94580 Dự Án Nhà máy Thủy điện Trung Sơn September 16, 2009 http://www.worldbank.org/vietnam/trungson Get the Flash Player to see this slideshow. Tổng quan BÁO CÁO & TÀI LIỆU Tài liệu cập nhật và lưu trữ của Khái quát dự án THÔNG TIN NHANH Thủy điện Trung Sơn là một dự án thủy điện quy mô trung bình với vốn tổng mức đầu tư là 411,57 triệu đô la Mỹ nằm ở vùng Tây Bắc. Thông tin nhanh về Dự án Dự án sẽ cung cấp điên giá rẻ phục vụ nhu cầu trong nước trong Hỏi- Đáp  khi vẫn đảm bảo bền vững về môi trường và xã hôi và góp phần Thông tin chung về Trung vào tăng cường độ an toàn đập trong ngành điện của Việt Nam. Dự Sơn  (mới) án cũng sẽ góp phần vào chương trình biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng cách tránh được lượng khí phát thải CO2 thực khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, sau khi đã tính tới lượng khí thải từ hồ chứa. TIN TỨC Lịch Tham vấn   Dự án Thủy điện Trung Sơn sẽ giúp Việt Nam đảm bảo an ninh Đối với bản Co Me, thủy điện có năng lượng bằng cách bổ sung thêm 260MW công suất phát điện nghĩa là "cơ hội mới và đường tới đáp ứng chương trình mở rộng hệ thống điện. Nó cũng giúp đaớ thủ đô" ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam khi nền kinh tế LIÊN HỆ tăng trưởng với tốc độ hơn 7%/năm trong suốt những năm qua. Nếu có thắc mắc về dự án, xin vui lòng gửi thư điện tử theo địa chỉ: Dự án Thủy điện Trung Sơn được Ban Giám đốc Ngân hàng Thế trungsoninquiries@ giới phê duyệt vào ngày 26 tháng 4 năm 2011 và là dự án đầu tư worldbank.org đầu tiên của Ngân hàng Thế giới thực hiện dưới điều kiện cho vay của IBRD cho Chính phủ Việt Nam. LIÊN KẾT Trang web Dự án Thủy điện Thách thức Trung Sơn (Tổng Công ty Điện lực Việt nam)  Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam là 7- Ngân hàng Thế giới & Hướng dẫn Thủy điện   8% trong giai đoạn từ 1996 – 2010 đã khiến cho nhu cầu điện ngày Tham vấn Chiến lược Năng lượng càng cao. Tiêu thụ điện ở Viêt Nam tăng bình quân 15% hàng năm của Ngân hàng Thế giới trong các năm qua. Việc thiếu hụt điện thường xuyên đã ảnh hưởng tới các lĩnh vực nông nghiêp, công nghiệp và dịch vụ, nhiều hộ gia đình vẫn chưa có điện. Chính phủ đang phát triển môt loạt các nguồn điện, trong đó bao gồm thủy điện, để đáp ứng nhu cầu này với dự kiến đạt công suất lắp đặt 39GW đến năm 2020, so với 15,8 GW năm 2008. Cách tiếp cận Dự án thủy điện Trung Sơn do Công ty Thủy điện Trung Sơn thực hiện. Công ty Thủy điện Trung Sơn, tiền thân là Ban quản lý dự án Trung Sơn, là Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thành lập, có trách nhiệm đảm bảo thực hiện toàn bộ dự án tuân thủ các yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới. Công ty Thủy điện Trung Sơn là công ty con của EVN và EVN sở hữu toàn bộ tài sản của Nhà máy thủy điện Trung Sơn. Công ty thủy điện Trung Sơn đã lập một trang web tại địa chỉ (http: //www.trungsonhp.vn) để đăng tải công khai và cập nhật các thông tin. Dự án thủy điện Trung Sơn bao gồm công tác chuẩn bị, xây dựng và vận hành một nhà máy thủy điện sử dụng nguồn nước từ sông Mã và không chuyển nước sang lưu vực khác. Khu vực dự án nằm cách biên giới Việt – Lào 48 km thuộc địa phận các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam. Dự án Trung Sơn có một khung giám sát và đánh giá thiết thực, nhiều tầng nấc bao gồm các thành phần sau: • Ban Đánh giá An toàn đập/Ban Tư vấn kỹ thuật của Dư án (PTAP) • Ban Chuyên gia Môi trường và Xã hội (POE) • Tư vấn giám sát độc lập (IMC) • Giám sát thường xuyên của các cán bộ Ngân hàng Thế giới Lợi ích Mục tiêu phát triển của dự án là cung cấp điện năng giá rẻ, an toàn và bền vững về xã hội và môi trường. Các lợi ích trực tiếp bao gồm: • Cải thiện điều kiện sống cho hơn 2.000 người dân di dời khỏi khu vực dự án; • Các hoạt động phục hồi sinh kế cho hơn 7.000 người bị ảnh hưởng bởi dự án; • 2 triệu đô la Mỹ cho các chương trình bảo vệ môi trường bên cạnh EMP, trong đó có 700.000 đô la Mỹ để bảo vệ 3 khu bảo tồn đa dạng sinh học gần khu vực Dự án; • Tham vấn liên tục với người