BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM VIỆT NAM: NẮM BẮT CƠ HỘI CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ THỆ MỚI Hội thảo do Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức KỶ YẾU Ngày 5 tháng 9 năm 2016 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG TRÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BÁO CÁO TỔNG HỢP HỘI THẢO BÀI TRÌNH BÀY Phiên Toàn thể 1: Diễn văn chào mừng................................................................................................15 Đề dẫn – Việt Nam sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới TPP và EVFTA: Kế hoạch phê chuẩn và thực thi ....................................................18 Tận dụng TPP và EVFTA thực hiện tầm nhìn Việt Nam 2035..................................20 Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại để thực thi hiệp định TPP và EVFTA .........................................................................................................28 Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho TPP - EVFTA? .......................................30 Phiên Chủ đề 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành Quy tắc xuất xứ: Cơ hội để tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu ............................34 Việt Nam có thể sử dụng TPP và EVFTA như thế nào để thoát khỏi bẫy giá trị gia tăng thấp và nâng cấp các ngành công nghiệp chế tạo? . .......................40 Các hiệp định Thương mại mới của Việt Nam có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp? ...........................................................................................................44 Ảnh hưởng của FTAs tới ngành dệt may việt nam .....................................................53 Phiên chủ đề 2: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi cho thương mại, và đảm bảo sự công bằng Phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ DN vừa và nhỏ và cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh Việt Nam tham gia TTP và EVFTA ......................................................58 Tạo môi trường bình đẳng để khuyến khích phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam . .............................................................................................................61 Làm thế nào để tạo thuận lợi thương mại và phát triển logistics ở Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích của TPP và EVFTA .........................................................................64 Các hiệp định FTA thế hệ mới và tăng trưởng bao trùm (inclusive growth) ở Việt Nam ...............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO Việt Nam: Hội nhập Toàn cầu: Cơ hội và Thách thức đối với Tăng trưởng . ...........74 Hiệp định TPP và EVFTA có ý nghĩa gì đối với Việt Nam.........................................87 Chương Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) và Chương Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật (SPS) trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ................99 và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Các ý nghĩa tác động của TPP và EVFTA cho các doanh nghiệp Việt Nam .........105 Các biện pháp phi thuế quan trong TPP.................................................................139 Chương Lao động – Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.................................................................................................................145 Phân tích về Chương Môi trường của Hiệp định Đối tác xuyên .........................................................................................152 Thái Bình Dương (TPP). Chương về sở hữu trí tuệ của TPP - Phân tích khoảng trống và đánh giá tác động..................................................................................................................156 .............................................................................................179 Giải quyết tranh chấp. Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Báo cáo tóm tắt..............................................185 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một trong mười hai nền kinh tế thuộc vành đai Thái Bình Dương gần đây đã đạt được thỏa thuận ký kết hiệp định thương mại toàn diện nhất chưa từng thấy trong vòng hai thập kỷ qua, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiếm khoảng 40 phần trăm GDP và 30 phần trăm thương mại hàng hóa toàn cầu, TPP là hiệp định thương mại đầy tham vọng và đầy đủ nhất cho đến nay. Việt Nam gần đây cũng đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Không chỉ bao gồm các vấn đề truyền thống như tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ thương mại và đầu tư, cả hai hiệp định này còn bao gồm các lĩnh vực mới, không được đề cập, hoặc đề cập sâu hơn so với các hiệp định ký kết trong khung khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn nữa, các hiệp định mới thiết lập chuẩn mực quốc tế sẽ có tác động mạnh đối với các chính sách và thể chế trong nước của Việt Nam hơn bất kỳ các hiệp định thương mại tự do đã ký nào trong quá khứ. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu từ việc áp dụng chính sách tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế. Các chính sách này không chỉ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, việc làm và đầu tư mà còn tác động thúc đẩy cải cách trong nước. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ đáng ngưỡng mộ, đất nước vẫn ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện đang phấn đấu trong quá trình chuyển đổi khó khăn để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Việc gia nhập vào TPP và EVFTA tạo cho Việt Nam cơ hội để tiếp tục con đường tăng trưởng nhanh chóng và để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, các thỏa thuận này cũng mang theo những rủi ro đáng kể và nếu các cam kết không được thực hiện một cách cẩn trọng, nhiều lợi ích tiềm tàng của các hiệp định này có thể bị bỏ qua. Phần quan trọng cốt lõi của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào là việc thực hiện. Điều này đặc biệt khó khăn trong nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, nơi vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa các cam kết quốc tế và pháp luật và các quy định trong nước. Trọng tâm mạnh mẽ trong các hiệp định thương mại được xem là thế hệ mới này đòi hỏi những nỗ lực lớn của các bên liên quan ở Việt Nam nhằm thực thi một cách đầy đủ các cam kết phía sau đường biên. Điều này có thể liên quan không chỉ đến việc rà soát sửa đổi các quy định pháp lý và khuôn khổ thể chế mà còn làm thay đổi cơ cấu của nhiều ngành kinh tế. Nhóm Ngân hàng Thế giới cam kết giúp Việt Nam tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do. Hội thảo này là một phần của một chương trình rộng lớn hơn nhằm đảm bảo rằng Việt Nam tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng được chia sẻ và tạo việc làm chất lượng cao cho dân số trẻ của đất nước một cách bền vững. Đặc biệt, mục tiêu của hội thảo nhằm nâng cao nhận biết về những cơ hội, thách thức cũng như rủi ro của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế sâu sắc hơn, nhằm tối đa hóa lợi ích ròng do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này mang lại. 1 LỜI CẢM ƠN Cuốn Kỷ yếu này lưu lại toàn bộ tài liệu trình bày tại hội thảo “Việt Nam: Nắm bắt Cơ hội từ các Hiệp định Thương mại Tự do Thế hệ mới” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15/6/2016. Khoảng 400 đại biểu từ các cơ quan chính phủ, các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân, viện nghiên cứu và truyền thông đã tham gia hội thảo này. Mục đích của hội thảo nhằm nâng cao sự hiểu biết của các bên liên quan chính về các thách thức, cơ hội và rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do mới này và cuốn Kỷ yếu này cũng có chung mục đích như vậy. Một Ban tổ chức bao gồm ông Phạm Minh Đức, ông Richard Record và ông Julian Clarke từ Ngân hàng Thế giới và các ông Lương Hoàng Thái và ông Ngô Chung Khanh từ Bộ Công Thương điều phối sự chuẩn bị và tiến hành hội thảo dưới sự chỉ đạo chung của bà Mona Haddad, Giám đốc Khu vực về Thương mại và Cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới và ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Victoria Kwakwa đã tham dự và phát biểu khai mạc hội thảo. Hội thảo đã không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của rất nhiều các chuyên gia bao gồm ông Trần Quốc Khánh (Thứ trưởng, Bộ Công Thương), bà Mona Haddad (Giám đốc Khu vực, Ngân  hàng Thế giới), ông Nguyễn Khánh Ngọc (Thứ trưởng, Bộ Tư pháp), ông Vũ Tiến Lộc (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), bà Nguyễn Thị Thu Trang (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), ông Richard Record (Ngân hàng Thế giới), ông Nguyễn Anh Sơn (Bộ Công Thương), bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Bộ Công Thương), ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn), ông Lê Tiến Trường (Tổng Công ty Dệt May Việt Nam), bà Phạm Thị Hồng Yến (Ủy ban Kinh tế Trung ương Đảng), ông Chunlin Zhang (Ngân hàng Thế giới), ông Gerard McLinden (Ngân hàng Thế giới), ông Nguyễn Thắng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ông Nguyễn Đình Cung (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) và ông Sjamsu Rahardja (Ngân hàng Thế giới). Hôi thảo có sự tham gia hỗ trợ về hành chính của Trần Thị Thanh Thủy (Bộ Công Thương), Phạm Thị Hải Yến (Bộ Công Thương) và Bùi Thị Phương Nga (Ngân hàng Thế giới). 2 CHƯƠNG TRÌNH 7:30-8:00 Đăng ký Khai mạc Giới thiệu: Ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới 8:00-8:10 Diễn văn Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 8:10-8:20 Diễn văn chào mừng Bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới Phiên Toàn thể 1: Đề dẫn – Việt Nam sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Điều hành: Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công thương và Bà Mona Haddad, Giám đốc khu vực Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới 8:20-8:40 TPP và EVFTA: Kế hoạch phê chuẩn và thực hiện Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng, Bộ Công thương 8:40-9:05 Nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro của TPP và EVFTA Bà Mona Haddad, Giám đốc khu vực Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới 9:05-9:25 Lộ trình đổi mới pháp luật về thương mại của Việt Nam để thực hiện TPP và EVFTA Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng, Bộ Tư pháp 9:25-9:45 Các doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho việc thực hiện TPP và EVFTA? Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 9:45-10:00 Giải lao Phiên Chủ đề 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành Chủ tọa: Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng, Bộ Công thương và Ông Sebastian Eckardt, NHTG 10:00-10:15 Quy tắc xuất xứ: Cơ hội để tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu Ông Richard Record, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới 10:15-10:30 Việt Nam có thể sử dụng TPP và EVFTA như thế nào để thoát khỏi bẫy giá trị gia tăng thấp và nâng cấp các ngành công nghiệp chế tạo? Ông Nguyễn Anh Sơn, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương 10:30-10:45 Các hiệp định Thương mại mới của Việt Nam có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 10:45-11:00 Cận cảnh: Các hiệp định thương mại mới có ý nghĩa gì đối với ngành Dệt may Việt Nam? Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc, VINATEX 11:00-11:15 Thảo luận Phiên chủ đề 2: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi cho thương mại, và đảm bảo sự công bằng Chủ tọa: Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và Ông Kyle F. Kelhofer, Giám đốc quốc gia, Công ty Tài chính Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới 3 10:00-10:15 Phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ DN vừa và nhỏ và cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh Việt Nam tham gia TTP và EVFTA Bà Phạm Thị Hồng Yến, Phó Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương 10:15-10:30 Tạo môi trường bình đẳng để khuyến khích phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam Ông Chunlin Zhang, Chuyên gia Kinh tế trưởng về Phát triển Khu vực Tư nhân, Ngân hàng Thế giới 10:30-10:45 Làm thế nào để tạo thuận lợi thương mại và phát triển logistics ở Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích của TPP và EVFTA Ông Gerard McLinden, Chuyên gia Kinh tế trưởng về Tạo thuận lợi Thương mại, Ngân hàng Thế giới 10:45-11:00 Đảm bảo sự bình đẳng: Những nguy cơ nào về xã hội và sự phát triển bền vững đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do và đề xuất giải pháp Ông Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 11:00-11:15 Thảo luận Phiên toàn thể 2: Tổng kết các thảo luận và kết luận Điều hành: Bà Mona Haddad, Giám đốc khu vực Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới và Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công thương 11:15-11:30 Tổng kết 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành Tham luận: Bà Phạm Lan Hương, Tư vấn, và Bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng ban Thương mại và Kinh tế, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam 11:30-11:45 Tổng kết 2: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo sự công bằng Tham luận: Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, và Ông Gabriel Demombynes, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới 11:45-12:00 Thảo luận 12:00-12:15 Bế mạc Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương Bà Mona Haddad, Giám đốc Khu vực khối Thương mại và Tính cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới 12:15-13:30 Ăn trưa 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương AFTA Khu vực Tự do Thương mại ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn Hợp tác Á-Âu ASW Cơ chế một cửa ASEAN ATIGA Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN B2B Bán hàng Tư nhân với Tư nhân CMT Công đoạn Cắt – May – Hoàn thành CMT CPS Chiến lược Đối tác Quốc gia Database Cơ sở dữ liệu thương mại trong giá trị gia tăng E&E Thiết bị Điện và Điện tử ESCAP Uỷ ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương ETI Chỉ số Thuận lợi Thương mại EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do G2G Chính phủ với Chính phủ GATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch GDC Tổng cục Hải quan Việt Nam GDP Tổng Sản phẩm Quốc nội GP Mua sắm công GVC Chuỗi giá trị toàn cầu HCMC Thành phố Hồ Chí Minh ICT Công nghệ Thông tin và Truyền thông IP Sở hữu trí tuệ IPR Quyền sở hữu trí tuệ IWT Ngành Đường thủy Nội địa LPI Chỉ số Hoạt động Ngành Hậu cần LSCI Chỉ số Kết nối Tàu biển MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MNCs Hợp tác Đa Quốc gia MOF Bộ Tài chính MOFA Bộ Ngoại giao MOH Bộ Y tế MOIT Bộ Công thương MOST Bộ Khoa học và Công nghệ MOT Bộ Giao thông MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5 MRAs Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau NCIEC Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế NH Quốc lộ NSW Cơ chế một cửa Quốc gia NTB Rào cản phi thuế quan NTMs Các biện pháp phi thuế quan OBMs Nhà Sản xuất Thương hiệu gốc OEMs Nhà Sản xuất Thiết bị gốc OECD-WTO TiVA Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế–Tổ chức thương mại thế giới ODMs Nhà Sản xuất Thiết kế gốc OOG Văn phòng Chính phủ PPP Hợp tác Công Tư QCD Chất lượng, Chi phí và Phân phối R&D Nghiên cứu và phát triển RoO Quy tắc xuất xứ SEDS Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội SMEs Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ SOE Doanh nghiệp nhà nước SPS Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật TBT Rào cản kỹ thuật thương mại TDSI Viện Chiến lược Phát triển Giao thông TEU Đơn vị đo sức chứa công-ten-nơ tương đương 6.1m TFA Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TFAPs Kế hoạch Hành động Thúc đẩy Thương mại TTFA Đánh giá Thúc đẩy Thương mại và Giao thông Vận tải TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TVET Giáo dục đào tạo nghề và kỹ thuật UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc US BTA Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ VFA Hiệp hội Lương thực Việt Nam VINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 6 BÁO CÁO TỔNG HỢP HỘI THẢO 1. Giới thiệu Việt Nam đã đạt được thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, TPP là hiệp định toàn diện và tham vọng nhất được ký kết cho tới thời điểm này. Việt Nam hiện cũng đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Không chỉ bao gồm các vấn đề tiếp cận với thị trường truyền thống cho hàng hóa, dịch vụ thương mại và đầu tư, cả hai hiệp định này còn đề cập đến những lĩnh vực mới chưa từng hoặc ít được đề cập ở Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Thêm vào đó, các hiệp định mới tạo ra các quy tắc quốc tế có tác động mạnh mẽ tới các chính sách và thể chế trong nước ở Việt Nam hơn so với bất kỳ FTA nào trước đó. Sự nhiệt tình tham gia vào các hiệp định này đã được thúc đẩy bởi thực tế là mặc dù Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế, nhưng vẫn còn con đường dài trước mắt phải đi. Việc tham gia vào TPP và EVFTA đã đem lại cho Việt Nam cơ hội tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh mẽ và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, những hiệp định này cũng mang đến những rủi ro cần phải được giảm thiểu. Ngân hàng Thế giới cam kết giúp Việt Nam tận dụng tối đa các hiệp định thương mại này. Hội thảo “Việt Nam: Nắm bắt Cơ hội từ các Hiệp định Thương mại Tự do Thế hệ mới” vào ngày 15/6/2016 tại Hà Nội có mục tiêu là nâng cao sự hiểu biết của các bên liên quan chính về các thách thức, cơ hội và rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do mới này. Báo cáo này cũng tóm tắt những vấn đề chính được thảo luận tại hội thảo, nêu bật những điểm chính được đưa ra và các kết luận đã đạt được. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam tránh được rủi ro và tối đa hóa lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 2. Sự sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam Việt Nam đã quyết tâm tham gia vào các FTA mới này mặc dù có thể có sự chậm trễ trong việc phê chuẩn bới các thành viên TPP và quá trình EVFTA. Gia nhập TPP và EVFTA được kỳ vọng thúc đẩy mạnh mẽ cải cách trong nước và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại. Trong số các bên liên quan, các cơ quan nhà nước dường như đã sẵn sàng trong việc đánh giá pháp lý và xây dựng lộ trình. Tuy nhiên, năng lực phân tích chính sách để xác định các vấn đề và ảnh hưởng rộng hơn tới việc xây dựng chính sách và giám sát thực thi cần phải được cải thiện. Hơn nữa, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam, một thành phần quan trọng khác trong số các bên tham gia ủng hộ các FTA, họ đã lên kế hoạch ban đầu để tận dụng lợi thế từ TPP và EVFTA, nhưng họ cũng thiếu năng lực để thực hiện các FTA và đặc biệt là TPP. Rất nhiều trong số họ không hiểu đầy đủ các cam kết và không thể đánh giá tác động của các cam kết lên doanh nghiệp của họ, do đó, họ không thể lựa chọn các phương án phù hợp. Kế hoạch nâng cao năng lực cần được xây dựng và thực hiện nếu Việt Nam muốn tận dụng các lợi thế và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hiệp định FTA. Việt Nam đã ký hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016. Mặc dù mỗi thành viên TPP có hai năm để xây dựng các thủ tục pháp lý nhằm phê chuẩn Hiệp định, nhưng Việt Nam có khả năng sẽ phê chuẩn vào tháng 8/2016 với sự đồng thuận lớn của các bên liên quan chính. Việt Nam và EU cũng đã kết thúc đàm phán về EVFTA vào tháng 11/2015. Cả hai bên đều đã công bố nội dung văn bản và đang tiến hành xem xét tính pháp lý của Hiệp định. Sau quá trình rà soát này, Hiệp định được kỳ vọng sẽ ký kết vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, việc Anh rời khỏi liên minh cũng có thể làm chậm quá trình EVFTA. Các giai đoạn triển khai của cả hai FTA bao gồm: • Giai đoạn 1: Phê chuẩn và nâng cao nhận thức (khoảng 6 tháng) khi kế hoạch pháp lý và các kế hoạch khác được xác định, và các bên tham gia của Việt Nam đã quen với TPP/EVFTA. • Giai đoạn 2: Trước khi triển khai (khoảng 2 năm). Việc chuẩn bị triển khai TPP/EVFTA bắt đầu bằng việc thực hiện những thay đổi pháp lý, mở cửa một số thị trường. Những vấn đề lớn được xác định, các lộ trình và kế hoạch được xây dựng. 7 • Giai đoạn 3: Triển khai đầy đủ (hơn 10 năm). Thị trường được mở cửa hoàn toàn và thực thi đầy đủ các cam kết về Quyền sở hữu trí tuệ (IPRs). Mua sắm công (GP), Doanh nghiệp nhà nước (SOEs), lao động, đầu tư, thương mại điện tử, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, trợ giá v.v (Hình 1) Liên quan tới Giai đoạn 1, các bên liên quan (Các cơ quan nhà nước, các cộng đồng doanh nghiệp và công chúng) tại Việt Nam cũng đã bắt đầu quá trình chuẩn bị để triển khai hai FTA này. Bộ Công thương cũng đã tổ chức các hội thảo và seminar nhằm phổ biến kiến thức về hai FTA. Sổ tay về các vấn đề cụ thể trong hai FTA cũng đang được xuất bản. Trong ngành công nghiệp, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) đã phổ biến thông tin về hai FTA tới các doanh nghiệp giúp họ chuẩn bị phân tích năng lực cạnh tranh nhằm lựa chọn các chiến lược đúng đắn và sản phẩm phù hợp. Trong Giai đoạn 2, đánh giá ban đầu của Bộ tư pháp cho thấy rằng những thay đổi luật pháp nhằm tuân thủ TPP và EVFTA là có thể thực hiện được, các luật về sở hữu trí tuệ và lao động mất nhiều công sức nhất. Việc thực thi, đặc biệt liên quan tới giải quyết tranh chấp trong EVFTA cũng là những thách thức cụ thể. Hình 1: Kế hoạch hành động nhằm triển khai FTA Thực hiện FTA 10 năm+ thực hiện 2 năm trước khi triển khai KẾ HOẠCH 6 tháng nâng cao nhận Thực hiện đầy đủ: thức Mở cửa thị trường Có liệu lực: hoàn toàn, Quyền SHTT, Mua sắm CP, Phần lớn các Doanh nghiệp NN, thay đổi pháp Lao động, Đầu tư, Phê chuẩn: lý được thực TM điện tử, Hải Kế hoạch hiện, một số quan, Tạo thuận lợi pháp lý và các thị trường thương mại, Trợ kế hoạch khác được mở cửa cấp… được xác định NHU CẦU • Phân tích khoảng trống • Nâng cao năng lực • Nâng cao nhận thức • Xác định các vấn đề • Hỗ trợ điều chỉnh • Phổ biến thông tin rộng lớn hơn • Lộ trình được rà soát • Xây dựng lộ trình và kế • Giám sát hoạch Nguồn: Đòn bẩy TPP và EVFTA cho sự hội nhập của Việt Nam vào Chuỗi giá trị toàn cầu. Haddad, M., 2016. Giai đoạn 3 sẽ bao gồm xây dựng các kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm triển khai hai FTA này. Trong ngành công nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ các FTA và đã lên kế hoạch ban đầu nhằm tận dụng lợi thế từ TPP và EVFTA. Nhưng họ còn thiếu năng lực cho các FTA đặc biệt là TPP. Phần lớn họ chưa có hiểu biết đầy đủ về các cam kết và không thể đánh giá tác động của các cam kết với doanh nghiệp của họ, và do đó chưa thể lựa chọn các phương án thích hợp. Ngoài thách thức này, vẫn còn một số thách thức khác mà người ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ sự khốc liệt của nó như sau đây. Hầu hết các bước mà Chính phủ đã triển khai là nhằm bảo đảm tuân thủ chứ chưa xác định được tác dụng đòn bẩy của các điều khoản của những hiệp định này với lợi ích của Việt Nam. Với việc cắt giảm thuế mạnh mẽ, các công ty trong nước sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu cũng như các công ty khác sẽ phải đổi mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Phần lớn những lợi ích này phụ thuộc vào nguyên tắc xuất xứ (RoO), đặc biệt là ngành dệt may trong TPP, liên quan đến nguyên liệu đầu vào trung gian với chi phí cao hơn từ các nước thành viên TPP so với việc mua nguyên liệu đầu vào từ các quốc gia không phải thành viên của hiệp định này. Một số cam kết như quyền lao động, các tiêu chuẩn môi trường; thực thi IPR và các điều khoản về tạo thuận lợi trong thương mại cũng sẽ khó tuân thủ. Mọi sự chậm trễ trong triển khai các FTA cũng sẽ gây bất lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam trước các đối thủ cạnh tranh. Lợi ích do TPP và EVFTA mang lại sẽ có thể mất đi nếu các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam gia nhập TPP hoặc ký các FTA mới với EU. Với những đe dọa nói trên với lợi ích tiềm năng khi Việt Nam tham gia các FTA này, Chính phủ nên hành động nhanh chóng và quyết đoán nhằm giảm nhẹ những nguy cơ nói trên. Các biện pháp 8 được ban hành nên không chỉ nhằm mục đích tuân thủ mà còn đem lại lợi ích bằng cách tạo môi trường thuận lợi để triển khai FTA và làm giảm tác động tiêu cực tiềm tàng từ các hiệp định này. Các lĩnh vực trọng tâm cụ thể sẽ bao gồm: (i) Cải cách quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến các FTA như: rào cản thương mại, các tiêu chuẩn lao động và môi trường; (ii) Củng cố thể chế thông qua phục hồi các thể chế hiện tại và thiết lập các thể chế mới nếu cần; và (iii) Các thay đổi hoạt động/ hành chính trong các vấn đề về quản lý, nhân sự, ngân sách và hỗ trợ công nghệ thông tin. Các hình thức hỗ trợ đa dạng như: (i) hỗ trợ phân tích; (ii) hỗ trợ kỹ thuật; (iii) xây dựng năng lực; (iv) hỗ trợ tài chính; và (v) điều phối thể chế và pháp luật là cần thiết trong các giai đoạn triển khai FTA. Có thể tìm kiếm hỗ trợ quốc tế của các nhà tài trợ cho các vấn đề này. 3. Tiến tới chuỗi giá trị và nâng cấp công nghiệp Thực tế xuất khẩu Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu nhập khẩu với các nguyên tắc xuất xứ chặt chẽ của TPP có thể hạn chế Việt Nam trong việc tối đa hóa lợi ích từ TPP/EVFTA. Thách thức này cũng tạo cơ hội lớn cho tái cấu trúc ngành công nghiệp hướng tới hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu GVC và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam sẽ cần phải phát triển các cụm ngành công nghiệp lựa chọn hoạt động hiệu quả nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh và cải thiện năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng do các công ty đa quốc gia MNC dẫn đầu. Trong TPP và EVFTA, các rào cản thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam sẽ được giảm đáng kể, với mức giảm nhiều nhất trong các ngành dệt, may mặc và sản xuất thực phẩm. Lợi thế cạnh tranh lớn hơn cho xuất khẩu các sản phẩm này sẽ làm tăng thị phần xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng được kỳ vọng tăng trưởng, đặc biệt trong những ngành công nghiệp thượng nguồn như dệt may, giầy dép, thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ và nội địa mới khác. Các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ được hỗ trợ, kết nối với các doanh nghiệp FDI trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, khả năng tận dụng các cơ hội này của Việt Nam bị suy giảm bởi một thực tế là các ngành như dệt may, giày dép, cà phê thô, thủy sản, lúa gạo, hạt điều đều tập trung vào các phân đoạn với giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs), dựa vào lao động tay nghề thấp với chi phí rẻ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cũng không sản xuất đáp ứng được chất lượng, tốc độ và tiêu chuẩn quy mô quốc tế. Đầu tư, nghiên cứu và phát triển không đầy đủ. Hiệu quả sản xuất thấp, tính cạnh tranh của nhiều SMEs còn kém, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là một vấn đề. Không có các cụm doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Mặc dù một vài lĩnh vực như dệt may hội nhập ngày càng nhiều vào GVC, các doanh nghiệp trong nước thiếu liên kết với các doanh nghiệp FDI cùng ngành. Do đó, lợi ích lan tỏa từ các GVCs và FDI tới các công ty trong nước còn ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, các ngành xuất khẩu hiện nay như dệt may được kỳ vọng tiếp tục là động năng kinh tế mạnh mẽ cho Việt Nam kể cả trong trung hạn. Các FTA mới có tiềm năng mang lại ưu đãi cho việc sáng tạo giá trị và nâng cấp các ngành công nghiệp trong nước thông qua (i) thu hút FDI và các tác động lan tỏa; (ii) ngành sản xuất trong nước nâng cấp từ sự chủ động tham gia vào GVCs, và sau đó, sự tham gia vào GVCs sẽ chuyển thành phát triển bền vững; và (iii) tái cấu trúc chuỗi giá trị trong nước nhằm tăng cường giá trị gia tăng nội địa và dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Việc này có thể diễn ra như thế nào? Các biện pháp nhằm dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị và nâng cấp các ngành công nghiệp nên trở thành trọng tâm trong số các vấn đề khác: (i) Xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp địa phương thông qua nâng cấp các tiêu chuẩn, công nghệ và tay nghề, qua đó cải thiện năng lực nhằm tận dụng các ưu đãi và các qui định như RoO; (ii) Phát triển nguồn lực cho ngành công nghiệp, thông qua kết nối chặt chẽ hơn giữa ngành công nghiệp và các cơ sở đào tạo, cải thiện đào tạo, dạy nghề và kỹ thuật (TVET)/đào tạo kỹ thuật và nâng cao tay nghề; (iii) cung cấp dịch vụ công nhằm hỗ trợ thực hiện FTA, xúc tiến thương mại và thúc đẩy đầu tư thông qua các cơ quan hỗ trợ giúp doanh nghiệp nắm vững các kỹ thuật quản lý tân tiến nhất và cải thiện mạng lưới phân phối nội địa; (iv) Thu hút nguồn đầu tư FDI chiến lược, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ; và (v) Tái cấu trúc chuỗi cung ứng chính như dệt may nhằm nắm lấy các phân đoạn giá trị gia tăng cao hơn. 9 4. Tạo sân chơi bình đẳng và tạo thuận lợi trong thương mại Các thách thức lớn đe dọa những nỗ lực nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ trong khu vực phi chính thức, và không phải là đối thủ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh thị trường. Sự tiến bộ trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng đang bị chậm lại. Việc thực hiện các FTA này có thể đẩy nhanh cải cách theo hướng này. Tạo thuận lợi thương mại và cải thiện hoạt động hậu cần cũng đối mặt với những vấn đề lớn trong quản lý biên giới và thương mại xuyên biên giới. Việc thực thi các điều khoản về tạo thuận lợi trong thương mại của cả hai FTA cũng sẽ giúp hiện thực hóa các quy tắc mới trong tạo thuận lợi thương mại. Tạo sân chơi bình đẳng Các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (SOEs) chiếm tới 1/3 GDP của cả nước và luôn chiếm ưu thế trong sân chơi doanh nghiệp; và với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, non trẻ và chủ yếu trong khu vực phi chính thức và sân chơi còn chưa bình đẳng với họ. Trong khi đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức lớn. Bao gồm cả việc tiếp cận đất đai thuận lợi hơn cho các SOEs trong khi họ vẫn nhận được trợ cấp, tín dụng ưu đãi với các điều khoản vay thuận lợi. Việc loại bỏ những di sản trong quá khứ và áp dụng chế độ cạnh tranh bình đẳng mới có thể vẫn còn là một con đường dài phía trước và đòi hỏi những hành động cải cách mạnh mẽ. Môi trường kinh doanh Việt Nam đã trở nên thuận lợi hơn, nhưng sự tiến bộ vẫn còn chậm. Cho dù Việt Nam được xếp hạng nhóm giữa trong Bảng Chỉ số xếp hạng cạnh tranh toàn cầu và Chỉ số tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng sự tiến bộ vẫn không nhiều và còn chậm. Có một vài lý do cho sự chậm tiến bộ. Đầu tiên, sự can thiệp của nhà nước theo xu hướng kiểm soát nhiều hơn là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thứ hai là việc thực thi luật pháp chưa đầy đủ, vẫn còn khoảng cách giữa luật pháp và thực tế thi hành. Thứ ba là, sự phối hợp giữa các bên liên quan còn yếu, trong khi trách nhiệm giải trình còn chưa được minh bạch. Cuối cùng, rất nhiều quy định luật pháp còn có khe hở dẫn đến việc những yếu kém và thiếu hiệu quả không được kiểm tra, khắc phục. Quá trình chậm chạp này làm suy giảm tinh thần doanh nghiệp, giảm tính hiệu quả và hiệu lực của nhiều chương trình Chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và làm cản trở việc tạo ra một sân chơi công bằng. Hiệp định TPP và EVFTA đem đến các cơ hội nhằm điều chỉnh những tình huống không mong muốn thông qua ba cam kết: (i) Không phân biệt đối xử và cân nhắc đến khía cạnh thương mại; (ii) cấm các hỗ trợ phi thương mại; và (iii) các cơ quan nhà nước/tiếp cận tòa án dân sự không công tâm, thiên vị. Tạo thuận lợi trong thương mại Cải thiện sự thuận lợi trong thương mại và hoạt động hậu cần là kịp thời và tiết kiệm chi phí là yếu tố chính nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh và năng suất lao động. Nhưng một số thách thức tác động tới tạo thuận lợi cho thương mại và hoạt động hậu cần tại Việt Nam - nằm ở cả phần cứng và phần mềm. Những lĩnh vực yếu kém nhất bao gồm quản lý biên giới (hải quan và thủ tục của các cơ quan khác tại biên giới) và thương mại xuyên biên giới. Các cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại của TPP và EVFTA được thể hiện trong Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại (TFA) bổ sung trong WTO và có những điểm tốt hơn các qui định tại WTO. Hoàn toàn nhất quán với ASEAN và APEC, việc thực hiện các qui định về tạo thuận lợi thương mại trong cả hai FTA sẽ đem đến những cơ hội mạnh mẽ trong việc hiện thực hóa các nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại mới. Những nguyên tắc đó bao gồm sự cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi, tiếp tục cải thiện, tuân thủ trên nền tảng có thông tin, việc can thiệp cần được xem như là ngoại lệ hơn là qui tắc, sự kết hợp giữa các cơ quan và xuyên biên giới, những giải pháp rõ ràng về thực thi, và tập trung vào nhu cầu chuỗi cung ứng thương mại. Những thảo luận ở trên đề xuất rằng một môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, động cơ tạo ra năng suất và sự phát triển của khu vực tư nhân, đang bị cản trở bởi đặc quyền dành cho các SOEs trong sử dụng đất, cấp vốn của Chính phủ, trợ cấp và tài chính ưu đãi. Hơn nữa, những lĩnh vực yếu nhất vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh, đó là thể chế, cơ sở hạ tầng, 10 giáo dục đào tạo đại học, đổi mới, công nghệ và thị trường tài chính. Ba lĩnh vực đầu tiên đã được ghi nhận và được đặt mục tiêu là ba đột phá trong Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội 2011-2020, nhưng quá trình này vẫn còn chậm. Do đó, việc cải thiện môi trường kinh doanh là yếu tố sống còn. Khuyến nghị Để tạo sân chơi bình đẳng và tạo thuận lợi cho thương mại cần triển khai các khuyến nghị sau đây: • Hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, Việt Nam nên thực hiện cách tiếp cận định hướng năng lực cạnh tranh, không chỉ định hướng tuân thủ khi triển khai các cam kết của TPP và EVFTA. • Ba lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách nên tập trung là: (i) Trước biên giới - nên cải cách các chính sách thương mại (bao gồm NTMs) và tự do hóa thuế quan; (ii) tại biên giới - hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục quản lý nhà nước, tự động hóa và cải cách thể chế các cơ quan quản lý biên giới; và (iii) đằng sau biên giới - cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, thương mại, hạ tầng giao thông, thông qua ba đột phá chiến lược (cải thiện thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực), giải quyết các ràng buộc liên quan đến cung ứng, cho phép nhiều cạnh tranh từ nước ngoài hơn vào lĩnh vực dịch vụ và tài chính). • Khu vực nhà nước (bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan nhà nước) cần được cải cách toàn diện. Vai trò của Chính phủ và thị trường trong nền kinh tế cần phải được định nghĩa lại một cách rõ ràng nhằm hướng tới việc để thị trường thực hiện chức năng của nó trong các lĩnh vực mà không có thất bại thị trường, loại bỏ dần dần những biện pháp mệnh lệnh và hành chính; chuyển vai trò của nhà nước từ chức năng kiểm soát sang tạo thuận lợi. Các đặc quyền dành cho SOE trong sử dụng đất và tiếp cận các nguồn tài chính và trợ cấp cần phải được loại bỏ. Quá trình cải cách này đang diễn ra nhưng còn chậm và bị tụt hậu, thay vì việc nó phải là mũi nhọn của cải cách. • Các cơ chế và chính sách nhằm cải thiện việc tiếp cận các nguồn lực và thị trường cho các doanh nghiệp thông qua phát triển thị trường tài chính, lao động, khoa học kỹ thuật và đất đai cũng cần được cải thiện. • Xây dựng năng lực cho Chính phủ và doanh nghiệp nhằm nắm bắt những cơ hội từ các FTA cũng cần được đẩy mạnh. • Sự phối hợp của các bên tham gia cần được nâng cao. 5. Giảm thiểu rủi ro Cải cách Đổi Mới và sự thay đổi cơ cấu sau đó là những định hướng chính cho tăng trưởng bao trùm tại Việt Nam. Hiệp định TPP có tiềm năng tạo ra các thuận lợi hơn là thay đổi mang tính cơ cấu, nhưng cũng có thể đem lại rủi ro về phân phối thu nhập. Sự mở rộng một cách nhanh chóng các ngành chế tạo đòi hỏi nhân lực lớn cũng có thể đem lại những rủi ro cho an sinh xã hội của người lao động cũng như về môi trường. Việc bảo đảm các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn khác của TPP và EVFTA cũng là cách làm giảm đi các rủi ro, bao gồm qui định trong các chương về môi trường và lao động trong các hiệp định thương mại nêu trên. Thực hiện điều này cần phải có những cải cách trong nước quan trọng. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động sẽ cần sự thay đổi nhạy cảm về chính trị với luật pháp và thực tiễn lao động, chủ yếu trong lĩnh vực tự do liên kết. Chương Môi trường tạo ra sự tự chủ và linh hoạt đối với việc thực thi trong nước, nhưng Việt Nam cũng nên đặt kỳ vọng vào sự thay đổi cũng như tạo ra các thể chế và pháp luật về môi trường phù hợp trong nước. Đảm bảo tăng trưởng bao trùm Cải cách kinh tế Việt Nam kể từ thời kỳ Đổi mới vào năm 1986 đã có những thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội. Khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong một thời gian khá ngắn chưa đầy 2 thập kỷ, nêu bật tính bao trùm trong hiệu quả tăng trưởng quốc gia. Nhìn chung, mức độ bất bình đẳng của Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển; Việt Nam xếp hạng trung bình – đứng thứ 17 trong số 34 quốc gia – trong bảng xếp hạng bất bình đẳng tổng thể tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấp của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF 2015)1. Mặc dù chịu tác 1 Việt Nam được xếp hạng 1 trong số 36 nước có thu nhập trung bình thấp trong bảng xếp hạng về chỉ số trả lương lao động và việc làm, và xếp hạng 4 trong bảng chỉ số trả lương lao động (WEF 2014). 11 động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-09, Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện trong phân phối thu nhập với việc tăng trưởng thu nhập trong năm 2012. Một tầng lớp trung lưu thấp đã xuất hiện trong quá trình này. Tỷ trọng dân số ở tầng lớp trung lưu thấp này (sống với mức thu nhập bình quân đầu người từ 4-10 USD/ngày) đã phát triển một cách nhanh chóng từ có 28,4% năm 2004 lên 4,8% năm 2012, và trở thành nhóm dân số lớn nhất vào thời điểm 2012. Trong khi đó, tỷ trọng dân số có mức sống nghèo và cận nghèo với thu nhập dưới 4USD lại giảm xuống. Trong khi Đổi Mới đem lại tăng trưởng bao trùm và ấn tượng cho Việt Nam, sự phát triển chậm lại trong thời gian gần đây đã dẫn đến chỉ số tăng trưởng bao trùm chậm cải thiện. Môi trường bên ngoài đang xấu đi do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là một yếu tố tạo áp lực lên các vấn đề trong nước. Những cải cách lớn triển khai trong những năm đầu của Đổi Mới không còn là động lực. Thêm vào đó, việc gia nhập WTO đã không mang lại những cải cách trong nước mạnh mẽ đầy đủ, làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài và làm suy yếu sâu sắc cấu trúc bên trong. TPP và EVFTA sẽ mang lại những hệ quả đối với tiếp tục tăng trưởng bao trùm tại Việt Nam. Về mặt tích cực, việc người lao động dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ dẫn tới việc hình thành thị trường lao động với việc mở rộng hơn nữa những ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, điện tử v.v. Cải cách các doanh nghiệp nhà nước và những cải cách trong nước liên quan tới TPP sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn, đem lại lợi ích cho các SMEs nơi tạo ra việc làm chủ yếu tại Việt Nam. Về mặt tiêu cực, những lĩnh vực quan trọng với sự phát triển bao trùm của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ, sự gia tăng cạnh tranh đối với nông dân trong chăn nuôi. Việc mở rộng mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động cũng có thể tạo ra những rủi ro nhiều hơn cho an sinh xã hội của người lao động cũng như môi trường. Việc bảo đảm các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của TPP và EVFTA có thể giúp giảm thiểu các rủi ro, bao gồm cả tiêu chuẩn trong các chương qui định về lao động và môi trường cụ thể. Lao động và an sinh xã hội Đáp ứng với các tiêu chuẩn lao động sẽ là một thách thức cho Việt Nam khi triển khai TPP. Cả TPP và EVFTA đều yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động, bao gồm tự do liên kết; xóa bỏ lao động cưỡng bức; loại bỏ có hiệu quả lao động trẻ em, xóa phân biệt đối xử bất công trong việc làm. Việt Nam cần phải tiến hành các cải cách nói trên trước khi TPP có hiệu lực giữa hai quốc gia. Nội dung những qui định về lao động nằm trong chương phát triển bền vững của hiệp định thương mại tự do với Liên Minh châu Âu, nó cũng bao gồm quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Chương về tiêu chuẩn lao động trong TPP có những điều khoản hơn trong EVFTA. Đây là một vấn đề quan trọng với Việt Nam bởi vì việc gia nhập đầy đủ vào thị trường Mỹ phụ thuộc vào sự tuân thủ các tiêu chuẩn của các cơ quan chuyên môn của Mỹ. Nhưng với Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn lao động sẽ có những thay đổi nhạy cảm về chính trị liên quan đến Luật lao động và các thực tiễn hiện hành, chủ yếu trong lĩnh vực tự do liên kết. Môi trường Một trong những rủi ro môi trường lớn nhất mà TPP mang lại là sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp này trong khi bảo vệ môi trường không đầy đủ có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường, và cuối cùng là đến tăng trưởng và sự phát triển lâu dài. Nhằm tuân thủ quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi của TPP, cần phải tái cấu trúc ngành công nghiệp dệt may hướng tới hội nhập trở lại trong nước. Nhưng tạo ra ngành công nghiệp dệt may trong nước lại có các rủi ro lớn về môi trường. Những đầu tư vào sản xuất hàng dệt may - đặc biệt là làm nhuộm và hoàn thiện vải - đều có những tác động nghiêm trọng tới môi trường. Sản xuất hàng dệt may không chỉ sử dụng lượng nước khổng lồ lên tới 250 tấn nước cho sản xuất 10.000m vải, mà còn xả ra lượng nước thải và ô nhiễm khủng khiếp. Ngành công nghiệp này cũng sử dụng một lượng lớn hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất. Rủi ro là Việt Nam có thể trở thành một trong những nước tiêu thụ hóa chất dệt may lớn nhất trên thế giới (khoảng 25% tổng số hóa chất được sản xuất ra trên toàn cầu được sử dụng trong ngành công nghiệp này). Do đó, Việt Nam cần phải có chính 12 sách khôn ngoan nhằm lựa chọn công nghệ tiên tiến và các FDI môi trường trong các ngành công nghiệp thượng nguồn và các ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này chính là tuân thủ TPP, nơi có cơ chế tham vấn và giải quyết tranh chấp cho mọi thành viên nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong Chương Môi trường, chương này cung cấp nhiều sự linh hoạt và tự chủ cho việc thực thi trong nước. Ngay cả với những điều khoản linh hoạt và tự chủ này, Việt Nam nên kỳ vọng vào việc thay đổi hoặc tạo ra các thể chế và pháp luật về môi trường trong nước, mặc dù qui mô của vấn đề nay phụ thuộc rất nhiều vào thể chế và pháp luật hiện tại của Việt Nam. 6. Những vấn đề khác Những nghĩa vụ được chỉ ra trong các chương khác của TPP và EVFTA đòi hỏi sửa đổi khung pháp lý hiện tại ở Việt Nam. Đáng chú ý là các chương về quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp, cả hai vấn đề trên đều không nằm trong các hiệp định thương mại khu vực và song phương trước đây. Về vấn đề sở hữu trí tuệ, cả TPP và EVFTA đều có những điều khoản chặt chẽ về IPR và vượt ra ngoài cả những qui định trong TRIPs. Có những khoảng cách đáng kể hiện nay giữa những quy định này và khung pháp lý hiện nay về IP tại Việt Nam, điều này đòi hỏi phải có những thay đổi lớn về khung thể chế và pháp luật hiện tại của Việt Nam. Những qui định pháp luật chính hiện nay tại Việt Nam cần phải được sửa đổi liên quan đến tư cách thành viên trong các thỏa thuận quốc tế, tính minh bạch, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, bảo vệ/độc quyền dữ liệu, quyền tác giả, thực thi và nhà cung cấp dịch vụ Internet. Về vấn đề giải quyết tranh chấp, chương giải quyết tranh chấp trong TPP bao trùm nhiều vấn đề hơn các hệ thống giải quyết tranh chấp trước đó, bao gồm các vấn đề về môi trường, lao động, nguồn dữ liệu xuyên biên giới và doanh nghiệp nhà nước. Chương này không đề cập tới cơ chế kháng cáo cho phép các thành viên đưa tranh chấp lên WTO. Tuy nhiên, chương này cũng giới thiệu một số qui định mới nhằm hướng tới hệ thống minh bạch và nhanh hơn. EVFTA cũng bao gồm một chương qui định các qui tắc giải quyết tranh chấp. Việt Nam sẽ phải điều chỉnh cơ cấu và thể chế nhằm tuân thủ các nghĩa vụ theo hai hiệp định trên. Chính phủ cũng cần phải tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện tính minh bạch và qui định pháp luật. Đặc biệt, Việt Nam cần phải triển khai các tiêu chuẩn mới về lao động và môi trường. 7. Kết luận Nói chung, những lợi ích tiềm năng do hai FTA mang lại là rất lớn. Việt Nam được dự đoán là nước hưởng lợi nhiều nhất trong TPP. TPP và EVFTA sẽ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và nguồn FDI vào trong nước. Cả thương mại và FDI đều tăng, nhưng thương mại sẽ tăng nhiều hơn. Một phần là do việc dịch chuyển thương mại từ các các nước không phải thành viên sang các nước thành viên hiệp định. Nhưng để nắm bắt lợi ích này cần phải có những nỗ lực vượt trội. Các lý luận cho thấy: • Mong muốn của các bên khi tham gia vào TPP và EVFTA sẽ chỉ có thể được chuyển thành sự sẵn sàng nếu các quốc gia nỗ lực nhằm cải thiện hệ thống pháp lý, nâng cao thể chế và hợp lý hóa các qui trình tổ chức và hành chính; • Xây dựng năng lực, bao gồm phát triển nguồn nhân lực, và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giúp các quốc gia tái cấu trúc qui trình chuỗi cung ứng để tận dụng được nhiều giá trị gia tăng hơn nữa; • Tạo sân chơi công bằng giữa các SOEs và các doanh nghiệp tư nhân thông qua những cải cách lớn và tạo thuận lợi thương mại sẽ khuyến khích tinh thần doanh nghiệp và tạo môi trường cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh theo các Hiệp định; • Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đi kèm với việc triển khai các hiệp định này là cần thiết. Những rủi ro này bao gồm các tác động tiêu cực đến phát triển bao trùm, làm suy giảm hệ thống bảo trợ xã hội và phá hoại môi trường; • Một số rủi ro khác như các thách thức trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần phải được giải quyết thông qua tăng cường cải cách trong nước. Cuối cùng, cần phải nhớ rằng với tầm quan trọng của các FTA, yếu tố quan trọng nhất là vai trò của Chính phủ trong cải cách SOEs, duy trì sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi ít phụ thuộc hơn vào sự kiểm soát của nhà nước và phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của nhà nước, với mục tiêu không chỉ bảo đảm sự tuân thủ mà còn thúc đẩy các lợi ích của các hiệp định. 13 BÀI TRÌNH BÀY 14 DIỄN VĂN CHÀO MỪNG Bà Victoria Kwakwa - Phó Chủ tịch khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới Kính thưa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Kính thưa các vị Đại sứ, Kính thưa quí khách, Thưa các quí bà, quí ông, Hội nhập khu vực và toàn cầu đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Nếu so với thời điểm bắt đầu quá trình đổi mới, khi Việt Nam còn bị cách li với dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế, thì đến nay Việt Nam đã trở thành một địa chỉ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu và một nền kinh tế xuất khẩu không ngừng phát triển. Xuất khẩu là động lực chính giúp Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 2000 xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo đã tăng trưởng trên 20% mỗi năm và đến nay đã đạt kim ngạch trên 100 tỉ USD. Tỷ trọng thương mại trên GDP của Việt Nam đã gần đạt mức 180 phần trăm, thuộc hàng cao nhất thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai về gạo, cà phê; là nước xuất khẩu lớn nhất về hạt tiêu, hạt điều; và là nước xuất khẩu cá và động vật giáp xác thuộc loại lớn trên thế giới. Các ngành công nghiệp chế tác, dệt may, giày dép, và gần đây là ngành lắp ráp điện tử đã tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao. Quá trình hội nhập toàn cầu này diễn ra trên nền tự do hóa thương mại mạnh mẽ. Từ các hiệp định thương mại song phương thời kỳ đầu cho tới sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 như là một dấu mốc quan trọng Việt Nam đã tích cực tham gia vào tự do hóa thương mại đa phương. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ lợi thế tương đối, tiếp tục thu hút đầu tư và tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Việt Nam là một trong số 12 nền kinh tế trong Vành đai Thái Bình Dương vừa đạt được thỏa thuận về một hiệp định thương mại toàn diện nhất từng có trong 2 thập kỷ qua— Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiếm tỉ trọng 40% GDP và 30% tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa toàn cầu, TPP đã thực sự là hiệp định thương mại tham vọng nhất và toàn diện nhất từng hoàn tất từ trước đến nay. Gần đây Việt Nam cũng đã đàm phán xong Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn, đó là khai tác tối đa lợi ích do các hiệp định thương mại tự do này mang lại, kể cả xét về mặt tiếp cận thị trường rộng lớn, và, thậm chí còn quan trọng hơn, xét về mặt thúc đẩy cải cách trong nước. Hai hiệp định thương mại nêu trên không chỉ đề cập vấn đề thâm nhập thị trường hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư truyền thống mà còn đề cập cả những vấn đề mới chưa từng được nhắc đến hoặc chưa được giải quyết thấu đáo trong các hiệp định ký kết trong khuôn khổ WTO như: thương mại điện tử, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhà nước và hài hòa chính sách. Hơn nữa, các hiệp định thương mại mới cũng thiết lập các luật chơi quốc tế và các luật chơi đó sẽ có tác động mạnh hơn lên các chính sách và thể chế trong nước so với bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào đã ký trước đây. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam về thương mại, đầu tư, tăng trưởng và tạo việc làm. Kết quả tính toán sơ bộ cho thấy rằng TPP có thể góp phần làm cho thu nhập của Việt Nam gia tăng thêm 8% vào năm 2035 và EVFTA có thể đóng góp thêm 4% nữa. Trong số các nước ký kết TPP hiện nay thì Việt Nam—do có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất—có một lợi thế tương đối độc nhất vô nhị, nhất là khi ta để ý đến ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành khác hiện đang phải chịu thuế suất cao, ví dụ ngành dệt may. Do mở đường tăng cường xuất khẩu vào các thị trường lớn nên các hiệp định thương mại mới sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại nói chung và dẫn đến tăng cường thu hút dòng vốn FDI, hiện đã khá cao, nói riêng nhằm xây dựng năng lực xuất khẩu, kể cả thu hút đầu tư vào các dự án đầu nguồn trong các ngành hiện đang bị giám sát nghiêm ngặt theo qui tắc xuất xứ, ví dụ ngành dệt may. 15 Tuy nhiên, các hiệp định này cũng đi kèm một số thách thức đáng kể, và nếu không thực hiện cam kết một cách thận trọng thì các lợi ích sẽ bị bỏ lỡ. Vấn đề cốt lõi trong khai thác hiệp định thương mại là khâu thực hiện. Trong bối cảnh một nền kinh tế quá độ như Việt Nam thì giữa cam kết quốc tế và luật pháp trong nước vẫn còn tồn tại những khoảng cách lớn, và đây chính là một thách thức đặc biệt. Tâm điểm của TPP và EVFTA về các chính sách thương mại được xem là của “thế kỷ 21” đòi hỏi Việt Nam phải rất nỗ lực rất nhiều để thực hiện đầy đủ trong đó bao gồm các cam kết phía sau đường biên. Muốn vậy cần tập trung nhiều công sức đánh giá, sửa đổi, điều chỉnh văn bản luật, thủ tục quản lý nhà nước và khung thể chế xuyên suốt nhiều ngành kinh tế khác nhau. Thương mại quốc tế đã tạo cơ hội cho Việt Nam không chỉ tiếp cận được với thị trường quốc tế mà còn có thể tận dụng công nghệ và ý tưởng từ các nước khác. Nhưng, có lẽ còn quan trọng hơn, đó là thương mại chính là một chuẩn so sánh mà qua đó ta có thể đo lường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam và đó cũng là động lực thúc đẩy đổi mới trong nhà nước, giải phóng hoàn toàn tiềm năng tự nhiên của Việt Nam. Nhóm Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực khai thác tối đa các hiệp định thương mại thế hệ mới. Sự kiện ngày hôm nay chỉ là một bộ phận trong khuôn khổ một chương trình rộng lớn hơn nhằm giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tạo ra và chia sẻ thịnh vượng, tạo việc làm với chất lượng cao một cách bền vững cho một đất nước với một dân số trẻ. Đặc biệt, mục đích ngày hôm nay là nâng tầm hiểu biết chung của các bên liên quan về những thách thức, cơ hội và rủi ro mà Việt Nam đang đối mặt trong quá trình hội nhập quốc tế theo chiều sâu nhằm đạt kết quả tối đa do các hiệp định thương mại mới mang lại. 16 Phiên Toàn thể 1: Đề dẫn – Việt Nam sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 17 TPP VÀ EVFTA: KẾ HOẠCH PHÊ CHUẨN VÀ THỰC THI Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng, Bộ Công thương QUY ĐỊNH VỀ PHÊ CHUẨN CỦA TPP Có hiệu lực trong vòng 60 ngày sau ngày tất cả các nước thông báo với Niu Di-lân (nước lưu 1.  