SFG3063 BỘ GIAO THÔNG BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN AN TOÀN GIAO THÔNG (BQLDA ATGT). DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI GIAO THÔNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN (CHCIP) KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ DỰ THẢO Hà Nội, Tháng 2/2017 1 MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ 4 LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 5 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 8 1.1. Bối cảnh của Dự án ........................................................................................ 8 1.1.1 Mục tiêu Phát triển Dự án................................................................................ 8 1.1.2 Đối tượng thụ hưởng của dự án ...................................................................... 8 1.1.3 Mô tả dự án ..................................................................................................... 8 1.2. Mục tiêu của KHPT DTTS ............................................................................. 10 II. Khung pháp lý và chính sách .................................................................... 10 2.1. Khung pháp lý và chính sách hiện nay về người DTTS ............................. 11 2.2. Luật Đất đai 2013........................................................................................... 12 2.3. Chính sách của NHTG về người DTTS (OP 4.10) ........................................ 12 III. Bối cảnh kinh tế - xã hội của các nhóm DTTS trong khu vực dự án .. 14 3.1. Kết quả sàng lọc ........................................................................................... 14 3.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội của Nhóm bản địa Ba Na và Gia Rai ................... 16 3.2.1. Tổ chức xã hội và sinh kế ........................................................................ 16 3.2.2. Văn hóa, truyền thống và tôn giáo............................................................ 16 3.2.3. Tập quán về Giới ..................................................................................... 17 3.3. Bối cảnh kinh tế - xã hội của người DTTS di cư ......................................... 17 3.4. Nguồn điện, nước sạch và điều kiện vệ sinh .............................................. 19 IV. Tóm tắt ĐGTĐXH ..................................................................................... 19 V. Tóm tắt quá trình tham vấn trong giai đoạn thiết kế dự án .................... 20 5.1. Phương pháp ................................................................................................ 20 5.2. Thông tin về người trả lời ............................................................................ 21 5.3. Tóm tắt kết quả tham vấn với các nhóm DTTS chịu tác động ................... 21 VI. Khuôn khổ đảm bảo FPIC với các nhóm DTTS chịu tác động trong quá trình thực hiện dự án. ............................................................................... 22 VII. Kế hoạch hành động............................................................................... 24 7.1. Xây dựng các nhóm cộng đồng tham gia ................................................... 24 7.2. Giám sát có sự tham gia của cộng đồng..................................................... 24 7.3. Tổ chức họp cộng đồng ............................................................................... 25 7.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng .................................................................. 25 7.5. Hoạt động truyền thông................................................................................ 26 7.6. Tập huấn cho cán bộ địa phương và các bên liên quan khác ................... 26 7.7. Hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng .................................................................... 26 7.8. Tập huấn khởi sự kinh doanh ...................................................................... 27 7.9. Chính sách việc làm thuận lợi cho nhóm DTTS chịu tác động .................. 27 7.9.1. Ưu tiên đào tạo và tuyển dụng người DTTS, không phân biệt nam nữ: ... 27 7.9.2. Nâng cao năng lực cho người DTTS ....................................................... 28 7.9.3. Trao quyền và hỗ trợ phụ nữ DTTS ở nơi làm việc .................................. 28 7.10. Các vấn đề khác liên quan đến giới ......................................................... 28 2 7.11. Tạo điều kiện tiếp cận nước sạch ............................................................ 29 7.12. Mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em ........................................................ 29 VIII. Cơ chế giải quyết khiếu nại.................................................................... 29 IX. Giám sát và đánh giá .............................................................................. 31 9.1. Giám sát nội bộ ............................................................................................. 31 9.2. Giám sát độc lập ........................................................................................... 32 X. Tổ chức thực hiện ...................................................................................... 32 XI. Công bố thông tin ................................................................................... 33 XII. Dự toán kinh phí và kế hoạch tài chính ................................................ 33 12.1. Nguồn kinh phí .......................................................................................... 33 12.2. Dự toán chi phí .......................................................................................... 33 3 TỪ VIẾT TẮT BTĐC TP Ban Tái định cư Thành phố DMS Kiểm chi tiết ĐGTĐXH Đánh giá tác động xã hội ĐGTĐMT Đánh giá tác động môi trường KHPT DTTS Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số Báo cáo khả thi IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế UBND Ủy ban nhân dân BCĐDA Ban chỉ đạo dự án BQLDA Ban quản lý dự án KHHĐ Kế hoạch hành động tái định cư ĐKTC Điều khoản tham chiếu NHTG Ngân hàng Thế giới DTTS Dân tộc thiểu số 4 LỜI NÓI ĐẦU Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (KHPT DTTS) được xây dựng để đảm bảo dự án tuân thủ Chính sách về người bản địa (OP4.10) của Ngân hàng Thế giới (NHTG), trong bối cảnh này là các nhóm cộng đồng DTTS hiện đang sinh sống trong các khu vực thuộc dự án. Mục tiêu của KHPT DTTS là nhằm đảm bảo: (a) Các nhóm DTTS chịu tác động bởi dự án được tiếp cận các lợi ích kinh tế xã hội phù hợp với văn hóa; (b) xác định những tác động bất lợi của dự án đối với người DTTS để phòng tránh, giảm nhẹ và thực hiện bồi thường; và (c) quá trình phát triển diễn ra trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối nhân phẩm, nhân quyền và sự độc đáo của văn hóa DTTS ở các khu vực chịu tác động của dự án, có tính tới nhu cầu và nguyện vọng phát triển của họ. Chính sách OP 4.10 chỉ rõ các dự án phát triển, trong những trường hợp đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến DTTS, khiến họ phải đối mặt với một số nguy cơ và gây ra hậu quả đối với đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội của người dân. DTTS là nhóm có bản sắc riêng biệt khác với đại đa số các nhóm dân tộc đa số trong xã hội và thường là một trong những nhóm chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất. Tình trạng kinh tế, xã hội và pháp lý hạn chế không cho phép họ lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình đối với đất đai, lãnh thổ và các nguồn lực sản xuất khác, cũng như cản trở quá trình tham gia và thụ hưởng lợi ích từ các chính sách phát triển. KHPT DTTS được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá tác động xã hội (ĐGTĐXH) thực hiện tại các vùng dự án cũng như tham vấn với các nhóm DTTS chịu tác động ở tỉnh Gia Lai. Tham vấn đã được tiến hành để xác nhận cộng đồng DTTS sẵn sàng ủng hộ dự án và đảm bảo tất cả các nhu cầu và mối quan tâm của họ được xem xét trong quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động dự án. KHPT DTTS thiết lập các kế hoạch và hoạt động mà đơn vị thực hiện dự án sẽ triển khai trong suốt thời gian diễn ra dự án. 5 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Người bản địa Ở Việt Nam, thuật ngữ người bản địa chỉ người DTTS. Thuật ngữ này dùng để chỉ một nhóm xã hội và văn hóa riêng biệt, dễ bị tổn thương có những đặc điểm sau ở các mức độ khác nhau: (i) tự xác định là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được công nhận bởi các nhóm văn hóa khác; (ii) Gắn bó tập thể với môi trường sống biệt về mặt địa lý hoặc những lãnh thổ mà tổ tiên để lại trong vùng dự án và gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các môi trường sống và các vùng lãnh thổ này; (iii) Có các thể chế chính trị hoặc xã hội, kinh tế, văn hóa theo tập tục khác biệt so với các thể chế của nền văn hóa và xã hội đa số, và (iv) Có ngôn ngữ riêng, thường khác so với ngôn ngữ chính thức của quốc gia hay khu vực. Tác động của dự án Tác động xấu thường là bất kỳ hậu quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn chế sử dụng các khu đất quy hoạch hợp pháp hoặc các khu vực được bảo vệ. Những người chịu tác động trực tiếp do bị thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất canh tác, tài sản, công việc kinh doanh, hoặc các phương tiện sinh kế khác. Nói cách khác, họ bị mất quyền sở hữu, chiếm dụng, hoặc sử dụng của họ, do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận Người bị di dời/chịu Cá nhân hay doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp về xã hội và kinh tế bởi tác động/bị ảnh dự án đầu tư mà NHTG tài trợ xuất phát từ việc thu hồi đất và các tài sản hưởng khác dẫn đến: (i) phải di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc quyền tiếp cận tài sản; hay (iii) mất nguồn thu nhập hay phương tiện sinh kế, dù có bị di dời hay không bị di dời. Việc thu hồi đất bắt buộc gồm việc nắm quyền sở hữu khi chủ sở hữu đã cho phép và được hưởng lợi khi người khác thu hồi đất của của họ. Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người chịu ảnh hưởng từ việc hạn chế tiếp cận các khu vực quy hợp pháp và các khu vực được bảo vệ, dẫn đến hậu quả là tác động tiêu cực đối với sinh kế; tuy vậy, nhóm người bị di dời này thường ít có tại khu vực thành thị. Các nhóm dễ bị tổn Những nhóm người khác biệt có thể bị ảnh hưởng đáng kể hoặc phải đối thương diện với rủi ro do bị gạt ra ngoài lề phát triển xã hội bởi các hậu quả của việc tái định cư, cụ thể bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ có người ăn theo (chồng mất hoặc bị khuyết tật và có bố/mẹ già hoặc con nhỏ), (ii) người khuyết tật hoặc người già neo đơn, (iii) hộ nghèo (sống dưới chuẩn nghèo quốc gia), (iv) hộ không có đất, và (v) các nhóm DTTS. Phù hợp với văn hóa Xem xét mọi khía cạnh văn hóa và nhạy cảm với các trạng thái và mức độ thay đổi trong nền văn hóa đó. Tham vấn và tham Trường hợp dự án có tác động tới các nhóm DTTS, bên vay cần thực gia hiện các cuộc tham vấn trên tinh thần tự do, tự nguyện, tham vấn trước, và có phổ biến thông tin đầy đủ với người dân DTTS. Bên vay cần đảm bảo: a) thiết lập khung đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của hai giới và liên thế hệ, tạo cơ hội tham vấn với những người chịu tác động trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án; b) sử dụng phương pháp phù hợp với giá trị xã hội và văn hóa của các cộng đồng DTTS chịu tác động và điều kiện của địa phương; và c) phổ biến thông tin cho các cộng đồng 6 DTTS chịu tác động với tất cả các thông tin có liên quan về dự án một cách phù hợp về văn hóa trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án. Gắn kết tập thể Người dân đã có mặt và gắn bó về kinh tế với mảnh đất và vùng lãnh thổ mà họ có và được truyền lại từ nhiều đời, hoặc họ sử dụng hay chiếm hữu theo phong tục, tập quán của nhiều thế hệ của nhóm người DTTS đang đề cập tới, bao gồm cả các khu vực có ý nghĩa đặc biệt, ví dụ như các khu vực thần thánh, linh thiêng. “Gắn kết tập thể” còn hàm ý chỉ sự gắn kết của các nhóm người DTTS hay di chuyển/di cư đối với vùng đất mà họ sử dụng theo mùa hay theo chu kì. Các quyền về đất và Nói tới các mô hình sử dụng đất và tài nguyên lâu dài của cộng đồng theo nguồn tài nguyên phong tục, giá trị, tập quán, và truyền thống của người DTTS, bao gồm cả theo phong tục, tập việc sử dụng theo mùa hay theo chu kì, chứ không phải các quyền hợp quán pháp chính thức đối với đất và tài nguyên do Nhà nước ban hành. 7 I. