Việt Nam Đào tạo kế toán doanh nghiệp tại trường đại học Tháng 12/2019 © 2019 Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/ Ngân hàng Thế giới 1818 H Street NW Washington DC 20433 Điện thoại: 202-473-1000 Internet: www.worldbank.org I Báo cáo này là sản phẩm của các cán bộ thuộc Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển /Ngân hàng Thế giới. Những kết quả tìm hiểu, diễn giải, và kết luận trong báo cáo này không phản ánh quan điểm của Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới hay các Chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu sử dụng trong báo cáo này. Đường biên giới, màu sắc, tên gọi, và các thông tin khác thể hiện trên bản đồ nếu có trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó. Quyền và Giấy phép Các thông tin trong báo cáo này đều có bản quyền. Việc sao chép và/hoặc chuyển tải từng phần hoặc toàn bộ báo cáo này mà không được phép là vi phạm pháp luật hiện hành. Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/Ngân hàng Thế giới khuyến khích việc truyền bá kiến thức, do đó, thường cho phép sử dụng từng phần báo cáo này cho các mục đích phù hợp. Để được sao chép hoặc tái bản bất cứ phần nào của báo cáo này, vui lòng gửi đề nghị với thông tin đầy đủ tới Copyright Clearance Center, Inc., 222 Rosewood Drive, Danvers, MA 01923, USA, telephone 978-750-8400, fax 978-750-4470, http://www.copyright.com/. Mọi câu hỏi khác về quyền và giấy phép, kể cả quyền được mở chi nhánh vui lòng gửi về Office of the Publisher, The World Bank, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; fax: 202-522- 2625; e-mail: pubrights@worldbank.org. II VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI: Andrei Busuioc Alfred Jean-Marie Borgonovo Khối Quản trị Toàn cầu Bộ phận Các chuẩn mực, Quy định, và Hệ thống Quản trị Trung tâm cải cách lập Báo cáo tài chính Trần Thị Phương Mai Khối Quản trị Toàn cầu, khu vực Châu Á Thái Bình Dương Chúng tôi chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã đóng góp vào việc thực hiện báo cáo này, đặc biệt là Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; các khoa kế toán và kiểm toán của các trường Đại học tham gia các buổi thảo luận và đánh giá chương trình đào tạo; Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc; Chuyên gia tư vấn trong nước Nguyễn Cẩm Chi và Trợ lý Ban quản lý tài chính Chu Thị Kim Oanh. Báo cáo này được thực hiện dưới sự giám sát của ông Fily Sissoko, Giám đốc Khối Quản trị Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới; và rà soát bởi bà Bonnie Ann Sirois, Chuyên gia Quản lý Tài chính cao cấp, Ngân hàng Thế giới. III MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IV TÓM TẮT V I. TỔNG QUAN THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN 1 II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4 III. ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH 6 IV. GIÁO TRÌNH, XU HƯỚNG VÀ THI CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẤP BẰNG ĐẠI HỌC KẾ TOÁN \VÀ KIỂM TOÁN 10 V. KHUYẾN NGHỊ CẢI THIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM 13 PHỤ LỤC I – SỐ LƯỢNG KẾ TOÁN VIÊN TẠI CÁC NƯỚC ASEAN SO SÁNH VỚI DÂN SỐ 18 PHỤ LỤC II – TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC CHUẨN MỰC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ 19 PHỤ LỤC III – SƠ ĐỒ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT 21 PHỤ LỤC IV – KHUNG NĂNG LỰC CHO KẾ TOÁN VIÊN, KIỂM TOÁN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP 23 PHỤ LỤC V – LỘ TRÌNH CẢI CÁCH VÀ XÂY DỰNG NĂNG LỰC 24 PHỤ LỤC VI – DANH MỤC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THAM GIA HỖ TRỢ BÁO CÁO 26 IV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACCA Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CPA Kế toán viên công chứng CPD Cập nhật kiến thức thường xuyên IAESB Ủy Ban Chuẩn mực đào tạo kế toán IESBA Uỷ Ban Chuẩn mực Đạo đức quốc tế cho Kế toán viên IES Chuẩn mực Đào tạo quốc tế IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực lập Báo cáo Tài chính quốc tế IPD Chương trình phát triển chuyên môn giai đoạn đầu ISA Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế IT Công nghệ thông tin MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo MOF Bộ Tài chính PAO Tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán ROSC A&A Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các Chuẩn mực và Nguyên tắc trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán VAA Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam V TÓM TẮT Sự phát triển kinh tế của Việt Nam, một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực, nhờ vào sự phát triển bùng nổ trong khu vực doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài và theo đó nhu cầu kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp ngày càng gia tăng. Để duy trì và đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân trong điều kiện hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế và nhu cầu của nền kinh tế dựa trên tri thức, Chính phủ giành nhiều ưu tiên cho phát triển lực lượng lao động. Những ngành công nghiệp chủ chốt đang được khu vực tư nhân thiết lập nhưng chưa có lực lượng lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu. Chất lượng sinh viên ngành kế toán và kiểm toán tốt nghiệp từ các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đủ đáp ứng được sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc do sự chênh lệch giữa các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp Đại học với nhu cầu của các nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp lý kế toán của Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng chuẩn mực quốc tế và đòi hỏi các trường Đại học cải cách chương trình đào tạo. Vào cuối tháng 3 năm 2019 Bộ Tài chính đã công bố trên website để lấy ý kiến các bên hữu quan về đề xuất áp dụng IFRS theo giai đoạn. Dự kiến quy định về áp dụng IFRS sẽ được ban hành trong năm 2020. Lộ trình áp dụng IPSAS vào năm 2023 đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính thông qua vào tháng 6 năm 2019. Chương trình đào tạo của các trường Đại học chủ yếu dựa trên các quy định pháp lý hiện hành cần được cập nhật để trang bị cho sinh viên các kiến thức và kĩ năng cần thiết. Các trường Đại học gần đây đã nỗ lực phối hợp với các trường Đại học và các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán nước ngoài nhằm chuyển giao kiến thức, xây dựng năng lực và phát triển chương trình đào tạo. Dữ liệu hiện có về qui mô của ngành nghề kế toán ở các nước ASEAN cho thấy rõ ràng Việt Nam đang ở mức gần thấp nhất. Phụ lục I - bảng thông tin dữ liệu hoàn chỉnh về qui mô của ngành nghề kế toán ở các nước ASEAN cho thấy qui mô của ngành nghề kế toán Việt Nam rất nhỏ, không tương xứng với thực trạng nhu cầu. Các trường Đại học Việt Nam hiện đang đào tạo các chương trình cấp bằng Cử nhân kế toán và kiểm toán riêng, và một số trường Đại học đào tạo hai chương trình Cử nhân đại trà và chất lượng cao cùng cấp bằng Đại học tương đương. Cần nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp về lợi ích của ngành kế toán kiểm toán đủ năng lực cũng như cần thực hiện các sáng kiến phổ biến nghề kế toán kiểm toán với học sinh trung học và sinh viên Đại học. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đào tạo kế toán và áp dụng hình thức đào tạo lấy kết quả đầu ra làm trọng tâm. Báo cáo đánh giá sự VI VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC tuân thủ các Chuẩn mực và Nguyên tắc trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán (ROSC A&A) Việt Nam năm 2016 khuyến nghị nâng cao chất lượng chương trình đào tạo kế toán phù hợp với các Chuẩn mực Đào tạo Quốc tế (IES) do Ủy ban Chuẩn mực Đào tạo Kế toán Quốc tế (IAESB) ban hành. Các thay đổi chính sách cũng trao quyền tự chủ cho các trường Đại học, bao gồm việc linh hoạt trong hoạt động tài chính, và tự chủ trong việc xây dựng các chương trình đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017 đã ban hành chương trình kiểm định chất lượng giáo dục đại học yêu cầu các trường đại học phải rà soát lại và cập nhật nội dung các chương trình đào tạo ít nhất 5 năm một lần. Khi thực hiện rà soát đánh giá các trường/khoa đào tạo ngành kế toán và kiểm toán thuộc các trường đại học khối kinh tế cho thấy cần nhiều cải cách trọng tâm hơn nữa. Những kết quả và quan sát chính tại báo cáo này dựa trên việc đánh giá chi tiết bốn khoa/trường đào tạo ngành kế toán và kiểm toán thuộc các trường đại học khối kinh tế, cũng như các thảo luận nhóm tập trung với 21 các khoa/trường khác. Mặc dù các trường đại học đã hiện đại hóa chương trình và phương pháp đào tạo ngành kế toán và kiểm toán nhưng vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực cải thiện hơn nữa. Các vấn đề cần cải thiện bao gồm chưa bao quát đủ các chuẩn mực lập báo cáo tài chính, chuẩn mực kiểm toán quốc tế; thiếu hụt các nội dung đạo đức, giá trị và thái độ nghề nghiệp ở hầu hết các trường đại học được đánh giá; và chất lượng các kỳ thi không đồng đều giữa các trường đại học trong nước (đề thi thường quá đơn giản, thiên về kiểm tra lý thuyết hơn là năng lực chuyên môn). Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các trường đại học được đánh giá nhìn chung có đủ năng lực nhưng vẫn có thể được cải thiện. Công nghệ thông tin được ứng dụng còn hạn chế trong quá trình giảng dạy. Các năng lực chuyên môn chính, cụ thể ở Chuẩn mực Đào tạo quốc tế (IES) 2 “Phát triển nghề nghiệp giai đoạn đầu – Năng lực chuyên môn” đã nằm trong chương trình đào tạo Cử nhân, nhưng chuẩn đầu ra ở hầu hết các năng lực còn lại cần cải thiện. Hoạt động đánh giá tại báo cáo này sử dụng IES và chương trình đào tạo của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA)1 làm tiêu chí đánh giá. Các chương trình đào tạo được đánh giá dựa trên số lượng mục tiêu đào tạo đáp ứng được các tiêu chí đánh giá. Không có trường đại học được đánh giá nào đạt được tối thiểu 80% tiêu chí, là mức các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán danh tiếng yêu cầu. Các môn kế toán tài chính, kiểm toán, và kế toán quản trị đáp ứng được tiêu chí tốt hơn các môn quản lí hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính. Các chuẩn đầu ra có định nghĩa khác nhau trong cùng một chương trình đào tạo của các trường đại học được đánh giá, một vài chương trình tập trung quá nhiều vào cách ghi sổ kế toán và quy định của Chính phủ, ít tập trung vào các kỹ năng phân tích. Các hội nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đóng vai trò quan trọng trong đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên cho các kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam sẽ trở thành các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp cần có được kiến thức, năng lực, và các kỹ năng phù hợp mà các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp tương lai đòi hỏi. Do vậy chuẩn đầu ra, chương trình và phương pháp đào tạo tại các trường đại học nên thiết kế phù hợp với khung năng lực do các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán xây dựng. Với các thông tin tập hợp được khi xây dựng báo cáo này thì ở Việt Nam chưa thực hiện được như vậy. 1 ACCA là hiệp hội nghề nghiệp Anh quốc được công nhận trên toàn thế giới có số lượng hội viên, hội viên dự bị và học viên lớn nhất tại Việt Nam. Có 1.375 hội viên, hội viên dự bị và 5.500 học viên đang theo học lấy chứng chỉ ACCA và FIA trong năm 2019. TÓM TẮT VII Tiếp theo phần phân tích thực trạng trên quan điểm các thông lệ quốc tế tốt hiệu quả và các tiêu chí sử dụng để đánh giá, báo cáo này đề xuất cách tiếp cận có hệ thống để cải cách đào tạo kế toán tại Việt Nam: (i) Thiết lập một khung năng lực cập nhật cho ngành nghề kế toán (và kiểm toán) tại Việt Nam để nhận diện rõ ràng và mô tả các yêu cầu của các năng lực chuyên môn, yêu cầu về mức độ thành thạo và các nội dung kiến thức của năng lực mà ứng viên phải thể hiện để được công nhận là kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp; (ii) Đối chiếu chương trình đào tạo hiện tại với khung năng lực để xác định khoảng cách thiếu hụt. Trước khi xây dựng những yếu tố mới của chương trình đào tạo cần phải hiểu đầy đủ về yếu tố hiện tại nào nên được giữ lại và mức độ đáp ứng khung năng lực của chương trình để phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả nhất; (iii) Thiết kế và xây dựng chương trình sửa đổi. Khi xác định được khoảng cách thiếu hụt của các yếu tố thuộc chương trình đào tạo hiện tại với năng lực cần có của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ cần tìm ra cách thức hiệu quả và hiệu lực nhất để thu hẹp các khoảng cách đó; (iv) Đào tạo giáo viên. Các yếu tố chương trình đào tạo mới được thiết kế và phát triển sẽ cần có giáo viên đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn triển khai thận trọng mới có thể thành công; (v) Thực hiện chương trình đào tạo mở rộng. Các yếu tố của chương trình đào tạo mới cần được đưa ra thực hiện từng bước với sự giám sát và phối hợp cẩn trọng. Điều cần thiết là đảm bảo cho các giảng viên được hỗ trợ đúng mức để nhận được nhiều ý kiến phản hồi nhằm cải thiện chất lượng giảng dậy trong tương lai. Việt Nam cần có cách tiếp cận đa chiều và thực tế để đảm bảo các trường đại học có các chương trình đào tạo kế toán cấp bằng đại học hiện đại. Việc hiện đại hóa chương trình có nhiều thách thức và cần thời gian để thực hiện. Việc đạt được thành công dài hạn sẽ cần tham khảo các bài học từ những thất bại trong quá khứ, cũng như thành công của một số trường đại học trong cải cách chương trình đào tạo. Rõ ràng với sự cam kết từ các cấp, sự hợp tác giữa Chính phủ, cơ sở đào tạo, và doanh nghiệp, cách tiếp cận này có thể đạt được và sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo này nhằm mục đích cung cấp những quan sát và khuyến nghị về đào tạo kế toán doanh nghiệp tại các trường đại học. Song song với quá trình chuyển đổi tiến tới áp dụng IFRS, ngày 31 tháng 7 năm 2019, Bộ Tài chính đã ban hành lộ trình áp dụng 21 chuẩn mực kế toán công từ năm 2023 theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS). Để đáp ứng nhu cầu của khu vực công về kế toán viên kiểm toán viên đủ tiêu chuẩn trình độ sẽ cần thực hiện một đánh giá tương tự như báo cáo này về đào tạo kế toán công. I TỔNG QUAN THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN 2 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1. Năm 2016 Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam đã phối hợp hoàn thành Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các Chuẩn mực và Nguyên tắc – Kế toán và Kiểm toán (ROSC A&A)2 cho Việt Nam. Báo cáo đã đưa ra tầm nhìn dài hạn cần thiết đẩy mạnh hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp và hiện đại hóa ngành kế toán và kiểm toán để được quốc tế công nhận. 2. Các khuyến nghị chính sách trong báo cáo ROSC A&A năm 2016 nhằm mục đích hỗ trợ Chính phủ nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế thông qua cải thiện chất lượng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp và tiếp cận các thông tin tài chính tin cậy. Các khuyến nghị chính sách chủ chốt với Chính phủ là nâng cao chất lượng và tính minh bạch báo cáo tài chính thông qua cải thiện chất lượng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp và tiếp cận thông tin tài chính tin cậy; củng cố các hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán (PAOs); và gắn chương trình đào tạo/dạy nghề kế toán với các chuẩn mực đào tạo quốc tế. 3. Việt Nam thực sự có nhu cầu đào tạo kế toán chất lượng cao do tăng trưởng kinh tế và đầu tư. Hiện có 223 trường tổ chức đào tạo cấp bằng cao đẳng kế toán, 126 trường tổ chức đào tạo cấp bằng đại học, 18 trường tổ chức đào tạo cấp bằng thạc sỹ và 5 trường tổ chức đào tạo cấp bằng tiến sỹ3. Các trường đại học đang dẫn đầu thị trường đào tạo kế toán cấp bằng đại học (và cấp đào tạo cao hơn) và chứng chỉ nghề nghiệp kế toán. 4. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực to lớn trong cải thiện hoạt động đào tạo kế toán và yêu cầu đào tạo theo chuẩn đầu ra, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực này. Ví dụ như việc đào tạo dựa trên các chuẩn mực lập báo cáo tài chính vẫn còn Việc đào tạo rất hạn chế tại các trường đại học. Việc đào tạo phần lớn là diễn phần lớn là diễn giải giải và thực hiện quy định Chính phủ. Chương trình đào tạo và thực hiện quy định vẫn tập trung vào các quy tắc ghi sổ kế toán và ghi nhớ các văn bản và thủ tục pháp luật hơn là phát triển các năng lực và khả Chính phủ. năng xét đoán mà các kế toán viên kiểm toán viên cần có trong nền kinh tế thị trường hiện đại. 5. Dưới đây là các khuyến nghị chính về đào tạo kế toán trong báo cáo ROSC A&A: ŸŸ Cần phổ biến rộng rãi các chính sách thúc đẩy tự chủ đại học; ŸŸ Cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở đào tạo công lập do Chính phủ phê duyệt cần được phổ biến và khuyến khích; ŸŸ Các thủ tục hợp tác quốc tế về giáo dục cần được đơn giản hóa nhằm giảm thiểu quan liêu và tăng cường hiệu quả và hiệu lực; ŸŸ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học cần phối hợp với các Hội nghề nghiệp và các Tổ chức Quốc tế để xây dựng một khung chất lượng quốc gia và chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán cốt lõi; ŸŸ Các chương trình đào tạo cấp bằng đại học và kỳ thi kế toán viên kiểm toán viên Việt Nam cần chuyển trọng tâm từ việc tập trung vào các quy định pháp luật Việt Nam sang mô hình dựa trên năng lực; ŸŸ Cần mở rộng quy trình công nhận các chương trình đào tạo chuyên môn về kế toán kiểm toán 2 http://documents.worldbank.org/curated/en/220021512482581847/pdf/121901-ROSC-PUBLIC-FinalROSCEN.pdf 3 Vietnam – Report on the Observance of Standards and Codes (ROSC) – Accounting and Auditing TỔNG QUAN THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN 3 6. Chính phủ đã thể hiện mong muốn mạnh mẽ tiếp tục hợp tác với Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển khác để hỗ trợ thực thi hiệu quả các hoạt động cải cách đề xuất. Các hội thảo phổ biến báo cáo ROSC A&A và các cuộc họp tiếp theo nhấn mạnh việc áp dụng các Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) trong một số lĩnh vực được lựa chọn của nền kinh tế theo lộ trình nhiều giai đoạn. Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2017-2018: i) cập nhật chiến lược Kế toán và Kiểm toán của Chính phủ giai đoạn 2020-2025 với tầm nhìn 2030, và ii) phát triển kế hoạch chuyển đổi áp dụng IFRS cho các khu vực kinh tế chủ chốt trong nền kinh tế. 7. Việc duy trì cải cách hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp thành công đòi hỏi ngành kế toán và kiểm toán hoạt động hiệu quả cùng các kiến thức và kỹ năng được cập nhật với sự hỗ trợ của hệ thống đào tạo kế toán hiện đại. Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các hoạt động cải cách này. Báo cáo này đưa ra những phát hiện thông qua phân tích khoảng cách thiếu hụt trong đào tạo kế toán tại các trường đại học. IES được sử dụng làm các tiêu chí đánh giá chính. Mục đích chính của việc phân tích khoảng cách thiếu hụt trong đào tạo kế toán nhằm cung cấp cơ sở cho Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo (i) đưa ra một khung năng lực quốc gia cho các sinh viên tốt nghiệp muốn tham gia ngành nghề kế toán kiểm toán, và (ii) xây dựng chương trình đào tạo cốt lõi tại các trường đại học trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán dựa vào các tiêu chí đánh giá IES. Tuy nhiên, việc xây dựng khung năng lực quốc gia chương trình đào tạo cấp bằng đại học kế toán và kiểm toán; phát triển chương trình đào tạo kế toán dựa trên các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế; và đào tạo các giảng viên giảng dậy chương trình đào tạo mới xây dựng đòi hỏi nhiều hỗ trợ hơn nữa. 8. Các hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) nắm vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng và cập nhật kiến thức thường xuyên cho kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp. Điều quan trọng là đào tạo kế toán tại các trường đại học chỉ là một nhân tố để xây dựng ngành nghề kế toán kiểm toán vững mạnh tại Việt Nam. Các sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam sẽ là các kế toán viên chuyên nghiệp tương lai cần có được kiến thức, năng lực, và các kỹ năng phù hợp mà các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp tương lai đòi hỏi. Điều này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa VAA, VACPA và các trường đại học cũng như vai trò tích cực của VAA, VACPA trong việc thiết lập khung đào tạo kế toán quốc gia và cập nhật kiến thức thường xuyên cho kế toán viên kiểm toán viên ngay từ khi tốt nghiệp đại học. Báo cáo này cho thấy vì nhiều lý do Việt Nam chưa thực hiện được như vậy, do đó cần ưu tiên hoạt động này trong thời gian tới. 4 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC II MỤC TIÊU & PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỤC TIÊU & PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 9. Mục đích tổng thể của báo cáo này là giúp Chính phủ Việt Nam phân tích khoảng cách thiếu hụt trong đào tạo kế toán và kiểm toán tại các trường đại học Việt Nam. Các tiêu chí đánh giá chính là IES4, tập trung vào đánh giá giảng dạy các nguyên tắc và thực tiễn hỗ trợ áp dụng các chuẩn mực IFRS và ISA. Chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp ACCA5 được sử dụng trong báo cáo này làm tiêu chí tham khảo. 10. Báo cáo cung cấp cơ sở cho Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một khung năng lực quốc gia cho các sinh viên tốt nghiệp mong muốn gia nhập ngành kế toán kiểm toán và một chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán cốt lõi tại các trường đại học gắn với IES và hỗ trợ việc đào tạo các chuẩn mực IFRS và ISA. 11. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở phân tích thông tin của bốn trường đại học trong đó có những trường đào tạo kế toán kiểm toán lớn nhất, có cả trường công lập và ngoài công lập thông qua bảng hỏi chi tiết và phỏng vấn sâu. Bên cạnh đó là thông tin tập hợp từ các cuộc thảo luận nhóm mục tiêu với 21 trường đại học nữa tại 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc phân tích dữ liệu và thảo luận nhóm nhằm xác định (i) mức độ tuân thủ của các chương trình cấp bằng đại học với các tiêu chí quốc tế (bao gồm cả IES); (ii) mức độ đào tạo các chuẩn mực IFRS/ISA trong chương trình đào tạo hiện tại; và (iii) mức độ công nhận các chương trình đào tạo đại học bởi các hội nghề nghiệp danh tiếng. 12. Các dữ liệu từ các trường đại học tham gia được thu thập trên cơ sở các bảng hỏi chi tiết thiết kế cho chương trình đào tạo đại học về kế toán kiểm toán. Công cụ đánh giá được sử dụng để đối chiếu nội dung và mục tiêu của chương trình đào tạo với các tiêu chí đánh giá được quốc tế công nhận. Các trường đại học điền thông tin vào công cụ phân tích với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước theo công cụ và hướng dẫn của nhóm công tác Ngân hàng thế giới. Nhóm công tác Ngân hàng thế giới không trực tiếp rà soát chi tiết nội dung từng môn học thuộc mỗi chương trình đào tạo được đánh giá. Do vậy, phân tích này chỉ giới hạn ở đánh giá mục tiêu đào tạo trong chương trình đào tạo hiện tại của các trường đại học và không phân tích chi tiết liệu nội dung các chương trình có hoàn toàn tương thích với các chuẩn đầu ra đào tạo được công bố hay không. IES 2, năng lực chuyên môn, và chương trình đào cấp chứng chỉ ACCA được sử dụng làm tiêu chí đánh giá và tham khảo. 13. Báo cáo này cũng dựa trên các nguyên tắc của các IES khác để phân tích cấp độ cao các chương trình đào tạo kế toán kiểm toán về kinh nghiệm thực tế, đánh giá năng lực chuyên môn, v.v. Tóm tắt các IES tại Phụ lục II. 4 http://www.ifac.org/publications-resources/2017-handbook-international-education-pronouncements 5 ACCA là hiệp hội nghề nghiệp Anh quốc được công nhận trên toàn thế giới có số lượng hội viên, hội viên dự bị và học viên lớn nhất tại Việt Nam. 1.375 hội viên, hội viên dự bị và 5.500 học viên đang theo học ACCA và FIA tại Viêt Nam trong 2019. ACCA hiện có nhiều chương trình liên kết đào tạo kế toán kiểm toán bậc đại học tại Việt Nam. 6 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC III ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH 7 14. Phần này tóm tắt các phát hiện và quan sát chính về đào tạo kế toán kiểm toán tại các trường đại học Việt Nam dựa trên việc đánh giá chi tiết bốn khoa/trường đào tạo kế toán và kiểm toán thuộc các trường đại học trong khối kinh tế, cũng như việc thảo luận nhóm tập trung với 17 khoa/ trường khác. Danh sách các trường tham gia vào Báo cáo này tại Phụ lục VI. 15. Khuôn khổ pháp lý gần đây trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các trường đại học. Những thay đổi trong Luật Giáo dục tháng 7 năm 2018 cho phép các trường đại học linh hoạt hơn về tài chính, cho phép áp dụng cơ cấu học phí linh hoạt hơn và mức học phí cao hơn, và linh hoạt hơn cả về đầu tư và chi tiêu. Các trường đại học cũng được phép đệ trình xin cấp ngân sách Chính phủ cho các dự án cụ thể. Hiện tại đa số các trường đại học thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số trường thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính, các Bộ ngành khác và phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương; khi đó các cơ quan Bộ và cơ quan chính quyền địa phương có thể cấp thêm ngân sách cho các trường. 16. Các trường đại học được linh hoạt trong xây dựng chương trình đào tạo và chưa bị hạn chế bởi khung chuẩn mực quốc gia hoặc quốc tế. Điều này dẫn tới chất lượng các chương trình đào tạo kế toán kiểm toán của các trường đại học không đồng đều. Một số trường đại học có chương trình đào tạo phong phú hơn thông qua sử dụng chương trình đào tạo các trường đại học nước ngoài. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo của các trường đại học nước ngoài nếu không được điều chỉnh hiệu quả phù hợp với điều kiện của thị trường hoặc thực tiễn đào tạo trong nước có thể dẫn tới việc đào tạo cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng không phù hợp nhiều với Việt Nam. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây đã ban hành chương trình kiểm định chất lượng giáo dục dành cho các trường đại học và các chương trình đào tạo cấp bằng Cử nhân. Trong 4-5 năm tới sẽ thực hiện kiểm định chất lượng tất cả các chương trình đào tạo cấp bằng Cử nhân (bao gồm ngành kế toán và kiểm toán) theo khung trình độ quốc gia đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2016 phù hợp với tiêu chuẩn ASEAN. Theo kết quả kiểm định hiện có, vào tháng 8 năm 2018, 124 trường đại học đã được đánh giá độc lập (chiếm 51,9% tổng số lượng các trường đại học) trong số đó có 117 trường đã được công nhận là đạt yêu cầu kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo6. Hiện chưa có khung trình độ và chương trình kiểm định riêng cho ngành kế toán kiểm toán. 18. Các nội dung chuẩn mực lập báo cáo tài chính, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, và đạo đức nghề nghiệp chưa được đưa đầy đủ vào các chương trình đào tạo, ngay cả ở các trường đã hiện đại hóa chương trình và hoạt động đào tạo kế toán kiểm toán. Một số chương trình có các môn học tương thích với các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều trường đại học tiếp tục đào tạo tập trung vào kiến thức nguyên lý, thường dựa trên hoạt động kế toán ghi sổ và ghi nhớ hệ thống tài khoản nhằm đáp ứng nhu cầu hệ thống kế toán Việt Nam. Khi các trường đại học hiện đại hóa chương trình đào tạo nên đặt ra mục tiêu chuyển từ việc đào tạo dựa trên kiến thức sang việc đào tạo dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện đại. Nội dung đạo đức nghề nghiệp cũng như các môn học khác không phải môn kế toán/kiểm toán (như quản trị tài chính, quản lý hiệu quả hoạt động, v.v…) cần đưa vào chương trình đào tạo. 19. Các trường đại học Việt Nam hiện đào tạo cấp bằng Cử nhân kế toán và kiểm toán riêng. Một số trường đại học đào tạo hai chương