chiểu văn bản) về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước về phê chuẩn Hiệp định. 2. Trường hợp không đủ toàn bộ các nước hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước trong vòng 2 năm kể từ ngày ký, Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn 2 năm nếu có ít nhất 6 nước với ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội cộng gộp theo giá trị năm 2013 hoàn thành các thủ tục pháp lý trong thời gian này. TÌNH HÌNH PHÊ CHUẨN CỦA CÁC NƯỚC TPP AUSTRALIA Đã trình Quốc hội để tiến hành thủ tục phê chuẩn, nhưng còn chờ Chính phủ mới BRU-NÂY Đang rà soát VBPL, dự kiến trình Hội đồng lập pháp vào tháng 3/2017 CANADA Đang tham vấn với công chúng và Quốc hội, dự kiến trình QH cuối năm 2016 CHI-LÊ Đang tham vấn với QH, dự kiến trình thông qua vào cuối năm 2016 NHẬT BẢN Đã trình QH, dự kiến thông qua vào kỳ họp mùa thu 2016 MA-LAI-XI-A Đã trình QH cho phép ký TPP nhưng cần hoàn thiện các luật cần sửa đổi trước khi chính thức công bố thời gian phê chuẩn MÊ-HI-CÔ Đã trình QH, dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2016 NIU DI-LÂN Đã trình QH, dự kiến thông qua vào cuối năm 2016 PÊ-RU Đang tiến hành các thủ tục phê chuẩn nhưng thời điểm chưa rõ do bầu cử XINH-GA-PO Đang tiến hành thủ tục phê chuẩn, dự kiến thông qua vào cuối năm 2016 HOA KỲ Đang tham vấn với QH, ITC đang đánh giá theo TPA, Chính phủ đang tính toán thời điểm trình QH QUY ĐỊNH VỀ PHÊ CHUẨN TPP CỦA VIỆT NAM THEO LUẬT KÝ KẾT ĐƯQT 2005 • Cơ quan đàm phán nhận bản chính tài liệu đàm phán (15 ngày) • Cơ quan đàm phán lấy ý kiến Bộ NG và liên quan (15 ngày) • MBộ NG và cq liên quan trả lời cơ quan đàm phán (15 ngày) • Cơ quan đàm phán trình CP để trình CT nước (15 ngày) • Chính phủ trình CT nước • CT nước trình QH phê chuẩn • TPP TÌNH HÌNH PHÊ CHUẨN TPP CỦA VIỆT NAM •  gày 28/4/2016, trên cơ sở ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan, N Bộ Công thương đã trình Chính phủ việc phê chuẩn Hiệp định TPP. • Tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9/5/2016, Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ NG, Bộ TP và các Bộ ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP trình Thủ tướng CP thay mặt Chính phủ ký trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định trình QH phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất QH XIV (dự kiến từ ngày 20/7 đến ngày 9/8/2016). 18 • Hiện nay, Bộ Công thương đang phối hợp với Bộ NG, Bộ TP và các Bộ ngành liên quan hoàn tất Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP để trình Thủ tướng ký trình Chủ tịch nước theo quy định tại Luật ĐƯQT 2005. QUY ĐỊNH VỀ PHÊ CHUẨN VÀ TÌNH HÌNH PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH EVFTA • Tháng 11/2015, Việt Nam và EU chính thức kết thúc đàm phán (đã ký văn bản kết thúc đàm phán dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo hai bên). • Hiện nay, hai bên đã công bố lời văn và đang tiến hành rà soát pháp lý Hiệp định. Sau khi quá trình rà soát kết thúc, hai bên sẽ tiến hành ký kết, dự kiến trong năm 2016. • Sau khi ký kết, hai bên sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn theo quy định của mỗi bên. KẾ HOẠCH THỰC THI TPP & EVFTA Về mặt đối ngoại: • Chỉ định cơ quan đầu mối liên lạc theo quy định của Hiệp định. • Tham gia Hội đồng, các Ủy ban theo quy định của Hiệp định. Về tổ chức thực thi trong nước: • Xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ. • Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến: • Xây dựng Cổng thông tin dành riêng cho TPP & EVFTA. • Tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến trên toàn quốc cho tất cả các đối tượng liên quan, bao gồm các cơ quan Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. 19 TẬN DỤNG TPP VÀ EVFTA THỰC HIỆN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2035 Bà Mona Haddad, Giám đốc khu vực Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới THÀNH TÍCH VÀ TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Thành tích tăng trưởng và giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng 80% GDP/người, 1990-2014 Tỷ lệ nghèo, 1990-2014 70% $3.10/ngày 10 60% $1.90/ngày 8 50% 6 4 40% 2 30% 0 -2 20% Đô-mi-ni-ca... Xri-lan-ca Trung Quốc Tuốc-mê-ni-xtan Campuchia PNG Ác-hen-ti-na Ka-dắc-xtan Ai Cập Bờ Biển Ngà Việt Nam Ấn Độ Xinh-ga-po Dim-ba-bu-ê En Xan-va-đo Chi-lê Ma-lai-xi-a Ê-ti-ô-pi-a Ru-an-đa Pa-ki-xtan Đức Bra-xin Đan Mạch Nga Nhật Bản Hy Lạp Ke-ni-a Ca-mơ-run Ni-giê Băng-la-đét Ma-la-uy Pháp Ý Séc bi 10% 0% 2012 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2013 2011 Kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng Số doanh nghiệp tư nhân trong nước đăng ký mới •  iện có 650.000 doanh nghiệp đăng ký, trong khi năm 1999 là 40.000 và năm 1990 hầu như H không có Tăng trưởng dựa trên xuất khẩu Tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu thực tế, 1996 = 1 90 18.0 Trung Quốc In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a 80 Sản xuất 16.0 Phi-lip-pin Thái Lan Việt Nam 70 14.0 60 12.0 50 10.0 40 8.0 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 30 6.0 20 4.0 10 2.0 Khoáng sản (dầu, khí đốt, than đá) 0 0.0 2004 2012 2013 2014 2011 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012 2013 2011 20 Phần lớn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ thấp, nhưng tỉ trọng công nghệ cao ngày càng tăng Nguyên vật liệu Sơ chế Công nghệ trung bình Công nghệ thấp Công nghệ cao Hàm lượng lao động trong hàng xuất khẩu tăng Việt Nam Triệu USD năm Giá trị gia Tổng giá tăng trực trị gia tiếp tăng Hội nhập mạnh vào chuỗi giá trị toàn cầu Các cụm công nghiệp hướng xuất khẩu của Việt Nam Thay đổi của thị phần thế giới Máy quay phim, chụp ảnh Gạo Thị phần thế giới, 2013 (%) Cao su Cà phê Giày dép Hải sản Thiết bị viễn thông May mặc Máy văn phòng Hoa quả và hạt Dệt Nội thất Hàng hóa phục vụ du lịch Dầu thô Dây cáp điện Thị phần của Việt nam Máy tính trong xuất khẩu thế giới Giao thông Du lịch vận tải Lĩnh vực Giá trị xuất khẩu 2 tỷ USD Thay đổi của thị phần thế giới, 2008-2013 (điểm phần trăm) 21 Xuất khẩu hàng điện tử: giá trị gia tăng chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài tạo ra Phần giá trị gia tăng do DNNN tạo ra trong tổng giá trị xuất khẩu Phần giá trị gia tăng do DN trong nước tạo ra trong tổng giá trị xuất khẩu po c n i-a c am in i-a n ới un -5 i uố La Ph uố La -p a- gi -x N i-x N Q Q ip ái EA -g nê am Ba ế la ệt i-l g Th th àn nh ô- a- AS Vi Ph N ủa H Xi -đ M Tr In ic lạ n cò ần Ph Nhưng chuỗi giá trị toàn cầu và doanh nghiệp FDI không phát huy tác động lan toả lên doanh nghiệp trong nước • Doanh nghiệp nước ngoài chiếm 70% xuất khẩu, 60%nhập khẩu; và 10% GDP • Chưa có kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu và doanh nghiệp FDI • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đạt tầm quốc tế về chất lượng, tốc độ, qui mô TÁC ĐỘNG CỦA TPP VÀ EV-FTA Tác động tích cực của các hiệp định thương mại lớn Mức độ tăng trưởng vào năm 2030 FDI Xuất khẩu GDP EVFTA TPP • So sánh với đường cơ sở chưa có các hiệp định vào năm 2030. 22 Giảm rào cản đối với hàng xuất khẩu Việt Nam Thuế quan Phi thuế quan Ngũ cốc Thực phẩm Quần áo Dệt may Thực phẩm Quần áo Các sản phẩm Các sản phẩm nông nghiệp khác nông nghiệp khác Dệt may Ngũ cốc Hóa chất Máy móc Ô tô - xe máy Máy tính Hóa chất Kim loại Mỏ Mỏ Các ngành Máy móc sản xuất khác Các ngành Ô tô - xe máy sản xuất khác Kim loại Máy tính Cơ sở EVFTA Cơ sở EVFTA TPP TPP Đổi mới chuỗi giá trị toàn cầu • Hiện nay các nước TPP chiếm 40% GDP và 20% kim ngạch buôn bán hàng hóa toàn cầu, và sẽ mở cửa thị trường cho các thành viên trong khối. • Tác động lên xuất xứ hàng hóa, đầu tư, đối tác thương mại: ○○ Q  ui tắc xuất xứ buộc Việt Nam phải sử dụng sản phẩm trung gian từ các nước TPP khác với giá đắt hơn mà thông thường có thể mua từ các nước ngoài khối ○○  0% phụ kiện điện thoại di động của Việt Nam nhập từ các nước ngoài TPP khu vực 9 Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc) ○○  ộ trình giảm thuế quan của TPP sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu Việt Nam L so với các nước không phải thành viên ○○ Các nước TPP và ngoài khối TPP sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam. CẦN LÀM GÌ? • TPP và EVFTA: vượt khỏi khuôn khổ thương mại • 75% thuế suất > 0 phải đưa về 0 ngay lập tức, cuối cùng sẽ đưa 99% thuế suất về 0 • ROO (quy tắc xuất xứ) cho phép cộng dồn, linh hoạt hơn các hiệp định FTA trước đây của Hoa Kỳ • Dịch vụ và đầu tư – cam kết đánh thuế dựa trên danh sách loại trừ (tiến bộ hơn so với GATS) • Cơ chế giảm thiểu tác động lên thương mại của các biện pháp SPS (vệ sinh và kiểm dịch) và TBT (rào cản kỹ thuật) • Mua sắm của Chính phủ rộng hơn WTO • Qui tắc về nền kinh tế số: Tiếp cận mạng lưới; Không áp thuế quan lên sản phẩm số; Tự do truyền số liệu • Bảo vệ sở hữu trí tuệ; chỉ dẫn địa lý (EVFTA) • Các chương mới ○○ Thuận lợi hóa thương mại (thông quan trong vòng 48 giờ, giải quyết nhanh) ○○ Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp nhỏ và vừa ○○ Quản lý nhà nước nhất quán (minh bạch, tiếp cận) • Cam kết về môi trường và lao động mang tính bắt buộc 23 QUẢN LÝ NHẤT QUÁN CÁC BIỆN PHÁP PHI KỸ THUẬT Sự thống nhất pháp lý đối với các biện pháp phi thuế quan Ưu tiên: • Cùng với các nhóm công tác và ủy ban khác thành lập trong TPP xác định các ưu tiên trong tương lai Phối hợp: • Tránh trùng lặp với các cơ quan khác có cùng nhiệm vụ, đóng góp vào hợp tác quản lý Đầu mối liên hệ: • Chỉ định và thông báo về đầu mối liên hệ để cung cấp thông tin Thành lập: • Ủy ban sẽ họp trong năm đầu kể từ ngày hiệp định có hiệu lực Đánh giá : • Sẽ đánh giá kết quả làm việc và nhiệm vụ 5 năm một lần để đề xuất các khuyến nghị cải tiến Đánh giá tác động quản lý: tránh các biện pháp phi kỹ thuật không cần thiết, tốn kém, và phân biệt đối xử • Đánh giá sự cần thiết phải có một đề xuất về quản lý, mô tả tính chất và tầm quan trọng của vấn đề • Đánh giá các phương án khả thi, bao gồm cả đánh giá chi phí – lợi ích • Giải thích tại sao phương án lựa chọn lại giúp đạt được mục đích một cách hiệu quả • Dựa trên thông tin có được một cách tốt nhất Sở hữu trí tuệ: cần điều chỉnh nhưng thuận lợi đối với tiếp nhận công nghệ và đổi mới sáng tạo Luật pháp: • Đánh giá chi tiết khoảng cách luật pháp giữa khung IP hiện có tại Việt Nam và các điều khoản trong TPP và EVFTA Thể chế: • Những thay đổi về thể chế và tổ chức mà Chính phủ Việt Nam cần thực hiện để thỏa mãn đòi hỏi của TPP và EVFTA Phát triển: • Tác động của khung pháp lý theo chuẩn TPP/EVFTA lên nền kinh tế / các ngành cụ thể của Việt Nam Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước: tạo sân chơi bình đẳng cho các hoạt động thương mại Không phân biệt đối xử - xem xét thương mại • Doanh nghiệp nhà nước phải hành xử trên cơ sở thương mại, trừ phi thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công Cấm hỗ trợ phi thương mại • Hỗ trợ phi thương mại gồm: ○○ Trợ cấp trực tiếp bằng vốn hoặc trách nhiệm thanh toán nợ; ○○ M  ua hàng hóa và dịch vụ không phải là dịch vụ hạ tầng chung với điều khoản thuận lợi hơn thị trường Quản lý/xử tại tòa dân sự không thiên vị • Cơ quan quản lý phải công bằng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân từ các nước TPP khác 24 • Nếu được đề nghị, phải cung cấp danh sách doanh nghiệp nhà nước và thông tin về hoạt động của họ Tranh chấp nhà đầu tư – nhà nước: bảo vệ nhà đầu tư • EVFTA: tòa thường trực quốc tế • TPP: ○○ Thủ tục tố tụng của ISDS hoàn toàn công khai và minh bạch; ○○ Các tổ chức xã hội dân sự được tham gia; ○○ Không khuyến khích và từ chối các vụ kiện phù phiếm. • Có các phương án giải quyết khác đối với khiếu nại của nhà đầu tư, ngăn không cho chúng trở thành tranh chấp, đồng thời đảm bảo và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi đầu tư vào Việt Nam. Chính sách cạnh tranh: củng cố thị trường mở • Công nhận rằng muốn thực hiện hiệu quả các cam kết thương mại thì phải có môi trường cạnh tranh thuận lợi để tăng cường thị trường mở và phạt các hành vi chống cạnh tranh. • Các bên được yêu cầu phải ○○ Xây dựng và thực thi khuôn khổ pháp lý cạnh tranh minh bạch và công bằng về mặt thủ tục (Chương 16); ○○ Thực hiện nguyên tắc trung lập cạnh tranh nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể công và tư (Chương 17); ○○ Thúc đẩy môi trường quản lý thuận lợi đối với cạnh tranh trong các ngành chủ chốt như viễn thông (Chương 13), dịch vụ tài chính (Chương 11), mua sắm công (Chương 15). QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Thực hiện các hiệp định thương mại tự do 6 tháng: 2 năm: 10+ năm: nâng cao nhận thức chuẩn bị thực hiện thực hiện KẾ • Phê chuẩn: phê • Có hiệu lực: Thực • Thực hiện đầy đủ: Mở cửa HOẠCH chuẩn và xác hiện hầu hết các toàn bộ thị trường, IPR, định xong các kế thay đổi luật pháp, GP, DNNN, lao động, đầu hoạch khác bắt đầu mở cửa thị tư, thương mại điện tử, trường thuế quan và thuận lợi hoá thương mại, trợ giá, v.v. NHU CẦU • Nâng cao nhận • Phân tích lỗ hổng • Xây dựng năng lực thức • Xác định các vấn đề • Hỗ trợ điều chỉnh • Quảng bá thông rộng hơn • Điều chỉnh lộ trình tin • Xác định lộ trình, lập • Giám sát kế hoạch Kế hoạch thực hiện Theo từng giai đoạn: • Pha 1: Hiểu rõ TPP • Pha 2: Chuẩn bị thực hiện TPP 25 • Pha 3: Phát huy tối đa lợi ích từ TPP Phương thức hỗ trợ: • Hỗ trợ phân tích • Hỗ trợ kỹ thuật • Xây dựng năng lực • Hỗ trợ tài chính cho công tác thực hiện • Điều phối quản lý nhà nước và thể chế Các hình thức can thiệp trong thực hiện FTA • Điều hành/quản lý ○○ Phân công trách nhiệm mới cho thể chế có sẵn ○○ Xây dựng thể chế mới ○○ Quản lý quá trình thay đổi, nhân sự, ngân sách, IT • Cải cách quản lý nhà nước ○○ Lập pháp ○○ Hành pháp • Thực thi • Các biện pháp bổ trợ và giảm nhẹ TẬN DỤNG FTA ĐỂ THỰC HIỆN TẦM NHÌN 2035 Nắm bắt cơ hôi, nâng cao năng lực cạnh tranh Phát triển doanh nghiệp/doanh nghiệp vừa và Môi trường Tạo thuận lợi nhỏ kinh doanh • Điều phối chính sách và thực được cải thương mại hiện tốt giữa các bên liên quan thiện Tích chự Các vấn đề tham gia vào THÚC ĐẨY CẠNH TRANH môi trường các chuỗi giá VÀ ĐẨY MẠNH và xã hội, an trị toàn cầu NÂNG CẤP sinh xã hội CÔNG NGHIỆP Nâng cấp kinh tế trong GVC CẤP NG NG Sản xuất giá trị gia tăng: NÂ C NĂ Ứ CH NÂNG CẤ SẢN HẨM • Nâng cấp chức năng NÂNG CAO GIÁ TRỊ P GIA TĂNG • Nâng cấp liên ngành P NÂ LIÊ NG CẤP NN • Nâng cấp sản phẩm GÀNH NÂNG CẤP Đóng góp giá trị gia tăng: VỐN • Nâng cao tay nghề ĐÓNG GÓP NÂNG G GIÁ TRỊ TAY GIA TĂNG C • Nâng cấp vốn A P CẤ NH N H O Ề NG Ì NÂ Y TR QU • Nâng cấp qui trình G LỰC HIỆN CÓ NĂN Nhiệm vụ: VÀ NĂNG • Kỹ năng và năng lực hiện có NHIỆM VỤ KỸ ỐI Đ • Lợi thế tương đối LỢI THẾ TƯ Ơ NG 26 Khung chính sách chiến lược Lĩnh vực Mục tiêu Câu hỏi chiến lược Phương án chính sách Nhiệm vụ Tạo liên kết GVC đẳng cấp thế giới Xác định nhiệm vụ Thu hút đúng đối tượng FDI Hình thức tham gia Rủi ro Tham gia bằng cách phát triển khu Gia nhập GVC Thu hút FDI, khuyên khich Hình thức quản trị chế xuất doanh nghiệp VN tham gia Giúp doanh nghiệp VN tìm kiếm đối tác Giữa doanh nghiệp chính và nước ngoài nhà cung cấp ITăng cường kết nối với thị trường Mối quan hệ quyền lực quốc tế Tạo môi trường đẳng cấp thế giới về đầu tư Chi phí cạnh tranh Tăng cường yếu tố thúc đẩy đầu tư Tăng cường bảo vệ tài sản Tăng cường chuỗi giá trị trong nước, chất lượng hạ tầng và dịch vụ Kênh truyền tải Khuyến khích nâng cấp Củng cố Loại nâng cấp Tăng cường mối liên kết với người mua Loại gia cố và người bán Loại doanh nghiệp nước ngoài, nước nào sẽ có hiệu ứng lan tỏa Nâng cao năng lực tiếp thu Nâng cao năng lực tiếp thu doanh nghiệp VN Tăng cường năng lực tiếp thu Kênh truyền tải của doanh nghiệp VN Loại doanh nghiệp trong nước nào Tăng cường đổi mới sáng tạo, sẽ có hiệu ứng lan tỏa phát triển năng lực Tuân thủ tiêu chuẩn sản phẩm và qui trình Gộp nhiệm vụ Biến sự tham Phát triển lực lượng lao động đẳng cấp Khuyến khích nâng cấp xã hội Quan hệ giữa nâng cấp kinh tế, gia thành phát thế giới và gắn kết và gắn kết xã hội Phát triển tay nghề triển bền vững Loại nâng cấp xã hội Loại nâng cấp xã hội Phân phối cơ hội và kết quả đồng đều Có thể bị xuống cấp không? Nguồn: Taglioni và Winkler (sắp xuất bản) “Giúp các chuỗi giá trị toàn cầu phục vụ phát triển”. Phát huy tối đa lợi ích từ các hiệp định FTA Nâng cao hiệu suất doanh nghiệp • Đổi mới doanh nghiệp nhà nước (quản trị tốt hơn, thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân) • Đầu tư vào hạ tầng và giáo dục Cắt giảm rào cản thương mại Tạo môi trường dịch vụ/đầu tư đẳng cấp thế giới • Dịch vụ và đầu tư sẽ thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị và tăng năng suất lao động • Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài cạnh tranh hơn nữa trong ngành dịch vụ, tài chính • Quy định quản lý phải thống nhất, minh bạch Đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và lao động • Áp dụng tiêu chuẩn cao về môi trường và lao động • giúp làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn tại các nước phát triển • và làm cho lợi ích thương mại thiết thực hơn đối với người lao động Việt Nam • Nhưng phải tránh được bạo động và chi phí nhân công tăng quá cao. TPP, EVFTA, RCEP, FTAAP… • Hỗ trợ cải cách trong nước • Thực hiên thành công tầm nhìn Việt Nam 2035 27 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐỂ THỰC THI HIỆP ĐỊNH TPP VÀ EVFTA Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng, Bộ Tư pháp 1. Bối cảnh Qua hơn 30 năm mở cửa và hội nhập quốc tế vừa qua,Việt Nam đã từng bước mở rộng và hội nhập sâu rộng, bắt đầu từ các quan hệ song phương, trong đó phải kể đến Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, hội nhập khu vực đến sân chơi toàn cầu, như việc gia nhập WTO, đến các FTA thế hệ mới, đặc biệt là việc ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tháng 2 năm 2016, và kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) tháng 12 năm 2015,... Trong quá trình này, việc hoàn thiện pháp luật của Việt Nam cũng được quan tâm nhằm đảm bảo thực thi các cam kết của quá trình hội nhập quốc tế. Song hành cùng quá trình hội nhập quốc tế là những nỗ lực cải cách pháp luật và tư pháp xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của đất nước. Công tác cải cách pháp luật và cải cách tư pháp, được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã tạo ra sự phát triển trong công tác xây dựng pháp luật, từ tư duy xây dựng pháp luật, chất lượng soạn thảo đến quy trình xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Tiến độ xây dựng pháp luật, kể cả việc ban hành luật của Quốc hội được đẩy cao trong thời gian qua. Quốc hội nghiệm kỳ 13 đã thông qua 107 Bộ luật, luật trong đó có Hiến pháp năm 2013 và các luật để triển khai Hiến pháp 2013. Hiện tại, Việt Nam có một hệ thống pháp luật khá toan diện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Một điều có thể thấy là quá trình hội nhập quốc tế và cải cách pháp luật trong nước có sự song hành, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. 2. Tác động của việc tham gia Hiệp định TPP và EVFTA đối với hệ thống pháp luật Việt Nam Với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao hơn nhiều so với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, kể cả trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mà Việt Nam đã tham gia. Nhiều cam kết của Việt Nam trong EVFTA và đặc biệt là TPP đã vượt các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Với TPP, bên cạnh các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường, bảo hộ đầu tư, tạo thuận lợi thương mại... Hiệp định còn đặt ra các yêu cầu đối với các nước thành viên về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình trong một số lĩnh vực cụ thể như lao động, chống tham nhũng, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ... Với EVFTA, nội dung cam kết đơn giản hơn TPP, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng…Nhưng đổi lại, một điểm mới cần đặc biệt lưu ý trong EVFTA là Hiệp định quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư hoàn toàn mới, một cơ chế chưa từng có trong lịch sử đầu tư quốc tế từ trước đến nay. Tuy nhiên, lời văn của Hiệp định này hiện đang trong quá trình rà soát pháp lý, do vậy, phần đánh giá tác động của Hiệp định này đối với hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ là kết quả sơ bộ bước đầu, trên cơ sở lời văn đã được Bộ Công thương công bố. 3. Một số nhận xét, đánhvề rà soát pháp luật thực thi Hiệp định TPP và EVFTA 3.1. Về xây dựng pháp luật Thứ nhất, trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của Hiệp định TPP và EVFTA lên hệ thống pháp luật Việt Nam, cần đưa ra được phương án hoàn thiện pháp luật khả thi, phù hợp và đảm bảo thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP và Hiệp định FTA cũng như tận dụng được các cơ hội mà các Hiệp định này mang lại cho Việt Nam. Kinh nghiệm hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Việt Nam đã thực hiện tốt công tác này. Điều này thể hiện thiện chí của Việt Nam trong thực hiện các cam kết quốc tế của mình theo đúng quy định của Hiến pháp và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam chưa bị các nước khởi kiện về 28 việc ban hành văn bản pháp luật vi phạm các cam kết quốc tế của mình. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần tiếp tục tập trung thời gian, nguồn lực để bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Thứ hai, cần phải gắn việc sửa đổi pháp luật để thực hiện Hiệp định TPP và EVFTA với những nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và triển khai thi hành Hiến pháp 2013. Kết quả đánh giá sơ bộ tác động của hai Hiệp định TPP và EVFTA lên hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy qua quá trình triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, hệ thống pháp luật Việt Nam đã được hoàn thiện tương đối đồng bộ trên nhiều lĩnh vực từ các vấn đề kinh tế, thương mại đến văn hóa, xã hội, môi trường và quyền con người. Đồng thời, thể chế pháp luật Việt Nam thời gian qua cũng được rà soát, hoàn thiện để thực hiện nhiều điều ước quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO. Do đó, mặc dù số lượng văn bản luật, pháp lệnh, nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ hiện hành là rất lớn, nhưng số lượng văn bản được đề xuất sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới để thực thi 2 Hiệp định này là hợp lý. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ và lĩnh vực lao động đặt ra yêu cầu điều chỉnh pháp luật nhiều nhất. Kết quả rà soát pháp luật cho thấy số lượng văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới để thực thi Hiệp định TPP là nằm trong tính toán của Chính phủ qua lần rà soát pháp luật sơ bộ trước đây. Một số văn bản quy phạm pháp luật được kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cũng đã được dự kiến trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ trong các năm 2016 và 2017. 3.2. Về thực thi pháp luật Tổ chức thi hành pháp luật là một thách thức không nhỏ ở Việt Nam. Do vậy, để đảm bảo thực hiện tốt Hiệp định cần chú trọng tăng cường công tác thực thi pháp luật đảm bảo tuân thủ các cam kết trong Hiệp định TPP và EVFTA để đạt được mục tiêu đặt ra khi tham gia các Hiệp định này và tận dụng tốt các cơ hội mà nó mang lại cho sự phát triển của đất nước. Nhiệm vụ này cũng phù hợp với việc chuyển hướng Chiến lược xây dựng pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Việc tham gia TPP và EVFTA sẽ không hiệu quả nếu như Việt Nam không chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, trong đó có việc thông tin, tuyên truyền tạo nhận thức chung để cùng hành động. Do vậy, cần có cơ chế thông tin, tạo sự nhận thức chung về Hiệp định TPP và những tác động của Hiệp định này đối với Việt Nam, chuẩn bị kỹ lưỡng để triển khai việc thực thi Hiệp định, tạo điều kiện để doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội do các Hiệp định này mang lại. 3.3. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngoài yêu cầu điều chỉnh pháp luật, EVFTA và TPP đề cao yếu tố bảo đảm thực thi và có quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp ở mức độ mạnh mẽ, toàn diện hơn các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm giám sát việc thực thi cam kết của các nước thành viên. Mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia vào một số các vụ tranh chấp thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, tuy nhiên, kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn mỏng và hạn chế. Đặc biệt, EVFTA đặt ra thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong việc triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư của Hiệp định, một cơ chế chưa từng có trong lịch sử. Để duy trì thiết chế này, các Bên phải chuẩn bị về nhân sự để giới thiệu người làm trọng tài viên tại các thiết chế này (3 người ở cấp sơ thẩm và 2 người ở cấp phúc thẩm mang quốc tịch của mỗi Bên). Đây là vấn đề không đơn giản đối với Việt Nam trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, đặc biệt là những người có đủ năng lực để được cử làm trọng tài trong các thiết chế này. Do vậy, trong thời gian tới, để thực hiện tốt cả hai Hiệp định này, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện về tổ chức và nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia vào công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, cán bộ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Để có được nguồn nhân lực đủ mạnh để phục vụ quá trình hội nhập quốc tế nói chung và thực hiện Hiệp định TPP và EVFTA nói riêng. 29 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG CHO TPP - EVFTA? TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch,và Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam DOANH NGHIỆP VN ĐÃ SẴN SÀNG HƠN TRƯỚC TPP VÀ EVFTA 1. Doanh nghiệp Việt Nam đã biết về TPP - EVFTA • Tỷ lệ DN đã biết về TPP – EVFTA cao • Tỷ lệ DN biết tương đối/biết rõ: Đang tăng lên nhanh chóng Hiểu biết của DN về các Hiệp định thương mại Biết Biết tương đối/Biết rõ 93.78% 97.35% 88.16% 77.40% 83.00% 76.55% 68.89% 60.96% 49.04% 44.00% Hiệp định Hiệp định Hiệp định Cộng đồng Tổ chức Thương Mại Đối tác Thương mại Kinh tế Thương mại Tự do Xuyên Tự do ASIAN Thế giới Việt Nam - Thái Bình Việt Nam WTO Hàn Quốc Dương - EU (TPP) 2. Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan một cách tỉnh táo về tác động của các FTAs • Đa số DN đánh giá cao các tác động của các FTA • DN đánh giá tác động của các FTA với nền kinh tế lạc quan hơn với bản thân DN mình Tác động của các FTA tới nền kinh tế và từng DN Mang lại nhiều cơ hội hơn thách thức cho nền kinh tế 91.84% Sức ép để cơ quan NN cải cách 88.73% Cơ hội để VN thu hút FDI 95.33% Cơ hội để DN VN tham gia chuỗi giá trị toàn cầu 96.35% Cơ hội để hàng VN xâm nhập thị trường XK 94.77% Mang lại nhiều cơ hội hơn thách thức cho DN 80.95% Khiến DN cạnh tranh khó khăn hơn 70.48% Tạo cơ hội mới cho DN 88.52% 3. Doanh nghiệp đã có những tính toán nhất định để tận dụng cơ hội từ các FTA • Đa số DN (88%) có kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất Có Không trong 03 năm tới • DN đã tính tới các khía cạnh cải thiện sản xuất cụ thể Kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất của DN tận dụng cơ hội từ các FTA mới Đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho lãnh đạo DN 47.20% Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân 56.00% Đạt được nhữnge tiêu chuẩn lao động quốc tế 14.80% Tham gia vào chuỗi sản xuất, lĩnh vực sản xuất mới 18.40% Tiếp cận các thị trường mới 57.20% Chuyển đổi sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng 11.60% Tổ chức lại sản xuất để tăng năng xuất 54.40% Cải thiện công nghệ để tăng năng xuất 62.80% Đạt được chứng nhận về môi trường 38.00% Nâng cao chất lượng sản phẩm 80.80% 30 DOANH NGHIỆP CÓ THỂ CHƯA ĐỦ SẴN SÀNG CHO TPP - EVFTA 1. Cam kết không dễ để đọc, hiểu, và chuẩn bị Cam kết phức tạp • Phức tạp về nội dung: 30 Chương, 1.200-6000 trang văn bản, ngôn ngữ hàn lâm, rất nhiều thỏa hiệp • Phức tạp về cách thể hiện: Một vấn đề có thể được nêu ở nhiều cam kết, ngôn ngữ xa lạ (nhiều thuật ngữ mới kể cả trong bản dịch) Hướng dẫn đã có nhưng còn quá ít ỏi • Từ phía Cơ quan Nhà nước: Mới có tóm tắt rất ngắn về EVFTA; tóm tắt mang tính chính sách một vài Chương của TPP • Từ phía VCCI, các Hiệp hội: Mới có cuốn Tóm lược TPP, chưa có các Hướng dẫn TPP trong các lĩnh vực cụ thể 2. Còn nhiều điều cản trở DN tận dụng cơ hội từ TPP – EVFTA • Hai yếu tố cản trở nhất là thông tin cam kết và thực thi từ phía cơ quan NN • DN nhân thức rõ hạn chế trong năng lực cạnh tranh của mình Yếu tổ cản trở DN hưởng lợi từ các FTA Bất cập trong tổ chức thực thi của Cơ quan NN 81.48% Cam kết bất lợi 61.54% Quy tắc xuất xứ quá khó 73.13% Năng lực cạnh tranh thấp so với đối thủ 78.26% Thiếu thông tin về cam kết cà cách thực hiện 84.09% 3. Có nhiều yếu tố cản trở DN cải thiện năng lực sản xuất • Chính sách thuế, tình trạng nhũng nhiễu, thủ tục hải quan, cơ sở hạ tầng, tay nghề lao động, chính sách lương là những yếu tố cản trở nhất • Năng lực của DN (đàm phán, tiếp cận thị trường, công nghệ…) cũng là vấn đề, nhưng mức độ cản trở ít hơn 90.00% 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% h h ng ài i hu ế an an ần g ạc hiễ u ộn g độ tác K go oà t o qu t ho n đ o ối gX n ng ch inhd Hả i hạ qu y ng lao i la ới đ rườ n ớc ướ c hs á sở in hũ hề ườ v t nư n ềk tục gt gn ng ng án thị hệ ng Ch ín v ủ Cơ n n tay o ph n g ườ PL Th thô trạ ch m cậ gn tr n ình đề ng đà iếp ôn ôi hậ T n ươ ực gt nc nm iế pn Vấ hl ngl n ăn cậ uẩ gt c p h ăn sá Nă Khả Tiế iêu c ản ính ct Kh Ch Cá 31 TÓM LẠI DOANH NGHIỆP VN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA? Doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ sở để đón nhận TPP - EVFTA • Biết đến và bắt đầu tìm hiểu • Ủng hộ và lạc quan về các tác động • Đã có ý tưởng và bước đầu có kế hoạch tận dụng cơ hội TPP-EVFTA ... Nhưng doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa sẵn sàng cho TPP - EVFTA • Chưa thể thực sự hiểu cam kết và tác động của chúng • Gặp nhiều cản trở trong việc tận dụng cam kết • Nhiều vướng mắc làm chùn bước DN trong cải thiện năng lực sản xuất Ai có thể giúp Doanh nghiệp sẵn sàng • Doanh nghiệp? • Nhà nước? • VCCI – Hiệp hội? 32 Phiên Chủ đề 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành 33 QUY TẮC XUẤT XỨ: CƠ HỘI ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG XUẤT KHẨU Ông Richard Record, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới TẠI SAO CHÚNG TA LẠI QUAN TÂM ĐẾN (HIỆP ĐỊNH) THƯƠNG MẠI? • Thương mại có thể nâng cao năng suất qua việc hướng nguồn lực đến các ngành có năng suất cao. • Thương mại và đầu tư có thể kết nối các ngành với chuỗi giá trị quốc tế. • Thương mại có thể giúp nâng cao công nghệ trong nước, và tạo động lực hoạt động doanh nghiệp. • Thương mại có thể kiểm tra sức mạnh của độc quyền trong nước, kích thích qui định quản lý tốt hơn. • Thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng • Thương mại có thể đóng góp vào tăng việc làm chính thức, và giảm nghèo đói. QUI MÔ CỦA FTA MỚI CỦA VIỆT NAM LÀ LỚN … TỔNG Với TPP Với EVFTA TỈ $ % % Thương mại VN Xuất khẩu 161 41.6 21.5 Nhập khẩu 153 26.3 6.3 Tổng lượng FDI của VN Ra 2 48.1 4.8 Vào 40 47.1 21.8 Rào cản đối với xuất khẩu của VN Thuế quan - 5.8 5.1 Hàng rào phi thuế quan - 11.0 18.0 • TPP và EVFTA chiếm khoảng 2/3 xuất khẩu và dòng FDI vào của Việt Nam. • TPP quan trọng gấp khoảng 2 lần EVFTA. • Hàng rào thương mại phi thuế quan cao: 17% đối với TPP và 23% đối với thương mại với EU. • Hàng rào thương mại sẽ giảm phần lớn đối với xuất khẩu hàng phụ kiện, dệt, chế biến thực phẩm. …CŨNG NHƯ TÁC ĐỘNG (TIỀM NĂNG) CƠ SỞ TPP EVFTA TỈ $ NĂM 2030 % vào năm 2030 % vào năm 2030 Thu nhập VN 497 8.1 3.6 Thương mại VN Xuất khẩu 357 30.1 11.8 Nhập khẩu 361 29.5 11.5 Tổng lượng FDI của VN Ra 4 7.2 3.9 Vào 108 14.4 6.7 34 • Đây là mức tăng hàng năm so với mức cơ sở vào năm 2030; vẫn sẽ không xác định. • Lợi ích thu được về thu nhập, thương mại là lớn ở cả hai hiệp định. • Lợi ích thu được từ TPP lớn hơn gấp hai lần so với lợi ích thu được từ EVFTA. • Cả thương mại và FDI đều tăng, song thương mại tăng nhiều hơn. VIỆT NAM DỰ KIẾN SẼ CÓ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC LỚN NHẤT… Lợi ích thu được về thu nhập từ TPP vào năm 2030 (% GDP), theo quốc gia •  Các nền kinh tế nhỏ và mở được lợi nhiều nhất xét theo tỉ lệ % GDP, song các nền kinh tế lớn được lợi nhiều nhất xét theo đô-la tuyệt đối. FDI Rào cản phi thuế quan • Việt Nam được lợi nhiều nhất từ cắt giảm đối với dịch vụ Rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa thuế quan và hàng rào phi thuế quan Thuế, hạn ngạch thuế quan hàng hóa (xanh). y am i-a nâ -p o -ru ản -lân -đa i-cô i-lê Úc Kỳ tN i-x u- ga Pê ật B Di -na ê-x Ch a ệ a- la Br inh- Ho Vi M N h Ni u Ca M X • Các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn ngoài khối (Thái Lan, ASEAN) bị mất nhiều nhất. • Các nền kinh tế nhỏ được lợi (Hồng Kông, Đài Loan). FDI • Các nền kinh tế lớn ngoài khối không bị Rào cản phi thuế quan đối với dịch vụ Rào cản phi thuế quan ảnh hưởng nhiều (Trung Quốc, Ấn Độ). đối với hàng hóa Thuế, hạn ngạch thuế quan g n c i-a in c s ôn Âu Loa ga O W uố Đ ộ -x -p uố N IE La n C u N nê ip Q g hâ ài R g Q Ấn - i-l àn N ái ồn C Đ un -đô Ph H EA Th H Tr In AS …khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan giảm… • Đây là những hàng rào mà hàng xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt tính trung bình cho tất cả các đối tác. • Cắt giảm lớn nhất sẽ dành cho hàng phụ kiện, thực phẩm, dệt. • Ảnh hưởng của EVFTA < TPP, một phần là bởi vì EU chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong xuất khẩu của Việt Nam so với Mỹ Thuế quan Hàng rào phi thuế quan Ngũ cốc Thực phẩm Quần áo Dệt may Thực phẩm Quần áo Các sản phẩm Các sản phẩm nông nghiệp khác nông nghiệp khác Dệt may Ngũ cốc Hóa chất Máy móc Ô tô - xe máy Máy tính Kim loại Hóa chất Mỏ Mỏ Các ngành Máy móc sản xuất khác Các ngành sản xuất khác Ô tô - xe máy Máy tính Kim loại Cơ sở EVFTA TPP Cơ sở EVFTA TPP 35 …với những thay đổi có thể trong cơ cấu kinh tế của các thành viên A. Thay đổi về sản lượng và xuất khẩu: Thành viên TPP B. Thay đổi về sản lượng và xuất khẩu: Không phải thành viên TPP Phần trăm Sản lượng Phần trăm Ngũ cốc Ngũ cốc Sản lượng Xuất khẩu Xuất khẩu Các sản phẩm nông nghiệp khác Các sản phẩm nông nghiệp khác Mỏ Mỏ Thực phẩm, rượu bia... Thực phẩm, rượu bia... Textiles Dệt may Quần áo, giày dép Quần áo, giày dép Hóa chất Hóa chất Kim loại Kim loại Thiết bị giao thông Thiết bị giao thông Thiết bị điện Thiết bị điện Máy móc Máy móc Các ngành sản xuất khác Các ngành sản xuất khác Tiện ích Tiện ích Xây dựng Xây dựng Thương mại và giao thông Thương mại và giao thông Truyền thông Truyền thông Tài chính Tài chính Dịch vụ kinh doanh Dịch vụ kinh doanh Dịch vụ xã hội Dịch vụ xã hội Tuy nhiên phần nhiều lợi ích thu được còn phụ thuộc vào quy tắc xuất xứ… • Được sử dụng để tránh sự trệch hướng thương mại trong một hiệp định thương mại chưa có liên minh thuế quan – như TPP và EVFTA – đó là khi thành viên của TPP với mức thuế MFN (qui chế tối huệ quốc) thấp nhất cho một sản phẩm, nhập khẩu và tái xuất sản phẩm này miễn thuế sang một thành viên có mức thuế MFN cao hơn. • Tuy nhiên, Quy tắc xuất xứ có thể là công cụ chính sách thương mại hiệu quả: ○○ Quy tắc xuất xứ có thể hoàn toàn cô lập một ngành không được tự do hóa mà FTA dự kiến mang lại. ○○ Quy tắc xuất xứ có thể bảo vệ các nhà sản xuất hàng hóa trung gian qua việc tạo thuận lợi cho các liên kết cung trong nội bộ FTA. ○○ Quy tắc xuất xứ có thể được sử dụng để thu hút đầu tư trong các ngành chiến lược như đầu tư vào sản xuất sản phẩm dệt. ○○ Hiệu quả của Quy tắc xuất xứ trong ngắn hạn khác với trong dài hạn. • Cái khó nằm ở chi tiết… CÁC LOẠI QUY TẮC XUẤT XỨ • Được sản xuất toàn bộ = Khi chỉ có một quốc gia được xem xét trong quy gán xuất xứ. • Chuyển đổi đáng kể = Khi hai hoặc nhiều hơn hai quốc gia đã tham gia vào quá trình sản xuất. Điều chỉnh từng sản phẩm một và bao gồm 3 loại có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau: ○○ Thay đổi trong Phân loại thuế (CTC) = Yêu cầu sản phẩm cuối cùng phải thay đổi về tiêu đề thuế HS, chương, tiêu đề, tiêu đề phụ, hoặc hạng mục hàng hóa ở nước xuất xứ. ○○ Hàm lượng giá trị (VC) = Yêu cầu % tối thiểu của giá trị gia tăng trong nước ở nước xuất xứ (hoặc % tối đa của giá trị xuất xứ ở các nước không phải là thành viên) ○○ Yêu cầu kỹ thuật (TECH) = Quy định rằng sản phẩm phải trải qua qui trình sản xuất ở nước xuất xứ 36 QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG PHỤ KIỆN TRONG TPP VÀ EVTFA • TTP: QTXX Sợi về sau có hiệu lực, yêu cầu rằng sợi và nguyên liệu sợi sản xuất ở một quốc gia TPP được sử dụng trong việc sản xuất hàng phụ kiện phải đáp ứng tiêu chuẩn và hưởng lợi từ mức thuế 0 theo TPP. Ví dụ: bông → sợi→ dệt→ phụ kiện • EVFTA: phần lớn hàng phụ kiện yêu cầu sử dụng sợi nguyên liệu sản xuất ở Việt Nam hoặc một nước EU, cho dù xuất xứ của sợi ở đâu, với một số ngoại lệ nhất định. Có xu hướng ít hạn chế hơn sơ với TPP ○○ Phụ kiện dệt kim (HS 61): yêu cầu dệt kim hoặc trang trí đối với phần lớn phụ kiện này. Loại phụ kiện được dệt kim khác yêu cầu phải có sự chuyển đổi thêm về sợi. ○○ Phụ kiện phi dệt kim (HS 62): fợi cần phải được dệt ở một nước thành viên EVFTA, cũng như trang trí cho sản phẩm may, bao gồm cả cắt. Cũng có quy tắc thay thế cho phép một số sợi không sản xuất ở nước thành viên EVFTA cho một số sản phẩm. Xuất khẩu hàng phụ kiện của Việt Nam theo nước đến Xuất khẩu phụ kiện được dệt kim (HS-61) Xuất khẩu phụ kiện phi dệt kim (HS-62) Giá trị xuất khẩu tính theo triệu USD Giá trị xuất khẩu tính theo triệu USD năm năm Châu Âu Các đối tác TPP khác Châu Âu Các đối tác TPP khác Hoa Kỳ Nhật Hoa Kỳ Nhật Phần còn lại của thế giới Hàn Quốc Phần còn lại của thế giới Hàn Quốc ○○ Ưu thế của thị trường Mỹ được nổi bât hơn cho hàng xuất khẩu phụ kiện phi dệt kim (HS-61) so với phụ kiện phi dệt kim (HS-62). ○○ EU chiếm 25% xuất khẩu phụ kiện phi dệt kim của Việt Nam nhưng lại chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều trong xuất khẩu hàng phụ kiện dệt kim. Tiếp cận thị trường… Thuế MFN của Mỹ Phụ kiện dệt kim HS-61 Phụ kiện phi dệt kim HS-62 Phần trăm Phần trăm 37 Thuế MFN của EU Phụ kiện dệt kim HS-61 Phụ kiện phi dệt kim HS-62 Phần trăm Phần trăm Gia tăng giá trị trong nước cao hơn trong lĩnh vực dệt/giầy dép Hàm lượng gia tăng giá trị trong nước & nước ngoài trong xuất khẩu của Việt Nam Giá trị trung bình US$ 2008-11 • Ngành chế biến chế tạo sử dụng nhiều đầu vào nước ngoài hơn là trong nước là thiết bị điện và quang (~65% đầu vào NƯỚC NGOÀI nước ngoài), máy móc & thiết bị (~70% đầu vào nước ngoài). • Giầy dép được sản xuất chủ yếu sử TRONG NƯỚC dụng đầu vào trong nước (~60% đầu vào trong nước). • Gia tăng giá trị trong nước là lớn hơn Thiết bị điện và quang Dệt, da, giày dép Máy móc và thiết bị Chế tạo Chung trong các ngành gián tiếp, ngoại trừ dệt Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng và giầy dép. trực tiếp trong nước gián tiếp trong nước nước ngoài Thiết bị điện Dệt, giầy dép Máy móc Giá trị US$; 1995-2010 Giá trị US$; 1995-2010 Giá trị US$; 1995-2010 Giá trị gia tăng trực tiếp trong nước Giá trị gia tăng trực tiếp trong nước Giá trị gia tăng trực tiếp trong nước Giá trị gia tăng gián tiếp trong nước Giá trị gia tăng gián tiếp trong nước Giá trị gia tăng gián tiếp trong nước Giá trị gia tăng nước ngoài Giá trị gia tăng nước ngoài Giá trị gia tăng nước ngoài 38 Tuy nhiên đầu vào nhập khẩu phần lớn là từ các nước không phải thành viên TPP Imports in millions of USD năm Châu Âu Các nước châu Á khác Hoa Kỳ Hàn Quốc Các nước châu Á khác Trung Quốc Hồng Công Phần còn lại của thế giới Việt Nam nhập khẩu phần lớn đầu vào phụ kiện từ các nước không phải thành viên TPP, với Trung Quốc hiện là nước cung cấp lớn nhất hàng trung gian cho ngành phụ kiện, tiếp theo là Hàn Quốc, và Đài Loan, … … có nghĩa là cần phải cơ cấu lại chuỗi giá trị để được hưởng lợi từ các ưu đãi của TPP và EVFTA. KẾT LUẬN… • Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng kinh tế của TPP và EVFTA đối với các nước thành viên, sử dụng mô hình Cân bằng Tổng thể có thể tính được (CGE), và Việt Nam được phát hiện là một trong các quốc gia được hưởng lợi lớn nhất. • Tuy nhiên, chúng ta cần cẩn trọng một chút: ○○ Khó tính đến tính không thuần nhất của doanh nghiệp và ứng phó khác nhau của họ trong việc lựa chọn kết hợp các đầu vào trong nước và nước ngoài khi đối mặt với QTXX. ○○ Khó mô hình hóa yếu tố nâng cấp công nghệ để tuân thủ với QTXX. ○○ Khó mô hình hóa đầu tư nước ngoài tiềm năng sắp tới (nghĩa là sản xuất sợi nguyên liệu và sợi ở Việt Nam). • Để tuân thủ QTXX của TPP và EVFTA và hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường ưu đãi, hội nhập theo chiều dọc của chuỗi cần phải diễn ra ở Việt Nam thông qua thu hút sản xuất sợi nguyên liệu và sợi, cũng như các hoạt động sản xuất khác. • Mặc dù trước khi có hiệu lực, các Hiệp định TMTD mới đã gửi đi những tín hiệu rõ nét mà khu vực tư nhân đang bắt đầu có phản ứng… • Việt Nam có thể quản lý hiệu quả quá trình này như thế nào…? • …và tránh bị tắc trong cái bẫy giá trị gia tăng thấp? 39 VIỆT NAM CÓ THỂ SỬ DỤNG TPP VÀ EVFTA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI BẪY GIÁ TRỊ GIA TĂNG THẤP VÀ NÂNG CẤP CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO? Ông Nguyễn Anh Sơn, Viện trưởng và Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương BẪY GIÁ TRỊ GIA TĂNG THẤP Nền kinh tế Trung Quốc: Trung tâm sản xuất “giá trị gia tăng” thấp ở Đông Á Ngày 16/9/2012 Trung Quốc vội vã để thoát khỏi bẫy sản xuất giá trị gia tăng thấp Thứ 3 ngày 16/6/2015 Mắc bẫy trong các phân đoạn có giá trị gia tăng thấp trong mạng lưới sản xuất toàn cầu: Phân tích ngành công nghiệp chế tạo Philipine dựa trên dữ liệu từ các doanh nghiệp, 1991, 2012 GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CN CBCT Đóng góp của CN CBCT trong GDP Giá trị gia tăng, % of GDP không tăng lên dù đóng góp của nông Nông Nghiệp nghiệp đã giảm nhiều GTGT nội địa trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) Công nghiệp chế biến, chế tạo Kim ngạch xuất khẩu CNCBCT tăng mạnh, nhưng giá trị gia tăng nội địa trong tổng kim ngạch XK giảm, và thấp hơn so với các nước ch ia i-x i-a a- po am ái La n EA N uố c ip -p in -x i-a pu la -g tN AS Q i-l nê a- nh ệ Th ng ô- trong khu vực m Vi Ph Ca M Xi Tr u n- đ I Nguồn: WDI Nguồn: OECD • 〖〗_=(+)/ • Liên kết ngược trong GVCs: Giá trị gia Chỉ số tham gia liên kết ngược và xuôi trong chuỗi GTTC, 2011 tăng nước ngoài có trong tổng kim ngạch Chỉ số tham gia liên kết ngược Chỉ số tham gia liên kết xuôi xuất khẩu (FVA)- FVA càng cao, độ phụ Xinh-ga-po thuộc vào nguồn đầu vào từ nước ngoài càng cao Ma-lai-xi-a Campuchia • Liên kết xuôi trong GVCs: Giá trị gia tăng In-đô-nê-xi-a nội địa có trong tổng kim ngạch xuất khẩu Phi-lip-pin của nước ngoài (DVX) – DVX càng cao, giá Việt nam trị gia tăng nội địa càng có ý nghĩa đối với ASEAN XK của nước ngoài Thái lan • Việt Nam có tỉ lệ tham gia vào chuỗi giá trị Trung Quốc toàn cầu thấp hơn các quốc gia láng giềng khác, có FVA cao nhưng DVX thấpX Nguồn: OECD 40 MỨC ĐỘ THAM GIA CHUỖI GTTC TRÁNH BẪY GIÁ TRỊ GIA TĂNG THẤP Lắp ráp = GTGT thấp nhất! Hoạt động lắp ráp thâm dụng lao động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí SX Phân bố giá trị của Iphone, 2010 Giá trị gia tăng Chi phí LĐ Chi phí lao động khác 3.5% R&D, công nghệ Trung Quốc: Dịch vụ sau bán hàng Cao 1.8% SX PTLK Thương hiệu bán hàng Chi phí NVL 21.9% Khác 5.3% Apple 58.5% Lắp ráp GTGT biên: lớn GTGT biên: lớn Hàn Quốc 4.7% Thấp GTGT biên: nhỏ Nhật Bản 0.5% Chuỗi sản xuất Thượng nguồn Hạ nguồn Đài Loan EU Hoa Kỳ 0.5% 1.1% 2.4% Nguồn: RIETI, 2010 Nguồn: Forbes, 2011 CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG CN DỆT MAY Tổng KNXK Kéo sợi Dệt Nhuộm Vải Dệt (95% SME) % số DN: 1.8% XK: 2.4 bil USD bil USD GTGT GTGT trong nước Nước ngoài NK: 1.1 bil USD bil USD 37.47% 63.53% (LK ngược) May Thu mua Marketing/ Thương hiệu Thiết kế Cắt/May (85% SME) NVL Phân phối % số DN: 74.5% GTGT trong GTGT trong hàng hóa SP cuối cùng trung gian XK: 21.0 bil USD CMT 70% 43.55% 18.98% NK: 0.5 bil USD OEM/FOB 25% ODM 4% Sử dụng tại nước NK Xuất khẩu sang hoặc XK ngược lại nước thứ 3 OBM 1% 7.02% 11.96% (Forward) Nguồn: OECD Nguồn: GSO, WB, Trademap, VITAS CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG CN Ô TÔ DN SXLR: TL: 16 doanh nghiệp VN: 20 doanh nghiệp DN lớn/MNCs Nhà cung cấp cấp 1: TL: 690 doanh nghiệp VN: 84 doanh nghiệp SMEs (cơ khí, điện Nhà cung cấp cấp 2 & 3: tử, cao su-nhựa, TL: 1700 doanh nghiệp hóa chất, v.v…) VN: 145 doanh nghiệp Nguồn: BOI (TL data), IPSI (VN data) 41 FTAS MỚI – ĐỘNG LỰC CHÍNH GIÚP TẠO RA GIÁ TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ TẠO? Các tiềm năng trong bối cảnh FTAs mới: • Trung tâm chế tạo của thế giới • Cửa ngõ kết nối với thị trường thế giới EV • Khu vực hấp dẫn FDI FT A • Tái cấu trúc chuỗi cung ứng với ASEAN là EK FT trọng tâm A TPP NAFTA RCEP EU SF TA Nguồn: Tác giả CÁC CHƯƠNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP CỦA FTAS VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG TPP EVFTA Những tác động tiềm năng Tiếp cận thị Chương 2 Chương 2 (Phụ lục 2b • Mở rộng thị trường XK trường (lộ trình về ô tô và phụ tùng ô tô) • Thu hút FDI cắt giảm thuế) • Giảm chi phí đầu vào • Phát triển CNCBCT trong nước ○○ Áp lực cạnh tranh lớn hơn Quy tắc xuất Chương 3 (Phụ Chương 4 • Tái cấu trúc chuỗi GTTC xứ (ROOs) lục 3D & Tiểu Phụ • Nâng cấp chuỗi GT lục 1 về ô tô) • Thu hút FDI Chương 4 – Dệt • Phát triển CNCBCT trong nước may ○○ Rào cản để hưởng thuế 0% ○○ Chi phí thich nghi FTAS VỚI CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TPP EVFTA Đi từ sợi Đi từ vải Kéo sợi Dệt Nhuộm Vải Thu mua Marketing/ Thương hiệu Thiết kế Cắt/May NVL Phân phối Nâng cấp chuỗi GT sử dụng FTAs Nâng cấp chuỗi GT không sử dụng FTAs Nguồn: Tác giả 42 FTAS VỚI CÔNG NGHIỆP Ô TÔ QTXX đối với ô tô và phụ tùng ô tô trong TPP mang đến tia hy vọng mới cho CN TPP ô tô VN Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu: $44 (43) tỷ (PV); $10 (10) tỷ (phụ tùng) Nhà Cung cấp Xe máy, phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy Nhập khẩu: $27 (20) tỷ (PV); $20 (17) tỷ (phụ tùng) Cấp 1 Việt Nam Xuất khẩu: $88 (45) tỷ (PV); $32 (12) tỷ (phụ tùng) NAFTA: RVC ≥ 62,5% XUẤT KHẨU Xuất khẩu: $61 (22) tỷ (PV); $42 (34) tỷ (phụ tùng) Các nước Nhập khẩu: $154 (98) tỷ (PV); $62 (37) tỷ (phụ tùng) NHÀ LẮP RÁP P khác Đà hi-li i B p-p Cấp 2, 3 Mê- ắc in Xuất khẩu: $32 (25) tỷ (PV); $22 (21) tỷ (phụ tùng) xi-c Trung Quốc ô Nhập khẩu: $8 (4) tỷ (PV); $22 (17) tỷ (phụ tùng) In-đô-nê-xi-a Nhà cung cấp Việt Nam THỊ TRƯỜNG ATIGA: RVC ≥ 40% Hoa Kỳ FDI (cấp 1) ốc TRONG NƯỚC Đức Qu n Thái Lan Hà Xe nguyên chiếc Xuất khẩu trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu TPP: RVC: 45% (CBU), 35-45% (phụ tùng) Nhập khẩu: $15 (7) tỷ (PV); $2 (1) tỷ (phụ tùng) Trước TPP: phụ thuộc vào thị trường trong nước quy mô nhỏ, phân tán, CNHT kém phát triển Sau TPP: Phát triển CNHT định hướng xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển CN ô tô trong nước Nguồn: Tác giả GỢI Ý CHÍNH SÁCH • Đổi mới chiến lược thu hút FDI  hu hút các FDI thâm dụng công nghệ, có hiệu ứng lan tỏa rộng, kết nối với công nghiệp ○○ T trong nước ○○ Cải thiện môi trường đầu tư (thông qua các chỉ số đánh giá của WEF, WB…) ○○ Thu hút FDI mục tiêu thông qua đàm phán • Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ○○ Gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo  hát triển các chương trình TVET/giáo dục kỹ thuật có tính thực tế hơn, phù hợp với nhu ○○ P cầu của doanh nghiệp • Xây dựng năng lực doanh nghiệp trong nước ○○ Nâng cao năng suất, tiêu chuẩn chất lượng ○○ Đào tạo nâng cao năng lực kaizen, QCD, quản lý sản xuất ○○ Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 43 CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI MỚI CỦA VIỆT NAM CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHÌN LẠI HNQT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP • Tích cực: Mở rộng thị trường, tăng KNXK và thị phần, liên tục xuất siêu ○○  ○○ NK nông sản ít lợi thế đáp ứng nhu cầu nội địa ○○ Cải thiện năng lực cạnh tranh ○○ Tạo việc làm, cải thiện thu nhập, giảm nghèo • Hạn chế: ○○ Lợi ích đem lại thấp hơn nhiều tiềm năng, thấp hơn các ngành khác ○○ SX phụ thuộc vào nguyên liệu NK ○○ Cạnh tranh nông sản yếu, chất lượng và VSATTP thấp ○○ Thu nhập ND và hiệu quả DN thấp • Lý do: ○○ Xuất phát điểm thấp, nhiều rủi ro và đầu tư chưa thỏa đáng ○○ Thiếu chuẩn bị về nội lực, thiếu nghiên cứu KH trước hội nhập ○○ Thiếu hỗ trợ kỹ thuật, pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng để thực thi cam kết ○○ Thiếu giải pháp, CS quản lý rủi ro, không kiểm soát được TM biên mậu (Lây lan dịch bệnh, gian lận TM) ○○ Đổi mới thể chế chậm, môi trường đầu tư chưa thuận lợi TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VỚI TPP VÀ EU Liên tục xuất siêu ở các thị trường TPP và EU. Việt Nam có lợi thế tương đối về nông nghiệp. Với thị trường TPP Với thị trường EU Triệu đô Triệu đô Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Xuất khẩu Nhập khẩu Triệu đô Xuất khẩu Thị trường EU TPP khác Tỉ Đô Thị trường EU TPP khác Bò sống Lợn sống Máy nông nghiệp Thuốc trừ sâu Phân bón Gỗ nguyên liệu Đồ gỗ chế biến Thịt lợn Đậu tương Thủy sản Thịt bò Gà sống Thịt gà Sản phẩm từ sữa Bột cá Hàng rau quả Sữa Ngô Ca ê m su ạo u n ả u tra ph gỗ iề Tô sả qu iê G o tđ tt Cá Cà từ u ủy Hạ Hạ ra SP Th ng và Hà ỗ G Nguồn: USDA, UN ComTrade 44 MỨC HỖ TRỢ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THẤP (2011-2013) m i-a Vi xin un -đa n c a ỳ c Úc a ô Hà len n ê ật D Uy en i I-x ỹ 7 Sỹ Ph uố ĩK uố -lâ Ng i-n c ta i-l M Na Th U2 EC Nh -x xi- a- Ca ra- a ơ- Ch -x Q Q Di Na ra Nh ụy nê m -n E Br ê- O ắc ệt -x c g n Na Ca u Th ô- M U- Ai ổ -d Ni -đ Tr In Nguồn: OECD 2015 TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU DỰA TRÊN GIÁ THẤP Xếp hạng theo khối Xếp hạng theo giá trí Xếp hạng theo giá lượng xuất khẩu xuất khẩu xuất khẩu Hạt điều 1 1 6 Tiêu đen 1 1 8 Hạt cà phê 2 2 10 Sắn 2 2 6 Gạo 3 4 10 Cao su 4 4 10 Chè 5 7 10 Nguồn: Tính toán từ số liệu FAOSTAT CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP KÉM PHÁT TRIỂN GDP ngành nông nghiệp / GDP nông nghiệp cơ bản, 2011 i-a am n n ô a a ộ c -lê La xi uố -c in -c Đ -b hi a- tN nt xi an Ấn Q m ái C ê- Br ge i-l ệ lô Th àn M Vi Xr Ar ô- H C Nguồn: Ngân hàng Thế giới 45 CAM KẾT THUẾ QUAN VÀ CƠ HỘI XK Ngành Cơ hội mở cửa thị trường XK Gạo  PP và EU không phải thị trường chính, XK TPP nhiều hơn EU (Malay, Sing, Mỹ, Mexico, EU,…) • T • TPP: Còn dư địa thuế: Malaysia, Mexico, Chile, Peru, Hoa Kỳ: 0-20% (cắt giảm về 0 sau 8-15 năm). Nhật Bản, EU: Hạn ngạch- • Thị trường tiềm năng: Mexico, Malaysia Rau quả  PP và EU không phải thị trường chính: Hoa Kỳ, Nhật, Malaysia, EU (nhiều: ớt, ngô • T ngọt; ít: xoài, thanh long, vải) • TPP: Còn dư địa thuế: Canada, Nhật, Mexico, Chile, Peru, Hoa Kỳ: 0-29.8% (cắt giảm về 0 sau 1-15 năm), riêng Mexico dư địa lớn do đang bảo hộ với khoai tây (245%), đậu đen, đậu trắng (125%). • EU: 0-20.8% (chủ yếu cắt giảm ngay về 0) • Thị trường tiềm năng: Hoa Kỳ (vải, nhãn, xoài), EU (thanh long, ớt,…), Mexico (xoài, thanh long, vải), Canada (hoa quả nhiệt đới), Úc+NZL (xoài, thanh long) Tôm & Cá • TPP, EU thị trường chính: Hoa Kỳ, Nhật, EU, Mexico tra • TPP: Còn dư địa thuế: Nhật, Canada, Chile, Mexico, Hoa Kỳ: 0-20% (cắt giảm ngay về 0 riêng Nhật và Mexico: 10-15 năm) • Thị trường XK tiềm năng cao: EU, Mexico; thấp: Mỹ, Canada Điều, Tiêu & • TPP và EU là thị trường chính: Mỹ, Singapore, Nhật, Malaysia, EU, Úc, Canada Cà phê • TPP: Còn dư địa thuế: Nhật, Canada, Chile, Mexico, Peru: chủ yếu từ 0-9% và cắt giảm về 0 ngay năm đầu tiên. Mexico bảo hộ thuế với mặt hàng café; EU: 0-9% và giảm về 0 • Thị trường XK tiềm năng: Mexico (điều, tiêu,…); EU (cà phê); TPP (cà phê hòa tan) Cao su tự • TPP và EU không phải thị trường chính: Malaysia, Mỹ. nhiên • Chỉ còn Chile còn dư địa thuế: 6%, cắt giảm ngay về 0.