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh của Dự án 1.1.1 Mục tiêu Phát triển Dự án Mục tiêu phát triển của dự án (PDO) là nhằm cải thiện khả năng kết nối an toàn và chống chịu khí hậu trên tuyến Quốc lộ 19 (QL19) dọc theo hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Các PDO dự kiến sẽ được đo lường bằng chỉ số kết quả sau đây:  Tăng khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách trên hành lang QL19;  Giảm thời gian đi lại và chi phí vận hành phương tiện trung bình trên hành lang QL19;  Đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên của Chương trình đánh giá đường bộ quốc tế (IRAP) trên hành lang QL19;  Giảm tai nạn giao thông và hư hỏng cơ sở vật chất trên hành lang QL19;  Giảm số ngày giao thông bị gián đoạn do các sự cố khí hậu/thiên tai; 1.1.2 Đối tượng thụ hưởng của dự án Thông tin sẽ bổ sung sau. 1.1.3 Mô tả dự án Quốc lộ 19 (QL19) chạy dọc theo tuyến Đông-Tây từ Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung phần từ cảng khu vực Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai (quận Lệ Thanh giáp với biên giới Campuchia) với chiều dài khoảng 234 km. QL19 được công nhận là hành lang quan trọng trong Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), đóng góp vào Mạng lưới đường cao tốc ASEAN. Mạng lưới đường cao tốc ASEAN, còn được gọi là đường cao tốc Đại Á, là một dự án hợp tác giữa các nước trong khu vực châu Á, châu Âu và Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên hợp quốc, nhằm cải thiện hệ thống đường cao tốc ở châu Á . Hành lang mà QL19 hỗ trợ nối liền Bangkok với bờ biển miền Trung Việt Nam qua Campuchia, và là liên kết giao thông chính cho việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp của Gia Lai, cũng như hoạt động giao thương xuyên biên giới từ Campuchia và Nam Lào đến QL1 và Cảng Quy Nhơn. Các phương tiện lưu thông trên QL19 khá đa dạng với một số lượng lớn các xe tải nặng và xe 4 bánh tốc độ cao, rất nhiều xe máy và xe thô sơ cùng với người đi bộ, tuy nhiên ttình trạng thiếu hụt lượng tải và chất lượng đường bộ thấp khiến QL19 trở thành một điểm đen về tai nạn giao thông. Trong quá trình thực hiện Dự án An toàn Giao thông Đường bộ Việt Nam (VRSP) năm 2012, tư vấn của IRAP đã xếp hạng phần lớn các tuyến trên QL19 chỉ ở mức 1 sao và 2 sao về tiêu chuẩn an toàn, điều đó cho thấy QL19 là một trong những con đường cực kỳ nguy hiểm ở Việt Nam và cần được ưu tiên nâng cấp. Số liệu từ Ủy ban ATGT tỉnh Gia Lai cho thấy số vụ tai nạn trên địa bàn tỉnh giảm không đáng kể trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, và hiện vẫn là một thách thức lớn. Quan trọng hơn, trung bình 76% các vụ tai nạn liên quan đến xe máy, chiếm đến 95% tổng số xe. Tai nạn đường bộ liên quan đến xe máy cũng ở mức khoảng 75%. Nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (GRSP, MIROS, IRAP, v.v.) cho thấy 8 việc áp dụng làn riêng cho xe máy tại các nước có số lượng xe máy lớn như Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ đã cho thấy tác dụng giảm tai nạn giao thông. Theo đánh giá của Viện An toàn Giao thông Malaysia, số vụ tai nạn đã giảm 39% sau khi thực hiện tách làn riêng cho xe máy. Các hoạt động được đề xuất trong dự án này sẽ tập trung vào các quy định cơ sở hạ tầng an toàn đường bộ đối với xe máy và quản lý an toàn giao thông qua tăng cường năng lực. Để đạt được mục tiêu đó, các tính năng của phần đường lưu không, trong đó có việc nghiên cứu các thông lệ tốt và chuẩn hóa làn xe máy riêng, cần được triển khai thực hiện. Các cuộc điều tra an toàn đường bộ và hỗ trợ thiết kế cho thấy cần nghiên cứu quy định về tốc độ phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này sẽ giúp giảm số lượng sự cố, tai nạn và thương vong dọc theo QL19. Tuyến đường được nâng cấp sẽ giúp tăng cường phát triển kinh tế-thương mại giữa hai khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung cũng như với Campuchia. Ngoài ra, dự án còn có tác động giảm nghèo nhờ cải thiện việc đi lại ở các tỉnh Đông Bắc Campuchia vốn nổi tiếng là có điều kiện khí tượng và địa bàn khó khăn (lũ lụt thường xuyên trong mùa mưa và địa hình đồi núi trên khắp Việt Nam). Tuyến tránh An Khê dài 10km, và tuyến tránh Pleiku dài 16km, các đường nhánh dẫn vào và ra khỏi cao tốc tại các địa điểm chiến lược (vùng núi), cũng như các nút giao thông an toàn và hiệu quả với các đường trung chuyển sẽ góp phần thúc đẩy thương mại và giảm chi phí đi lại. Dự án dự kiến cũng sẽ tận dụng các chương trình do Chính phủ tài trợ hiện tại để cải tạo các đường nhánh liên kết các khu nông nghiệp với hành lang chính, từ đó làm giảm chi phí vận chuyển dọc theo hành lang. Do đó, dự án đề xuất sẽ tăng cường kết nối giao thông và logistic dọc hành lang Đông - Tây từ Tây Nguyên đến các tỉnh miền Trung và góp phần kết nối hệ thống đường bộ xuyên Á với các nước láng giềng. Hợp phần 1 - Nâng cấp đường (chi phí ước tính 155 triệu đô-la Mỹ): Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cấp ba tuyến QL19 bao gồm cải tạo hè đường, mở rộng đường lát đá, mở rộng các tuyến đường và các tính năng lưu thông an toàn cho tất cả người tham gia giao thông, bao gồm việc thiết kế và bổ sung các làn đường xe máy chuyên dụng, cải thiện nút giao thông, cung cấp các thiết bị an toàn đường bộ bao gồm lan can, lề đường, và các biển chỉ dẫn an toàn đường bộ. Tổng chiều dài của 3 tuyến là 142km (trong tổng chiều dài 234km của QL19), bao gồm 116km đường giao thông liên đô thị và 26km đường giao thông đô thị (tuyến tránh), nhằm bổ sung cho hai tuyến BOT dài 75km do Chính phủ đầu tư thi công. Bộ GTVT và chính quyền hai tỉnh đã thực sự cải thiện kết nối và tăng cường an toàn đường bộ trên QL19 bằng cách thúc đẩy hai dự án BOT và dự án cải thiện đoạn từ giao QL1 - Cảng Quy Nhơn do Bộ GTVT và tỉnh Bình Định tài trợ trong những năm qua. Hai phần BOT hiện nay trong dịch vụ và lệ phí cầu đường thu. Những tuyến BOT cũng đã thiết lập một ưu tiên hợp lý cho các thiết kế cắt ngang để tách làn xe tốc độ cao, làn xe tốc độ thấp, và làn xe máy tại các khu vực thành thị, bán thành thị và nông thôn. Dự án đề xuất sẽ giúp cải thiện các phần còn lại của QL19 bằng cách hoàn thành việc thiết lập QL19 như một hành lang an toàn đường bộ, đáp ứng yêu cầu kết nối quốc tế với tiêu chuẩn an toàn giao thông bao gồm yêu cầu đạt chuẩn tối thiểu 3 sao của IRAP theo Chiến lược An toàn giao thông của Việt Nam thông qua các tính năng an toàn cơ sở hạ tầng đường bộ. Ngoài ra, do đoạn 142km được đề xuất tài trợ bao gồm nhiều tuyến có nguy cơ lở đất và thiên tai khác cao, các biện pháp can thiệp có trọng tâm chắc chắn sẽ góp phân tăng tính kết nối tổng thể và an toàn dọc toàn bộ hành lang. Hợp phần 2 - Tăng cường thể chế (chi phí ước tính 15,35 triệu đô-la Mỹ): Hợp phần này sẽ hỗ trợ phương diện tăng cường thể chế của hợp phần nâng cấp đường thông qua việc xây dựng thiết kế chi tiết để cải tạo và xây mới đường, cầu, các tuyến tránh, cũng như hoạt động giám sát công trình và việc tuân thủ các chính sách an toàn. Thành 9 phần này sẽ được hỗ trợ bởi khoản hỗ trợ kỹ thuật thông qua Chương trình An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu (GRSF) và tài trợ từ Quỹ Toàn cầu về Giảm nhẹ và Phục hồi Thiên tai (GDFRR) để hỗ trợ (i) thực hiện việc kiểm toán an toàn đường bộ đối với các thiết kế thuộc dự án; (ii) đánh giá tác động của làn xe máy chuyên dụng ở Việt Nam và cập nhật dự thảo hướng dẫn thiết kế làn đường xe máy và quy chuẩn kỹ thuật theo các thông lệ quốc tế tốt nhất; và (iii) tăng cường thiết kế đường ứng phó với BĐKH cho các khu vực hay xảy ra thiên tai. Bên cạnh đó, hợp phần này còn được hỗ trợ bởi các hoạt động liên quan đến đường bộ khác (nâng cao năng lực quản lý an toàn giao thông Ủy ban ATGT cấp tỉnh, huyện và xã; chương trình nâng cao nhận thức an toàn giao thông trên phương tiện truyền thông, v.v.) đang được triển khai dọc tuyến hành lang thông qua tài trợ của Chính phủ. 1.2. Mục tiêu của KHPT DTTS Dự án CHCIP dự kiến sẽ chủ yếu mang lại tác động xã hội tích cực đối với các cộng đồng địa phương, trong đó có các nhóm DTTS. Mục tiêu của KHPT DTTS là nhằm đảm bảo: (a) Các nhóm DTTS chịu tác động bởi dự án cũng được tiếp cận các lợi ích kinh tế xã hội phù hợp với văn hóa của họ; (b) xác định những tác động bất lợi của dự án đối với người DTTS để phòng tránh, giảm nhẹ và thực hiện bồi thường; và (c) quá trình phát triển diễn ra trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối nhân phẩm, nhân quyền và sự độc đáo của văn hóa DTTS ở các khu vực chịu tác động của dự án, có tính tới nhu cầu và nguyện vọng phát triển của họ. Trên cơ đó, tài liệu này trình bày chiến lược và chương trình phát triển cho sự tham gia vào các hoạt động dự án của nhóm DTTS có liên quan hiện đang sinh sống trong các khu vực dọc hai bên QL19 và hai tuyến tránh (An Khê và Pleiku). Ngoài ra, kế hoạch còn nhằm đảm bảo việc tuân thủ các chính sách DTTS của Chính phủ Việt Nam cũng như OP 4.10 của NHTG. Cụ thể, KHPT DTTS nhằm mục đích: (i) xác định các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực đối với các cộng đồng DTTS, và tối ưu hóa lợi ích của dự án bằng cách chọn phương án thiết kế phù hợp nhất; (ii) Xây dựng, phân tích khuôn khổ pháp lý và chính sách liên quan đến DTTS, ngân sách và kế hoạch triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động mục tiêu cho người DTTS chịu tác động; (iii) Cung cấp kết quả tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia cũng như xác định một khuôn khổ tham gia tích cực để thực hiện dự án; và (iv) Đảm bảo người DTTS trên địa bàn tham gia vào quá trình thiết kế và thực hiện dự án để có thể nhận được lợi ích kinh tế xã hội phù hợp với văn hóa và toàn diện xét về cả khía cạnh giới và liên kết các thế hệ, cũng như nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với dự án. (v) Xác định các hoạt động giám sát và đánh giá dự án. II. Khung pháp lý và chính sách 10 2.1. Khung pháp lý và chính sách hiện nay về người DTTS Người miền núi và DTTS hiện đang sinh sống trên 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam. Đây là khu vực cư trú chính của 53 nhóm DTTS với 12,3 triệu người, chiếm khoảng 14,2% dân số của Việt Nam. Các địa bàn này vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái với nhiều tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu, tuy nhiên đây cũng là khu vực kém phát triển của đất nước. Khung pháp lý hiện tại cho thấy Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn đặt vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở vị trí chiến lược quan trọng. Công dân từ tất cả các dân tộc ở Việt Nam được hưởng đầy đủ quyền công dân và được bảo vệ thông qua các quy định thực thi bình đẳng theo Hiến pháp và pháp luật, như được liệt kê trong khuôn khổ. Các nguyên tắc cơ bản của khuôn khổ này là “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, với ưu tiên “đảm bảo phát triển bền vững tại các vùng DTTS và miền núi.” Cụ thể, Điều 5 của Hiến pháp, sửa đổi năm 2013, thừa nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam, bao gồm việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ và chữ viết dân tộc, giữ gìn bản sắc, phong tục, truyền thống và văn hóa, cũng như nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử và chia rẽ dân tộc. Điều 5 khẳng định Nhà nước sẽ theo đuổi chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện cho người DTTS để thể hiện nội lực song song với quá trình phát triển quốc gia. Nguyên tắc cơ bản này đã được thể chế hóa trong Luật, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng, có thể được chia thành ba loại sau đây theo: (i) dân tộc và các nhóm dân tộc; (ii) khu vực địa lý (đối với phát triển kinh tế-xã hội); và (iii) lĩnh vực và ngành công nghiệp (đối với phát triển kinh tế-xã hội), ví dụ như hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề và tạo việc làm, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy văn hóa và du lịch, thông tin liên lạc, và nâng cao nhận thức về các vấn đề pháp lý và trợ giúp pháp lý. Văn bản của Chính phủ về dân chủ cơ sở và người dân tham gia là có liên quan trực tiếp đến khung chính sách về người DTTS. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 (thay thế cho Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 2003) về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cung cấp cơ sở cho sự tham gia của cộng đồng trong việc lập và thực hiện các kế hoạch phát triển và giám sát của cộng đồng. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng, ngày 18 tháng 4 năm 2005 quy định về giám sát đầu tư của cộng đồng. Nghị định số 60/2008/NĐ-CP, ngày 09 tháng 5 năm 2008, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc (CEMA). Cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ này thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề DTTS trên toàn quốc, và các dịch vụ công thuộc thẩm quyền và các ban ngành dân tộc của tỉnh. Các tỉnh có đông người DTTS sẽ thành lập Ban công tác dân tộc trực thuộc UBND tỉnh. Chức năng nhiệm vụ của CEMA bao gồm xây dựng chính sách, pháp luật để thực hiện các chương trình, giám sát và hoạt động liên ngành kết nối các Bộ và hợp tác với các tổ chức quốc tế theo thẩm quyền mà pháp luật quy định. 11 2.2. Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai năm 2013 có nhiều khía cạnh quan trọng liên quan đến các nhóm DTTS và tình hình phân chia đất. Cụ thể, Điều 27 quy định Nhà nước sẽ ban hành các chính sách về đất ở, đất cho các hoạt động cộng đồng của người DTTS theo phong tục, truyền thống, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế ở từng khu vực. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người DTTS trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, Điều 28 quy định Nhà nước phải chịu trách nhiệm phát triển và quản lý hệ thống thông tin đất đai và đảm bảo quyền của các tổ chức, cá nhân trong việc truy cập vào hệ thống này. Nhà nước sẽ kịp thời công bố thông tin cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan nhà nước. Cán bộ có thẩm quyền quản lý và sử dụng đất có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin về đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định. Bên cạnh đó, Điều 110 cũng quy định miễn phí sử dụng và thuê đất trong trường hợp sử dụng đất để thực hiện các chính sách về nhà ở, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; và trong trường hợp sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân DTTS. Theo Luật Đất đai năm 2013, cộng đồng dân cư dùng để chỉ cộng đồng cư dân Việt Nam sinh sống trong cùng một làng, khu dân cư, đơn vị dân cư, cùng chia sẻ phong tục và truyền thống, hoặc để chỉ cấu trúc gia đình mở rộng. Khoản 3, Điều 131 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định cộng đồng dân cư sử dụng đất có kiến trúc như đền thờ, đền chùa, các địa điểm thờ phụng hoặc nhà của tổ tiên, đất nông nghiệp không có tranh chấp, nếu có xác nhận của UBND xã sẽ được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 100). Ngoài ra, Nhà nước cũng sẽ giao và công nhận nhận quyền sử dụng đất của các cộng đồng dân cư để bảo tồn bản sắc theo phong tục và truyền thống của các dân tộc (Điều 131). Đồng thời, trong công tác giao và cho thuê đất, các hộ gia đình DTTS và cá nhân không có hoặc không đủ đất sản xuất trên địa bàn cần được ưu tiên (Điều 133). Điều 43 Luật Đất đai năm 2013 về “lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” quy định “Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.” Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổ chức hội nghị, và tham vấn trực tiếp Ngoài ra, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ về đất ở và đất sản xuất, giao đất, giao rừng cho người DTTS và hộ nghèo. Điều này đã góp phần cải thiện điều kiện sống của đối tượng thụ hưởng là người DTTS, khuyến khích họ trồng rừng và bảo vệ rừng. Đặc biệt, Chính phủ đã và đang triển khai một số chương trình lớn cho DTTS bao gồm Chương trình 135 (xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi), và Chương trình 134 (xóa nhà tạm). 2.3. Chính sách của NHTG về người DTTS (OP 4.10) Mục đích của OP 4.10 là nhằm tránh ảnh hưởng xấu tiềm tàng đến người dân bản địa và tăng cường các hoạt động mang lại lợi ích của dự án có tính đến nhu cầu và văn hóa 12 của họ.1 Ngân hàng yêu cầu người dân bản địa (ở đây chỉ là DTTS) phải được thông đầy đủ và có thể tự do tham gia vào các dự án. Những dự án này của NHTG bao gồm các biện pháp nhằm (a) tránh những tác động tiêu cực tiềm ẩn tới các cộng đồng DTTS; hay (b) khi những tác động tiêu cực tiềm ẩn tới người DTTS là không thể tránh khỏi thì những tác động đó phải được giảm thiểu, hạn chế, hoặc đền bù. Dự án của NHTG cũng nhằm đảm bảo người DTTS nhận được các lợi ích về xã hội và kinh tế theo một cách thức phù hợp với văn hóa và chia sẻ đồng đều giữa hai giới. Chính sách định nghĩa rằng DTTS có thể được xác định trong các khu vực địa lý cụ thể do có các đặc điểm sau ở các mức độ khác nhau: a) Tự xác định là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và được các dân tộc khác công nhận; b) Gắn bó với vùng địa lý hoặc vùng lãnh thổ của tổ tiên trong vùng dự án và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các môi trường sống và vùng lãnh thổ; c) Các thể chế văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị hay phong tục khác biệt với nhóm xã hội và văn hóa chi phối; và d) Nói tiếng bản địa, thường là khác với ngôn ngữ chính thức của quốc gia hoặc khu vực. Là một điều kiện tiên quyết trong phê duyệt một dự án đầu tư, OP 4.10 đòi hỏi Bên vay phải thực hiện tham vấn tự do, tham vấn trước và có phổ biến thông tin với DTTS có nguy cơ chịu tác động và thiết lập một mô hình hỗ trợ cộng đồng rộng lớn cho dự án và mục tiêu của nó. Điều quan trọng cần lưu ý là OP 4.10 đề cập đến các nhóm xã hội và cộng đồng chứ không phải cho các cá nhân. Mục tiêu chính của OP 4.10 là:  Đảm bảo các nhóm DTTS được dành cơ hội có ý nghĩa để tham gia vào các hoạt động dự án quy hoạch có ảnh hưởng đến họ;  Đảm bảo các cơ hội cung cấp cho các nhóm DTTS lợi ích phù hợp với văn hóa của họ; và  Đảm bảo bất kỳ tác động nào của dự án có ảnh hưởng bất lợi cho họ phải được tránh được hoặc giảm thiểu và giảm nhẹ. Trong bối cảnh Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, các nhóm DTTS ở khu vực dự án có thể nhận được những lợi ích lâu dài từ dự án nhờ tính kết nối được cải thiện và hoạt động tăng cường năng lực. Tuy nhiên, một số người DTTS có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi việc thu hồi đất và/hoặc tái định cư. Chính sách và hành động cụ thể nhằm tăng tối đa các lợi ích của dự án và giảm thiểu các tác động tiềm ẩn do thu hồi đất và tái định cư sẽ được giải quyết thông qua Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của dự án. Do đó, KHPT DTTS này được thiết kế nhằm tập trung vào các biện pháp phát triển cộng đồng cho các nhóm DTTS tại các khu vực dự án trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể: (a) tham vấn ý kiến để đảm bảo các DTTS có cơ hội nói lên những quan ngại của họ và nhận được các lợi ích của dự án 1 Tham vấn tự nguyện, trước khi tiến hành dự án và được thông tin đề cập đến quá trình ra quyết định tập thể và phù hợp với văn hóa tiếp theo sau tham vấn trên cơ sở tin cậy và được cung cấp đầy đủ thông tin về việc chuẩn bị và thực hiện dự án Điều đó không có nghĩa là các cá nhân hoặc nhóm có quyền phủ quyết. 13 (b) tham vấn trên cơ sở tự do, tự nguyện, trước khi thực hiện dự án và thông tin đầy đủ cho người tham gia nhằm có được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng; và (c) Các biện pháp phát triển cộng đồng khác. Phần dưới đây mô tả các hoạt động đã/sẽ được thực hiện trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Các nhóm DTTS trong những khu vực triển khai CHCIP có khả năng nhận được lợi ích lâu dài do cải thiện khả năng kết nối, nâng cao nhận thức về các hoạt động liên quan đến giao thông vận tải, và tăng cường năng lực cho các bên liên quan. KHPT DTTS này sẽ đảm bảo người DTTS nhận được lợi ích phù hợp với văn hóa thông qua quá trình tham vấn thường xuyên và sự tham gia của cộng đồng DTTS trong các hoạt động của dự án. III. Bối cảnh kinh tế - xã hội của các nhóm DTTS trong khu vực dự án Tư vấn ITST tiến hành đánh giá xã hội (ĐGTĐXH) vào tháng 12 năm 2016 tại khu vực dự án. Phần này trình bày các phát hiện chính của đánh giá tác động xã hội. 3.1. Thông tin dân số Bảng 1 dưới đây tóm tắt thông tin dân số căn bản tại các xã huyện dự án trong tỉnh Gia Lai theo số liệu thống kê năm 2015. Bảng 1: Dân số các nhóm DTTS tại các huyện và xã dự án ở Gia Lai (Đơn vị: người) Th Đơn vị hành Dân số Dân số chia theo các nhóm DTTS ứ chính năm 2015 Tổng Bahnar Nùng Tày Jarai Thái Khác tự Thị xã An I Khê Phường Song 1 5.442 325 303 3 10 An 2 Xã An Phuoc 3.545 0 3 Xã Thanh An 5.471 21 2 4 1 7 7 4 Xã An Binh 8.170 72 58 14 Phường Ngo 5 5.384 14 1 1 1 1 4 6 May Huyện Dak II Doa Thị trấn Dak 1 15.476 3.551 3.047 85 374 45 Doa 2 Xã Ia Kla 7.289 3.280 3.233 47 3 Xã Ia Bang 11.220 6.813 6.813 14 4 Xã Tan Binh 5.212 21 21 5 Xã K’Dang 10.690 4.612 4.550 45 1 6 Xã Glar 8.984 8.767 8.767 7 Xã A Dok 5.948 5.703 4.809 4 4 882 4 Huyện Duc III Co 1 Xã Ia Krieng 5.427 4.406 4.254 152 Thị trấn Chu 2 14.344 693 30 628 18 17 Ty 3 Xã Ia Pnon 4.672 4.156 4.102 54 4 Xã Ia Nan 8.673 3.384 3.384 5 Xã Ia Krel 8.313 3.226 3.136 90 6 Xã Ia Dom 6.995 2.657 2.217 440 7 Xã Ia Din 3.980 2.140 1.798 342 Huyện Chu IV Prong 1 Xã Bau Can 6.370 695 3 39 554 99 Xã Thang 2 6.709 1.516 1.516 Hung 3 Xã Binh Giao 6.642 2.307 2.307 Thành phố V Pleiku 1 Xã Gao 4.093 2.363 3 2.232 56 72 2 Xã An Phu 10.887 1.294 13 10 1.256 15 Xã Chu 3 2.494 707 4 699 4 Hdrong 4 Xã Chu A 9.300 1.899 692 1.207 Huyện Dak VI Po 1 Xã Tan An 12.699 92 32 60 2 Xã Cu An 7.078 34 34 Mang Yang VII District 1 Xã Dak Djrang 5.019 1.226 1.040 45 141 3.2. Kết quả sàng lọc Sàng lọc được thực hiện trước ĐGTĐXH. Kết quả ĐGTĐXH cho thấy xét theo tiêu chí của Ngân hàng, trong khu vực dự án có một số nhóm DTTS được xác định là Người bản địa. Các nhóm DTTS này có thể được chia thành hai nhóm, cụ thể là nhóm người 15 bản địa Bana và Gia Rai đông hơn và nhóm dân tộc di cư Tày, Nùng, Thái, Mường có số dân ít hơn. 3.3. Bối cảnh kinh tế - xã hội của Nhóm bản địa Ba Na và Gia Rai