trình đào tạo – đại trà và chất lượng cao – nhưng đều cấp bằng Cử nhân. Tại nhiều quốc gia khác, các trường đại học thường đào tạo cấp bằng chính là bằng Cử nhân kế toán hoặc bằng Cử nhân kế toán & kiểm toán và chứng chỉ bổ sung cho kiểm toán viên. Nội dung học cấp bằng đại học ngành kiểm toán ở Việt Nam không khác nhiều so với bằng kế toán và các sinh viên tốt nghiệp ngành kiểm toán cũng không được miễn trừ môn học nào khi thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề. Để được cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề, 6 http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/item/37640102-kiem-dinh-chat-luong-chuan-hoa-giao-duc-dai-hoc.html 8 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ứng viên cần có bằng đại học hoặc bằng cấp cao hơn chuyên ngành tài chính, kế toán, ngân hàng, kiểm toán, hoặc đáp ứng các tiêu chí khác do Bộ Tài chính quy định. Bằng Cử nhân Chất lượng cao ở một số trường đại học được thị trường công nhận rộng rãi tuy nhiên đây không phải là tình huống điển hình so với các quốc gia khác. Sự khác biệt chính của chương trình đào tạo chất lượng cao là có nhiều môn học sử dụng chương trình đào tạo của các trường đại học/tổ chức nước ngoài và được giảng dạy bằng tiếng Anh. 20. Hiện tại có nhiều trường đại học trong nước liên kết với các trường đại học nước ngoài và một số chương trình liên kết cấp song bằng. Tuy nhiên, nên tránh việc áp dụng hoàn toàn chương trình đào tạo nước ngoài; vì có trường hợp liên kết với các trường đại học của Mỹ đào tạo các nguyên tắc kế toán áp dụng chung của Mỹ (GAAP) dẫn đến đào tạo sinh viên không nhiều kiến thức chuẩn mực kế toán và kiểm toán phù hợp với Việt Nam (chuẩn mực kế toán Việt Nam và IFRS). 21. Việc công nhận các trường đại học Việt Nam đào tạo cấp bằng kế toán và kiểm toán của các tổ chức nghề nghiệp kế toán chuyên ACCA hỗ trợ nghiệp danh tiếng quốc tế còn rất hạn chế. Chỉ một trường đại cho các giảng viên học đạt tối đa miễn 9 môn học chương trình ACCA (trong tổng các trường này nguồn số 13 môn ) vì chương trình đào tạo liên kết với trường đại học 7 lực và tài liệu giảng dạy Anh quốc. 2 trường đại học khác đang trong quá trình công nhận và nhiều trường đã đưa thêm hai môn học (bổ sung vào bốn môn được miễn ACCA công chương trình ACCA vào nhận chung cho các trường đại học có chuyên ngành kế toán kiểm chương trình đào tạo toán Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định). Sinh của mình. viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán kiểm toán từ các trường đại học Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định đương nhiên được miễn tối đa bốn môn đầu khi học chương trình ACCA kể cả trường đại học không yêu cầu ACCA công nhận. Ngoài ra, ACCA đã ký biên bản ghi nhớ với 22 trường đại học. ACCA hỗ trợ cho các giảng viên các trường này nguồn lực và tài liệu giảng dạy và nhiều trường đã đưa chương trình ACCA vào chương trình đào tạo của mình, tạo điều kiện cho các sinh viên có thể đồng thời tham gia các kì thi cấp chứng chỉ ACCA. ICEAW cũng kí biên bản ghi nhớ (MOU) với một số trường đại học để hỗ trợ nguồn lực và tài liệu giảng dạy, đưa chương trình CFAB vào chương trình đào tạo. CPA Úc đã công nhận 3 trường đại học được miễn 6 môn thi ở cấp độ cơ bản (trong tổng số 12 môn thi); CPA Úc cũng có các thỏa thuận hợp tác với 17 trường đại học cung cấp tài liệu giảng dạy cũng như học bổng (hiện tại là 5 hoặc 6) cho các giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên đạt được chứng chỉ CPA Úc. 22. Các trường đại học theo quy định phải cập nhật nội dung chương trình đào tạo kế toán kiểm toán 5 năm một lần. Thông thường, việc cập nhật bao gồm rà soát và cập nhật nội dung kiến thức đào tạo, nhưng trên thực tế triển khai rất khác nhau, mỗi trường đại học xây dựng quy trình riêng để thông qua chương trình đào tạo cập nhật (thường thông qua cơ quan quản lý liên quan của trường đại học đó). IFRS và ISA đã thay đổi đáng kể trong thập kỉ vừa qua và đang tiếp tục thay đổi. Một hệ thống với cấu trúc rõ ràng hỗ trợ cập nhật giáo trình sẽ rất có ích; lý tưởng nhất là từ 3 tới 5 năm tổng hợp những thay đổi lớn, và hàng năm đối với những thay đổi về thuế và quy định pháp luật. Môi trường pháp lý là nội dung chính của cập nhật nội dung đào tạo, bởi vậy ở đây nên lưu ý rằng: (i) các chuẩn mực kế toán của Việt Nam, được xây dựng dựa trên ISA/IFRS của những năm 2001- 2005, chưa được cập nhật đầy đủ theo chuẩn mực quốc tế hiện hành; (ii) IFRS đầy đủ và hiện hành chưa được áp dụng tại Việt Nam; (iii) những thay đổi gần đây của ISA chưa được thể hiện trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 7 Chứng chỉ ACCA có 15 môn thi và học viên phải thi đỗ tổng cộng 13 môn (11 môn bắt buộc và lựa chọn 2 trong số 4 môn còn lại); việc miễn thi chỉ áp dụng cho 9 môn đầu tiên – Mức độ Kiến thức và Kỹ năng ứng dụng, các môn cấp độ Chuyên nghiệp không được miễn. ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH 9 23. Tại hầu hết các trường đại học được đánh giá đều còn thiếu hụt nội dung đào tạo về đạo đức, giá trị, và thái độ nghề nghiệp. Trong một số trường hợp, nội dung đạo đức được lồng ghép trong suốt chương trình giảng dạy. Trong một số trường hợp khác, nội dung đạo đức không được đưa vào bất cứ mức độ nào của chương trình đào tạo, mặc dù đạo đức là bắt buộc ở mọi mức độ của nghề kế toán kiểm toán. Đạo đức, giá trị, và thái độ nghề nghiệp thường là vấn đề quan ngại từ phía cơ quan quản lý và bởi vậy việc các đơn vị đào tạo kế toán kế toán đưa học phần này vào giáo trình cốt lõi là rất quan trọng. 24. Chất lượng các kỳ thi không đồng đều và khác nhau ở các trường đại học Việt Nam. Hầu hết các trường đại học được phỏng vấn tổ chức kì thi viết (thi cuối kỳ và thi giữa kỳ), bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập ngắn, bài tập tình huống, và các câu hỏi mở. Các bài kiểm tra giữa kỳ, việc tham gia học trên lớp, bài tập làm tại lớp, và các hoạt động chiếm tới 30-40% toàn bộ điểm của khóa học và bài thi cuối kỳ chiếm 60-70% tổng điểm. Các trường đại học được phỏng vấn cho biết đây là các kì thi không được mang tài liệu vào phòng thi. Thông thường các câu hỏi và bài tập ngắn quá đơn giản và tập trung nhiều vào các bút toán ghi sổ kép (thậm chí cả với các bài tập tình huống dài, thường cuối cùng chỉ tập trung vào việc xác định kết quả bút toán kép một cách chính xác). Hơn nữa, mức độ khó của một số kì thi không tương xứng với cấp độ của khóa học, ví dụ như một khóa học nâng cao lại sử dụng bài thi ở mức độ cơ bản. 25. Cần phát triển hơn nữa các nguồn lực và năng lực giảng dậy. Đội ngũ giảng viên ở các trường đại học được phỏng vấn nhìn chung đủ năng lực nhưng vẫn có thể được tăng cường. Hầu hết các giảng viên có bằng thạc sỹ trong nước (nhiều trường không đào tạo cấp bằng Tiến sĩ), một số rất ít giảng viên có chứng chỉ nghề nghiệp. Tại một số trường đại học tỷ lệ giảng viên trên sinh viên cao rất cao, và số giờ yêu cầu giảng dạy cũng cao (dao động từ 270 đến 450 giờ một năm). Hơn nữa, lương chi trả cho các giáo viên không phải lúc nào cũng đủ để giữ chân đội ngũ giảng viên hiện tại và thu hút giảng viên mới. 26. Nhu cầu đào tạo và dữ liệu về giới tính: Việt Nam có nhu cầu cao về các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp và số lượng các sinh viên nữ thường cao hơn nam. Nhu cầu đào tạo kế toán, cả bằng đại học kế toán và kiểm toán, ổn định trong những năm vừa qua và gia tăng tại một số trường đại học. Các doanh nghiệp và khu vực dịch vụ tài chính có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất sinh viên mới tốt nghiệp kế toán và kiểm toán. Ngành kế toán kiểm toán tuyển dụng từ 10 tới 20% số lượng các sinh viên mới tốt nghiệp. Trong hầu hết các trường đại học được đánh giá, số lượng sinh viên kế toán và kiểm toán nữ thường cao hơn nam (theo truyền thống kế toán được coi là ngành nghề giành cho nữ giới). 27. Việc đánh giá chương trình giảng dạy khác nhau ở các trường đại học. Các trường đại học sử dụng phương pháp khác nhau để đánh giá chất lượng đầu vào giảng dạy và phương pháp giảng dạy, bao gồm phiếu khảo sát sinh viên hàng năm hoặc định kỳ 6 tháng. Một số trường đại học có Phòng Chất lượng đào tạo và khảo thí chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động giảng dạy. 28. Chất lượng và sự sẵn có các tài liệu giảng dạy cần cải thiện. Chất lượng và sự sẵn có giáo trình và các tài liệu giảng dạy được đánh giá là tốt cho hầu hết các môn học, tuy nhiên vẫn có thể cải thiện. Các giáo trình hiện có và tài liệu giảng dạy khá đắt. Một số trường đại học cho biết không có giáo trình riêng cho các môn học liên quan tới quản trị công ty và đạo đức nghề nghiệp. Thư viện của tất cả các trường đại học chưa có bản mới nhất các chuẩn mực quốc tế đầy đủ và hiện hành. Các bài giảng sử dụng PowerPoint và các thiết bị nghe nhìn khác; các phương pháp giảng dạy bao gồm chủ yếu là các bài tập tình huống ngắn, các bài tập trên lớp, các bài tập mô phỏng các tình huống, và các bài giảng dưới dạng video. Một số trường đại học không có giáo trình và chỉ sử dụng tài liệu giảng dạy/giáo án. 29. Công nghệ thông tin được sử dụng ở mức độ khiêm tốn trong quá trình giảng dạy. Các trường sử dụng các phần mềm kế toán (Ví dụ như Effect, Misa) để giảng dạy kế toán nhưng chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy kiểm toán. 10 