dân về những mong muốn và ưu tiên của họ liên quan tới thay đổi xã hội; • Cơ hội việc làm cho công nhân Việt Nam trong thời gian xây dựng; • Cải tạo đường sá đi lại cho người dân và các khu vực lân cận, bao gồm đường vận hành dài 25 km nối với khu vực Dự án; • Tăng lượng điện cung cấp cho Việt Nam thêm 1.019GW mỗi năm; đồng thời tránh được 1 triệu tấn phát thải CO2 mỗi năm. • Kiểm soát lũ thông qua công suất hồ chứa đạt 112 triệu m3. Đóng góp của Ngân hàng Thế giới Ngân hàng Thế giới cung cấp hỗ trợ tài chính dưới dạng khoản vay 330 triệu đô la Mỹ có thời gian đáo hạn là 27 năm và thời gian ân hạn 6 năm. Khoản vay này bao gồm hỗ trợ tài chính cho mua thiết bị, công trình xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật. Hướng tới tương lai Dự án thủy điện Trung Sơn là một ví dụ tốt về một dự án thủy điện với quy mô trung bình được thiết kế kỹ càng và có quá trình chuẩn bị dự án tuân theo các quy tắc thực hành tốt của quốc tế về thiết kế kỹ thuật, phân tích các phương án chọn lựa, và đặc biệt là các yếu tố về môi trường, xã hội và an toàn đập. Việt Nam đã đưa vào quy hoạch dự kiến xây dựng một loạt các dự án thủy điện có quy mô trung bình trong những năm tới đây, và dự án thủy điện đầu tiên với hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới có thể được coi là một điển hình để những dự án thủy điện sau này có thể làm theo. Dự án thủy điện Trung Sơn là một ví dụ về cách thức thủy điện có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển của Việt Nam phát triển một cách tiết kiệm, và bền vững về môi trường và xã hội.  Dự án thủy điện Trung Sơn là một ví dụ về cách thức thủy điện có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển của Việt Nam phát triển một cách tiết kiệm, và bền vững về môi trường và xã hội. Miêu tả Dự án DATĐTS thuộc tỉnh Thanh Hóa nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách biên giới Lào khoảng 9,5 km. Đây là một dự án hồ chứa và đập đa mục tiêu vừa cung cấp điện vừa giúp kiểm soát lũ. Dự án đã được chuẩn bị hơn 2 năm và có 4 phương án địa điểm được nghiên cứu trước khi lựa chọn Trung Sơn vì đây là phương án gây ra ít tác động về môi trường và xã hội nhất. Đập sẽ được xây trên sông Mã thuộc địa phận xã Trung Sơn. Nhà máy điện có công suất lắp đặt 260 MW, sản lượng điện hàng năm 1,06 GWh là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới điện quốc gia. Dự án cũng sẽ giúp kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu với dung tích phòng lũ 112 triệu m3 . Dự án còn mang lại những lợi ích về môi trường đáng kể vì nó giúp giảm phát thải lượng khí nhà kính (GHGs) so với các nhà máy điện có cùng qui mô hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch. Ngoài công trình đập còn có các công trình dân sinh khác gồm 20.4 km đường từ Co Lương, tỉnh Hòa Bình đến vị trí đập ở bản Co Me, tỉnh Thanh Hóa, đường dây truyền tải điện dài 65km và một khu lán trại tạm tại công trường thi công cho 4000 công nhân. Các đặc điểm chính của dự án: Diện tích lưu vực – 13,1 km2 Dung lượng hồ chứa – 348,5 triệu m3 Chiều dài đập – 513 m Chiều cao đập – 84.5 m Hiện trạng Dự án   Những mốc chính trong dự án   Giám sát & Đánh giá Đánh giá, Bảo vệ & Giám sát Tác động Môi trường và Xã hội Kế hoạch môi trường của dự án sẽ gồm các nội dung sau: Các tác động đối với chất lượng nước thượng và hạ lưu, thủy văn, sức khỏe, nghề cá, rừng, động vật hoang dã và đất canh tác Tác động của khu lán trại tạm của 4000 công nhân trong giai đoạn thi công Tác động của các hạng mục phụ trợ trong đó có đường vào công trường Tác động gián tiếp đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khu bảo tồn và đa dạng sinh học của vùng Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) của Dự án Thủy điện Trung Sơn (DATĐTS) đưa ra các quy tắc và quy trình để kiểm soát và giảm thiểu các tác động lên môi trường và xã hội của dự án. Bản kế hoạch được bổ sung bằng Đánh giá Bổ sung Tác động Môi trường và Xã hội (SESIA) với mục đích đảm bảo rằng những cam kết của Ban Quản lý Dự án Trung Sơn (BQLDATS) về