Theo ĐGTĐXH, nhóm người Ba Na và Gia Rai trong khu vực dự án tập trung tại năm huyện Đăk Pơ, Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Prông và Đức Cơ, với sinh kế chủ yếu từ cùng một nguồn, cụ thể là sản xuất nông nghiệp và kinh doanh quy mô nhỏ dọc theo các tuyến đường bộ. 3.3.1. Tổ chức xã hội và sinh kế Do người Ba Na và Gia Rai đã định cư lâu dài ở Tây Nguyên. Người Ba Na và Gia Rai trong khu vực dự án chủ yếu sinh sống tập trung ở hai bên QL19. Họ chung sống với người Kinh và chia sẻ công trình công cộng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Người Ba Na và Gia Rai ở khu vực dự án có gia đình hạt nhân và gia đình truyền thống. Tỷ lệ giữa nam và nữ tương ứng là 49% và 51 %. Người Ba Na và Gia Rai đều chủ yếu sống một cách tập trung và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên trong cộng đồng, do đó, quan hệ họ hàng rất gắn bó. Những người lớn tuổi trong làng thường có vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của người dân tộc Ba Na và Gia Rai, nhưng vai trò của họ dần dần giảm đi theo thời gian. Hiện nay, thành viên của hai dân tộc này thường làm theo lời khuyên của những người có uy tín được người dân trong làng bầu chọn. Người Ba Na và Gia Rai chủ yếu trồng lúa, nhưng ruộng nương của họ cách xa hành lang an toàn đường bộ do đó đường tiếp cận ruộng nương sẽ không bị hạn chế khi thi công đường. Ngoài ra, họ trồng cây ăn quả, rau, cây công nghiệp (cà phê, cao su, v.v.) và chăn nuôi. Sinh kế nông nghiệp tạo nguồn thu nhập và thực phẩm chính cho người dân khu vực này. Một số hộ gia đình cũng sở hữu các cửa hàng nhỏ bán phụ tùng xe hơi, thực phẩm, đồ vệ sinh, đồ uống và các loại hàng hóa cơ bản khác. Khoảng 10 - 20% số hộ gia đình người Ba Na và Gia Rai được liệt kê trong danh sách hộ nghèo của huyện. Đa số người Ba Na và Gia Rai sống nhờ nông nghiệp. Bên cạnh đó, họ được thuê khuân vác cho các công trường thi công lân cận hoặc được thuê lao động tạm thời theo mùa vụ trong một mùa thu hoạch, hoặc làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ. Theo ĐGTĐXH, hầu hết các hộ gia đình người Ba Na và Gia Rai trong vùng dự án đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với đất thổ cư và đất nông nghiệp của họ. ĐGTĐXH không phát hiện có trường hợp chiếm dụng hoặc tranh chấp đất đai nào. 3.3.2. Văn hóa, truyền thống và tôn giáo Người dân tộc Ba Na và Gia Rai có ngôn ngữ dân tộc riêng, chủ yếu được dùng để trò chuyện trong gia đình và giữa các thành viên trong cộng đồng. Họ chủ yếu duy trì và truyền lại ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ bằng phương thức truyền miệng. Người Ba Na và Gia Rai duy trì phong tục truyền thống thờ cúng tổ tiên và cầu nguyện cho thời tiết tốt trong Lễ tạ Năm mới. Trong lễ hội, họ thường mặc trang phục truyền 16 thống. Mỗi làng có một ngôi nhà văn hóa được dựng bằng gỗ đặt trên nhiều chiếc cột (nhà sàn). Trong khu vực dự án, hầu hết cư dân dân tộc Ba Na và Gia Rai theo Đạo Thiên Chúa và Tin lành. 3.3.3. Tập quán về Giới Trong gia đình: Người Ba Na và Gia Lai có chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên, trong khu vực dự án, vai trò của nam và nữ đang ngày càng trở nên bình đẳng. Đặc biệt, các vấn đề quan trọng trong gia đình, chẳng hạn như mua bán tài sản có giá trị, việc con cái kết hôn và làm từ thiện đều được thảo luận và thống nhất giữa vợ và chồng. Tài sản do vợ và chồng đồng sở hữu. Tài sản chung được tạo ra trong hôn nhân giữa hai người thuộc sở hữu của cả hai. Ngoài tài sản chung, cả hai bên đều có quyền sở hữu tư nhân đối với tài sản có được trước hôn nhân, quà tặng hoặc thừa kế dành cho một người. Khi ly hôn, tài sản riêng không bị chia đôi, còn tài sản chung được chia đều cho hai bên. Đàn ông và phụ nữ có giá trị bình đẳng trong xã hội. Khi không thể tiếp tục duy trì hôn nhân, việc ly hôn có thể được thực hiện dễ dàng. Trong mối quan hệ với con cái, cha mẹ không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa con trai và con gái, con cả và con thứ, con nuôi và con đẻ. Theo đó, con rể và con dâu cũng được đối xử bình đẳng trong gia đình, không có đối xử bất công với anh chị em của vợ và chồng. Tài sản thừa kế từ cha mẹ được chia đều cho các con. Cha mẹ khi về già thường sống cùng con út, không phân biệt giới tính của con. Sau khi cha mẹ qua đời, phần tài sản còn lại của họ sẽ được trao cho người chăm sóc cha mẹ trước khi họ qua đời. Khái niệm gia tộc của người Ba Na và Gia Rai không trọng nam hay trọng nữ. Khi tìm kiếm dòng dõi và xác định huyết thống của mình, một cá nhân không quá chú trọng đến việc anh ta/cô ta thuộc gia tộc của người cha hay người mẹ. Do đó, người dân tộc Ba Na và Gia Rai không có khái niệm về gia tộc liên quan đến người cha hay người mẹ. Cùng với sự giao lưu văn hóa với người dân tộc Kinh, người Ba Na và Gia Rai cũng đã thay đổi một số tập quán văn hóa. Mặc dù có sự bình đẳng giới nói chung giữa các thành viên trong gia đình, dân cư ở đây vẫn còn tồn tại một số mô hình giới tính và có sự khác biệt về vai trò của nam và nữ trong gia đình, đặc biệt là liên quan đến việc phân công lao động. Cha mẹ có quyền với con cái, Cha mẹ có thể thích có con trai để có thêm lao động chính trong gia đình. Tuy nhiên, việc thích có con trai không dẫn tới đối xử bất công với con gái. Trong mối quan hệ với con cái trong cuộc sống hàng ngày và giải quyết các công việc quan trọng, cha mẹ thường thể hiện sự đồng cảm với con cái. Tuy nhiên, mối quan hệ này được xây dựng dựa trên tôn ti trật tự và kỷ luật nghiêm khắc. Tập quán về tôn giáo: Trong khu vực dự án, nam nữ có thể tự do tham gia bất cứ tôn giáo nào. Tuy nhiên, họ có xu hướng theo các tôn giáo phổ biến trong làng. Quản lý cộng đồng: Người Ba Na và Gia Rai tích cực tham gia hoạt động quản lý chính trị, bao gồm các vấn đề cộng đồng, và nhiều cán bộ của người Ba Na và Gia Rai là phụ nữ. 3.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội của người DTTS di cư 17 Dưới đây là một số đặc điểm, bao gồm tổ chức xã hội, đời sống, văn hóa, truyền thống, tôn giáo và tập quán về giới của một số nhóm DTTS di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc và đã định cư tại khu vực dự án trong một thời gian dài. Dân tộc Tày: Đơn vị xã hội của người Tày là ngôi làng với một vị Trưởng thôn là nam có quyền uy cao. Chế độ sở hữu của người Tày được chia thành sở hữu công cộng của làng và sở hữu tư nhân, tức là tài sản hộ gia đình. Quyền sở hữu công cộng bao gồm đất đai, rừng núi, sông ngòi và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong làng. Ngoài ra, đường xá, cầu cống, đền chùa, miếu mạo đều được phân loại là tài sản công cộng. Sở hữu tư nhân lại bao gồm tất cả đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp do từng gia đình sở hữu, canh tác hoặc khai hoang. Ngoài ra, các tài sản như nhà cửa, các sản phẩm nông nghiệp, đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ và các vật dụng khác do các thành viên trong hộ gia đình tạo ra là tài sản riêng của các gia đình. Mỗi làng có quy định riêng về bảo vệ rừng và nguồn nước cũng như đất đai và các hoạt động sản xuất. Quan hệ xã hội giữa người thân trong gia đình và hàng xóm trong làng được thể hiện trong mọi khía cạnh cuộc sống, trong sản xuất, đời sống tinh thần và niềm tin tôn giáo. Dân tộc Nùng: Người dân tộc Nùng có liên hệ mật thiết với dân tộc Tày và có cùng một loại cấu trúc xã hội và cấu trúc thôn làng giống như dân tộc Tày. Họ nói chung một thứ ngôn ngữ và thường sống chung trong cùng làng với người Tày. Người Nùng theo chế độ gia đình phụ hệ và có truyền thống chỉ dành tất cả thừa kế cho con trai. Nhà cửa của người Nùng có tường làm bằng đất sét và mái ngói nung, thường được xây dựng trên mặt đất phẳng với một số phần dựng trên nhà sàn. Nhà thường được chia thành hai phần. Một phần dùng để ở và một phần để làm việc và thờ cúng tổ tiên. Người Nùng chủ yếu theo Đạo Phật và chịu ảnh hưởng của Nho giáo và họ có tập quán thờ cúng tổ tiên. Họ được công nhận về tay nghề dệt may và mây tre đan, sản xuất mái ngói cong bằng đất sét, làm đồ nội thất, giỏ, chế tác bạc và làm giấy. Người Nùng thường được coi là những nghệ nhân làm vườn và thợ rèn tốt nhất ở Việt Nam. Giống như người Tày, người Nùng có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời và hệ thống thủy lợi khá phát triển. Họ cũng trồng rau, lạc, cây ăn quả, ớt và tre, và tạo ruộng bậc thang trên các sườn đồi thấp phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Dân tộc Thái: Người Thái có nguồn gốc từ lục địa Đông Nam Á, nơi tổ tiên của họ đã sinh sống từ thời cổ đại. Tiếng Thái thuộc nhóm Tày-Thái (của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai). Từ rất sớm trong lịch sử của dân tộc, người Thái đã học được cách trồng lúa nước sử dụng hệ thống thủy lợi phù hợp. Công việc của họ trên đồng ruộng có thể được tóm tắt trong tiếng Thái là “muong-phat-lai-lin” (có nghĩa là đào kênh mương, đắp đất be bờ, dẫn nước qua các vật cản và cố định máng nước). Cấu trúc xã hội ban đầu được gọi là bản mường, còn được gọi là chế độ phia tao. Dòng dõi người Thái được gọi là Dam. Mỗi người có ba mối quan hệ trực hệ chính: Ai Noong (mỗi người sinh ra từ một tổ tiên thế hệ thứ tư thông thường); Lung Tay (mỗi thành viên nam trong gia đình của người vợ trong nhiều thế hệ); và Nhinh Xao (mỗi thành viên nam trong gia đình của người con rể). Trong quá khứ, người Thái tôn trọng truyền thống mua bán hôn nhân và người con rể thường sống cùng gia đình của cô gái. Phụ nữ sinh con trong tư thế ngồi. Nhau thai được đặt vào ống tre và treo lên một cành cây trong rừng. Người mẹ được sưởi lửa cho ấm, ăn cơm bằng một ống tre, và phải kiêng một số loại thực phẩm nhất định trong một tháng. Các ống tre được treo trên một cành cây. Có những nghi lễ để giáo dục trẻ em trong những hoạt động liên quan đến giới tính và một Lung Tay được mời đến nhà để đặt tên cho em bé. Người Thái đen thờ cúng tổ tiên vào tháng 7 và tháng 8 Âm lịch. Người Thái trắng cũng ăn mừng năm mới theo Lịch Âm. Dân làng còn thờ các vị thần 18 đất, thần núi, thần sông và linh hồn của làng. Người Thái có hệ chữ viết tiếng Phạn riêng. Tiếng dân độc được truyền miệng. Người Thái có nhiều tác phẩm cổ viết về lịch sử, truyền thống, tục lệ và tác phẩm văn học. Dân tộc Mường: ở khu vực miền núi phía tây nam của Hà Nội. Được coi là hậu duệ duy nhất còn sống sót của người Việt Cổ, không giống như người Mường ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, người Mường ở đây ít bị ảnh hưởng bởi người Trung Quốc. Ngôn ngữ của dân tộc, tiếng Mường là một nhóm nhỏ của ngữ chi Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, hệ ngôn ngữ Nam Á. Cấu trúc xã hội của người dân tộc Mường là gia đình phụ hệ và có nền tảng là gia đình truyền thống; chỉ nam giới mới có quyền sở hữu tài sản. Ban đầu, người Mường tổ chức hệ thống phong kiến bao gồm giai cấp địa chủ (người đứng đầu một vùng đất đai) và giai cấp nông dân. Mặc dù giai cấp trên vẫn có một số đặc quyền so với giai cấp nông dân, hiện nay, sở hữu đất đai tư nhân đã dần dần thay thế sở hữu đất đai địa chủ. Nền tảng kinh tế của dân tộc Mường là nông nghiệp; lúa nước được trồng trên ruộng bậc thang và họ cũng canh tác lúa cạn. Họ nuôi lợn, bò, trâu, gà; săn bắn để cung cấp thịt cho các lễ hội. Người Mường đốn gỗ và cây quế để bán. Họ sống thành từng nhóm 10-25 nhà, một phần nhà được sử dụng để nhốt động vật và chứa hoa màu thu hoạch được. Một số thị trấn đã trở thành trung tâm thương mại. Người Mường tin tưởng thuyết tâm linh tôn giáo, thờ cúng tổ tiên và các linh hồn siêu nhiên, trong đó nhiều vị thần cũng được người Việt ở Bắc Bộ thờ cúng. 3.5. Nguồn điện, nước sạch và điều kiện vệ sinh Theo kết quả khảo sát kinh tế xã hội được tiến hành trong tháng 12 năm 2016, tất cả các hộ gia đình trong khu vực dự án đã có điện. Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn nước sạch trong khu vực dự án vẫn còn hạn chế. Có đến 95% số hộ gia đình DTTS ở khu vực dự án sử dụng nguồn nước lấy từ các giếng tự khoan, trong khi những người khác sử dụng nước suối. Chỉ có một số xã đã có dịch vụ nước máy. Chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án không phù hợp sử dụng trong sinh hoạt. Dữ liệu kinh tế - xã hội hiện có cho các xã thuộc dự án cho thấy khoảng 80% số hộ có nhà vệ sinh riêng. Các hộ gia đình còn lại thường sử dụng nhà vệ sinh của hàng xóm hoặc xả chất thải trực tiếp ra kênh, góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực sinh sống. IV. Tóm tắt ĐGTĐXH Dưới đây là tóm tắt ĐGTĐXH được thực hiện ở một số huyện thuộc dự án trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong tháng 12 năm 2016. Hỗ trợ cộng đồng mở rộng: Sau khi được thông báo đầy đủ, tất cả người trả lời DTTS được khảo sát đều bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án thông qua bài khảo sát cho điểm bởi vì họ nhận thấy dự án sẽ cải thiện điều kiện sống và sinh kế của họ. Họ nhận thức được rằng dự án sẽ cải thiện môi trường sống thông qua cải thiện hệ thống thoát nước, kiểm soát lũ và tăng cường an toàn giao thông. Tác động Tích cực: Những người trả lời tin rằng dự án sẽ mang lại lợi ích cho các nhóm DTTS ở địa phương, và các cộng đồng DTTS có liên quan sẽ được hưởng lợi từ tác động tích cực của dự án. Tổng cộng có 29 xã có các nhóm DTTS địa phương chịu tác động bởi CHCIP, nằm dọc theo tuyến QL19 và hai đường tránh ở tỉnh Gia Lai. Tại 19 đoạn Km 67 - Km 167 thuộc QL19, các hộ DTTS chủ yếu sống bên ngoài hành lang an toàn đường bộ (cách 1-5 km ở hai bên đường). Trong khi đó, tại đoạn Km 167 - Km 243 thuộc QL19, các hộ gia đình DTTS chủ yếu sống dọc hai bên đường và bên ngoài hành lang an toàn đường bộ (cách 1-3 km ở hai bên đường). Theo ĐGTĐXH, những người được hỏi nhận thức được rằng tiểu dự án sẽ cải thiện điều kiện sống cho người có thu nhập thấp về giao thông, môi trường và vệ sinh, cấp nước, trường học, chợ, nhà ở, và an ninh. Họ cũng nhận thức được lợi ích khác, bao gồm hệ thống giao thông được cải thiện cho các cộng đồng địa phương, tăng cường an toàn giao thông, và nâng cao giá trị đất đai. Một số hộ gia đình sở hữu các cửa hàng nhỏ bán phụ tùng xe hơi, thực phẩm, đồ vệ sinh, đồ uống và các loại hàng hóa cơ bản khác tin rằng doanh thu của họ sẽ tăng lên nhờ có kết nối giao thông, do lưu lượng giao thông sẽ tăng lên và sẽ có nhiều khách hàng hơn. Người dân địa phương cũng nhận thức được rằng điều kiện giao thông tốt hơn đồng nghĩa với việc dễ dàng tiếp cận tốt hơn thị trường địa phương để tiêu thụ nông sản. Dự án sẽ tăng cường khả năng tiếp cận của các cộng đồng DTTS dọc tuyến đường sẽ cải tạo nâng cấp. Do đó, những người được hỏi tin rằng hầu hết các hộ gia đình DTTS dọc tuyến đường sẽ được nâng cấp là thương nhân và nông dân sẽ được hưởng lợi nhờ có hoạt động thương mại gia tăng và tăng trưởng kinh tế trong khu vực dự án. Do hầu hết nông sản được thu hoạch từ các cánh đồng lúa và cây ăn quả và rau cách xa hành lang an toàn đường bộ, việc nâng cấp tuyến đường không gây ra bất kỳ xáo trộn lớn nào đến sinh kế của người dân địa phương. Tuy nhiên, cần tăng cường tiếp xúc với khu vực phát triển bên ngoài và tương tác với những người khác sẽ trong quá trình thực hiện dự án. Kiến nghị: Những người trả lời cho rằng cần nâng cao nhận thức về vai trò tham gia của các nhóm DTTS chịu tác động trong các hoạt động thiết kế để cải thiện điều kiện sống của họ, và huy động đóng góp công sức lao động và tinh thần của họ đối với công việc cộng đồng. Cơ hội công việc sẽ được ưu tiên cho người DTTS chịu tác động trong khu vực dự án. Đồng thời, các khóa đào tạo nghề có thể được tổ chức để nâng cao kỹ năng cho người DTTS trong khu vực dự án để họ có thêm cơ hội tiếp cận nghề nghiệp trong và sau quá trình thực hiện dự án. V. Tóm tắt quá trình tham vấn trong giai đoạn thiết kế dự án 5.1. Phương pháp Trong quá trình xây dựng KHPT DTTS, các cuộc tham vấn đã được tiến hành với các bên liên quan thuộc Bộ GTVT và chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Gia Lai về vấn đề DTTS. Nhóm nghiên cứu bao gồm một nghiên cứu viên trưởng và bốn thành viên, được tuyển chọn để thực hiện các cuộc tham vấn ở cấp địa phương, áp dụng một số công cụ nghiên cứu định tính thông thường như thảo luận nhóm tập trung (TLN), phỏng vấn sâu, ghi chép, và chụp ảnh, cũng như quan sát không trực tiếp tham gia.  Thảo luận nhóm tập trung: Mỗi cuộc TLN thường bao gồm 6-8 người tham gia do cán bộ địa địa phương đề xuất và mời tới theo yêu cầu của nhóm nghiên cứu. Thông qua việc thành lập các cuộc TLN nhạy cảm về giới, các thông tin, dữ liệu 20 chia theo giới tính được đặc biệt chú trọng. Cán bộ địa phương là người đứng đầu các nhóm DTTS chịu tác động và hiểu rất rõ về cộng đồng của họ. Để hiểu được tác động có thể khác nhau và phản ứng của người dân đối với dự án, các nhóm đối tượng trả lời được lựa chọn bao gồm cán bộ chính quyền địa phương, đại diện tổ chức quần chúng, các nhóm và các hộ gia đình DTTS chịu tác động, trong đó có hộ nghèo/cận nghèo.  Phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu tìm hiểu thêm một số trường hợp nghiên cứu với nhiều thông tin sâu hơn. Thông tin cơ sở cho phỏng vấn sâu được lựa chọn từ các cuộc TLN (các nhà nghiên cứu nhận định một số người tham gia có thể chia sẻ thông tin chi tiết và thú vị hơn và mời họ tham gia phỏng vấn riêng). Ngoài ra, đối tượng phỏng vấn cũng được đề xuất trực tiếp bởi cán bộ địa phương trên cơ sở hiểu rõ các mục tiêu đánh giá của nhóm nghiên cứu.  Phỏng vấn 3 bên: Một vài cuộc phỏng vấn bổ sung với cán bộ địa phương và người đứng đầu các nhóm DTTS chịu tác động, còn gọi là phỏng vấn ba bên, cũng được thực hiện để xác minh thông tin mà người dân cung cấp. Đối tượng này mang tính bổ trợ chứ không phải một phân nhóm riêng biệt. Một lí do khác là người dân có thể nêu một số vấn đề nhưng không hiểu rõ căn nguyên bản chất với vị thế là người dân bình thường. Trong trường hợp như vậy, các cuộc phỏng vấn bổ sung sẽ giúp làm rõ, xác nhận hoặc bổ sung những gì người dân địa phương đã nêu. . 5.2. Thông tin về người trả lời Việc tham vấn đã được tiến hành ở xxx xã thuộc 5 huyện dự án với các nhóm DTTS chịu tác động ở tỉnh Gia Lai, từ ngày 8/11 đến ngày 31/12/2016. Các huyện bao gồm. Ở mỗi huyện/thị trấn, một xã được lựa chọn để tham vấn. Tại các tỉnh, huyện và xã, nhóm nghiên cứu đều tổ chức các cuộc họp tham vấn và TLN với đại diện Sở GTVT và Sở TNMT. Với mỗi xã nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tổ chức xxx cuộc họp và thảo luận nhóm, và một số cuộc phỏng vấn sâu với các bên liên quan và người DTTS chịu tác động. Tổng cộng, nhóm đã tổ chức xxx cuộc họp và thảo luận nhóm với gần xxx người trả lời. Đối tượng người trả lời bao gồm:  Cán bộ địa phương: là cán bộ từ Sở GTVT và Sở TNMT, Phòng TNMT, và cán bộ xã (lãnh đạo UBND, cán bộ địa chính và người đứng đầu các tổ chức quần chúng cấp xã. Đây là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác quản lý đất đai và các vấn đề DTTS trên địa bàn.  Đại diện của các cơ quan địa phương có liên quan: bao gồm đại diện từ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ban các vấn đề dân tộc và Hội Liên hiệp Thanh niên.  Người dân: bao gồm người nghèo, cận nghèo và người DTTS trong vùng nghiên cứu. Thông thường, phần lớn những người được thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo sống ở các vùng khó khăn và trình độ giáo dục hạn chế. Chi tiết các đối tượng trả lời được nêu trong Phụ lục 2. 5.3. Tóm tắt kết quả tham vấn với các nhóm DTTS chịu tác động 21 Để đảm bảo quá trình tham vấn cộng đồng mang lại hiệu quả tích cực hơn cho những người DTTS chịu tác động, thông tin dự án đã được tổng hợp và phổ biến trước cho cộng đồng theo nhiều cách khác nhau để các hộ gia đình DTTS hiện đang sinh sống trong khu vực dự án được biết. Người DTTS sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày với gia đình và cộng đồng của họ. Tuy nhiên, họ cũng có thể nói và đọc tiếng Việt. Do đó, tất cả các tài liệu dự án được tóm tắt bằng tiếng Việt. Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cũng được thực hiện bằng tiếng Việt mà không cần hỗ trợ của phiên dịch bởi người DTTS tham gia không yêu cầu. Thông tin được cung cấp và tham vấn với các đối tượng DTTS tham gia bao gồm:  Giới thiệu chung về dự án và các hợp phần chính;  Tác động của dự án (tích cực và tiêu cực);  Biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi và các biện pháp phát triển cộng đồng;  Tham gia và tư vấn trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án; và  Cơ chế giải quyết khiếu nại. Kết quả tham vấn tự nguyện, trước và được thông tin đầy đủ đến người dân (FPIC) với những người DTTS chịu tác động, thực hiện trong tháng 12/2016, được tóm tắt dưới đây: Sau khi được thông báo đầy đủ, tất cả người trả lời DTTS được khảo sát đều bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án thông qua bài khảo sát cho điểm bởi vì họ nhận thấy dự án sẽ cải thiện điều kiện sống và sinh kế của họ. Họ nhận thức được rằng dự án sẽ cải thiện môi trường sống thông qua cải thiện hệ thống thoát nước, kiểm soát lũ và tăng cường an toàn giao thông. Người dân cũng đề xuất tổ chức hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, tập huấn và tư vấn tại nhà văn hóa truyền thống vì nó là một phong tục lâu đời của các dân tộc Bahnar và Jarai. Theo những người dân được tham khảo ý kiến, các hộ gia đình bị ảnh hưởng có nguy cơ mất nhà cửa đất đai nên được tái định cư trong cộng đồng của họ để có thể duy trì tập quán xã hội văn hóa, tránh những tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế và kinh doanh cũng như duy trì mối quan hệ với họ hàng, láng giềng và quan hệ xã hội khác. Ngoài ra, phương án tái định cư tại chỗ như vậy sẽ không ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của họ. Những người trả lời cũng bày tỏ mong muốn BQLDA phối hợp với các tổ chức quần chúng cấp thôn/xã để tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức cho người DTTS địa phương về an toàn giao thông nhằm giảm thiểu rủi ro về tai nạn giao thông. Người dân cũng bày tỏ nguyện vọng về cơ hội tiếp cận vốn vay để bắt đầu công việc kinh doanh, chẳng hạn như bán thực phẩm, sửa chữa xe, và các cửa hàng tiện lợi, đồng thời mong muốn có các khóa tập huấn về sử dụng các khoản tín dụng trong công việc kinh doanh mà họ lựa chọn. Mẫu biên bản tham vấn với người DTTS chịu tác động có trong Phụ lục 1. VI. Khuôn khổ đảm bảo FPIC với các nhóm DTTS chịu tác động trong quá trình thực hiện dự án. 22 Nguyên tắc tham vấn và tham gia: NHTG yêu cầu chủ dự án có nghĩa vụ công bố thông tin, hỏi ý kiến và vận động người chịu tác động tham gia quá trình tham vấn trên cơ sở thông tin đầy đủ. Tuỳ thuộc tính chất của dự án, quá trình tham vấn và tham gia của các bên liên quan cần được thực hiện một cách tương xứng với mức độ rủi ro và ảnh hưởng của dự án đối với các dân tộc chịu tác động. Trong trường hợp người DTTS đang sinh sống trong khu vực dự án, FPIC cần phải được tiến hành với các DTTS chịu tác động - theo cách thức phù hợp với văn hóa của họ. Trong thời gian thực hiện dự án, theo nguyên tắc đảm bảo sự công bằng, quyền tham gia và phù hợp văn hóa, dự án phải tổ chức tham vấn liên tục để thu thập phản hồi từ các nhóm DTTS chịu tác động và có biện pháp khắc