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC IV GIÁO TRÌNH, XU HƯỚNG VÀ THI CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẤP BẰNG ĐẠI HỌC KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN GIÁO TRÌNH, XU HƯỚNG VÀ THI CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẤP BẰNG ĐẠI HỌC KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 11 30. Chuẩn đầu ra đào tạo là trọng tâm của IES. IAESB, tổ chức thiết lập các chuẩn mực độc lập của IFAC, phục vụ lợi ích công chúng thông qua việc nâng cao chất lượng ngành kế toán kiểm toán trên toàn thế giới bằng cách xây dựng và thực thi các IES được chấp nhận toàn cầu. Điều này nhằm mục đích tăng cường năng lực của ngành kế toán kiểm toán toàn cầu và giảm thiểu những khác biệt quốc tế trong các yêu cầu để đạt chuẩn chất lượng và hành nghề của kế toán và kiểm toán chuyên nghiệp. Trọng tâm của IES phiên bản mới nhất chuyển sang cách tiếp cận “chuẩn đầu ra đào tạo” cho nội dung đào tạo theo IES là một cách thức hiệu quả để phát triển năng lực. Cách tiếp cận đào tạo này yêu cầu sự tham gia tích cực của các sinh viên bằng việc yêu cầu sinh viên thể hiện việc đạt được chuẩn đầu ra đào tạo ở một cấp độ mục tiêu về sự thành thạo (cơ bản, trung cấp, hoặc nâng cao). IAESB đã nhấn mạnh nhiều lợi ích trong việc sử dụng cách tiếp cận dựa trên chuẩn đầu ra đào tạo trong đào tạo kế toán, bao gồm: • Nâng cao năng lực của từng cá nhân; tính đến mối liên hệ trực tiếp giữa đào tạo và năng lực tại nơi làm việc; • Bổ sung tính giải trình cho chương trình đào tạo bằng việc đưa ra nhận định về mỗi chương trình đào tạo cụ thể mong muốn đạt được gì; • Tăng cường sự hiện diện của chương trình tới các sinh viên; và • Xác định các yếu tố của chương trình cần cải thiện. 31. Một công cụ phân tích được sử dụng để đối chiếu các chương trình đào tạo tại các trường đại học với các tiêu chí thông lệ tốt, đánh giá “chuẩn đầu ra đào tạo” được đưa vào nội dung chương trình đào tạo đến đâu, đưa ra tỷ lệ phần trăm đánh giá mức độ tuân thủ tiêu chí. Chuẩn đầu ra đào tạo IES và mức độ thành thạo được thiết kế để cung cấp cơ sở cho trường xây dựng chương trình đào tạo đạt được các năng lực cụ thể cần thiết cho một vị trí công việc nhất định. Các trường có thể nâng cao các mức độ thành thạo và thêm vào các chuẩn đầu ra đào tạo cho các chương trình thể hiện chi tiết trong IES nhưng không được phép hạ thấp các mức độ thành thạo hoặc loại bỏ các chuẩn đầu ra đào tạo. Đối với chứng chỉ chuyên nghiệp ACCA, ACCA đưa vào tất cả các chuẩn đầu ra đào tạo của IES 2 và IES 4 và thêm vào nhiều nội dung nữa. Tại báo cáo này, công cụ phân tích (bảng hỏi chi tiết) được sử dụng để đối chiếu nội dung chương trình đào tạo và các mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo kế toán kiểm toán của bốn trường đại học Việt Nam với chuẩn đầu ra đào tạo của IES và chứng chỉ ACCA. Các trường đại học nhập thông tin vào công cụ phân tích. Nhóm công tác Ngân hàng thế giới không trực tiếp rà soát chi tiết nội dung từng môn học thuộc mỗi chương trình đào tạo được đánh giá cũng như không đánh giá các mục tiêu đào tạo đã được xây dựng trong giáo trình đào tạo như thế nào hoặc thực tế được giảng dậy đúng với chuẩn đầu ra đào tạo đã công bố hay không. Mức độ các mục tiêu đào tạo đáp ứng tiêu chí được đánh giá dựa trên tỷ lệ %. Mục tiêu 80% tương thích là mức ACCA công nhận chương trình đào tạo đại học. 32. Các nội dung năng lực chuyên môn chính theo quy định IES 2 và Chứng chỉ ACCA được đưa vào tương đối đầy đủ ở chương trình Cử nhân các trường đại học tham gia. IES 2 đề xuất 11 nội dung năng lực chuyên môn: (i) kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính; (ii) kế toán quản trị; (iii) tài chính và quản lý tài chính; (iv) thuế; (v) kiểm toán và dịch vụ đảm bảo; (vi) quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ; (vii) luật kinh doanh và các quy định pháp luật; (viii) công nghệ thông tin; (ix) môi trường kinh doanh và tổ chức; (x) kinh tế học; và (xi) chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược. Các mục tiêu đào tạo liên quan đến công nghệ thông tin được lồng ghép vào các nội dung năng lực chuyên môn khác nhau, các nội dung năng lực liên quan tới môn thuế và luật kinh doanh và các quy định của pháp luật không có trong công cụ đánh giá; bởi vì những nội dung này trong chương trình đào tạo kế toán kiểm toán tại các trường đại học 12 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC của Việt Nam dựa trên các quy định pháp luật về thuế và khuôn khổ pháp luật hiện hành. Bảng 1 dưới đây cho thấy mức độ của các chương trình đào tạo của các trường đại học Việt Nam được đánh giá đạt được các mục tiêu đào tạo ACCA trong các năng lực chuyên môn chính, được xếp thành 7 lĩnh vực cấp độ Kiến thức và Kĩ năng ứng dụng của chương trình ACCA. Bảng 1: Kết quả đánh giá theo chuẩn mực của 4 trường đại học – nguồn ACCA CHỨNG CHỈ ACCA TRƯỜNG ĐH1 TRƯỜNG ĐH2 TRƯỜNG ĐH3 TRƯỜNG ĐH4 AB Kế toán trong doanh nghiệp 61% 9% 66% 6% MA Kế toán quản trị 77% 80% 63% 60% FA Kế toán tài chính 94% 71% 95% 25% PM Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh 52% 71% 57% 32% FR Lập báo cáo tài chính 79% 38% 59% 39% AA Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo 87% 77% 73% 80% FM Quản lý tài chính 46% 65% 30% 57% Ghi chú: Mục tiêu đặt ra là đạt 80%. Màu sắc trong bảng trên cho thấy các mức độ dưới chuẩn nhiều (màu đỏ - thấp hơn 50%), dưới mức độ chuẩn (màu vàng – từ 50% đến 79%) hoặc ở mức độ tiêu chuẩn và có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn đánh giá của ACCA (màu xanh lá cây – trên 80%). 33. Mặc dù các nội dung năng lực chuyên môn chính theo quy định IES 2 và Chứng chỉ ACCA được đưa vào tương đối đầy đủ ở chương trình Cử nhân các trường đại học tham gia, chuẩn đầu ra đào tạo của tất các lĩnh vực cần phải cải thiện. Không có trường đại học nào được đánh giá đạt được mức tối thiểu 80% các năng lực theo quy định của ACCA ở tất cả các lĩnh vực. Kế toán tài chính, kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo, và kế toán quản trị đáp ứng được các tiêu chí đánh giá cao hơn các lĩnh vực như quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính. Các chuẩn đầu ra đào tạo được định nghĩa khác nhau trong chương trình giảng dạy của các trường đại học được đánh giá, một vài chương trình tập trung quá nhiều vào cách ghi sổ kế toán và quy định pháp luật, và chưa đủ nội dung về kỹ năng phân tích. Sơ đồ so sánh chương trình đào tạo của các trường đại học so với Chứng chỉ ACCA tại Phụ lục III. KHUYẾN NGHỊ CẢI THIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM 13 V KHUYẾN NGHỊ CẢI THIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM 14 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 34. Cần thiết phải có một cách tiếp cận hệ thống về cải cách đào tạo kế toán tại Việt Nam và phần này của báo cáo sẽ đưa ra những khuyến nghị cấp cao để cải cách thành công. Lộ trình cải cách và xây dựng năng lực tại Phụ lục V. 35. Thiết lập một khung năng lực quốc gia cập nhật cho các bằng đại học kế toán và kiểm toán thực hiện bởi Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hiệp hội nghề nghiệp. Một khung năng lực xác định và mô tả rõ ràng những năng lực chuyên môn và cụ thể hóa mức độ thành thạo và các lĩnh vực kiến thức cho từng năng lực chuyên môn ứng cử viên phải thể hiện được khi muốn chứng nhận là kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp. Ngoài trình độ chuyên môn, một kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp đòi hỏi phải thể hiện được các kỹ năng chuyên môn. Những kỹ năng này bao gồm kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc với người khác và tự làm việc, kỹ năng giao tiếp và tổ chức, là những kỹ năng cần thiết để tìm ra các giải pháp giải quyết các vấn đề phi cấu trúc, đa chiều. Sự hiểu biết về công nghệ thông tin cũng là yếu tố cần thiết trong một môi trường kế toán hiện đại. Ngoài khung năng lực (xem Phụ lục số IV, bảng 1), sơ đồ năng lực Ngoài trình độ chi tiết (xem Phụ lục số IV, bảng 2) cho thấy sự liên hệ giữa khung chuyên môn, một năng lực với chương trình đào tạo chính quy và chương trình kế toán viên kiểm toán đào tạo kinh nghiệm thực tế được thiết kế để phát triển một cách viên chuyên nghiệp đòi hỏi tổng thể năng lực cần có của các kế toán viên kiểm toán viên phải thể hiện được chuyên nghiệp. Khung năng lực và sơ đồ năng lực chi tiết chi tiết hóa các năng lực và kỹ năng cần đạt ở các mức độ đào tạo khác các kỹ năng nhau từ đào tạo tại trường đại học, đào tạo chuyên nghiệp, đào tạo chuyên môn. kinh nghiệm thực tiễn, và cập nhật kiến thức thường xuyên. Các khung năng lực và sơ đồ năng lực chi tiết cũng được sử dụng để hướng dẫn phát triển các chuyên ngành ngày càng có nhu cầu tại Việt Nam trong điều kiện những thay đổi về tập quán kinh doanh, dẫn tới yêu cầu cao hơn về tính giải trình cũng như năng lực kế toán kiểm toán chuyên biệt của các bên hữu quan cho các vị trí kế toán viên ở khu vực tư nhân, kế toán viên kiểm toán viên trong lĩnh vực công, kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ, các thành viên Hội đồng quản trị và các thành viên Uỷ ban kiểm toán. 36. Phát triển khung năng lực theo lộ trình nhiều giai đoạn thực hiện bởi Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hiệp hội nghề nghiệp. Các bước là (i) nghiên cứu và dự thảo sơ bộ: để phát