- Thị trường tiềm năng: Ít do cung vượt cầu (Chi Lê, Malaysia,…) Gỗ & Đồ nội • TPP và EU là thị trường chính thất • Còn dư địa thuế Canada, Chile, EU (0-10% ngay về 0); Mexico, Peru (9-15% về 0%, 6-10 năm) • Thị trường tiềm năng (thấp): Peru, Chile, Canada, Mexico,… CAM KẾT THUẾ QUAN VÀ CẠNH TRANH VỚI NK Ngành hàng Cạnh tranh Thịt trâu bò • Còn dự địa thuế: Úc, NZL, Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 5-30% về 0%, 3-4 năm. • Thị trường NK chính: Úc, NZL, Mỹ Sữa • Còn dư địa thuế: Úc, NZL Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 0-20% về 0%, 5-6 năm. Riêng với thị trường Úc, NZL, mặt hàng sữa bột (chất béo>1.5%) thuế đã về 0. • Thị trường NK chính: Úc, New Zealand, Mỹ Thịt lợn • Còn dư địa thuế cho Úc, NZL: 7% về 0% vào 2020. Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 15-27% về 0%, 10 năm • Thị trường NK chính: Mỹ, Canada, EU (Tây Ban Nha, Đan Mạch,…) Thịt gia cầm • Còn dư địa thuế: 0-40% về 0% sau 13-14 năm. • Thị trường NK chính: Mỹ TĂCN • Còn dư địa thuế (ngô, đậu tương): Úc, NZL, Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 0-10% về 0% sau 3-8 năm. • Thị trường NK chính: Ấn Độ (ngô), Mỹ (ngô, đậu tương), Đan Mạch (đậu tương) Thuốc trừ • Còn dư địa thuế: Úc, NZL, Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 0-6.5% về sâu 0% ngay • Thị trường NK chính: Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Anh, Pháp Phân bón • Còn dư địa thuế cho Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Mỹ, EU: 0-6% về 0% ngay. • Thị trường NK chính: Bỉ, Đức, Ba Lan Máy NN • Còn dư địa thuế: Úc, NZL, Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 0-20% về 0% sau 4-6 năm • Thị trường NK chính: Hà Lan, Đức, Ý Rau quả • Còn dư địa thuế cho Úc, NZL, Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 5-20%, cắt giảm về 0 sau 3-5 năm. • Thị trường NK chính: Mỹ, Úc, EU Gỗ nguyên • Còn dư địa thuế (ít): Úc, NZL, Nhật, Chile, Canada, Mexico, Peru, Hoa Kỳ, EU: 0-3%, liệu về 0% ngay • Thị trường NK chính: Mỹ, Malaysia, NZL 46 CAM KẾT PHI THUẾ QUAN Cam kết TPP EU Thách thức Quy tắc xuất • Xuất xứ thuần • Xuất xứ thuần túy: • Khả năng chứng nhận hạn chế xứ túy: gạo, sữa gạo, điều bóc vỏ, • Khả năng truy xuất nguồn gốc xuất xử từ (nguyên liệu tiêu, cà phê, thủy nguyên liệu yếu sữa bơ) sản CB, tôm, thịt • GT nguyên liệu lợn, thit bò, thịt nội khối > 40%: gà… NLTS khác • Giá trị tất cả nguyên liệu sản xuất không vượt quá 70% giá xuất xưởng: cao su, đồ gỗ nội thất SPS • Điều kiện khu vực • Tỷ lệ hài hòa hóa thấp: 38% (TBT, SPS • Công nhận tương đương chung) • Phân tích nguy cơ • Minh bạch: khó đảm bảo quy định xin ý • Thanh tra kiến nước thành viên do thời gian XD • Kiểm tra nhập khẩu văn bản ngắn • Minh bạch hóa • Thiếu năng lực KH khi XD và phản biện • Giải quyết tranh chấp (EU: chưa có quy • Thiếu phối hợp liên ngành khi XD, thực định riêng) thi • Thiếu cơ quan cung cấp DVC cho DN TBT • Minh bạch hóa • Khó đưa ra rào cản cao do năng lực DN • Hợp tác trong nước và năng lực đánh giá rủi ro • Giám sát thấp • Dán nhãn (EU: chi tiết hơn, TPP: Không • Kiểm tra, thanh tra tốn thời gian, chi phí rõ) • Năng lực giải quyết tranh chấp yếu • Hỗ trợ kỹ thuật (EU: chi tiết hơn) Sở hữu trí • Nhãn hiệu, • Chỉ dẫn địa lý • Nguy cơ mất SHTT với gen tự nhiên và tuệ bằng sáng chế • SHTT giống cây kiến thức truyền thống • SHTT với gen trồng • Thiếu năng lực xử lý tranh chấp tự nhiên, kiến • Đơn giản về ngoại thức truyền lệ và bãi bỏ SHTT thống • Không quy định • Minh bạch minh bạch Đầu tư • Đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia • Chính sách hay thay đổi • Không dùng CS điều kiện ĐT • Chuyển giá, trốn thuế • Bồi thường do vũ trang, bất ổn XH, CS • Năng lực NC, pháp lý yếu • Không trưng dụng/quốc hữu hóa DA ĐT, • Một số quy định chưa phù hợp: Luật trừ mục đích công và có bồi thường ĐT (bồi thường), phân biệt đối xử (mua • Công nhận, cho chuyển nhượng tài sản hàng, quyền NK) • Nhà ĐT có thể kiện, giải quyết ở ICSID, UNCITRAL Lao động • Có chương • Không có chương • Tổ chức nghiệp đoàn DNNN, HTX riêng riêng • Lao động trẻ em trong chuỗi XK: Cả nước 1,75 triệu LĐ trẻ em: 85% ở NT; • Khẳng định Tuyên bố 1998 của ILO 67% làm NN (ILO, 2012) 47 ĐÁNH GIÁ CHUNG Ngành Tác Mức độ Cơ hội Thách thức hàng động TPP EU TPP EU TPP EU Gạo Tích cực TB Thấp Mở cửa thị trường XK, SPS, TBT SPS, TBT, FDI hạn ngạch, (Mexico, Malaysia,.) cạnh tranh Cambodia Rau quả Tích cực Cao Cao Mở cửa thị trường XK, SPS, công nghệ CB, NK tăng NK (Mỹ, Úc, NZL, NB, canh tranh trong nước về VSATTP Canada, EU,..) Cà phê Tích cực TB Cao Mở cửa thị trường XK, Công nghệ CB FDI vào CB Điều Tích cực Cao Thấp Mở cửa thị trường XK SPS, tiêu chuẩn Nguồn gốc (Mexico,...), FDI vào CB QT xuất xứ, SPS, tiêu chuẩn QT Cao su Tích cực Thấp Thấp Mở cửa thị trường XK Công nghệ CB, cung vượt cầu Tiêu Tích cực Cao Thấp Mở cửa thị trường XK SPS SPS (Mehico,…) Ngư nghiệp Tích cực Cao Cao Mở cửa thị trường XK SPS, TBT, công nghệ CB, thuế (Nhật, Mỹ, Mexico, chống bán phá giá EU,…) Sản phẩm Tích cực TB TB Mở cửa thị trường XK Nguồn gốc xuất xứ, nguồn hợp từ gỗ pháp; Đầu tư tăng → cạnh tranh tăng (làng nghề) Chăn nuôi Tiêu cực Cao Cao Đặt yêu cầu chất lượng Cạnh tranh hàng NK, Giá TĂCN (SPS, TBT) giảm thấp Phân bón Tích cực Tiêu Tiêu Mở cửa thị trường NK, thuốc trừ cực cực cải thiện đầu vào sâu và máy nông nghiệp ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG Phát triển thị trường • Đẩy mạnh chế biến: rau quả, thủy sản • Xây dựng chuỗi phân phối ra nước ngoài, xây dựng thương hiệu • Mở rộng thị trường và thúc đẩy XK: ○○ Rau quả: Mỹ, NZ, Úc, Canada, Nhật Bản, EU ○○ Cao su: Malaysia ○○ Gạo: Malaysia, Mexico ○○ Tôm, cá tra: EU, Nhật Bản, Mỹ, Mexico Phát triển và quản lý sản xuất • Tăng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của gia trại, trang trại • Sản xuất theo chuỗi giá trị, kiểm soát chặt chẽ sử dụng hóa chất trong nuôi trồng • Quản lý chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý Ứng phó với đầu tư • Thu hút FDI (công nghệ cao, đầu vào cơ bản, giống, CN hỗ trợ…) • Nâng cao năng lực cạnh tranh DN trong nước • Hỗ trợ phát triển các chuỗi phân phối trong nước • Thúc đẩy DN Việt Nam đầu tư sang các nước trong khối Tiêu chuẩn chất lượng • Hài hòa hóa quy định phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế • Thiết lập hệ thống các cơ sở KH để XD và phản biện các biện pháp 48 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP • Rà soát cam kết, hoàn thiện môi trường chính sách • Cung cấp dịch vụ công hỗ trợ hội nhập, xúc tiến TM, XTĐT ○○ Thành lập đơn vị ở cấp TW+ĐP tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ DN ○○ Xây dựng và tăng cường năng lực cho các đơn vị cung cấp DVC về QLCL và VSATTP ○○ Xây dựng tổ chức chuyên nghiệp về thông tin, phân tích, phát triển thị trường • Nâng cao khả năng vận dụng các biện pháp được áp dụng. • Đẩy nhanh TCC ngành NN trên thực tiễn MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ KỸ THUẬT • Xây dựng HT thông tin thị trường, hội nhập, đặc biệt từ thị trường nước ngoài (tiêu chuẩn, kỹ thuật, nhu cầu, thị hiếu,...) • Nghiên cứu và tăng cường năng lực nghiên cứu: ○○  ánh giá tác động hội nhập, tác động CS TM, đầu tư Đ ○○ Năng lực cạnh tranh của các chuỗi giá trị nông nghiệp ○○ Xâm nhập, tiếp cận thị trường TPP, EU ○○ Cơ hội đầu tư vào TPP, EU • Hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn/quy chuẩn SPS/TBT • Tăng cường năng lực cung cấp DVC cho XTĐT, phát triển chuỗi giá trị, quản lý chất lượng và VSATTP 49 PHỤ LỤC MẶT HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG XK TIỀM NĂNG CỦA NNVN ĐỐI VỚI TPP VÀ EU Tiềm năng xuất khẩu sang TPP Tiềm năng xuất khẩu sang EU KNXK của VN sang thế giới (Tỷ USD-Thang Log) Gạo KNXK của VN sang thế giới Hàng thủy sản Hàng thủy sản Cà phê Gỗ và Gỗ và (Tỉ Đôla -Thang Log) Gạo SP từ gỗ SP từ gỗ Hạt điều Hạt tiêu Hạt điều Hàng rau quả Cao su Hàng rau quả tự nhiên Cà phê Hạt tiêu KN NK của TPP từ thế giới Cao su KNNK của EU từ thế giới (Tỷ USD-Thang Log) tự nhiên (Tỷ USD-Thang Log) Các thị trường XK tiềm năng của VN sang TPP và EU Chỉ số bổ trợ thương mại TC Nhật Mỹ Tây Ban Nha Ý Pháp Bru-nây Ma-lai-xi-a Anh Bỉ Hà Lan Mê-xi-cô Đức Tỉ số tương đồng xuất khẩu XS Nguồn: Tính toán từ dữ liệu UN Comtrade TIỀM NĂNG CỦA XK NN TỪ TPP VÀ EU VÀO VN Tiềm năng XK TPP sang Việt Nam Tiềm năng XK EU sang Việt Nam Thủy sản Hàng rau quả Kim ngạch xuất khẩu của EU ra thế giới Hàng rau quả Gỗ nguyên liệu Thủy sản KNXK của TPP ra thế giới Gỗ nguyên liệu (Tỷ USD_Thang Log) Sản phẩm từ sữa Sữa Tỷ USD_Thang Log Sữa Đậu tương Thuốc trừ sâu Ngô Phân bón Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới (Tỷ USD_Thang Log) Tỷ USD_Thang Log Tiềm năng XK TPP và EU sang Việt Nam Đức Anh Pê-ru Chi-lê Chỉ số bổ trợ thương mại Ca-na-đa Xinh-ga-po Mỹ Niu Di-lân Chỉ số tương đồng xuất khẩu SX Nguồn: Tính toán từ dữ liệu UN Comtrade 50 THUẾ NK CỦA 1 SỐ NƯỚC TPP VÀ EU AANZFTA ATIGA VJEPA WTO New Malay- Singa- Úc Brunei Japan Canada Chile Mexico Peru USA EU Zealand sia pore Hiện hành - - - 15-20 - 0/TRQ - 6 0-20 0-9 11.2 0/TRQ Gạo Năm cuối - - - Y11 - - Y8 Y11 N/A Y15 Hiện hành - - - - - 0-15 0-12.5 6 0-245 0-17 0-29.8 0-14.4 Rau N6 (ớt N10 (ơt N1 (chủ N1, ngô Năm cuối - - - - - Y1 Y1 Y5 Y6 N3, ngô yếu) ngọt N5 N1-N4) Hiện hành - - - - - 0-15 0-14.5 6 0-45 9-17 0-29.8 0-20.8 N11 N10 Quả (xoài, (xoài, N1 (chủ Năm cuối - - - Y11 thanh Y1 Y1 Y16 Y16 thanh yếu) long, long, vải N1) vải N1) Hiện hành - - - - - 0-20 0-17 6 20 9-17 0-131.8 15-40 Rau quả chế biến Năm cuối - - - - - Y16 Y1 Y1 Y16 Y11 Y10 Y8 Hiện hành - - - - - - 0-5 6 20 - - 6-20 Tôm Năm cuối Y1 Y1 Y15 Y6 Hiện hành - - - 3.5-15 - 6 20 - 0-3 5.5-16 Cá tra Năm cuối Y11 Y1 Y10 Y1 Y8 Hiện hành - - - - - - - 6 20 9 - - Điều Năm cuối Y1 Y1 Y1 Hiện hành - - - - - 0-3 0-3 6 20 0-9 - 0-4 Tiêu Năm cuối Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Hiện hành - - - - - 0-5 - 6 20-72 9-17 - 0-9 Chưa Cà phê rang: N10- Năm cuối Y1 Y1 Y1 Y1 10%; Đã rang: N5-36% Hiện hành - - - - - - - 6 - - - - Cao su TN Năm cuối Y1 Gỗ Hiện hành - - - - - 0-10 0-9.5 6 0-20 0-9 0-10.7 0-10 nguyên liệu Năm cuối Y16 Y1 Y1 Y10 Y11 Y1 Y6 Hiện hành 0-5 5 0-5 - - - 0-9.5 6 10-15 9 - 0-2.7 Đồ nội thất gỗ Y4/ Năm cuối 2020 Y1 Y1 Y1 Y1 Y6 Y1 2020 51 THUẾ NK CỦA VIỆT NAM AANZFTA ATIGA VJEPA WTO NZL Malay- Singa- Úc Brunei Japan Canada Chile Mexico Peru USA EU sia pore Rau quả Hiện hành 5-7 5-7 - - - 11-14 15-20 15-20 15-20 15-20 15-20 15-20 (khoai tây, nho) 2017- 2017- Năm cuối - - - Y3-4 Y3-4 Y3-4 Y3-4 Y3-4 Y3-4 Y3-5 2018 2018 Hiện hành 7 7 - - - 15-17 15-27 15-27 15-27 15-27 15-27 15-25 Thịt lợn Năm cuối 2020 2020 - - - Y10 Y10 Y10 Y10 Y10 Y10 Y10 Hiện hành 5 5 - - - 11 15-31 15-31 15-31 15-31 15-31 14-30 Thịt trâu bò Năm cuối 2018 2018 - - - Y3 Y3 Y3 Y3 Y3 Y3 Y4 Thịt gia Hiện hành 0-20 0-20 0-5 0-5 0-5 5.5-11 20-40 20-40 20-40 20-40 20-40 20-40 cầm & phụ Năm cuối Y13 Y13 Y13 Y13 Y13 Y13 Y13 Y13 Y13 Y13 Y13 Y14 phẩm Hiện hành 0-7 0-7 - - - 3-20 3-20 3-20 3-20 3-20 3-20 3-20 Sữa Năm cuối 2019 2019 - - - Y5 Y5 Y5 Y5 Y5 Y5 Y6 Hiện hành 0-7 0-7 - - - 4-5 5-10 5-10 5-10 5-10 5-10 5-10 Ngô (TACN) Năm cuối 2018 2018 - - - Y5 Y5 Y5 Y5 Y5 Y5 Y8 Hiện hành 0-7 0-7 - - - 0-8 0-8 0-8 0-8 0-8 0-8 0-8 Đậu tương Năm cuối Y3 Y3 - - - Y3 Y3 Y3 Y3 Y3 Y3 Y3 Bôt cá Hiện hành - - - - - - - - - - - - Hiện hành 0-5 0-5 - - - 0-5 0-6.5 0-6.5 0-6.5 0-6.5 0-6.5 0-5 Thuốc trừ sâu Năm cuối Y1 Y1 - - - Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Hiện hành - - - - - 0-3.6 0-5 0-5 0-5 0-5 0-5 0-6 Phân bón Năm cuối - - - - - Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Gỗ Hiện hành 0-3 0-3 - - - 0-3 0-3 0-3 0-3 0-3 0-3 0-3 nguyên liệu Năm cuối Y1 Y1 - - - Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Y1 Máy Hiện hành 0-5 0-5 - - - 0-11 0-20 0-20 0-20 0-20 0-20 0-20 nông nghiệp Năm cuối 2017 2017 Y4 Y4 Y4 Y4 Y4 Y4 Y6 52 ẢNH HƯỞNG CỦA FTAS TỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc, VINATEX TỔNG QUAN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Thông tin chung • Đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp • 2,5 triệu công nhân, chiếm 5% lực lượng lao động của Việt Nam • Đứng thứ 2 về xuất khẩu, đóng góp 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước • Đứng thứ 5 trên tổng số 156 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới Lĩnh vực Số DN Năng lực sản xuất Thượng nguồn Chế biến bông 4 8.000 tấn Xơ tổng hợp 400.000 tấn 9 Sợi filament 182.000 tấn Kéo sợi 103 900.000 tấn Trung nguồn Vải dệt thoi 388 800 triệu m2 Vải dệt kim 100 110.000 tấn Vải không dệt 9 16.000 tấn Nhuộm và hoàn tất 177 1.200 triệu m2 Khăn bông 62.000 tấn Hạ nguồn Sản phẩm may 4,424 4.000 triệu sp TỔNG 5,214 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 2001-2016 Tỷ trọng KNXK Dệt May của Việt Nam trên thế giới Mỹ Châu Âu Nhật Bản Hàn Quốc Khác Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Trademap & Hải quan Việt Nam MỘT SỐ THỰC TẾ ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN VỀ NGÀNH DỆT MAY VN • Ngành Dệt may là ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên trong các hiệp định FTAs: 53  ợi thế cạnh tranh về thứ hạng xuất khẩu tại các thị trường lớn: đứng thứ 2 tại Mỹ, thứ 6 tại ○○ L châu Âu, thứ 2 tại Nhật Bản và thứ 2 tại Hàn Quốc  huế nhập khẩu DM tại các nước tham gia FTAs với Việt Nam khá cao tuy nhiên đang giảm ○○ T theo lộ trình. Ví dụ: tại Mỹ là 17-18%, tại châu Âu là 8-12%...  gày càng hội nhập sâu hơn vào Chuỗi Giá trị Dệt may Toàn cầu với những công đoạn có ○○ N giá trị gia tăng ngày một cao • Tiềm năng phát triển: GDP bình quân đầu người 2015 (USD) Tỷ trọng XKDM/Tổng KNXK (%) Trung Quốc 8,198 11.90% Ấn Độ 1,781 14.10% Đài Loan 41,000 3.90% Hàn Quốc 28,328 2.70% Việt Nam 2,189 16.60% • Chế độ cho cán bộ công nhân viên (CBCNV): Đối với các doanh nghiệp Dệt May hàng đầu Việt Nam, thu nhập trung bình của CBCNV từ ○○  4800 – 5400 USD/năm; đối với Vinatex, thu nhập trung bình của CBCNV là 3600 USD/năm, cao hơn so với mức GDP bình quân đầu người cả nước.  iều kiện làm việc: Ngoài chế độ tiêu chuẩn, Vinatex có chế độ hỗ trợ thêm cho CBCNV ○○ Đ như phục vụ ăn ca, xây dựng khu nhà cho CBCNV thuê với giá rẻ (đối với CBCNV chưa có nhà ở), chính sách lương, thưởng để khuyến khích CBCNV phát huy tối đa năng lực, không ngừng nâng cao năng suất làm việc… ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC FTAS TỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM • Ảnh hưởng của các Hiệp định trước đây:  001-2006: với Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (US-VN BTA), KNXK ○○ 2 dệt may VN tăng trưởng trung bình 1 tỷ USD/năm, tăng từ 2 tỷ USD lên 6,5 tỷ USD.  007–2015: với việc VN gia nhập WTO, cùng với các Hiệp định FTA ASEAN – Nhật Bản và ○○ 2 ASEAN – Hàn Quốc được ký kết và có hiệu lực, KNXK dệt may VN tăng trưởng trung bình 2 tỷ USD/năm, tăng từ 6,5 tỷ USD lên 26,8 tỷ USD. • Ảnh hưởng của các Hiệp định hiện nay:  ới các FTAs hiện nay như TPP, FTA Việt Nam – EU và những hiệp định khác, KNXK dệt ○○ V may VN hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn nữa trong những năm tới. CƠ HỘI TỪ CÁC FTAS CƠ HỘI Tiết kiệm thuế • Thị trường Hoa Kỳ: 73,1% số dòng thuế sẽ được đưa về 0% ngay; 19,7% số dòng thuế sẽ được 54 giảm 35% đến 50% và xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 11 & 13; 7,2% số dòng thuế sẽ bằng 0% vào năm thứ 6. •  hị trường Canada: 42,9% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Canada có thuế 0% năm đầu T tiên và 57,1% kim ngạch có thuế 0% vào năm thứ 4. • E  U market: Thuế quan sẽ được xóa bỏ hoàn toàn sau 7 năm. Thuế trong năm đầu tiên không cao hơn GSP. Lộ trình xóa bỏ thuế quan sẽ kéo dài từ 3-7 năm, trong đó một số dòng thuế sẽ được xóa bỏ hoàn toàn ngay khi hiệp định có hiệu lực. Mở rộng quy mô xuất khẩu: Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của dệt may Việt Nam như Mỹ và Nhật •  • T  hị trường châu Âu là thị trường mở, hấp dẫn, nhiều tiềm năng, đặc biệt là các dòng thuế đều có lộ trình cắt giảm nhanh. •  ự báo trong 3 năm đầu tiên sau khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực (tính từ đầu năm D 2018), tốc độ tăng trường của ngành có thể đạt 17-20% mỗi năm. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có thể đạt mốc 50 tỷ USD. Thúc đẩy đầu tư sản xuất NPL, hình thành ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may ○○ Thúc đẩy VN đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu  ác đối tác trong TPP cung cấp công nghệ nguồn, vốn đầu tư, quy trình sản xuất, kinh ○○ C nghiệm quản lý hiện đại giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. ○○ Thu hút thêm đầu tư nước ngoài Quy tắc xuất xứ có ngoại lệ Một số ngoại lệ trong quy tắc xuất xứ giúp cho Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi thuế ở một số •  mặt hàng trong những năm đầu sau Hiệp định TPP có hiệu lực ngay cả khi chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. THÁCH THỨC TỪ CÁC FTAS THÁCH THỨC Khả năng khai thác các ngoại lệ trong quy tắc xuất xứ: Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi và từ vải trở đi là điều kiện cần để hưởng ưu đãi thuế quan của •  Hiệp định TPP và EVFTA. Đặc biệt, quy tắc từ sợi trở đi là quy tắc phức tạp nhất so với các FTAs trước kia. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ nhất định và cơ bản là có lợi cho Việt Nam nhưng vẫn còn những thách thức trong việc khai thác các ngoại lệ này. Các yêu cầu đảm bảo tuân thủ: • Nghĩa vụ chứng minh xuất xứ • Nghĩa vụ khai báo Doanh nghiệp • Nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ, chứng từ rất nghiêm ngặt • Ví dụ: Nhà sản xuất có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ sản xuất, chứng minh xuất xứ từ sợi trở đi, từ vải trở đi. Chứng từ chứng minh xuất xứ phải lưu trữ trong vòng 5 năm. Áp lực cạnh tranh từ khối FDI: Khi quá trình đàm phán FTA Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết •  thúc, làn sóng FDI vào dệt may càng mạnh mẽ hơn. Năm  2015, ngành dệt may thu hút khoảng 100 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Đây là khoản vốn đầu tư cao kỷ lục từ trước tới nay. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh: • Nhận thấy Việt Nam gia nhập TPP và EVFTA với nhiều lợi ích, nhiều đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu dệt may đã không ngừng gia tăng sức ép: Chương trình hỗ trợ dệt may trong nước ○○  ○○ Một số nước đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam đang ngỏ ý muốn gia nhập TPP. ○○ Ấn Độ đẩy mạnh đàm phán các FTA, trong đó có FTA với EU. 55 SỰ CHUẨN BỊ CỦA HIỆP HỘI DMVN VÀ TẬP ĐOÀN DMVN Phổ biến và tư vấn cho doanh nghiệp Dệt May Việt Nam • Điều kiện tiên quyết ○○ Kê khai năng lực sản xuất ○○ Tổng Công ty hay doanh nghiệp đơn lẻ? ○○ Năng lực sản xuất phục vụ XK. ○○ Vệ tinh ngoài công ty. • Lưu trữ chứng từ ○○ Lưu trữ giấy hay lưu trữ điện tử? ○○ Chứng từ lưu trữ 5 năm: lô hàng XK, nguồn gốc NPL, thông tin chung về năng lực SX… ○○ bảng chấm công, lương công nhân… • Điều kiện cần ○○ Quy tắc xuất xứ - 3 công đoạn Ngoại lệ - Danh sách cắt và may: 3 mặt hàng - Nguồn cung thiếu hụt: 175 mặt hàng vĩnh viễn, 8 mặt hàng tạm thời - Chương trình 1 đổi 1 • Điều kiện đủ ○○ Giảm thuế TPP: EIF, B5, X50, X35 Step, X35 EU: EIF, 3 năm, 5 năm, 7 năm Chuẩn bị ngắn hạn, trung hạn và dài hạn • Ưu tiên dài hạn Những nhóm hàng Doanh nghiệp chưa tham gia sản xuất nhưng dung lượng thị trường và ○○  cơ hội thị trường lớn • Ưu tiên trung hạn Những nhóm hàng đã có thành tố trong chuỗi nhưng vẫn cần đầu tư thêm hoặc là những ○○  nhóm hàng DN ít sản xuất nhưng mức giảm thuế ưu đãi. • Ưu tiên ngắn hạn Những nhóm hàng là thế mạnh của DN được giảm thuế ngay, nguyên liệu đã có sẵn trong chuỗi. ○○  ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ • Quốc hội và Chính phủ • Đẩy nhanh tiến độ ký kết chính thức hiệp định EVFTA và sớm phê chuẩn hiệp định TPP và EVFTA  để giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam sớm tận dụng được ưu đãi từ các hiệp định. • Cung cấp các chính sách hỗ trợ phù hợp với cam kết trong WTO và các FTA cho doanh nghiệp  Dệt may Việt Nam. • Không đưa ra các chính sách ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may.  •  Cần tạo sân chơi bình đẳng hơn nữa cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đồng thời quản lý tốt các dự án đầu tư vào dệt may, cả FDI và trong nước. Ngân hàng Thế giới Hỗ trợ doanh nghiệp Dệt May Việt Nam về công nghệ, trình độ quản lý, đào tạo lao động kỹ năng •  cao, đặc biệt trong khâu dệt nhuộm. Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam Chú trọng nghiên cứu các FTAs và tìm hiểu sâu hơn các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và các thị •  trường khác để tận dụng tối đa lợi thế trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho ngành dệt may Việt Nam. 56 Phiên chủ đề 2: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi cho thương mại, và đảm bảo sự công bằng 57 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, HỖ TRỢ DN VỪA VÀ NHỎ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA TTP VÀ EVFTA Bà Phạm Thị Hồng Yến, Phó Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương THỰC TRẠNG CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH • Đảng : Ban hành hàng loạt nghị quyết về hội nhập KTQT, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cơ sở nền tảng cho việc tạo dựng hàng loạt cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh như Quốc hội ban hành Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Luật đấu thầu 2013, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư năm 2014. • Chính phủ: Nghị quyết chuyên đề - Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước • Tuy nhiên việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ bộc lộ nhiều hạn chế THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM Năm 2016, Môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 90/189 nền kinh tế, chỉ đạt mức điểm trên trung bình (62,1/100). Mức độ thuận lợi đối với kinh doanh của Việt Nam qua các năm cải thiện không nhiều. Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 Chỉ số 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 MTKD Xếp hạng 104/ 97/ 92/ 93/ 90/ 98/ 99/ 99/ 93/ 90/ tổng thể 175 178 181 183 183 183 185 189 189 189 • Năng lực cạnh tranh toàn cầu trong tương quan của 140 nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thay đổi và được cải thiện dần nhưng vẫn còn ở mức hạn chế. • Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu CGI, năm 2015, Việt Nam có thứ hạng 56/140 nền kinh tế, đạt 4,3/7 điểm, tăng 12 bậc so với năm 2014 và là thứ hạng cao nhất của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015. • Các lĩnh vực Việt Nam có thứ hạng thấp ở nửa cuối, trung bình và dưới trung bình gồm: Thể chế (85/140); Phát triển thị trường tài chính (84/140); Đào tạo và giáo dục sau tiểu học (95/140); Cơ sở hạ tầng (76/140); Trình độ kinh doanh (100/140), Sẵn sàng công nghệ (92/140), Đổi mới sáng tạo (73/140) • 5 nhóm vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất đối với Việt Nam, gồm: “Tiếp cận tài chính”, “Chính sách không ổn định”, “Lao động qua đào tạo không đủ”, “Kỷ luật lao động kém” và ”Tham nhũng NHỮNG HẠN CHẾ VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH • Hạn chế về pháp luật và thực thi pháp luật trong kinh doanh, đặc biệt, thực thi pháp luật về kinh doanh còn thiếu tính ổn định, minh bạch, không dễ dự báo cả trong nội dung và cách thức thực thi, tạo ra gánh nặng trong thực thi đối với các chủ thể kinh tế, khiến các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ không mấy hiệu quả” 58 58 Đánh giá hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ Hiệu quả Khá hiệu quả Bình thường Kém hiệu quả Chương Chương Chương Chương Chương Hỗ trợ Chương Chính sách Chương Không hiệu quả trình trình trình trình trình doanh trình bảo lãnh trình tín trợ giúp xúc tiến thương hỗ trợ cung cấp nghiệp hỗ trợ cho các dụng đầu tư đào tạo, thương hiệu Pháp lý thông tin sản xuất thông tin DNNVV của Nhà bồi dưỡng mại quốc gia doanh hỗ trợ sạch hơn nhằm vay vốn nước nguồn quốc gia nghiệp doanh trong đổi mới tính dụng nhân lực nghiệp công công nghệ cho các nghiệp cho các DNNVV DNNVV • Năng lực đổi mới sáng tạo của nền kinh tế, đặc biệt của doanh nghiệp còn thấp, cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo còn hạn chế. Việt Nam hiện là nước có mức độ phát triển doanh nghiệp thấp nhất trong các nước TPP. Chỉ số mức độ phát triển doanh nghiệp các nước TPP i-a po ân a am ô i-x a- -đ i-l Kỳ -c -g -lê na D la tN -ru xi t hậ nh a- oa hi iu ê- a- c ệ Pê M C Ú N N Xi Vi M C H • Hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực và thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường lao động và nguồn nhân lực, hạn chế về cơ sở hạ tầng ở mức thấp nhất trong các nước TPP Chỉ số mức độ phát triển Cơ sở hạ tầng của các nước TPP po i-a n am ô â a- a i-x -c i-l Kỳ -đ -g N -lê D la -ru xi na nh oa ê- a- ệt t hi iu hậ Pê c a- Xi Vi M M C N Ú H C N • Hạn chế về trình độ khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh so với các nước trên thế giới. 75% số máy móc của doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu, thuộc thế hệ 60 - 70 của thế kỷ trước. Ngoài ra, tỷ lệ giá trị nhập khẩu công 59 nghệ, thiết bị của Việt Nam mỗi năm chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ lệ này là 40%.  Xếp hạng trình độ công nghệ của Việt Nam trong các nước TPP o i -a ân -p a am ô -đ i -x ga Kỳ -c i -l na tN -l ê la D ru xi h- t hậ oa ê- a- a- - hi iu n ệ Pê c Xi Vi M M C N C N Ú H THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP • Thách thức và cơ hội trong việc thực thi các chuẩn mực cao gắn với vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công • Thách thức và cơ hội từ xu hướng tự do hóa, hội nhập và liên kết quốc tế của thế kỷ XXI • Thách thức và cơ hội mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững trong cả ba lĩnh vực môi trường, xã hội và kinh tế • Thách thức và cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Kiến nghị, đề xuất Về quan điểm: Xác định đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là giải pháp then chốt để phát triển kinh tế và hiện thực hóa các cơ hội của hội nhập quốc tế. Tập trung cải thiện toàn diện các yếu tố căn bản tác động tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi hệ thống pháp luật. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bộ ngành và chính quyền địa phương theo hướng tạo động lực phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp, tăng cường năng động, đổi mới và sáng tạo. Kiến nghị triển khai thực hiện • Thứ nhất, phân định rõ vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường trong nền kinh tế theo hướng tôn trọng các quy luật của thị trường và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, loại bỏ dần biện pháp mệnh lệnh - hành chính • Thứ hai, có cơ chế, chính sách hữu hiệu thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp; Ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. • Thứ ba, có cơ chế, chính sách tăng cường tiếp cận nguồn lực và thị trường cho các doanh nghiệp qua phát triển và khơi thông các thị trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt là thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường đất đai • Thứ tư, nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp điều hành giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương • Thứ năm, xây dựng chiến lược và có chính sách phát triển khoa học công nghệ thích hợp để nắm bắt và theo kịp với trình độ phát triển khoa học công nghệ và các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. 60 TẠO MÔI TRƯỜNG BÌNH ĐẲNG ĐỂ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KHU VỰC TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Ông Chunlin Zhang, Chuyên gia Kinh tế trưởng về Phát triển Khu vực Tư nhân, Ngân hàng Thế giới VÌ SAO SÂN CHƠI BÌNH ĐẲNG LÀ QUAN TRỌNG? • Việt Nam đặt mục tiêu “đến năm 2020 Phần của SOE trong các chỉ số chọn lọc của cơ bản trở thành nước công nghiệp theo tất cả các doanh nghiệp hướng hiện đại.” • Để đạt được điều này, cần thực hiện sáu chuyển đổi quan trọng, trong đó “khu vực tư nhân có năng lực sản xuất và cạnh Phần trăm tranh toàn cầu vững vàng ở vị trí dẫn đầu” (Vietnam 2035). • Dù khu vực tư nhân có tăng trưởng: • SOE vẫn hiện diện phổ biến chiếm 1/3 GDP; và Nguồn: Nghiên cứu nền của NHTG về Việt Nam 2035 • Các doanh nghiệp tư nhân đa phần là nhỏ, non trẻ và không chính thứcl; Tổng vốn Doanh thu thuần Người lao động • Vì lẽ đó một sân chơi bình đẳng là yếu tố then Tài sản cố định Tín dụng ngân hàng chốt cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Nguồn: Nghiên cứu nền của Ngân hàng thế giới cho các báo cáo Việt Nam 2035 “SÂN CHƠI BÌNH ĐẲNG” CÓ NGHĨA LÀ GÌ? • Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các SOE và các doanh nghiệp khác, một sân chơi bình đẳng có nghĩa là “trung tính về cạnh tranh”, và điều này được định nghĩa là:  ác hoạt động kinh doanh của nhà nước sẽ không được hưởng ưu thế cạnh tranh ròng so ○○ C với các đối thủ khu vực tư nhân chỉ nhờ sở hữu nhà nước. • OECD xác định 8 thành tố tạo nên trung tính về cạnh tranh: ○○ Đơn giản và hợp lý hóa hình thức vận hành ○○ Xác định chi phí theo chức năng, cơ chế phân bổ chi phí phù hợp ○○ Đạt suất thu hồi vốn thương mại ○○ Hạch toán cho các nghĩa vụ dịch vụ công ○○ Trung tính về thuế ○○ Trung tính về quản lý ○○ Trung tính về nợ và kiểm soát trợ cấp một cách hiệu quả ○○ Mua sắm công trên cơ sở cạnh tranh, không phân biệt, minh bạch NHỮNG THÁCH THỨC CỤ THỂ ĐỐI VỚI NHỮNG NỀN KINH TẾ QUÁ ĐỘ • Đối với các nền kinh tế như của Việt Nam đang quá độ từ nền kinh tế kế hoạch tập trung với khu vực nhà nước làm chủ đạo sang nền kinh tế thị trường với khu vực tư nhân dẫn đầu, có những thách thức cụ thể trong việc đạt được cạnh tranh công bằng, ví dụ: Việc sử dụng đất: Doanh nghiệp nhà nước có lợi thế trong việc tiếp cận đất đai hơn so với ○○  các công ty nhỏ và mới thành lập do vấn đề lịch sử. Vốn chủ sở hữu: Trước đây, các Doanh nghiệp nhà nước được hưởng đầu tư vốn chủ sở ○○  hữu lớn từ Chính phủ, và thường không kèm theo điều khoản nào về doanh thu. Nợ tài chính: Các doanh nghiệp nhà nước cũng được hưởng các khoản vay ưu đãi từ các ○○  tổ chức tài chính do nhà nước sở hữu theo chỉ đạo của Chính phủ và dựa vào bảo lãnh Chính phủ. Việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thường kết thúc bằng việc xóa nợ. Bao cấp: Doanh nghiệp nhà nước truyền thống trong nền kinh tế tập trung cũng dựa vào ○○  sự bao cấp của nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như tài trợ lỗ hoạt động hoặc trang trải chi phí các dịch vụ công không được tài trợ. Không có công cụ nào tồn tại để ngăn chặn sự bao cấp chéo giữa chức năng dịch vụ công và hoạt động Thương mại. 61 • Thoát khỏi di sản lịch sử và theo đuổi một chế độ mới trung lập cạnh tranh có thể là một cuộc hành trình dài và có thể đòi hỏi những hành động cải cách cứng rắn. TPP ĐEM TỚI MỘT CƠ HỘI • Nhận thức rằng một môi trường ủng hộ cạnh tranh là cần thiết để thực thi các cam kết liên quan tới thương mại; • Các nghĩa vụ cụ thể cho các SOEs nhằm ngăn ngừa các méo mó cạnh tranh. • Chương 17 về SOE và độc quyền chỉ định có ba cam kết chính. ○○ Không phân biệt và các cân nhắc thương mại ○○ Cấm hỗ trợ phi thương mại ○○ Cơ quan quản lý không thiên vị, tiếp cận tòa dân sự • Những cam kết tương tự được tìm thấy trong EVFTA, ví dụ: Không phân biệt: Các hoạt động thương mại của doanh nghiệp nhà nước “được bao gồm” ○○  đã được đưa vào một cách rõ ràng; Trung lập về luật pháp: các hình thức/thông lệ của tính công bằng về luật pháp đối với tất ○○  cả các doanh nghiệp “nỗ lực để đảm bảo” rằng doanh nghiệp nhà nước “tuân thủ các tiêu chuẩn được công nhận quốc tế về quản trị doanh nghiệp”. BA CAM KẾT CHÍNH • Không phân biệt và các cân nhắc thương mại:  ành xử theo các “cân nhắc thương mại” trong việc mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ; ○○ H Không dành những điều khoản và điều kiện kém hơn cho các doanh nghiệp từ các bên TPP khác, ○○  trừ khi dựa trên các cân nhắc thương mại. • Cấm hỗ trợ phi thương mại: Không sử dụng “hỗ trợ” dành cho SOE... ○○ Chỉ bởi vì sở hữu hoặc kiểm soát của nhà nước, và... ○○ Gây ra “hệ quả bất lợi” hoặc ○○ “tổn hại” cho một Bên TPP khác. • Cơ quan quản lý không thiên vị, tiếp cận với các tòa dân sự  ác cơ quan quản lý không thiên vị giữa SOE và các thực thể tư nhân từ các Bên TPP khác; ○○ C Các SOE thực hiện thẩm quyền của Chính phủ (ví dụ, quyền sung công, cấp giấy phép, ○○  duyệt giao dịch thương mại, hoặc áp đặt hạn ngạch, hay các loại phí) hành xử theo cách thức nhất quán với các nghĩa vụ TPP; Các SOE nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm giải trình trước các toàn án thương mại của Bên ○○  TPP nơi mà họ tham gia hoạt động thương mại. VÍ DỤ VỀ CÁC TRANH CHẤP CÓ THỂ XẢY RA VỀ NCA Điều khoản Các tranh chấp có thể xảy ra ---- khi thỏa mãn các điều kiện khác Ngân viện trực tiếp --- cho không • Ưu đãi thuế/nghĩa vụ tài khóa? • Không thu được: thuế, nghĩa vụ tài khóa, hóa đơn điện nước? Ngân viện trực tiếp --- xóa nợ • Việc tái cơ cấu doanh nghiêp có “thật”? Cho vay/bảo lãnh vay “với những • Kỳ hạn vay dài bất thường? điều khoản ưu đãi hơn so với những • Mãi đến tận cuối kỳ mới phải trả? gì mà doanh nghiệp tiếp cận được • Các yêu cầu thế chấp và tỷ lệ bảo lãnh có ưu ái hơn so với theo kênh thương mại” những điều khoản có được nếu vay thương mại? • Cho vay tín dụng với SOE đang bị kẹt tài chính? • Không truy đòi triệt để đối với SOE vỡ nợ? Vốn chủ sở hữu “bất thường so với • Đệm vốn chủ sở hữu quá lớn? tập quán. . . của nhà đầu tư tư nhân” • Không đòi hỏi ROE điều chỉnh theo rủi ro tương đương với chuẩn thị trường? “Cơ sở hạ tầng tổng quát” • Giá trị đất bị tính thấp khi chuyển giao theo các thủ tục hành chính thay vì giao dịch thị trường? 62 PHẠM VI ÁP DỤNG HẠN CHẾ • Phạm vi áp dụng của các cam kết được giới Những công ty nào được bao quát hạn bởi nhiều định nghĩa, tách riêng, và tạm trong Ch. 17? miễn, áp dụng chung hay cụ thể cho từng nước. Ví dụ, ○○ Điều 17.6 (NCA) không áp dụng với SOE cấp Không Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công là chính? Có địa phương cho tới khi có thêm đàm phán; và ○○ Không áp dụng cho NCA cấp cho SOE nếu nó Không Là tổ chức phi lợi nhuận? chỉ gây hệ quả bất lợi hay tổn hại cho các d.n Các chương về SOE bao gồm Có phi SOE của cùng Bên đó. các công ty nào? Chính phủ có can thiệp vào các Không quyết định về các điều kiện về ○○ Trong vòng 5 năm sau EIF, Điều 17.4 (không giá/sản lượng của công ty? Có phân biệt đối sử và cân nhắc thương mại”) và Điều 17.6 (Trợ giúp phi thương mại) không Chính phủ có Chính phủ có Chính phủ có được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà quản lý hơn 50% quyền biểu quyết? quản lý hơn 50% vốn? chỉ định phần lớn thành viên HĐQT? nước Viêt Nam nếu trong bất kỳ năm nào trong ba năm tài chính liên tiếp, doanh thu hàng năm Không Không Không từ các hoạt động thương mại của doanh nghiệp Có Có Có ít hơn 500 triệu SDR 9khoangr 707 triệu USD hoặc 15.7 nghìn tỷ VND HAI CÁCH TIẾP CẬN TIỀM TÀNG ĐỂ ĐÁP TRẢ Theo dịnh hướng tuân thủ Theo định hướng năng lực cạnh tranh Với TPP Tôn trọng ngôn từ của hiệp định Tôn trọng cả ngôn từ và tinh thần Mục tiêu hàng đầu Giảm thiểu rủi ro của việc một bên Và cải thiện hiệu quả của SOE, thúc đẩy khác khiếu nại thành công nhanh sự phát triển của khu vực tư nhân nước nhà Phạm vi bao quát Chỉ những SOE trong diện bao quát Tất cả các SOE, lớn, nhỏ, trung ương, địa của TPP phương Đối tượng hưởng lợi Có thể đem lại hoặc không đem lại lợi Phải đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp ích cho các doanh nghiệp ngoài SOE phi SOE của nước nhà Cách tiếp cận Dựa trên rủi ro: tập trung vào sự tương Dựa trên nguyên tắc: tập trung vào mọi tác giữa các hành động bị cấm và các hành động của nhà nước mà đang làm doanh nghiệp của các Bên khác méo mó sự trung tính của cạnh tranh NÊN KHUYẾN NGHỊ CÁCH TIẾP CẬN NÀO? • Việt Nam nên theo cách tiếp cận định hướng năng lực cạnh tranh vì nó phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển khu vực tư nhân. • Bằng cách nào? Thực hiện cải cách theo 4 giai đoạn. Giai đoạn Cần làm gì Ví dụ Diễn giải Diễn giải và hiểu thấu đáo các nghĩa vụ “Cân nhắc thương mại” thực sự nghĩa là gì? Một TPP và cách thức vận hành của chúng; khiếu nại về NCA sẽ được xử lý như thế nào? tuyên truyền tới các SOE và khu vực tư nhân. Xác định Xác định những lĩnh vực chủ chốt nơi có Tỷ lệ vốn mà SOE có được, việc sử dụng đất của rủi ro tuân thủ và sự méo mó đáng kể. SOE, và tái cơ cấu SOE. Thiết kế Hình thành chương trình cải cách theo Giảm cho vay theo chỉ đạo cho SOE; yêu cầu ROE định hướng cạnh tranh và đánh giá tác của SOE cũng phải theo thị trường, và loại bỏ tình động có thể có. trạng thừa tiền mặt bằng việc trả cổ tức; tuân theo các chuẩn thị trường trong tái cơ cấu SOE; phát triển thị trường giao dịch quyền sử dụng đất. Thực hiện Thực hiện các cải cách đã được thỏa Chăm lo tác động xã hội khi các SOE kém hiệu thuận đi kèm với giám sát đánh giá để quả phải đóng cửa do cạnh tranh khốc liệt và giới kịp thời điều chỉnh. hạn ngân sách cứng. 63 LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH CỦA TPP VÀ EVFTA Ông Gerard McLinden, Chuyên gia Kinh tế trưởng về Tạo thuận lợi Thương mại, Ngân hàng Thế giới LIÊN KẾT VÀ NĂNG LỰC LOGISTICS LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH • Trong 20 năm qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nhân tố quan trọng trong các chuỗi giá trị toàn cầu • Dựa trên nền tảng đó, Chính phủ đã khẳng định rõ chủ trương đến năm 2020 đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa • Nhưng do các điều kiện để bảo đảm năng lực cạnh tranh hiện nay, nhất là lao động, đang ngày càng hạn hẹp, nên Việt Nam cần khắc phục được cả một số trở ngại khác • Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và năng lực logistics là những lĩnh vực rõ thấy nhất để Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất • Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một số trở ngại ảnh hưởng đến năng lực ngành logistics TẠI SAO LẠI TẬP TRUNG VÀO NĂNG LỰC TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI? • Chi phí giao dịch Thương mại đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư và phân bổ nguồn lực – các thủ tục qua biên giới có thể làm chi phí đưa hàng hóa ra thị trường tăng từ 10 – 15% • Tất cả các nước đều có lợi từ đổi mới tạo thuận lợi Thương mại nhưng tác động lên các nước đang phát triển là mạnh mẽ nhất do chí phí cao hơn rất nhiều so với các nước OECD • Có sự liên kết vững chắc giữa Thương mại, phát triển kinh tế và giảm nghèo • Động lực cho đổi mới bao gồm: ○○ Sự so sánh vùng và quốc tế ○○ Sự thất vọng của công chúng (và chính trị) với nhịp độ đổi mới ○○ Các cam kết quốc tế ○○ Kỳ vọng của khu vực tư nhân ○○ Cạnh tranh về FDI ○○ Tham gia vào GVCs CÁC NGUYÊN TẮC VỀ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI HIỆN ĐẠI Từ Đến Ưu tiên kiểm soát Tạo thuận lợi/cân đối trong kiểm soát Cải cách từng đợt Liên tục cải thiện Hạn chế công khai thông tin Minh bạch/Tuân thủ dựa trên thông tin có được Khối lượng kiểm định thực tế lớn Can thiệp theo hướng loại trừ (dựa trên nguy cơ) Chú trọng vào hàng hóa Chú trọng vào thông tin Chú trọng vào những trường hợp không Chú trọng vào cả trường hợp tuân thủ và không tuân tuân thủ thủ Hạn chế ứng dụng ICT (Hải quan) Ứng dụng rộng rãi ICT (ở tất cả các đơn vị) Có quan hệ đối kháng với thương mại Quan hệ mang tính xây dựng, hợp tác với thương mại Có sự cạnh tranh giữa các ban ngành Phối hợp giữa các ban ngành Hạn chế hợp tác với các nước láng giềng Hợp tác rộng rãi với các nước láng giềng Hạn chế thống kê hoạt động Có chỉ số hiệu quả rõ ràng Chú trọng vào giao dịch trước mắt Chú trọng vào tuân thủ, thanh kiểm tra Chú trọng vào chức trách của cơ quan Chú trọng vào các yêu cầu của chuỗi cung ứng Nhà nước luôn đúng Có khả năng kháng nghị quyết định Tất cả đều thống nhất với: WTO, TFA, TPP, EVFTA, ASEAN, APEC. 64 MỘT SỐ THÔNG TIN MỚI • Khi kiểm hóa giảm thì tỉ lệ phát hiện vi phạm tăng Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Th.5 Th.6 Th.7 Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 Th.2 Th.3 Th.4 Th.9 Kiểm tra Phát hiện Kiểm tra Phát hiện mục tiêu mục tiêu thực tế thực tế • Khi thời gian thông quan giảm thì nguồn thu tăng Thời gian thông quan nội địa bình quan (phút) Tổng số thu từ hải quan (triệu US$) 3 LĨNH VỰC TRỌNG TÂM ĐỐI VỚI CÁC CẤP HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH • Trước khi hàng qua cửa khẩu - Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, cải cách chính sách thương mại (NTM) & mở cửa về thuế quan • Tại cửa khẩu - Thống nhất, đơn giản hóa quy định, thủ tục, tự động hóa, cải cách thể chế đối với các cơ quan kiểm soát cửa khẩu • Sau khi hàng qua cửa khẩu - Môi trường kinh doanh, đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng thương mại, giao thông vận tải, khắc phục các trở ngại bên cung 65 NĂNG LỰC CỦA VIỆT NAM? Xếp hạng Nước Xếp hạng LPI 2014 (Kiểm soát Môi trường Kinh doanh đường biên) (Thương mại quốc tế) Xinh-ga-po 3 41 Ma-lai-xi-a 27 49 Thái Lan 36 56 Trung Quốc 38 96 Chi-lê 39 63 Phi-lip-pin 47 95 In-đô-nê-xi-a 55 105 Việt Nam 61 99 Ấn Độ 65 133 Mê-xi-cô 70 59 Campuchia 71 98 Pê-ru 96 88 Lào 100 108 Các nước Việt Nam Đông Á - Chỉ số OECD thu TBD nhập cao Thời gian xuất khẩu: thủ tục tại cửa khẩu (số giờ) 57 51 15 Chi phí xuất khẩu: thủ tục tại cửa khẩu (USD) 309 396 160 Thời gian xuất khẩu: thủ tục về hồ sơ (số giờ) 83 75 5 Chi phí xuất khẩu: thủ tục về hồ sơ (USD) 139 167 36 Thời gian nhập khẩu: thủ tục tại cửa khẩu (số giờ) 64 59 9 Chi phí nhập khẩu: thủ tục tại cửa khẩu (USD) 268 421 123 Thời gian nhập khẩu: thủ tục về hồ sơ (số giờ) 106 70 4 Chi phí nhập khẩu: thủ tục về hồ sơ (USD) 183 148 25 Ai, ở đâu đang có sự cải thiện? Nhóm Nhóm 20% Nhóm thứ 4 Nhóm thứ 3 Nhóm thứ 2 20% cao thấp nhất nhất Hải quan 27 43 63 57 65 Thủ tục của các cơ quan quản lý đường 22 31 41 48 52 biên khác Việt Nam C 28.5 - OGA 14.2 66 Cơ quan hải quan Các cơ quan quản lý đường biên khác OECD Đông Á -TBD Châu Âu - Mỹ la tinh- Trung Đông- Nam Á Hạ Xahara Trung Á Caribe Bắc Phi Châu Phi WBG: Chỉ số năng lực logistics TẠO THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC HẢI QUAN, THƯƠNG MẠI (TPP) Bảo đảm tính khả đoán, nhất quán, minh bạch của thủ Xử lý hàng giao nhanh * tục hải quan * Hợp tác giữa hải quan và hải quan quốc tế * Áp dụng nghiêm các điều khoản phạt * Xác nhận trước của hải quan về áp mã thuế, định giá, Xử trí rủi ro * xuất xứ * Hướng dẫn, thông tin cho đơn vị xuất khẩu, nhập Xử lý, thông quan hàng hóa * khẩu * Xem xét, kháng nghị các vấn đề về hải quan * Công bố thông tin * Tự động hóa thủ tục xuất nhập khẩu * Bảo mật thông tin * * WTO TFA CÁC CHƯƠNG KHÁC VỀ TLHTM CỦA TPP Các biện pháp bảo đảm vệ sinh, kiểm dịch Môi trường (tăng cường thực thi các điều khoản (tăng cường thực thi các điều khoản về SPS của CITES) của WTO, nâng cao minh bạch) Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (tăng Hợp tác, nâng cao năng lực (hỗ trợ thực hiện cường thực thi các điều khoản về TBT, nâng các điều khoản về kiểm soát đường biên) cao minh bạch) Thương mại biên mậu về dịch vụ (ảnh Năng lực cạnh tranh và Tạo thuận lợi cho hưởng có thể có đối với hoạt động hải quan doanh nghiệp (gia tăng chiều sâu của các chuỗi và đơn vị cung cấp dịch vụ logistics) cung ứng khu vực, xác định hiệu quả của chuỗi cung ứng) Thương mại điện tử (khuyến khích, tạo điều DNVVN (giảm quan liêu, khắc phục những kiện ứng dung các giải pháp tự động hóa vướng mắc có ảnh hưởng đến DNVVN trong trong thuận lợi hóa thương mại) thuận lợi hóa thương mại) Chính sách về cạnh tranh (ảnh hưởng có Đồng bộ thể chế (phối hợp, tham vấn liên thể có đối với hoạt động hải quan và đơn vị ngành) cung cấp dịch vụ logistics) Sở hữu trí tuệ (tăng cường thực thi các điều Minh bạch, phòng chống tham nhũng (quy khoản của TRIPS, nâng cao minh bạch) tắc ứng xử áp dụng cho công chức – hải quan thường được coi là một trong những lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng nhất trong nhà nước) 67 TẠO THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC HẢI QUAN, THƯƠNG MẠI (EVFTA) Tạo thuận lợi, kiểm soát * Xác nhận trước của hải quan * Hợp tác hải quan * Phí, lệ phí * Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, đơn giản hóa thủ Yêu cầu bắt buộc sử dụng đại lý giao nhận * tục * Thông quan hàng hóa không để xảy ra chậm Xác định giá tính thuế * trễ, xử lý thủ tục trước khi hàng về * Đơn giản hóa thủ tục * Kiểm hàng trước khi xuất * Quá cảnh * Xem xét, kháng nghị * Xử trí rủi ro * Phối hợp trong nghiệp vụ * Minh bạch * Ban hải quan * * WTO TFA TẠO THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC HẢI QUAN, THƯƠNG MẠI++ (EVFTA) Tạo thuận lợi, kiểm soát Xác nhận trước của hải quan Hợp tác hải quan Phí, lệ phí Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, đơn giản hóa thủ tục Yêu cầu bắt buộc sử dụng đại lý giao nhận Thông quan hàng hóa không để xảy ra chậm trễ, Xác định giá tính thuế thông tin trước khi hàng về Đơn giản hóa thủ tục PSI Quá cảnh Xem xét, kháng nghị Xử trí rủi ro Phối hợp trong nghiệp vụ Minh bạch Ban hải quan Dấu cộng – Xuất xứ, TBT, SPS, Dịch vụ, Đầu tư, thương mại điện tử, Cạnh tranh, QSHTT, NTB, Nâng cao năng lực, Hỗ trợ thủ tục hành chính giữa các bên WBG ĐANG LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ VIỆT NAM? • Hỗ trợ thuận lợi hóa thương mại ○○ Ủy ban Thuận lợi hóa thương mại quốc gia ○○ Cổng thông tin thương mại quốc gia (NTR ASEAN) • Hỗ trợ về giao thông vận tải, logistics ○○ Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về logistics ○○ Nghiên cứu Hành lang Bắc Nam ○○ Thiết lập Cơ chế theo dõi về logistics 68 CÁC HIỆP ĐỊNH FTA THẾ HỆ MỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM (INCLUSIVE GROWTH) Ở VIỆT NAM Ông Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM: MỘT SỐ THƯỚC ĐO • Chỉ số tăng trưởng bao trùm: tổng hợp tăng trưởng và phân bổ thu nhập • Các chỉ số bất bình đẳng • Tỷ trọng của nhóm trung lưu trong xã hội Tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây Tăng trưởng nhìn chung mang tính bao trùm song chỉ số tăng trưởng bao trùm bị giảm, chủ yếu do suy giảm tăng trưởng trong những năm gần đây 70.0% 60.0% 2.0% 50.0% 40.0% Cải thiện trong phân bố 30.0% 60.5% Tăng thu nhập 20.0% 39.4% 5.7% 10.0% 15.2% 0.0% -3.5% 2004-2012 2004-2008 2008-2012 -10.0% BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM TƯƠNG ĐỒNG VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA MÌNH • Chỉ số Gini ở mức vừa phải 0.35-0.37 • Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2015 xếp Việt Nam đứng ở vị trí 17 trong số 34 nước thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp • Báo cáo trên cũng xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất và thứ tư trong số 36 nước có trình độ tương đồng về việc làm và thu nhập SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI: TỶ TRỌNG CỦA NHÓM TRUNG LƯU LỚP DƯỚI (LOWER MIDDLE CLASS) TĂNG NHANH • Nhóm trung lưu lớp dưới (có thu nhập bình quân 4-10 USD/1 người/1 ngày, 2005 PPP, hay còn được gọi là nhóm trung lưu của các nước đang phát triển) tawnh nhanh trong giai đoạn 2004-2012 • Tuy nhiên nhóm trung lưu toàn cầu (thu nhập bình quân 10-100 USD/1 người/1 ngày không tăng nhiều trong những năm gần đây 100% 3.4 3.5 7.3 7.0 2.7 3.4 90% 6.1 6.7 80% 28.4 33.5 70% 36.5 60% 41.8 47.8 Thu nhập cao • Nghèo: 10% so với mức lương nếu không có TPP (Haddad 2016)  ải cách DNNN và các cuộc cải cách trong nước khác do TPP thúc đẩy sẽ giúp giảm chi phí ○○ C giao dịch và tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, qua đố đem lại nhiều lợi ích cho các DNVVN hiện đang gặp nhiều cản trở đối với sự phát triển NHỮNG THÁCH THỨC TỪ TPP • TPP sẽ ảnh hưởng đến nhiều hộ chăn nuôi  ố liệu Điều tra hộ gia đình năm 2014 cho thấy chăn nuôi chiếm tỷ trọng trung bình 6.8% ○○ S tổng thu nhập của hộ nông thôn, và khoảng 2% hộ nông thôn có tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi ở mức 50% hoặc cao hơn  ó khoảng 6% lao động nông thôn có công việc chính từ chăn nuôi, và trên 21% có việc phụ ○○ C từ chăn nuôi  ó khoảng 50% lao động tự làm trong lĩnh vực chăn nuôi chỉ học hết tiểu học hoặc thấp và ○○ C có tuổi trung bình là 43% (VHLSS 2014) và những điều này cho thấy khả năng thay đổi sang làm việc khác của họ khá hạn chế QUI ĐỊNH VỀ NGUỒN GỐC XUẤT XỨ (ROO) LÀM GIẢM ĐANG KỂ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TPP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM • Đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, qui định “từ sợi trở đi” làm giảm hiệu quả của thương mại do để đáp ứng qui định này các nước tham gia TPP ở Đông Á có thể phải nhập khẩu đầu vào từ các nước tham gia TPP khác với chi phí cao hơn • FDI từ các nước không tham gia TPP trong lĩnh vực dệt có thể giảm bớt tác động này, song vẫn còn có một số quan ngại khác: ○○ Quan ngại về tính bền vững về môi trường  uan ngại về năng lực bước lên những nấc thang cao hơn trong các chuổi giá trị toàn cầu ○○ Q để có thêm giá trị gia tăng và tránh rơi vào bẫy “gia công lắp ráp”, và trong bối cảnh của một nền kinh tế đa tốc độ, lợi ích từ tham gia TPP của Việt Nam lại chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp FDI SỞ HỮU TRÍ TUỆ • Việc tuân thủ các qui định về sở hữu trí tuệ có tác động bất lợi đến một số lĩnh vực của Việt Nam, trong đó có: ○○ ngành dược ○○ các doanh nghiệp trong nông nghiệp Cả hai ngành này đều đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng bao trùm VƯỢT NGOÀI KHUÔN KHỔ TPP: CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (FIR) • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ khá nhanh có thể làm thay đổi bối cảnh kinh tế toàn cầu nói chung và nhiều ngành truyền thống nói riêng, và do vậy làm cho nhiều giả định được sử dụng trong các mô hình mô phỏng tác động của TPP đến Việt Nam cũng như kết quả mô phỏng không còn phù hợp • Những cấu phần chính của FIR: ○○ Trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học ○○ FIR đạt được đột phá công nghệ trong nhiều lĩnh vực then chốt như ICT, năng lượng, vận tải 71 • Tác động của FIR ○○ Với tư cách là người tiêu dùng, mọi người đều được hưởng lợi ○○ Tuy nhiên việc làm của nhiều người sẽ chịu tác động LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG GIÁ RẺ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CÓ THỂ SẼ SUY GIẢM NHANH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA FIR • Tự động hóa và số hóa dẫn đến chi phí cho robot giảm nhanh, làm tăng khả năng công nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển đến gần hơn với thị trường và các trung tâm R&D  ông nghệ in 3D có thể cho phép người dân ở các nước đang phát triển sản xuất giầy họ ○○ C đi tại nhà trong tương lại không xa, qua đó ảnh hưởng đến ngành công nghiệp giày da của Việt Nam  iện nay Foxconn đã có kế hoạch thay thế công nhân điện tử bằng robot, và các tập đoàn ○○ H đa quốc gia khác cũng có thể làm theo, và điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc làm trong ngành điện tử của Việt Nam trong tương lai • FIR đã bắt đầu tác động đến Việt Nam ○○ Internet banking ngày càng phổ biến, làm giảm nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng ○○ Đại lý du lịch, bán hàng, marketing...cũng ảnh hưởng rất lớn ○○ Uber và Grab taxi và xe máy đang có thị phần gia tăng tại các thành phố lớn ○○ Công nghệ in 3D ngày càng phổ biến trong các làng nghề TPP, FIR VÀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM • FIR có thể làm thay đổi đáng kể các tác động dự kiến của TPP, và thậm chí làm đảo ngược một số tác động của TPP lên tăng trưởng kinh tế và phân bổ thu nhập • TPP và các FTA thế hệ mới có thể làm rộng thêm sự chênh lệch về thu nhập giữa những người có ý tưởng và có kỹ năng với nhóm còn lại, và điều này diễn ra giữa các nước cũng như trong phạm vi một nước KẾT LUẬN • Trong giai đoạn vừa qua, tăng trưởng ở Việt Nam mang tính bao trùm, song gần đây bị giảm sút do tăng trưởng suy giảm • Nguyên nhân là do những động lực của tăng trưởng được Đổi Mới kích hoạt đã đên ngưỡng giới hạn khi Việt Nam đang chuyển từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn lực sang tăng trưởng chủ yếu dựa vào hiệu quả, công nghệ và đổi mới sáng tạo • Các FTAs thế hệ mới, bao gồm cả TPP có khả năng giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này thông qua đẩy mạnh hội nhập quốc tế • Tuy nhiên có nhiều thách thức liên quan đến TPP trong bối cảnh FIR • Do vậy nên cần đẩy nhanh các cuộc cải cách trong nước để tương đồng với các nỗ lực đẩy mạnh hội nhập của Việt Nam để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro gắn với quá trình hội nhập CÂU HỎI PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG • Cần thực hiện các cuộc cải cách thể chế và chính sách nào để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam trong bối cảnh mới để:  iúp nhiều người, đặc biệt là những người có trình độ đào tạo hạn chế và không còn trẻ có ○○ g thể điều chỉnh phù hợp khi thực hiện các FTA trong bối cảnh FIR diễn ra với tốc độ nhanh  iúp thế hệ tương lai thông qua giáo dục và đào tạo phù hợp để thích ứng tốt nhất với quá ○○ g trình toàn cầu hóa và nắm bắt được các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 VIỆT NAM: HỘI NHẬP TOÀN CẦU: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG2 Phạm Minh Đức và Richard Record, Ngân hàng Thế giới I. HAI THẬP KỶ HỘI NHẬP TOÀN CẦU 1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN vừa ký kết tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ngày 23 tháng 11 năm 2015. Tham gia vào một thị trường thống nhất lớn thứ bảy thế giới – là khối kinh tế tương đương với Liên minh châu Âu – Việt Nam có khả năng tiếp cận hàng hóa, vốn và lao động có tay nghề được lưu chuyển tự do trong khu vực với 620 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội gộp lại bằng 2,4 ngàn tỷ US$ với sự đa dạng của các hệ thống chính quyền, chính trị và văn hóa. 2. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được thông qua ngày 5/10/2015 tại Hội nghị các Bộ trưởng thương mại ở Át-lan-ta, Liên bang Mỹ, kết thúc quá trình đàm phán việt dã hơn năm năm giữa 11 thành viên và Việt Nam. TPP được coi là hiệp định thương mại của thế kỷ 21, hay hiệp định “toàn diện và chuẩn mực cao của thế hệ mới”. Ngoài chuyện giảm thuế quan cho thương mại hàng hóa, các biện pháp được thống nhất như hạ thấp các hàng rào thương mại dịch vụ và cắt giảm các biện pháp phi thuế quan (NTM), thực thi hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ, giảm vai trò của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên thị trường, được coi là nền tảng tốt để hỗ trợ những cải cách cơ cấu và thể chế ở Việt Nam. 3. Sự tham gia của Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một phần trong nỗ lực không ngừng của quốc gia nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong hai thập kỷ qua. Các mốc thời gian chính ngay từ đầu của chính sách mở cửa bao gồm, Việt Nam tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tháng 6/1996, sau khi quốc gia trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7/1995, Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ (US BTA) có hiệu lực từ tháng 12/2001, và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 1/2007. 4. Nỗ lực đẩy mạnh hội nhập quốc tế thể hiện qua rất nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương là một trong những yếu tố chính góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai thập kỷ qua, đưa quốc gia trở thành một nền kinh tế mở, định hướng xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam đã ký kết ba hiệp định thương mại tự do song phương (FTA), bao gồm Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chi-lê, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc. Việt Nam và ASEAN cũng đã ký kết và triển khai 6 Hiệp định thương mại tự do đa phương, bao gồm Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân (AANZFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (ẠCEP), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Gần đây hơn, Việt Nam đã kết thúc đàm phán TPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đàm phán Hiệp định cộng đồng kinh tế Á – Âu (EAEC) đang được thực hiện. 5. Tài liệu này giới thiệu một số thành tựu lớn của hội nhập quốc tế và những vấn đề tồn tại, gây hạn chế trong việc tận dụng tiến trình hội nhập quốc tế. Tài liệu đặc biệt nhấn mạnh vào những thách thức và cơ hội mà Việt Nam sẽ đối mặt khi tham gia TPP. Đó là những vấn đề liên quan đến phát huy vai trò của hội nhập khu vực và toàn cầu cũng như vai trò của các hiệp định thương mại để khuyến khích cải cách. Tài liệu kết luận bằng cách trình bày những hàm ý chính sách về tầm quan trọng của việc tham gia hiệu quả hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhu cầu cần cải thiện khả năng kết nối và tạo thuận lợi thương mại, vai trò phối hợp chính sách trong những cải cách liên ngành để tận dụng hội nhập toàn cầu. 2 Báo cáo nền cho Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam, tháng 12/2015 74 A. Những thành tựu lớn của hội nhập và những hạn chế còn tồn tại 6. Giai đoạn phát triển gần đây của Việt Nam đã tận dụng được sự tham gia vào các thị trường quốc tế để hỗ trợ tăng trưởng bền vững về thu nhập theo đầu ngường, và giảm nghèo nhanh chóng. Do những lợi ích của hội nhập toàn cầu, tỷ lệ XNK trên GDP của quốc gia lên đến 164% năm 2013, thuộc hạng cao nhất trong ASEAN (Hình 1). Kể từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo lắp ráp của Việt Nam đã tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23% theo giá hiện hành, lên đến 94,6 tỷ US$ năm 2013 (Hình 2). Tốc độ tăng trưởng bùng nổ đó là bằng chứng cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sâu theo hướng sản xuất công nghiệp thay cho nông nghiệp và các ngành truyền thống khác. Thay đổi cơ cấu cũng đang diễn ra tốt đẹp và tiến trình này vẫn sẽ tiếp tục trong trung và dài hạn. Số lượng các mặt hàng và thị trường của Việt Nam đã tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2000 đến 2011 và so với các quốc gia tương đương khác. Hình 2: Tỷ lệ giá trị các mặt hàng chế tạo lắp Hình 1: Tỷ lệ XNK trên GDP của Việt Nam và ráp trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia so sánh Việt Nam và các quốc gia so sánh Phần trăm Phần trăm 100 Việt Nam Trung Xinh-ga-po Các nước Trung Các nước Việt Nam Xinh-ga-po Quốc ASEAN khác Quốc ASEAN khác Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới Hình 3: Số lượng sản phẩm và thị trường của Việt Nam và các quốc gia tương đương từ năm 2000 đến 2011 Số sản phẩm Số sản phẩm Số quốc gia Số quốc gia Nguồn: Chỉ số kết quả thương mại trực tuyến, Vụ Thương mại Quốc tế, Ngân hàng Thế giới 7. Trong dài hạn, điều quan trọng không chỉ là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mà còn là cơ cấu xuất khẩu và đặc biệt là hàm lượng công nghệ trong đó. Kết quả đạt được của Việt Nam trong chỉ tiêu này cũng rất tốt so với khoảng năm năm trước đây sau một thời gian đi ngang trong thập kỷ trước đó (Hình 4). Từ năm 2008 đến năm 2013, sau khi gia nhập WTO, tỷ lệ hàm lượng công nghệ cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chế tạo lắp ráp đã tăng từ 5% lên đến 28%, tương đương với Trung Quốc và cao hơn so với mức bình quân của ASEAN. Lĩnh vực công nghệ phát triển mạnh, cho dù với điểm khởi đầu thấp, phần nào nhờ vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ của các công ty công nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là chất xúc tác tăng trưởng và phát triển do khả năng tác động lan tỏa của nó trong nền kinh tế nội địa, đặc biệt ở các quốc gia tích lũy tư bản còn thấp. Về lý thuyết, tác động lan tỏa như đổi mới sáng tạo (qua chuyển giao công nghệ và kiến thức nhanh hơn); tăng năng suất, năng lực cạnh tranh và chuyên sâu (qua nâng cao 75 cạnh tranh), khả năng lựa chọn hàng hóa tốt hơn cho người tiêu dùng cũng góp phần đẩy mạnh chuyển đổi và tăng trưởng kinh tế. 8. Tuy nhiên, hầu hết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam có xu hướng hoạt động riêng lẻ nên chưa tạo ra tác động lan tỏa ở hạ nguồn và chưa chuyển giao công nghệ như hi vọng cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cách thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tác động đến tăng trưởng kinh tế và năng suất của doanh nghiệp nội địa phụ thuộc cả vào chính sách và môi trường kinh doanh cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Điều kiện cơ bản để có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động lan tỏa là khoảng cách công nghệ tồn tại giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tiềm năng về tác động lan tỏa tăng lên cùng với khoảng cách công nghệ khi các doanh nghiệp trong nước có cơ hội nâng cao hiệu suất bằng cách bắt chước công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, khoảng cách quá xa cũng cản trở các doanh nghiệp trong nước hấp thụ lợi thế công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài. Tương tự, kết quả về xuất khẩu dịch vụ cũng chưa khởi sắc, do những gánh nặng về quy định và hạn chế (Hình 5). Dịch vụ không chỉ là hướng đa dạng hóa xuất khẩu mà các đầu vào dịch vụ chất lượng cao, có giá cả cạnh tranh còn là đòi hỏi để duy trì vững chắc được thành tích về xuất khẩu hàng hoá. Hình 4: Tỷ lệ giá trị xuất khẩu có hàm lượng Hình 5: Tỷ lệ giá trị xuất khẩu dịch vụ trên công nghệ cao trên kim ngạch suất khẩu các tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch mặt hàng sản xuất của Việt Nam và các quốc vụ của Việt Nam và các quốc gia so sánh gia so sánh Phần trăm Phần trăm Trung Các quốc gia Trung Các quốc gia Việt Nam Xinh-ga-po Việt Nam Xinh-ga-po Quốc ASEAN khác Quốc ASEAN khác Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới. Ghi chú: Xuất khẩu dịch vụ được tính là chênh lệch giữa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. 9. Việt Nam đã chủ động vận dụng các hiệp định thương mại – bao gồm cả WTO – để thúc đẩy và hạ quyết tâm cải cách trong nước. Trong khối ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) kết hợp với ràng buộc của WTO đã tương đối thành công trong tự do hóa thương mại hàng hóa: thuế quan đã giảm tương đối thấp ở mức bình quân là 9% đối với các mặt hàng chế tạo lắp ráp và 17% đối với các mặt hàng nông nghiệp, nhiều dòng hàng đã được miễn thuế XNK, mặc dù thuế quan cao (trên 15% thuế theo giá hàng) vẫn tồn tại trong 26 dòng thuế quan (WTO, 2013). Cụ thể, dưới áp lực tuân thủ kịp thời các tiêu chí của WTO, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được rà soát và sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu của WTO. Các văn bản pháp luật đã được thông qua như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật đất đai và Luật sở hữu trí tuệ, v.v. đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, hướng tới đẩy mạnh định hướng thị trường, giảm can thiệp của Chính phủ và nâng cao minh bạch. B. Cơ hội và tác động tiềm năng của TPP 10. Có lẽ, TPP sẽ đem lại một số lợi ích trước mắt cho Việt Nam, nhưng không nhiều trong dài hạn. Những lợi ích đó có thể rất lớn nhưng chi phí và rủi ro cũng lớn không kém, đặc biệt trong giai đoạn triển khai. Tác động của TPP được coi là lớn hơn bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào mà Việt Nam đã từng đàm phán. Theo dự kiến, những thay đổi quan trọng do thực hiện TPP sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng để hình thành nên một nền kinh tế cạnh tranh và đổi mới sáng tạo hơn. Phân tích dưới đây, dựa trên những tài liệu tham khảo sẵn có, nhằm trình bày sơ bộ về những cơ 76 hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi ký kết TPP. Các nội dung này cần được phân tích sâu hơn sau khi có thông tin về các điều khoản đàm phán. 11. Do tăng trưởng của Việt Nam đã trở nên phụ thuộc ngày càng nhiều vào thương mại, TPP có tiềm năng hỗ trợ nâng cao tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và đem lại những lợi ích sâu sắc hơn qua tiếp tục tự do hóa. Ước tính ban đầu cho thấy TPP có thể làm tăng GDP của Việt Nam thêm đến 8%, tăng kim ngạch xuất khẩu thực tế lên 17%, và tăng tổng lượng vốn thêm 12% trong giai đoạn từ 2015 – 2035. Những ước tính trên cho thấy khu vực hưởng lợi lớn nhất qua TPP trong GDP thực tế là tác động cắt giảm thuế quan (52% trong năm 2035), sau đó là tác động cải cách về các biện pháp phi thuế quan (NTM) (32%), và cuối cùng là tự do hóa những hạn chế về dịch vụ (16%) như minh họa trong Hình 6. Hình 6: Tác động của TPP (2015 – 2035) đến GDP Bảng A: Thay đổi GDP thực tế của Việt Nam Bảng B: Thay đổi GDP thực tế của Việt Nam theo TPP, 2015-35 (phần trăm cộng dồn tương theo đường cơ sở và TPP, bằng cách tự do hóa quan với đường cơ sở tăng trưởng trung bình) các cấu phần, 2020-35 (trung bình tăng trưởng hàng năm) % thay đổi cộng dồn so với đường cơ sở Dầu, khí đốt, Nông nghiệp Chế tạo Dịch vụ khoáng sản Thuế Các biện pháp Các biện pháp phi thuế quan phi thuế quan đối với hàng hóa đối với dịch vụ Nguồn: Minor và đồng sự, 2015 Nguồn: Minor và đồng sự, 2015 12. TPP cũng có thể tăng cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài, dẫn đến các cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho Việt Nam. Như các thành viên TPP đã thống nhất, những rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với các mặt hàng chế tạo lắp ráp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm hầu như tức thì, các chính sách thuế quan và hạn chế khác đối với các mặt hang nông nghiệp cũng sẽ bị loại bỏ hoặc cắt giảm từng bước. Theo ước tính tại Hình 7, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu dự báo đều tăng do tác động của hiệp định TPP (mặc dù cán cân thương mại có thể giảm). Cơ hội tiếp cận thị trường, đặc biệt vào Mỹ và Nhật Bản, có vai trò hết sức quan trọng đối với Việt Nam để quốc gia tận dụng các hoạt động kinh tế đối ngoại cho phát triển. Hơn nữa, TPP sẽ đem lại hiện tượng đảo chiều thương mại đáng kể do các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ thay thế một phần các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, là nhà cung cấp lớn nhất vào Mỹ, trong bối cảnh Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp lớn thứ hai trên thị trường Mỹ. Bảng 1: Tác động của TPP đến những chỉ số Hình 7: Biến động xuất khẩu thực tế, theo các kinh tế chính, 2015-35 lĩnh vực chính, 2020-35 2020 2025 2030 2035 GDP thực tế 3.6 6.8 8.2 8.1 Xuất khẩu thực tế 5 13.4 16.8 17.1 Nhập khẩu thực tế 7.6 15.7 16 14.2 Đầu tư thực tế 13.6 21.3 15 6.3 Tổng lượng vốn thực tế 3.1 9.3 12.9 11.9 Nông nghiệp Dầu, khí đốt, Chế tạo Dịch vụ Biến động cán cân -4,941 -9,148 -6,051 -169 khoáng sản thanh toán (triệu US$) Nguồn: Minor và đồng sự, 2015; Nguồn: Minor và đồng sự, 2015; Ghi chú: Thay đổi về tỷ lệ % cộng dồn so với Ghi chú: Thay đổi về tỷ lệ % cộng dồn so với số liệu cơ sở là tăng trưởng ở mức giữa. số liệu cơ sở là tăng trưởng ở mức giữa. 77 13. TPP có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thực tế về tổng mức, cụ thể là kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo lắp ráp sẽ tăng mạnh. Như trình bày ở Hình 8, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo lắp ráp dự kiến sẽ tăng xấp xỉ 30% so với mức cơ sở năm 2035, nhưng giảm nhẹ ở các lĩnh vực khác như nông nghiệp; dầu, khí, khoáng sản, và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo lắp ráp, chiếm 58,1% xuất khẩu thực tế của Việt Nam năm 2015, dự kiến sẽ tăng trong giai đoạn từ năm 2015 – 2035. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hóa chất và điện máy giảm nhẹ đến năm 2020, nhưng sẽ nhanh chóng được khôi phục khi tổng lượng vốn tăng lên và tự do hóa tiếp tục diễn ra. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dầu, khí và khoáng sản ước bằng 16,5% kim ngạch xuất khẩu năm 2015 của Việt Nam sẽ giảm tỷ trọng do TPP. Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam ước chiếm 15.4% tổng kim ngạch năm 2015. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thực tế của hầu như toàn bộ các lĩnh vực nông nghiệp, từ gạo, lương thực cho đến thực phẩm chế biến và lâm sản (gỗ) đều giảm trong giai đoạn 2015-2025. 14. Tham gia vào TPP, ngành dệt may và đồ da (bao gồm cả giày da) chiếm gần một phần ba kim ngạch xuất khẩu thực tế dự báo năm 2015 là ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất. Thuế quan đánh trên các mặt hàng này trong khu vực TPP thuộc dạng cao nhất, bình quân từ 17,1% đối với các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đến 7,7% từ khu vực châu Á trong TPPP và 20,6% từ những nơi khác trong khu vực TPP. Kết quả là kim ngạch xuát khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam dự kiến tăng xấp xỉ 60% cao hơn kim ngạch xuất khẩu thực tế theo số liệu cơ sở năm 2035. Tuy nhiên, các quy tắc xuất xứ của TPP có thể sẽ gây hạn chế đáng kể về tác động tích cực tiềm năng. Vấn đề này sẽ được thảo luận thêm ở phần sau trong tài liệu này. 15. TPP cũng có thể tăng mạnh nhập khẩu của Việt Nam ở cả bốn nhóm hàng, bao gồm nông nghiệp, tài nguyên (dầu khí và khoáng sản), các mặt hàng chế tạo lắp ráp và dịch vụ. Như trình bày tại Hình 9, trong số các nhóm hàng nêu trên, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chế tạo lắp ráp của Việt Nam (chiếm hai phần ba số liệu cơ sở về nhập khẩu năm 2015) sẽ tăng trên gấp đôi so với nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 10% số liệu cơ sở về nhập khẩu năm 2015) và dịch vụ. Kim ngạch nhập khẩu dệt may và đồ da (chiếm 14,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) tăng trên 50% so với số liệu cơ sở về nhập khẩu, sau đó là hóa chất, có thẻ tang đến 15,4% vào năm 2035. Tốc độ tăng nhanh kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng dệt may và đồ da do tác động của TPP làm tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này và nhu cầu nhập khẩu ngay các vật liệu vải, thuốc nhuộm và cao su để sử dụng ngay. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu từ khu vực TPP tăng đáng kể, nhưng theo dự báo, tỷ lệ nhập khẩu từ các quốc gia ngoài TPP cũng tăng lên ở một số lĩnh vực. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng dệt may trong khu vực TPP có thể tăng từ 151,3% từ các quốc gia TPP trong châu Á đến 203,7% từ Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia này gộp lại chiếm chưa đến 10% kim ngạch nhập khẩu dệt may của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng dệt may và đồ da từ các nguồn ngoài TPP tăng 42,5%. Như đã nêu trên, quy tắc xuất xứ có thể gây hạn chế về sử dụng các đầu vào ngoài khu vực trong lĩnh vực dệt may và đồ da. Hình 8: Tỷ lệ thay đổi về nhập khẩu thực tế, Hình 9: Thay đổi về sản lượng thực tế, theo các theo các lĩnh vực chính, 2020-2035 lĩnh vực chính, 2020-2035 Dầu, khí đốt, Nông nghiệp Dầu, khí đốt, Chế tạo Dịch vụ Nông nghiệp Chế tạo Dịch vụ khoáng sản khoáng sản Nguồn: Minor và đồng sự, 2015; Nguồn: Minor và đồng sự, 2015; Ghi chú: Thay đổi về tỷ lệ % cộng dồn so với Ghi chú: Thay đổi về tỷ lệ % cộng dồn so với số liệu cơ sở là tăng trưởng ở mức giữa. số liệu cơ sở là tăng trưởng ở mức giữa. 78 16. TPP có thể giúp tái cơ cấu sản lượng đầu ra theo hướng đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa. Như trình bày tại Hình 10, sản lượng thực tế của các ngành chế tạo lắp ráp có thể tăng trưởng cộng dồn 30% so với tốc độ cơ sở. Các ngành dịch vụ có thể tăng trưởng khoảng 5% trên mức cơ sở. Sản lượng nông nghiệp, dầu, khí và khoáng sản dự kiến giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng cơ sở, tuy nhiên khi đầu tư tăng lên và giá vốn giảm xuống, sản lượng sẽ được khôi phục phần nào. Tại những nơi được dự báo là giảm sản lượng nông nghiệp, mức giảm diễn ra mạnh nhất trong những năm đầu tham gia TPP, trước khi đầu tư và tổng lượng vốn có sự phản hồi. Trong dài hạn từ năm 2025 đến 2035, những thay đổi về đầu tư và chi phí các yếu tố sản xuất sẽ làm giảm nhẹ suy giảm ban đầu về sản lượng so với tốc độ tăng trưởng cơ sở. 17. TPP có thể kích thích đầu tư do nhu cầu phát sinh về đầu vào và tác động của nó đến giá cả các yếu tố sản xuất, đặc biệt là giá thuê vốn. Theo dự báo, đầu tư sẽ tăng mạnh so với tốc độ cơ sở từ năm 2015 đến năm 2025, đạt đỉnh ở mức gần 23% so với số liệu cơ sở. Tuy nhiên, mức độ kích thích đó sẽ giảm dần vào nửa cuối của giai đoạn 2015 - 2035. Tăng đầu tư còn do tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư là hàm của chi phí vốn và giá thuê vốn, cả hai đều bị ảnh hưởng mạnh bởi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo lắp ráp vào các thị trường trong TPP. Là thành viên của TPP, Việt Nam dự kiến sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn và có chất lượng, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (TPP) được phân bổ cho các cụm thượng nguồn của các lĩnh vực hưởng lợi như dệt may và đồ da. 18. TPP có thể thúc đẩy và đẩy nhanh tốc độ cải cách trong nước, ngoài phạm vi của các vấn đề “thương mại” trong các hiệp định. Đối với phần lớn các bên liên quan ở Việt Nam, tham gia vào TPP dự kiến sẽ tạo ra động lực mới về đổi mới trong nước như được chứng kiến sau khi Việt Nam gia nhập WTO. TPP phản ánh nội dung của các hiệp định thương mại hiện đại: cạnh tranh, hợp tác, nâng cao năng lực, dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tài chính, viễn thông, và sự gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ, hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm đấu thầu cho Chính phủ, tài sản trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan bao gồm cả các biện pháp vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật, các biện pháp xử lý thương mại, v.v. Đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam là chương về DNNN trong hiệp định TPP dự kiến sẽ dẫn đến những điều chỉnh cơ cấu bền vững hướng tới hoàn thiện nèn kinh tế thị trường và sân chơi công bằng. TPP sẽ góp phần làm giảm sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu suất và minh bạch trong các hoạt động của DNNN. Phí tổn của điều đó là tại những lĩnh vực mà DNNN phải cung cấp hàng hóa công cộng, DNNN sẽ phải cạnh tranh với nước ngoài và sự kiểm soát của Chính phủ đối với DNNN sẽ trở nên lỏng lẻo hơn do quyền phán quyết nằm ngoài Việt Nam. Tương tự, nhiều chương TPP cũng khuyến khích cải cách cơ cấu nhằm tăng cường và chuẩn hóa các quy tắc, nâng cao minh bạch và hỗ trợ hình thành nên những thể chế hiện đại ở Việt Nam 19. TPP có thể hỗ trợ hình thành nên một nền kinh tế cạnh tranh và đổi mới sáng tạo nhiều hơn. Trong dài hạn điều quan trọng không chỉ là tốc độ tăng trưởng mà còn là cơ cấu xuất khẩu, đặc biệt là hàm lượng công nghệ trong đó. Cho dù Việt Nam đã đạt thành tích tốt trong những năm qua, chẳng hạn từ năm 2008 đến năm 2014, Tỷ lệ công nghệ cao trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo lắp ráp đã tăng từ 5% lên đến 28%, tương đương với Trung Quốc và cao hơn mức bình quân của ASEAN, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng giá trị thấp. Như đã nêu trên, tham gia vào TPP, dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng dự kiến sẽ tăng lên ở Việt Nam và được tái định hướng cụ thể cho công nghiệp phụ trợ ở các ngành hưởng lợi như dệt mau và đồ da, qua đó hình thành nên các chuỗi cung ứng trong nước phù hợp, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ động hội nhập nhiều hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, qua đẩy đẩy mạnh xuất khẩu đem lại giá trị gia tăng. C. Những thách thức của TPP 20. Thực tế là xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu cộng với những hạn chế về quy tắc xuất xứ của TPP có thể khiến cho Việt Nam bị hạn chế trong việc tối đa hóa lợi ích của TPP. Hình 11 cho thấy lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất (dệt may) phải đối mặt 79 với những thách thức quan trọng liên quan đến chuyển đổi cơ cấu. Tham gia vào chuỗi giá trị chủ yếu là các dây chuyền may mặc có tính chất thâm dụng lao động gồm các doanh nghiệp quy mô nhỏ, công nghệ thấp, sản xuất gia công cho các công ty đa quốc gia. Xe sợi là khâu quan trọng thứ hai trong chuỗi gia trị, đòi hỏi vốn lớn và doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Hoàn thiện sản phẩm dệt còn chưa phát triển, chỉ chiếm 1,7% doanh số, trong khi đó dệt nhuộm đòi hỏi công nghệ cao, vốn lớn và lao động có tay nghề. Hình 12 cho thấy hầu hết sợi đều có nguông gốc từ các lãnh thổ ngoài TPP. Khoảng 60-90% hàng dệt của Việt Nam đến từ các quốc gia khác, chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan. Thậm chí nếu một nửa sản lượng trong nước sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, số này cũng không thể đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của TPP để được xuất khẩu sang Mỹ. Do những yếu kém có tính chất cơ cấu và những quy tắc chặt chẽ về xuất xứ của TPP, lĩnh vực dệt may sẽ phải tái cơ cấu theo hướng hội nhập ngược dòng để tối đa hóa lợi ích của TPP. 21. Thách thức trên cũng là cơ hội lớn để tái cơ cấu ngành hướng tới hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam. Nhu cầu tái cơ cấu ngành dệt may theo hướng hội nhập ngược dòng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mở rộng chuỗi cung ứng trong nước và chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Qua đó, động thái này sẽ hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng, đồng thời dẫn đến học hỏi và tích lũy vốn kiến thức. Vì các ngành đó chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được đẩy mạnh, đem lại tác động tích cực về thu nhập và việc làm. Một trong những lý do ngành công nghiệp ô-tô của Thái Lan trở nên thành công nhất ở Đông Nam Á là do sự tồn tại của các ngành công nghiệp phụ trợ mạnh. Hình 10: Các vấn đề có tính chất cơ cấu trong Hình 11: Sợi nhập khẩu (tỷ lệ trên giá trị nhập ngành dệt may khẩu) Dệt hoàn thiện Phần trăm giá trị nhập khẩu Dệt may khác Dệt Xe chỉ Quần áo n àm u Vố th cl h ệ an Đài Loan, Trung Quốc Hàn Quốc Thái Lan In-đô-nê-xi-a TPP Vi Do Trung Quốc Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp 2012 Nguồn: Vanzetti và Phạm, 2014 22. Tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thượng nguồn và các ngành công nghiệp phụ trợ không phải không đem lại phí tốn cho Việt Nam và cần phải có các chính sách khôn ngoan để lựa chọn công nghệ tiên tiến và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thân thiện với môi trường. Khi khu vực tư nhân nhanh chóng thích nghi để tận dụng TPP, nhiều doanh nghiệp Nhật bản, Trung Quốc và hàn Quốc đang đầu tư mạnh cho sản xuất sợi ở Việt Nam. Toàn bộ các khoản đầu tư trong lĩnh vực sản xuất dệt - đặc biệt là nhuộm và hoàn thiện sợi - sẽ đem lại tác động to lớn về môi trường. Ngành sản xuất này không chỉ vô cùng tốn nước, sử dụng đến 250 tấn nước để sản xuất mười ngàn mét sợi, mà còn thải ra rất nhiều nước thải và các chất gây ô nhiễm. Ngành dệt sử dụng rất nhiều loại hóa chất độc hại trong sản xuất. Rủi ro là Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia tiêu thụ hóa chất dệt lớn nhất trên thế giới (khoảng 25% hóa chất sản xuất trên toàn cầu được sử dụng cho ngành dệt). Khi tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên thực chất do TPP, Việt Nam cần phải thông qua một loạt các chính sách phòng ngừa để lựa chọn thận trọng công nghệ tiên tiến và cac dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng thiết kế sạch để giảm thiểu tác động môi trường. 23. Việt Nam cũng phải đối mặt với khả năng hạn chế trong việc tiếp thu và tiếp nhận các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn do thiếu các doanh nghiệp được kết nối toàn cầu tham gia vào chuỗi giá trị cao, chi phí hậu cần (logistics) cao, cơ sở hạ tầng đường bộ, điện, 80 cảng, và dịch vụ hậu cần, v.v. yếu kém. Môi trường hậu WTO là bằng chứng cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo và lắp ráp được đẩy mạnh chỉ vài năm sau khi ký kết hiệp định. Điều quan trọng là các vấn đề đằng sau biên giới. Những thách thức đó bao gồm nhu cầu cần cải thiện khả năng kết nối để hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu và giảm chi phí thương mại. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu cần có khả năng vận tải hàng hóa xuyên biên giới một cách đáng tin cậy và có hiệu quả kinh tế. Điều này đòi hỏi cả cơ sở hạ tầng cứng và mềm. 24. Đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động là một thách thức nữa khi triển khai TPP. Chẳng hạn lĩnh vực dệt may là lĩnh vực tương đối thâm dụng lao động, tạo ra thu nhập cho 33% công nhân công nghiệp ở Việt Nam. Hầu hết các yêu cầu về kỹ năng lao động chỉ ở mức thấp hoặc trung bình, thường là nữ giới, qua đó tạo việc làm cho một bộ phận lớn người dân, đặc biệt là lực lượng lao động ở nông thôn, qua đó hỗ trợ chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Thâm dụng lao động kết hợp với định hướng xuất khẩu mạnh mẽ trong ngành khiến cho xuất khẩu có vị trí vô cùng quan trọng về tạo việc làm. Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS 2013) ước tính mỗi 1 tỷ US$ tăng thêm trong kim ngạch xuất khẩu dệt may tạo ra khoảng 150 - 200 ngàn việc làm. Do vậy, ngành này có vị trí chiến lược về xuất khẩu và tạo việc làm. Những quan ngại về tiêu chuẩn lao động cần được xử lý. Toàn bộ những Công ước cốt lõi của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cần được ký kết và thực thi. Mặc dù không thể không nghi ngờ là Việt Nam đang có những vấn đề về quyền của người lao động, nhưng hầu hết các đối tác thương mại đều mong muốn nhận thấy một số tiến triển nếu không nói là tuân thủ chặt chẽ. II. ĐỊNH HƯỚNG TIẾP THEO ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI A. Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu 25. Những kết quả đầy ấn tượng về thương mại của Việt Nam do kết quả hội nhập toàn cầu có thể đạt được qua đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), phản ánh qua hàm lượng giá trị gia tăng của nước ngoài trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh “phân tách” quy trình sản xuất tiếp tục làm thay đổi mô hình thương mại thế giới, kết hợp với chi phí vận tải và truyền thông giảm xuống, ngày càng nhiều quốc gia đang áp dụng các cơ chế kinh tế thân thiện với chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). 26. Điều quan trọng là phải hiểu rõ sự vận động khi tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) đem lại cả thách thức và cơ hội cho viễn cảnh phát triển của Việt Nam trong trung hạn. Mô hình phát triển hiện nay của Việt Nam khác biệt cơ bản so với các quốc gia mới công nghiệp hóa gần đây như Hàn Quốc. Quốc gia này sắp hình thành được các chuỗi cung ứng đầy đủ, từ khâu thiết kế cho đến sản xuất cấu kiện, rồi lắp ráp và phân phối. Ở Hàn Quốc, các tập đoàn lớn (chaebol) đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung và phối hợp hoạt động giữa các ngành khác nhau, từ điện tử tiêu dùng cho đến thiết bị vận tải. Ngược lại, Việt Nam không chú trọng đến phát triển đầy đủ các chuỗi cung ứng trong nước, mà tập trung vào xây dựng năng lực trong các nhiệm vụ cụ thể trong một bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu, còn các nhiệm vụ khác được thực hiện ở nơi khác. Chẳng hạn, hoạt động quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử tập trung vào lắp ráp cấu kiện nhập khẩu từ các quốc gia khác (chủ yếu ở châu Á), do đó phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của các công ty đa quốc gia ở nước ngoài về các dịch vụ do công ty mẹ cung cấp, như điều phối các nhà sản xuất và phát triển sản phẩm. Các nhà đầu tư nước ngoài lớn đem đến những nhà máy, thiết bị, phương thức tổ chức lao động, hệ thống CNTT&TT cũng như những kết nối tiên tiến ra thị trường toàn cầu. Chính vì thế, ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, họ mang đến những năng lực vượt trội so với các doanh nghiệp nội địa. 27. Trong bối cảnh đó, định hướng phát triển cho Việt Nam cho thấy trước hết phải gia nhập các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) - là hướng đi đang được thực hiện ở nhiều lĩnh vực - sau đó “vươn lên” trong các chuỗi giá trị đó để thực hiện các hoạt động đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Các hoạt động đó quan trọng ở chỗ chúng thường đem lại tác động lan tỏa tích cực ở cấp độ ngành và nền kinh tế. Chẳng hạn, các dịch vụ nghiên cứu và phát triển cũng như thiết kế là các hoạt 81 động ở thượng nguồn đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì đó chính là những hạt nhân của nền kinh tế đổi mới sáng tạo trong nước, trong đó những tiến bộ công nghệ bản xứ là cơ sở để duy trì tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố (TFP), hết sức quan trọng để duy trì tốc độ phát triển hanh của Việt Nam nhằm tiến tới vị trí quốc gia thu nhập trung bình 28. Hỗ trợ phát triển dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) cho thấy sự giao thoa giữa chính sách thương mại và cái thường được gọi là chính sách ngành, khác biệt với chính sách ngành truyền thống có tính chất gây méo mó. Rõ ràng, Chính phủ Việt Nam có thể có thực hiện những hoạt động can thiệp để hỗ trợ phát triển và năng lực cạnh tranh của hoạt động thuộc chuỗi giá trị trong lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, các nguyên tắc thị trường trên thế giới - cũng như những quy tắc thương mại quốc tế - hạn chế đáng kể các loại biện pháp có thể áp dụng. Trong một môi trường cần tăng cường và cải thiện về quản trị nhà nước, cách tiếp cận theo hướng chọn ra bên hưởng lợi - cho dù là doanh nghiệp hay ngành - bao giờ cũng gây tranh cãi. Mặc dù những điển hình thành công có thể được chỉ ra ở các quốc gia khác, nhưng kinh nghiệm cho thấy thường thì bên được cho là “hưởng lợi” được hưởng những hỗ trợ của nhà nước mà không cần phải nâng cấp hiệu quả hoạt động lên mức cần thiết để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. 29. Chính vì thế, vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt không phải là lựa chọn ra “đúng” doanh nghiệp hoặc các ngành cho hai mươi năm tới, mà phải triển khai các cơ cấu, thể chế và hạ tầng để tạo ra một nền kinh tế năng động cho khu vực tư nhân, trong đó nguồn lực có thể nhanh chóng được dành cho các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, để họ phát triển và thịnh vượng, qua đó tạo ra thu nhập quốc dân, đồng thời cải thiện hiệu quả của thị trường việc làm, giúp thu hút lao động thặng dư được giải phóng do tăng trưởng năng suất trong ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu mà Việt Nam đang thực hiện quá trình phát triển dồn ép, thách thức chính sách là phải xác định được những biện pháp can thiệp chiến lược để hỗ tợ và tăng cường sự vận hành của các cơ chế thị trường., đồng thời phải sửa chữa những thất bại của thị trường - đặc biệt là hỗ trợ tạo ra tác động hiệu ứng tích cực hở cấp độ ngành và toàn bộ nền kinh tế 30. Một vấn đề phát sinh ở tất cả các ngành là làm sao để đẩy mạnh kết nối ngược dòng với các ngành công nghiệp thượng nguồn, như cung ứng phụ tùng và các dịch vụ đầu vào. Hình 13 cho thấy trong toàn bộ nền kinh tế, khoảng 60% giá trị gia tăng xuất khẩu đến từ đầu vào trong nước, và hầu hết phần còn lại là giá trị gia tăng trực tiếp của các ngành xuất khẩu. Tỷ trọng hàm lượng giá trị gia tăng của nước ngoài trong các ngành xuất khẩu tăng trưởng ngày càng đóng góp phần lớn trong giỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam (Hình 14). Phát triển dựa trên chuỗi giá trị dựa trên tiền đề là phải phục thuộc ở mức độ nhất định vào trung gian nước ngoài, nhưng dù sao, Việt Nam chắc chắn vẫn có thể phát triển các ngành công nghiệp thượng nguồn trong nhiều lĩnh vực. Việc phát triển các ngành đó không chỉ củng cố thêm kết nối giữa các chuỗi giá trị và toàn bộ nền kinh tế, chẳng hạn qua sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn là hướng để vươn lên thực hiện các hoạt động đem lại giá trị gia tăng cao hơn trong các chuỗi giá trị khác nhau. Hình 12: Cơ cấu giá trị gia tăng trong nước Hình 13: Hàm lượng giá trị gia tăng của nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu, của toàn bộ ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu, 1995- nền kinh tế, năm 2011, % 2011, toàn bộ nền kinh tế Trực tiếp Gián tiếp Tái nhập khẩu Nguồn: Việt Nam hội nhập vào các chuỗi giá trị Nguồn: dựa trên cơ sở dữ liệu TiVA toàn cầu (2015) của OECD-WTO. 82 31. Một trong những khía cạnh đổi mới sáng tạo nhất của các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là đặc điểm mạng lưới của chúng: Thay vì một loạt các điểm giao dịch đơn lẻ và tuyến tính, hoạt động sản xuất và phân phối diễn ra qua một mạng lưới quan hệ phức tạp trong đó giá trị được chuyển giao, hàng hóa được lưu chuyển qua biên giới vô số lần trong quá trình sản xuất. Chính vì thế, điều quan trọng là phải hiểu được vị trí của Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) trên góc độ mạng lưới. Các quốc gia được kết nối tốt nhất - là những quốc gia ở vị trí trung tâm nhất theo nghĩa là những đối tác thương mại quan trọng của các quốc gia, là “phần gốc rễ”. Các quốc gia nhánh - là những quốc gia phải phụ thuộc vào các điểm kết nối - được coi là “phần lá”. Quy mô của điểm kết nối ở mỗi quốc gia phải ánh tính chất trung tâm trong mạng lưới của quốc gia đó, và độ dày của các đường kết nối phải ánh thế mạnh về thương mại đem lại giá trị gia tăng giữa các quốc gia. Các giao dịch song phương lớn thể hiện khoảng cách ngắn hơn giữa các điểm kết nối của quốc gia. 32. Phân tích về chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) trên góc độ mạng lưới cho thấy iệt nam rõ ràng là một phần của “công xưởng châu Á” - là cụm các quốc gia xoay quanh trung tâm Trung Quốc. Hình 15 trình bày mô phỏng đại diện cho thương mại đem lại giá trị gia tăng (MST?) được thể hiện qua dữ liệu TiVA của OECD-WTO.3 Công xưởng châu Á được kết nối với thị trường ở các quốc gia phát triển tại châu Âu và Mỹ qua những kết nối thương mại vững chắc. Ngay cả trong công xưởng châu Á, độ dày đường kết nối của Việt Nam với Trung Quốc cho thấy rõ có khả năng đẩy mạnh thương mại đem lại giá trị gia tăng với các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực, tương ứng với mức độ ở các nước khác trong khu vực. Dĩ nhiên, đường kết nối còn mỏng của Việt Nam một phần là do nền kinh tế nhỏ hơn và thu nhập theo đầu người thấp hơn. Khi các chuỗi giá trị phát triển và đi vào chiều sâu và khi vươn lên trong chuỗi giá trị, kết nối quan trọng với Trung Quốc có thể sẽ mạnh mẽ hơn. Mặc dù không thể hiện trong sơ đồ này, nhưng kết nối với các nền kinh tế khác cũng có sẽ được tăng cường, kể cả với Mỹ qua những ưu đãi được thỏa thuận trong hiệp định TPP vừa được thông qua. Hình 14: Mô phỏng hình ảnh về giá trị gia tăng của mạng lưới thương mại toàn cầu, 2011 Nguồn: Santoni và Taglioni (2014), dựa trên cơ sở dữ liệu TiVA của OECD-WTO. B. Cải thiện khả năng kết nối và tạo thuận lợi thương mại 33. Kết nối có vai trò thiết yếu trong các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi giá trị cần có khả năng lưu chuyển hàng hóa xuyên biên giới một cách đáng tin cậy và đảm bảo hiệu quả kinh tế, để giảm thiểu chi phí hàng tồn kho và tuân thủ các quy định ngặt nghèo của các doanh nghiệp lớn về thời gian giao hàng. Khi Việt Nam hội nhập đầy đủ hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và nâng cấp các nhiệm vụ của mình trong hai thập kỷ tới, hiệu quả kết nối cần được đẩy mạnh. Mặc dù vận tải đường biển và đường bộ vẫn quan trọng, nhưng vận tải đường không sẽ chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) như trong lĩnh vực điện tử, vì cấu kiện của nó có tỷ lệ giá trị trên trọng lượng cao, do đó phù hợp với phương thức vận tải hàng không nhanh hơn nhưng tốn kém hơn. 3 Cơ sở dữ liệu thương mại trong giá trị gia tăng. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Tổ chức Thương mại Thế giới 83 34. Trên góc độ thương mại và năng lực cạnh tranh, khả năng kết nối chính là khả năng các doanh nghiệp và người tiêu dùng của quốc gia có thể kết nối với mạng lưới thương mại, vốn (gồm cả vốn kiến thức) và người dân toàn cầu. Ở cấp độ cơ bản nhất, khả năng kết nối là một khái niệm khó hiểu về tính chất mạng lưới nếu ta vẫn tư duy theo cơ chế giao dịch đơn lẻ giữa các điểm. Một chỉ tiêu về khả năng kết nối của Việt Nam ra các thị trường quốc tế là chi phí thương mại tổng thể của quốc gia (đó là toàn bộ các yếu tố tạo ra chênh lệch giữa giá sản xuất tại quốc gia xuất khẩu và giá tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu; có thể được hiểu là chi phí giao dịch liên quan đến thương mại quốc tế). 35. Việt Nam đã từng bước giảm được chi phí thương mại. Chi phí thương mại theo báo cáo tại cơ sở dữ liệu UNESCAP4 - Ngân hàng Thế giới là chi phí song phương - giữa cặp quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu - được tính toán tương đương với thuế theo giá hàng, tách riêng giữa chế tạo lắp ráp và nông nghiệp. Chi phí thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp cao hơn rất nhiều so với lĩnh vực chế tạo lắp ráp ở các quốc gia (Các Hình 16 và 17). Chi phí thương mại của Việt Nam đặc biệt cao so với các quốc gia khác trong năm 2000: 125% trong lĩnh vực chế tạo lắp ráp, và 205% trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam đã nhanh chóng giảm được chi phí thương mại vào năm 2010, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo lắp ráp. Chi phí thương mại ở mức tuyệt đối trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn cao hơn đáng kể so với lĩnh vực chế tạo lắp ráp, mặc dù đó đó là điều phổ biến trên thế giới. Chi phí thương mại của Việt Nam có tính cạnh tranh cao so với các quốc gia khác và diễn biến phù hợp với tầm quan trọng ngày càng tăng lên của nền kinh tế trong thương mại quốc tế. Hình 15: Chi phí thương mại trong lĩnh vực Hình 16: Chi phí thương mại trong lĩnh vực chế tạo lắp ráp ở Việt Nam và các quốc gia so nông nghiệp ở Việt Nam và các quốc gia so sánh, năm 2000 và 2010, tương đương thuế sánh, năm 2000 và 2010, tương đương thuế theo giá hàng theo giá hàng Phần trăm Phần trăm Việt Nam Trung Quốc Xinh-ga-po Các nước Việt Nam Trung Quốc Xinh-ga-po Các nước ASEAN khác ASEAN khác Nguồn: Shepherd (2015), dựa trên cơ sở dữ liệu Nguồn: Shepherd (2015), dựa trên cơ sở dữ liệu về chi phí thương mại của UNESCAP - Ngân hàng về chi phí thương mại của UNESCAP - Ngân hàng Thế giới. Thế giới. Ghi chú: Chi phí thương mại của Xinh-ga-po có Ghi chú: Chi phí thương mại của Xinh-ga-po có thể được ước tính quá cao do khó khăn trong việc thể được ước tính quá cao do khó khăn trong việc hạch toán tạm nhập tái xuất. hạch toán tạm nhập tái xuất. 36. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều đang tich cự theo đuổi các mục tiêu cốt lõi nhằm cải thiện khả năng kết nối, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hàng hóa và dịch vụ cũng như các thị trường hỗ trợ. Kết quả là, xu hướng chung trong khu vực là tiếp tục cải thiện hiệuq ủa hoạt động. Nếu Việt Nam muốn có được tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao, phần nào dựa trên chính sách hiệu quả nhằm tận dụng các thị trường bên ngoài, thì quốc gia phải có những cải thiện nhanh hơn nữa và sâu hơn nữa so với các nước khác trong khu vực 37. Trong số các văn bản pháp quy của Việt Nam về lĩnh vực hậu cần (logistics) - một nội dung quan trọng trong nghị trình về khả năng kết nối - cách tiếp cận chung vẫn mang tính tủn mủn, đôi khi còn có sự mâu thuẫn và chồng chéo. Các văn bản pháp quy như trên vạch ra các biện pháp về dịch vụ hậu cần (logistics) và xử lý từng phương thức giao thông đơn lẻ. Môi trường pháp quy còn tương đối phức tạp đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực và các nhà hoạch định 4 Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc 84 chính sách cần quan tâm đến việc hợp lý hóa - bao gồm mở cửa nhiều hơn cho thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các lĩnh vực liên quan đến hậu cần (logistics) - trong trung hạn để cải thiện hiệu quả hoạt động ngành với tốc độ cần thiết nhằm hỗ trợ tiếp tục tăng trưởng nhanh về ngoại thương. 38. Việt Nam đạt kết quả cao hơn so với nhóm các quốc gia ASEAN khác về Chỉ số hiệu quả hoạt động hậu cần (LPI), nhưng chưa bằng quốc gia láng giềng Trung Quốc, hoặc đạt kết quả cao như Xinh-ga-po, gần sát với hàng đầu về hiệu quả toàn cầu mỗi năm (Hình 18). Tuy nhiên, kết quả của Việt Nam vẫn tốt so với mức thu nhập. Việt Nam nổi lên là một trong những quốc gia thuộc nhóm nhỏ “đạt kết quả vượt trội” trong báo cáo về chỉ số hiệu quả hoạt động hậu cần (LPI) gần đây nhất theo nghĩa là điểm số cao hơn rất nhiều so với dự kiến trong bối cảnh so sánh bình quân giữa các quốc gia có mức thu nhập đầu người và hiệu quả hoạt động hậu cần (logistics). Thực chất, Việt Nam đạt điểm số hiệu quả hoạt động hậu cần (LPI) cao nhất trong số các quốc gia thu nhập trung bình ở ngưỡng thấp trong năm 2014. Hậu cần (logistics) và tạo thuận lợi thương mại là những điểm mạnh tương quan về khả năng kết nối với các thị trường hàng hóa toàn cầu của quốc gia 39. Trong những năm gần đây, chất lượng hạ tầng được cải thiện với tốc độ tương đối nhanh nhưng thủ tục hải quan vẫn đạt kết quả kém, và vấn đề này chưa được cải thiện trong thời gian qua. Sự khác biệt giữa hai kết quả trên là vấn đề quan trọng. Đầu tư cho hạ tầng là một nội dung thiết yếu để cải thiện về môi trường hậu cần (logistics) và tạo thuận lợi thương mại, nhưng điều đó không đem lại tác động tối đa nếu thủ tục thông quan không nhanh chóng, minh bạch và đáng tin cậy. Chẳng hạn, hiệu quả hoạt động chung của cảng phụ thuộc vào khả năng vận hành đồng bộ của cả hai hệ thống. Một loại hạ tầng khác thậm chí không thể đánh giá trước khi thông quan là các cơ quan quản lý biên giới cũng đóng vai trò quan trọng ở cửa ngõ. Vấn đề hạ tầng và thông quan của Việt Nam tác động tương quan đến chỉ số chung như được thể hiện rõ ràng tại Hình 19, minh họa về các điểm số thành phần qua chênh lệch về tỷ lệ so với tổng điểm của quốc gia năm 2014. Bốn trong số các điểm số thành phần tập trung khá sát quanh điểm số chung của Việt Nam, có nghĩa là hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực đó khá nhất quán. Ngược lại, điểm số về chất lượng hạ tầng cao hơn khoảng 10% so với tổng điểm của Việt Nam theo nhận định của những người được khảo sát. Điều đó cho thấy đây là nội dung đạt kết quả khá tốt trong bối cảnh chung của quốc gia. Ngược lại, điểm số về thông quan thấp hơn 10% so với tổng điểm của Việt Nam, lại một lần nữa cho thấy cần phải quan tâm hơn đến lĩnh vực này trong thời gian tới. Hình 17: Chỉ số hiệu quả hoạt động hậu cần Hình 18: Tỷ lệ chênh lệch giữa các điểm số (logistics) của Việt Nam và một số quốc gia so thành phần với tổng điểm về hiệu quả hậu cần sánh, 2007-2014, (logistics) của Việt Nam năm 2014 Chất lượng thương mại và giao thông vận tải liên quan Thời gian giao hàng Điểm LPI Hiệu quả của quá trình thông quan Dễ dàng sắp xếp định giá cạnh tranh... Năng lực và chất lượng logistics... Khả năng theo dõi và phát hiện hàng hóa ký gửi Việt Nam Trung Quốc Xinh-ga-po Các nước ASEAN khác %Sai lệch so với điểm tổng (%) Nguồn: Chỉ số hiệu quả hoạt động hậu cần (LPI) Nguồn: Chỉ số hiệu quả hoạt động hậu cần (LPI) của Ngân hàng Thế giới của Ngân hàng Thế giới 40. Các khía cạnh khác về tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam đều bị tụt hậu so với các quốc gia so sánh, bao gồm kiểm soát y tế và vệ sinh dịch tễ cũng như chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (logistics). Mặc dù có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hậu cần (logistics) trong nước, nhưng các doanh nghiệp đó không phải lúc nào cũng đủ năng lực xử lý những giao dịch đa phương thức phức tạp. Nguồn cung lao động có tay nghề cũng chưa đủ. Lĩnh vực này 85 chủ yếu gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho thấy sự dàn trải ở mức độ nhất định. Ngược lại, nhiều DNNN cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng nhìn chung chưa tận dụng được những tiến bộ gần đây về hậu cần - như công nghệ thông tin - một cách tối ưu. 41. Để kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, quốc gia cần phải chuẩn bị cả về phần cứng (hạ tầng vật chất) và phần mềm (quản lý nhà nước cho thị trường dịch vụ cạnh tranh). Việt Nam cần phát triển thị trường dịch vụ cạnh tranh trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại và vận tải. Hiện nay, mức độ thuê ngoài chức năng hậu cần/kho vận (logistics) vẫn tương đối thấp và chỉ hạn chế ở những lĩnh vực truyền thống như vận tải. Trong trung hạn, thuê ngoài sẽ tăng trưởng vì các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được lợi thế và khả năng cắt giảm chi phí của các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần chuyên nghiệp, bên cạnh đó nhu cầu quản lý các chuỗi cung ứng phức tạp sẽ trở nên hết sức quan trọng để duy trì năng lực cạnh tranh trên quốc tế. C. Tăng cường phối hợp chính sách và triển khai các cam kết toàn cầu 42. Thực hiện những cam kết hội nhập, đặc biệt trong TPP, đồng nghĩa với việc phải triển khai một chương trình cải cách toàn diện và kiên quyết trong nước và đây là một tiến trình đầy thách thức. Trong số đó, các vấn đề như điều chỉnh cơ cấu cần được tiếp tục để triển khai chương về DNNN, cải cách để nâng cao minh bạch trong chương về mua sắm đấu thầu của Chính phủ, phân tích tác động và đề ra các biện páp chính sách để xử lý các nhóm bị ảnh hưởng trong các ngành nông nghiệp, cắt giảm thuế quan và tác động về thu, v.v. cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đề ra các biện pháp phù hợp để Việt Nam tối đa hóa được lợi ích và tối thiểu hóa được rủi ro trong hội nhập toàn cầu và triển khai TPP. Thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng và nghiêm trọng đối với một số nhóm lợi ích, vì vậy quốc gia cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ để đảm bảo đem lại lợi ích ròng của hội nhập toàn cầu. 43. Những cải cách do hội nhập toàn cầu có tính chất đa chiều. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy quản trị hội nhập toàn cầu đòi hỏi phải có cơ chế mạnh về phối hợp giữa các cấp chính quyền. Các bên liên quan chính trong quá trình Việt Nam hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối, quản lý biên giới và tạo thuận lợi thương mại gồm rất nhiều các cơ quan quản lý nhà nước như các bộ công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, tài chính, tài nguyên và môi trường, y tế công cộng, v.v. khu vực doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân), và cộng đồng thương mại toàn cầu nói chung. Cơ chế liên ngành hiệu quả cần được xác định (dựa trên các cơ chế hiện hành hoặc được tăng cường để định hướng cho tiến trình và giám sát việc triển khai tiến trình toàn cầu hóa). 