chính là mức giảm thuế quan đánh vào hàng xuất khẩu vào các nước trong khối, nhất là dệt may và phụ kiện. Thuế suất của Hoa Kỳ vẫn là 17% tính trên giá trị. Cắt giảm các biện pháp phi thuế quan cũng sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đầu tư dự kiến sẽ tăng trên 20% khi TPP đi vào thực hiện và sẽ làm tăng đáng kể lượng vốn đầu tư và tăng trưởng dài hạn. Tiền lương 5 nhóm ngành dự kiến cũng sẽ tăng trong giai đoạn 2020-2035, trong đó tiền lương nhóm tay nghề thấp tăng nhanh nhất. 2 Kết quả mô phỏng này được đưa ra lần đầu tháng 3/2015 (Minor, Walmsley và Strutt 2015). Đàm phán TPP kết thúc ngày 5/10/2015 và bản dự thảo gần cuối được công bố ngày 5/11/2015. Sự khác biệt giữa bản TPP thỏa thuận cuối cùng và bản được sử dụng trong phân tích này có thể dẫn đến kết quả khác như được nêu trong hộp. Kết quả ước tính của mô hình thuộc về trách nhiệm của các tác giả. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 25 Hình 13: Tác động của TPP lên GDP (2015-35) Thay đổi cộng dồn so với phương án tăng trưởng cơ sở 9.0 8.0 7.0 6.0 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0 2020 2025 2030 2035 Biểu thuế Các biện pháp phi thuế quan Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa đối với dịch vụ Nguồn: Minor và các tác giả, 2015; Ghi chú: Thay đổi cộng dồn so với phương án tăng trưởng cơ sở Hộp 1: Kết quả sơ bộ từ Mô hình GTAP Kết quả trình bày trong báo cáo này được tính toán dựa trên mô hình GTAP (Dự án Phân tích động Thương mại Toàn cầu). Mô hình GTAP là mô hình tính toàn cân bằng đa khu vực, đa ngành, với giả định về cạnh tranh hoàn hảo và tỉ suất lợi nhuận cố định so với qui mô. Các đại lượng sử dụng trong phép mô phỏng này bao gồm các đại lượng cầu tiêu dùng và mức độ dịch chuyển yếu tố sản xuất giữa các ngành. Mô hình động cũng tính đến hành vi đầu tư làm cho tỉ suất lợi nhuận sẽ dần dần bằng nhau. Sự lựa chọn ngành và khu vực đưa vào tính toán có tính đến sự tập trung vào tính toán kết quả đối với Việt Nam: các ngành và đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đã được lựa chọn đưa vào mô hình; các nước còn lại được chia thành 3 nhóm thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao theo cách xếp loại của Ngân Hàng Thế Giới. Kết quả mô phỏng cần được diễn giải một cách thận trọng. Kết quả đó phụ thuộc vào các giả định về các biến số kinh tế vĩ mô và thay đổi chính sách, kể cả tốc độ và chất lượng thực hiện các cam kết. Các giả định Mô hình cho ta kết quả về tác động của i) các biện pháp cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, và ii) cắt giảm các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ. Do các cam kết chi tiết chỉ mới được công bố gần đây nên phép mô phỏng không dựa trên các cam kết cụ thể. Mô hình chỉ dựa trên các giả định sau đây: •  Thuế quan: Giảm xuống 0 đối với nhóm 1% các sản phẩm nhạy cảm (khoảng 50 dòng HS6); Giảm dần trong thời gian 15 năm và 65% các dòng thuế được miễn. Thời gian giảm bắt đầu từ 2016. •  Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa: Giảm bằng mức nhóm 1/5 cao nhất trong khu vực TPP trong khoảng thời gian 5 năm, 2016 – 2020. •  Các biện pháp phi thuế quan đối với dịch vụ: Giảm bằng mức nhóm 1/5 cao nhất trong khu vực TPP trong khoảng thời gian 5 năm, 2016 -2020 26 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Những khác biệt giữa các giả định trên (thực hiện tháng 3/2015) và điều khoản TPP thống nhất lần cuối hồi tháng 10/2015 và công bố tháng 11/2015 sẽ làm cho kết quả mô phỏng khác nhau. Trong số các khác biệt đó có các điểm chính sau đây: •  Điều khoản về tiếp cận thị trường nêu cụ thể các sản phẩm không bị cắt giảm thuế quan hoặc bị điều chỉnh bởi hạn ngạch thuế suất. Vào thời điểm thực hiện mô phỏng các sản phẩm này