phục hậu quả để khuyến khích người dân tham gia và nhận được lợi ích của dự án. Trong khi đó, FPIC sẽ được tiến hành với các nhóm DTTS chịu tác động trước khi thi công các công trình dân dụng. Phương pháp: Các phương pháp tham vấn được sử dụng phải phù hợp với đặc điểm xã hội và văn hóa của các nhóm DTTS chịu tác động. Các phương pháp này cần phải toàn diện, đảm bảo các yếu tố nhạy cảm giới tính và có sự tham gia của các thế hệ, trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không can thiệp, không lôi kéo hay áp đặt. Quá trình tham vấn cần mang tính hai chiều, tức bao gồm cả cung cấp thông tin và thảo luận cũng như lắng nghe và hồi đáp. Tất cả các cuộc tham vấn cần được tiến hành trên cơ sở tin cậy và tự nguyện, không bị đe dọa hay cưỡng chế, nghĩa là không có sự hiện diện của những người có thể tác động tiêu tới người trả lời. Tham vấn cũng cần được thực hiện với phương pháp tiếp cận tocựcàn diện và đáp ứng yêu cầu về giới, phù hợp với nhu cầu của các hộ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương trong cộng đồng DTTS, cho phép thu thập quan điểm đa chiều từ người chịu tác động và các bên liên quan khác cho quá trình ra quyết định. Phổ biến thông tin: Đặc biệt, các nhóm DTTS chịu tác động sẽ được cung cấp tối đa các thông tin có liên quan về dự án theo cách phù hợp về văn hóa trong suốt quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá dự án, để khuyến khích họ tham gia và nhận được lợi ích công bằng từ dự án. Thông tin có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong khái niệm, thiết kế, đề xuất, chính sách an toàn, thực hiện, giám sát và đánh giá. Đặc biệt, tất cả các thông tin có liên quan cho quá trình tham vấn sẽ được cung cấp thông qua hai kênh. Thứ nhất, thông tin sẽ được phổ biến cho các trưởng thôn tại các cuộc họp giao ban hàng tháng với lãnh đạo UBND xã để truyền đạt lại cho người dân qua các cuộc họp thôn một cách phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ. Thứ hai, thông báo viết bằng tiếng dân tộc sẽ được đăng tại UBND xã ít nhất tuần trước khi cuộc họp tham vấn diễn ra. Việc đăng thông báo cần đảm bảo ngưmộtời dân có đủ thời gian để hiểu, đánh giá và phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động được đề xuất. Tham gia tích cực: Ngoài ra, hoạt động dự án và các biện pháp can thiệp nên tận dụng sự tham gia tích cực và hướng dẫn (chính thức và không chính thức) của cán bộ địa phương trong cộng đồng, chẳng hạn như trưởng thôn và mạng lưới dòng , cũng như thành viên các tổ hòa giải. Ban giám sát cộng đồng cấp xã cần giám sát chặt chẽ tiêu chuẩn tham gia của các tổ chức và cán bộ địa phương trong các hoạt động dự án và biện pháp can thiệp khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Đầu vào/thông tin được sử dụng để giám sát và đánh giá có thể bao gồm quyền tiếp cận thông tin và lợi ích liên quan từ các thông tin đó của các nhóm DTTS. Thông qua việc cho phép các bên liên quan là người DTTS tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá, dự án có thể đảm bảo người dân sẽ nhận được lợi ích kinh tế xã hội phù hợp với văn hóa. Bằng cách đó, các hoạt động dự án sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và kết quả phát triển nói chung trong các nhóm DTTS chịu tác động. Hoạt động 23 nâng cao năng lực cần được thực hiện cho các bên liên quan để hạn chế các vấn đề hiện đang tồn tại trong quá trình tham vấn tại địa phương, chẳng hạn như trao đổi một chiều, thiếu thông tin, lịch trình gấp gáp, và mang tính ép buộc. Ghi chép và lưu trữ thông tin: Các thông tin thu thập được trong quá trình tham vấn phải được ghi lại và lưu giữ cẩn thận cho mục đích phân tích và tham khảo. VII. Kế hoạch hành động Kế hoạch hành động được xây dựng dựa trên đặc điểm kinh tế - xã hội và kết quả tham vấn các nhóm DTTS, như đã đề cập ở phần trên. Kế hoạch hướng tới đảm bảo các nhóm DTTS có liên quan được hưởng lợi ích kinh tế xã hội phù hợp với văn hóa dân tộc. Kế hoạch cũng bao gồm các biện pháp nâng cao năng lực cho cơ quan thực hiện dự án. 7.1. Xây dựng các nhóm cộng đồng tham gia Thành lập nhóm cộng đồng trong các nhóm DTTS chịu tác động để tiếp nhận thông tin phản hồi từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu tác động hoặc liên quan tới hoạt động dự án. BQLDA tỉnh Gia Lai sẽ thường xuyên tổ chức các buổi họp lấy ý kiến nhóm cộng đồng và có thể tập trung vào những vấn đề sau trong thực hiện KHPT DTTS:  Hoạt động gần nhất của dự án được triển khai tại cộng đồng là gì?  Cộng đồng được hưởng những lợi ích gì từ các hoạt động này?  Cộng đồng đã được tiếp nhận lợi ích một cách phù hợp với văn hóa dân tộc chưa? Nếu chưa, vì sao? Có thể khắc phục những lỗ hổng này như thế nào?  Các nhóm DTTS đã được tham vấn như KHPT DTTS nêu ra chưa?  Các nhóm DTTS chịu tác động có gặp khó khăn khi nghe hiểu ngôn ngữ tiếng Việt trong các hoạt động truyền thông hay trong các buổi họp không? Cần tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng để khắc phục những khó khăn này như thế nào?  BQLDA tỉnh có thể hỗ trợ như thế nào để các nhóm DTTS chịu tác động có thể tiếp cận được thông tin dự án một cách hiệu quả và thiết thực hơn?  Các nhóm DTTS còn chưa hài lòng với hoạt động nào hay có vấn đề nào phát sinh không? Vì sao? Cộng đồng đề xuất các biện pháp gì để khắc phục các lỗ hổng đó? 7.2. Giám sát có sự tham gia của cộng đồng BQLDA tỉnh Gia Lai nên huy động sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn để hiểu được mối quan tâm của cộng đồng, từ đó tập trung giám sát nhằm khắc phục những vấn đề được xác định. Thông qua các buổi họp thường xuyên với nhóm DTTS chịu tác động, BQLDA tỉnh có thể biết được những vấn đề cộng đồng chưa hài lòng, kể cả khi đó có thể không phải do tác động trực tiếp của dự án. Nếu có thể giải quyết được những vấn đề này, BQLDA có thể xây dựng niềm tin và thiện chí trong cộng đồng. Thêm nữa, nếu xác định những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai dự án, BQLDA tỉnh nên chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục chứ không che giấu hay đánh lạc hướng cộng đồng. Cởi mở, chia sẻ thông tin giúp cộng đồng có thể để xuất một số 24 giải pháp và ý tưởng sáng tạo cho những dự án có tác động đến cuộc sống của chính họ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, BQLDA tỉnh nên phối hợp với các tổ chức địa phương và NGO có uy tín để chia sẻ tối đa các bài học kinh nghiệm. Kiến thức đóng vai trò quan trọng với các cộng đồng DTTS này vì kiến thức mở ra cánh cửa kinh doanh lớn hơn và khả năng tham gia cao hơn. BQLDA tỉnh có thể tập huấn cho thành viên cộng đồng địa phương về cách thực hiện giám sát có sự tham gia của cộng đồng, biến họ trở thành những “giám sát viên” có kiến thức về xây dựng, xói mòn, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và nhiều vấn đề khác. Những kiến thức này sẽ nâng cao vị thế của các giám sát viên, chủ yếu là phụ nữ. Sau này, họ sẽ trở thành các lãnh đạo cộng đồng. 7.3. Tổ chức họp cộng đồng BQLDA tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức họp cộng đồng tại mỗi xã và thôn bản để trả lời những câu hỏi và làm rõ các vấn đề phát sinh, sử dụng loại ngôn ngữ cộng đồng có thể tiếp cận và nghe hiểu (sử dụng tiếng dân tộc nếu cần). Hoạt động này sẽ được triển khai trước và trong quá trình thực hiện dự án. BQLDA tỉnh sẽ phối hợp với cán bộ xã và nhóm cộng đồng để lựa chọn ra những người có thể hỗ trợ các buổi họp, và xác định các tổ chức địa phương có liên quan. Với những xã có tỷ lệ DTTS cao thì lý tưởng nhất là những người được chọn tới từ chính các nhóm DTTS chịu tác động. Công cụ truyền thông đã được đề cập trong phần trên. Trước buổi họp, lãnh đạo các nhóm DTTS chịu tác động sẽ tham gia tập huấn. BQLDA tỉnh Gia Lai nên phối hợp với cơ quan truyền thông các cấp để phổ biến thông tin về dự án. BQLDA tỉnh Gia Lai cũng sẽ chuẩn bị và cung cấp các biểu mẫu, văn bản pháp lý và tài liệu truyền thông trong các buổi họp và lấy ý kiến công chúng ở cấp xã. Tất cả các tài liệu này phải dễ hiểu, mang thông điệp và hình ảnh rõ ràng, và có thể được dịch ra tiếng dân tộc nếu cần. 7.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng BQLDA tỉnh Gia Lai nên phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và các nhóm cộng đồng để tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các nhóm DTTS tại địa bàn dự án. Hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng có thể được lồng ghép trong các buổi họp và sự kiện thường kỳ, sử dụng các công cụ truyền thông như đã đề cập ở trên. Các vấn đề đặt ra khi thực hiện các hoạt động này bao gồm nhưng chỉ không giới hạn trong các nội dung sau: • Hoạt động dự án; • An toàn giao thông • Tầm quan trọng của việc tham vấn và huy động sự tham gia của cộng đồng trong từng bước thực hiện hoạt động dự án, từ quá trình lập kế hoạch, chuẩn bị cho đến triển khai dự án và giám sát đánh giá; • Vai trò của công tác giám sát hoạt động dự án có sự tham gia của cộng đồng; • Vai trò của cộng đồng trong việc vận hành và bảo trì các công trình của dự án; • Vấn đề giới; • Bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục; • Phòng chống HIV/AIDS; • Quyền của người lao động; 25 • Tầm quan trọng của việc tiếp cận nước sạch và thực hành vệ sinh tốt • Quản lý chi tiêu và tài sản gia đình; • Mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em để có thể tiếp cận cơ hội việc làm và tạo ra thu nhập tốt hơn; • Các vấn đề khác phát sinh trong quá trình triển khai dự án. 7.5. Hoạt động truyền thông Ngoài các tài liệu truyền thông thông thường như họp cộng đồng, phát tờ rơi, họp nhóm tập trung và truyền thanh phường xã, BQLDA tỉnh Gia Lai sẽ chuẩn bị các công cụ nghe - nhìn như đoạn phim video hay đĩa DVD bằng tiếng Việt. Một số nội dung trong các tư liệu này có thể được dịch sang tiếng dân tộc (chỉ dành cho những người gặp rào cản ngôn ngữ) để sử dụng trong giai đoạn triển khai dự án theo yêu cầu của nhóm cộng đồng. Tài liệu truyền thông sẽ được lưu trữ tại nhà văn hóa để người dân có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, BQLDA tỉnh Gia Lai cũng sẽ tăng cường tiếp cận và chia sẻ thông tin dự án đến các nhóm DTTS liên quan. BQLDA tỉnh Gia Lai có thể cân nhắc xây dựng một phần thông tin dự án liên quan trực tiếp đến mối quan tâm của các nhóm DTTS chịu tác động trên trang web của tỉnh. Những người thuộc nhóm DTTS chịu tác động và gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin dự án sẽ có những hỗ trợ riêng. 