44. Xử lý quá trình hợp lý hóa các biện pháp phi thuế quan (NTM) để tuân thủ các cam kết trong TPP và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO là dẫn chứng về nhu cầu cần có nỗ lực đa ngành. Cho dù đã có những tiến triển gần đây về cải cách Hải quan và triển khai cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN, chi phí tuân thủ tính bằng thời gian và tiền để thông quan hàng hoá xuyên biên giới và sau đó vẫn còn cao ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn chi phí tuân thủ cao liên quan đến các rào cản phi thuế quan (hoặc NTM). Gần đây, trên 200 thủ tục liên quan đến thương mại và giấy phép liên quan đến các biện pháp phi thuế quan đã được chế tài qua một loạt các văn bản quy phạm pháp luật phức tạp. Rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản lý và cấp phép các giấy phép đó, bao gồm nhưng không hạn chế ở Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Lực lượng Biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng, Lực lượng Cảnh sát Kinh tế thuộc Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các thủ tục này không phải lúc nào cũng nhất quán với nhau và các cơ quan quản lý nhà nước đó không phải lúc nào cũng phối hợp tốt với nhau. 45. Là thành viên của TPP, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa thay đổi có khả năng thúc đẩy nền kinh tế lên mức độ phát triển cao hơn. Để điều này xảy ra, Việt Nam phải giải quyết rất nhiều khó khăn, hầu hết khó khăn có nguồn gốc từ trong nước trong khi nắm bắt cơ hội để hiện thực hóa. Lãnh đạo của Việt Nam phải đương đầu với những thách thức này và thúc đẩy các cơ hội để đảm bảo sự phát triển tương lại của đất nước 86 HIỆP ĐỊNH TPP VÀ EVFTA CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Peter A. Petri, Đại học Brandeis Gần đây Việt Nam đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hiệp định thương mại với Hàn Quốc và Liên minh Thuế quan Á Âu. Những sáng kiến này thể hiện một cam kết lớn đối với thương mai quốc tế là động lực chính của chiến lược phát triển của Việt Nam. Theo nhiều ước tính, hiệp định TPP và EVFTA sẽ tăng thu nhập của người Việt Nam lên tương ứng 8% và 4% vào năm 2030. Các hiệp định sẽ tạo ra cơ hội chung cho việc mở rộng sản xuất công nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa. Để tối đa hóa lợi ích thu được từ các hiệp định này, Việt Nam sẽ phải tăng cường cải cách doanh nghiệp, củng cố liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu và đầu tư trong một môi trường thương mại và đầu tư đẳng cấp thế giới. GIỚI THIỆU Năm 2015, Việt Nam đã kết thúc đàm phán bốn hiệp định thương mại lớn: hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ và mười nền kinh tế khác ở Đông Á và châu Mỹ,5 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các hiệp định với Hàn Quốc và Liên minh Thuế quan Á Âu. Ngay khi các hiệp định này có hiệu lực, Việt Nam sẽ có hiệp định thương mại tự do với các quốc gia chiếm 84% GDP thế giới.6 Và nếu như các ước tính hiện tại là đúng thì các hiệp định này sẽ thúc đẩy tỉ trọng của Việt Nam trong sản xuất công nghiệp toàn cầu, đẩy nhanh cải cách, và mang lại lợi ích lớn cho người lao động Việt Nam. Các hiệp định mới nằm trong số các hiệp định toàn diện nhất từng được một nền kinh tế đang phát triển ký kết. Để đáp ứng điều khoản của hiệp định, Việt Nam sẽ phải thực hiện thay đổi lớn về chính sách, bao gồm thay đổi trong các lĩnh vực nhạy cảm như chính sách lao động. Và để tối đa hóa lợi ích thu được, Việt Nam sẽ cần phải đầu tư vào cải cách và cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất của các ngành theo định hướng xuất khẩu. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của các hiệp định mới này đối với Việt Nam và đặt ra câu hỏi làm thế nào Việt Nam có thể khai thác tốt nhất cơ hội mà các hiêp định này mang lại. Phần 2 rà soát vai trò của thương mại trong nền kinh tế Việt Nam, bao gồm dự báo về ảnh hưởng của các hiệp định mới trong tương lai trước mắt. Phần 3 nghiên cứu những cải cách mà các hiệp định này yêu cầu, và những cải cách giúp tối đa hóa lợi ích của chúng. Phần 4 đưa ra các khuyến nghị. THƯƠNG MẠI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO Chiến lược phát triển theo định hướng ra bên ngoài của Việt Nam bắt đầu với việc thực hiện cải cách Đổi mới năm 1986 và được đẩy mạnh năm 1995 sau việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ. Trước các sự kiện này, nền kinh tế Việt Nam mở rộng gấp 30 lần từ 6 tỉ USD năm 1989 lên 186 tỉ USD năm 2014, đưa nước này trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP 6,6% của Việt Nam trong giai đoạn này vượt tốc độ của Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, một phần dựa vào mức tăng xuất khẩu 150 lần trong giai đoạn từ 1986 đến 2014. a. Chính sách thương mại và sự cất cánh kinh tế Thương mại gia tăng một phần nhờ các hiệp định thương mại đa phương và song phương đầy tham vọng (Hình 1). Đặc biệt quan trọng là việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Điều này đảm bảo vị thế tối huệ quốc của Việt Nam ở thị trường các nước thành viên, giảm thuế quan và loại bỏ hạn ngạch, mang lại vị thế kinh tế thị trường cho Việt Nam ở Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga và Niu Di-lân. Kể từ đó, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với Niu Di-lân, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chi-lê, 5 Các nền kinh tế này là Úc, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-xi-cô, Pê-ru, Xinh-ga-po và Niu Di-lân. Hiệp định TPP và EVFTA đều chưa được phê chuẩn vào thời điểm viết nghiên cứu này. 6 Tính toán này cũng bao gồm các hiệp định đã được ký trong khuôn khổ ASEAN+6. 87 Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU). Các hiệp định thương mại tự do mới với châu Âu, Mỹ và các đối tác khác là những bước cuối cùng trong chiến lược này. Khi Việt Nam tiếp tục đàm phán các hiệp định ở châu Á (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) và ngoài châu lục này, hoạt động thương mại của nước này có thể so sánh được với các nước có nền kinh tế hướng ngoại nhất như Hàn Quốc và Singapo. Hình 1. Các cột mốc trong chính sách thương mại của Việt Nam VN - AFTA ASEAN Hàn ASEAN - Ấn Độ Quốc -Nhật FTA FTA Bản Đàm FTA phán Việt VN - VN - ASEAN ASEAN Gia Đổi Nam - EEU WTO US -Trung -Hàn nhập ASEAN Mới Quốc Quốc WTO Chi lê BTA - Niu FTA FTA FTA Việt Di-lân Đàm EV phán Nam - FTA BTA Nhật Bản Úc với EPA FTA Hoa TPP Kỳ Ghi chú: VN: Việt Nam, NZ: Niu Di-lân, EEU: Liên minh Kinh tế Á Âu, EPA: Hiệp định Đối  tác Kinh tế. Nguồn: Petri và Phan (2016) dựa trên số liệu của Bộ Công thương. Cho đến nay, chiến lược này đã mang lại hiệu quả. Sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3 lần trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014, từ gần 50 tỉ USD lên hơn 150 tỉ USD (Hình 2). Tự do hóa thương mại cũng khuyến khích nhập khẩu khi Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan trung bình từ 17,4% xuống còn 13,4% trong năm 2019.7 Thực tế nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, và Việt Nam đã bị thâm hụt thương mại trước khi có thặng dư 750 triệu USD năm 2012 và 2 tỉ USD năm 2014. Dòng vốn vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tăng lên. FDI đăng ký tăng vọt lên gần 72 tỉ USD năm 2008 (Hình 3) và các dự án đã đăng ký dần được chuyển thành các khoản đầu tư thực sự, FDI đã thực hiện tăng lên khoảng 11 tỉ USD sau khi gia nhập WTO so với chưa đầy 4 tỉ USD trước đó. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào thương mại của Việt Nam; trong 7 năm sau khi gia nhập WTO, tỉ trọng xuất khẩu của khu vực này tăng từ 57 lên 68 phần trăm. Hình 2. Thương mại hàng hóa của Hình 3. Dòng vốn vào FDI của Việt Nam Việt Nam Gia nhập WTO Gia nhập WTO Triệu đô USD Triệu đô USD Xuất khẩu Nhập khẩu FDI thực hiện FDI đăng ký Nguồn: Petri và Phan (2016). 7 Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm từ 25,2% xuống còn 21%; sản phẩm công nghiệp và chế tạo từ 16,1% xuống còn 12,6%; khai khoáng và khí từ 5,61% xuống còn 5,58%. 88 Hội nhập kinh tế đã đóng góp lớn cho kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù có khủng hoảng kinh tế toàn cầu và giảm tốc độ tăng trưởng gần đây ở châu Á, tăng trưởng của Việt Nam vẫn giữ vững trong biên độ 5-6% mỗi năm. Hiện Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ lại tăng tốc, tăng trưởng ở mức 6,5 và 6,6% tương ứng trong năm 2015 và 2016 (Ngân hàng Thế giới, 2016). Mức dự báo tăng trưởng này là duy nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương, ngoại trừ Fiji, mà Ngân hàng Thế giới đã đưa ra trong công bố gần đây của tổ chức này. Căn bản hơn, Việt Nam đã đi theo các nền kinh tế thành công khác trong việc sử dụng hiệp định quốc tế là công cụ để thúc đẩy cải cách trong nước. Gia nhập WTO mang lại cải cách thể chế để đưa thị trường trở nên nổi bật hơn và để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của nền kinh tế. Xếp hạng của quốc gia này trong chỉ số năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhảy từ 77 (trong 125 nền kinh tế) trong năm 2006-2007 lên 56 trong số 140 nền kinh tế trong năm 2015-2016 (Schwab, Sala-i-Martin, và Brende 2015). Hơn nữa, hội nhập kinh tế đã thắt chặt quan hệ với các đối tác nước ngoài quan trọng, ví dụ như chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Tổng thống Obama năm 2016, giúp đưa môi trường chính trị cho tăng trưởng kinh tế đảm bảo hơn. b. Thương mại trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam Mục tiêu trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 được xác định trong Chiến lược tổng thể Phát triển Kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2011-2020 đòi hỏi phải tăng tốc độ tăng trưởng lên 7-8%, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại với ngành sản xuất chế tạo, công nghiệp và dịch vụ chiếm 85% GDP, giảm lao động trong nông nghiệp xuống còn 30-35% tổng số việc làm. Mục tiêu này đang phải đối mặt với những đợt gió ngược chiều mạnh từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam sẽ phải ngày càng phụ thuộc vào tăng trưởng năng suất cho sự phát triển của mình. Thương mại quốc tế có thể góp phần vào mục tiêu này. Nói chung, chiến lược hiện đại hóa dựa trên ba trụ cột. Thứ nhất, ngành công nghiệp phải hiệu quả hơn. Thứ hai, ngành dịch vụ - trong đó đặc biệt là khu vực tài chính – phải lớn hơn và đổi mới hơn để hỗ trợ cho sự nâng cấp trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ ba, sẽ cần có bổ sung đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Như Chiến lược tổng thể đã ghi nhận, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu có thể giúp hiện thực hóa được nhiều khía cạnh của cải cách thông qua thúc đẩy tăng trường xuất khẩu, nâng cấp công nghệ và thiết lập tiêu chuẩn cho hiệu quả quản lý. Các hiệp định thương mại mới của Việt Nam rất phù hợp với các yêu cầu này. Các hiệp định toàn cầu (như GATT và GATS thuộc WTO) được nhìn nhận là các chính sách “tốt nhất” cho việc cải thiện năng suất toàn cầu bởi chúng kích thích cạnh tranh trên thế giới để giảm chi phí. Nhưng kể từ khi hiệp định Vòng đàm phán Urugoay được ký kết năm 1993, chưa có một hiệp định toàn diện nào như thế xuất hiện nữa. Các hiệp định khu vực đem lại “kế hoạch B” cho việc duy trì hội nhập kinh tế mà không có kết quả đa phương. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ tiếp theo có thể tiếp tục mở rộng cơ hội của Việt Nam trên thị trường quốc tế và kích thích cải cách trong nước. Phần nào cũng giống như các hiệp định toàn cầu, hiệp định thương mại khu vực có hiệu quả qua việc dỡ bỏ rào cản đối với thương mại hiệu quả.8 Hiệu ứng “tạo hoạt động thương mại” này đem lại các lợi ích rõ ràng. Tuy nhiên, do các hiệp định khu vực cũng loại trừ một số đối tác nên chúng có thể chuyển hàng nhập khẩu từ các nguồn hiệu quả hơn bên ngoài một Hiệp định TMTD sang các nguồn kém hiệu quả hơn trong Hiệp định TMTD. Hiệu ứng “trệch hướng thương mại” này làm giảm thu nhập. Nếu hiệu ứng tạo thương mại chiếm ưu thế thì hiệp định sẽ làm tăng năng suất nói chung. Các hiệp định khu vực giúp đạt được kết quả này một phần là do đặt trọng tâm tự do hóa cụ thể vào các rào cản này, bao gồm hàng rào phi thuế quan sâu hơn, vốn quan trọng với các thành viên của hiệp định. Nói chung, phần lớn các Hiệp định TMTD được ký kết gần đây dường như hiệu quả hơn (Baldwin và Freund 2011). Nguyên lý kinh tế của hiệp định thương mại ưu đãi là đặc biệt thuận lợi cho các hiệp định giữa các nước vốn có nhiều hoạt động thương mại với nhau. Frankel, Stein và Wei (1995) chỉ ra rằng các nhóm châu Á – Thái Bình Dương là “khối thương mại tự nhiên” bởi các nhóm này có các nước cung 8 Các khảo sát có giá trị về kinh tế học của hiệp định thương mại khu vực được cung cấp bởi WTO, 2011 và Ngân hàng Thế giới, 2005. 89 cấp rất hiệu quả cho nhiều nhu cầu nhập khẩu khu vực. Theo kinh nghiệm của hội nhập châu Âu và ASEAN cho thấy, lợi ích này được củng cố nếu một hiệp định khu vực thành công cũng dẫn đến các hiệp định lớn hơn (Baldwin và Jaimovich, 2010). c. Lợi ích dự kiến thu được từ các hiệp định mới Các hiệp định mới là những hiệp định lớn nhất mà Việt Nam đã từng ký kết; đây là những hiệp định với các đối tác chiếm 61% GDP thế giới và khoảng 2/3 xuất khẩu của Việt Nam và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Bảng 1). Phần lớn đối tác mới là các nền kinh tế lớn và phát triển nhưng cũng bao gồm các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Bởi Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao trong xuất khẩu những mặt hàng như dệt may, vốn là những mặt hàng nhạy cảm về mặt chính trị ở các nền kinh tế tiên tiến, nên họ gặp những rào cản tương đối cao ở các thị trường này (nội dung này sẽ được tiếp tục trao đổi chi tiết hơn dưới đây). Việc giảm các rào cản này và những cải cách đưa nền kinh tế Việt Nam mở và cạnh tranh hơn có thể sẽ mang lại hiệu quả lớn. Bảng 1. Qui mô của TPP và EVFTA Tổng Với TPP Với EVFTA tỉ $ % % Thương mại Việt Nam Xuất khẩu 161 41.6 21.5 Nhập khẩu 153 26.3 6.3 Lượng FDI của Việt Nam Ra bên ngoài 2 48.1 4.8 Vào 40 47.1 21.8 Rào cản đối với xuất khẩu của Việt Nam Thuế quan - 5.8 5.1 Phi thuế quan - 11.1 18.0 Nguồn: cơ sở dữ liệu của tác giả. Nhiều nhà nghiên cứu gần đây đã ước tính ảnh hưởng tiềm năng của các hiệp định TPP và EVFTA, như được tóm tắt trong Hộp 1. Các ước tính này lại giống nhau một cách đáng ngạc nhiên trong điều kiện có những yếu tố không chắc chắn trong phân tích này, và như vậy chúng củng cố các kết quả phát hiện của nhau. Phần trao đổi này tập trung chủ yếu và kết quả đã được báo cáo trong Ngân hàng Thế giới (2016) và Petri và Phan (2016), một phần là bởi vì nghiên cứu trình bày các phân tích có thể so sánh được của hiệp định TPP và EVFTA và sử dụng cùng một phương pháp luận. Kết quả từ nghiên cứu của Petri và Phan (2016) được báo cáo trong Bảng 2. Dòng trên cùng chỉ ra thu nhập thực tế bổ sung mà mỗi hiệp định sẽ tạo ra cho Việt Nam so với giải pháp cơ sở. Nghiên cứu cho thấy vào năm 2030, TPP sẽ tăng thu nhập của Việt Nam lên khoảng 40,5 tỉ USD (8,1% GDP dự báo vào thời điểm đó), cho phép mức tiêu dùng và đầu tư cao hơn tương ứng. EVFTA sẽ có ảnh hưởng nhỏ hơn nhưng vẫn rất lớn, tăng thu nhập của Việt Nam lên khoảng 18,1 tỉ USD (3,6% GDP). Bảng 2. Ảnh hưởng của hiệp định TPP và EVFTA đối với Việt Nam Ảnh hưởng của TPP vào Ảnh hưởng của EVFTA Cơ sở (tỉ USD 2015) 2030 vào 2030 Thay đổi Thay đổi 2015 2030 Change % Change % USD USD Thu nhập 209.1 497.3 40.5 8.1 18.1 3.6 GDP 209.1 497.3 49.9 10.0 25.1 5.1 Tỉ số hối đoái thực tế 100.0 106.0 0.6 0.6 -1.0 -0.9 Thương mại Xuất khẩu 161.0 356.6 107.4 30.1 41.9 11.8 90 Nhập khẩu 161.5 361.2 106.5 29.5 41.4 11.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài Ra khỏi Việt Nam 1.6 4.2 0.3 7.2 0.2 3.9 Vào Việt Nam 40.0 108.0 15.6 14.4 7.2 6.7 Nguồn: tác giả. Các kết quả từ mô phỏng trong Ngân hàng Thế giới (2016) và Petri và Phan (2016). Mức tăng GDP (đo lường sản lượng thực tế thay vì thu nhập thực tế) tương ứng là 10% và 5,1%. Mức tăng sản lượng là lớn hơn mức tăng thu nhập do biến động giá cả; trong khi mức tăng sản lượng của Việt Nam tập trung vào sản phẩm chế tạo, vào năm 2030 giá cả của những sản phẩm này giảm so với giá cả dịch vụ và dịch vụ lại chiếm tỉ trọng ngày càng lớn hơn trong chi tiêu. Tỉ giá hối đoái thực tế dự báo sẽ tăng nhẹ so với USD trong khuôn khổ TPP, điều này gợi ý rằng hiệp định sẽ có lợi cho xuất khẩu Việt Nam hơn một chút so với nhập khẩu, và sẽ giảm nhẹ trong khuôn khổ EVFTA, gợi ý sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với nhập khẩu. Cả hai giải pháp được tính toán để giá trị của biến động xuất khẩu và nhập khẩu9 là như nhau trong từng kịch bản, đưa cán cân thương mại ở mức xu hướng trong dài hạn của nó. Hộp 1 Kết quả nghiên cứu đối với Hiệp định TPP và EVFTA của Việt Nam Cho đến nay đã có bốn nghiên cứu lớn về ý nghĩa của các hiệp định thương mại mới của Việt Nam. Ba trong số này đưa ra dự báo mang tính định lượng; nghiên cứu thứ 4 đưa ra phân tích định tính về ảnh hưởng đối với chuỗi giá trị toàn cầu. Các kết quả được báo cáo trong nghiên cứu này được dựa trên một nghiên cứu do tác giả và các đồng nghiệp tiến hành (xem chi tiết về phương pháp luận trong Ngân hàng Thế giới, 2016 và Petri và Phan, 2016). Ưu điểm của nghiên cứu này là ở chỗ nó phân tích cả hai hiệp định TPP và EVFTA với phương pháp luận như nhau. Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể có thể tính được (CGE) với nhiều chi tiết về điều khoản của từng hiệp định. TPP cũng là chủ đề của một nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới (Minor, Walmsley và Strutt, 2015) thực hiện cho báo cáo Việt Nam 2035. Nghiên cứu đó ước tính mức tăng 8,2% trong GDP của Việt Nam vào năm 2030 so với thời kỳ cơ sở, với lợi ích thu được từ ngành sản xuất chế tạo. Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự cải thiện lớn về tiền lương của người lao động không có tay nghề. Các mô phỏng khác cho thấy GDP có thể tăng thêm 8,4% từ những cải cách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước. EVFTA là chủ đề của một nghiên cứu do Dự án Thương mại và Đầu tư châu Âu thực hiện (Baker, Vanzetti và Huoung, 2014). Nghiên cứu này phát hiện ra rằng thu nhập quốc dân của Việt Nam sẽ tăng lên được 3,8% vào năm 2025 so với các dự báo kịch bản cơ sở ở trên (tỉ lệ % này được tính toán từ ghi chú 3.2 trong báo cáo để đi đến kết quả có thể so sánh được với các kết quả khác được trích dẫn trong phần nội dung; bản thân báo cáo nhấn mạnh các thước đo định lượng hơi khác nhau). Tiền lương thực tế đối với lao động không có tay nghề được ước tính sẽ tăng cực kỳ nhanh và thu nhập hộ gia đình được dự báo cũng tăng do số giờ làm việc tăng. Cuối cùng, phân tích định tính về ảnh hưởng của hiệp định được cung cấp trong nghiên cứu ban đầu của Berger and Bruhn (2016). Phân tích của họ tập trung vào khía cạnh các hiệp định mới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiên cứu nhấn mạnh cả vấn đề kết nối giao thông và sự cần thiết phải có cải cách trong nước để hỗ trợ cho các liên kết quốc tế. 9 Gần đây Việt Nam đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hiệp định thương mại với Hàn Quốc và Liên minh Thuế quan Á Âu. Những sáng kiến này thể hiện một cam kết lớn đối với thương mai quốc tế là động lực chính của chiến lược phát triển của Việt Nam. Theo nhiều ước tính, hiệp định TPP và EVFTA sẽ tăng thu nhập của người Việt Nam lên tương ứng 8% và 4% vào năm 2030. Các hiệp định sẽ tạo ra cơ hội chung cho việc mở rộng sản xuất công nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa. Để tối đa hóa lợi ích thu được từ các hiệp định này, Việt Nam sẽ phải tăng cường cải cách doanh nghiệp, củng cố liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu và đầu tư trong một môi trường thương mại và đầu tư đẳng cấp thế giới. 91 Nhiều nhân tố giải thích tại sao TPP có ảnh hưởng lớn hơn so với EVFTA. Như đã lưu ý trong Bảng 1, TPP bao trùm nhiều giao dịch quốc tế của Việt Nam hơn so với EVFTA. Thương mại với các đối tác TPP được dự báo sẽ tăng nhanh hơn so với các đối tác EU, và TPP bao gồm nhiều nhà cung cấp quan trọng tiềm năng như Nhật Bản, điều này giúp sản phẩm của Việt Nam nhất quán hơn với Quy tắc xuất xứ của hiệp định. Cuối cùng, các điều khoản toàn diện của TPP rất có thể sẽ đưa đến việc giảm nhanh hơn các hàng rào phi thuế quan. Lưu ý rằng nghiên cứu đó không đánh giá việc thực hiện của cả hai hiệp định. Kết quả trong trường hợp đó sẽ phần nào nhỏ hơn so với kết quả rút ra từ việc đơn thuần cộng các kết quả riêng biệt lại. Ví dụ, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam từ Mỹ và châu Âu cộng lại sẽ đẩy chi phí sản xuất lên hơn so với mức chi phí tăng trong từng hiệp định riêng rẽ, vì vậy dẫn đến lợi ích cuối cùng thu được từ xuất khẩu nhỏ hơn. Tuy nhiên, mô hình không đưa ra gợi ý chung rằng những ảnh hưởng bù trừ này là lớn. Cả hai hiệp định sẽ đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam hướng tới ngành sản xuất chế tạo và liên kết mạnh hơn với chuỗi giá trị toàn cầu (Hình 4). Bởi vì tác động của TPP dự kiến sẽ lớn hơn so với tác động của EVFTA nên nó sẽ có ảnh hưởng phần nào lớn hơn đối với các ngành kinh tế. Cột thứ 2 cho từng hiệp định – sản xuất hàng không lâu bền – cho thấy mức tăng lớn nhất trong cả hai trường hợp. Ngành này bao gồm may mặc, giầy dép, dệt, một số sản phẩm điện tử, và đại diện cho lợi thế so sánh cốt lõi của Việt Nam. Ngành này sẽ lớn hơn 1/3 khi có hiệp định TPP và 1/6 khi có hiệp định EVFTA so với trường hợp không có hai hiệp định này. Hình 4. Chuyển đổi cơ cấu: ảnh hưởng của hiệp định thương mại đối với giá trị gia tăng, 2030 Phần trăm tăng so với đường cơ sở Chính Sản xuất hàng tiêu dùng không lâu bền Sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền Dịch vụ trong nước Dịch vụ mậu dịch TPP12 EVFTA Nguồn: Petri và Phan (2016) cập nhật. Hình 5. Ảnh hưởng của hiệp định thương mại đối với tiền lương và lợi nhuận ở Việt Nam, 2030 Phần trăm tăng so với đường cơ sở Không có tay nghề Có tay nghề Vốn TPP12 EVFTA Nguồn: Petri và Phan (2016) cập nhật. 92 Nông nghiệp sẽ đối mặt với nhiều tác động khác nhau khi nguồn lực của Việt Nam dịch chuyển sang ngành sản xuất chế tạo. Kinh doanh nông nghiệp và sản xuất thực phẩm rất có thể sẽ có thị trường mạnh hơn cho sản phẩm thủy sản, gạo, hạt tiêu, cà phê, rau và quả. Ví dụ, trong ngành thủy sản năm 2013, 22% xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ và 17% sang thị trường Nhật (Mai, 2014). Không những thuế quan sẽ được dở bỏ dần ở các thị trường này mà việc hợp tác quản lý nhà nước sẽ nới lỏng dẫn hàng rào phi thuế quan. Những ngành được bảo hộ, bao gồm đường, đồ uống có cồn, thuốc lá và những ngành có lợi thế cạnh tranh hạn chế như sản phẩm bơ sữa, gia cầm và thịt bò sẽ đối mặt với cạnh tranh khắc nghiệt hơn. Bảo hộ trong những ngành này có thể được dỡ bỏ từ từ, nhưng các nhà sản xuất sẽ bị áp lực phải tìm kiếm các hoạt động giá trị cao hơn trong đó có sản xuất rau, quả và cá, và tham gia sâu hơn vào công đoạn chế biến. Các ngành sản xuất chế tạo sẽ thu được lợi lớn từ các hiệp định mới. Dệt và phụ kiện tuyển dụng hơn 2 triệu lao động và giầy dép tuyển dụng 1 triệu lao động nữa. Những con số này sẽ tăng trưởng khi xuất khẩu mở rộng sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Việc loại bỏ dần thuế quan tương đối cao (ví dụ, khoảng 17% đối với phụ kiện ở Mỹ và 12% ở châu Âu) sẽ mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét và Pa-kis-tan. Dự báo chi tiết cho thấy mức tăng khoảng 20% đối với sản phẩm dệt dẫn đầu xuất khẩu sang châu Âu theo hiệp định EVFTA (Baker, Vanzetti và Huoung, 2014). Cơ hội sản xuất mới sẽ phát triển trong lĩnh vực điện tử, từ linh kiện tới thiết bị di động. Khi các hoạt động này mở rộng, hoạt động sản xuất thượng nguồn cũng sẽ tăng trưởng, giúp Việt Nam vẫn là một trung tâm sản xuất chế tạo cạnh tranh hơn. Trong khi đó ngành dịch vụ sẽ đối mặt với cạnh tranh nước ngoài lớn hơn. Lưu ý rằng nhập khẩu dịch vụ đẳng cấp thế giới có lợi ích quan trọng; chúng làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung trên thị trường quốc tế. Trung bình khoảng 1/3 giá trị của sản phẩm xuất khẩu chứa đựng dịch vụ “gắn liền” trong đó có logistic, dịch vụ tài chính, dịch vụ thiết kế và nhiều đầu vào khác. Một số ngành dịch vụ của Việt Nam như phân phối ở chừng mực nào đó đã mở - với sự gia nhập của các nhà bán lẻ nước ngoài như Big C, Metro Cash and Carry, và Luis Vuitton – tuy nhiên năng suất nói chung vẫn thấp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2012). Hiệp định mới sẽ tăng cường dịch vụ tài chính như bảo hiểm và ngân hàng, mở rộng các công cụ tài chính cho ngành công nghiệp cũng như các cá nhân có tiếp cận hạn chế với dịch vụ ngân hàng. Để chắc chắn, tự do hóa dịch vụ cũng đòi hỏi phải có khung giám sát mạnh hơn. Người lao động Việt Nam sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Cả hai hiệp định sẽ làm tăng lương, và TPP lại đặc biệt có lợi cho lao động không có tay nghề (Hình 5). Hai hiệp định cũng có xu hướng làm tăng số lượng việc làm chính thức, mang lại mức lương cao hơn và điều kiện làm việc đảm bảo hơn (Plummer, Petri, and Zhai 2014). Để chắc chắn, do hiệp định thương mại mở rộng một số ngành và thu hẹp các ngành khác, nên chắc chắn chúng gây ra dịch chuyển trong phân bổ lao động. Nhằm giảm thiểu chi phí có liên quan, cần thực hiện điều chỉnh dần và chính sách mới thường quan trọng đối với việc trợ giúp người lao động khi họ thay đổi công việc mới. Các chính sách chuyển đổi là tương đối mới đối với các nước đang phát triển nhưng trở nên ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển theo định hướng thương mại. Những chính sách đó nói chung là khả thi bởi vì lợi ích thu được từ thương mại thường được ước tính lớn hơn nhiều lần so với chi phí điều chỉnh. ƯU TIÊN CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH MỚI Việt Nam có thể hưởng lợi tối đa từ các hiệp định mới này như thế nào? Một số điều khoản trong hiệp định phản ánh lợi ích của các đối tác, tuy nhiên nhiều điều khoản có liên quan đến những cải cách có thể được sử dụng để tăng cường khung phát triển của Việt Nam. Phần này đánh giá các hiệp định có thể trở thành một phần trong chiến lược thực hiện mục tiêu phát triển dài hạn như thế nào. a. Làm cho doanh nghiệp công nghiệp cạnh tranh hơn Nhìn lại một thập kỷ về trước, các hiệp định mới sẽ được đánh giá ở khía cạnh chúng giúp nâng cao năng suất được bao nhiêu, đặc biệt trong công nghiệp. Lợi ích thu được này sau đó sẽ phụ thuộc vào những cải thiện mà Việt Nam sẽ thực hiện trong môi trường kinh doanh của mình, và cơ sở hạ 93 tầng thể chế và vật chất của nền kinh tế. Cả hai hiệp định đều bao gồm những điều khoản hướng dẫn cho các cải cách có liên quan. Kết quả này sẽ đặc biệt nhạy cảm đối với việc doanh nghiệp được quản trị tốt như thế nào. Trước Đổi mới, hầu như tất cả các hoạt động thương mại là thuộc sở hữu nhà nước (Ngu, 2002). Sau đó quá trình cải cách cổ phần hóa nhiều DNNN, giảm số lượng DNNN từ 12.000 năm 1989 xuống còn chưa đầy 1.000 trong năm 2013 (Tú, 2015). Tuy nhiên, kể từ những đợt cải cách ban đầu này, DNNN vẫn tồn tại và trong một số trường hợp củng cố được vị thế của họ và tiếp tục chiếm ưu thế những ngành chủ chốt. Ba mươi năm nỗ lực nâng cao trách nhiệm giải trình quản lý trong DNNN đã đạt được một số thành công, song hiệu quả kinh tế của khối doanh nghiệp này vẫn không nhất quán và đôi lúc mang lại thiệt hại lớn. Tăng trưởng năng suất gần đây là đáng thất vọng. Trong khi đó, khu vực tư nhân vẫn manh mún, và doanh nghiệp tư nhân thường quá nhỏ để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu (Berger và Bruhn, 2016). Sự kém hiệu quả này thậm chí sẽ trở nên tốn kém hơn trước cơ hội cạnh tranh mở ra bởi TPP và EVFTA. Cải cách DNNN sẽ quan trọng đối với lợi ích của riêng khối này và bởi vì cải cách sẽ bị các đối thủ cạnh tranh nước ngoài theo dõi sát sao. Trong khuôn khổ TPP, DNNN cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài dự kiến sẽ có hoạt động mua và bán dựa trên các cân nhắc thương mại, hoạt động phần lớn không có sự hỗ trợ của nhà nước, và phải đáp ứng nhiều yêu cầu minh bạch. Mặc dù Việt Nam đã đàm phán nhiều ngoại lệ cho chương này của hiệp định nhưng vị thế kinh tế thị trường và việc phải thực thi các nghĩa vụ khác của nước này sẽ tùy thuộc vào chính sách DNNN của họ. Vì tất cả các lý do này nên cải cách DNNN sẽ có ảnh hưởng lớn đối với hiệu quả và các hiệp định quốc tế của Việt Nam. Minor, Walmsley, và Strutt (2015) phát hiện ra rằng cải cách DNNN toàn diện sẽ tăng thêm GDP của Việt Nam lên 9% vào năm 2030, thậm chí tăng nhiều hơn hiệp định TPP hoặc EVFTA. Nhân tố quyết định thứ hai đối với lợi ích thu được sẽ là chất lượng của môi trường thể chế của hoạt động kinh doanh. Sẽ cần có cải thiện trong khung qui định – bao gồm tính khả đoán và minh bạch hơn của quyết định quản lý nhà nước – một mục tiêu được nhắc đến trong điều khoản “thực tiễn qui định tốt” của TPP và EVFTA. Nội dung này bao gồm các điều khoản thúc đẩy công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch trong qui trình ra qui tắc của họ, và đánh giá lợi ích kinh tế từ các hành động quản lý nhà nước.10 Điều cũng quan trọng là chính sách hướng tới dịch vụ và đầu tư (được thảo luận dưới đây) có thể giúp kết nối doanh nghiệp Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu. Một môi trường chất lượng cao cũng đòi hỏi phải có tiếp cận tốt với hệ thống thông tin liên lạc trong đó có kết nối Internet (ví dụ, thông qua một khuôn khổ mở cho chuyển giao dữ liệu), và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.11 Nhân tố quan trọng thứ ba sẽ là chất lượng của cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động của Việt Nam. Mục tiêu này đòi hỏi phải có một loạt đầu tư trong đó có tiếp cận điện, cảng và kết nối giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc hiệu quả. Đây là những cam kết tốn kém và trong chừng mực có thể, cần lôi kéo sự tham gia của quan hệ đối tác công – tư. Kết nối quốc tế chặt chẽ hơn và bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư do hiệp định TPP và EVFTA mang lại sẽ giúp ích. Cũng quan trọng là giá trị báo hiệu của TPP và EVFTA – cả hai phản ánh cam kết dài hạn đối với hoạt động hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các đối tác. Đây là những tài sản vô giá trong việc thu hút đầu tư tư nhân. Giáo dục và phát triển vốn con người thể hiện những đầu tư tương tự và không kém phần quan trọng theo quan điểm kinh tế học, nhưng tất nhiên đòi hỏi các kết hợp khác nhau giữa thể chế trong nước và quốc tế. b. Giảm hàng rào thương mại Trong TPP và EVFTA, Việt Nam và các đối tác sẽ loại bỏ tất cả thuế quan và hạn ngạch trong hoạt động thương mại của họ. Bảng 3 cho thấy mức trung bình có trọng số thương mại gần đây đối với 10 Những điều khoản này không tuân theo giải quyết tranh chấp, tuy nhiên nó thể hiện định chuẩn hữu ích cho cải cách thể chế. 11 Điều khoản về Quyền SHTT có thể gây ra khó khăn trong đó có khả năng giá tăng đối với sản phẩm thuốc. Trong TPP, Việt Nam đã đàm phán thời hạn 20 năm cho các điều khoản quan trọng trong lĩnh vực dược song việc thực hiện chính sách về Quyền SHTT cần tính đến ảnh hưởng đối với chăm sóc sức khỏe. 94 hàng rào thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng đến thương mại của Việt Nam với Mỹ và Liên minh châu Âu trước khi có hiệp định mới. Nói chung, thuế quan là thấp, trung bình từ 3,7% đến 6,9% đối với bốn loại luồng hàng này. Tuy nhiên, Việt Nam đối mặt với mức thuế quan tương đối cao đối với mặt hàng dệt và phụ kiện, trung bình 13,9% đối với xuất khẩu sang Mỹ và 10,1% đối với xuất khẩu sang Liên minh châu Âu. Mức thuế quan trung bình này được tính toán đối với nhiều sản phẩm; mức thuế đối với một số sản phẩm còn lên tới 25%. Thuế đánh vào xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ thấp hơn chút ít so với thuế đánh vào xuất khẩu phụ kiện. (Kết quả hàng rào phi thuế quan trong Bảng 3 sẽ được trao đổi trong phần tiếp theo). Trong TPP, Mỹ sẽ dỡ bỏ 75% dòng thuế không phải mức 0 của họ ngay lập tức và cuối cùng là 99% (Freund, Moran, and Oliver). Tuy nhiên, các mặt hàng nhạy cảm dệt và phụ kiện nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị chia thành các giỏ, với mức thuế sẽ còn lại cho đến 12 năm. EVFTA cũng dự kiến cắt giảm thuế lớn. Hiệp định này sẽ dỡ bỏ 86% dòng thuế của châu Âu ngay lập tức, chiếm 70% xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm, khoảng 99% dòng thuế sẽ bị dỡ bỏ trong đó có dệt, phụ kiện, giầy dép, phần lớn sản phẩm thủy sản và gạo. Việt Nam sẽ tự do hóa 65% dòng thuế nhập khẩu đối với xuất khẩu của EU vào Việt Nam ngay lập tức, và phần còn lại trong thời gian 10 năm, bao trùm các sản phẩm như ô-tô, rượu và đồ uống có cồn, thịt lơn và gia cầm. Vì vậy, cả EVFTA và TPP sẽ dỡ bỏ hầu hết tất cả thuế quan giữa các nước thành viên. Bảng 3. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong thương mại của Việt Nam Thương mại Việt Nam - Mỹ Thương mại Việt Nam – EU Xuất khẩu VN vào Mỹ Xuất khẩu Mỹ vào VN Xuất khẩu VN vào EU Xuất khẩu EU vào VN Thuế BPPTQ Thuế BPPTQ Thuế BPPTQ Thuế BPPTQ quan quan quan quan Ngũ cốc 0.7 36.6 2.2 16.7 3.8 35.0 0.1 16.7 Nông nghiệp khác 0.1 12.8 1.1 19.8 0.1 31.8 7.2 19.8 Khai khoáng 0.1 2.4 5.9 3.0 0.0 0.4 2.3 3.0 TP đồ uống, thuốc lá 1.6 18.3 11.9 31.3 7.1 40.9 14.1 31.3 Dệt may 10.9 27.7 6.9 13.7 7.6 30.8 10.5 13.7 Phụ kiện, giày dép 13.9 14.4 3.3 12.5 10.1 18.2 11.9 12.5 Hóa chất 2.7 3.0 3.3 11.4 0.8 0.5 3.2 11.4 Kim loại 1.1 0.1 2.4 7.5 0.5 0.0 2.9 7.5 Thiết bị vận tải 0.6 5.2 29.4 3.2 0.9 0.4 10.6 3.2 Máy móc điện 0.3 1.1 1.2 8.8 0.0 0.1 2.2 8.8 Máy móc 1.4 5.2 2.5 14.8 0.1 0.1 2.5 14.8 Công nghiệp chế tạo 0.4 2.5 4.4 11.5 0.2 0.2 11.0 11.5 khác Tiện ích 2.1 1.1 2.1 1.1 Xây dựng 71.6 33.5 39.9 33.5 Thương mại bán buôn, 46.1 31.3 36.0 31.3 bán lẻ Thông tin liên lạc 27.7 36.5 29.0 36.5 Tài chính 35.6 39.2 36.1 39.2 Dịch vụ tư nhân 31.7 20.1 24.5 20.1 Dịch vụ xã hội 6.6 30.4 29.3 30.4 Trung bình 4.1 18.4 6.9 12.5 3.9 19.5 3.7 14.1 Nguồn: Cơ sở dữ liệu cập nhật của Petri, Plummer và Zhai (201) Ghi chú: thuế quan từ GTAP9 2011.Hàng rào phi thuế quan từ Kee (2009), cập nhật 2012. Quy tắc xuất xứ (QTXX) xác định hàng hóa xuất xứ trong một khu vực Hiệp định TMTD và vì vậy đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định TMTD. Các nhà kinh tế học thích quy tắc xuất xứ đơn giản – ví dụ, ít nhất 40% giá trị của một sản phẩm bao gồm giá trị gia tăng ở các 95 nền kinh tế thành viên – tuy nhiên áp lực từ các ngành thường dẫn đến nhiều quy tắc phức tạp và hạn chế hơn. Đáng tiếc là, các hiệp định của Mỹ như TPP chứa đựng quy tắc cụ thể cho sản phẩm đối với những ngành nhạy cảm như dệt may và phụ kiện, hóa chất và ô-tô. Tuy nhiên, TPP đem lại tiến bộ đáng kể so với các hiệp định trước đó: quy tắc ứng xử trong hiệp định này cho phép “tính lũy kế”, nghĩa là cho phép tính đầu vào từ bất kỳ quốc gia thành viên TPP nào cũng là đầu vào xuất xứ. Trở ngại lớn nhất đối mặt Việt Nam là phải đáp ứng quy tắc xuất xứ “sợi về sau” hạn chế của TPP đối với mặt hàng dệt may. Điều này đòi hỏi sản phẩm phụ kiện phải được sản xuất toàn bộ ở các nước thành viên TPP, từ quay sợi đến lắp ráp cuối cùng. Tuy nhiên, vì Việt Nam nhập khẩu 80% sản phẩm dệt sử dụng để sản xuất sản phẩm may mặc (phần lớn từ Trung Quốc), nhiều thỏa hiệp đã được chấp nhận để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sản phẩm may mặc từ Việt Nam đáp ứng quy tắc xuất xứ. Những điều khoản này cho phép một số sản phẩm “cắt và may”, danh mục “cung cấp ngắn” cho phép nhiều đầu vào nguyên liệu phi xuất xứ được nhập khẩu, và điều khoản “trả để chơi” cho phép đầu vào nguyên liệu từ các nước phi thành viên được sử dụng theo tỉ lệ với đầu vào nguyên liệu mua ở Mỹ. Việt Nam cần có cơ chế mới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể định hướng trong các quy tắc phức tạp này, tuy vậy sản xuất hàng may mặc cần thể hiện là một trong những đối tượng hưởng lợi sớm nhất và mạnh mẽ nhất của hiệp định. Hiệp định EVFTA sử dụng tiêu chuẩn “chuyển đổi hai lần” ít hạn chế hơn, nhưng lại có ít ngoại lệ hơn so với TPP. Hàng rào phi thuế quan là lớn và đang gia tăng ở Việt Nam và giữa các đối tác thương mại của nước này. Bảng 2 cho thấy các hàng rào này (thể hiện theo tỉ lệ tương ứng thuế quan) cao gấp 2 đến 5 lần so với thuế quan. Bất kỳ nỗ lực thành công nào để quản lý các hàng rào này sẽ có tác động lớn hơn hầu hết mức giảm thuế quan. Ví dụ, Kim (2006) chỉ ra rằng thông báo về qui định mới về tiêu chuẩn đối với WTO đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2000. Những hàng rào này tăng cường bảo hộ hàng dệt, phụ kiện và sản phẩm thực phẩm, và là đặc biệt cao đối với dịch vụ, vốn không có bảo hộ thuế quan. TPP và EVFTA tìm cách hạn chế sử dụng tiêu chuẩn quản lý nhà nước cho mục đích bảo hộ và thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nước. Nói tổng quát hơn, TPP có một chương về “tính nhất quán về quản lý nhà nước”. Chương này đề xuất các qui trình để đưa qui định minh bạch và hiệu quả hơn, thiết lập cơ chế hợp tác mới giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, một hiệp định song phương đặc biệt đã được ký kết nhằm nới lỏng qui định nhập khẩu cá da trơn của Mỹ. c. Xây dựng môi trường dịch vụ và đầu tư đẳng cấp thế giới Để tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp sản xuất chế tạo và các doanh nghiệp khác cần có tiếp cận đối với dịch vụ chất lượng cao từ tài chính, thông tin liên lạc và logistic đến dịch vụ chuyên môn và máy tính. Bởi vì dịch vụ chiếm khoảng 1/3 đầu vào trong sản xuất chế tạo và đóng góp căn bản vào năng suất, các nước đang phát triển cần nắm lấy thị trường dịch vụ mở, ngay cả khi lúc ban đầu doanh nghiệp trong nước nhận thấy khó cạnh tranh được với doanh nghiệp quốc tế. Các hiệp định thương mại mới của Việt Nam: • Cấm hạn chế đối với giá trị hoặc khối lượng dịch vụ được giao dịch hoặc hình thức pháp lý của nhà cung cấp; • Cấm yêu cầu đối với hiện diện thương mại hoặc mua đầu vào ở nước nhập khẩu; • Quy định chế độ đối xử quốc gia và chế độ tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ; • Khuyến khích công nhận chung về năng lực trình độ chuyên môn; • Cấm hạn chế đối với chuyển vốn bởi nhà cung cấp dịch vụ, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp; • Yêu cầu xây dựng và áp dụng một cách minh bạch các qui định của Chính phủ. Trong TPP, dịch vụ thương mại xuyên biên giới được kiểm soát bởi cách tiếp cận “danh mục tiêu cực” được áp dụng cho tất cả dịch vụ ngoại trừ các dịch vụ bị loại trừ trong một phụ lục của hiệp định. Cách tiếp cận này toàn diện hơn so với cách tiếp cận “danh mục tích cực” được sử dụng trong hiệp định GATS của WTO, vốn chỉ được áp dụng đối với dịch vụ được liệt kê. Việt Nam có số lượng trường hợp ngoại lệ tương đối cao so với các thành viên khác trong Phụ lục có liên quan của hiệp định TPP. Bốn lĩnh vực dịch vụ (phân phối và bán lẻ, thông tin liên lạc, tài chính và dịch vụ chuyên 96 môn) vốn đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bị các doanh nghiệp nhà nước chi phối. Dịch vụ liên quan đến kinh tế số lại cực kỳ dễ bị tổn thương trước các qui định không thích hợp. TPP hướng tới khu vực này bằng cách: cấm thuế hải quan đối với sản phẩm kỹ thuật số như phim ảnh và âm nhạc; yêu cầu tiếp cận với mạng lưới viễn thông quốc gia; tự do hóa truyền dữ liệu giữa các biên giới; và cấm yêu cầu đối với trung tâm dữ liệu trong nước. TPP cũng sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử. Bởi vì Việt Nam vẫn đang tạo lập khung khổ pháp lý cho Internet và kỹ thuật số nên đây là thời điểm thích hợp để phát triển một hệ thống hiện đại cho phép ngành thương mại điện tử mới nổi của nước này xây dựng dựa trên thực tiễn tốt nhất của quốc tế. Đầu tư nước ngoài đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển ở Việt Nam và sẽ trở nên quan trọng hơn nữa khi hội nhập tiếp diễn. Việt Nam cho phép đầu tư trực tiếp thông qua nhiều hình thức tổ chức và đã kết thúc các chương trình kết nối biện pháp khuyến khích đầu tư với tỉ lệ nội địa hóa và hiệu quả xuất khẩu. Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 đã hoạt động trên cơ sở danh mục tiêu cực (Yến, 2015). Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư-nhà nước (ISDS) trong EVFTA và TPP hơi khác nhau, song cả hai hiệp định cho phép nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ thông qua trọng tài quốc tế. Tuy vậy, có nhiều ngoại lệ đối với các qui định về sức khỏe và an toàn và kiểm soát vốn trong thời điểm khẩn cấp về tài chính. Việt Nam sẽ phải áp dụng Công ước ISDS và rất có thể sẽ sửa đổi luật đầu tư hiện tại, song môi trường chính sách của nước này sẽ không bị ảnh hưởng lớn. Trong khi đó, các điều khoản này sẽ báo hiệu cho nhà đầu tư rằng Việt Nam cam kết với thực tiễn tốt nhất của quốc tế. d. Đáp ứng tiêu chuẩn lao động và môi trường quốc tế Tiêu chuẩn lao động nâng cao phúc lợi của người lao động nhưng có thể làm chậm lại phát triển do tăng chi phí. Thực hiện tiêu chuẩn đúng mới là quan trọng. Vấn đề được minh họa bởi các quan điểm đối lập của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - tổ chức đã soạn thảo tiêu chuẩn lao động quốc tế và thúc giục các nước áp dụng chúng song cũng khuyến nghị không nên đưa các tiêu chuẩn này vào hiệp định thương mại (Anuradha và Dutta, 2012). Việt Nam đã chấp thuận các tiêu chuẩn lao động nghiêm ngặt trong TPP và EVFTA. Cả hai hiệp định đều yêu cầu cam kết đối với Tuyên bố của ILO về Các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản tại Nơi làm việc, bao gồm sự tự do thành lập hội và quyền thương lượng tập thể, và cấm lao động ép buộc, lao động trẻ em và phân biệt trong việc làm và nghề nghiệp. Với ý nghĩa chính trị cao của các vấn đề lao động ở các nền kinh tế đối tác, việc thực thi chắc chắn sẽ bị giám sát gắt gao. Một số các tiêu chuẩn này đã có trong Bộ Luật Lao động của Việt Nam (Lee và Svanberg, 2013). Tuy nhiên, luật lao động của Việt Nam không có các yêu cầu của TPP và EVFTA trong một số lĩnh vực, cụ thể liên quan đến nghiệp đoàn lao động. Kế hoạch Mỹ - Việt Nam cho việc Tăng cường Quan hệ Thương mại và Lao động đã đưa ra các bước chi tiết, do cả Việt Nam và Mỹ xây dựng, nhằm đưa thực tiễn lao động của Việt Nam tuân thủ với TPP. Kế hoạch này yêu cầu Việt Nam phải hợp pháp hóa công đoàn độc lập, xác lập yêu cầu đối với đại diện công đoàn, và xác định các quyền của công đoàn trong đó có quyền tổ chức biểu tình. Việt Nam có ít kinh nghiệm trong quản lý các yêu cầu chính sách mới này. Một mặt các chính sách này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa giới chủ và người lao động và làm tăng chi phí sản xuất – không chỉ trong lĩnh vực được giao dịch mà cong trong nhiều ngành khác. Mặt khác chúng có thể khuyến khích sự kết dính xã hội và hợp tác quốc tế qua việc giúp người lao động ở Việt Nam và các nước khác hiểu được giá trị của hiệp định. Những cải cách này cũng có thể khiến sản phẩm Việt Nam được mong muốn hơn trên thị trường có kỳ vọng cao đối với thực tiễn lao động. Nói cách khác, điều khoản lao động của các hiệp định mới có ý nghĩa phức tạp – một số làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong khi số khác làm tăng năng lực cạnh tranh – và thiết kế một chiến lược thực hiện phức tạp giúp tối đa hóa lợi ích sẽ là rất cần thiết. 97 Các vấn đề môi trường là nổi bật trong TPP và EVFTA cũng như trong các hiệp định khác của châu Âu và Mỹ. Ở Mỹ, “Hiệp định 10 tháng 5” trong Quốc hội Mỹ yêu cầu rằng hiệp định thương mại phải gắn với hiệp định môi trường đa phương (MEA) và đưa các tranh chấp về môi trường trong các Hiệp định TMTD phải tuân theo điều khoản giải quyết tranh chấp của hiệp định. Theo xu hướng này, TPP đặt ra các điều khoản mới để chống lại buôn bán động vật hoang dã, chặt phá rừng bất hợp pháp và trợ cấp ngư nghiệp; hiệp định đã được các tổ chức phi Chính phủ hoan nghênh đón nhận. Thay vào đó cách tiếp cận của EU lại ưu tiên cho thương mại và đầu tư trong công nghệ xanh và hàng hóa và dịch vụ bền vững về môi trường; hợp tác, chuyển giao công nghệ và hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực môi trường; và xây dựng chính sách có sự tham gia của xã hội dân sự và minh bạch lớn hơn. KHUYẾN NGHỊ TPP và EVFTA là những cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa kinh tế của Việt Nam. Chúng hứa hẹn nhiều lợi ích to lớn nếu được thực hiện cùng với cải cách triệt để. Cả TPP và EVFTA kết hợp lại sẽ nâng cao thu nhập của Việt Nam lên hơn 10% sơ với mức GDP cơ sở vào năm 2030, dựa trên ba nghiên cứu khác nhau có đưa ra các ước tính tương tự nhau. Cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển dịch hướng tới lợi thế cạnh tranh về hàng hóa sản xuất công nghiệp như dệt và phụ kiện, và Việt Nam rất có thể thu hút được đầu tư nước ngoài mới đáng kể. Một số đầu tư đã nhìn trước được những thay đổi này; trong 6 tháng đầu năm 2015, đầu tư vào công nghiệp dệt đạt kỷ lục vượt mức 1 tỉ USD. Sẽ cần có những cải cách quan trọng không những chỉ để thực hiện các hiệp định mới mà còn để tối đa hóa lợi ích thu được từ các hiệp định. Giống như trước đây, các hiệp định thương mại này có thể giúp thúc đẩy hiện đại hóa. Trước tiên, Việt Nam có thể sử dụng chúng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước thành doanh nghiệp tư nhân nhanh nhạy và hiệu quả hơn. Thứ hai, chúng có thể thúc đẩy nhóm các chính sách để cải thiện năng suất, bao gồm tiếp cận dịch vụ, công nghệ đẳng cấp thế giới và đầu vào trung gian. Điều này đòi hỏi phải mở cửa khu vực dịch vụ, cải thiện điều kiện kết nối giao thông và hoan nghênh đầu tư. Thứ ba, chúng sẽ tăng hiệu quả thu được từ đầu tư công trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và kỹ năng lực lượng lao động. Tất cả sẽ thu được lợi từ nỗ lực giúp người lao động và doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi sang các hoạt động hiệu quả hơn. Chiến lược hiện đại hóa được xác định ở trên – tương tự như Đổi mới về tầm quan trọng lịch sử của nó – là không phải không có rủi ro. Việt Nam đang đánh cược đối với sự kết nối với các thị trường toàn cầu quan trọng và cải cách có liên quan. Nếu chiến lược này có hiệu quả, nó sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các nước khác trên thế giới thông qua các quy tắc và chính sách thương mại tốt hơn ở nước khác. Điều này lập luận cho sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Trợ giúp cần tập trung vào xây dựng năng lực cho các nhà hoạch định chính sách, quản lý và người lao động để hỗ trợ cho cải cách. Nếu TPP và EVFTA được nhìn nhận là quan hệ đối tác quốc tế thực sự, chúng sẽ mang lại kết quả trên thực tiễn hấp dẫn như những kết quả mà người ta thiết kế cho nó. 98 CHƯƠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI (TBT) VÀ CHƯƠNG VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT (SPS) TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) Micheal Friis Jensen, Ngân hàng Thế giới PHẦN GIỚI THIỆU Tháng 2 năm 2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 quốc gia thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, tham gia ký kết. Phần lớn các nước tham gia đều là nước có thu nhập cao và thu nhập trung bình cao. Việt Nam là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất; mức thu nhập bình quân chưa có trọng số của các nước tham gia ký kết TPP cao hơn Việt Nam 16 lần. Pê-ru có mức thu nhập bình quân đầu người thấp thứ 2 song cũng cao hơn Việt Nam 3 lần. Tháng 12 năm 2015, Liên minh châu Âu và Việt Nam đã đi đến thống nhất về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) . Mặc dù mức thu nhập của các nước thành viên trong Liên minh châu Âu cũng rất đa dạng, song họ đều có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều so với Việt Nam. Mức trung bình của cả liên minh châu Âu cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 17 lần. Cả 2 hiệp định, TPP và EVFTA đều có các chương với nhiều quy định về Rào cản thương mại đối với thương mại (TBT) và biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS). Đây là các chương quy định chủ yếu về những vấn đề thương mại, song, với bản chất của các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại và biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch thực vật, cũng sẽ ảnh hưởng đến các qui định luật pháp trong nước. Do đó, Việt Nam có một vị trí quan trọng ở cả 2 hiệp định này, do thu nhập của Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với việc các yêu cầu về thể chế chính sách của Việt Nam đôi lúc cũng có khác so với nhu cầu của phần lớn các quốc gia tham gia ký kết hiệp định. Việt Nam có nguồn lực hạn chế hơn nhưng lại có nhiều nhu cầu cơ bản hơn. Hiệp định TPP có một chương về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (chương 7), một chương về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (chương 8), và 1 chương về sự đồng nhất về quy định (chương 25) với những nội hàm liên quan đến cả biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật cũng như Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại. Chương 25 về thống nhất pháp luật qui định các biện pháp thực hành khác nhau về pháp luật tốt, mặc dù căn cứ trên cơ sở “nỗ lực cao nhất”. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu có chương về các biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch thực vật (Chương 7) và Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (Chương 6). Cả Hiệp định TPP và EVFTA đều có các qui tắc cụ thể đối với từng sản phẩm, tính mới so với Tổ chức Thương mại thế giới. Nghĩa vụ nêu trong cả 2 Hiệp định có khác nhau về chi tiết song có cùng các cơ sở như nhau, về định hướng chung. Cả hai hiệp định đều theo đúng các thoả thuận về Vệ sinh và Kiểm dịch t thực vật cũng như Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của Tổ chức thương mại thế giới, đồng thời cũng đưa ra các nguyên tắc mới trong một số lĩnh vực chọn lọc và rất cụ thể. Theo cách tiếp cận này, Hiệp định TPP và EVFTA đều nỗ lực dỡ bỏ rào cản thương mại và nâng cao năng lực pháp lý thông qua việc phát huy tính thống nhất của pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích những yêu cầu trong các chương về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại và các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật trong cả 2 Hiệp định với quan điểm nhằm tạo ra cách hiểu chung về những thách thức về khía cạnh thực hiện mà Việt Nam sẽ gặp phải. Việt Nam sẽ cần phải tuân thủ các cam kết của mình theo cách phù hợp với những thách thức phát triển riêng của Việt Nam. CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI TRONG HIỆP ĐỊNH TPP Trong TPP, những quy tắc mới và quan trọng nhất trong các chương về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại đều được nêu rõ trong Biểu 1. Về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, các xét nghiệm quan trọng nhất theo qui định về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật đều phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm có đăng ký tham gia chương trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Một yêu cầu nữa không kém phần quan trọng là Việt Nam phải đảm bảo áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu dựa vào rủi ro. Chương về Vệ sinh và kiểm dịch thực vật còn đưa ra cam kết Việt Nam đảm bảo minh bạch hơn nữa về việc sử dụng biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, phân tích rủi ro kỹ càng hơn làm cơ sở cho việc sử dụng các biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch thực vật. 99 Kiểm soát biên giới dựa vào rủi ro có thể tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn tiến độ thực hiện các thủ tục thông quan, đồng thời cải thiện tỉ lệ các doanh nghiệp vi phạm nhờ vào các kỹ thuật lập hồ sơ doanh nghiệp. Tuy vậy, việc qui định như vậy lại có thể gây ra thách thức cho Việt Nam. Ở hầu hết các nước có thu nhập cao, biện pháp kiểm soát nhập khẩu đều đã dựa vào rủi ro rồi, song ở nhiều nước đang phát triển, kể cả những nước có thu nhập trung bình, điều này lại khác. Hầu hết các trường hợp tại các nước đang phát triển, các chương trình nhập khẩu thường vận dụng các biện pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng không tiên tiến bằng (và mức độ thoả đáng về thống kê cũng ít hơn), trong khi đó các mẫu kiểm nghiệm hàng nhập khẩu của cơ quan quản lý nhập khẩu lại không được chọn theo lịch sử rủi ro của sản phẩm, của hãng sản xuất hay của hãng nhập khẩu,. Vậy đây là cam kết ràng buộc áp dụng các biện pháp kiểm soát dựa vào rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu, trong đó Điều 7 hướng dẫn cho các bên “đảm bảo [...] rằng các chương trình nhập khẩu đều dựa trên rủi ro liên quan đến các hoạt động nhập khẩu” (Điều 7.11.1, Chương Vệ sinh và kiểm dịch thực vật trong hiệp định TPP). Việc thực hiện yêu cầu này sẽ đòi hỏi phải nâng cấp và thay đổi đáng kể về tư duy giữa các cơ quan chức năng phụ trách tại Việt Nam. Hỗ trợ kỹ thuật sẽ là chìa khoá giúp đảm bảo mang lại những tác động tích cực từ yêu cầu này. Nếu được thực hiện có hiệu quả, sẽ giúp giảm đáng kể các hàng rào kỹ thuật trong nước (NTBs), mặc dù cũng vẫn cần thực hiện phân tích thực hành pháp luật ở những ngành cụ thể để xác định mức độ giảm nhất định. Song nếu Việt Nam thiếu nguồn lực để thực hiện hệ thống dựa vào rủi ro, thì yêu cầu này sẽ hàm chứa việc phải dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng có vấn đề được pháp luật quan tâm, như an toàn thực phẩm, và không chịu bất kỳ biện pháp kiểm soát nhập khẩu nào. Hiệp định TPP cũng củng cố thêm nhiều các qui tắc của tổ chức thương mại thế giới về thủ tục đánh giá tuân thủ về Vệ sinh và kiểm dịch thực vật, trong đó có qui định mỗi nước có nhiệm vụ phải áp dụng các chương trình đảm bảo chất lượng cho các phòng thí nghiệm. Cụ thể, theo Điều 7, như sau: Bên Nhập khẩu phải đảm bảo mọi kiểm nghiệm đều được thực hiện có sử dụng phương pháp phù hợp được duyệt tại cơ sở thuộc chương trình đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn phòng thí nghiệm quốc tế. (Chương về Vệ sinh và kiểm dịch thực vật, Hiệp định TPP, Điều 7.11.4) Mặc dù, một điều có thể thấy rõ là chỉ cần được chứng nhận quốc tế là có thể đảm bảo tuân thủ, Điều 7 không cứng nhắc yêu cầu như vậy mà để cho các nước tự chịu trách nhiệm tìm ra con đường đi tối ưu cho mình để tuân thủ qui định này. Và cũng với yêu cầu này, để Việt Nam có thể hoàn thành được yêu cầu này trong Hiệp định TPP, trợ giúp và hỗ trợ kỹ thuật là cần thiết để Việt Nam đáp ứng được nhu cầu về nâng cấp trang thiết bị của mình. Biểu 1: Các qui định khác so với hiệp định Tổ chức thương mại thế giới, về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Rào cản kỹ thuật đối với thương mại Nguyên tắc của Tổ chức Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thương mại thế giới Thoả thuận về Vệ sinh và Chương 7 – Các biện pháp về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật Kiểm dịch thực vật Minh bạch TPP tăng cường minh bạch. Các cơ quan quản lý phải công bố bản tóm tắt các nhận xét chính thức đã nộp trong giai đoạn tham gia ý kiến cho các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật. Các cơ quan quản lý, nếu được yêu cầu, phải công bố tài liệu về qui trình đánh giá rủi ro. Các cơ quan quản lý phải công bố thông báo các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật. Các cơ quan quản lý cũng có nghĩa vụ thông báo cho các bên nhập khẩu về những thay đổi về rủi ro Vệ sinh và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ của bên xuất khẩu Phân tích rủi ro TPP có bao gồm qui trình chặt chẽ hơn với yêu cầu nghiêm ngặt hơn về việc phải tư liệu hoá và về cơ hội để các bên quan tâm tham gia ý kiến Thủ tục Kiểm soát, thanh TPP qui định các bên nhập khẩu khi thực hiện kiểm tra với các cơ quan chức kiểm tra và phê duyệt năng có thẩm quyền và hệ thống thanh tra của bên xuất khẩu phải tạo cơ hội cho bên xuất khẩu tham gia ý kiến và cung cấp dữ liệu TPP qui định việc kiểm nghiệm hàng nhập khẩu phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hoạt động theo đúng thực hành quốc tế TPP qui định các biện pháp kiểm soát nhập khẩu phải dựa trên rủi ro TPP hướng dẫn các bên tăng cường thực hiện cấp chứng nhận điện tử và công nghệ khác nhằm tạo thuận lợi thương mại 100 Thoả thuận về Rào cản kỹ Chương 8 – Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại thuật đối với Thương mại Hài hoà hoá và công nhận TPP tái khẳng định lại Hiệp định về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của Tổ qui định của nhau chức thương mại thế giới Qui định tương đương TPP có phần chặt chẽ hơn so với Tổ chức thương mại thế giới vì trong Chương về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của TPP, có qui định rằng một bên phải giải thích lý do vì sao bên đó chấp nhận một qui định kỹ thuật là qui định tương đương Minh bạch TPP có bao gồm qui định cụ thể hơn về công khai và thông báo trong đó có nghĩa vụ cho phép bên nước ngoài tham gia tham vấn và nghĩa vụ công khai tài liệu dự thảo và tài liệu cơ sở TPP bắt buộc các bên phải công bố mục tiêu của qui định và giải thích sự cần thiết của các mục tiêu đó, những biện pháp thay thế đã được cân nhắc, và thông tin phản hồi cho những ý kiến đã tiếp nhận Thủ tục đánh giá tính hợp TPP khuyến khích các bên cho phép các cơ quan thực hiện đánh giá tính hợp lệ lệ đặt tại lãnh thổ của bên khác tham gia qui trình đánh giá tính hợp lệ của các cơ quan đó. Hiệp định TPP qui định rằng các cơ quan cấp chứng nhận tiêu chuẩn nước ngoài phải được phép cấp chứng nhận cho cơ quan đánh giá tính hợp lệ trong nước sở tại Một số qui tắc về sản TPP áp dụng một số qui tắc cho sản phẩm cụ thể. Chương về Rào cản kỹ thuật phẩm cụ thể đối với Thương mại mại trong Hiệp định TPP có các phụ lục về sản phẩm dành cho (i) rượu vang và rượu mạnh; (ii) sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông; (iii) sản phẩm dược; (iv) mỹ phẩm; (v) thiết bị y tế; (vi) công thức độc quyền dành cho thực phẩm và phụ gia thực phẩm trước khi đóng gói; và (vii) sản phẩm hữu cơ Và nhân sự có tay nghề. Nếu không được đầu tư, họ có thể bị coi là không đủ năng lực thực hiện kiểm nghiệm và kiểm soát theo luật định. Các nguyên tắc mới trong chương về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại ít khắt khe hơn so với các nguyên tắc về Vệ sinh và kiểm dịch thực vật vì có áp dụng ngoại lệ đối với các phụ lục sản phẩm. Việt Nam cam kết cho phép các cơ quan phụ trách về kiểm nghiệm, thanh kiểm tra, cấp chứng nhận và chứng nhận tiêu chuẩn ở nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam: Ngoài Điều 6.4 trong Thoả thuận về Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại, mỗi bên có nghĩa vụ đồng ý dành cho các cơ quan thực hiện đánh giá tính hợp lệ từ lãnh thổ một bên khác cách đối xử không kém ưu đãi hơn so với cách đối xử mà bên đó dành cho các cơ quan đánh giá tính hợp lệ đặt tại lãnh thổ của mình hoặc tại lãnh thổ của một Bên tham gia nào khác. Để đảm bảo một bên đối xử được như vậy, mỗi Bên phải áp dụng thủ tục, tiêu chí, và điều kiện khác như hoặc tương đương với thủ tục, tiêu chí và điều kiện khác mà bên đó sẽ áp dụng khi chứng nhận tiêu chuẩn, phê duyệt, cấp phép hoặc thực hiện việc gì khác để công nhận các cơ quan đánh giá tính hợp lệ trong chính lãnh thổ của mình. (Điều 8.6.1, Chương Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại trong Hiệp định TPP) Chương về Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại cũng tăng cường qui định về minh bạch và những yêu cầu cụ thể chặt chẽ đối với các sản phẩm cụ thể, như rượu vang và rượu mạnh, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, sản phẩm dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế, công thức độc quyền dành cho thực phẩm và phụ gia thực phẩm trước khi đóng gói, và các sản phẩm hữu cơ. CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT, VÀ RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (EVFTA) Đối với hiệp định TPP, trong EVFTA có một số qui tắc mới trong 2 chương về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Rào cản kỹ thuật đối với thương mại, tại Biểu 2. Ngoài ra, trong EVFTA còn có 2 phụ lục cụ thể theo sản phẩm, đó là phụ lục về các sản phẩm dược và thiết bị y tế, và 1 phụ lục về phương tiên cơ giới và phụ tùng phương tiện cơ giới. Đối với Hiệp định TPP, các nguyên tắc đều theo những qui tắc của Tổ chức Thương mại thế giới, mặc dù có một số trường hợp còn qui định rộng hơn. Các nguyên tắc mới này bao gồm cả những nguyên tắc bắt buộc và những nguyên tắc tự nguyện. Chương về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật có quy định rằng chính sách OIE về tình trạng sức khoẻ động vật phải được tôn trọng. Tương tự, chương này còn yêu cầu Việt Nam phải thay đổi các chính sách kiểm soát thú y đối với hàng hoá nhập khẩu nhằm phản ánh đúng tình trạng sức khoẻ của động vật tại EU. Ngoài ra, còn có cam kết khác nữa trong đó qui định Việt Nam phải lập danh sách thú cưng là đối tượng thú cưng có quản lý. Đây là một cam kết có tính ràng buộc: 101 Các Bên tham gia phải lập và cập nhật danh sách thú cưng có quản lý, sử dụng tên khoa học, và cung cấp các danh sách đó cho Bên tham gia khác. (Điều 6.7, Chương vệ sinh và kiểm dịch thực vật, Hiệp định EVFTA) Việt Nam đã có danh sách thú cưng, nhưng áp lực sẽ cao hơn khi phải lưu và cập nhật danh sách đó theo qui trình đạt tiêu chuẩn quốc tế như Hiệp định EVFTA. Việt Nam cũng đã cam kết thành lập đầu mối và tham gia vào Uỷ ban Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật của EVFTA. Trong Chương về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại, cam kết của Việt Nam là tổ chức các cơ quan đánh giá tính hợp lệ theo đúng thông lệ quốc tế thông qua việc đảm bảo tính độc lập và đảm bảo không có xung đột lợi ích giữa các bên thực hiện chứng nhận tiêu chuẩn và đánh giá tính hợp lệ, và giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp được khảo, trong lĩnh vực giám sát thị trường. Hơn nữa, Việt Nam phải cho doanh nghiệp được phép lựa chọn các phương pháp đánh giá tính hợp lệ. Chương về Rào cản kỹ thuật trong Hiệp định EVFTA có cơ chế minh bạch rộng hơn. Bên nước ngoài phải được phép tham gia các cuộc tham vấn về qui định pháp luật mới và mọi qui định kỹ thuật, và các thủ tục đánh giá tính hợp lệ liên quan đối với doanh nghiệp nước ngoài phải được công bố miễn phí trên Internet. Biểu 2: Qui định về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại mại trong Hiệp định EVFTA có khác với các Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới Các nguyên tắc của WTO Hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) Thoả thuận về Dịch vụ và Chương 7 – Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật Kiểm dịch thực vật Tương đương và khu vực EVFTA qui định buộc các Bên phải công nhận tình trạng sức khoẻ chính thức hóa của động vật theo quyết định của OIE EVFTA áp dụng các thủ tục về tính tương đương và khu vực hoá nhằm hiện thực hoá các qui tắc của tổ chức thương mại thế giới Minh bạch EVFTA thành lập đầu mối liên lạc và thành lập mới Uỷ ban về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật trong khuôn khổ EVFTA Thủ tục kiểm soát, thanh EVFTA hướng dẫn cho các Bên tham gia lập danh sách thú cưng đối với các kiểm tra và phê duyệt thú cưng có quản lý EVFTA thiết lập các qui trình phê duyệt của Cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở có sản phẩm vì lý do vệ sinh và các thủ tục này được các Bên cùng thống nhất công nhận Thoả thuận về Rào cản kỹ Chương 6 – Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại thuật đối với thương mại Qui định và tiêu chuẩn kỹ EVFTA khuyến khích áp dụng thông lệ tốt bao gồm các biện pháp thực hành ít thuật gây trở ngại thương mại nhất và đánh giá tác động của pháp luật EVFTA thể hiện cam kết của các Bên thực hiện rà soát qui định để tiến tới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Thủ tục đánh giá tính EVFTA qui định cụ thể về việc đánh giá tính hợp lệ và khuyến khích sử dụng hợp lệ các thủ tục như kê khai bên cung cấp EVFTA nêu rõ các doanh nghiệp phải được lựa chọn cơ quan đánh giá tính hợp lệ EVFTA thể hiện cam kết của các Bên đảm bảo tính độc lập và không có xung đột về lợi ích giữa các cơ quan cấp chứng nhận tiêu chuẩn và đánh giá tính hợp lệ EVFTA thể hiện cam kết của các Bên đảm bảo đủ năng lực giám sát thị trường của các cơ quan giám sát thị trường và không có xung đột lợi giữa việc giám sát thị trường và đánh giá tính hợp lệ với các “doanh nghiệp được kiểm soát hoặc giám sát” EVFTA còn bao gồm nhiều qui tắc cụ thẻ về đánh dấu và dán nhãn Minh bạch EVFTA thể hiện cam kết của Các bên trong việc rà soát qui định kỹ thuật hiện hành vì mục đích tăng cường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế EVFTA áp dụng các yêu cầu về minh bạch cụ thể trong đó có các nghĩa vụ cho phép bên nước ngoài được tham gia tham vấn về qui định kỹ thuật mới và cung cấp miễn phí trên internet tất cả các qui định kỹ thuật và những thủ tục đánh giá tính hợp lệ bắt buộc 102 Một số nguyên tắc cụ thể EVFTA có một phụ lục về phương tiện cơ giới. Việt Nam sẽ công nhận hầu hết về sản phẩm các tiêu chuẩn của UNECE là đủ để đạt tiêu chuẩn qui định của Việt Nam và sẽ tăng cường theo các tiêu chuẩn của UNECE trong các qui định về phương tiện cơ giới. EVFTA cũng có một phụ lục về sản phẩm dược. Phụ lục này hướng tới đảm bảo EU và Việt Nam, trong chừng mực có thể, sẽ áp dugj các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm dược, trong các qui định của mình. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Cả hai Hiệp định TPP và EVFTA đều theo định hướng các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới và trong một số trường hợp chọn lọc cụ thể, để đảm bảo được định hướng này, cả hai Hiệp định này đã bổ sung thêm một số qui tắc mới. Và sự đồng nhất về qui định của pháp luật được coi là công cụ chiến lược chung để giảm bớt rào cản thương mại do các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại gây ra. Do vậy, cả 2 Hiệp định đều đi theo một xu hướng mạnh mẽ trong việc quản lý thương mại quốc tế thông qua việc vận dụng thực hành quốc tế tốt nhất để giảm rào cản thương mại. Việc đồng nhất về quy định là công cụ mà Việt Nam cần vận dụng một cách nghiêm túc. Trong nhiều trường hợp, Việt Nam sẽ có lợi từ việc đồng nhất theo các thông lệ thực hành tốt nhất của quốc tế, song không phải tất cả các trường hợp đều có lợi. Ví dụ, Việt Nam có thể có lợi khi sử dụng EVFTA để loại bỏ mọi xung đột về lợi ích giữa việc đánh giá tính hợp lệ với giám sát thị trường. Khi đó, áp dụng các thông lệ thực hành tốt nhất của quốc tế sẽ vừa giảm rào cản thương mại lại vừa phát huy được tính hiệu quả và hiệu suất của các quy định trong nước. Song, trong trường hợp khác, công cụ quản lý nhà nước trong thực hành tốt nhất của quốc tế lại được xây dựng cho những nền kinh tế có thu nhập cao hơn nhiều so với Việt Nam. Những nước này có năng lực và vấn đề quản lý khác hẳn Việt Nam. Một ví dụ cụ thể chính là cam kết có tính ràng buộc chỉ cho phép kiểm nghiệm biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật ở những phòng thí nghiệm tham gia chương trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Những nước như Việt Nam có thể còn hiếm năng lực phòng thí nghiệm có đủ tiêu chuẩn và sẽ phải nới lỏng kiểm soát nhập khẩu khi thực hiện những cam kết này trước khi thiết lập đủ năng lực cần thiết. Một ví dụ nữa là việc tăng cường các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở đảm bảo đồng nhất về qui định theo các Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại và được khẳng định trong Hiệp định TPP và EVFTA. Nhiều tiêu chuẩn đã được xây dựng trước đó dành cho các nước có thu nhập cao và sẽ yêu cầu chỉnh sửa rất nhiều để có hiệu lực tối ưu ở Việt Nam và các nước tương tự (Jensen et al.2012, Jensen & Keyser 2012). Đương nhiên, nhiều cam kết trong Hiệp định TPP và EVFTA không cần phải bàn nữa vì đó là những cam kết bắt buộc. Mặc dù vậy, trong số đó có nhiều cam kết lại cho phép linh hoạt đáng kể, và Việt Nam nên tận dụng những linh hoạt đó để tuân thủ theo cách phù hợp nhất với những thách thức phát triển của riêng Việt Nam. Mục tiêu là để Việt Nam tuân thủ với Hiệp định TPP và EVFTA theo nghĩa toàn diện hơn chứ không phải chỉ tuân thủ đơn thuần về quy định pháp lý. Việt Nam cần tận dụng 2 hiệp định thương mại này để thúc đẩy cải cách nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại và tạo ra qui định tốt hơn. CÁC BƯỚC TIẾP THEO Một Kế hoạch hành động cần xây dựng một cách hiểu thống nhất về những cam kết thực hiện của Việt Nam và tận dụng Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA một cách chiến lược nhằm thúc đẩy mục tiêu phát triển của Việt Nam trong đó có việc giảm bớt rào cản đối với thương mại tại Việt Nam, ở nước ngoài và phát huy được các qui định hiệu quả, đạt hiệu suất hơn nữa. Kế hoạch hành động đó có thể chỉ xây dựng được sau khi thực hiện khảo sát thực tế và tham vấn thêm với các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, và đối tác phát triển. Việt Nam có nhiều khả năng sẽ tiếp cận các đối tác phát triển, như Phái đoàn Liên minh châu Âu để được tài trợ cho việc tăng cường năng lực, và cần đảm bảo rằng Việt Nam và các đối tác phát triển của mình cùng hiểu giống nhau về những cam kết thực hiện của Việt Nam. Các quy tắc trong các chương về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật, Rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA đều thuộc 3 nhóm quy tắc: • Lặp lại những quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới • Cam kết được khuyến khích cao nhất • Cam kết có tính chất ràng buộc 103 Hầu hết phần văn bản của các chương về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Rào cản kỹ thuật đối với thương mại ở cả hai Hiệp định đều nhắc lại và khẳng định những quy tắc vốn có của Tổ chức Thương mại mại thế giới. Có một số quy tắc cao hơn so với Tổ chức thương mại thế giới và những quy tắc này hoặc là những cam kết được khuyến khích cao nhất hoặc là những cam kết có tính chất ràng buộc chặt chẽ. Biểu 1 và 2 có tóm tắt những cam kết khuyến khích cao nhất và các cam kết ràng buộc này. Chỉ có ít cam kết có tính chất ràng buộc chặt chẽ và lại kèm theo các ngoại lệ trong phụ lục về sản phẩm cụ thể. Các phụ lục này chưa được rà soát đầy đủ trong bài viết này bởi tính chất chi tiết sâu trong phụ lục đòi hỏi khảo sát thực tế và tham vấn thêm mới hiểu được thấu đáo. Để xây dựng một Kế hoạch hành động, một số bước cần được thực hiện, cụ thể như sau: 1. Thực hiện khảo sát thực tế để xác định những ý nghĩa (nội hàm) của các qui tắc mới trong chương về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại và Chương Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật ở cấp doanh nghiệp và cấp ngành cũng như ở cấp cơ quan quản lý; cần đặc biệt lưu ý đến ý nghĩa của các Phụ lục về sản phẩm cụ thể trong chương về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại; 2. Cần tổ chức tham vấn ý kiến với hiệp hội ngành, cơ quan Chính phủ, đối tác phát triển để thúc đẩy việc hiểu thống nhất về các cam kết thực hiện của Việt Nam – các cam kết này có thể được phân loại theo 3 nhóm: qui tắc hiện nay của Tổ chức Thương mại mại thế giới- Cam kết khuyến khích cao – cam kết ràng buộc; 3. Cần sử dụng thông tin đầu vào có được từ khảo sát thực tế và từ các hoạt động tham vấn để xác lập mục tiêu phát triển cho Việt Nam: làm thế nào để giảm rào cản kỹ thuật đối với thương mại, kể cả các rào cản liên quan đến biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch thực vật trong nước, ở nước ngoài và làm thế nào để qui định có hiệu quả, đạt hiệu suất cao; 4. Xác định trọng tâm cho cải cách và nỗ lực tuân thủ. Một số điểm trọng tâm có thể xác định để giải quyết các cam kết đã nêu tại Biểu 1 và 2, gồm có: a. Qui định tốt hơn: nhiều qui tắc trong Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA có tính chất thúc đẩy (thường trên cơ sở khuyến khích) qui định quản lý tốt hơn. Việc áp dụng cơ chế đánh giá tác động của pháp luật cũng là một lĩnh vực như vậy. Việt Nam đã thực hiện đánh giá tác động của chính sách pháp luật trong một số lĩnh vực và cần tham vấn với các cơ quan Chính phủ để xem xét liệu có thể áp dụng công cụ này một cách có hệ thống hơn để thúc đẩy quản lý tốt hơn ở Việt Nam hay không – dù đây là một kinh nghiệm phổ biến ở các nước có thu nhập cao ; b. Áp dụng công tác kiểm soát nhập khẩu dựa vào rủi ro đối với các vấn đề về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật: để thoả mãn các cam kết ràng buộc về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật trong Hiệp định TPP. Phương thức kiểm soát dựa vào rủi ro được lựa chọn phải là phương thức phù hợp với năng lực của Việt Nam; c. Các cải cách kiểm soát nhập khẩu khác: ví dụ: chương Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật và Chương rào cản Kỹ thuật đối với thương mại khuyến khích phát triển biện pháp cấp chứng nhận điện tử. Cần thực hiện khảo sát thực tế và tham vấn để tìm hiểu liệu phương án cấp chứng nhận điện tử có khả thi hay không; d. Nâng cấp phòng thí nghiệm/ kiểm nghiệp: cần nâng cấp các phòng kiểm nghiệp vệ sinh và kiểm dịch thực vật nhằm hoạt động theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, đây là một cam kết ràngb uộc trong chương về Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật của Hiệp định TPP. Mặc dù việc được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng là một cách để đảm bảo tuân thủ, Hiệp định TPP không hề yêu cầu cụ thể như vậy, để Việt Nam tự phụ trách việc tìm ra hướng đi tối ưu cho mình để tuân thủ được yêu cầu này. e. Tăng cường áp dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các qui định kỹ thuật: Hiệp định TPP và Hiệp định EVFTA có bao gồm các cam kết về rà soát và nhìn chung đều lặp lại các qui định khuyến khích của Tổ chức thương mại thế giới về việc vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam phải xác định một cách thận trọng việc vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế như thế nào cho mình để có thể thúc đẩy các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn quốc tế về cách vận dụng tiêu chuẩn quốc tế có tạo nhiều điều kiện linh hoạt cho phép lựa chọn áp dụng những phần nào trong các tiêu chuẩn quốc tế và cách chỉnh sửa nếu cần (ISO & IEC 2005); f. Các cam kết bổ sung về minh bạch trong các cơ chế về minh bạch hiện hành dã được thiết lập dành cho Tổ chức thương mại thế giới và các nước ASEAN 104 CÁC Ý NGHĨA TÁC ĐỘNG CỦA TPP VÀ EVFTA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM William P. Marko, Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (“Hiệp định TPP”) khẳng định trong lời mở đầu “rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (SOEs) có thể đóng vai trò chính đáng trong các nền kinh tế đa dạng của các bên tham gia hiệp định.” Tuy nhiên, lời mở đầu cũng nhận định “rằng việc cung cấp những lợi thế bất bình đẳng [cho các DNNN] làm suy yếu nền tảng của đầu tư và thương mại mở và công bằng.”12 Các quyết định không dựa trên cơ sở thị trường về sản xuất, bán hoặc mua các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan tới đầu tư và tài chính có thể dẫn tới sự phân bổ không phù hợp vốn, lao động và đất đai mà về dài hạn sẽ làm suy giảm phúc lợi xã hội tổng thể. Hiệp định TPP nhấn mạnh là mỗi bên tham gia hiệp định được tự do thiết lập hoặc duy trì các SOE.13 Tuy nhiên, các bên “quyết tâm thiết lập các quy tắc [về các SOEs] nhằm thúc đẩy một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân, sự minh bạch và các tập quán kinh doanh lành mạnh.”14 Tương tự, Hiệp định Thương mại Tự do EU-VN (“EVFTA”) ghi nhận các lợi thế của “một khuôn khổ pháp lý có thể dự báo trước cho các mối quan hệ thương mại và đầu tư.”15 Hai hiệp định này tạo cơ hội để Việt Nam cải thiện quản trị doanh nghiệp và hiệu quả thực hiện của các SOE. Cũng có thể trong tương lai sẽ nảy sinh các tranh chấp với các đối tác EVFTA/TPP. Các bên đối tác có thể sẽ săm soi chặt chẽ xuất phát từ quan niệm rằng các SOEs Việt Nam nhận được phần lớn hơn và được ưu đãi về tiếp cận vốn, đất đai và hỗ trợ khác từ Chính phủ Việt Nam. Tuân thủ với ngôn từ của những hiệp định này sẽ củng cố vị thế của Việt Nam trong bất cứ vụ tranh chấp nào, còn nếu đi sâu xa hơn để tuân thủ đúng tinh thần của hiệp định sẽ đem lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam. Phần I tóm tắt các nghĩa vụ theo EVFTA và TPP liên quan tới các SOEs Việt Nam. Phần II nêu bật những câu hỏi mà các bên đối tác có thể nêu liên quan tới hỗ trợ gần đây của Chính phủ Việt Nam dành cho SOEs. Phần III rút ra những ý nghĩa tác động với các chính sách và chương trình ngắn và trung hạn của Chính phủ Việt Nam. Các chi tiết về các nghĩa vụ SOE mới được trình bày trong phụ lục A đối với EVFTA và phụ lục B cho TPP. I. NHỮNG NGHĨA VỤ MỚI Những nghĩa vụ mới quan trọng liên quan tới (A) đối đãi không phân biệt; (B) sự trung tính trong quản lý; (C) hỗ trợ phi thương mại; (D) tính minh bạch; (E) áp dụng; và (F) hợp tác kỹ thuật. A. ĐỐI ĐÃI KHÔNG PHÂN BIỆT Cả EVFTA và TPP có những yêu cầu quy định không phân biệt đối xử với các SOEs trong việc mua hoặc bán các hàng hóa hoặc dịch vụ. Theo EVFTA, khi tham gia các hoạt động thương mại, một SOE sẽ (a) hành xử theo các cân nhắc thương mại khi mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ, và (b) dành cho các doanh nghiệp, hàng hóa, hoặc dịch vụ của EU sự đối đãi không kém thuận lợi hơn so với sự đối đãi dành cho – trong các tình huống tương tự – các doanh nghiệp, hàng hóa, hoặc dịch vụ của Việt Nam. Điều này không ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam mua/cung cấp hàng hóa/dịch vụ, hoặc từ chối mua/cung cấp hàng hóa/dịch vụ miễn là những sự khác biệt đó hay việc từ chối đó dựa trên các cân nhắc thương mại.16 12 Văn phòng đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Toàn Văn TPP, truy cập ngày 28 tháng Tư 2016, “Lời Tựa” 13 TPP, 17.2.9 14 TPP, Lời Tựa 15 Ủy ban châu Âu, Hiệp định Thương mại Tự do EU-VN: bản đã thỏa thuận tính tới tháng Giêng 2016, truy cập vào ngày 9 tháng năm 2016. 16 Giá cả, chất lượng, sự sẵn có, sự sẵn sàng đưa ra thị trường, vận chuyển và các điều khoản điều kiện của việc mua hoặc bán; hoặc các yếu tố khác thường vẫn được xét tới trong các quyết định thương mại của một doanh nghiệp hoạt động theo các nguyên tắc kinh tế thị trường trong ngành nghề kinh doanh hoặc ngành công nghiệp liên quan. EVFTA Phần III, 1(f). 105 Trong khi các quy tắc là tương tự nhau, TPP nêu rõ phạm vi áp dụng lên cả các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (các công cụ trong diện bao quát – từ phần sau sẽ được viết tắt là CI) đang hoạt động ở Việt Nam hoặc các công cụ trong diện bao quát của Việt Nam tức là các doanh ngiệp Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ một bên tham gia TPP khác. Như vậy, các sáng kiến chủ yếu là mở rộng áp dụng các nghĩa vụ thương mại hiện tại của Việt Nam – ví dụ, trong khuôn khổ WTO – lên cả các SOE. B. TRUNG TÍNH QUẢN LÝ Cả EVFTA và TPP đều có yêu cầu căn bản về sự trung tính trong quản lý. Theo EVFTA, các cơ quản quản lý của Chính phủ Việt Nam sẽ không có trách nhiệm giải trình với bất cứ một doanh nghiệp nào chịu sự quản lý của họ. Sự đối đãi về quản lý với tất cả các doanh nghiệp trong các hoàn cảnh giống nhau phải không thiên vị. Sự không thiên vị phải được đánh giá bằng cách tham chiếu tới một hình mẫu hoặc tập quán chung của cơ quan quản lý đó. Tương tự, Chính phủ Việt Nam cần đảm bảo rằng các luật và quy định pháp lý được thực thi một cách nhất quán và không phân biệt. Cuối cùng, Chính phủ Việt Nam “sẽ cố gắng đảm bảo” rằng SOEs và những đơn vị khác “tôn trọng các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận về quản trị doanh nghiệp.”17 Dù nói chung là tương tự, TPP đưa ra thêm nhiều chi tiết hơn. Các ví dụ về thẩm quyền quản lý, hành chính và các thẩm quyền khác thuộc Chính phủ bao gồm quyền sung công, cấp giấy phép, duyệt các giao dịch thương mại, hoặc áp đặt quota, phí các loại.18 Như vậy phí có thể bao gồm chẳng hạn phí đường bộ và phí cảng biển. TPP không đề cập quản trị doanh nghiệp SOE trong phần trung tính quản lý, nhưng coi nó là một Biện Pháp Bổ Sung (xem phần dưới). Những yêu cầu về trung tính quản lý có ý nghĩa liên quan nổi trội trong các ngành tài chính, viễn thông, giao thông vận tải, và điện. C. HỖ TRỢ PHI THƯƠNG MẠI (NCA) Không giống như EVFTA, TPP có những giới hạn nêu rõ về hỗ trợ phi thương mại cho các SOEs. TPP cấm hỗ trợ thương mại nào đem lại Hệ quả Bất lợi hoặc gây Tổn hại cho ngành công nghiệp nội địa của một bên TPP khác, như được tóm tắt dưới đây. NCA là “sự hỗ trợ cho một [SOE] qua việc sở hữu hoặc kiểm soát của Chính phủ đối với [SOE] đó.”19 NCA gồm những thứ sau: • Sự chuyển vốn trực tiếp hoặc tiềm năng chuyển vốn hoặc nghĩa vụ nợ. Điều này có thể bao gồm ○○ Các khoản cho không hoặc xóa nợ; Các khoản nợ, bảo lãnh nợ, hoặc các hình thức cấp tài chính khác “với những điều khoản ○○  thuận lợi hơn so với những khoản được cung cấp theo cách thức thương mại cho doanh nghiệp đó;” hoặc Vốn chủ sở hữu “không nhất quán với tập quán đầu tư thông thường, kể cả việc cấp vốn rủi ○○  ro của nhà đầu tư tư nhân.”20 • “Các hàng hóa hoặc dịch vụ khác ngoài cơ sở hạ tầng phổ thông với những điều khoản thuận lợi hơn so với những điều khoản được cung cấp theo cách thức thương mại cho doanh nghiệp đó.21 • Dù ý nghĩa của những điều này còn để ngỏ để bàn bạc, một bên cảm thấy mình bị tổn hại có thể theo đuổi các diễn giải mở rộng, như được nêu dưới đây. 17 5.1. Điều này có thể được hiểu là nói tới Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế, “Hướng dẫn OECD về quản trị doanh nghiệp đối với các SOE.” 18 17.3 19 “Qua việc sở hữu hoặc kiểm soát của Chính phủ” có nghĩa rằng Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ SOE nào (i) chỉ dành NCA cho các SOE Việt Nam; (ii) cung cấp NCA được dùng chủ yếu bởi các SOE Việt Nam; (iii) cung cấp lượng lớn bất tương xứng NCA cho các SOE Việt Nam; hoặc (iv) bằng cách khác ưu đãi các SOE Việt Nam thông qua việc tùy ý cung cấp NCA. 17.1 20 17.1 21 17.1 106 “Những điều khoản thuận lợi hơn những điều khoản được đưa ra theo cách thương mại cho doanh nghiệp đó” có thể bao gồm các mức lãi suất và phí bảo lãnh có sự chênh lệch. Cũng có thể là sự ưu đãi bất thường về kỳ hạn khoản vay và lịch biểu trả nợ, các yêu cầu thế chấp, phạm vi bảo lãnh, và việc thực thi về trả nợ và thế chấp. • Kỳ hạn dài bất thường của một khoản vay hay lịch biểu trả dồn về cuối có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh qua việc giảm bớt số tiền gốc hoặc lãi mà SOE phải trả trong khoảng thời gian chưa đáo hạn. • Các yêu cầu thế chấp – được điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh của từng doanh nghiệp – với một SOE, không được khác so với các yêu cầu đối với các doanh nghiệp cạnh tranh với họ. • Tỷ lệ phần trăm được bảo lãnh của một khoản vay của một SOE phải không được cao hơn – cũng điều chỉnh theo hoàn cảnh của doanh nghiệp cụ thể – tỷ lệ được bảo lãnh trong trường hợp các doanh nghiệp cạnh tranh. • Nếu ngân hàng không thu hồi khoản vay, kích hoạt vỡ nợ kỹ thuật hoặc các điều khoản vỡ nợ chéo giữa các khoản vay, hoặc theo đuổi các biện pháp khắc phục (ví dụ tịch thu tài sản thế chấp, hoặc nộp đơn yêu cầu công bố phá sản dưới sự giám sát của tòa án hoặc tái cơ cấu) đối với một SOE bị kẹt tài chính hoặc vỡ nợ – trong khi ngân hàng chắc sẽ làm thế với một doanh nghiệp cạnh tranh trong hoàn cảnh tương tự – điều này có thể là nguồn lợi thế cạnh tranh. “Vốn chủ sở hữu không nhất quán với tập quán đầu tư thông thường” được diễn giải để bao hàm việc định giá vốn sở hữu ưu ái bất thường, một phần vốn chủ sở hữu quá lớn, sự buông lỏng việc thực hiện quyền cổ đông, hoặc việc không có cơ chế thoát khỏi vốn sử hữu (ví dụ qua việc bán) và một thị trường để kiểm soát doanh nghiệp. • Việc định giá vốn cổ phẩn cao đáng kể so với các doanh nghiệp cạnh tranh tương đương có thể bị xem là khoản tiền cho không, điều bị TPP cấm như là một hình thức NCA. • Một đệm vốn chủ sở hữu quá lớn – tức là tỷ lệ đòn bẩy thấp có thể tạo điều kiện để một SOE có được lợi thế cạnh tranh qua việc chấp nhận rủi ro lớn hoặc gánh những mức lỗ không bền vững nhằm giành được thị phần đáng kể. • Việc cổ đông SOE không tìm cách đòi mức lợi nhuận xứng đáng sau khi điều chỉnh theo rủi ro từ việc nắm giữ quyền sở hữu SOE có thể tạo điều kiện cho SOE có được lợi thế cạnh tranh so với một doanh nghiệp khác mà cổ đông của họ không cam chịu mức thấp tương tự về tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE). • Trong khi với các doanh nghiệp khác cổ đông luôn có khả năng bán cổ phiếu cho bất cứ người nào có tiền để mua và mối đe dọa của việc thâu tóm thù địch khiến doanh nghiệp không thể chấp nhận mức thu lợi nhuận thấp trên vốn sở hữu - điều mà có thể là nguồn lợi thế cạnh tranh - thì việc không có những kỷ luật như vậy trong trường hợp một SOE có thể là nguồn lợi thế cạnh tranh. Việc TPP sử dụng thuật ngữ “cơ sở hạ tầng phổ thông” cho thấy có sự phân biệt so với “cơ sở hạ tầng cụ thể”. • Cơ sở hạ tầng phổ thông có thể bao gồm, ví dụ, kilowatt giờ điện hoặc mét khối nước. TPP không tính những cơ sở hạ tầng phổ thông đó như là hình thức NCA. • Cơ sở hạ tầng cụ thể có thể được diễn giải là bao gồm, ví dụ, một miếng đất hoặc một con đường xây cho một mục đích cụ thể. Do đó, việc chuyển giao đất với giá thấp hơn giá thị trường cho một SOE hoặc việc chuyển giao trao tay nhiều lần do không có thị trường đất đai hiệu quả có thể bị xem là một hình thức NCA. NCA không bao gồm (a) các giao dịch trong một nhóm doanh nghiệp trong đó có các SOE, khi các tập quán kinh doanh thông thường chỉ yêu cầu báo cáo vị thế tài chính của nhóm mà không cần báo cáo những giao dịch nội nhóm; (b) các giao dịch khác giữa các SOE mà nhất quán với các tập quán thông thường của các doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong các giao dịch với các doanh nghiệp thân cận; hoặc (c) việc chuyển vốn của một bên tham gia hiệp định vào một quỹ hưu độc lập để họ đại diện cho các bên đóng góp/thụ hưởng đem đi đầu tư.22 Tuy hành văn kiểu khó hiểu, mục (a) có thể được diễn giải là các nhóm SOE phải đưa ra các báo cáo tài chính hợp nhất. 22 17.1 107 Tiêu chuẩn để cấm NCA của TPP là xét xem liệu NCA có gây ra (i) hệ quả bất lợi hoặc (ii) tổn hại cho ngành công nghiệp trong nước của một bên tham gia hiệp định. Dưới đây là phạm vi và phép thử để kết luận về hệ quả bất lợi: • Việt Nam sẽ không gây hệ quả bất lợi tới lợi ích của một bên khác cũng tham gia hiệp định bằng NCA, được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, cho bất cứ SOE Việt Nam nào xét về (a) việc sản xuất và bán một mặt hàng; (b) việc cung cấp dịch vụ vào lãnh thổ của một bên tham gia hiệp định; hoặc (c) việc SOE đó cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của một bên tham gia hiệp định thông qua một CI trong lãnh thổ của một bên khác.23 Tương tự với việc một SOE bán hàng hóa hay xuất khẩu một dịch vụ, “mỗi bên sẽ đảm bảo rằng SOE của mình không gây hệ quả bất lợi thông qua NCA giữa các SOE của bên đó với nhau.24 Sẽ không bị tính là hệ quả bất lợi trong trường hợp dịch vụ cung cấp bởi một SOE Việt Nam bên trong Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ này bản thân nó không được phép là một hình thức NCA.25 • Hệ quả bất lợi được kết luận là xảy ra nếu, vì NCA, xảy ra bất cứ điều nào trong số sau: (a) sự thế chỗ/gián đoạn của hàng nhập khẩu vào Việt Nam hoặc việc bán hàng từ một CI ở Việt Nam; (b) thế chỗ nhập khẩu từ bất cứ nguồn nào vào lãnh thổ của một bên khác; (c) thay đổi đáng kể về hạ giá, ép giá, sụt giá hoặc mất doanh số; (d) thế chỗ tương tự về các dịch vụ tương tự; hoặc (e) hiệu ứng tương tự về giá hoặc doanh số của các dịch vụ tương tự.26 Để thể hiện sự thế chỗ/ gián đoạn hoặc trở ngại thị trường, phải chỉ ra được một “sự thay đổi đáng kể” về thị phần trong khoảng thời gian tối thiểu một năm.27 Việc thể hiện “hạ giá đáng kể” dựa trên cơ sở so sánh giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương.28 29 Tức là, việc thể hiện chỉ dựa trên so sánh giá cả chứ không xét tới chi phí sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ. Dưới đây là phạm vi và các bài kiểm tra về tổn hại: • Các điều khoản về tổn hại liên quan tới các hành động bởi một CI là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trên lãnh thổ của một bên khác. Việt Nam sẽ không gây tổn hại cho “ngành công nghiệp trong nước”30 của một bên khác thông qua NCA mà Việt Nam cung cấp, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho bất cứ SOE Việt Nam nào mà là một CI trên lãnh thổ của một bên khác, trong những hoàn cảnh mà trong đó (a) NCA được cung cấp liên quan tới việc sản xuất và bán một mặt hàng của SOE đó trên lãnh thổ của một bên khác, và (b) một hàng hóa tương tự được sản xuất và bán trên lãnh thổ của một bên khác bởi ngành công nghiệp trong nước của bên đó.31 • Tổn hại với ngành công nghiệp trong nước của một bên “sẽ được hiểu là tổn hại đáng kể đối với ngành công nghiệp trong nước, đe dọa gây tổn hại đáng kể cho ngành công nghiệp trong nước, hoặc làm chậm lại đáng kể việc thiết lập của một ngành công nghiệp như vậy.” Việc xác định tổn hại đáng kể phụ thuộc vào việc xem xét khách quan bằng chứng khẳng định,32 bao gồm khối lượng sản xuất của CI được nhận NCA,33 hệ quả tác động của việc sản xuất đó lên giá cả các mặt hàng tương đương được sản xuất và bán bởi ngành công nghiệp trong nước,34 và hệ 23 17.6.1 24 17.6.2 25 17.6.4 26 17.7.1 27 17.7.2 28 17.7.3 29 17.6.4. Nếu không thể so sánh trực tiếp các giao dịch, thì hạ giá có thể được thể hiện dựa trên một cơ sở hợp lý nào khác, ví dụ như so sánh giá trị đơn vị của hàng hóa. 30 Các nhà sản xuất nội địa nói chung của mặt hàng tương đương, hoặc những nhà sản xuất nội địa mà sản lượng gộp chung của họ về mặt hàng tương đương tạo thành một phần lớn trong tổng sản lượng nội địa của mặt hàng tương đương trừ SOE là CI mà đã nhận được NCA. 31 17.6.3 32 17.8.1 33 17.8.1. Cần xem xét liệu có xảy ra việc tăng đáng kể khối lượng sản xuất của CI, về giá trị tuyệt đối hoặc tương đối, cũng như liệu có sự hạ giá đáng kể về mặt hàng được sản xuất và bán bởi CI hoặc liệu việc sản xuất và bán hàng này đã làm giảm đáng kể giá cả hoặc ngăn cản giá tăng. 17.8.2 34 17.8.1. Cần xem xét liệu có xảy ra việc hạ giá đáng kể về mặt hàng được sản xuất và bán bởi CI so với các hàng hóa tương đương được sản xuất và bán bởi ngành công nghiệp nội địa, hoặc liệu hệ quả của việc sản xuất bởi CI sẽ là sự hạ giá hoặc sự ngăn cản giá tăng ở mức độ đáng kể. 17.8.2 108 quả của việc sản xuất đó lên ngành công nghiệp trong nước sản xuất những hàng hóa tương đương.35 Phải thể hiện được rằng các hàng hóa sản xuất và bán ra bởi CI, vì NCA, mà đang gây ra tổn hại.” Cần thể hiện quan hệ nhân quả, dựa trên tất cả các bằng chứng liên quan, bao gồm cả những yếu tố khác ngoài NCA.36 “Việc xác định sự đe dọa gây tổn hại đáng kể phải dựa trên thực tế hẳn hoi chứ không chỉ sự cáo buộc, phỏng đoán hoặc một khả năng xa xăm, và sẽ phải được xem xét với sự cẩn trọng đặc biệt.” Những tác động của NCA dành cho CI phải “có thể thấy rõ từ trước và sắp xảy ra” đến mức, “nếu không thực hiện hành động bảo vệ, thì tổn hại đáng kể sẽ xảy ra.”37 D. MINH BẠCH So với EVFTA, TPP có những yêu cầu ngặt nghèo hơn về minh bạch SOE. EVFTA chỉ đơn giản yêu cầu Chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin được yêu cầu cụ thể về SOE bị khiếu nại. Nếu EU “có lý do chính đáng để tin” rằng các lợi ích của EU theo Phần III bị ảnh hưởng bất lợi bởi các hoạt động thương mại của một SOE của Việt Nam, thì EU có thể yêu cầu Chính phủ Việt Nam cung cấp những thông tin như sau về SOE đó: (a) cơ cấu sở hữu và cơ cấu biểu quyết; (b) bất cứ cổ phần hoặc quyền biểu quyết đặc biệt nào có khác so với cổ phiếu phổ thông; (c) cấu trúc tổ chức, thành phần ban giám đốc, và các hình thức nắm giữ cổ phần chéo hoặc mối liên hệ với các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp khác; (d) mô tả các bộ ngành hoặc cơ quan khác quản lý và/hoặc giám sát SOE đó, luồng báo cáo, quyền hoặc các cách làm/tập quán của Chính phủ Việt Nam trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, hoặc khen thưởng các vị trí điều hành SOE; (e) doanh số hàng năm và tài sản; và (f) các trường hợp tạm miễn, các biện pháp không tương thích, miễn trừ và bất cứ biện pháp nào khác, gồm cả đối đãi thuận lợi hơn áp dụng ở Việt Nam.38 Ngoài những yêu cầu tương tự đối với các khiếu nại,39 40 TPP còn yêu cầu công bố trước về các SOE lớn. Nói chung, TPP đòi hỏi mỗi bên cung cấp (ví dụ, trên một trang web chính thức) một danh sách các SOE trong vòng sáu tháng kể từ khi hiệp định bắt đầu hiệu lực, và sau đó cập nhật danh sách đó hàng năm.41 Với Việt Nam, yêu cầu công khai thông tin này chưa áp dụng cho tới 5 năm sau kể từ khi hiệp định bắt đầu hiệu lực. Nhưng trong vòng 6 tháng, Việt Nam sẽ cung cấp danh sách các SOE có doanh số thương mại hàng năm trên 500 triệu (khoảng 708 triệu USD42 hay 15,9 nghìn tỷ VND) trong 1 của 3 năm trước đó, và cập nhật danh sách này hàng năm cho tới khi nghĩa vụ chung nêu trước đó bắt đầu có hiệu lực sau 5 năm.43 35 Các yếu tố cần đánh giá khi xem xét tác động lên ngành công nghiệp nội địa gồm sự sụt giảm thực tế hoặc tiềm năng về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, lợi suất đầu tư, hoặc việc sử dụng công suất; các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả nội địa; hệ quả tiêu cực thực tế và tiềm tàng lên dòng tiền, lượng hàng lưu kho, việc làm, lương, tăng trưởng, khả năng gây vốn hoặc đầu tư; và trong trường hợp nông nghiệp, liệu có xảy ra gia tăng gánh nặng lên các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. 17.8.3 36 Các yếu tố phi NCA có thể bao gồm khối lượng và giá cả các hàng hóa tương đương, cầu bị thu hẹp hoặc các thay đổi khác về tiêu dùng, phát triển công nghệ, hoặc kết quả xuất khẩu và năng suất của ngành công nghiệp nội địa. 17.8.4 37 Tổng các yếu tố cần cân nhắc gồm (a) bản chất của NCA và các hệ quả thương mại có thể nảy sinh từ đó; (b) tốc độ tăng đáng kể doanh số của CI trên thị trường nội địa, dấu hiệu của việc doanh số sắp tăng đáng kể; (c) dư thừa đáng kể công suất, hoặc đang diễn ra hoặc sắp diễn ra ở CI, có xét tới sự sẵn có của các thị trưởng xuất khẩu để hấp thụ sản lượng gia tăng; (d) liệu hàng hóa do CI bán ra sẽ làm sụt giá hoặc dìm giá một cách đáng kể; và (e) lượng lưu kho các mặt hàng tương đương. 17.8.5 38 6.1 39 17.10.4 và 17.10.5. Điều này sẽ không áp dụng với Việt Nam về các SOEs liệt kê trong Phụ lục IV tham gia vào những hoạt động không tuân nhất được mô tả trong đó. 40 Xem 17.10.3. Những điều này sẽ không áp dụng với Việt Nam về các SOEs liệt kê trong Phụ lục IV tham gia vào những hoạt động không tuân nhất được mô tả trong đó. 41 17.10.1 42 IMF, 6 tháng Tư 2016. 43 17.10.1. Sau 5 năm, sáng kiến minh bạch chung của TPP sẽ áp dụng cho bất cứ SOE nào của Việt Nam có doanh số thương mại hàng năm trong 1 của 3 năm trước đó từ 200 triệu SDR (tức khoảng 283 triệu USD, hoặc 6,36 nghìn tỷ VND), giá trị được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát SDR ba năm một lần tính từ khi hiệp định bắt đầu hiệu lực. Xem thêm Phụ lục 17-A. 109 Cuối cùng, TPP thiết lập một ủy ban về SOEs và các độc quyền được chỉ định để rà soát việc thực hiện Chương 17; tham vấn về bất cứ vấn đề gì nảy sinh theo Chương 17; thúc đẩy các nguyên tắc của Chương 17; và tiến hành các hoạt động khác kiểu như vậy theo quyết định của Ủy ban. Ủy ban này sẽ họp trong vòng một năm sau khi hiệp định bắt đầu hiệu lực, và sau đó là họp hàng năm.44 E. ÁP DỤNG Nhìn chung, Chương 17 TPP áp dụng như sau: • Điều 17.4 (đối đãi không phân biệt và các cân nhắc thương mại) áp dụng với các SOE có doanh số thương mại hàng năm trong mỗi của 3 năm tài khóa liên tục trước (khi hiệp định bắt đầu hiệu lực) đạt trên 200 triệu SDR (tính theo giá trị SDR ở thời điểm tháng Hai 2016) – tức là khoảng 6,36 nghìn tỷ VND. • Điều 17.5 (tòa án và cơ quan hành chính) áp dụng bất kể quy mô của SOE liên quan. • Điều 17.6 (hỗ trợ phi thương mại) áp dụng với các SOE có doanh số thương mại hàng năm trong mỗi của 3 năm tài khóa liên tục trước (khi hiệp định bắt đầu hiệu lực) đạt trên 200 triệu SDR. NCA mà được cung cấp trước ngày 4 tháng Hai 2016 (hoặc trong vòng 3 năm sau khi hiệp định bắt đầu hiệu lực theo một luật hoặc hợp đồng tồn tại từ trước thời điểm ký kết) được tạm miễn. Phải chứng tỏ NCA gây ra hệ quả bất lợi (Điều 17.7) hoặc tổn hại (Điều 17.8). • Điều 17.10 (minh bạch) áp dụng với các SOE có doanh số thương mại hàng năm trong mỗi của 3 năm tài khóa liên tục trước (khi hiệp định bắt đầu hiệu lực) đạt trên 200 triệu SDR. • Điều 17.12 (ủy ban về SOE) áp dụng với các SOE có doanh số thương mại hàng năm trong mỗi của 3 năm tài khóa liên tục trước (khi hiệp định bắt đầu hiệu lực) đạt trên 200 triệu SDR.45 Chương 17 đề ra các điều tạm miễn tổng quát và tạo cơ hội cho mỗi bên nêu cụ thể các tạm miễn cụ thể cho các SOE cấp địa phương, như được nêu dưới đây (Hình 1). Nhìn chung Phần III của EVFTA áp dụng ngay khi hiệp định bắt đầu hiệu lực đối với một SOE trực thuộc chính quyền trung ương có doanh số thương mại hàng năm trong mỗi của 3 năm tài khóa liên tục trước (khi hiệp định bắt đầu hiệu lực) đạt trên 200 triệu SDR. Năm năm sau khi Entry Into Force, Phần III áp dụng đối với SOE trực thuộc chính quyền địa phương có doanh số thương mại hàng năm trong mỗi của 3 năm tài khóa liên tục trước (khi hiệp định bắt đầu hiệu lực) đạt trên 200 triệu SDR. Phần III cũng đưa ra các miễn trừ tổng quát (Hình 1). Ngoài các điều miễn tổng quát áp dụng cho tất cả các bên, Chính phủ Việt Nam đã đàm phán được những điều tạm miễn p dụng riêng cho Việt Nam với từng hiệp định (Hình 1). Những điều tạm miễn này xem như phản ánh các quan điểm của Chính phủ Việt Nam cân nhắc về mức độ dễ hay khó để Việt Nam tuân thủ với các yêu cầu của EVFTA và TPP. 44 17.12 45 17.13.5 110 Hình 1: EVFTA và TPP: Áp dụng với SOE và các điều tạm miễn EVFTA TPP I. Áp dụng chung hoặc riêng cho Việt Nam • Ngay khi hiệp định bắt đầu hiệu • Điều 17.5 luôn áp dụng ở cấp trung ương lực: Bất cứ SOE cấp trung ương • Điều 17.4, 17.6, 17.10.2 – 17.10.9 (về cung cấp thông tin trả nào có doanh số hàng năm từ các lời khiếu nại) áp dụng ngay khi hiệp định bắt đầu hiệu lực với hoạt động thương mại từ 200 triệu SOE cấp trung ương có doanh số hàng năm từ các hoạt động SDR (khoảng 6,36 nghìn tỷ VND, thương mại từ 200 triệu SDR (tính theo giá trị SDR tại thời điểm hay 283 triệu USD) trong mỗi của tháng Hai 2016) 3 năm trước đó • Các SOE cấp địa phương được tạm miễn các điều 17.4, 17.5.2, • 5 năm sau khi hiệp định bắt đầu 17.6, và 17.6. Trong vòng 5 năm từ khi hiệp định bắt đầu hiệu hiệu lực: Bất cứ SOE cấp địa lực, cần bắt đầu đàm phán để áp dụng các kỷ luật của Chương phương nào có doanh số hàng 17 cho các SOE cấp địa phương ở quy mô tương ứng, trừ phi năm từ các hoạt động thương mại được miễn thêm. từ 200 triệu SDR trong mỗi của 3 • Minh bạch: từ 6 tháng tới 5 năm từ khi hiệp định bắt đầu hiệu năm trước đó lực, Điều 17.10.1 (phổ biến công khai danh sách các SOE) áp • Từ sau 5 năm kể từ khi hiệp định dụng chỉ với những SOE có doanh số hàng năm từ các hoạt bắt đầu hiệu lực: Bao gồm cả các động thương mại trên 500 triệu SDR trong 1 trong 3 năm trước SOE tỉnh/thành phố đó. Sau 5 năm, danh sách phải bao trùm mọi SOE có doanh số từ 200 triệu SDR (tính theo giá trị SDR thời điểm tháng Hai 2016) trong mỗi năm của 3 năm tài khóa liên tục trước đó. II. Các miễn trừ chung và cụ thể cho Việt Nam • Các hoạt động không vì lợi nhuận • Về đối đãi không phân biệt đối với bất cứ việc hoàn thành một hay thu hồi vốn, ví dụ, “các trách “trách nhiệm dịch vụ công ích” nào miễn là không gây bất lợi cho nhiệm dịch vụ công ích” một CI ở Việt Nam • Ứng phó tức thời với tình huống • Ứng phó tức thời với tình huống khẩn cấp kinh tế quốc gia hay khẩn cấp kinh tế quốc gia hay toàn cầu toàn cầu • Mua sắm của Chính phủ (xem • Mua sắm của Chính phủ (Chương 15) hay hàng hóa hay dịch Phần XX), đầu tư, hay dịch vụ vụ được cung cấp riêng cho Chính phủ để thực hiện các chức được cung cấp trong quá trình năng của Chính phủ thực hiện thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam • Quốc phòng, trật tự an ninh công • Miễn về đối đãi không phân biệt và NCA, cho bất cứ SOE nào cộng thuộc sở hữu/kiểm soát của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an – trừ Viettel hay các doanh nghiệp thuần túy tham gia các hoạt động thương mại không liên quan tới quốc phòng, trật tự an ninh công cộng • Các hoạt động ngân hàng trung ương • Điều tiết và giám sát thị trường vốn • Giải thể một định chế tài chính thất bại • Quỹ đầu tư của Chính phủ hay quỹ hưu độc lập, trừ khi chúng được sử dụng để cung cấp NCA • Đối đãi không phân biệt liên quan tới bất cứ biện pháp hiện tại không tuân nhất nào về đầu tư, thương mại qua biên giới về dịch vụ hay dịch vụ tài chính • Về đối đãi không phân biệt, với các giao dịch vốn sở hữu bởi một SOE như là hình thức tham gia cổ phần vào một doanh nghiệp khác • Một dịch vụ được một SOE của Việt Nam cung cấp nội trong Việt Nam, trừ khi bản thân dịch vụ đó là một hình thức NCA. • Tài trợ thương mại hay bảo hiểm FDI, nếu những thứ này không nhằm mục đích thay thế những dịch vụ tương tự nhưng mang tính thương mại và được cung cấp theo các điều khoản thương mại • NCA sẽ không áp dụng với một doanh nghiệp nằm ngoài Việt Nam mà một SOE của Việt Nam nắm quyền kiểm soát tạm thời do tịch biên, vỡ nợ hay thanh toán bồi thường bảo hiểm 111 • Tư nhân hóa, cổ phần hóa, tái cơ • Bất cứ khoản cấp vốn nào cần thiết để tái cơ cấu (mà không cấu hay thoái vốn các tài sản của phải là cổ phần hóa), miễn là điều này không có tác động đáng Chính phủ Việt Nam kể lên thị phần hay giá cả đối với một CI ở Việt Nam • Mua kiểu một lần với nợ xấu hay các tài sản để không (không được sử dụng) theo mức giá thị trường và việc cấp vốn để giải quyết lao động dôi dư vì mục đích cổ phần hóa • Các biện pháp bình ổn kinh tế • Sản xuất, bán hay mua hàng hóa trong nội địa Việt Nam ở mức trong nước, gồm bán hoặc mua giá hay số lượng điều tiết nhằm đảm bảo ổn định kinh tế, bất kể theo mức giá điều tiết tác động lên một CI ở Việt Nam • NCA nhằm trang trải chi phí, gồm cả chi phúc lợi người lao động, ví dụ như các biện pháp bình ổn kinh tế • Các biện pháp phát triển trong nước • Việc mua hay bán hàng hóa nhằm tạo điều kiện phát triển kinh (ví dụ, đảm bảo thu nhập, phúc lợi tế ở các vùng lạc hậu xã hội, nhà ở, giảm nghèo, giáo • Khoản chi trả cho việc thực hiện những biện pháp phát triển dục, y tế, dân tộc thiểu số), trừ phi kinh tế như vậy những biện pháp này cố tình được đưa ra nhằm tránh trớ điều khoản về đối đãi không phân biệt • Việc mua hàng từ SME, tuân thủ • Các mục đích phi thương mại hay đối đãi ưu tiên trong việc mua đúng luật, quy định hay biện pháp hàng từ SME, theo biện pháp của Chính phủ Việt Nam, như là của Chính phủ Việt Nam, được biện pháp thúc đẩy SMEs, được miễn trừ khỏi điều khoản đối miễn trừ khỏi điểu khoản đối đãi đãi không phân biệt không phân biệt • Thăm dò sản xuất dầu khí của • Miễn trừ về đối đãi không phân biệt đối với CI ở Việt Nam trong Petro Việt Nam, và các dịch vụ hoạt động thăm dò sản xuất dầu khí của Petro Việt Nam, gồm cả bay liên quan được miễn trừ khỏi các dịch vụ vận hành chuyến bay điều khoản đối đãi không phân • Tương tự, miễn trừ khỏi điều khoản NCA cho dự án dầu khí của biệt Petro Việt Nam hay các ngành công nghiệp liên quan, phục vụ mục tiêu phát triển vùng hoặc kinh tế xã hội ở Việt Nam • Việc phát, truyền tải phân phối • Việc EVN mua hàng hóa hay dịch vụ phát điện được miễn trừ điện của EVN và các bên khác, và khỏi điều khoản đối đãi không phân biệt đối với một CI ở Việt năng lượng thay thế được miễn Nam trừ khỏi điều khoản đối đãi không • Các khoản vay hoặc bảo lãnh khoản vay NCA cho việc phát phân biệt và minh bạch điện của EVN phục vụ phát triển khu vực hay kinh tế xã hội được miễn khỏi điều khoản đối đãi không phân biệt với CI ở Việt Nam • Việc bán than và các khoáng sản • Việc bán hàng của Vinacomin nội trong Việt Nam được miễn khác của Vinacomin, theo luật và khỏi điều khoản đối đãi không phân biệt đối với CI ở Việt Nam quy định của Việt Nam được miễn • NCA dành cho Vinacomin để duy trì sản xuất ở vùng xa, vùng trừ khỏi điều khoản đối đãi không chiến lược, miễn là NCA không gây hệ quả đáng kể về thị phần phân biệt và minh bạch hay giá cả cho một CI ở Việt Nam • Việc quản lý tài sản, đầu tư và • Việc quản lý tài sản, đầu tư và các hoạt động liên quan của các hoạt động liên quan của Tổng SCIC sử dụng các tài sản tài chính của CP trước thời hạn 5 năm Công ty Đầu tư vốn Nhà nước hay thời điểm SCIC gia nhập Diễn đàn Quốc tế các Quỹ Đầu tư (SCIC) sử dụng các tài sản tài Chính phủ (IFSWF) chính của Chính phủ Việt Nam • Các hoạt động tái cấu trúc nợ và • DATC, VDB, Agribank, và các chi nhánh có thể có những cân tài sản của Tổng Công ty Mua bán nhắc phi thương mại khi cung cấp các dịch vụ tài chính (khác nợ (DATC) hơn bảo hiểm hay chứng khoán) cho các cá nhân hay doanh nghiệp ở Việt Nam, miễn là không với ý đồ thế chỗ hay cản trở việc cấp vốn tư nhân • NCA mà CP cấp cho Banknetvn để thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính 112 • Các dịch vụ mặt đất của Tổng • Miễn về đối đãi không phân biệt để Tổng Công ty Cảng Hàng Công ty Cảng Hàng không Việt không Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ mặt đất cho các Nam hãng hàng không Việt Nam với mức giá ưu đãi, theo biện pháp của Chính phủ Việt Nam • Hàng Không Việt Nam có thể nhận NCA dưới hình thức bảo lãnh khoản vay trong khuôn khổ thỏa thuận hay hợp đồng tài chính quốc tế, miễn là nó không ảnh hưởng đáng kể tới thị phần hay giá cả • NCA dành cho Vinalines theo kế hoạch tái cơ cấu • NCA dành cho Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu (SBIC), theo kế hoạch tái cơ cấu, bất chấp cạnh tranh của SBIC với một CI ở Việt Nam • Truyền thông đại chúng, in ấn, • Miễn trừ với tất cả các hoạt động của bất cứ SOE nào trong lĩnh xuất bản, sản xuất và phân phối vực truyên thông đại chúng, in ấn, xuất bản sản phẩm nghe-nhìn • Các SOE có thể dành cho nhau đối đãi phân biệt trong việc mua/bán sản phẩm nghe-nhìn và các dịch vụ phân phối • NCA dành cho các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng Việt ra nước ngoài • NCA cho Tổng Công ty Cà phê Việt Nam trong việc sản xuất và bán cà phê trong nội địa Việt Nam F. HỢP TÁC KỸ THUẬT Cả EVFTA và TPP có những biện pháp bổ sung để thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt ở các SOE. • “Nhận thức tầm quan trọng của việc thúc đẩy các khuôn khổ pháp lý và quy định có hiệu lực” đối với các SOE, EVFTA kêu gọi Chính phủ Việt Nam tham gia với EU “trong các hoạt động hợp tác kỹ thuật mà hai bên đồng thuận nhằm thúc đẩy hiệu quả và minh bạch của các [SOE], tùy theo sự sẵn có của vốn tài trợ” theo các chương trình hợp tác của mỗi Bên.46 • Các bên TPP được khuyến khích tham gia hợp tác kỹ thuật, gồm (a) trao đổi thông tin về kinh nghiệm cải thiện quản trị và vận hành doanh nghiệp; (b) chia sẻ các cách làm tốt nhất liên quan tới trung tính về cạnh tranh và các chính sách khác nhằm đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa các SOE và các doanh nghiệp tư nhân; và (c) tổ chức các diễn đàn để chia sẻ thông tin kỹ thuật về quản trị và vận hành doanh nghiệp.47 Xem Phụ lục A và Phụ lục B thảo luận chi tiết hơn về các quy định về SOE của EVFTA (Phần III) và TPP (Chương 17). II. HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÀNH CHO CÁC SOE Sau các làn sóng “cổ phần hóa” giai đoạn 1989 – 1992 và 2002 – 2008,48 Chính phủ Việt Nam tiếp tục duy trì khoảng 1.800 SOE (Hình 2). Hình 2: SOE của Việt Nam, 2009 – 2013 2009 2010 2011 2012 2013 Trung ương 1.806 1.779 1.798 1.792 1.789 Địa phương 1.554 1.502 1.467 1.447 1.409 3.360 3.281 3.265 3.239 3.198 Nguồn: GSO, 2014. Doanh nghiệp nào mà CP nắm 51% vốn điều lệ trở lên thì GSO coi là SOE. 46 7 47 17.11 48 Kết quả tính theo thời giá. NHTG Báo cáo Phát triển Việt Nam Development 2012, tháng Chạp 2011 (từ đây gọi là VDR2012), trang 26. 