chưa được nêu tên. Thay vào đó, các tác giả đã đưa ra một danh sách đại diện các sản phẩm được miễn trừ dựa trên giả định nêu trên. Ngoài ra, khả năng khai thác tiếp cận thị trường có thể bị bóp méo bởi qui tắc xuất xứ trong TPP. Điều này cũng không được biết chính xác khi thực hiện mô phỏng, và đây chính là một thách thức đối với mô hình. •  Liên quan đến các biện pháp phi thuế quan, phiên bản cuối TPP qui định tham vấn nhằm thúc đẩy các thông lệ quản lí tập trung vào một số ngành nêu trong danh sách (Chương 8 “Rào cản Kĩ Thuật đối với Thương mại”). Qua các hoạt động tham vấn này hi vọng sẽ diễn ra quá trình hài hòa hóa hoặc công nhận qui định của nhau, qua đó dẫn đến cắt giảm hoặc loại bỏ các biện pháp phi thuế quan. Để phục vụ mục đích chạy mô hình, do không có các thông tin này nên cần phải ước lượng tác động kinh tế của việc cắt giảm các biện pháp phi thuế quan, dựa trên các giả định nêu trên. •  Liên quan đến các biện pháp phi thuế quan trong ngành dịch vụ mức độ tự do hóa được ghi rõ trong các điều khoản và phụ lục của Chương 10 như sau: “Thương mại dịch vụ qua biên giới” qui định việc áp dụng đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, và tiếp cận thị trường trên cơ sở một “danh sách tiêu cực”. Thông tin này cũng không có sẵn khi chạy mô hình và được đại diện thông qua giả định nêu phía trên. Nguồn: Minor và các tác giả, 2015 44. TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Hầu hết các loại thuế quan và nhiều biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm ngay lập tức; thuế quan và các chính sách hạn chế khác đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm dần. Bảng 6 cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng do chi phí thương mại giảm. Tiếp cận thị trường, nhất là thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại (tạo dựng thương mại) và chuyển hướng thương mại do hàng hóa Việt Nam sẽ dần dần thay thế một phần hàng hóa từ các nước ngoài khối xuất khẩu vào Hoa Kỳ, kể cả Trung Quốc. Đồng thời nhập khẩu cũng tăng vọt do đầu tư và cầu về hàng hóa trung gian tăng. Bảng 6: Tác động của TPP lên các chỉ số Hình 14: Thay đổi xuất khẩu thực tế, các ngành kinh tế chính, 2015-35 chính, 2020-35 35.0 2020 2025 2030 2035 30.0 GDP thực tế 3,6 6,8 8,2 8,1 25.0 20.0 Xuất khẩu thực tế 5 13,4 16,8 17,1 15.0 Nhập khẩu thực tế 7,6 15,7 16 14,2 10.0 Đầu tư thực tế 13,6 21,3 15 6,3 5.0 0.0 Tích lũy tài sản 3,1 9,3 12,9 11,9 -5.0 Thay đổi cán cân -10.0 thương mại (tỉ -4,9 -9,1 -6,1 -,2 Nông nghiệp Dầu, khoáng Chế tạo Dịch vụ US$) 2020 2025 2030 2035 Nguồn: Minor và các tác giả, 2015; Ghi chú: Thay đổi cộng dồn so với đường tăng trưởng trung bình ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 27 45. TPP sẽ giúp tăng cường đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo hướng chế tạo xuất khẩu. Như đã phân tích trong phần chính báo cáo này, Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng cơ cấu hàng xuất khẩu của mình theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng sản phẩm chế tạo có giá trị cao hơn. TPP sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình này làm cho xuất khẩu thực tế tăng, nhất là sản phẩm chế tạo. Hiện nay tỉ trọng hàng chế tạo chiếm khoảng 58% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 2035 sẽ tăng thêm 30% nữa so với đường cơ sở trong khi tất cả các ngành khác như nông nghiệp, dầu khí, khai khoáng và dịch vụ đều giảm nhẹ. • Ngành dệt may, phụ kiện và da (bao gồm cả giày dép) dự kiến sẽ hưởng lợi rất nhiều và tăng mạnh xuất khẩu. Thuế suất các sản phẩm này tại các nước TPP thuộc hàng cao nhất, ví dụ Hoa Kỳ áp thuế 17,1% đối với sản phẩm từ Việt Nam, các nước châu Á tham gia TPP áp thuế 7,7% và các nước TPP khác áp mức 20,6%. Vì