triển một khung năng lực chuẩn xác, cần thiết phải hiểu về môi trường hoạt động của các kế toán viên chuyên nghiệp và kiểm toán viên chuyên nghiệp; (ii) tham vấn rộng rãi dự thảo ban đầu: cần tham vấn ý kiến chuyên gia của các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm, các chuyên gia ở các lĩnh vực khác như nhà tuyển dụng, giảng viên đại học, cơ quan quản lý nhà nước là đại diện cho môi trường, vai trò, và quan điểm liên quan tới ngành nghề này; (iii) sử dụng kết quả tham vấn để chỉnh sửa dự thảo khung năng lực; (iv) gửi dự thảo cuối cùng khung năng lực để lấy ý kiến của một nhóm nhỏ các bên liên quan đa dạng chính bao gồm cả tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán được quốc tế công nhận; và (v) hoàn thiện và phổ biến khung năng lực. 37. Đối chiếu chương trình đào tạo hiện tại với khung năng lực để xác định khoảng cách thiếu hụt thực hiện bởi các Hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học. Trước khi xây dựng những yếu tố mới của chương trình đào tạo cho chương trình phát triển chuyên môn giai đoạn đầu (IPD) hoặc chương trình cập nhật kiến thức thường xuyên (CPD), cần hiểu đầy đủ các yếu tố thuộc chương trình hiện tại nên được giữ lại và mức độ đáp ứng khung năng lực của chương trình KHUYẾN NGHỊ CẢI THIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM 15 để phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất. Việc đối chiếu chương trình đào tạo hiện tại với khung năng lực mới tại Việt Nam gồm các bước như sau: 1) Rà soát lại các yếu tố trong chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hiện tại, tham vấn ý kiến các bên hữu quan chủ chốt, và tập hợp một danh mục các yếu tố đào tạo, đánh giá, và kinh nghiệm thực tiễn. 2) Đối chiếu chéo mỗi yếu tố của chương trình hiện tại và toàn bộ các yếu tố với khung năng lực mới, ví dụ như, mỗi khóa học sẽ bao gồm các bài giảng hoặc học phần được thể hiện trong giáo trình hoặc các tài liệu đào tạo khác. Câu hỏi đặt ra ở từng học phần là: “Học phần này sẽ phát triển được (các) năng lực nào và mức mức độ thành thạo nào?”. 3) Rà soát và ghi lại cấp năng lực của các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp hiện tại khi tham vấn ý kiến của các bên hữu quan chủ chốt. 4) Xác định mức độ các yếu tố hiện có trong chương trình đào tạo phát triển chuyên môn giai đoạn đầu IPD đáp ứng được các yêu cầu trong khung năng lực và ghi lại khoảng cách thiếu hụt. 5) Xác định và ghi lại khoảng cách thiếu hụt giữa mức độ năng lực mong muốn đạt được và trình độ hiện tại của các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp. 38. Chương trình kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với bằng đại học trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán: sau khi phát triển và áp dụng khung năng lực cho các bằng đại học kế toán và kiểm toán, Bộ Giáo dục & Đào tạo được khuyến khích sử dụng khung năng lực này trong quá trình kiểm định các chương trình đại học đào tạo cấp bằng kế toán và kiểm toán. 39. Thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp mở rộng giữa các trường đại học và các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán. Khi xác định được khoảng cách thiếu hụt của chương trình hiện tại sẽ cần xác định giải pháp hiệu quả và hiệu lực nhất để thu hẹp các khoảng cách thiết hụt này cho cả chương trình phát triển chuyên môn giai đoạn đầu (IPD) và chương trình cập nhật kiến thức thường xuyên (CPD) để đáp ứng được những năng lực còn thiếu hụt của các kế toán viên kiểm toán viên đang hành nghề. Các bước thực hiện ở giai đoạn này là: (i) xác định phạm vi các yếu tố của chương trình đào tạo cần thiết kế lại; (ii) thiết kế các yếu tố mới và đối chiếu với khung năng lực; và (iii) xây dựng các yếu tố mới của chương trình đào tạo và cập nhật đối chiếu với khung năng lực. Các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán như VAA, VACPA cần đóng vai trò quan trọng trong việc công tác đào tạo cấp chứng chỉ và cập nhật kiến thức thường xuyên cho các kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp. 40. Thiết kế các yếu tố chương trình mới bao gồm chương trình, giảng dạy, và thi đối chiếu với khung năng lực thực hiện bởi các trường Đại học Đây là một bước cần thiết khi xây dựng chương trình mở rộng. Những yếu tố này phải dựa vào khung năng lực và nâng cấp dần từ đào tạo dựa trên kiến thức sang đào tạo dựa trên nguyên tắc. Ví dụ, việc đánh giá các năng lực là yêu cầu cơ bản của IES-6 và cần thực hiện ở cấp độ đào tạo đại học. Việc đào tạo cho các khoa tại các trường đại học cần bao gồm các chủ đề như xây dựng cơ cấu đề thi, đánh giá năng lực qua kỳ thi, xây dựng và chấm điểm các bài tập tình huống, xây dựng các câu hỏi thi trắc nghiệm hiệu quả, phản hồi tới sinh viên, đảm bảo an ninh kỳ thi, vv. Các kỳ thi đánh giá ghi nhớ kiến thức cần được thay thế bằng các kỹ thuật hiện đại đánh giá năng lực. Hiện đang có xu hướng toàn cầu rất rõ về đánh giá năng lực trong các kỳ thi cấp bằng bởi tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán ngày càng tập trung vào việc thể hiện được các kỹ năng tư duy cao hơn và khả năng áp dụng các chuẩn mực và quy định vào các trường hợp thực tế. Các thông lệ hiện tại tốt nhất là đánh giá các năng lực cốt lõi trong một bài tập tình huống lớn với nhiều chuẩn mực và được mang tài liệu vào phòng thi. Điều 16 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC này cho phép đánh giá liệu ứng viên có thể vận dụng kiến thức chuyên môn sử dụng các kỹ năng tư duy ở cấp cao để xét đoán phù hợp và chuẩn xác khi áp dụng các chuẩn mực và quy định trong một tình huống giả định đa chiều phức tạp sử dụng các số liệu và tình huống thực tế, và trình bày đầy đủ kết quả tương ứng. Chìa khóa cho sự thành công của cách tiếp cận ra đề thi này là khả năng của đội ngũ giảng dạy có thể giảng dạy và đánh giá các năng lực này một cách hiệu quả. 41. Cải thiện chất lượng tài liệu giảng dạy thực hiện bởi các trường đại học – giáo trình, các nền tảng đào tạo số, các phần mềm giảng dạy kế toán và kiểm toán là một bước quan trọng nữa trong xây dựng chương trình đào tạo mở rộng. Chương trình đào tạo giáo viên cần trang bị cho đội ngũ giáo viên các kỹ năng và năng lực cần thiết để tự phát triển các tài liệu và các nguồn lực giảng dạy như tóm tắt bài giảng, bài tập, đề thi, và các bài tập tình huống trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Nhu cầu có giáo trình bằng tiếng Việt có thể hiểu được, nhưng hỗ trợ các giảng viên trong nước phát triển các tài liệu dạy học của riêng họ là cách sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhiều hơn. Có thể hình thành các nhóm giảng viên phát triển các tài liệu giảng dạy trong các lĩnh vực khác nhau (ví dụ như lập báo cáo tài chính, kiểm toán, quản lý tài chính, đạo đức nghề nghiệp, v.v). Để hỗ trợ được các nhóm giảng viên này đòi hỏi sự kết hợp giữa các khóa đào tạo thông thường và đặc Điều biệt. Ngoài kỹ năng sư phạm cần nâng cấp, giáo viên cũng cần nâng quan trọng cấp các kỹ năng và năng lực mà các sinh viên cần phải có như là đảm bảo cho các xét đoán chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp, và chiến giảng viên được hỗ lược, là những nội dung mới giáo viên không thể truyền đạt một trợ đúng mức trong suốt cách hiệu quả nếu sử dụng phương thức giảng dạy truyền thống. giai đoạn này để có được Ngoài việc cần trang bị các kỹ năng tự phát triển tài liệu giảng dạy, nhiều phản hồi nhất và các giảng viên cần phải có khả năng điều phối thảo luận cho sinh tiếp tục chỉnh sửa viên, cũng như việc thiết lập, điều phối, và đánh giá các hoạt động chương trình. nhóm và bài tập nghiên cứu. 42. Cải thiện phương thức và kỹ năng giảng dạy thực hiện bởi các trường đại học và Hiệp hôi nghề nghiệp. Các yếu tố trong chương trình mới được thiết kế và phát triển chỉ thành công nếu được thực hiện một cách cẩn trọng bởi những người có đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Tổ chức các khóa đào tạo giảng viên tập trung, bắt đầu với các trường đại học hàng đầu và các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán, trang bị các kỹ năng chuyên môn và sư phạm cơ bản triển khai được chương trình giảng dạy sửa đổi, và đặc biệt cách thức giảng dạy các chuẩn mực dựa trên các nguyên tắc. Việc bổ sung kiến thức chuyên môn với các kỹ năng cần thiết để thực hiện theo cách tiếp cận dựa trên chuẩn đầu ra đào tạo, bao gồm thiết kế hoạt động đánh giá/ra đề thi dựa trên năng lực là rất quan trọng. Việc đào tạo cũng chuẩn bị cho các giảng viên có thể giảng dạy các chuẩn mực dựa trên nguyên tắc và các năng lực cần thiết để thực hiện xét đoán chuyên môn theo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế. Đội ngũ giảng viên đại học cũng học cách thức giảng dạy “lấy sinh viên làm trọng tâm” bằng việc đưa ra các hoạt động nhóm và hoạt động nghiên cứu của sinh viên vào chương trình giảng dạy của họ. Đội ngũ giảng viên cần được khuyến khích và hỗ trợ để hoàn thành các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế về kế toán và kiểm toán. 43. Tăng cường các cơ hội học tập thực tế thực hiện bởi các trường đại học. Năng lực chuyên môn đòi hỏi các kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung và song hành cùng với việc học lý thuyết. Mặc dù các sinh viên được yêu cầu phải thực tập trước khi tốt nghiệp, đối với các sinh viên kế toán và kiểm toán việc học