113 Các thống kê chính thức cho thấy khối SOE của Việt Nam đạt tốc độ tăng doanh số hàng năm là 18,2% trong giai đoạn 2007 – 2014, có lợi nhuận nhiều hơn từ 2010, và chiếm phần vốn doanh nghiệp ít dần kể từ 2007.49 Nhưng, như được nêu dưới đây, các bên TPP vẫn có thể hoài nghi do (a) lượng vốn lớn quá mà các SOE này nắm giữ từ trước tới nay; (b) hỗ trợ của Chính phủ dành cho các SOE bị kẹt nợ tài chính từ năm 2008; và (c) tình trạng đất được định giá không theo giá thị trường. A. PHẦN VỐN LỚN MÀ CÁC SOE NẮM GIỮ Các SOE của Việt Nam nắm giữ một tỷ lệ lớn hơn mức tương xứng về vốn doanh nghiệp. Năm 2000, phần vốn của SOE (68%) trong tổng vốn của tất cả các doanh nghiệp cao gấp 1,24 lần so với phần doanh số của SOE (55%) trên tổng doanh số của tất cả các doanh nghiệp.50 Giai đoạn 2007 – 2013, phần vốn của SOE (37%) trên tổng vốn của các doanh nghiệp cao gấp 1,37 lần so với phần doanh số của SOE (27%) trên tổng doanh số của tất cả các doanh nghiệp (Hình 3). Năm 2013, tỷ số này vẫn là 1,29. Từ năm 2010 thì phần lợi nhuận trước thuế của các SOE đã vượt phần vốn. Nhưng nguồn gốc của sự ưu việt này còn chưa rõ. Nếu kết quả lợi nhuận mạnh hơn là nhờ thế độc quyền, ưu đãi về định giá đất, hay cấp vốn thì đây có thể là vấn đề với TPP.51 Hình 3: SOE so với các doanh nghiệp khác cả trong nước lẫn nước ngoài, 2007 - 2013 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trung bình Doanh số 31 25 27 27 26 26 24 27 Lợi nhuận trước NA NA 40 32 43 48 42 41 thuế Vốn 47 41 40 34 34 32 31 37 Nguồn: Niên giám Thống kê của GSO; và ước tính của cán bộ NHTG. Gần đây các SOE đã có kết quả tốt so với các doanh nghiệp khác cả trong nước và nước ngoài, căn cứ theo các thống kê chính thức. Giai đoạn 2009 – 2013, lợi nhuận của khối SOE của Việt Nam gần gấp đôi so với các doanh nghiệp khác (Hình 4). Lợi suất của vốn đầu tư (ROCI) trong các SOE cao hơn 25% so với lợi suất các doanh nghiệp khác. Sự sụt giảm lợi nhuận và lợi suất đầu tư của các SOE trong năm 2010 có lẽ phản ánh sự suy yếu của một số các SOE lớn. Hình 4: Lợi nhuận và lợi suất của vốn đầu tư (ROCI): SOE so với các doanh nghiệp khác, 2009 – 2013 (%) 2009 2010 2011 2012 2013 Trung bình Lợi nhuận SOE 8,2 5,7 5,4 5,8 6,8 6,4 khác 4,6 4,4 2,5 2,3 3,1 3,4 ROCI SOE 4,1 3,1 3,2 3,5 3,8 3,5 khác 4,1 3,4 2,1 1,8 2,4 2,8 Nguồn: GSO, Niên giám Thống kê 2014; và ước tính của cán bộ NHTG. Các SOE sử dụng nhiều vốn hơn các doanh nghiệp khác ở Việt Nam. Ví dụ, năm 2013, khối SOE Việt Nam cần 1,8 VND vốn để tạo ra 1 VND doanh số (Hình 5). Như thế là đã giảm so với mức 2,0 của năm 2009. Nhưng tỷ số này của SOE cao hơn gần 40% so với các doanh nghiệp tư nhân 49 Tổng cục Thống kê (GSO), Niên giám Thống kê Việt Nam 2014 và Niên giám Thống kê Việt Nam 2010. 50 VDR2012, trang 27. 51 Cần lưu ý rằng những bảng này dựa trên số liệu báo cáo lên cho GSO. Các tiêu chuẩn của GSO về báo cáo tài chính có thể khác đáng kể so với Chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS). Lại nữa, sự khác biệt giữa VAS và Chuẩn Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) cũng có thể gây ra việc khai cao hơn về giá trị tài sản và vốn sở hữu – và vì thế cả thu nhập. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, “Đánh Giá Khu vực Tài chính Việt Nam (FSAP) biên bản” tháng Hai 2014, trang 16. 114 trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều này có thể phản ánh một số yếu tố: (i) SOE tham gia vào các hoạt động sử dụng nhiều vốn (ví dụ, hóa dầu, năng lượng, và viễn thông); (ii) SOE đầu tư quá mức vào các hoạt động trái ngành (ví dụ, bất động sản, dịch vụ tài chính) và rồi phải rút lui khỏi những đầu tư đó sau khủng hoảng; và (iii) hiệu suất của các SOE thấp hơn.52 Nhưng NCA cho các SOE cũng có thể là một yếu tố. Hình 5: Tỷ lệ vốn/doanh số: SOE so với các doanh nghiệp khác, 2009 – 2013 2009 2010 2011 2012 2013 SOE 2,0 1,8 1,7 1,7 1,8 Khác 1,1 1,3 1.2 1,2 1,3 Nguồn: GSO, Niên giám Thống kê 2014; và ước tính của cán bộ NHTG. Thành công của SOE có được là nhờ ít nhất là phần nào từ NCA, theo nhận định của những nhà quan sát hiểu biết. Trong những năm gần đây, Việt Nam “có vẻ như đã chuyển hướng sang một mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước mới trong đó [các tập đoàn kinh tế nhà nước] được hưởng tiếp cận ưu đãi với các yếu tố đầu vào.”53 Một nguồn thạo tin khác chỉ ra tình trạng “cho vay theo chỉ đạo cho các SOE và các ngành được ưu tiên trong suốt thập niên.”54 Chính phủ Việt Nam ở vào vị trí để tạo ảnh hưởng về việc phân phối ít ra là một nửa tài sản trong ngành tài chính Việt Nam. Cuối năm 2011, các ngân hàng thương mại nhà nước (SOCBs) và ngân hàng phát triển chiếm 41% tài sản trong khu vực tài chính (Hình 6).55 SOCBs vẫn chịu sự can thiệp tài chính từ chính quyền trung ương và địa phương, dẫn tới việc cho vay theo chỉ đạo cho các SOE và các ngành được ưu tiên.56 Số ngân hàng thương mại cổ phần có phần vốn nhà nước tăng đều đặn trong giai đoạn 2008 – 2010 và là những ngân hàng này là nguồn cấp vốn cho các ông chủ.57 Chính phủ Việt Nam chỉ có sở hữu trực tiếp trong bốn JSBs vào năm 2010, nhưng các SOCBs nắm cổ phần ở 6 JSBs và các SOE nắm tới 19 JSBs. Trong số 27 JSBs, sở hữu kết hợp của CP/SOCB/SOE có thể từ mức 100% ở 2 JSBs, 80 – 92% ở 3 , 52% ở 1, 10 – 44% ở 12 và 2 – 8% ở 9 JSBs còn lại.58 Số liệu năm 2010 (Hình 7) cho thấy “mối tương liên cùng chiều giữa cấu trúc sở hữu của ngân hàng và mức độ cho vay của ngân hàng với SOE, điều này cho thấy các SOE không nhất thiết phải nắm cổ phần kiểm soát trong JSB để có thể gây ảnh hưởng lên các hoạt động cho vay có lợi cho bản thân họ.”59 Hình 6: Tài sản trong khu vực tài chính Việt Nam, tính tới cuối 2011 (%) Các ngân hàng thương mại đa năng: Nhà nước 34,6 Trong nước (cả các JSBs) 41,3 Nước ngoài 10,0 85,9 Các ngân hàng phát triển 6,3 Các ngân hàng hợp tác xãs 0,8 52 VDR2012, trang 32. 53 VDR2012, trang 24. tới năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập 11 tập đoàn kinh tế nhà nước (SEGs): VNPT, Vinacomin, Vinatex, Petro Việt Nam, EVN, Vinashin, Casuvina, Bảo Việt, Vinachem, VNIC, và HUD. 54 FSAP, biên bản, trang 15. 55 Năm SOCBs: Agribank, BIDV, Mekong Housing Bank, Vietcombank, và Vietinbank. Các ngân hàng phát triển [ ]. 56 FSAP, biên bản, trang 15 57 FSAP, biên bản, trang 16. 58 VDR2012, trang 29 – 31. 59 VDR2012, trang 31. 115 Các công ty tài chính/cho thuê 3,3 Các ngân hàng đầu tư/trung gian tài chính gián tiếp 1,5 Bảo hiểm/tái bảo hiểm 2,0 Các chương trình đầu tư tập thể 0,2 100,0 Nguồn: FSAP, biên bản, trang 75. Hình 7: Sở hữu nhà nước với các JSB so với các khoản cho vay của các JSB cho các SOEs 201 (%) Tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay tại JSBs và SOCBs % vốn vay cho SOEs (cuối 2010) Mỗi điểm trên sơ đồ phân tán đại diện cho một ngân hàng Đường xu hướng % vốn điều lệ do nhà nước sở hữu tại JSBs (tính đến 31/12/2010) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ước lượng của Nexus Consulting World Bank Nguồn: VDR2012, trang 31. Việc cơ quan quản lý ngành ngân hàng chính là đơn vị đứng ra thực hiện quyền sở hữu nhà nước trong các ngân hàng sở hữu nhà nước làm tăng thêm rủi ro thực tế hoặc rủi ro được quan niệm về NCA được cấp theo chỉ đạo. Ngân hàng Nhà nước (SBV) giám sát các ngân hàng ở Việt Nam. Các mục tiêu của SBV gồm “thực hiện quyền sở hữu nhà nước trong các ngân hàng. Đặc biệt trong việc thực hiện quyền sở hữu nhà nước, rõ ràng tồn tại xung đột lợi ích.”60 Sự xung đột giữa việc giám sát ngân hàng và chức năng đại diện sở hữu là một vấn đề quan trọng trong ngành tài chính Việt Nam. Với TPP, sự kết hợp các chức năng này ở SBV làm tăng rủi ro – thực tế hoặc theo quan niệm và cáo buộc – về NCA dưới hình thức tín dụng từ các SOCB cho các SOE B. HỖ TRỢ CHO CÁC SOE BỊ KẸT NỢ TÀI CHÍNH Một mối quan ngại khác là các SOE bị kẹt nợ tài chính có thể lấy thêm hỗ trợ tài chính chỉ nhờ sự sở hữu của Nhà nước. Đó có thể là (i) cấp thêm vốn, trong khi nếu chỉ dựa vào các cân nhắc thuần túy thương mại thì các ngân hàng sẽ thu hồi khoản vay hoặc ngừng cho vay mới, hay (ii) trì hoãn việc tịch thu tài sản thế chấp hay các thủ tục phá sản trong trường hợp SOE mất khả năng trả nợ. Tình trạng này có vẻ đã diễn ra trong giai đoạn 2010 – 2011. Tỷ lệ nợ xấu gần đây của các SOCB là cao hơn nhiều so với các JSB. Tính tới cuối 2012, ước tính tỷ lệ nợ xấu của các SOCB cao hơn tới 70%.61 Khoảng một nửa các SOE lớn của Việt Nam có vẻ như đã có mức đòn bảy nợ cao tính vào cuối 2010. Những doanh nghiệp này bao gồm cả các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty.62 Tỷ lệ nghĩa vụ nợ so với vốn sở hữu là chỉ số thể hiện đòn bảy. Khoảng năm 2009, tỷ lệ nợ/ 60 FSAP, biên bản, trang 49. 61 Là chưa tính số nợ xấu đã được xóa khỏi bảng cân đối tài chính hay các nợ xấu của hai ngân hàng phát triển của Nhà nước. FSAP, trang 26. 62 FSAP, trang 15. 116 vốn chủ sở hữu là 307% cho các SOE Việt Nam – gần gấp đôi so với tỷ lệ đòn bảy của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài.63 Trong cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc chỉ đạo 30 tập đoàn chaebol lớn nhất phải giảm tỷ lệ nợ/vốn sở hữu xuống còn bằng 2 vào cuối năm 1999. Gần đây các SOE đã giảm bớt tỷ lệ lớn bất cân xứng của họ trong các khoản nợ xấu. Ước tính nợ ngân hàng của các SOE từ các bản kê khai tài chính của SOE cho thấy các SOE chiếm tới ít ra là 33% tổng tín dụng ngân hàng, nhưng tỷ lệ của họ về nợ xấu lại còn cao hơn nhiều, phản ánh kết quả tài chính kém hơn. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính rằng các SOE chiếm tới 50 – 70% tổng nợ xấu của Việt Nam. Một phân tích khác dựa trên một báo cáo lên Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy các SOE chiếm tới 70% nợ xấu trong khi một tập hợp nhỏ các SOE – các tập đoàn kinh tế và tổng công ty – chiếm khoảng 53% nợ xấu.64 Tới cuối năm 2010, nhiều SOE lớn gặp kẹt nợ tài chính, tính theo ngưỡng tỷ số nợ/vốn sở hữu 2:1 (Hình 8). Bốn tổng công ty mất khả năng thanh toán với số vốn sở hữu bằng không hoặc âm. Sáu tổng công ty có tỷ số nợ/vốn sở hữu vượt quá con số 10. Ba tập đoàn kinh tế và ít ra là mười lăm tổng công ty có tỷ số này từ 3 đến 10.65 Hình 8: Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty, thời điểm cuối năm 2010 Cty dâu tằm tơ VN Mất khả năng thanh toán Các cty xây dựng Có một số mất khả năng thanh toán Các cty thiết kế giao thông 7,5 – 11,9 Tổng cty thiết bị công nghiệp 2244,8 Tổng cty giấy VN 4,6 HUD 4,1 Petrolimex 4,1 VNPT 4,0 VNIC 3,9 EVN 3,9 Việt Nam Airlines 3,5 Hapro 3,4 Vinalines 3,1 Vinacafe 2,9 Cty vật liệu xây dựng 2,8 Cty thực phẩm miền Bắc 2,6 Than khoáng sản 2,2 Cty thực phẩm miền Nam 2,1 Nguồn: FSAP, chú giải kỹ thuật, trang 4. Dù đã bị kẹt nợ tài chính ngay tại thời điểm đó các SOE lớn vẫn tiếp tục được hỗ trợ tài chính thêm nữa. Ví dụ, Vinacomin tăng nợ thêm 25% trong 2011, trong khi nợ của HUD tăng thêm 24%. Còn VNIC (Sông Đà) tăng nợ thêm 14% kèm theo là tỷ số nợ/vốn sở hữu tăng từ 3,9 ở thời điểm cuối 2010 lên 11,5 vào cuối 2011.66 63 VDR2012, trang 33, dẫn số liệu của GSO. 64 NHTG, Việt Nam FSAP, “Khu vực doanh nghiệp bị kẹt nợ tài chính và tái cơ cấu” chú giải kỹ thuật, tháng Hai 2014, trang 1, dẫn Saigon Times, 1 tháng Mười 2012; và Intellasia, 1 tháng Mười 2012 65 FSAP Technical Note, trang 3-4 66 FSAP, chú giải kỹ thuật, trang 5. Không có số liệu về mức nợ tăng bắt nguồn từ các vấn đề về khoản phải trả so với vấn đề cho vay. Tuy nhiên, có thể luận rằng lẽ ra các ngân hàng đã có thể xử lý sớm khoản nợ của SOE thông qua một quy trình tái cấu trúc có trình tự dưới sự giám sát của tòa án. 117 Trong một số trường hợp, các SOE lành mạnh hơn phải cứu giúp các SOE bị kẹt nợ. Vụ Vinishin vỡ nợ năm 2010 là một trường hợp thất bại lớn của SOE.67 Thay vì đưa một SOE lớn như vậy vào quy trình tái cấu trúc hay phá sản dưới sự giám sát của tòa án thì Chính phủ tìm cách cứu Vinashin bằng cách chuyển các hợp đồng, tài sản và nợ của Vinashin sang cho các SOE khác. Ví dụ, nợ của Petro Việt Nam tăng 33% là do gánh nợ từ công ty đóng tàu ở Dung Quất, một công ty con của Vinashin, là đơn vị mất khả năng thanh toán trên thực tế. Trong khi bản thân mình cũng có vấn đề hoạt động thì Vinalines tăng nợ thêm 69% và tỷ số nợ/vốn sở hữu tăng từ 3,1 hồi cuối năm 2010 lên thành 15,9 vào cuối 2011 trong đó có cả việc lãnh tài sản nợ từ Vinashin.68 Những nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt tài chính của các SOE lớn gồm: việc phải thực hiện nhiệm vụ chính sách, hiệu quả hoạt động yếu kém, và việc đa dạng hóa hoạt động vào những lĩnh vực không phù hợp. • Các SOE có thể bị Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng kém phát triển hoặc thực hiện những hoạt động khác mà không hy vọng có thể thu được lợi nhuận thương mại. Đây có lẽ là yếu tố chính dẫn tới khó khăn tài chính của các SOE trong ngành xây dựng. Trong những trường hợp như vậy, CP chuyển gánh nặng chi phí đầu tư công theo một cách không bền vững sang các SOE và các SOE này lại đi vay vốn từ các ngân hàng sở hữu nhà nước. • Sự kém hiệu quả có thể là do: các nhiệm vụ được giao về tạo việc làm dẫn tới tuyển dụng quá nhiều, chi phí quá cao do các quy định rắc rối của Chính phủ (ví dụ, về mua sắm và đầu tư); hay thu hồi chi phí không đầy đủ (ví dụ, trường hợp của EVN) do các áp lực chính trị. • Đa dạng hóa sang những lĩnh vực xa lạ không phải là mảng kinh doanh nòng cốt của doanh nghiệp cũng dẫn tới tình trạng kẹt nợ tài chính. Tới cuối năm 2011, đầu tư của các SOE vào các lĩnh vực ngoài ngành lên tới 23,8 nghìn tỷ VND: 48% trong ngành ngân hàng, 39% bất động sản, và 13% trong các dịch vụ tài chính khác (chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư).69 Tuy nhiên, cuối cùng, những vấn đề gần đây đều phản ánh sự yếu kém về quản trị doanh nghiệp. • Quản trị doanh nghiệp cần hướng về một mục đích căn bản nào đó, ví dụ như bảo tồn và làm tăng trưởng vốn Nhà nước. • Ở Việt Nam, cổ đông Nhà nước là một vai trò do toàn bộ Chính phủ đảm nhiệm một cách chung chung. Không có một cán bộ cụ thể nào được chỉ định là cổ đông Nhà nước chịu trách nhiệm bảo tồn và tăng trưởng khoản đầu tư của Nhà nước trong mỗi SOE. Trái lại, các cơ quan khác nhau của CP theo đuổi những chương trình nghị sự khác nhau chịu trách nhiệm giám sát tài chính, phê duyệt các kế hoạch đầu tư, lựa chọn CEO, sa thải CEO và đề ra mức lương. • Trong bối cảnh quản trị doanh nghiệp bị bỏ ngỏ như vậy, có vẻ các CEO của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty được tự do tái đầu tư nguồn tiền mặt thặng dư (không phải chia cổ tức) và đi vay tùy ý. • Do mức lương gắn với bậc lương trong Chính phủ nên các vị trí quản lý trong các các tập đoàn kinh tế và tổng công ty không thu hút được những tài năng hàng đầu của Việt Nam. Các CEO được cho là chỉ tập trung nâng cao thanh thế và cấp bậc của họ trong hệ thống Chính phủ và Đảng. • Lương thấp và tình trạng bỏ ngỏ quản trị doanh nghiệp dẫn tới các giao dịch với các bên liên quan để rút ruột các SOE sang cho tư nhân.70 67 Xem “sự nổi lên rồi chìm xuống của Vinashin” trong VDR2012, trang 38. 68 TN, trang 5 69 Chú giải kỹ thuật, trang 5-6 70 Chú giải kỹ thuật, trang 6 118 • Một cách tổng quát hơn, các nhiệm vụ phục vụ công ích không được cấp vốn hoặc cấp vốn không đủ đi ngược lại tính bình đẳng cần có của sân chơi trong đó SOE và doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh để tránh các méo mó thị trường.71 C. GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI Đất đai là tài sản quan trọng nhất ở Việt Nam. Các cơ quan nhà nước và SOE có được lợi thế so với các công ty tư nhân và cá nhân nhờ vào việc có đất. Đất đai không theo giá thị trường có thể làm nảy sinh các khiếu nại về NCA. Theo hiến pháp và luật của Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và được Nhà nước đại diện cho dân đứng ra quản lý. Quyền sử dụng đất theo thời hạn và mục đích cụ thể được trao cho các cá nhân hay doanh nghiệp, và họ được phép chuyển giao những quyền này cho những người khác. Ngay cả các SOE cũng không có các quyền tài sản được nêu cụ thể đối với đất đai. Duy trì quyền kiểm soát đối với đất trong khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác là một cách tạo ra và chuyển giao của cải ở Việt Nam.72 Cấp đất bằng các biện pháp hành chính có thể khiến cho SOE có được những miếng đất với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực. Chưa có thị trường trao đổi quyền sử dụng đất. “Hầu như không tồn tại một thị trường sơ cấp về quyền sử dụng đất.” Vai trò của thị trường sơ cấp được “đảm nhiệm bởi các cơ quan nhà nước và họ thường sử dụng những thủ tục hành chính không được xác định rõ ràng.” Vì thế, “giá quyền sử dụng đất được cấp không mấy liên quan tới giá thực tế được xác định trên thị trường.” Các thị trường thứ cấp [để chuyển giao quyền sử dụng đất] thì phổ biến hơn, nhưng chúng “hoạt động với rất nhiều hạn chế. Các cơ chế thị trường ít khi được triển khai trong các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.” Trong những trường hợp như vậy, “người thu lợi ích từ giao dịch chính là chính quyền địa phương và ‘bên mua’, với mức giá thấp hơn so với giá phát ra từ một thị trường thứ cấp vận hành hiệu quả về đất đai.”73 III. CÁC Ý NGHĨA TÁC ĐỘNG CHO VIỆT NAM Sau khi cân nhắc chung về rủi ro tuân thủ, phần này trình bày những khuyến nghị sơ bộ mang tính khái quát trong thực hiện EVFTA và TPP. A. RỦI RO TUÂN THỦ Các nỗ lực của CP nhằm tuân thủ với EVFTA và TPP cần cân nhắc các mục đích chính của từng hiệp định. Bỏ sang một bên các miễn trừ, năm mục tiêu liên quan tới SOE là: • Việc mua hay bán hàng hóa hay dịch vụ của SOE không được phân biệt bất lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. • Không SOE nào được phép có lợi thế ở nước mình so với một CI nhờ ưu đãi tư pháp, hành chính hay quản lý. • NCA dành cho một SOE trên lãnh thổ của một bên không được gây hệ quả bất lợi cho a CI của một bên khác hoạt động trên cùng lãnh thổ đó. • NCA cho một SOE trên lãnh thổ của một bên không được gây hệ quả bất lợi trong thị trường của các bên khác. • Một SOE hoạt động như là một CI trong lãnh thổ của một bên khác sẽ không được nhận NCA theo cách có thể gây tổn hại cho ngành công nghiệp nội địa của lãnh thổ đó. EVFTA và TPP nêu rõ là sẽ áp dụng mở rộng các quy định về không phân biệt mà hiện nay diện áp dụng còn hạn chế theo các hiệp định thương mại truyền thống sao cho trong khuôn 71 Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế OECD, Hướng dẫn của OECD về quản trị doanh nghiệp với các doanh nghiệp nhà nước, 2005, trang 12. 72 VDR2012, trang 72. 73 NHTG và Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tổng quan: Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, 2016, trang 26 – 27. 119 khổ EVFTA và TPP chúng sẽ áp dụng lên cả các SOE. Vậy nên, bất kể biện pháp nào mà CP có thể thực hiện bây giờ nhằm làm giảm nhẹ tình trạng bất tuân thủ thực tế hoặc tiềm tàng với các quy định của WTO về thương mại không phân biệt cần được triển khai với cả các SOE Việt Nam. Rủi ro về tình trạng không tuân thủ xuất phát từ các ưu đãi trong quy định sẽ phụ thuộc vào mức độ và bản chất của các tương tác về quản lý, nhất là với các CI hoạt động ở Việt Nam. Các cân nhắc quan trọng gồm: • Ngoài việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trung ương (được miễn trừ), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cũng điều tiết và giám sát các ngân hàng – kể cả các ngân hàng nước ngoài – hoạt động ở Việt Nam. SBV còn nắm giữ cổ phần trong một số ngân hàng trong nước. Xung đột lợi ích tồn tại bấy lâu giữa việc SBV nắm sở hữu và chức năng quản lý sẽ càng trở nên trầm trọng hơn bởi TPP. Các định chế tài chính nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hay tìm cách gia nhập thị trường hấp dẫn này sẽ nhanh chóng lên tiếng phàn nàn về bất cứ hành vi phân biệt nào trong quản lý của SBV theo quan niệm của họ. • Quản lý về viễn thông có lẽ không thành vấn đề, ít ra là với EVFTA hay TPP. Tham gia thị trường di động của Việt Nam chủ đạo là các SOE Việt Nam, trong đó có cả Viettel của Bộ Quốc phòng. Một thị phần nhỏ do một liên doanh Hong Kong nắm. Hong Kong thì lại chưa ký TPP. • Lượng điện phát ra và giá điện của các nhà sản xuất điện độc lập được hiểu là được quy định theo hợp đồng, cho nên chúng sẽ không thành vấn đề. Rủi ro có vẻ thấp. Nhưng có thể nên đánh giá xem liệu có hình thái nhất quán nào về hành vi khác trong quản lý (ví dụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiếp cận lưới) gây bất lợi cho các nhà sản xuất điện độc lập không. • Phí giao thông vận tải có thể là một hình thức phân biệt. Phí ưu đãi dành cho các hãng hàng không của Việt Nam liên quan tới các dịch vụ mặt đất của Tổng Công ty Dịch vụ Mặt đất là đối tượng được miễn trừ. Có thể nên xem xét liệu có sự phân biệt trong các phí giao thông khác (ví dụ, phí cầu đường, phí dịch vụ cảng biển) mà các doanh nghiệp của các bên khác phải trả. Nhìn chung, SBV có thể gặp rủi ro cao nhất về việc bị khiếu nại là phân biệt đối xử thực tế hoặc theo quan niệm của bên khiếu nại khi SBV thực hiện công tác quản lý. Xu hướng ưu tiên các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam là tự nhiên. Việc SBV thực hiện quyền chủ sở hữu trong các ngân hàng có vốn nhà nước làm tăng cao rủi ro về phân biệt đối xử trong quản lý. SOCBs và một số JSBs đơn giản là quá dễ bị ảnh hưởng bởi Chính phủ trong các quyết định cho vay với các SOE, kể cả thông qua SBV và qua chính các SOEs. “Các SOCB bị vấn đề là thiếu cơ cấu quản trị xác định rõ ràng. Không có đơn vị trung ương nào thực hiện các trách nhiệm sở hữu SOCB để SBV có thể tách riêng vai trò sở hữu, giám sát hội đồng và quản lý lĩnh vực ngân hàng.”74 Một số JSB đã trở thành nguồn vốn bị buộc phải cung cấp tài chính cho các chủ sở hữu,”75 kể cả các SOE. Kết quả tài chính yếu kém của các SOE sẽ làm tăng rủi ro về NCA, dù là thực tế hay bị quan niệm là thế. Phân tích chi tiết các bản kê khai thu nhập và cán cân kế toán cho các SOEs – cả ở ngưỡng 200 – 500 triệu SDR doanh số và ở ngưỡng cao hơn – sẽ giúp Chính phủ tự đánh giá rủi ro tuân thủ. Vì có những khoảng trống trong Chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS), báo cáo tài chính của SOE sẽ trở nên tin cậy hơn nếu dựa trên các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Các CI hoạt động ở Việt Nam có thể đặt ra rủi ro lớn nhất về không tuân thủ liên quan tới NCA và các khiếu nại liên quan. Trong trường hợp CI ở Việt Nam xác định phục vụ thị trường nội địa hơn là xuất khẩu, thì những doanh nghiệp nước ngoài đó có thể thấy việc bán hàng của họ trong nội địa Việt Nam bị cản trở bởi các hình thái mua bán của các SOE của Việt Nam. Mặc dù những hình thái mua bán này có thể được miễn trừ cho riêng Việt Nam trong EVFTA hay TPP, thì việc miễn trừ 74 FSAP, biên bản, trang 52. 75 FSAP, biên bản, trang 16. 120 cụ thể vẫn có thể là nguồn diễn giải và tranh luận. Với những yếu tố khác không đổi, thì những rủi ro như vậy là cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào mức độ hiện diện thực tế của các CI trên lãnh thổ Việt Nam. So với các đối tác EVFTA, các đối tác TPP có số dự án FDI nhiều hơn gấp 5 lần và giá trị thì cao hơn gấp 7 lần (Hình 9). Vậy nên, có thể chờ đợi là các CI của TPP sẽ đặt ra nhiều vấn đề hơn cho Chính phủ Việt Nam. Hình 9: FDI ở Việt Nam, cuối 2014 (triệu USD) TPP EVFTA khác $ $ $ Singapore 119 2.893 Bỉ 7 282 Hàn 588 7.705 Nhật 342 2.299 Hà Lan 31 205 HK 112 3.036 Malaysia 36 388 Đức 28 174 Đài 101 1.229 Mỹ 43 310 Italy 9 109 BVIs 29 790 Canada 13 297 Pháp 25 48 China 112 497 Australia 30 147 Luxembourg 5 24 Samoa 17 262 Brunei 3 53 Đan Mạch 5 7 Switz. 6 117 New Zealand 3 4 Na-uy 4 Caymans 2 88 Hungary 1 <1 Khác 38 169 Tổng 589 6.391 111 853 1.005 13.893 Nguồn: GSO, 2014. Rủi ro tuân thủ từ một CI Việt Nam trên lãnh thổ của một bên khác có lẽ là thấp. Nhìn chung, có vẻ các SOE Việt Nam chưa đầu tư ra nước ngoài nhiều. Có trường hợp ngoại lệ là Viettel với 9 liên doanh nước ngoài từ năm 2008, nhưng số liên doanh này nằm ngoài lãnh thổ các đối tác TPP.76 Các quy trình và định nghĩa làm cơ sở cho các miễn trừ EVFTA/TPP mà không rõ ràng thì có thể làm nảy sinh các khiếu nại, nhất là những gì ảnh hưởng tới các SOE lớn được liệt kê trong Phụ lục IV. Các ví dụ về quy trình không rõ ràng gồm: trách nhiệm được giao phó về dịch vụ công; tái cơ cấu doanh nghiệp và các kế hoạch tái cơ cấu; các biện pháp bình ổn kinh tế; các biện pháp phát triển kinh tế vùng kém phát triển; và thúc đẩy SME. Chính phủ Việt Nam có thể trả lời một diện rộng các khiếu nại bằng cách viện dẫn bất cứ những lý lẽ biện hộ nào vừa nêu trên cho từng trường hợp, nhưng sự thiếu rõ ràng và thiếu tính quy tắc thì có thể sẽ dẫn tới tranh chấp kéo dài với các đối tác TPP hay EVFTA. Có lẽ sẽ hữu ích để xem xét các SOE của Việt Nam theo bốn tầng lớp như sau: • 1: các SOE cấp trung ương với doanh số hàng năm khoảng 16 nghìn tỷ VND trở lên. Trừ phi được miễn trừ cụ thể, những doanh nghiệp này sẽ buộc phải tuân thủ toàn bộ với EVFTA và TPP, kể cả việc phải đưa vào danh sách các SOE để công bố đảm bảo mục đích minh bạch TPP. • 2: các SOE cấp trung ương với doanh số hàng năm khoảng 6,4 - 16 nghìn tỷ VND trong mỗi của 3 năm trước. Trừ phi được miễn trừ cụ thể, những doanh nghiệp này sẽ buộc phải tuân thủ toàn bộ với EVFTA và TPP, trừ việc phải đưa vào danh sách công bố các SOE. • 3: các SOE cấp trung ương với doanh số năm 2015 khoảng 4 – 6,4 nghìn tỷ VND. Những doanh nghiệp này sẽ sớm phải tuân thủ với EVFTA và TPP. • 4: các SOE cấp tỉnh và thành phố. Các cân nhắc về những doanh nghiệp này liên quan tới tuân thủ EVFTA và TPP có thể để sau. 76 Đó là Lào, Cambodia, Haiti, Mozambique, East Timor, Cameroon, Peru, Burundi, và Tanzania. Wikipedia, truy cập ngày 27 tháng Năm 2016. 121 Rủi ro tuân thủ trong tương lai có lẽ là cao nhất với các SOE ở tầng 3, tức là những doanh nghiệp sẽ sớm phải tuân thủ các nghĩa vụ EVFTA và TPP. Với tầng 1 và tầng 2, Chính phủ có lẽ đã nhận thức được về các vấn đề rủi ro tuân thủ trong EVFTA và TPP. Trong ít ra là vài trường hợp, Chính phủ đã đàm phán thành công các miễn trừ cho riêng Việt Nam cho phép một số điểm chưa tuân nhất theo EVFTA và/hoặc TPP nói chung hoặc cụ thể cho các SOE. Chúng tôi không biết liệu các nhà đàm phán CP có tìm cách thử đàm phán nhưng thất bại với các miễn trừ khác. B. CÁC KHUYẾN NGHỊ SƠ BỘ Các khuyến nghị ở đây mang tính sơ bộ, và chỉ dựa trên việc rà soát EVFTA Phần III và TPP Chương 17 cũng như các tài liệu khác về Việt Nam có từ trước đó được dẫn chiếu ở trên. Còn chờ rà soát thêm thông tin bổ sung từ Chính phủ và các phỏng vấn với cán bộ Chính phủ và cán bộ làm việc ở Việt Nam, các khuyến nghị là như sau: 1. Cung cấp hướng dẫn cho các SOE về nghĩa vụ của họ theo EVFTA/TPP; 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu EVFTA/TPP; 3. Tiến hành đánh giá rủi ro tuân thủ; 4. Cải thiện kết quả tài chính của các SOE; 5. Giảm thiểu rủi ro NCA về tín dụng; 6. Giảm thiểu rủi ro NCA về vốn sở hữu; 7. Tạo chuẩn mực tái cơ cấu SOE; 8. Thương mại hóa các ủy nhiệm dịch vụ công; 9. Làm rõ cơ sở của các miễn trừ chung; 10. Xây dựng và duy trì sự năng hoạt của thị trường giao dịch quyền sử dụng đất; và 11. Cải cách quản trị doanh nghiệp trong SOE. 1. Hướng dẫn cho SOE Các vị trí quản lý của các SOE bị ảnh hưởng cần phải biết nghĩa vụ của họ theo EVFTA và TPP. Vậy nên, nếu chưa làm thì Chính phủ cần cung cấp hướng dẫn về tuân thủ EVFTA/TPP. Điều này bao gồm những hướng dẫn cụ thể về việc làm cách nào các SOE lớn trong diện miễn trừ (ví dụ, EVN, Petro Việt Nam, Vinacafe, SBIC) có thể đảm bảo duy trì chế độ miễn trừ với những miễn trừ đã được thỏa thuận. Những SOE lớn như vậy có thể là những bên mua hàng hoặc bên cạnh tranh quan trọng với các doanh nghiệp của các đối tác EVFTA/TPP, kể cả các FDI CI của họ ở Việt Nam. Nếu cảm thấy bị bất lợi về cạnh tranh, các doanh nghiệp bên đối tác có thể tìm cách tranh luận thách thức về cơ sở của những miễn trừ đó. Nên tìm cách để tránh hay giảm thiểu những tranh cãi đó. Những hướng dẫn như vậy có thể được phổ biến dưới dạng thông tư bộ hay bất cứ hình thức gì mà Chính phủ cho là phù hợp nhất. 2. Cơ sở dữ liệu EVFTA/TPP Một cơ sở dữ liệu tập trung sẽ tạo điều kiện thực hiện tuân thủ bằng cách giúp Chính phủ dễ lường đoán và đáp ứng các vấn đề về tuân thủ. Một cơ sở dữ liệu có thể gồm những tài liệu về các SOE và các chương trình liên quan của Chính phủ như sau: • Phần về SOE: về các SOE tầng 1, 2, và 3.  iệc tập hợp và phân tích số liệu tin cậy (tức là theo chuẩn IFRS) về vị thế và kết quả tài ○○ V chính sẽ giúp Chính phủ lường đoán trước những khó khăn tài chính mà có thể tạo cơ sở để người ta tin là sẽ có NCA tài chính. Một danh sách các SOE tầng 1 nên được phổ biến trên một trang web của Chính phủ trong vòng 6 tháng kể từ khi TPP bắt đầu hiệu lực.  hính phủ sẽ có thể dễ dàng đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin từ đối tác EVFTA/TPP hơn ○○ C nếu Chính phủ soạn sẵn từ trước những thông tin sau về SOE: tỷ lệ phần trăm sở hữu nhà nước so với các chủ sở hữu khác trong SOE; mô tả bất cứ cổ phần đặc biệt hay quyền biểu quyết đặc biệt nào; bất cứ cán bộ nào của Nhà nước đóng vai trò giám đốc SOE; doanh số hàng năm và tổng tài sản của 3 năm gần nhất; các miễn trừ và lợi ích theo luật Việt Nam; và các thông tin công khai khác, gồm các báo cáo tài chính và kiểm toán độc lập. 122 • Phần về Chính phủ: Trong khi TPP cho phép Chính phủ Việt Nam cung cấp NCA theo các điều khoản miễn trừ chung hoặc cụ thể cho SOE, các đối tác vẫn có thể đặt câu hỏi thách thức về các cơ sở của NCA. Sẽ dễ dàng hơn để Chính phủ kịp thời hồi đáp văn bản yêu cầu thông tin của một đối tác EVFTA/TPP nếu Chính phủ soạn sẵn từ trước những thông tin sau: cơ sở trong luật, quy định của Việt Nam hay biện pháp của Chính phủ Việt Nam để được miễn trừ TPP về NCA; hình thức NCA (ví dụ, khoản cho không, hay khoản vay) trong khuôn khổ một chính sách hay chương trình của Chính phủ; thời hạn hay các giới hạn thời gian cho chính sách hay chương trình đó; các cơ quan hay SOE cung cấp NCA đó; các SOE nhận hoặc đủ tiêu chuẩn nhận những NCA như thế; theo đơn vị, theo dự trù ngân sách hay các giá trị khác và giá hàng hóa hay dịch vụ được hưởng NCA; số tiền của khoản vay NCA hay bảo lãnh khoản vay NCA, lãi suất, và các phí liên quan; số tiền của vốn sở hữu được đầu tư theo dạng NCA, số lượng và mô tả cổ phiếu, định giá và khả năng rút khỏi doanh nghiệp; chuyển giao quyền sử dụng đất cho SOE, gồm giá cả, quy trình chuyển giao và giá thị trường để so sánh; và số liệu thống kê để cho phép đánh giá hệ quả tác động của NCA lên thương mại hay đầu tư giữa Việt Nam và các bên khác. 3. Đánh giá rủi ro tuân thủ Việc đánh giá rủi ro tuân thủ EVFTA/TPP có thể sẽ hữu ích để giúp Chính phủ Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng để ngăn ngừa hoặc đối phó với các thách thức từ các bên khác. Như đã nói ở trên, bất cứ đánh giá rủi ro nào như vậy có lẽ nên tập trung vào các vấn đề tuân thủ có thể nổi lên liên quan tới (a) những nỗ lực bất thành của Chính phủ để đàm phán các miễn trừ EVFTA/TPP; và (b) các SOE tầng 3. 4. Cải thiện kết quả tài chính Các cải thiện bổ sung về kết quả và vị thế tài chính của SOE có thể ngăn ngừa áp lực về NCA cũng như cáo buộc về NCA. Các biện pháp nhằm nâng khả năng lợi nhuận, tăng dòng tiền, và giảm đòn bảy quá mức cho các doanh nghiệp tầng 1, 2, và 3 đều nên thực hiện vì cả những lý do khác nữa, trong đó có ổn định kinh tế và nâng cao hiệu quả vốn nhà nước. Nhiều SOE sẽ thu được lợi ích từ tái cơ cấu hoạt động (ví dụ, bán bớt các tài sản không phải cốt lõi) và/hoặc tái cấu trúc tài chính, có thể cả cổ phần hóa. Cũng có thể làm tăng lợi ích tài chính bền vững nếu cải thiện quản trị doanh nghiệp, như được khuyến nghị dưới đây. 5. NCA credits Giảm thiểu rủi ro không được miễn trừ NCA dạng tín dụng là việc đặc biệt quan trọng, và có nhiều phương án lựa chọn phục vụ cho việc giảm thiểu rủi ro này. Mới năm 2014, như đã nêu ở phần trước, IMF và World Bank tin rằng các SOE được hưởng tiếp cận ưu đãi tín dụng từ các SOCB và các JSB cho các SOE kiểm soát. Bất cứ tiếp cận tín dụng ưu đãi nào kiểu như vậy sẽ khiến SOE có thể tăng được thị phần hay ép giá. Một doanh nghiệp bị ảnh hưởng của một bên khác có thể nhanh chóng đưa ra cáo buộc rằng NCA bằng tín dụng đã gây ra hệ quả bất lợi hoặc tổn hại cho họ. Các phương án để giảm thiểu rủi ro này gồm cổ phần hóa chọn lọc, cải cách quản trị doanh nghiệp, và giám sát quản lý tài chính chặt chẽ hơn, như sau: • Chính phủ sẽ tìm cách xử lý những quan niệm rằng có tình trạng cho vay theo chỉ định và cho vay ưu đãi, nhưng có lẽ Chính phủ sẽ do dự không muốn bán cổ phần nhà nước trong các SOCB, ví dụ như xuống mức nắm giữ thiểu số. Tuy nhiên, sẽ có lợi cho Chính phủ khi yêu cầu các SOE bán cổ phần của họ ở các JSB. • Để giải quyết các khiếu nại tiềm tàng từ TPP và các xung đột khác nảy sinh từ việc SBV thực hiện quyền sở hữu của nhà nước, Chính phủ nên chỉ định một cơ quan khác làm cổ đông đại diện cho vốn cổ phần nhà nước trong các SOCB. Cơ quan đó có thể là Bộ Tài chính hay – có lẽ tốt hơn – một công ty quản lý cổ phần nhà nước thuộc Bộ Tài chính và sẽ quản lý theo hướng lợi nhuận nhiều hơn. • Ngoài ra, SBV nên rà soát (và nâng cấp khi cần) các quy định nhằm hạn chế độ phơi của bất cứ ngân hàng nào với một người vay duy nhất và để kiểm soát giao dịch giữa cá 123 6. NCA dạng vốn chủ sở hữu Chính phủ Việt Nam có thể giảm bớt lượng vốn sở hữu quá lớn ở một số SOE, ví dụ thông qua các chính sách cổ tức phù hợp. Như đã nêu ở trên, vốn sở hữu lớn quá mức sẽ khiến một SOE chiếm thị phần lớn thông qua rủi ro kinh doanh hoặc chịu lỗ một cách không bền vững mà trong những điều kiện khác họ sẽ không chấp nhận. Số vốn cổ phần và số tiền mặt mà một doanh nghiệp cần sẽ phụ thuộc vào viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp (gồm liệu doanh nghiệp có tăng trưởng cao không, đã trưởng thành hay đang ở giai đoạn biến động), lợi suất cổ phần đã điều chỉnh rủi ro dự kiến là bao nhiêu, và lợi suất dự kiến từ các đầu tư tương lai. Trong bất cứ trường hợp nào mà vốn cổ phần của doanh nghiệp rõ ràng vượt xa nhu cầu thực tế, thì tiền mặt sẽ được trả lại cho cổ đông dưới dạng cổ tức thông thường hay đặc biệt. Nhà nước Việt Nam với tư cách cổ đông nên phân tích nhu cầu tiền mặt của các SOE tầng 1, 2, và 3 và làm việc với hội đồng quản trị của các SOE đó nhằm xác định và thực hiện những chính sách cổ tức phù hợp. 7. Các tiêu chuẩn tái cơ cấu SOE Chính phủ Việt Nam nên thiết lập tiêu chuẩn để xác định thế nào là tái cơ cấu SOE thật. EVFTA và TPP có đưa ra những miễn trừ về tái cơ cấu SOE. Một loạt các hoạt động và việc cấp vốn NCA đi kèm, kể cả kiểu bất thường, có thể được coi là tái cơ cấu SOE. Cho nên để không làm nảy sinh các khiếu nại rằng Chính phủ đang cung cấp NCA dưới vỏ bọc ngụy tạo là tái cơ cấu, Chính phủ có thể ban hành một tiêu chuẩn đủ sức thuyết phục về tái cơ cấu SOE. Ví dụ, tái cơ cấu SOE được miễn trừ được định nghĩa bao gồm (a) vai trò lãnh đạo của các bên cho vay chủ chốt; (b) việc sử dụng các kế toán độc lập và các nhà tư vấn cần thiết khác; (c) rà soát của bên cho vay đối với kế hoạch tái cơ cấu chính thức; và (d) một quy trình bám theo các tiêu chí, quy tắc và có lịch biểu về thời điểm bắt đầu, rà soát của bên cho vay, và biểu quyết của bên cho vay phê duyệt việc tái cơ cấu, hay chuyển sang tái tổ chức dưới sự giám sát của tòa án hay quy trình phá sản. 8. Các ủy nhiệm về dịch vụ công Chính phủ Việt Nam cần thăm dò các khả năng về việc biến các trách nhiệm khu vực công thành các cơ hội kinh doanh để các doanh nghiệp cạnh tranh nhau mà tham gia. Hiện tại, việc Chính phủ giao cho một số doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khu vực công đang làm cho chi phí của các chương trình Chính phủ có vẻ thấp hơn thực tế và đặt gánh nặng lên một số SOE (trong một số trường hợp theo cách không bền vững). Ngoài ra, các doanh nghiệp của các bên EVFTA/TPP khác có thể cáo buộc rằng các nhiệm vụ khu vực công đang bị sử dụng làm cái cớ để các SOE tham gia vào các hành vi phân biệt và để CP cung cấp NCA cho các SOE. Trong khi các đặc điểm lợi nhuận bằng không hay lỗ của các nhiệm vụ khu vực công có thể khiến các doanh nghiệp tìm lợi nhuận cố gắng tránh né, điều này không nhất thiết luôn như vậy. Thay vì ép SOE thực hiện các nhiệm vụ khu vực công và bằng cách nào đó bù đắp cho SOE (hoặc không) bằng NCA, CP có thể tổ chức đấu thầu công khai và trao hợp đồng trên cơ sở “ít phải trợ cấp nhất”. Bất kể doanh nghiệp nào đạt chuẩn – ví dụ, SOE, CI ở Việt Nam, hay loại danh nghiệp nào khác – sẽ đồng ý thực hiện công việc được nêu với mức trợ cấp thấp nhất từ CP. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể không muốn thực hiện, ví dụ, phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa hay kém phát triển, nhưng cách tiếp cận thay thế này ít ra cũng đem lại minh bạch và xóa bỏ nguy cơ bị khiếu nại từ các bên EVFTA/TPP về miễn trừ liên quan tới nhiệm vụ khu vực công. 9. Miễn trừ chung Sẽ là hữu ích nếu Chính phủ cung cấp công khai các thông tin về các chính sách/chương trình là đối tượng miễn trừ EVFTA/TPP. Điều này bao gồm các chính sách/chương trình bình ổn kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, và thúc đẩy SME. Sự rõ ràng về các mục đích của Chính phủ, nền tảng luật pháp/quy định, khung thời gian và các phương tiện thực hiện của những chính sách/chương trình đó có thể ngăn ngừa các khiếu nại từ các Bên EVFTA/TPP rằng các chính sách/chương trình như vậy đang được sử dụng một cách thiếu căn cứ cốt để biện luận cho các tập quán phân biệt SOE và NCA. Các nỗ lực phổ biến thông tin của Chính phủ có thể bao gồm phát hành ấn phẩm tiếng Anh về các chính sách/chương trình, đi kèm với các bản dịch tiếng Anh của các văn bản liên quan về luật hay quy định hay biện pháp của Chính phủ. 124 10. Thị trường quyền sử dụng đất Một thị trường hiệu quả để cấp và chuyển giao quyền sử dụng đất sẽ tránh được một vấn đề TPP có thể nảy sinh, như đã nêu ở trên. Nó cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh tế và giảm bớt sự méo mó trong phát triển đô thị.77 Quyền sử dụng đất ở Việt Nam được phân bổ theo quy trình hành chính, cho nên cần phải có cải cách hành chính để tạo điều kiện phát triển cơ chế thị trường đất đai. Chính phủ nên thiết lập một cơ quan chịu trách nhiệm xác định và cấp quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp. “Đi kèm với việc này cần (a) cho phép linh hoạt hơn trong quy hoạch sử dụng đất và cho phép người mua chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi nộp phí phù hợp cho [Chính phủ], và (b) tạo thị trường giao dịch quyền sử dụng đất giữa những người đang sử dụng. Làm như vậy sẽ chuyển sự cạnh tranh từ cuộc đấu chính trị bên được bên mất thành một giao dịch thị trường trong đó các bên được bồi thường khi nhượng quyền đất đai của mình. Một chính sách như vậy sẽ làm tăng nguồn cung đất trên thị trường, dẫn tới chi phí thấp hơn, và cuối cùng là giúp giảm chi phí tạo cơ sở hạ tầng mới.”78 Thay thế việc định giá bằng lối hành chính bằng định giá dựa trên thị trường quyền sử dụng đất cũng làm giảm khả năng bị khiếu nại bởi các bên TPP khác rằng Chính phủ đang cung cấp đất với giá thấp hơn thị trường như một hình thức NCA. 11. Quản trị doanh nghiệp SOE Các cải cách doanh nghiệp SOE sẽ đáp ứng các nhu cầu và nguyên tắc thực hiện TPP. Điều nãy cũng sẽ hỗ trợ cho các mục đích rộng hơn về tạo của cải và phát triển kinh tế. Các SOE lành mạnh về tài chính sẽ ít có khả năng trở thành ứng viên – thực tế hay bị cho là vậy – xin NCA. Và rồi, quản trị doanh nghiệp lành mạnh được chứng tỏ có tác dụng nâng cao kết quả tài chính và độ dẻo dai bền bỉ của SOEs.79 Hơn nữa, EVFTA Phần III quy định rằng các bên sẽ nỗ lực đảm bảo rằng các SOE “tuân thủ các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về quản trị doanh nghiệp,” còn Chương 17 TPP khuyến khích các bên trao đổi thông tin về cải thiện quản trị và vận hành doanh nghiệp SOE. Các khuyến nghị cải cách quản trị doanh nghiệp sau cần được Chính phủ cân nhắc kỹ: • Ban hành chính sách sở hữu SOE tập trung vào việc tối đa hóa vốn nhà nước, với các mục tiêu bổ sung tuân thủ theo các quy định lao động của TPP và thể hiện trách nhiệm xã hội; • Tăng cường các tiêu chuẩn kế toán Việt Nam để nhất quán với IFRS, và yêu cầu kiểm toán độc lập hàng năm với các SOE tầng 1, 2, và 3; • Giảm mức nắm giữ cổ phần trong SOE để có thể tập trung vào khoảng 15 ngành “chiến lược”; • Cho phép nhiều trường hợp hỗn hợp sở hữu, thông qua cổ phần hóa thiểu số với nhiều SOE hơn; • Chỉ định một cơ quan cụ thể của Chính phủ – ví dụ, một bộ hay một quỹ quản lý cổ phần trực thuộc một bộ– đảm nhiệm vai trò cổ đông nhà nước trong các SOE còn lại; • Thực hiện quyền sở hữu nhà nước chỉ thông qua các cơ chế cổ đông thông thường – và rà soát các báo cáo công khai tài chính, tham gia các cuộc họp cổ đông, biểu quyết theo cổ phần, và thiết lập các hội đồng quản trị SOE hiệu quả – và không bao giờ can thiệp bất thường; và • Nâng cấp vai trò, trách nhiệm và tập quán của hội đồng quản trị trong SOE đảm bảo nhất quán với các hướng dẫn của OECD về quản trị doanh nghiệp SOE. Một số khuyến nghị dễ thực hiện và thực hiện nhanh hơn so với những khuyến nghị khác. Ví dụ, việc ban hành hướng dẫn của Chính phủ về tuân thủ EVFTA/TPP đơn giản hơn nhiều so với việc thiết lập thị trường chuyển giao quyền sử dụng đất hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, có thể thực hiện tất cả những khuyến nghị cơ bản nêu trên trong vòng 5 – 10 năm (Hình 10) 77 Tổng quan Việt Nam 2035, trang 27. 78 VDR2012, trang 73. 79 Xem World Bank, Quản trị doanh nghiệp ở các doanh nghiệp nhà nước: bộ công cụ, 2014, trang 9 – 12. 125 Hình 10: Tóm tắt các khuyến nghị về SOE cho EVFTA/TPP Khuyến nghị Mốc chi tiết Trách nhiệm thuộc Thời hạn hoàn thành 1. Hướng dẫn các nghĩa Bản thảo đầu Bộ Công thương 12/2016 vụ SOE theo khuôn khổ EVFTA/TPP Bản thảo cuối “ 6/2017 2. Cơ sở dữ liệu EVFTA/ Phần SOE “ 12/2016 TPP Phần CP “ 6/2017 3. Đánh giá rủi ro tuân thủ CP? 12/2016 EVFTA/TPP 4. Cải thiện kết quả tài Một cổ đông nhà nước Liên tục chính của SOE được chỉ định 5. Rủi ro NCA tín dụng Thắt chặt giới hạn độ phơi SBV 12/2016 ngân hàng & các quy tắc về giao dịch của các bên liên quan Hoàn thành việc bán hết cổ SBV 12/2018 phần của SOE trong các JSB Thiết lập và vận hành lần đầu SBV/Bộ TC 12/2017 quỹ trực thuộc Bộ TC nắm giữ và quản lý cổ phần nhà nước trong các SOCB 6. Rủi ro NCA vốn cổ Hoàn thiện các chính sách cổ Cổ đông nhà nước 12/2017 phần tức cho các SOE tầng 1 được chỉ định Chính sách cổ tức cho SOE “ 6/2018 tầng 2 và 3 7. Các tiêu chuẩn tái cơ Công bố SBV 10/2016 cấu SOE 8. Các trách nhiệm dịch Tài liệu chính sách chuyển các CP 12/2016 vụ công trách nhiệm này thành các cơ hội kinh doanh có cạnh tranh Đầu thầu thí điểm để kiểm định Bộ 10/2017 khái niệm 9. Các miễn trừ chung Phổ biến chính sách/chương CP? 12/16 trình bình ổn kinh tế Phổ biến chính sách/chương CP? 3/17 trình phát triển KTXH Phổ biến chính sách/chương CP? 6/17 trình CP về thúc đẩy SME 126 10. Thị trường quyền sử Thiết lập cơ quan quản lý CP 12/17 dụng đất quyền sử dụng đất Soạn thảo chính sách cho sự Cơ quan quản lý 9/2017 linh hoạt trong quy hoạch sử quyền sử dụng đất dụng đất và chuyển đổi sử dụng đất có phí Thí điểm chuyển đổi mục đích Cơ quan quản lý 6/2018 sử dụng đất có phí quyền sử dụng đất Soạn thảo quy tắc và quy trình Cơ quan quản lý 12/2018 để giao dịch quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất Thí điểm giao dịch để kiểm định Cơ quan quản lý 6/2019 khái niệm và các hệ thống giao quyền sử dụng đất dịch quyền sử dụng đất 11. Quản trị doanh nghiệp Ban hành chính sách sở hữu CP 3/2017 SOE SOE Điều chỉnh VAS cho nhất quán Bộ TC/SBV/SCC 6/2017 với IFRS Yêu cầu các SOE tầng 1, 2, và Bộ TC/SBV/SCC 12/2018 3 sử dụng VAS nâng cao và kiểm toán độc lập cho các báo cáo tài chính Giảm mức nẳm giữ cổ phần CP Liên tục SOE và tăng sở hữu hỗn hợp SOE thông qua các giao dịch cổ phần hóa Chỉ định hay lập ra một đơn vị CP 6/2017 cụ thể cho mục đích này – ví dụ, chỉ định một bộ hay lập một quỹ thuộc bộ – đóng vai trò cổ đông nhà nước trong các SOE Tăng cường các hội đồng quản Cổ đông nhà nước 6/2018 trị SOE, nhất là về vai trò, trách được chỉ định nhiệm, và các tập quán của hội đồng PHỤ LỤC A: TÓM TẮT EVFTA PHẦN III Phần III của EVFTA nói về “các doanh nghiệp nhà nước,80 các doanh nghiệp được cấp quyền đặc 80 Một doanh nghiệp, kể cả công ty con, trong đó một bên, trực tiếp hoặc gián tiếp, (a) sở hữu hơn 50% vốn đầu tư hoặc quyền biểu quyết gắn với cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành; hoặc (b) có thể bổ nhiệm hơn ½ thành viên hội đồng quản trị của doanh nghiệp; hoặc (c) có thể kiểm soát các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. 1(a) 127 biệt hoặc biệt đãi81 và các độc quyền [được chỉ định].82 ” Tập trung vào các SOE,83 thảo luận dưới đây nêu bật (A) ba sáng kiến thực chất để giảm thiểu méo mó thị trường; (B) phạm vi áp dụng những sáng kiến này; và (C) các biện pháp bổ sung. “Không có điều nào trong [Phần III] sẽ ảnh hưởng tới các luật và quy định của một bên quy định về hệ thống sở hữu nhà nước của bên đó” hay ngăn cản một bên “thành lập hay duy trì [các SOE].”84 A. CÁC SÁNG KIẾN THỰC CHẤT Các sáng kiến thực chất tập trung vào (a) đối đãi không phân biệt; (b) quy định trung tính; và (c) minh bạch. Những nội dung này được tóm tắt như sau. 1. Đối đãi không phân biệt Chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng các SOE khi tham gia các hoạt động thương mại,85 (a) hành xử theo các cân nhắc thương mại86 trong việc mua hay bán hàng hóa hay dịch vụ; và (b) dành cho các doanh nghiệp, hàng hóa, hay dịch vụ của EU sự đối đãi không kém thuận lợi hơn so với sự đối đãi dành cho – trong những tình huống tương tự – các doanh nghiệp, hàng hóa hay dịch vụ của Việt Nam.87 Điều này không ngăn cản các SOE của Việt Nam mua/cung cấp hàng hóa/dịch vụ hay từ chối làm điều đó, miễn là những sự khác biệt hay từ chối như vậy là dựa trên các cân nhắc thương mại.88 2. Trung tính trong quản lý Chính phủ Việt Nam “sẽ đảm bảo rằng bất cứ cơ quan quản lý nào mà Chính phủ thiết lập hay duy trì không phải giải trình trách nhiệm với bất cứ doanh nghiệp nào mà họ quản lý nhằm đảm bảo tính hiệu lực của chức năng quản lý, và hành xử không thiên vị trong những hoàn cảnh tương tự với tất cả các doanh nghiệp mà cơ quan đó quản lý.” Tính không thiên vị được đánh giá bằng cách tham chiếu tới một hình thái hay tập quán chung của cơ quan quản lý.89 Chính phủ “sẽ đảm bảo thực thi luật và các quy định theo cách nhất quán và không phân biệt,” đối với các SOE, các độc quyền được chỉ định, và bất cứ doanh nghiệp nào được trao đặc quyền hoặc biệt đãi.90 Cuối cùng, Chính phủ “sẽ cố gắng đảm bảo” rằng các SOE và các doanh nghiệp khác “tôn trọng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về quản trị doanh nghiệp.”91 3. Minh bạch 81 Quyền hoặc ưu quyền được một bên trao cho một số hạn chế các doanh nghiệp, hoặc các công ty con của chúng, trong một khu vực địa lý hay một thị trường sản phẩm mà hệ quả của nó là làm hạn chế đáng kể khả năng của bất cứ doanh nghiệp nào khác để thực hiện hoạt động trong cùng thị trường đó với những hoàn cảnh tương tự. Việc cấp giấy đăng ký hoặc giấy phép cho một số ít các doanh nghiệp thông qua các tiêu chí khách quan, cân đối và không phân biệt bản thân nó không phải là quyền đặc biệt hay biệt đãi. 1(d) 82 Một tổ chức tham gia vào một hoạt động thương mại, gồm một nhóm các tổ chức hay một cơ quan Chính phủ, và bất cứ công ty con nào của họ mà trong một thị trường liên quan trên lãnh thổ của bên đó được chỉ định làm nhà cung ứng hoặc bên mua duy nhất hàng hóa hoặc dịch vụ. Không tính độc quyền nổi lên từ việc cấp bằng sở hữu trí tuệ độc quyền. 1(c) 83 Còn chờ thông tin từ các cơ quan thẩm quyền Việt Nam về các đơn vị độc quyền được chỉ định hoặc các doanh nghiệp được trao quyền đặc biệt hoặc biệt đãi. 84 3.1 và 3.2 85 Các hoạt động, mà kết quả cuối cùng là việc sản xuất hàng hóa hay việc cung cấp dịch vụ, mà sẽ được bán trên thị trường liên quan với số lượng và ở mức giá do doanh nghiệp quyết định, và được thực hiện với định hướng tạo lợi nhuận. 1(e) 86 Giá cả, chất lượng, sự sẵn có, khả năng đưa ra thị trường, vận chuyển và các điều khoản điều kiện khác của việc mua hoặc bán; hoặc các yếu tố khác mà bình thường vẫn được xét tới trong các quyết định thương mại của một doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường trong ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh tương ứng. 1(f) 87 4.1 88 4.2 89 5.2 90 5.3 91 5.1 128 Nếu EU “có lý do thích đáng để tin” rằng các lợi ích của EU trong Phần III bị tác động bất lợi bởi các hoạt động thương mại của một SOE của Việt Nam, thì EU có thể yêu cầu Chính phủ Việt Nam cung cấp những thông tin sau về SOE đó: (a) cấu trúc sở hữu và biểu quyết; (b) bất cứ cổ phần đặc biệt hay quyền biểu quyết nào khác so với cổ phiếu phổ thông; (c) cấu trúc tổ chức, thành phần hội đồng quản trị, và việc nắm giữ cổ phần chéo hay các mối liên hệ với các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp khác; (d) mô tả bộ ngành hoặc cơ quan quản lý và/hoặc giám sát SOE, cơ chế báo cáo, và các quyền hay tập quán của Chính phủ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, hay trả thù lao cho các vị trí quản lý trong SOE; (e) doanh số hàng năm và tài sản; và (f) các tạm miễn, các biện pháp không tương thích, miễn trừ và bất cứ biện pháp nào khác, kể cả đối xử ưu đãi được áp dụng ở Việt Nam.92 B. PHẠM VI ÁP DỤNG Các biện pháp thực chất dược mô tả ở trên áp dụng – ngay khi EVFTA bắt đầu hiệu lực – với bất cứ SOE trung ương nào của Việt Nam có doanh số hàng năm từ các hoạt động thương mại đạt 200 triệu SDR (khoảng 283 triệu USD, hay 6,36 nghìn tỷ VND) trở lên trong 1 năm bất kỳ của 3 năm trước. Sau 5 năm kể từ khi EVFTA bắt đầu hiệu lực, những biện pháp thực chất này cũng sẽ áp dụng với các SOE ở cấp tỉnh và thành phố.93 Phần III không áp dụng với các hoạt động SOE được thực hiện trên cơ sở không vì lợi nhuận hay chỉ thu hồi chi phí, ví dụ như thực hiện nghĩa vụ dịch vụ công;94 “những biện pháp thực hiện trên cơ sở tạm thời để ứng phó với tình huống khẩn cấp về kinh tế của quốc gia hay toàn cầu;”95 những mua sắm theo nghĩa của Phần XX; các SOE tham gia lĩnh vực quốc phòng, trật tự an ninh công cộng, “trừ khi những đơn vị đó chỉ chuyên tham gia các hoạt động thương mại không liên quan tới quốc phòng, trật tự an ninh công cộng.”96 Phần III cũng không áp dụng với mua sắm,97 dịch vụ và đầu tư của Chính phủ,98 hay bất cứ dịch vụ nào được cung cấp như là một phần của việc thực thi thẩm quyền của Chính phủ.99 Các miễn trừ cụ thể cho Việt Nam trong Phụ lục của Phần III được tóm tắt dưới đây (Hình A-1): Hình A-1: Các miễn trừ cụ thể cho Việt Nam trong EVFTA Phần III Miễn áp dụng Điều 4 và Điều 8: SOE truyền thông đại chúng, in ấn, xuất bản, sản xuất phân phối nghe nhìn. Phụ lục, 5.7. Việc áp dụng, thực thi thay thực hiện tư nhân hóa, cổ phần hóa, tái cấu trúc, thoái đầu tư tài sản do CP sở hữu hay kiểm soát. Phụ lục, 1. Các biện pháp của Chính phủ nhằm đảm bảo bình ổn kinh tế ở nội địa Việt Nam, gồm chỉ thị cho một SOE bán hay mua ở mức giá và số lượng điều tiết, hay với những điều khoản điều kiện khác so với những gì mà SOE sẽ quyết định trên cơ sở cân nhắc thương mại, theo luật, quy định của Việt Nam hay biện pháp của Chính phủ. Phụ lục, 2. Các biện pháp phát triển trong nước của Chính phủ như đảm bảo và bảo hiểm thu nhập, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển xã hội, nhà ở xã hội, giảm nghèo, giáo dục công, đào tạo công, y tế công và chăm sóc trẻ em, phúc lợi và việc làm cho người dân tộc thiểu số và ở những vùng thiệt thòi, miễn là các hoạt động liên quan không đi ngược lại việc áp dụng Điều 4 (không phân biệt) lên các hoạt động thương mại của SOE. Phụ lục, 3. Theo luật, quy định hay biện pháp của Chính phủ, các hàng hóa hay dịch vụ do một SOE mua từ doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn áp dụng Điều 4. Phụ lục, 4. 