vậy, dự kiến xuất khẩu thực tế hàng dệt may và phụ kiện của Việt Nam sẽ tăng khoảng 60% so với đường cơ sở vào năm 2035. Hoa Kỳ sẽ là đích đến chủ yếu trong khối TPP (20,9%) và mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất (218,8%). Tỉ lệ sử dụng lao động cao và chính sách hướng xuất khẩu mạnh làm cho dệt may và phụ kiện trở thành nguồn tạo việc làm quan trọng. Hiệp hội dệt may và phụ kiện Việt Nam (VITAS) ước tính, cứ tăng thêm 1 tỉ USD xuất khẩu sẽ tạo thêm được 150-200 nghìn việc làm. Vì vậy, đây là ngành chiến lược về xuất khẩu và tạo việc làm. Nhưng qui tắc xuất xứ có thể sẽ hạn chế đáng kể những tác động tích cực này. • Xuất khẩu hàng hóa cơ bản và nguyên liệu dự kiến sẽ giảm. Dầu thô, khí đốt và sản phẩm khai khoáng hiện chiếm khoảng 16,5% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp tục giảm khi TPP có hiệu lực. Xuất khẩu nông sản chiếm khoảng 15,4% giá trị xuất khẩu năm 2015 cũng sẽ giảm do tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu chính (gạo, lương thực có hạt) giảm trong khi thực phẩm chế biến, sản phẩm lâm nghiệp (gỗ) sẽ tăng trong giai đoạn 2015-2025. Hiện tượng đó thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu đang đẩy nhanh làm cho các yếu tố sản xuất được chuyển sang khu vực chế tạo nhiều hơn. 46. TPP cũng sẽ làm cho Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng cao vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhập khẩu hàng chế tạo, chủ yếu là sản phẩm trung gian (chiếm 2/3 nhập khẩu theo kịch bản cơ sở năm 2015) sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với nông sản (10% nhập khẩu năm 2015) và dịch vụ (hình 15). Theo kịch bản cơ sở, nhập khẩu hàng dệt may, phụ kiện, và đồ da (14,9% tổng kim ngạch nhập khẩu) sẽ đạt mức trên 50% đường cơ sở. Sự gia tăng nhanh chóng nhập khẩu hàng dệt may, phụ kiện và da giày thể hiện mức độ tăng sản lượng và xuất khẩu các loại hàng hóa này vì chúng đòi hỏi nhập khẩu vật tư như vải, thuốc nhộm, cao su. Như đã nêu, qui tắc xuất xứ sẽ hạn chế sử dụng nguyên liệu từ các nước ngoài khối. Do các qui định ngặt nghèo như vậy nên Việt Nam sẽ phải nhập chủ yếu từ các nước trong khối. Nhập khẩu vải và phụ kiện từ các nước TPP châu Á và Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng lần lượt 151,3% và 203,7%. 28 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình 15: Biến động nhập khẩu thực tế, các Hình 16: Thay đổi sản lượng thực tế, các ngành ngành chính, 2020-2035 chính, 2020-2035 25.0 35.0 30.0 20.0 25.0 15.0 20.0 15.0 10.0 10.0 5.0 5.0 0.0 0.0 -5.0 Nông nghiệp Dầu, khoáng Chế tạo Dịch vụ Nông nghiệp Dầu, khoáng Chế tạo Dịch vụ 2020 2025 2030 2035 2020 2025 2030 2035 Nguồn: Minor và các tác giả, 2015; Ghi chú: Thay đổi cộng dồn so với kịch bản tăng trưởng cơ sở 47. TPP dự kiến cũng sẽ tiếp tục tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Hình 18 cho thấy sản lượng thực tế ngành công nghiệp chế tạo có thể tăng với mức cộng dồn là 30% trên mức cơ sở. Dịch vụ sẽ tăng khoảng 5% (hình 16). Nông nghiệp, dầu khí, khai khoáng sẽ giảm nhẹ so với phương án tăng trưởng cơ sở, nhưng do đầu tư tăng, chi phí vốn giảm nên sản lượng sẽ phục hồi đôi chút. Nếu nông nghiệp có giảm thì mức giảm sẽ xảy ra mạnh nhất trong những năm đầu sau khi TPP có hiệu lực và trước khi đầu tư và vốn phát huy tác dụng. Trong kì dài hạn, 2025-35, cải thiện về đầu tư và chi phí yếu tố sản xuất sẽ có tác dụng giảm nhẹ bớt mức sụt giảm sản lượng so với đường tăng trưởng cơ sở. 48. Thêm vào đó, TPP dự kiến sẽ kích thích đầu tư. Dự đoán đầu tư sẽ tăng mạnh so với đường cơ sở trong giai đoạn 2015-2025, đạt mức đỉnh vào khoảng 23% phía trên đường cơ sở. Nhưng tác dụng kích thích này sẽ giảm dần trong giai đoạn sau, 2025-35. Đầu tư tăng do tỉ suất lợi