từ thực tiễn có thể được cải thiện. Năng lực chuyên môn thường được đánh giá bởi các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán là các kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp đại học, tuy nhiên việc sớm tiếp xúc với các tình huống thực tế mang lại nhiều lợi ích cho các kế toán KHUYẾN NGHỊ CẢI THIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM 17 viên kiểm toán viên chuyên nghiệp tương lai. Do việc tìm kiếm cơ hội thực tập tốt cho tất cả sinh viên khá thách thức, việc đưa vào chương trình giảng dạy các bài tập tình huống và các hoạt động giả định trong môi trường kinh doanh là một cách thức khác để nâng cao cơ hội học tập thực tế. 44. Thực hiện chương trình giảng dạy sửa đổi tại Việt Nam tại các trường đại học và Hiệp hội nghề nghiệp. Các yếu tố trong chương trình mới nên được thực hiện với sự giám sát cẩn trọng và phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán. Điều quan trọng là đảm bảo cho các giảng viên được hỗ trợ đúng mức trong suốt giai đoạn này để có được nhiều phản hồi nhất và tiếp tục chỉnh sửa chương trình. Các bước bao gồm: (i) xác định cách thức thực hiện và lịch trình rõ ràng; (ii) có đủ các nguồn lực để triển khai; (iii) thực hiện thí điểm các yếu tố mới về đào tạo và thi; (iv) giới thiệu yếu tố mới về chương trình đào tạo kinh nghiệm thực tiễn; (v) thí điểm các yếu tố mới của chương trình cập nhật kiến thức thường xuyên; và (vi) đánh giá và điều chỉnh. 45. Nâng cao hoạt động hợp tác quốc tế và sự công nhận của các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp. Cần tăng cường sự công nhận các bằng đại học về kế toán và kiểm toán của Việt Nam từ các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và nước ngoài. Các hiệp hội nghề nghiệp công nhận các chương trình đào tạo đại học sẽ đảm bảo sự bền vững của các hoạt động cải cách đào tạo và tránh sự trùng lắp nỗ lực và lãng phí các nguồn lực thực hiện cải cách. Các trường đại học nên tìm kiếm cơ hội để tham khảo ý kiến tư vấn và phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán trong nước và nước ngoài được công nhận tại Việt Nam trong cải cách đào tạo kế toán. Điều này sẽ giúp cho chương trình giảng dạy của các trường đại học phù hợp với nhu cầu của ngành nghề và có thể được công nhận những đóng góp vào chứng chỉ nghề nghiệp. Điều này có thể cũng tạo ra các cơ hội lồng ghép giữa giới học thuật và giới hành nghề, khi các hội viên Hội nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán có thể làm giáo viên thỉnh giảng chia sẻ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của họ và mang lại cơ hội về kinh nghiệm làm việc cho các sinh viên. 18 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: SỐ LƯỢNG KẾ TOÁN VIÊN KIỂM TOÁN VIÊN TẠI CÁC NƯỚC ASEAN SO SÁNH VỚI DÂN SỐ QUỐC GIA DÂN SỐ* SỐ LƯỢNG KẾ TOÁN VIÊN** % Brunei 443.593 50 0,011% Cambodia 16.204.486 258 0,002% Indonesia 260.580.739 20.735 0,008% Lao 7.126.706 175 0,002% Malaysia 31.381.992 32.750 0,104% Myanmar 55.123.814 550 0,001% Philippines 104.256.076 21.586 0,021% Singapore 5.888.926 28.869 0,490% Thailand 68.414.135 57.467 0,084% Vietnam 96.160.163 9.350 0,010% 645.580.630 171.790 0,027% Nguồn: *CIA The World Factbook – Oct 2017, ** “Thực trạng ngành kế toán kiểm toán ở ASEAN” (WBG 2014). Số lượng kế toán viên tại các quốc gia ASEAN/% dân số 200.000 0,600% 180.000 160.000 0,500% 140.000 0,400% 120.000 100.000 0,300% 80.000 60.000 0,200% 40.000 0,100% 20.000 - 0,000% i ia a Lào sia es re an am r ne ma esi uch po pin ái L lay Bru tN on an ga ilip mp Ma Th Việ Ind My Sin Ph Ca Số lượng kế toán viên** % PHỤ LỤC 19 PHỤ LỤC II: TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC CHUẨN MỰC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ • IES 1 Các yêu cầu đầu vào đối với chương trình đào tạo Kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp. Chuẩn mực này thiết lập các nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết lập và đưa ra các yêu cầu về giáo dục cho đầu vào đối với các chương trình đào tạo kế toán chuyên nghiệp. Những chương trình như vậy nên có các yêu cầu đầu vào thích hợp không nên quá cao vì sẽ đặt ra các rào cản không cần thiết cho người bắt đầu vào nghề, cũng không nên quá thấp. Các ứng viên nên có một cơ hội hợp lí để hoàn thành chương trình này. Ví dụ, một số chương trình yêu cầu ứng viên hoàn thành bằng đại học từ một trường đại học hoặc bằng cấp tương đương. • IES 2 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Năng lực chuyên môn. Chuẩn mực này quy định các chuẩn đầu ra đào tạo cho các năng lực chuyên môn mà ứng viên kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thể hiện được khi hoàn thành chương trình, thường được gọi là giai đoạn phát triển chuyên môn ban đầu. Các năng lực cần có bao gồm hiểu biết cơ bản về kế toán (như kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính) và các nguyên tắc kinh doanh khác (như chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh). • IES 3 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Kỹ năng chuyên môn. Một yếu tố chủ chốt khác trong của giai đoạn phát triển chuyên môn ban đầu đó là các kỹ năng chuyên môn đòi hỏi phải có để một ứng cử viên cho thấy đủ năng lực như một kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp. Điều này bao gồm việc đạt được các chuẩn đầu ra đào tạo về các kỹ năng tư duy, làm việc với người khác, giao tiếp, kỹ năng cá nhân và tổ chức. Ví dụ, chuẩn đầu ra đào tạo cho kỹ năng tư duy là có thể đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề không cấu trúc và đa chiều. • IES 4 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Giá trị, đạo đức nghề nghiệp và thái độ nghề nghiệp. Chuẩn mực này quy định các giá trị, đạo đức, và thái độ nghề nghiệp mà các ứng viên kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp cần đạt được. Điều này bao gồm các chuẩn đầu ra đào tạo gắn với sự hoài nghi nghề nghiệp và xét đoán chuyên môn; các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; và cam kết phục vụ lợi ích công chúng. Ví dụ, một chuẩn đầu ra đào tạo của các nguyên tắc đạo đức là có thể xác định các vấn đề đạo đức nghề nghiệp và quyết định lựa chọn áp dụng các nguyên tắc đạo đức nào. • IES 5 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Kinh nghiệm thực tế. Chuẩn mực này thiết lập kinh nghiệm làm việc thực tế mà ứng viên kế toán viên kiểm toán chuyên nghiệp phải đạt được trong giai đoạn phát triển chuyên môn ban đầu dưới sự giám sát của người hướng dẫn đạt chuẩn. Kinh nghiệm này sẽ củng cố năng lực chuyên môn và các kỹ năng chuyên môn khác mà ứng viên cần đạt được. Các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên đầu vào, đầu ra, hoặc cách tiếp cận kết hợp để đo lường cho các thành tựu đạt được liên quan tới kinh nghiệm thực tiễn. Nếu sử dụng cách tiếp cận dựa vào đầu vào, yêu cầu kinh nghiệm làm việc nên quy định tối thiểu là ba năm. • IES 6 Phát triển chuyên môn giai đoạn đầu – Đánh giá năng lực chuyên môn. Là điều kiện tiên quyết hoàn thành giai đoạn phát triển chuyên môn ban đầu, chuẩn mực này đưa ra yêu cầu đánh giá năng lực chuyên môn của ứng viên kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp. Việc đánh giá nên dựa trên các bằng chứng xác thực với độ tin cậy cao, chuẩn xác, hợp lí, 20 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC minh bạch và đầy đủ và có thể bao gồm nhiều bài thi, một bài thi duy nhất đa nguyên tắc, hoặc một loạt các bài thi và đánh giá tại nơi làm việc được thực hiện trong giai đoạn đầu phát triển chuyên môn. • IES 7 Cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên. Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu phát triển chuyên môn, các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển và duy trì mức độ năng lực chuyên môn của họ thông qua một chương trình cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện thông qua cách tiếp cận đầu vào, đầu ra, hoặc cách tiếp cận kết hợp. • IES 8 Năng lực chuyên môn cho các Giám đốc kiểm toán ký các báo cáo kiểm toán. Các kiểm toán viên đóng vai trò là giám đốc kiểm toán ký các báo cáo kiểm toán (ở một số quốc gia gọi là “cộng sự ký” hoặc “kiểm toán viên theo luật định”) được yêu cầu phải duy trì và phát triển năng lực chuyên môn để thực hiện vai trò đặc biệt này. Chuẩn mực IES này thiết lập đầu ra học tập cho các giám đốc kiểm toán ký các báo cáo kiểm toán. Ví dụ, chuẩn đầu ra đào tạo môn kiểm toán là khả năng xây dựng ý kiến kiểm toán chính xác và báo cáo kiểm toán liên quan, bao gồm việc mô tả các vấn đề kiểm toán chính phù hợp. PHỤ LỤC 21 PHỤ LỤC III: SƠ ĐỒ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO8 CỦA 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT Trường Đại học thứ 1 Chương trình đào tạo so sánh với tiêu chí ACCA 100% 80% 60% 40% 20% 0% AB MA FA PM FR AA FM Các môn học ACCA ACCA Benchmark Actual Trường Đại học thứ 2 Chương trình đào tạo so sánh với tiêu chí ACCA 100% 80% 60% 40% 20% 0% AB MA FA PM FR AA FM Các môn học ACCA Series1 Series2 8 Các môn học trong Chứng chỉ ACCA được sử dụng làm tiêu chí đánh giá: Kế toán trong Doanh nghiệp (AB); Kế toán quản trị (MA); Kế toán tài chính (FA); Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh (PM); Lập báo cáo tài chính (FR); Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo (AA); Quản trị tài chính (FM) 22 