7.6. Tập huấn cho cán bộ địa phương và các bên liên quan khác Ban quản lý dự án tỉnh Gia Lai nên tổ chức hội thảo định hướng ở cấp huyện cho cán bộ và các bên liên quan khác làm việc với các nhóm DTTS chịu tác động để họ có thể hiểu rõ hơn văn hóa, phong tục và tôn giáo của người DTTS, từ đó xây dựng phương pháp tiếp cận phù hợp với văn hóa và đặc điểm về giới. Hội thảo sẽ tập trung vào:  Các yêu cầu đặc biệt đối với người DTTS trong bối cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc, như đã nêu trong KHPT DTTS. Những người gặp rào cản ngôn ngữ sẽ được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn;  tầm quan trọng của việc tham vấn công chúng;  kiến thức và kĩ năng cần thiết để làm việc với nhóm DTTS chịu tác động nhằm đạt được mục tiêu của KHPT DTTS, đồng thời nâng cao năng lực quản lý dự án cho các bên liên quan. Bên cạnh đó, BQLDA tỉnh sẽ tổ chức hội nghị tổng kết để tóm tắt và chia sẻ bài học và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án tại các huyện liên quan. 7.7. Hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng Như đã đề cập trong kết quả đánh giá tác động xã hội (ĐGTĐXH) và kết quả tham vấn, người DTTS trong các cộng đồng chịu tác động thể hiện nguyện vọng được tiếp cận vốn tín dụng để phát triển công việc làm ăn của gia đình như cung cấp thực phẩm, chăn nuôi bò, trồng điều, cà phê và cao su. Vì thế, BQLDA tỉnh nên phối hợp với các cơ quan liên quan như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank) và các chương trình tín dụng vi mô khác tại địa phương để hỗ trợ cung cấp các gói tín dụng ưu đãi cho nhóm DTTS chịu tác động. Nhờ vậy, họ sẽ có 26 thêm cơ hội tận dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được nâng cấp để cải thiện sinh kế và điều kiện sống của mình. BQLDA tỉnh sẽ tiến hành đánh giá nhu cầu của nhóm DTTS chịu tác động về việc sử dụng tín dụng và xác định danh sách các đối tượng vay tiềm năng. Các chương trình này nên được tích hợp vào chương trình tín dụng hiện có trong các xã thuộc dự án chứ không phải thuộc hợp phần nào của dự án. Vì thế, BQLDA tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan quần chúng tại địa phương và các bên liên quan khác như Ngân hàng Chính sách xã hội và AgriBank để cung cấp thông tin về các chương trình vi tín dụng hiện có, điều kiện tham gia và các điều khoản và điều kiện cho các nhóm DTTS chịu tác động. Dự án sẽ ưu tiên các hộ dễ tổn thương theo định nghĩa của dự án. 7.8. Tập huấn khởi nghiệp Dự án sẽ hỗ trợ tập huấn về khởi nghiệp kinh doanh cho các hộ DTTS có kế hoạch kinh doanh. Các khóa tập huấn có thể được thiết kế và tổ chức theo hướng giúp các hộ DTTS học thêm các kĩ năng khởi sự kinh doanh, và tư vấn sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng cho công việc kinh doanh được chọn. BQLD tỉnh Gia Lai có thể phối hợp với tư vấn độc lập và các tổ chức khác để cung cấp các kiến thức và kĩ năng cơ bản về sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Bên cạnh đó, các buổi tập huấn cầm tay chỉ việc (hội thảo) sẽ được tổ chức để trình bày và giới thiệu các doanh nghiệp tư nhân nhỏ thành công, đồng thời rút ra kinh nghiệm và bài học từ hoạt động kinh doanh của họ. BQLDA tỉnh có thể hỗ trợ tổ chức tham quan học tập các mô hình kinh doanh thành công có thể phù hợp với các hộ DTTS, từ đó giúp họ quan sát từ kinh nghiệm thực tế, nắm được cả cơ hội cũng như thách thức khi bắt đầu kinh doanh. BQLD tỉnh cũng có thể hỗ trợ một số nguyên liệu nông nghiệp đầu vào và hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm của những đối tượng quan tâm tới việc kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. 7.9. Chính sách việc làm có lợi cho nhóm DTTS chịu tác động Dự án nên cam kết tham gia mạnh mẽ vào cộng đồng địa phương, bao gồm  ưu tiên tuyển dụng người địa phương, đặc biệt là những người từ nhóm DTTS chịu tác động; và  tích cực đẩy mạnh các chính sách hòa nhập giới để phụ nữ được tham gia và hưởng lợi từ quá trình xây dựng dự án ở tất cả các giai đoạn, bao gồm tăng cường sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ thuộc nhóm DTTS chịu tác động, trong lực lượng xây dựng. Cụ thể, dự án nên 7.9.1. Ưu tiên đào tạo và tuyển dụng người DTTS, không phân biệt nam nữ: Dự án nên đồng thời quan tâm tới hai yếu tố chính: giáo dục để hỗ trợ người DTTS địa phương hòa nhập vào thị trường lao động, và thay đổi trong ngôn ngữ tuyển dụng, nhấn mạnh cơ hội bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ, để loại bỏ những hoài nghi cũ kĩ về năng lực của người DTTS, đặc biệt là phụ nữ DTTS. 27 7.9.2. Nâng cao năng lực cho người DTTS Đồng thời, dự án cũng chú trọng cung cấp cơ hội đào tạo cho người DTTS, đặc biệt là phụ nữ DTTS để tham gia vào hoạt động của dự án, từ đó, họ có thể phát triển các kĩ năng mới, cụ thể là kĩ năng chuyên môn và kĩ năng an toàn để chuẩn bị tham gia thị trường lao động. Thực tế cho thấy khi được trao cơ hội, người dân có thể thành công. 7.9.3. Trao quyền và hỗ trợ phụ nữ DTTS ở nơi làm việc Khi phụ nữ gia nhập lực lượng lao động của Dự án, cần giải quyết các vấn đề về hành vi bạo lực do phân biệt giới, quẩy rối tình dục, khó khăn khi cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như hoài nghi về thể lực của phụ nữ. Cần thực hiện những hành động như:  Triển khai “chính sách không khoan nhượng” đối với việc quấy rối tình dục: tiến hành tập huấn về vấn đề quấy rối tình dục cho tất cả người lao động trong quá trình khởi động Dự án, và tổ chức các sự kiện bổ sung để củng cố chính sách “không khoan nhượng”.  Thực hiện cơ chế khiếu nại, coi tất cả vụ việc quấy rối là vụ việc “có nguy cơ cao” và cần chú ý ngay lập tức.  Phối hợp với Hội phụ nữ xã giải quyết vấn đề bạo lực do phân biệt giới trong cộng đồng. Phụ nữ sẽ được tập huấn về quyền của người lao động nữ. Dự án cũng sẽ tổ chức các sự kiện thường niên vào Ngày quốc tế Loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy kết hợp chương trình tuyển dụng người địa phương với các chính sách hòa nhập và trao quyền cho phụ nữ rất hiệu quả trong việc thu hút sự hỗ trợ và đồng thuận của cộng đồng, giúp dự án hoạt động mà không gặp phải vấn đề gì lớn về lao động và công đoàn. Tác động của các chính sách và sáng kiến hòa nhập giới có thể vượt ra ngoài phạm vi nơi làm việc, và là những yếu tố căn bản quan trọng giúp phụ nữ vượt qua các rào cản và định kiến về giới trong cộng đồng xung quanh. 7.10. Các vấn đề khác liên quan đến giới Cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ thuộc các nhóm DTTS chịu tác động tại nơi làm việc, trong nhiều hoạt động và can thiệp của dự án như đào tạo và tuyên truyền thông tin, hỗ trợ địa phương hay tham gia các nhóm công tác của xã. Cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ về quyền và lợi ích của họ trong việc cùng đứng tên vợ - chồng và sử dụng sổ đỏ để vay vốn ngân hàng, thuê đất và đóng góp cho công việc kinh doanh chung, quyền tiếp cận hệ thống khiếu nại và tố cáo và cách thức gửi khiếu nại khi có vấn đề phát sinh. Một thực tế cần công nhận ở đây là việc nâng cao nhận thức cũng như huy động sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS, là một công việc cần nhiều thời gian, nên được lập kế hoạch và chia thành từng giai đoạn với các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn rõ ràng, cụ thể để có thể thực hiện được nhiều bước tiếp theo. Sau mỗi giai đoạn cần rà soát và đúc rút kinh nghiệm, đồng thời điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn sau. Quan trọng là phụ nữ từ các nhóm DTTS khác nhau phải được hỏi ý kiến một cách có thiện chí trong suốt chu trình dự án, từ bước thiết kế cho tới bước đánh giá, để đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe và quan tâm một cách hợp lý. 28 Mặc dù dân tộc Ba-na và Jarai theo chế độ mẫu hệ, vẫn có rủi ro tỷ lệ tham gia các hội thảo và sự kiện chia sẻ thông tin của phụ nữ Ba-na và Jarai có thể ở mức thấp. Vì thế, cần có các biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cũng như huy động sự tham gia của họ trong các hoạt động của dự án. Dự án cần nỗ lực sắp xếp địa điểm và thời gian phù hợp để phụ nữ người Ba-na và Jarai có thể tham gia. Các hoạt động quảng bá khác cũng cần được tổ chức để huy động tối đa sự tham gia của các chủ hộ là phụ nữ dân tộc Ba-na và Jarai. Các buổi tập huấn cho cán bộ địa phương, các bên liên quan khác và cán bộ dự án cũng cần quan tâm đến vấn đề giới. 7.11. Tạo điều kiện tiếp cận nước sạch Theo khảo sát kinh tế - xã hội, nhiều hộ trong cộng đồng địa phương không được tiếp cận với nước sạch vì nhiều lý do, trong đó có lý do thiếu nhà máy nước hoặc thiếu đường ống dẫn nước. Vì thế, BQLDA tỉnh cần lên kế hoạch phối hợp với các chương trình và bên liên quan hiện nay để tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận nguồn nước sạch, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Cần khuyến khích phụ nữ nói lên tiếng nói của mình về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường. Nguồn cung cấp nước bền vững và bình đẳng giới (cũng như vệ sinh môi trường) được đồng thời củng cố. Việc huy động cả đàn ông và phụ nữ giữ các vai trò quan trọng trong các chương trình về nước ở tất cả các cấp có thể thúc đẩy duy trì bền vững tác động của dự án. Quản lý nguồn nước theo cách tích hợp có thể góp phần đáng kể vào việc thực hiện bình đẳng giới. Một mặt, cải thiện các dịch vụ cung cấp nước có thể giảm thời gian, công sức và gánh nặng cho phụ nữ. Mặt khác, việc quản lý nguồn nước dựa vào cộng đồng có thể là cơ hội để phụ nữ tham gia vào quá trình ra quyết định và củng cố niềm tin vào bản thân. 7.12. Mở rộng cơ hội học tập cho trẻ em Theo kết quả đánh giá tác động xã hội, trẻ em thuộc các nhóm DTTS chịu tác động vẫn bị giới hạn điều kiện học tập, đặc biệt là trẻ em thuộc các hộ dễ tổn thương theo định nghĩa của dự án. Thực tế này có thể hạn chế khả năng tiếp cận và nắm bắt cơ hội mới từ hoạt động của dự án trong tương lai. Vì thế, BQLD tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan quần chúng địa phương thành lập quỹ khuyến học (mang lại tác động lâu dài) hoặc ít nhất là huy động các nguồn tài trợ (có tác động tạm thời) để cấp học bổng và tư liệu giáo dục cho trẻ em thuộc nhóm DTTS chịu tác động, khuyến khích các em tiếp tục đi học và cải thiện kết quả học tập. VIII. Cơ chế giải quyết khiếu nại. Các cơ chế giải quyết khiếu nại của Dự án sẽ có hai cấp: cấp độ địa phương liên quan tại cộng đồng, và cấp có sự tham gia của bên thứ ba để hòa giải. Mỗi tỉnh sẽ thành lập một hệ thống giải quyết khiếu nại từ cấp thôn, xã, huyện và cấp tỉnh dựa trên cấu trúc hiện có, bao gồm cả các phòng ban có liên quan, các tổ chức quần chúng, đại diện phụ nữ và các tổ chức DTTS. Ở cấp thôn/bản, cơ chế thực hiện dự án sẽ kết hợp với các cơ chế khiếu nại hiện có và do những người cao niên, được cộng đồng kính trọng đứng đầu. 29 Cơ chế giải quyết khiếu nại sẽ áp dụng cho những người hay nhóm chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi dự án cũng như những người có thể đạt được lợi ích và/hoặc có khả năng ảnh hưởng tới kết quả dự án - một cách tiêu cực hay tích cực. Dự án sẽ hỗ trợ tập huấn và nâng cao năng lực của các thiết chế hiện tại để có thể giải quyết hiệu quả và dựa trên tập thể những khiếu nại có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Tất cả các thắc mắc và khiếu nại sẽ được lập hồ sơ và lưu giữ tại các BQLDA cấp tỉnh, bản sao lưu tại xã và huyện. Nếu các DTTS chịu tác động không hài lòng với quá trình này và các hoạt động dự án, hoặc với bất kỳ vấn đề nào khác, họ hoặc người đại diện hoặc trưởng thôn có quyền khiếu nại thông qua cơ chế hiện có, tức là với UBND xã hoặc với BQLDA cấp tỉnh nếu không thỏa mãn với cơ chế giải quyết được thiết lập trong KHPT DTTS theo pháp luật hiện hành. Tất cả khiếu sẽ được giải quyết phù hợp với văn hóa của cộng đồng DTTS. Tất cả các chi phí liên quan tới qui trình giải quyết khiếu nại phát sinh cho người khiếu nại và đại diện của họ sẽ được dự án chi trả. BQLDA cấp tỉnh và tư vấn giám sát độc lập chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ giải quyết khiếu nại của người DTTS. Tất cả các trường hợp khiếu nại phải được ghi vàohồ sơ dự án của BQLDA cấp tỉnh, và được tư vấn giám sát độc lập xem xét thường xuyên. Cơ chế giải quyết khiếu nại được thiết lập dựa trên luật pháp Việt Nam. Thông thường, cơ chế giải quyết khiếu nại sẽ gồm 3 giai đoạn trước khi đưa ra giải quyết tại tòa án theo phương án cuối cùng. Giai đoạn 1 - UBND xã: Hộ chịu tác động có khiếu nại sẽ gửi khiếu nại của họ tới UBND xã, thông qua Chánh văn phòng hoặc trực tiếp tới lãnh đạo UB, bằng văn bản hoặc lời nói. UNBD xã sẽ làm việc riêng với hộ có khiếu nại và sẽ có 30-45 ngày để giải quyết sau khi nhận được khiếu nại (Lưu ý: ở những vùng hẻo lánh hoặc miền núi, khiếu