nhuận đầu tư tăng. Tỉ suất lợi nhuận đầu tư phụ thuộc vào chi phí vốn và lãi vay và hai yếu tố này bị ảnh hưởng mạnh bởi sự gia tăng xuất khẩu hàng chế tạo vào các nước TPP . Là thành viên TPP , Việt Nam dự kiến sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài với chất lượng cao hơn nữa, nhất là các dự án FDI vào các cụm sản xuất thượng nguồn và được hưởng lợi nhiều từ TPP như dệt may, phụ kiện, da giày. 49. Có lẽ một điều quan trọng nữa là TPP sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu trong nước của Việt Nam. Như đã nêu, TPP không chỉ loại bỏ rào cản thương mại, tăng cường tiếp cận các thị trường lớn mà còn góp phần nâng cao chất lượng luật pháp, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, cạnh tranh, quản lí doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn lao động và môi trường, an toàn thực phẩm, mua sắm công, tự do hóa thương mại dịch vụ kể cả dịch vụ tài chính và viễn thông. Trong TPP có nhiều chương có các qui định khuyến khích cải cách thể chế nhằm tăng cường và chuẩn hóa các qui định, minh bạch, và hỗ trợ xây dựng thể chế hiện đại tại Việt Nam. Thực hiện các cam kết này sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam do Việt Nam lựa chọn con đường cải cách từ từ và bởi một số yếu tố lịch sử để lại (khu vực doanh nghiệp nhà nước lớn, thể chế thị trường không hoàn chỉnh, v.v.), nhưng Việt Nam cũng đã chứng tỏ khả năng có thể tận dụng các cam kết quốc tế để thúc đẩy cải cách trong nước khi gia nhập WTO, nhất là trong những lĩnh vực khó thực hiện. 50. TPP được kỳ vọng sẽ hỗ trợ phát triển một nền kinh tế cạnh tranh hơn và sáng tạo hơn. Về lâu dài không chỉ tăng trưởng xuất khẩu mới là vấn đề quan trọng mà thành phần xuất khẩu cũng quan trọng, nhất là tỉ trọng công nghệ trong hàng xuất khẩu. Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt một số thành tích trên lĩnh vực này, ví dụ trong khoảng 2008-2013 xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam đã tăng từ 5% lên 28%, tương đương ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 29 với Trung Quốc và cao hơn mức trung bình các nước ASEAN. Nhưng tuy vậy mức bổ sung giá trị gia tăng của khu vực trong nước vẫn còn khá hạn chế. Như đã phân tích, khi TPP có hiệu lực các dự án đầu tư nước ngoài có chất lượng và qui mô lớn dự kiến sẽ được thu hút vào các ngành phụ trợ cho ngành dệt may, phụ kiện, da giày, và qua đó sẽ hình thành chuỗi cung ứng trong nước và kích thích các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ động hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu góp phần làm tăng giá trị trong hàng xuất khẩu. 51. Do hiện nay Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, và qui chế xuất xứ nghiêm ngặt của TPP nên trước mắt Việt Nam sẽ không tận dụng được tối đa cơ hội do TPP mang lại. Hình 17 cho thấy các nhà sản xuất dệt may Việt Nam sử dụng hầu hết xơ sợi nhập khẩu từ các nước ngoài TPP . Khoảng 60-90% vải được nhập khẩu từ các nước khác, chủ yếu là từ Trung Quốc và Đài Loan. Do đó, một phần lớn lượng hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam sẽ không đáp ứng được các qui định về xuất xứ của TPP . Ngành dệt may sẽ phải tái cơ cấu theo hướng liên kết ngược thì mới có thể tận dụng được tối đa lợi thế của TPP. Trước mắt, đây là một thách thức lớn, nhưng dự kiến Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn FDI vào khu vực thượng nguồn để mở rộng năng lực sản xuất. Một số doanh nghiệp Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang thực hiện đầu tư mạnh vào ngành xơ sợi tại Việt Nam. 52. Đồng thời, qui tắc xuất xứ cũng tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp và phát triển mạnh hơn chuỗi giá trị trong nước. Quá trình tái cơ cấu ngành dệt may theo hướng