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trường Đại học thứ 3 Chương trình đào tạo so sánh với tiêu chí ACCA 120% 100% 80% 60% 40% 20% 0% AB MA FA PM FR AA FM Các môn học ACCA ACCA Benchmark Actual Trường Đại học thứ 4 Chương trình đào tạo so sánh với tiêu chí ACCA 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% AB MA FA PM FR AA FM Các môn học ACCA Series1 Series2 PHỤ LỤC 23 PHỤ LỤC IV: KHUNG NĂNG LỰC CHO CÁC KẾ TOÁN VIÊN, KIỂM TOÁN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP Bảng 1: Thông tin chung về khung năng lực Khung năng lực Ví dụ: Kế toán tài chính, Kiểm Lĩnh vực toán, Chiến lược, Giao tiếp, IT năng lực Diễn giải Mức Ví dụ: “Lập kế hoạch kiểm toán” về năng lực độ ở Cấp độ B thành thạo Các chủ đề kiến thức Ví dụ: ISA 300, Tính trọng yếu, Phạm vi và thời gian Bảng 2: Đối chiếu các mức độ thành thạo của diễn giải về năng lực ở các cấp độ đào tạo khác nhau Cốt lõi Tự chọn Đề tài Diễn giải về năng lực Đầu C1 C2 Cốt E1 E2 E3 E4 Cap Cap vào lõi PM FIN AS TAX 1 2 NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN 4. Kiểm toán & đảm bảo 4.1. Kiểm soát nội bộ 4.1.1 Đánh giá quy trình đánh giá B A A A > > rủi ro của DN Kiểm soát nội bộ 4.1.2 Đánh giá hệ thống thông C B B A A > > tin, các quy trình liên quan Dùng để đánh 4.2. Yêu cầu kiểm toán soát nội bộ & độc lập giá chương trình 4.2.1 Tư vấn nhu cầu dịch vụ bảo B B A > > học Đại học đảm của DN hoặc Cao đẳng để công nhận 4.2.2 Giải thích ý nghĩa thay đổi C C B > > chuẩn mực về dv đảm bảo 4.3 Các dự án kiểm toán nội bộ & dv đảm bảo độc lập đảm bảo 4.3.1 Đánh giá các vấn đề liên B B B A > > quan tới thực hiện các dự án 24 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHỤ LỤC V: LỘ TRÌNH CẢI CÁCH VÀ XÂY DỰNG NĂNG LỰC NỘI DUNG LÝ DO THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN Thiết lập một khung năng Một khung năng lực xác định rõ ràng và mô tả Các giai đoạn thiết lập khung năng lực bao gồm: lực được cập nhật cho những năng lực chuyên môn và cụ thể hóa mức độ 1. Nghiên cứu và dự thảo sơ bộ: để phát triển một khung năng ngành nghề kế toán (và thành thạo và các chủ đề kiến thức cho từng lĩnh lực chuẩn xác, cần thiết phải hiểu về môi trường hoạt động kiểm toán) tại Việt Nam vực chuyên môn mà ứng viên phải thể hiện được của các kế toán viên chuyên nghiệp và kiểm toán viên chuyên thực hiện bởi Bộ Tài chính, để được cấp chứng nhận kế toán viên kiểm toán nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo và viên chuyên nghiệp. 2. Tham vấn rộng rãi dự thảo ban đầu: cần tham vấn ý kiến Hiệp hội nghề nghiệp chuyên gia của các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp Khung năng lực sẽ đóng vai trò nền tảng kết nối có kinh nghiệm, các chuyên gia ở các lĩnh vực khác như nhà các yếu tố của các chương trình đào tạo đại học tuyển dụng, giảng viên đại học, cơ quan quản lý nhà nước là và chương trình đào tạo kế toán viên kiểm toán đại diện cho môi trường, vai trò, và quan điểm liên quan tới chuyên nghiệp thông qua việc: ngành nghề này • Hỗ trợ đào tạo nội bộ và các chương trình phát 3. Sử dụng kết quả tham vấn để chỉnh sửa dự thảo khung năng triển nghề nghiệp ở cả cấp độ đại học và đào lực tạo chuyên nghiệp, bao gồm cả chương trình 4. Gửi dự thảo cuối cùng khung năng lực để lấy ý kiến một nhóm cập nhật kiến thức thường xuyên; nhỏ các bên liên quan đa dạng chính bao gồm cả tổ chức nghề • Xác định nghĩa yêu cầu về năng lực và hành vi nghiệp Kế toán Kiểm toán được quốc tế công nhận để hỗ trợ quy trình đạo đức và kỷ luật; 5. Hoàn thiện và phổ biến khung năng lực • Cung cấp nền tảng cho việc đánh giá và cấp tín chỉ hoặc miễn môn thi; • Hỗ trợ tuân thủ các yêu cầu và kỳ vọng quốc gia, khu vực, và quốc tế; và • Hỗ trợ sự so sánh với các tổ chức khác như các đối tác tiềm năng bao gồm các tổ chức nghề nghiệp Kế toán Kiểm toán Đối chiếu chương trình Trước khi xây dựng những yếu tố mới của chương 1. Rà soát lại các yếu tố trong chương trình đào tạo cấp chứng đào tạo hiện tại với khung trình đào tạo cho chương trình phát triển chuyên chỉ hiện tại, tham vấn ý kiến của các bên hữu quan chủ chốt, năng lực để xác định môn ban đầu (IPD) hoặc chương trình cập nhật và tập hợp một danh mục các yếu tố đào tạo, đánh giá, và kinh khoảng cách thiếu hụt kiến thức hàng năm (CPD), cần hiểu đầy đủ các yếu nghiệm thực tiễn. thực hiện bởi Bộ Giáo dục tố thuộc chương trình hiện tại nên được giữ lại và 2. Đối chiếu chéo mỗi yếu tố của chương trình hiện tại và toàn bộ và Đào tạo và Hiệp hội mức độ đáp ứng khung năng lực của chương trình các yếu tố với khung năng lực mới, ví dụ như, mỗi khóa học sẽ nghề nghiệp để phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất. bao gồm các bài giảng hoặc học phần được thể hiện trong giáo trình hoặc các tài liệu đào tạo khác. Câu hỏi đặt ra ở từng học phần là: “Học phần này sẽ phát triển được (các) năng lực nào và mức mức độ thành thạo nào?”. 3. Rà soát và ghi lại cấp năng lực của các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp hiện tại khi tham vấn ý kiến của các bên hữu quan chủ chốt. 4. Xác định mức độ các yếu tố hiện có trong chương trình đào tạo phát triển chuyên môn ban đầu IPD đáp ứng được các yêu cầu trong khung năng lực và ghi lại khoảng cách thiếu hụt. 5. Xác định và ghi lại khoảng cách thiếu hụt giữa mức độ năng lực mong muốn đạt được và trình độ hiện tại của các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp PHỤ LỤC 25 NỘI DUNG LÝ DO THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN Thiết kế và xây dựng Khi xác định được khoảng cách thiếu hụt của 1. Xác định phạm vi các yếu tố của chương trình đào tạo cần thiết chương trình đào tạo chương trình hiện tại sẽ cần xác định giải pháp kế lại chuyên nghiệp mở rộng hiệu quả và hiệu lực nhất để thu hẹp các khoảng 2. Thiết kế các yếu tố mới và đối chiếu với khung năng lực: thực hiện bởi các Hiệp cách thiết hụt này cho cả chương trình phát triển a. Quyết định nên thu hẹp khoảng cách thiếu hụt năng hội nghề nghiệp và các chuyên môn giai đoạn đầu (IPD) và chương trình lực của chương trình phát triển chuyên môn giai đoạn trường đại học cập nhật kiến thức hàng năm (CPD) để đáp ứng đầu (IPD) bằng các yếu tố chương trình đào tạo, thi hay được những năng lực còn thiếu hụt của các kế toán chương trình đào tạo kinh nghiệm thực tiễn. viên kiểm toán viên đang hành nghề. b. Thiết kế chương trình kiểm định chất lượng giáo dục đại học. c. Thiết kế các yếu tố chương trình đào tạo và thi mới theo khung năng lực. d. Thiết kết các yếu tố chương trình đào tạo kinh nghiệm thực tiễn mới theo khung năng lực. e. Thiết kế các yếu tố chương trình cập nhật kiến thức thường xuyên (CPD) theo khung năng lực f. Xây dựng các yếu tố mới của chương trình đào tạo và cập nhật đối chiếu với khung năng lực. Đào tạo giảng viên thực Các yếu tố trong chương trình mới được thiết kế và 1. Lựa chọn giảng viên có kinh nghiệm và/hoặc có khả năng hiện bởi các Hiệp hội nghề phát triển chỉ thành công nếu được thực hiện một giảng dạy dựa trên năng lực. nghiệp và các trường đại cách cẩn trọng bởi những người có đủ kinh nghiệm 2. Yêu cầu giảng viên tham gia vào việc xâu dựng và rà soát tài học và trình độ chuyên môn. liệu đào tạo để tối đa hóa việc các giáo viên làm quen và làm chủ tài liệu đào tạo. 3. Tổ chức các khóa đào tạo chính thức và cung cấp các nguồn lực cho công tác đào tạo dựa trên năng lực. Thực hiện chương Các yếu tố trong chương trình mới nên 1. Xác định cách thức thực hiện và lịch trình rõ ràng trình giảng dạy được thực hiện với sự giám sát cẩn trọng 2. Có đủ các nguồn lực để triển khai mở rộng thực hiện và phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp 3. Thực hiện thí điểm các yếu tố mới về đào tạo và thi bởi các Hiệp hội Kế toán Kiểm toán. Điều quan trọng là 4. Đưa vào các chương trình các yếu tố mới về kinh nghiệm thực nghề nghiệp và các đảm bảo cho các giảng viên được hỗ trợ tiễn trường đại học đúng mức trong suốt giai đoạn này để 5. Thí điểm các yếu tố mới của chương trình cập nhật kiến thức có được nhiều phản hồi nhất và tiếp tục thường xuyên chỉnh sửa chương trình. 6. Đánh giá và điều chỉnh. 26 VIỆT NAM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHỤ LỤC VI: DANH MỤC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THAM GIA HỖ TRỢ BÁO CÁO STT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI/TP HCM Các trường tham gia phỏng vấn sâu 1 Học viện Tài chính Hà Nội 2 Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 3 Đại học Mở TP HCM 4 Đại học Kinh tế Marketing TP HCM Các trường tham gia thảo luận nhóm 1 Đại học Ngoại thương Hà Nội 2 Học viện Ngân hàng Hà Nội 3 Đại học Thương mại Hà Nội 4 Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Hà Nội 5 Đại học Hà Nội Hà Nội 6 Đại học Công nghiệp Hà Nội Hà Nội 7 Học viện Bưu chính Viễn thông Hà Nội 8 Đại học Điện lực Hà Nội 9 Đại học Thủy Lợi Hà Nội 10 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Hà Nội 11 Đại học Lao động Xã hội Hà Nội 12 Đại học Kinh tế TP HCM TP HCM 13 Đại học Kinh tế Luật TP HCM 14 Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM 15 Đại học Văn Lang TP HCM 16 Đại học Công nghệ TP HCM TP HCM 17 Đại học Sài Gòn TP HCM 18 Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM TP HCM 19 Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP HCM TP HCM 20 Đại học Hoa Sen TP HCM 21 Đại học Công nghiệp TP HCM TP HCM