nại có thể giải quyết trong vòng 45-60 ngày). Ban thư ký UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý. Khi UBND xã ban hành quyết định giải quyết, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Nếu quyết định lần hai được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó thì hộ có thể khiếu nại lên UBND huyện. Giai đoạn 2 - UBND huyện: Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 30-45 ngày (hoặc 45-60 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) để giải quyết kể từ khi nhận được khiếu nại. Ban thư ký UBND huyện chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý. Khi UBND huyện ban hành quyết định giải quyết, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Nếu quyết định lần hai được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó thì hộ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh. Giai đoạn 3 - UBND tỉnh: Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30-45 ngày (hoặc 45-60 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) để giải quyết kể từ khi nhận được khiếu nại. Ban thư ký UBND tỉnh chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý. 30 Khi UBND tỉnh ban hành quyết định giải quyết, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Nếu quyết định lần hai được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó thì hộ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày. UBND tỉnh khi đó sẽ phải gửi tiền đền bù, nếu có, vào một tài khoản ủy thác. Giai đoạn cuối cùng - Toà án: Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án và tòa án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức bồi thường lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, người khiếu nại sẽ nhận được khoản tiền bồi thường theo phương án bồi thường đã được duyệt và nhận từ tài khoản ủy thác nêu trên. Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và thoả đáng với người DTTS chịu tác động, tham vấn sẽ được tiến hành với chính quyền địa phương và cộng đồng người chịu tác động về cơ chế này, đặc biệt là với các nhóm dễ bị tổn thương. Nếu người dân không đồng tình với cơ chế giải quyết, dự án cần tìm cách giải quyết xung đột theo cách phù hợp với văn hóa. IX. Giám sát và đánh giá Ban QLDA cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và triển khai thực hiện KHPT DTTS. Tư vấn giám sát bên ngoài do BQLDA cấp tỉnh tuyển chọn sẽ chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá độc lập. Nhiệm vụ này có thể được lồng ghép vào hợp đồng giám sát độc lập việc thực hiện RAP. Trong khả năng cho phép, BQLDA cấp tỉnh sẽ phân tách dữ liệu giám sát và đánh giá liên quan đến hoạt động dự án theo nhóm DTTS, tình trạng nghèo / cận nghèo và giới tính. Các cơ chế giám sát và đánh giá cần bao gồm cả phạm vi FPIC với nhóm DTTS chịu tác động. Hệ thống giám sát của dự án đã được xây dựng để khảo sát mức độ ủng hộ / hài lòng của cộng đồng về các hoạt động của dự án. Tất cả các chỉ số kết quả chủ yếu liên quan đến các biện pháp trong khung chính sách này sẽ được tách riêng và so sánh với báo cáo tiến độ dự án ở các huyện trọng điểm. Các chỉ số giám sát phải được cung cấp cho Ban Dân tộc và các nhóm tư vấn cấp huyện. Các báo cáo định kỳ của BQLDA cấp tỉnh (theo định kỳ hàng quý, hàng tháng) sẽ bao gồm tình hình thực hiện KHPT DTTS, chỉ rõ các hoạt động thực hiện liên quan đến KHPT DTTS trong vùng dự án; và ý kiến của các nhóm DTTS liên quan đến việc thực hiện dự án tại Gia Lai và các kế hoạch tiếp theo của dự án. Các báo cáo này sẽ được nộp cho BQLDA trung ương. Vai trò giám sát của BQLDA trung ương và đoàn công tác của NHTG sẽ được thực hiện với tần s cao hơn ở các huyện có nhiều người DTTS. Trong năm thứ tư của dự án, đánh giá tác động theo phương pháp định lượng liên quan đến các rủi ro được xác định sẽ được tiến hành để đánh giá việc thực hiện KHPT DTTS. 9.1. Giám sát nội bộ Đơn vị chịu trách nhiệm: BQLDA trung ương thuộc Bộ GTVT sẽ chịu trách nhiệm giám sát chung toàn bộ quá trình thực hiện KHPT DTTS, thực hiện vai trò chỉ đạo tổng thể cho BQLDA cấp tỉnh thực hiện KHPT DTTS. 31 Chỉ số chính trong giám sát nội bộ  Quá trình tham vấn và tham gia của người DTTS chịu tác động được thực hiện phù hợp với văn hóa trong suốt thời gian diễn ra dự án (số lượng cuộc tham vấn và các tài liệu được cung cấp).  Thực hiện công bố thông tin và tham vấn cộng đồng (số sự kiện được ghi nhận và báo cáo).  Nhận định việc tuân thủ các thủ tục khiếu nại và đề xuất các giải pháp nếu có những vấn đề phát sinh (cơ chế bồi thường khiếu nại, công tác ghi nhận, lưu trữ thường xuyên và công bố báo cáo). 9.2. Giám sát độc lập Đơn vị chịu trách nhiệm Tư vấn giám sát độc lập sẽ được tuyển chọn để giám sát việc thực hiện các chính sách an toàn xã hội của các tiểu dự án, bao gồm KHPT DTTS này. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên NHTG để xem xét và cho ý kiến. Giám sát độc lập nên được tiến hành hai lần một năm trong suốt quá trình thực hiện dự án để xác định kịp thời các vấn đề có thể cần BQLDA trung ương và BQLDA cấp tỉnh giải quyết ngay. Chỉ số chính trong giám sát độc lập  Việc thành lập các nhóm tham gia của cộng đồng;  Việc tăng cường nhận thức về lợi ích dự án cho các cộng đồng DTTS chịu tác động;  Nguồn kinh phí cho hoạt động tập huấn tại địa phương;  Tham vấn cộng đồng (số cuộc tham vấn; thành phần đại biểu theo dân tộc và giới tính);  Mức độ hài lòng của người DTTS chịu tác động với các quy định và việc thực hiện KHPT DTTS;  Cơ chế giải quyết khiếu nại (hồ sơ, quy trình, giải pháp);  Tác động và chiến lược về giới;  Sự tham gia của người DTTS chịu tác động trong quá trình lập kế hoạch, cập nhật và thực hiện KHPT DTTS này; X. Tổ chức thực hiện BQLDA trung ương có trách nhiệm giám sát và tư vấn cho Ban QLDA cấp tỉnh trong việc thực hiện KHPT DTTS trong khu vực dự án có các nhóm DTTS sinh sống. BQLDA tỉnh Gia Lai sẽ có trách nhiệm hỗ trợ các nhóm DTTS chịu tác động được tiếp cận thông tin dự án; tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ địa phương, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng và các bên liên quan khác trong việc thực hiện các hành động nêu trong KHPT DTTS này. BQLDA tỉnh Gia Lai sẽ tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương, trưởng thôn và các nhóm cộng đồng tham gia trong quá trình xây dựng kế hoạch, thời gian tiến độ phù hợp với điều kiện của các nhóm DTTS chịu tác động. Chính quyền xã và thôn sẽ công bố kế hoạch và lịch trình để mọi người biết và sử dụng các dịch vụ nêu trong KHPT DTTS khi cần thiết. 32 Dự án sẽ duy trì cam kết chặt chẽ với các nhóm DTTS chịu tác động để đảm bảo họ nhận được lợi ích phù hợp văn hóa. Ngoài ra, dự án cũng sẽ thúc đẩy hoạt động của các cơ quan đoàn thể địa phương, chẳng hạn như các tổ chức thanh thiếu niên, hội phụ nữ và tổ chức xã hội dân sự địa phương để đưa các nhóm DTTS chịu tác động tham gia vào công tác cộng đồng. Các tổ chức này có thể góp phần làm tăng tính minh bạch thông tin trong các cộng đồng DTTS bằng cách đưa thêm nhiều quy trình lập kế hoạch có sự tham gia và xây dựng năng lực, v.v. Đặc biệt, tình nguyện viên dự án cho công tác truyền thông có thể được tuyển chọn từ các cơ quan đoàn thể địa phương, đặc biệt là hội phụ nữ. BQLDA trung ương sẽ cử cán bộ phụ trách về các vấn đề xã hội và sự tham gia của cộng đồng trong dự án. Cán bộ này sẽ hỗ trợ BQLDA tỉnh và chính quyền địa phương chuẩn bị tài liệu trong việc thực hiện KHPT DTTS và theo dõi tiến độ, đồng thời đảm bảo rằng KHPT DTTS được thực hiện và mang lại kết quả như kế hoạch. Ủy ban dân tộc tỉnh có năng lực pháp lý để thực hiện các chính sách và chương trình về DTTS và sẽ được tham vấn về các vấn đề liên quan đến cộng đồng DTTS trong quá trình thực hiện dự án. XI. Công bố thông tin NHTG yêu cầu tất cả thông tin về những rủi ro và tác động tiềm tàng của dự án phải được công bố đầy đủ cho các đối tượng chịu tác động bằng hình thức và ngôn ngữ mà người DTTS có thể hiểu được, ở địa điểm dễ tiếp cận và một cách kịp thời để người chịu tác động có thể đưa phản hồi mang tính xây dựng cho thiết kế dự án và các biện pháp giảm thiểu. Bản KHPT DTTS này đã được công bố bằng tiếng Anh trên trang mạng của NHTG tại địa chỉ... và bằng tiếng Việt tại các địa bàn dự án. XII. Dự toán kinh phí và kế hoạch tài chính 12.1. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí thực hiện KHPT DTTS được lấy từ vốn đối ứng của Chính phủ. UBND tỉnh Gia Lai cần phân bổ kinh phí đầy đủ và kịp thời để đảm bảo KHPT DTTS được thực hiện thành công. 12.2. Dự toán chi phí TT Mô tả Số tiền Mức (VND) Tổng số (VND) 1 Thành lập nhóm cộng đồng 4 20.000.000 80.000.000 tham gia 2 Sử dụng các công cụ truyền 2 10.000.000 20.000.000 thông hiện đại và hiệu quả 3 Nâng cao nhận thức của cộng 20 5.000.000 100.000.000 đồng 33 4 Tập huấn cho cán bộ địa 20 2.000.000 40.000.000 phương và cơ quan quản lý đất đai 5 Tổ chức các cuộc họp cộng 1 5.000.000 5.000.000 đồng 6 Tạo điều kiện tiếp cận nước 4 5.000.000 20.000.000 sạch 7 Đánh giá để tiếp cận tín dụng 1 10.000.000 10.000.000 8 Đào tạo về kinh doanh khởi 1 10.000.000 10.000.000 nghiệp 9 Chính sách việc làm ưu tiên cho 4 10.000.000 40.000.000 người DTTS: hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực 10 Xem xét nhạy cảm về giới: tập 1 10.000.000 10.000.000 huấn cho cán bộ địa phương và các bên liên quan khác 11 Tăng cường cơ hội giáo dục 20 5.000.000 100.000.000 cho trẻ em 12 Giám sát có sự tham gia của 4 10.000.000 40.000.000 cộng đồng 13 Dự phòng (20% của 1 + 2 + 3 + ... + 11 + 12) Tổng cộng 475.000.000 34 Phụ lục 1: Biên bản tham vấn Dưới đây là mẫu biên bản tham vấn với người Bahnar ở xã Adơk, huyện Đăk Đoa. Cuộc tham vấn được tổ chức tại UBND xã vào ngày 20/12/2016. 35 36 37 38 Phụ lục 2: Danh sách người tham gia tham vấn Các bên Các tổ chức Người dân liên quan Đại Đại diện từ diện Người DTTS Chính Tổng các tổ chức các cơ Tổng Kin Hộ Địa điểm quyền địa Nam Nữ cộng kinh tế và tổ quan cộng h nghèo phương Ba- chức khác liên Thái Jarai Tày Nùng Mường na quan Thị xã An Khê 43 81 Xã Song 11 06 05 17 12 05 15 2 An Phường 10 05 05 21 16 05 20 1 01 An Bình Xã Thanh 09 05 04 24 16 08 23 1 03 An Phường 07 03 04 10 04 06 09 1 Ngô Mây Phường 06 02 04 13 13 0 13 An Phước Huyện Đắk 07 23 Pơ Xã Cư An 07 02 05 23 20 03 23 02 39 Các bên Các tổ chức Người dân liên quan Đại Đại diện từ diện Người DTTS Chính Tổng các tổ chức các cơ Tổng Kin Hộ Địa điểm quyền địa Nam Nữ cộng kinh tế và tổ quan cộng h nghèo phương Ba- chức khác liên Thái Jarai Tày Nùng Mường na quan Huyện Mang Yang 06 Xã Đắk 06 02 04 27 17 10 15 10 1 1 Djrang Thị trấn 34 56 Đắk Đoa Xã A Đok 08 04 04 37 22 15 5 32 Xã Ia Bang 05 01 04 45 30 15 16 01 28 03 Xã Tân 05 02 03 37 25 12 06 30 1 Bình Xã Glar 06 02 04 32 30 2 32 05 Xã K’Dang 04 01 03 39 30 9 10 25 4 01 Thị trấn 06 02 04 42 30 12 10 28 2 2 Đắk Đoa 40 Các bên Các tổ chức Người dân liên quan Đại Đại diện từ diện Người DTTS Chính Tổng các tổ chức các cơ Tổng Kin Hộ Địa điểm quyền địa Nam Nữ cộng kinh tế và tổ quan cộng h nghèo phương Ba- chức khác liên Thái Jarai Tày Nùng Mường na quan Thành phố 10 Pleiku Xã Chư A 06 03 03 39 30 9 5 10 22 Xã An Phú 04 01 03 29 26 3 5 1 23 Huyện Chư 11 Prông Xã Bàu 06 02 04 19 14 5 2 15 2 C ạn Xã Bình 05 02 03 24 22 2 3 21 Giao Huyện Đức 15 10 Cơ Xã Ia Krel 04 01 03 44 33 11 16 27 1 01 Xã Ia Kla 04 02 02 38 26 12 13 25 41 Các bên Các tổ chức Người dân liên quan Đại Đại diện từ diện Người DTTS Chính Tổng các tổ chức các cơ Tổng Kin Hộ Địa điểm quyền địa Nam Nữ cộng kinh tế và tổ quan cộng h nghèo phương Ba- chức khác liên Thái Jarai Tày Nùng Mường na quan Xã Ia Dom 07 03 04 39 21 18 11 28 42