liên kết ngược sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước, kể cả các doanh nghiệp nhỏ mở rộng chuỗi cung ứng trong nước và tích cực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu làm được như vậy sẽ đóng góp được nhiều giá trị hơn, học tập được nhiều hơn và tích tụ được nhiều tri thức hơn. Toàn bộ quá trình đó được hỗ trợ bởi sự gia tăng FDI. Khu vực kinh tế tư nhân đã phản ứng rất nhanh nhạy để tận dụng cơ hội do TPP mang lại, hàng loạt doanh nghiệp Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang thực hiện đầu tư lớn vào ngành sợi Việt Nam. Ví dụ, Tập đoàn dệt may Texhong (Hồng Kông) đầu tư 300 triệu USD giai đoạn 1 một nhà máy sợi tại Quảng Ninh, công ty Kyungbang (Hàn Quốc) đầu tư một nhà máy kéo sợi 100% vốn nước ngoài giá trị 40 triệu USD tại Bình Dương, nhà máy dệt VINATEX Kiên Giang trị giá 150 tỉ dồng tại Bình Dương, và khoảng 1 tỉ USD FDI khác đang lên kế hoạch. Hình 17: Nhập khẩu xơ sợi (% tổng giá trị nhập khẩu) 35 32.6 30 27 25 20 14.6 15 10.5 10 5.3 4.1 5 0 Đài Loan (TQ) Trung Quốc Hàn Quốc Thái Lan Indonesia TPP Nguồn: Vanzetti và Phạm, 2014 30 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 53. Tuy nhiên, đầu tư vào các ngành thượng nguồn và phụ trợ, nhất là trong ngành dệt, phải đi kèm với kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường. Đầu tư vào ngành dệt may, nhất là công đoạn nhuộm và hoàn thiện vải có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường. Các ngành này không chỉ sử dụng rất nhiều nước mà còn gây ô nhiễm nghiêm trọng, thải ra một khối lượng lớn nước thải và chất gây ô nhiễm. Do vậy Việt Nam có nguy cơ sử dụng tăng vọt các hóa chất gây ô nhiễm. Để giảm nhẹ các tác động này Việt Nam cần có một loạt các chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. II.4. Một vài hàm ý chính sách 54. Thực hiện các cam kết TPP cũng đồng nghĩa với thực hiện một chương trình cải cách trong nước toàn diện và quyết liệt. Cần chú ý đến các vấn đề nội bộ. Ví dụ, các cam kết sẽ ảnh hưởng tới vấn đề quản lí doanh nghiệp nhà nước, tăng cường minh bạch trong các chương trình mua sắm của nhà nước, nâng cao chất lượng và thực thi luật pháp, chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn lao động và môi trường. 55. TPP cũng bao gồm một cam kết chung của các nước về tôn trọng quyền của người lao động được ghi trong Tuyên ngôn về Nguyên tắc và Quyền lợi cơ bản tại nơi làm việc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Việt Nam còn cam kết cụ thể hơn trong một hiệp ước phụ, Kế hoạch Tăng cường Quan hệ Công đoàn và Công nhân Hoa Kỳ - Việt Nam. Nếu thực hiện đầy đủ các cam kết này sẽ đánh dấu một sự chuyển hướng mạnh trong cơ cấu công đoàn hiện nay mà theo đó toàn bộ các công đoàn đều nằm dưới sự quản lí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều khoản chính qui định như sau: Việt Nam sẽ đảm bảo rằng luật pháp và qui định cho phép người lao động, không phân biệt, do doanh nghiệp tuyển dụng thành lập tổ chức người lao động của riêng mình mà không cần sự cho phép từ trước … Một tổ chức của người lao động đã đăng kí với với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được quyền tự bầu ra đại diện của mình, xây dựng qui chế và qui tắc của mình, tổ chức quản lí, kể cả quản lí tài chính và tài sản của mình, đàm phán tập thể, tổ chức và lãnh đạo đình công và các hành động tập thể khác liên quan đến quyền lợi nghề nghiệp, kinh tế-xã hội của người lao động trong doanh nghiệp. 