giảm thiểu các tác động về môi trường và xã hội liên quan đến dự án sẽ được quán triệt xuyên suốt tất cả các giai đoạn của dự án. Công trình đập và hồ chứa nước sẽ cần khoảng 1.500 ha đất tại 6 xã , tuy nhiên vì hồ chứa nước được xây trên một hẻm núi khá dốc nên chỉ có khoảng 309 ha đất nông nghiệp sẽ bị ngập. Dự tính khoảng 509 hộ gia đình cần di chuyển tại 6 xã sẽ nhận được hỗ trợ từ Kế hoạch tổng thể về Tái định Cư & Phát triển Sinh Kế (RLDP) trong khi tổng số 5602 người chịu ảnh hưởng của dự án sẽ nhận được đền bù cho việc mất đất và sinh kế và con số này không bao gồm các hộ được đền bù theo RP cho Đường vào công trường. Cùng với Kế hoạch Phát triển các Dân tộc Thiểu số là một bộ phận của RLDP, RP cho đường vào công trường được thiết kế để cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân còn đang sống dưới mức nghèo. Cải thiện sinh kế sau tái định cư là một trong những thử thách quan trọng nhất trong các dự án thủy điện và RLDP phản ánh những mỗi quan tâm này bằng việc thiết kế những gói hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của mỗi cộng đồng khác nhau. Đường vào Công trình và Tái định cư Quá trình tham vấn: Hiện các kế hoạch về môi trường và tái định cư đã được dự thảo và được dịch sang ngôn ngữ của cộng đồng trong khu vực dự án trước khi tiến hành vòng tham vấn với các xã bị ảnh hưởng bắt đầu từ ngày 19 tháng 1 năm 2010 và đã nhận được ý kiến từ các bên liên quan tại địa phương, đại diện các Ủy ban Nhân dân và phản hồi từ các thành phần khác như các nhà quan sát độc lập. Các bên quan tâm có thể tìm đọc các báo cáo cuối cùng tại các trung tâm thông tin của chúng tôi ở Việt Nam và Washington cũng như trên trang web của EVN. Để khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ (NGO) vào dự án, Ngân hàng Thế giới đã tham gia hội thảo theo lời mời của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) vào tháng 9 và đã mời các NGO đến tham dự cuộc thảo luận nhằm cập nhật thông tin dự án vào cuối tháng 10. Tại cuộc gặp giữa BQLDATĐTS và đại diện của các NGO vào tháng 12 năm 2009, các NGO được mời tham dự các cuộc tham vấn tại các bản với vai trò quan sát viên và có thể đưa ra phản hồi tại chỗ nếu cần thiết. Một cuộc tham vấn khác sẽ được tổ chức cho tất cả các bên quan tâm tại Hà Nội gồm các tổ chức dân sự xã hội, NGO, cơ quan thông tin đại chúng, các viện nghiên cứu và đại diện của một số ngành. Tham vấn tại Hà Nội Ban QLDA thủy điện Trung Sơn và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi tham vấn với sự tham dự của trên một trăm thành viên của các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu và các bên liên quan về dự án thủy điện Trung Sơn vào ngày 3/3/2010 tai Khách Sạn La Thành, Hà Nội. Đại diện của các huyện và cộng đồng bị ảnh hưởng, bao gồm cả một nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số từ khu vực dự án đã tham dự và tham gia tích cực buổi tham vấn này. Sau phần trình bày về các kế hoạch tái định cư, khôi phục sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số (RLDP), và đánh giá tác động môi trường (EIA) và kế hoạch quản lý môi trường (EMP), buổi tham vấn được tiếp tục với phần thảo luận kéo dài gần 3 tiếng giữa các đại biểu và dự án dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Hồng Toàn, giám đốc Trung tâm Quản Lý Lưu Vực Sông và Môi Trường. Các đại biểu cũng đã nhận được báo cáo về kết quả tham vấn tại 53 bản bị ảnh hưởng do Ban QLDA thực hiện trong tháng 1 và 2/2010. Bà Ngụy Thị Khánh đại diện cho Trung Bảo Tồn Nguồn Nước và Phát Triển và Mạng Lưới Sông Việt Nam đã có bài trình bày những đóng góp cho dự án từ một nhóm các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam. Nhóm này đã tham dự quá trình tham vấn tại các bản như là những quan sát viên độc lập. Như đã thông báo trong buổi tham vấn, các câu hỏi và ý kiến nhận được trong buổi tham vấn và bằng văn bản cùng với những phản hồi ban đầu của Ban QLDA Trung Sơn sẽ được công bố, bản tiếng Việt của báo cáo có thể tải báo cáo (PDF 628kb) ở đây. Last updated: 2010-05-20