56. Theo cam kết thì Việt Nam phải công nhận hiệu lực của điều khoản này trước ngày TPP có hiệu lực. Trong một điều khoản khác, Việt Nam cũng đã cam kết cho phép tổ chức cơ sở của người lao động được thành lập các tổ chức lớn hơn giữa các doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày TPP có hiệu lực. Hiệp định TPP cũng dự liệu Tổ chức Lao động quốc tế ILO sẽ hỗ trợ kĩ thuật trong quá trình thực hiện các cam kết này. 57. Mặc dù Việt Nam đã dần cải thiện khả năng cạch tranh nhưng tính kết nối vẫn còn nhiều thách thức. Đầu tư của Việt Nam vào hạ tầng đã nâng cao khả năng kết nối kinh tế. Chi phí thương mại của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước có cùng trinh độ phát triển. Đặc biệt các chi phí này đã giảm đáng kể trong ngành chế biến, chế tạo. Hiện tại Việt Nam được xếp hạng 48 trên 160 quốc gia theo Chỉ số Năng lực Logistics 2014 – thứ hạng cao nhất trong số các nước có mức thu nhập trung bình thấp (xếp trên cả Indonesia, Ấn độ, Phi-lip-pin….). Thứ hạng này của Việt Nam cũng đã được cải thiện so với mức 53 của năm 2012. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn xếp sau các đối thủ cạnh tranh có mức thu nhập cao hơn như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Để phát huy tối đa các cơ hội của TPP cần tiếp tục tăng cường năng lực cạnh tranh, kể cả đầu tư vào đường giao thông, ngành điện, bến cảng, dịch vụ kho vận và thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện các cam kết. Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ trong cải cách hải quan và cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN nhưng chi phí tuân thủ về thời gian, và tiền bạc đối với thủ tục tại biên giới và trong nội địa vẫn còn cao. Kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hầu hết chi phí tuân thủ liên quan đến các rào cản phi thuế quan hoặc NTM. Hiện nay có tới trên 200 thủ tục thương mại và giấy phép NTM đang có hiệu lực và được thực hiện thông qua rất nhiều văn bản luật phức tạp. Những giấy phép này do nhiều cơ quan nhà nước cấp và quản lí và hiếm khi nhất quán, trong khi đó thì các bên hữu quan cũng ít phối hợp với nhau.3 3 Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ KHĐT, Bộ TNMT, Bộ Y tế, Biên phòng (Bộ Quốc phòng), Công an Kinh tế (Bộ Công an), Bộ KHCN, Bộ Văn hóa, thể thao, Du lịch, Bộ Xây dựng, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nhiều cơ quan hữu quan khác ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Viện Quản lí Kinh tế Trung ương, Australian Aid, RCV (2015), Chính phủ Úc, Bộ ngoại giao và Thương mại (2015). Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam, Q2-2015. David Vanzetti và Phạm Lan Hương (2014). Qui tắc xuất xứ, qui chuẩn lao động và TPP. Tổng cục Thống kê (nhiều năm). Niên giám thống kê. Tổng cục Thống kê (2015). Thực trạng Doanh nghiệp qua Kết quả Điều tra Doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam (2015). Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội về Phát triển Kinh tế Xã hội 2015 và giai đoạn 2011-2015. Lê Hồng Hiệp (2015). Tác động TPP đối với Việt Nam: Đánh giá ban đầu. Bộ Công Thương (2015). Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Tiếng Anh) Peter Minor, Terrie Walmsley và Anna Strutt (2015). Nền Kinh tế Việt Nam đến năm 2035: Phương án Tăng trưởng Cơ sở khác, Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, một TPP và một Khu vực Thương mại Tự do châu Á Thái Bình Dương. Peter A. Petri, Michael Plummer, và Fan Zai. (2012). Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Hội nhập châu Á – Thái Bình Dương: Đánh giá Định lượng. Ngân Hàng Thế Giới (2013). Thuận lợi hóa Thương mại, Tạo giá trị và Năng lực cạnh tranh: Hàm ý đối với Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam. Ngân Hàng Thế Giới (2015). Môi trường Kinh doanh 2016: Đo lường Chất lượng và Hiệu quả Luật pháp. Ngân Hàng Thế Giới (2015). Cập nhật châu Á Thái Bình Dương: Giữ vững hướng đi. 32 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam        ,+(*)       '      #$&&&&!" !"%