92 5.1 93 2.3 94 1(e) và 4.1(a) 95 2.2 96 2.5 97 2.4. Được nêu ở phần khác trong EVFTA. 98 2.6. Được nêu ở phần khác trong EVFTA. 99 2.8 129 Miễn áp dụng Điều 4 và Điều 8 (minh bạch): Petro Việt Nam trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò, và khai thác dầu khí, và các dịch vụ bay liên quan. Phụ lục, 5.1. Miễn áp dụng Điều 4 và Điều 8: EVN và bất cứ doanh nghiệp nào tham gia phát điện bằng thủy điện, hạt nhân, nhà máy điện liên quan an ninh quốc phòng, truyền tải, phân phối tất cả cá loại hay điện thay thế. Phụ lục, 5.2. Miễn áp dụng Điều 4 và Điều 8: Việc Vinacomin bán than và khoáng sản, theo luật và quy định của Việt Nam. Phụ lục, 5.3. Miễn áp dụng Điều 4 và Điều 8: Việc quản lý vốn, đầu tư và các hoạt động liên quan của SCIC, sử dụng các tài sản tài chính của Chính phủ.89 Phụ lục, 5.4. Miễn áp dụng Điều 4 và Điều 8: Các hoạt động liên quan tới tái cơ cấu nợ của DATC theo luật, quy định hay biện pháp của Chính phủ. Phụ lục, 5.5. Miễn áp dụng Điều 4 và Điều 8: Các hoạt động liên quan tới tái cơ cấu nợ của DATC theo luật, quy định hay biện pháp của Chính phủ. Phụ lục, 5.5. C. CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG “Nhận thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy các khuôn khổ luật pháp và quy định hiệu quả” cho các SOE, Chính phủ Việt Nam sẽ tham gia cùng với EU “trong các hoạt động hợp tác kỹ thuật nhằm thúc đẩy hiệu quả và minh bạch [SOE], tùy theo sự sẵn có của nguồn tài chính” theo các chương trình hợp tác của mỗi bên. 101 100 PHỤ LỤC B: TÓM TẮT CHƯƠNG 17 TPP Chương 17 của hiệp định TPP “doanh nghiệp nhà nước102 và các độc quyền chỉ định103” là trọng tâm chính của các quy định TPP về các SOE, cũng là trọng tâm chính của phần này.104 Thảo luận sau đây nêu bật (A) bốn sáng kiến thực chất nhằm giảm thiểu méo mó thị trường; (B) xác định các hệ quả bất lợi và tổn hại; (C) phạm vi ứng dụng các sáng kiến thực chất; và (D) các biện pháp bổ sung. Mỗi bên được tự do thành lập hay duy trì các SOE hay chỉ định độc quyền chỉ định.105 A. CÁC SÁNG KIẾN THỰC CHẤT Bốn sáng kiến thực chất liên quan tới (1) đối đãi không phân biệt; (2) tòa án, cơ quan quản lý, và các cơ quan hành chính; (3) hỗ trợ phi thương mại; và (4) minh bạch. Những sáng kiến này được tóm tắt dưới đây. 1. Đối đãi không phân biệt Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo rằng mỗi SOE, khi tham gia các hoạt động thương mại, hành xử 100 Phần tách ra này không tính đầu tư danh mục của SCIC. Trong vòng 5 năm kể từ sau khi EVFTA bắt đầu hiệu lực, SCIC sẽ nỗ lực trở thành thành viên của Diễn đàn Quốc tế các Quỹ Đầu tư Chính phủ hoặc phê chuẩn áp dụng các Nguyên tắc và Tập quán được công nhận (“các nguyên tắc Santiago”) được Nhóm Công tác Quốc tế Các Quỹ Đầu tư Chính phủ ban hành (tháng Mười 2008) hoặc những thứ tương tự. 101 7 102 Một doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào “các hoạt động thương mại” trong đó một bên (a) trực tiếp sở hữu hơn 50% vốn cổ phần; (b) kiểm soát, thông qua sở hữu, quyền thực hiện hơn 50% quyền biểu quyết; hoặc (c) nắm quyền bổ nhiệm đa số các thành viên hội đồng quản trị hoặc bất cứ cơ chế tương đương nào. “Các hoạt động thương mại” có nghĩa là những hoạt động mà một doanh nghiệp thực hiện với định hướng tạo lợi nhuận và kết quả của nó là việc sản xuất ra một hàng hóa hay cung cấp một dịch vụ mà sẽ được đem bán cho người tiêu dùng trên một thị trường liên quan và ở mức giá do doanh nghiệp quyết định. Điều này loại trừ những doanh nghiệp hoạt động không vì lợi nhuận hay chỉ thu hồi chi phí. 17.1 103 Một đơn vị độc quyền tư nhân được chỉ định sau ngày TPP bắt đầu hiệu lực, hoặc bất cứ độc quyền nhà nước nào mà một bên chỉ định hoặc đã chỉ định. 17.1 104 Kết luận của phần này cũng bình luận về các chương TPP liên quan tới các định chế tài chính, mua sắm và cạnh tranh. 105 17.2.9 130 theo các “cân nhắc thương mại”106 trong việc mua hàng hóa hay dịch vụ.107 Hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp của một bên TPP sẽ nhận được sự đối đãi “không kém thuận lợi hơn” so với sự đối đãi dành cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự được cung ứng bởi một doanh nghiệp Việt Nam, bất cứ bên TPP nào khác, hay một nước bất kỳ không phải là một bên TPP.108 Một hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp bởi một CI109 ở Việt Nam sẽ nhận được sự đối đãi tương tự.110 Các quy tắc cũng áp dụng tương tự đối với việc bán hàng hóa hay dịch vụ, kể cả bán cho một doanh nghiệp mà là một bên trong diện bao quát.111 112 Một SOE không bị cản trở mua hay bán hàng hóa hay dịch vụ theo những điều khoản điều kiện khác kể cả những điều khoản liên quan tới giá, hay từ chối bán hàng hóa hay dịch vụ, miễn là những đối đãi khác biệt hay sự từ chối đó phản ánh các cân nhắc thương mại.113 2. Tòa án, các cơ quan quản lý và cơ quan hành chính Nếu SOE thực hiện bất cứ thẩm quyền quản lý, hành chính hay một thẩm quyền nào thuộc về chính quyền mà Chính phủ Việt Nam đã giao phó hoặc chỉ định cho những thực thế như vậy thực hiện, “những thực thể đó sẽ hành xử theo cách không bất nhất” với các nghĩa vụ của Việt Nam theo TPP. Các ví dụ về thẩm quyền quản lý, hành chính hay các thẩm quyền Chính phủ khác gồm quyền sung công, cấp giấy đăng ký, phê duyệt các giao dịch thương mại, hay áp đặt hạn ngạch, phí các loại.114 Chính phủ Việt Nam sẽ trao cho tòa án thẩm quyền xét xử các vụ kiện dân sự đối với một doanh nghiệp thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của một Chính phủ nước ngoài, căn cứ vào hoạt động thương mại trên lãnh thổ mình – trừ khi Việt Nam không xét xử những vụ tương tự thế đối với các doanh nghiệp không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của một Chính phủ nước ngoài.115 Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo rằng cơ quan quản lý SOE sẽ thực hiện cẩn trọng quyền quản lý theo cách không thiên vị với các doanh nghiệp mà nó quản lý, kể cả những doanh nghiệp ngoài nhà nước. Không thiên vị được đánh giá bằng cách tham chiếu tới một hình thái hoặc tập quán của cơ quan (quản lý) hành chính đó.116 Điều này có thể đặc biệt liên quan, ví dụ, tới cơ quan quản lý ngành viễn thông, ngành điện, hay cơ quan giám sát ngành tài chính. 3. Hỗ trợ phi thương mại “Hỗ trợ phi thương mại” (NCA) là “hỗ trợ cho một [SOE] bởi vì doanh nghiệp đó do Chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát.”117 NCA gồm những thứ sau: • “Chuyển giao trực tiếp hoặc tiềm tàng các khoản tiền hoặc khoản nợ. Điều này gồm ○○ Khoản cho không hoặc xóa nợ;  hoản vay, bảo lãnh nợ, hay các loại cấp vốn khác theo các điều khoản ưu đãi hơn so với ○○ K những khoản theo điều kiện thương mại mà doanh nghiệp có được; hay Vốn cổ phần không nhất quán với tập quán đầu tư thông thường, kể cả việc cung cấp vốn ○○  106 Giá, chất lượng, sự sẵn có, khả năng đưa ra thị trường, vận chuyển, và các điều khoản điều kiện khác của việc mua hoặc bán, hoặc các yếu tố khác mà thông thường vẫn được xét tới trong các quyết định thương mại của một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh doanh hoặc ngành công nghiệp liên quan. 17.1 107 17.4.1(a) 108 17.4.1(b)(i) 109 Với một Bên, đầu tư trên lãnh thổ bên đó của một nhà đầu tư từ một Bên khác tính ở thời điểm TPP bắt đầu hiệu lực, hoặc được thành lập, mua lại, hoặc mở rộng về sau. 17.1 110 17.4.1(b)(ii) 111 17.4.1(c) 112 Các điều khoản đối với các độc quyền chỉ định là tương tự nhau. Thảo luận về những điều này được để về sau khi có khẳng định rằng Việt Nam có các độc quyền chỉ định tách riêng khỏi các SOE. 113 17.4.3 114 17.3 115 17.5.1 116 17.5.2 117 Cụ thể hơn, Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ SOE nào (i) chỉ cấp NCA cho các SOE Việt Nam; (ii) cung cấp NCA chủ yếu cho các SOE Việt Nam; (iii) cung cấp một lượng lớn bất tương xứng NCA cho các SOE Việt Nam; hoặc (iv) ưu đãi các SOE Việt Nam bằng các cách khác tùy ý trong khi cung cấp NCA. 17.1 131 rủi ro của nhà đầu tư tư nhân.118 • Các hàng hóa hay dịch vụ ngoài cơ sở hạ tầng phổ thông theo những điều khoản ưu đãi hơn so với những gì được cung cấp theo cách thương mại cho doanh nghiệp.119 NCA không bao gồm (a) các giao dịch trong một nhóm doanh nghiệp gồm các SOE khi các tập quán kinh doanh thông thường đòi hỏi báo cáo vị thế tài chính của nhóm mà không tính các giao dịch nội nhóm như vậy; (b) các giao dịch khác giữa các SOE nhất quán với các tập quán thông thường của doanh nghiệp tư nhân trong các giao dịch thân cận; hay (c) việc chuyển giao ngân quỹ của một bên vào một quỹ đầu tư hưu độc lập đại diện cho những người đóng góp/thụ hưởng.120 Việt Nam sẽ không gây hệ quả bất lợi (Xem I.B.2 dưới đây) đối với các lợi ích của một bên khác thông qua NCA, được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, cho bất cứ SOE của Việt Nam nào liên quan tới (a) việc sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp đó; (b) việc doanh nghiệp đó cung ứng một dịch vụ vào lãnh thổ của một bên; hay (c) việc bên đó cung ứng dịch vụ vào lãnh thổ của một bên thông qua một CI trên lãnh thổ của một bên khác.121 Tương tự, với việc bán hàng hay xuất khẩu dịch vụ của SOE, “mỗi bên sẽ đảm bảo rằng [SOE] của mình không gây hệ quả bất lợi thông qua NCA giữa các SOE với nhau.122 Việt Nam sẽ không gây tổn hại (Xem I.B.2 dưới đây) đối với “ngành công nghiệp trong nước”123 của một bên khác thông qua NCA mà Việt Nam cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp, cho bất cứ SOE của Việt Nam nào là CI trên lãnh thổ của một bên khác, trong những hoàn cảnh mà (a) NCA được cung cấp liên quan tới việc sản xuất và bán hàng hóa của SOE đó vào lãnh thổ của bên khác đó, và (b) một hàng hóa tương tự được sản xuất và bán trên lãnh thổ của bên khác đó bởi ngành công nghiệp trong nước của bên đó.124 Sẽ không có hệ quả bất lợi khi dịch vụ được một SOE của Việt Nam cung ứng ở nội địa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không bao gồm một dịch vụ mà bản thân dịch vụ đó đã là một hình thức NCA.125 4. Minh bạch Nói chung mỗi bên sẽ cung cấp (ví dụ, trên một trang web chính thức) một danh sách các SOE trong vòng 6 tháng kể từ khi TPP bắt đầu hiệu lực, và sau đó cập nhật danh sách này hàng năm.126 Với Việt Nam, điều này không áp dụng cho tới tận 5 năm sau ngày TPP bắt đầu hiệu lực. Một cách riêng biệt, trong vòng 6 tháng kể từ khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ cung cấp danh sách các SOE có doanh số thương mại hàng năm từ 500 triệu SDR (khoảng 708 triệu USD127 hay 15,9 nghìn tỷ VND) trong 1 năm bất kỳ của 3 năm trước đó, và cập nhật danh sách này mỗi năm cho tới khi nghĩa vụ chung nêu trên có hiệu lực sau giai đoạn 5 năm.128 Khi nhận được văn bản của một bên khác yêu cầu giải thích cách thức một SOE có thể gây ảnh hưởng tới thương mại hay đầu tư giữa các bên, CP sẽ cung cấp những thông tin sau về SOE đó: (a) tỷ lệ phần trăm cổ phần và quyền biểu quyết cùng gộp lại từ phần nắm giữ của Chính phủ hay 118 17.1 119 17.1 120 17.1 121 17.6.1 122 17.6.2 123 Tất cả các nhà sản xuất nội địa của hàng hóa tương tự, hoặc những nhà sản xuất nội địa nào mà sản lượng tập hợp của họ trong mặt hàng tương tự đó tạo thành một phần lớn trong tổng sản lượng nội địa của hàng hóa tương tự đó, không tính SOE là CI được nhận NCA. 124 17.6.3 125 17.6.4 126 17.10.1 127 IMF, 6 April 2016. 128 17.10.1. Sau 5 năm, sáng kiến minh bạch chung của TPP sẽ áp dụng với bất cứ SOE của Việt Nam nào có doanh số thương mại hàng năm của một năm bất kỳ trong 3 năm trước đó từ 200 triệu SDR (tức khoảng 283 triệu USD, hoặc 6,36 nghìn tỷ VND), được điều chỉnh theo mức lạm phát SDR 3 năm một lần từ khi TPP bắt đầu hiệu lực. Xem thêm Phụ lục 17-A. 132 các SOE; (b) mô tả bất cứ cổ phần đặc biệt hoặc quyền biểu quyết đặc biệt hay các quyền khác mà Chính phủ và các bên liên quan Chính phủ nắm giữ; (c) vị trí chức vụ của bất cứ cán bộ Chính phủ nào đóng vai trò giám đốc quản lý SOE; (d) doanh số hàng năm của SOE và tổng tài sản trong ba năm gần nhất mà có được thông tin; (e) bất cứ miễn trừ và lợi ích nào cho SOE theo luật định; và (f) bất cứ thông tin công khai nào có thể có, kể cả các bản kê khai và kiểm toán tài chính theo yêu cầu của văn bản yêu cầu thông tin.129 Chính phủ nên chuẩn bị sẵn để cung cấp đủ thông tin về bất cứ chính sách/chương trình NCA nào, gồm: (a) hình thức NCA; (b) các thực thể cung cấp NCA và các SOE đang nhận hoặc đủ tiêu chuẩn nhận NCA; (c) cơ sở pháp lý và mục tiêu chính sách của chính sách/chương trình; (d) với hàng hóa, giá trị đơn vị của NCA (hoặc, nếu điều này là không được, thì tổng NCA hoặc NCA được bổ ngân sách hàng năm, thể hiện, nếu được, số trung bình trên một đơn vị của năm trước); (e) với dịch vụ, tổng NCA hoặc NCA được bổ ngân sách hàng năm, thể hiện, nếu được, tổng số của năm trước; (f) với NCA dạng khoản vay hay bảo lãnh khoản vay, số tiền của khoản vay hay bảo lãnh vay, lãi suất và phí; (g) với NCA hàng hóa hay dịch vụ NCA, mức giá được tính, nếu có; (h) với NCA dạng vốn sở hữu, số tiền đầu tư, số lượng và loại cổ phiếu nhận được, và “bất cứ đánh giá nào được thực hiện về quyết định nền tảng của việc đầu tư;” (i) thời hạn của chính sách/chương trình NCA hay bất cứ giới hạn thời gian nào gắn với nó; và (j) số liệu thống kê cho phép đánh giá tác động của NCA lên thương mại hay đầu tư giữa các bên.130 B. HỆ QUẢ BẤT LỢI VÀ TỔN HẠI Hệ quả bất lợi từ NCA (do Chính phủ hay một SOE khác cung cấp) cho một SOE của Việt Nam nảy sinh nếu, do NCA, bất cứ điều nào sau đây xảy ra: a) Việc nhập khẩu các mặt hàng tương tự vào Việt Nam hay hay việc bán hàng tương tự từ một CI ở Việt Nam bị thế chỗ/gián đoạn hay cản trở; b) Việc bán hàng tương tự từ một CI, nhập khẩu tương tự từ bất cứ một bên khác nào, hay nhập khẩu tương tự từ một nước không phải là một bên hiệp định trên lãnh thổ của một bên khác bị thế chỗ/gián đoạn hay cản trở; c) Có sự hạ giá thấp hơn so với nhập khẩu tương tự từ một bên khác trên thị trường của một bên khác, hay một hàng hóa tương tự sản xuất bởi một CI trên lãnh thổ đó, hay việc ép giá, sụt giá, hay mất doanh số trên cùng thị trường; hay nhập khẩu tương tự của một nước không tham gia hiệp định gặp phải tình trạng hạ giá hay ép giá, sụt giá, hay mất doanh số đáng kể; d) Những dịch vụ tương tự trên thị trường của một bên khác từ một nhà cung ứng dịch vụ của bên đó hay bất cứ một bên khác nào bị thế chỗ hay cản trở; hay e) Những dịch vụ tương tự từ nhà cung ứng dịch vụ của một bên khác gặp phải sự hạ giá, ép giá, sụt giá hay mất doanh số.131 Để thể hiện sự thế chỗ hay cản trở thị trường – các mục 1(a), 1(b), và 1(d) ở trên – cần chứng tỏ rằng đã có sự thay đổi đáng kể về thị phần tương đối trên thị trường bất lợi cho hàng hóa hay dịch vụ tương tự.” Điều này gồm (a) tăng đáng kể về thị phần của SOE về hàng hóa hay dịch vụ đó; (b) thị phần không đổi của SOE, cho dù trong hoàn cảnh đó nếu không có NCA thì thị phần của SOE đó đã giảm đáng kể; hay (c) sự sụt giảm thị phần của SOE diễn ra chậm hơn đáng kể so với trường hợp có thể dự trù nếu không có NCA. Để làm rõ các xu hướng thị trường, bất cứ sự thay đổi nào cũng phải duy trì ít ra là một năm.132 Việc thể hiện sự hạ giá đáng kể – mục 1(c) và 1(e) ở trên – sẽ dựa vào việc so sánh giá cả của hàng hóa hay dịch vụ của SOE với giá cả của hàng hóa dịch vụ tương tự.133 So sánh giá phải thực hiện ở 129 17.10.3. Điều này sẽ không áp dụng cho Việt Nam với các SOE được liệt kê trong Phụ lục IV tham gia vào các hoạt động không tuân nhất được mô tả trong đó. 130 17.10.4 và 17.10.5. Điều này sẽ không áp dụng cho Việt Nam với các SOE được liệt kê trong Phụ lục IV tham gia vào các hoạt động không tuân nhất được mô tả trong đó. 131 17.7.1. 132 17.7.2 133 17.7.3 133 cùng mức độ thương mại và ở thời điểm có thể so sánh được, có xét tới một cách phù hợp các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng so sánh với nhau về giá.134 Thảo luận về tổn hại tập trung vào NCA và CI. Tổn hại đáng kể cho ngành công nghiệp nội địa của một bên “sẽ được hiểu là tổn hại đáng kể cho một ngành công nghiệp nội địa, đe doạ tổn hại đáng kể cho một ngành công nghiệp nội địa, hay làm chậm đáng kể sự hình thành của một ngành như vậy.” Việc xác định tổn hại đáng kể phụ thuộc vào việc xem xét khách quan các bằng chứng khẳng định135 gồm lượng sản xuất của CI nhận NCA,136 hệ quả của việc sản xuất đó lên giá cả của hàng hóa tương tự được sản xuất và bán bởi ngành công nghiệp nội địa,137 và hệ quả của việc sản xuất đó lên ngành công nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự.138 Phải thể hiện được rằng hàng hóa sản xuất và bán bởi CI, do NCA, đang gây ra “tổn hại”. Cần thể hiện mối quan hệ nhân quả, dựa trên tất cả các bằng chứng liên quan, kể cả những yếu tố khác ngoài NCA.139 “Việc xác định sự đe dọa gây tổn hại đáng kể sẽ dựa trên các thực tế chứ không chỉ đơn thuần cáo buộc, phỏng đoán hoặc một khả năng xa xăm và sẽ phải được xem xét với sự cẩn trọng đặc biệt.” Những tác động của NCA dành cho CI phải “có thể thấy rõ từ trước và sắp xảy ra” đến mức, “nếu không thực hiện hành động bảo vệ, thì tổn hại đáng kể sẽ xảy ra.”140 C. PHẠM VI ÁP DỤNG Chương 17 áp dụng với khu vực TPP cũng như các hoạt động của SOE của một bên gây hệ quả bất lợi lên thị trường của một nước không tham gia TPP.141 Các miễn trừ gồm: các hoạt động của ngân hàng trung ương;142 quản lý và giám sát thị trường vốn;143 xử lý định chế tài chính đã hoặc đang thất bại;144 quỹ đầu tư của nhà nước, trừ phi nó được dùng để cung cấp NCA;145 hay quỹ hưu độc lập hay doanh nghiệp thuộc sở hữu hay kiểm soát của một quỹ hưu độc lập, trừ phi nó được sử dụng để cung cấp NCA;146 mua sắm của Chính phủ;147 hay hàng hóa và các dịch vụ được cung cấp độc quyền riêng cho một Bên để thực hiện các chức năng nhà nước.148 Đối đãi không phân biệt sẽ không áp dụng với bất cứ việc mua hay bán nào của SOE hay độc quyền 134 17.6.4. Nếu không thể so sánh trực tiếp các giao dịch, có thể chứng minh việc hạ giá trên một cơ sở hợp lý nào khác, chẳng hạn so sánh giá trị đơn vị của hàng hóa. 135 17.8.1 136 17.8.1. Sẽ cân nhắc để xem có sự tăng đáng kể về lượng sản xuất của CI, dù theo giá trị tuyệt đối hay tương đối, cũng như xem liệu có sự hạ giá đáng kể do hàng hóa mà CI sản xuất và bán ra hoặc liệu việc sản xuất và bán hàng đó có tạo ra sự sụt giảm giá hoặc ngăn giá tăng. 17.8.2 137 17.8.1. Cần cân nhắc xem có sự hạ giá bởi hàng hóa do CI sản xuất và bán so với hàng hóa tương đương mà ngành công nghiệp trong nước sản xuất và bán không, hay liệu việc sản xuất của CI có gây áp lực giảm giá hay ngăn giá tăng ở mức độ đáng kể không. 17.8.2 138 Các yếu tố cần đánh giá trong khi xem xét tác động lên ngành công nghiệp trong nước gồm sự sụt giảm thực tế hoặc tiềm tàng về sản lượng, lượng hàng bán được, thị phần, lợi nhuận, năng suất, lợi suất đầu tư, hoặc sử dụng công suất; các yếu tố ảnh hưởng giá nội địa; các tác động tiêu cực thực tế và tiềm tàng lên dòng tiền, lượng hàng lưu kho, việc làm, lương, tăng trưởng, khả năng gây vốn hay gọi đầu tư; và trong trường hợp nông nghiệp, liệu có làm tăng gánh nặng lên các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. 17.8.3 139 Các yếu tố phi NCA có thể gồm lượng và giá bán của các hàng hóa tương tự, sự thu hẹp về cầu hoặc các thay đổi khác về tiêu dùng, phát triển công nghệ, hoặc kết quả xuất khẩu, và năng suất của ngành công nghiệp trong nước. 17.8.4 140 Tổng các yếu tố cần cân nhắc gồm (a) bản chất NCA và hệ quả thương mại có thể nảy sinh từ đó; (b) tốc độ tăng đáng kể về lượng hàng bán trên thị trường nội địa bởi CI, thể hiện khả năng tăng đáng kể lượng hàng bán; (c) công suất dư thừa đáng kể hoặc thực tế hoặc sắp xảy ra, tại cơ sở CI, có xét tới sự sẵn có của các thị trường xuất khẩu để hấp thụ sản lượng bổ sung; (d) liệu hàng hóa được bán bởi CI có làm suy giảm hay ép giá không; và (e) lượng lưu kho của các hàng hóa tương tự. 17.8.5 141 17.2.1 142 17.2.2 143 17.2.3 144 17.2.4 145 17.2.5 146 17.2.6 147 17.2.7. Mua sắm của Chính phủ được nêu trong Chương 15 của TPP. 148 17.2.8. Các điều về đối đãi không phân biệt, NCA, và minh bạch sẽ không áp dụng với bất kỳ dịch vụ nào được cung ứng như là một phần của việc thực hiện thẩm quyền Chính phủ. 17.2.10 134 chỉ định theo những biện pháp không tuân nhất mà Việt Nam đang duy trì, tiếp tục, gia hạn hay tu chính về đầu tư (Chương 9, 12.1), thương mại dịch vụ xuyên biên giới (Chương 10, 7.1), hay dịch vụ tài chính (Chương 11, 10.1). Những miễn trừ tương tự tồn tại cho các biện pháp không tuân nhất được áp dụng hay duy trì cho các ngành, tiểu ngành hay hoạt động nêu trong các chương trước.149 Đối đãi không phân biệt với một SOE tham gia các hoạt động thương mại sẽ không áp dụng với việc thực hiện “nhiệm vụ dịch vụ công”150, miễn là việc thực hiện đó không gây bất lợi cho một CI trên lãnh thổ Việt Nam.151 Đối đãi không phân biệt sẽ không áp dụng với việc mua hay bán cổ phần bởi một SOE như là phương thức để tham gia cổ phần trong một doanh nghiệp khác.152 Một dịch vụ được cấp bởi một SOE Việt Nam ở trên đất Việt Nam sẽ được xem là không gây hệ quả bất lợi, trừ khi bản thân dịch vụ đó là một hình thức NCA.153 NCA mà Chính phủ hay SOE Việt Nam cung cấp trước khi ký TPP (4 tháng Hai 2016) hay trong vòng 3 năm (tức là tới tháng Hai 2019) kể từ khi ký TPP theo một luật hay nghĩa vụ hợp đồng ký từ trước, sẽ được coi là không gây ra hệ quả bất lợi.154 Vậy nên, NCA trước tháng Hai 2016 sẽ không thành vấn đề. Các miễn trừ cụ thể khác về đối đãi không phân biệt và NCA cho các SOE và độc quyền chỉ định có khác nhau giữa các bên, như thể hiện trong Phụ lục IV. Các miễn trừ cụ thể cho Việt Nam được liệt kê dưới đây (Hình B-1). Hình B-1: Những miễn trừ cụ thể cho Việt Nam trong Chương 17 TPP Thực thể Nghĩa vụ Các hoạt động không tuân nhất được miễn trừ Tất cả các SOE và độc 17.6.1(a) và (b) Về (a), CP có thể cung cấp tài chính cần thiết để tái quyền chỉ định về sản xuất và cơ cấu (không theo cách cổ phần hóa), miễn sao tài bán hàng hóa chính đó không gây (i) tăng đáng kể thị phần, hay (ii) cạnh tranh với hạ giá, ép giá sụt giá hay mất doanh số đáng kể. một CI ở Việt Về (b), CP có thể cung cấp hỗ trợ dưới hình thức mua Nam một lần khoản nợ xấu hay tài sản không sử dụng, theo thị giá và cung cấp tài chính, để xử lý lao động dôi dư, miễn là hỗ trợ đó không lặp lại và phục vụ mục đích cổ phần hóa (tức chuyển đổi SOE 100% thành công ty cổ phần). “ 17.4.1(a) và Về 17.4.1(a) và 17.4.2 (a), như là cách để đảm bảo 17.4.2 (a); ổn định kinh tế và cung cấp hàng hóa công cộng, theo 17.6.1(a) và luật hay quy định, CP có thể yêu cầu một SOE hoặc 17.6.2 (a) về một độc quyền chỉ định (i) bán hay mua hàng hóa sản xuất và bán ở mức giá, số lượng điều tiết hay theo những điều hàng hóa cạnh khoản và điều kiện khác; và (ii) sản xuất hay bán một tranh với một CI hàng hóa cho công chúng ở nội địa Việt Nam. ở Việt Nam Về 17.6.1(a) và 17.6.2 (a), CP hay SOE có thể cung cấp NCA cho thực thể để trang trải chi phí hợp lý, gồm bất cứ đóng góp nào vào quỹ phúc lợi người lao động, phát sinh từ việc thực hiện những biện pháp như vậy. 149 17.2.11 150 Một ủy nhiệm của Chính phủ theo đó một SOE cung cấp một dịch vụ – gồm phân phối hàng hóa hay cung cấp dịch vụ hạ tầng cơ bản – trực tiếp hoặc gián tiếp, cho dân chúng trên lãnh thổ của nước mình. 17.1 151 17.4.1 152 17.4.1 153 17.7.1 154 17.7.7 135 “ 17.4.1(a) và Về 17.4.1(a) và 17.4.2 (a), để tạo điều kiện phát triển 17.4.2 (a); kinh tế ở những vùng chậm phát triển (vùng sâu vùng 17.6.1(a) và xa, miền núi, biên giới, hải đảo nơi mức sống cực thấp 17.6.2 (a) về và thiếu việc làm nghiêm trọng), CP có thể yêu cầu sản xuất và bán thực thể cân nhắc các yếu tố khác hơn các cân nhắc hàng hóa cạnh thương mại trong việc mua hay bán hàng hóa theo tranh với một CI một biện pháp của Chính phủ. ở Việt Nam Về 17.6.1(a) và 17.6.2 (a), CP hay SOE có thể cung cấp cho thực thể khoản tài chính bù đắp cho việc thực hiện những biện pháp như vậy. “ 17.4.1(a) và (b); Như là cách thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ và 17.4.2 (a) và (SMEs), CP có thể chỉ đạo thực thể (i) cân nhắc các (b) yếu tố khác hơn các cân nhắc thương mại và/hoặc (ii) dành ưu đãi cho SME trong việc mua hàng hóa dịch vụ theo các biện pháp Chính phủ. Petro Việt Nam 17.4.1(a) và Về 17.4.1(a) và 17.4.2 (a), thực thể có thể được yêu 17.4.2 (a); cầu cân nhắc các yếu tố khác hơn cân nhắc thương 17.6.1(a) và mại khi bán hàng hóa và có thể dành ưu đãi trong việc 17.6.2 (a) về mua hàng hóa dịch vụ cho các đầu tư của Việt Nam sản xuất và bán trong lĩnh vực thăm dò tìm kiếm khai thác dầu khí; và hàng hóa cạnh các dịch vụ bay liên quan. tranh với một CI Về 17.6.1(a) và 17.6.2 (a), CP hay SOE có thể cung ở Việt Nam cấp NCA cho thực thể để thực hiện một dự án dầu khí, hydrocarbon hay dẫn xuất hydrocarbon, và các ngành công nghiệp liên quan với mục tiêu phát triển vùng hay phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. EVN, các công ty con 17.4.1(a) và Về 17.4.1(a) và 17.4.2 (a), với những lĩnh vực nòng và kế tục 17.4.2 (a); cốt, thực thể có thể dành đối đãi khác biệt trong việc 17.6.1(a) và mua hàng hóa hay dịch vụ với nhiều loại phát điện Bất cứ SOE hiện tại hay 17.6.2 (a) về khác nhau. Xem thêm Phụ lục I và Phụ lục II. tương lai nào tham gia sản xuất và bán Về 17.6.1(a) và 17.6.2 (a), CP hay SOE có thể cung vào lĩnh vực phát điện, hàng hóa cạnh cấp các khoản vay hay bảo lãnh khoản vay cho thực kể cả điện hạt nhân hay tranh với một CI thể với mục đích thiết lập các cơ sở phát điện hướng năng lượng tái tạo ở Việt Nam tới phát triển vùng hay phát triển kinh tế xã hội. Vinacomin, các công ty 17.4.1(a) về việc Về 17.4.1(a), thực thể có thể bán than hoặc bất cứ con và kế tục bán một hàng khoáng sản nào khác ở Việt Nam với các điều khoản/ hóa; 17.6.1(a) điều kiện khác hơn so với những điều khoản từ các và 17.6.2 (a) về cân nhắc thương mại, theo luật và quy định. sản xuất và bán Về 17.6.1(a) và 17.6.2 (a), CP và SOE có thể cung hàng hóa cạnh cấp NCA cho thực thể để duy trì các hoạt động sản tranh với một CI xuất than/khoáng sản ở các vùng sâu vùng xa, khu ở Việt Nam vực chiến lược ở Việt Nam, miễn là NCA không gây ra (i) tăng thị phần đáng kể, hay (ii) hạ giá, ép giá, sụt giá hay mất doanh số đáng kể. SCIC 17.4 (a) và (c) Quản lý tài sản, đầu tư và các hoạt động liên quan (Đối đãi không của SCIC sử dụng tài sản tài chính được miễn cho tới phân biệt) và cái nào diễn ra sớm hơn trong hai điều sau (i) SCIC là 17.6.1 (b) và (c) thành viên đầy đủ của IFSWS, hay (ii) 5 năm sau ngày (NCA) TPP bắt đầu hiệu lực. 136 Banknetvn; DATC; VDB; 17.4.1 (a) và (c); Về 17.4 (a) và (c), theo biện pháp CP, các thực thể (trừ Agribank và các công ty 17.6.1 (b) và (c) Banknetvn) có thể cân nhắc các yếu tố khác hơn các con; các thực thể vốn cân nhắc thương mại và cung cấp dịch vụ tài chính chính sách xã hội; ngân (ngoài bảo hiểm và chứng khoán) chỉ cho (hoặc dành hàng hợp tác xã; bất cứ ưu đãi cho) các cá nhân hay doanh nghiệp Việt Nam định chế tài chính phát ở Việt Nam. Những dịch vụ này không được nhằm thế triển; ngân hàng tái cấp chỗ hay cản trở vốn tài chính tư nhân. vốn vay thế chấp; và các Về 17.6.1 (b) và (c), CP có thể cung cấp hỗ trợ cho tổ chức kế tục Banknetvn để cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính. Bất cứ SOE nào do Bộ 17.4. (Đối đãi Tất cả các hoạt động hiện tại và tương lai QP hay Bộ CA sở hữu không phân hay kiểm soát – trừ biệt); 17.6 Viettel và các doanh (NCA) nghiệp chuyên hoạt động thương mại không liên quan tới quốc phòng, trật tự an ninh công cộng. Tổng Công ty cảng hàng 17.4.1 (a) và (c); Về 17.4.1 (a) và (c), Tổng Công ty cảng hàng không không Việt Nam; Việt 17.6.1 (b) và Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ mặt đất cho các Nam Airlines; Vinalines; 17.6.2 (b) hãng hàng không Việt Nam ở mức giá ưu đãi theo các các công ty con và kế biện pháp Chính phủ. tục Về 17.6.1 (b), Việt Nam Airlines có thể nhận NCA dưới hình thức bảo lãnh khoản vay như là một phần của một sắp xếp hay hợp đồng tài chính quốc tế, miễn sao NCA không trực tiếp gây ra (i) tăng đáng kể thị phần; hay (ii) hạ giá, ép giá, sụt giá hay mất doanh số đáng kể. Về 17.6.1 (b) và 17.6.2 (b), CP và SOEs có thể cung cấp NCA cho Vinalines theo kế hoạch tái cơ cấu dịch vụ vận tải biển. Công ty công nghiệp 17.6.1(a) và Về 17.6.1 (a) và 17.6.2 (a), CP và SOE có thể cung đóng tàu (SBIC) và các 17.6.2 (a) về sản cấp NCA cho thực thể theo kế hoạch tái cơ cấu. công ty con và kế tục xuất và bán hàng hóa cạnh tranh với một CI ở Việt Nam Vinacafe 17.6.1(a) và CP và SOEs có thể cung cấp NCA cho thực thể tham 17.6.2 (a) về sản gia sản xuất và bán cà phê ở nội địa Việt Nam. xuất và bán hàng hóa cạnh tranh với một CI ở Việt Nam Bất cứ SOE nào trong 17.4.1 (a); 17.6.1 Về bất cứ SOE nào trong lĩnh vực truyền thông đại lĩnh vực in ấn, xuất (b) và 17.6.2 (b) chúng, in ấn, xuất bản, tất cả các hoạt động được miễn. bản, dịch vụ nghe nhìn, Về 17.4.1 (a), một SOE trong ngành viễn thông có thể truyền thông đại chúng, bán hay mua hàng hóa và dịch vụ với giá điều tiết, hay và liên lạc viễn thông các điều khoản điều kiện theo biện pháp Chính phủ. Về 17.4.1 (a), bất cứ SOE nào có thể cân nhắc các yếu tố khác hơn các cân nhắc thương mại và dành ưu đãi đối với việc mua và bán các sản phẩm nghe nhìn và dịch vụ phân phối. Xem thêm Phụ lục I và Phụ lục II. Về 17.6.1 (b) và 17.6.2 (b), CP và SOE có thể cung cấp NCA với các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng Việt ra hải ngoại. 137 Việc áp dụng bốn sáng kiến thực chất của Chương 17 cho các SOE cấp địa phương có sự khác biệt giữa các bên TPP. Những sáng kiến này áp dụng (hay không) cho các SOE và độc quyền chỉ định của Việt Nam ở cấp tỉnh và thành phố sẽ được nêu dưới đây (Hình B-2).. Hình B-2: Áp dụng TPP cho cấp tỉnh hay thành phố Áp dụng Không áp dụng 17.4 (Đối đãi không phân biệt) 17.5.1 (Tòa án) 17.5.2 (hành chính, ví dụ, cơ quan quản lý) 17.6.1(a) và 17.6.2(a) (NCA) về sản xuất và bán hàng hóa cạnh tranh với một CI ở Việt Nam 17.6.3 (NCA) với một CI trên lãnh thổ của một 17.6.1(b) và (c), và 17.6.2(b) và (c) (NCA) Bên khác gây tổn hại cho ngành công nghiệp nội địa trong lãnh thổ đó 17.6.10 (minh bạch) Các biện pháp tạm thời để đối phó với tình huống khẩn cấp về kinh tế quốc gia hay toàn cầu được miễn áp dụng Điều 17.4 và Điều 17.6.155 Điều 17.4.1 (đối đãi không phân biệt) sẽ không áp dụng với việc SOE cung cấp – theo ủy nhiệm của Chính phủ – tài trợ thương mại hay dịch vụ bảo hiểm FDI, nếu những dịch vụ này không nhằm tìm cách thế chỗ tài chính thương mại và được cấp theo những điều khoản nhất quán với những điều khoản trên thị trường thương mại.156 Theo những điều kiện tương tự, NCA – Điều 17.6.1(b), Điều 17.6.2(b), Điều 17.6.1(c) hay Điều 17.6.2(c) – sẽ không bị cho là gây ra hệ quả bất lợi.157 Điều 17.6.1(b) (NCA) sẽ không áp dụng với một doanh nghiệp ngoài Việt Nam mà một SOE Việt Nam tạm lãnh sở hữu qua tịch biên, vỡ nợ hay bồi thường bảo hiểm.158 Nói chung, Điều 17.4, Điều 17.6, Điều 17.10, và Điều 17.12 (ủy ban) sẽ không áp dụng với SOE nếu, trong bất cứ năm nào của ba năm tài khóa liên tiếp, doanh số năm từ các hoạt động thương mại thấp hơn so với ngưỡng được tính theo Phụ lục 17-A.159 Với Việt Nam, ngưỡng này là 500 triệu SDR, hay 708 triệu USD hay 15,9 nghìn tỷ VND.160 D. CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG Khuyến khích các Bên tham gia hợp tác kỹ thuật, gồm (a) trao đổi thông tin kinh nghiệm cải thiện quản trị vận hành doanh nghiệp SOE; (b) chia sẻ các tập quán tốt nhất về trung tính trong cạnh tranh và các chính sách khác để đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa SOE và doanh nghiệp tư nhân; và (c) tổ chức các diễn đàn chia sẻ thông tin kỹ thuật về quản trị và vận hành doanh nghiệp SOE.161 Một ủy ban về SOE và độc quyền chỉ định, gồm các đại diện Chính phủ của mỗi Bên, sẽ (a) rà soát việc thực hiện Chương 17; (b) theo yêu cầu, tham vấn về các vấn đề liên quan; (c) phát triển các nỗ lực hợp tác, kể cả cùng với các định chế vùng và đa phương; và (d) thực hiện các hoạt động khác kiểu như vậy tùy theo quyết định của ủy ban. Ủy ban sẽ họp ít nhất là hàng năm, bắt đầu trong vòng 1 năm kể từ khi hiệp định bắt đầu hiệu lực. Ủy ban sẽ không áp dụng quy định về NCA với tổng công ty SCIC của Việt Nam (theo 5 năm hay theo việc SCIC trở thành thành viên đầy đủ của diễn đàn IFSWF tùy cái nào xảy ra trước) hay các SOE thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an. 162 155 17.13.1 156 17.13.1 và 17.13.2 157 17.13.3 158 17.13.4 159 17.13.5 160 17.13.5 161 17.11 162 17.12 138 CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TRONG TPP Fabio Artuso, Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TRONG TPP Với việc giảm thuế quan diễn ra trên toàn cầu trong thương mại quốc tế, các nhà làm chính sách đã tập trung sự chú ý vào vai trò của các biện pháp phi thuế quan (NTMs) ngăn cản các nước thu được lợi ích đầy đủ từ toàn cầu hóa. NTMs được định nghĩa là các biện pháp chính sách, ngoài thuế quan, mà có thể ảnh hưởng tới khối lượng hoặc giá trị của luồng thương mại quốc tế. NTMs bao gồm một loạt đa dạng các quy định thương mại, kể cả các quy định về vệ sinh kiểm dịch (SPS), quy định kỹ thuật (TBT), quy tắc xuất xứ, giấy phép, các biện pháp kiểm soát giá, và hạn chế phân phối (UNCTAD, 2013). Thông thường, mục tiêu nguyên thủy của NTMs’ không liên quan trực tiếp tới thương mại mà hướng tới việc làm sao đạt được “lợi ích chung” cho toàn dân, như bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và loài vật, v.v. Tuy nhiên, cũng chính NTMs có thể có tác động làm hạn chế hoặc méo mó đối với thương mại quốc tế. Kỷ luật của WTO trong lĩnh vực này không chi tiết lắm, mặc dù theo Điều X của GATT và hiện nay theo Hiệp định Tạo điều kiện Thương mại, các nước thành viên sớm công bố luật thương mại của mình một cách kịp thời và dễ tiếp cận (kể cả việc đưa lên các cổng thông tin trực tuyến về thương mại) và tránh thực thi trước khi công bố các biện pháp. Các hướng dẫn cụ thể hơn về tính hợp lệ của NTMs chỉ được WTO cung cấp liên quan tới SPS, TBT và giấy phép. Các hiệp định thương mại song phương và khu vực thì đi chi tiết hơn về vấn đề này, dù thường chỉ là trên cơ sở “nỗ lực tốt nhất”. Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Các nhiệm vụ và trách nhiệm của Ủy ban NTM Hàng hóa ASEAN, Việt Nam đã cam kết Quốc gia (Chương trình Công tác ASEAN về lập thư mục tổng hợp toàn bộ các biện NTMs) pháp NTMs hiện tại và đưa thông tin lên • Thu thập, phân loại tất cả các quy định về NTMs; trực tuyến và Kho thông tin Thương mại, • Xây dựng các hướng dẫn về quy trình vận hành kho này về sau sẽ cùng đồng hành với Kho cho từng NTMs; thông tin Thương mại ASEAN. Các biện • Thông báo về kho tổng hợp các NTMs cho Ban pháp NTMs sẽ được thông báo lên Ban Thư Thư ký ASEAN; ký ASEAN, đơn vị chịu trách nhiệm duy trì • Công bố các NTMs trên cổng thông tin quốc gia cơ sở dữ liệu vùng. Hơn nữa, theo Chương mà cổng này sẽ kết nối với cổng thông tin trực tuyến của ASEAN (ATR); trình Công tác ASEAN về NTMs, Việt Nam • Rà soát tất cả các NTMs từ trước tới nay, thiết đã tiến hành thiết lập Ủy ban NTM Quốc lập các tiêu chí để đánh giá tác động hoặc tiến gia với nhiệm vụ phân loại, rà soát và đơn hành phân tích chi phí - lợi ích; giản hóa các NTMs. Việt Nam được dự kiến • Thiết lập các tiêu chí để đơn giản hóa các NTMs, sẽ xóa bỏ các điều cấm và hạn ngạch, các đánh giá cơ sở ban đầu của chúng và cân nhắc Rào cản Phi thuế quan và hạn chế ngoại những biện pháp thay thế: đề ra khuyến nghị và hối trong nhập khẩu bất cứ hàng hóa nào từ đi lên cấp cao hơn nếu có sự không thống nhất các nước thành viên ASEAN, bên cạnh việc • Thực thi/giám sát việc sửa đổi các NTMs theo đơn giản hóa giấy phép nhập khẩu. các khuyến nghị 1. Trong TPP có những gì Chương 25 về sự đồng nhất trong quản lý dựa trên nguyên tắc của WTO, khuyến khích các thành viên đề ra nguyên tắc quản lý tốt, dù chỉ trên cơ sở “nỗ lực tốt nhất”. Dù không ràng buộc, ngôn ngữ của nó nhất quán với bộ công cụ của NHTG về “đơn giản hóa các biện pháp phi thuế quan: bộ công cụ cho các nhà làm chính sách”, đưa ra gợi ý thực tiễn về cả khía cạnh thể chế lẫn kỹ thuật của việc đơn giản hóa NTMs. Các thành viên TPP khẳng định tầm quan trọng của tuân thủ nguyên tắc định hướng về sự nhất quán trong quản lý (điều 25.2.2): 139 • (a) duy tri và nâng cao lợi ích của Hiệp định thông qua tính đồng nhất trong quản lý để tạo điều kiện tăng thêm thương mại hàng hóa dịch vụ và đầu tư giữa các Bên; • (b) quyền chủ quyền của mỗi Bên để xác định các ưu tiên quản lý và thiết lập, thực hiện các biện pháp quản lý để xử lý những ưu tiên đó, ở mức độ mà Bên đó cho là hợp lý; • (c) vai trò của quản lý để đạt được các mục tiêu chính sách công; • (d) xem xét ý kiến đóng góp của những người quan tâm trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý; và • (e) phát triển hợp tác quản lý và xây dựng năng lực giữa các Bên. Chương 25 thiết lập các cơ chế thể chế – Ủy ban Đồng nhất Quản lý– nhằm thúc đẩy tham vấn điều phối hiệu quả giữa các cơ quan, nhằm đảm bảo rằng các NTMs không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đạt được các mục tiêu chính sách chính đáng. Một loạt các tập quán quản lý tốt cốt lõi được đề xuất, gồm đánh giá tác động của các biện pháp và tập quán quản lý nhằm đảm bảo các quy định được soạn thảo rõ ràng ngắn gọn; rằng công chúng có tiếp cận tới thông tin về các biện pháp quản lý mới, nếu có thể thì trực tuyến; và rằng các biện pháp quản lý hiện tại được rà soát định kỳ để xác định xem chúng có còn là những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu mong muốn không. Hơn nữa, Chính phủ các nước tham gia TPP nên công bố hàng năm về các biện pháp quản lý mà họ dự kiến sẽ tiến hành trong năm kế tiếp. • Điều 25.3 - Phạm vi áp dụng của các biện pháp quản lý  rong vòng một năm kể từ khi TPP bắt đầu hiệu lực, Việt Nam sẽ công bố phạm vi áp dụng ○○ T của các biện pháp quản lý • Điều 25.4 - Ủy ban Đồng nhất Quản lý  iệt Nam sẽ thành lập UB nhằm tăng cường tham vấn và điều phối rà soát xây dựng các ○○ V biện pháp quản lý • Điều 25.5 - Các tập quán quản lý tốt cốt lõi  ác cơ quan quản lý Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá tác động quản lý khi xây dựng các biện ○○ C pháp mới 2. Ủy ban Đồng nhất Quản lý Theo Điều 25.6, Việt Nam được chờ đợi sẽ thành lập một Ủy ban Đồng nhất Quản lý (UB) để chịu trách nhiệm về các vấn đề được nêu trong Chương 25. Các nhiệm vụ và trách nhiệm của UB được tóm tắt trong bảng sau: Các ưu tiên UB sẽ xác định các ưu tiên cho tương lai cùng với các nhóm công tác và các ủy ban khác được thành lập trong khuôn khổ TPP Điều phối UB sẽ tránh trùng lặp với các thể chế khác có ủy nhiệm tương tự, tạo ra sự bổ sung giá trị về hợp tác quản lý Điểm liên lạc Một điểm liên lạc để cung cấp thông tin sẽ được chỉ định và thông báo Thiết chế UB sẽ họp trong vòng một năm kể từ khi TPP bắt đầu hiệu lực Rà soát UB sẽ rà soát kết quả hoạt động và ủy nhiệm của mình định kỳ 5 năm một lần để khuyến nghị cải tiến các điều khoản của Chương này Sự trùng lặp đáng kể về ủy nhiệm của UB này và Ủy ban NTMs Quốc gia sẽ thành lập trong khuôn khổ Chương Trình Công Tác NTMs của ASEAN gợi ý rằng nên lập một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm báo cáo cho cả các nước thành viên TPP và các nước thành viên ASEAN. Hơn nữa, tùy theo 140 các tập quán được áp dụng ở các nước khác nhau, cần cân nhắc sáp nhập cơ quan này với Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại sẽ thành lập trong khuôn khổ Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO. Theo kinh nghiệm của Nhóm Ngân hàng Thế giới trong khi hỗ trợ nỗ lực thiết lập một Các tập quán tốt nhất từ Brazil, Mexico và Hàn vài Ủy ban NTM trên thế giới, kể cả ở các Quốc trong thiết lập các Ủy ban NTMs nước ASEAN khác, các ủy ban có cơ hội Quan trọng là đảm bảo đủ nhân lực để thực hiện thành công tốt nếu được thành lập với sự Đánh giá Tác động Quản lý (RIA) và phân tích chi ủy nhiệm mạnh mẽ từ thủ tướng hay tổng phí lợi ích. Số lượng/kỹ năng của nhân viên phải thống/chủ tịch nước và nếu báo cáo trực phù hợp với khối lượng và lịch biểu các nhiệm vụ. tiếp lên cấp chính trị cao nhất trong nước. Cấu trúc thể chế cực quan trọng: trách nhiệm, nhân Hơn nữa, cần thiết lập rõ ràng ngay từ đầu viên và cấp bậc của các thể chế hàng đầu tạo sự quy trình làm việc của Ban Thư ký, xác định khác biệt. rạch ròi nhiệm vụ và trách nhiệm, mô thức tương tác với tổ chức khu vực tư nhân. Quan trọng là có đủ nguồn lực tài chính Hợp tác giữa các thể chế Chính phủ và với các Bộ công cụ của NHTG “đơn giản hóa các trường đại học và viện nghiên cứu. Hơn nữa, quan biện pháp phi thuế quan: bộ công cụ cho trọng là lôi kéo được khu vực tư nhân và tập hợp các nhà làm chính sách” đề xuất các cơ chế được các chuyên gia. thể chế giữa nhiều bên liên quan trong hệ thống Chính phủ cũng như với khu vực tư Bố trí thể chế để thực hiện rà soát sẽ có cơ hội nhân để cùng rà soát các NTMs, nó cũng thành công hơn nếu: đưa ra khuôn khổ chung để đánh giá tác • Được thúc đẩy bởi một cấp hành chính cao động của NTMs. Ngoài ra, các phương với sự ủy nhiệm phù hợp (đi kèm văn bản pháp phân tích đang được phát triển để pháp lý rõ ràng); lượng hóa tác động của NTMs (i) lên năng • Được hỗ trợ bởi Ban Thư ký có các cán bộ lực cạnh tranh của doanh nghiệp sử dụng riêng chuyên cập nhật các quy định, tiến số liệu cấp ngành và cấp doanh nghiệp, và hành thông báo và nghiên cứu để đơn giản (ii) lên trình trạng nghèo sử dụng số liệu hộ hóa các quy định; gia đình. • Lôi kéo tất cả các bên liên quan cùng tham gia. 141 Hỗ trợ của nhóm NHTG với Ủy ban Đồng nhất Quản lý Ngân hàng Thế giới có thể cung cấp hỗ trợ dưới hai hình thức cho Ủy ban Đồng nhất Quản lý của Việt Nam, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát và đơn giản hóa NTMs: 1) tập huấn về các khía cạnh chính của việc đơn giản hóa; 2) hỗ trợ kỹ thuật để rà soát các NTMs cụ thể và đưa ra các khuyến nghị cho việc đơn giản hóa. Tập huấn về đơn giản hóa NTMs Việc tập huấn sẽ được điều chỉnh theo kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật của đối tượng. Thời gian tập huấn thường kéo dài 2-5 ngày, bao quát những chủ đề sau: 1. Đo lường tác động của NTMs. NTMs là những công cụ pháp lý phức tạp, kể cả các quy định kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch. Nhưng chúng có thể gây tác động lớn lên nền kinh tế. Làm cách nào chúng ta có thể tiến hành phân tích kinh tế các NTMs? Làm thế nào để đo lường hệ quả của chúng lên chi phí sinh hoạt? Liệu ta có thể đo lường mức độ tương tự của các hệ thống quản lý quốc gia? Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu gì? Cơ sở dữ liệu về NTMs trên khắp thế giới sẽ được sử dụng để phân tích các hệ thống quản lý quốc gia theo lối phân tích định lượng có hệ thống. 2. Đơn giản hóa NTMs: Các viễn cảnh chính sách. NTMs có thể gây ra chi phí cho các doanh nghiệp và cản trở thương mại. Liệu có nên dỡ bỏ chúng thông qua đàm phán quốc tế và khu vực? Hay liệu chúng có đóng vai trò hữu ích trong nền kinh tế hiện đại? Liệu chúng ta có thể nghĩ ra những cách thức có hệ thống để làm cho chúng tốt hơn? Những “kỷ luật” do WTO áp đặt đối với cách thức mà các nước áp dụng là gì? Học phần này sẽ đề xuất một phương pháp chính thức và mang tính hệ thống để phân tích hệ quả của NTMs dựa trên bộ công cụ đơn giản hóa NTM của Ngân hàng Thế giới. 3. Hướng tới phân tích chi phí - lợi ích: Ước tính các lợi ích từ quản lý. Các quy định quản lý thường được áp đặt vì những mục đích phi thương mại, trong đó sức khỏe cộng đồng là một trong những mục đích quan trọng nhất. Để có thể thực hiện phân tích chi phí – lợi ích đầy đủ về các quyết định quản lý, một Chính phủ cần có khả năng ước tính giá trị của sức khỏe. Làm cách nào? Học phần này sẽ giới thiệu tới các quý vị một số phương pháp theo tập quán tốt nhất được sử dụng để ước tính giá trị tiền tệ cho việc tránh được các đợt dịch bệnh bùng phát nhờ có các quy định về vệ sinh và kiểm dịch SPS. 4. Đơn giản hóa NTM: Nghiên cứu trường hợp. Phần cuối này sẽ đưa tới các quý vị những NTMs thực tế là đối tượng của việc đơn giản hóa lấy từ kinh nghiệm của các nước trong đối thoại của họ với Ngân hàng Thế giới. Các quý vị sẽ được yêu cầu phân tích ba bản rà soát quản lý theo nhóm rồi đề xuất khuyến nghị của mình và bảo vệ trước công chúng khuyến nghị đó (duy trì quy định, sửa đổi, hay xóa bỏ). Học phần này sẽ giúp các quý vị tập hợp tất cả các khái niệm lại với nhau và từ đó hiểu cách tiến hành thực tế. Hỗ trợ kỹ thuật để rà soát tác động của NTMs Ngân hàng Thế giới có thể cung cấp hỗ trợ cho các nhà kinh tế của Chính phủ thực hiện thử áp dụng các phương pháp thu được trong khóa tập huấn mô tả ở trên vào các tình huống thực tế. Có thể xác định các NTMs một cách trực tiếp qua tham vấn với các cơ quan Chính phủ hay bằng khảo sát với khu vực tư nhân được thiết kế với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Thông thường cứ hoàn thiện xong ba nghiên cứu thì sự hỗ trợ được xem là đủ để đảm bảo quy trình sẽ bền vững trong tương lai. 142 3. Các tập quán quản lý tốt cốt lõi Theo Hiệp định TPP, Chính phủ Việt Nam được chờ đợi sẽ vươn tới tất cả các cơ quan quản lý liên quan và khuyến khích họ tiến hành đánh giá tác động quản lý khi xây dựng các quy định và quy tắc mới liên quan tới thương mại. Việt Nam sẽ phải phát triển một loạt quy trình và phương pháp làm định hướng cho công tác này. Điều 25.5 gợi ý rằng khi tiến hành đánh giá tác động quản lý cần phải xét theo các nguyên tắc tiêu chuẩn. Đánh giá tác động quản lý Đánh giá nhu cầu của Xem xét các biện Lý giải cơ sở nền tảng Dựa vào những thông đề xuất quản lý, mô tả pháp thay thế, xét để kết luận rằng biện tin tốt nhất hiện tại khả bản chất và ý nghĩa cả chi phí lợi ích của pháp thay thế được dĩ có được của vấn đề chúng chọn đạt được mục tiêu chính sách một cách hiệu quả Bộ công cụ của Ngân hàng Thế giới cung cấp những công cụ chi tiết để hỗ trợ cho nỗ lực này. Việt Nam cũng được chờ đợi sẽ đảm bảo rằng các quy định đều có thể tiếp cận được bởi công chúng, có thể là trực tuyến và rà soát định kỳ các biện pháp nhằm đảm bảo rằng chế độ quản lý hiệu quả trong việc đạt các mục tiêu chính sách. Hơn nữa, Việt Nam sẽ phải đưa ra thông báo hàng năm về bất cứ quy định quản lý nào mà Việt Nam dự kiến các cơ quan quản lý của mình sẽ ban hành trong giai đoạn 12 tháng sau. 4. Thông báo về thực hiện Trong vòng hai năm từ ngày Hiệp định bắt đầu hiệu lực, Việt Nam được chờ đợi sẽ thông báo cho các thành viên TPP về tiến bộ đạt được trong thực hiện Chương 25 về Đồng nhất Quản lý. Sau đó, sẽ thông báo định kỳ bốn năm một lần. Thông báo phải bao quát những điểm được tóm tắt trong bảng sau. Thông báo cần bao quát các nỗ lực về: Thiết lập các quy Khuyến khích các Đảm bảo rằng Rà soát các biện Cung cấp thông trình hay cơ chế cơ quan quản các biện pháp pháp quản lý tin cho công để tạo thuận lợi lý liên quan tiến quản lý trong diện trong diện bao chúng trong điều phối hiệu hành đánh giá tác quản lý được quát thông báo hàng quả và rà soát các động quản lý viết rõ và được năm về các biện biện pháp quản phổ biến tới công pháp quản lý dự lý trong diện bao chúng kiến trong diện quát được đề xuất bao quát 5. Tóm tắt các hành động Việt Nam phải thực hiện theo Chương 25 TPP Một hỗn hợp các hành động ngắn hạn và trung hạn sẽ được Việt Nam thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ TPP. Một cách tình cờ, những điều phải thực hiện trong lĩnh vự này theo TPP cũng nhất quán với các cam kết theo ATIGA và TFA, tạo cơ hội đạt được sự hợp lực giữa các hiệp định. Cuối cùng, bằng cách thực hiện những nghĩa vụ này, Việt Nam có thể hoàn thành các cải cách về nhập khẩu mà sẽ cải thiện đáng kể môi trường thương mại của Việt Nam, làm tăng tính minh bạch và trach nhiệm giải trình. 143 Tổ chức hội thảo để rà • hành động soát các phương án bố ngắn hạn (tới trí thể chế cho Ủy ban cuối 2016) Đồng nhất Quản lý Soạn thảo ủy nhiệm • hành động pháp lý cho Ủy ban ngắn hạn (tới Đồng nhất Quản lý cuối 2016) Thành lập Ban Thư ký • hành động Kỹ thuật cho UB Đồng ngắn hạn (tới nhất Quản lý cuối 2016) Thiết kế và thực hiện • hành động các chương trình đào ngắn hạn (tới tạo cho Ban Thư ký cuối 2016) và UB Thiết lập Kho thông tin • hành động Thương mại Quốc gia trung hạn (tới tuân thủ đầy đủ cuối 2017) Thành lập UB và đưa • trung hạn ra công chúng tập hợp (1 năm từ khi toàn bộ các quy định phê chuẩn) Quản lý Đảm bảo áp dụng nhất • trung hạn quán các Tập quán (1 năm từ khi Quản lý tốt cốt lõi phê chuẩn) Thông báo cho các • trung hạn thành viên TPP về (2 năm từ khi tiến bộ trong thực phê chuẩn) hiện Chương 25 144 CHƯƠNG LAO ĐỘNG – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI GIỮA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM Kimberly Ann Elliott, Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới Chương về các tiêu chuẩn lao động trong Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam bởi vì sự tiếp cận toàn diện thị trường Mỹ phụ thuộc vào việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động thỏa mãn yêu cầu của các cơ quan, chính quyền Mỹ. Việc này sẽ đòi hỏi những thay đổi nhạy cảm về chính trị về luật và thực tiễn lao động, đặc biệt về vấn đề tự do liên kết, hiệp hội. Một cách tổng quát, những quy định về lao động trong chương phát triển bền vững của hiệp định thương mại với EU cũng có tính chất tương tự. Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động (1998) của Tổ chức lao động thế giới là nền tảng của những quy định cốt lõi trong cả hai Hiệp định nêu trên, mặc dù Hiệp định TPP đi sâu hơn về một số lĩnh vực và quy định chi tiết hơn về các nghĩa vụ phải thực hiện. Sự khác nhau căn bản giữa hai Hiệp định là việc tuân thủ các quy định về lao động trong Hiệp định EU không gắn với lợi ích thương mại và chương phát triển bền vững không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong khi cơ chế này được áp dụng với các chương còn lại của hiệp định. CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI163 Theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nguồn tham chiếu duy nhất về quyền lao động là một trường hợp ngoại lệ (Điều XX) theo đó cấm các quốc gia thành viên nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bởi lao động tù nhân. Mặc dù các thành viên của WTO ngày càng quan tâm hơn tới mối liên hệ giữa thương mại – lao động, họ vẫn không thống nhất về bất kỳ quy định mới nào về quyền lao động. Trong khi đó, những quy định này ngày càng trở nên phổ biến trong các hiệp định song phương, đặc biệt trong những hiệp định có sự tham gia của Mỹ, Canada, và gần đây hơn là của Liên minh châu Âu (EU). Ngoại trừ Chile, các quốc gia đang phát triển, nhìn chung, không đưa quy định về lao động vào hiệp định của họ với một quốc gia khác. Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada, và Mexico là hiệp định đầu tiên bàn về quyền của người lao động, nhưng các quy định về lao động chỉ được đề cập trong các thỏa thuận bên lề, chỉ có một số quyền nhất định của công nhân được áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt, và không áp dụng trừng phạt thương mại. Kể từ đó, Canada tiếp tục đưa các quy định về lao động vào những hiệp định nước này tham gia với các quốc gia đang phát triển theo mô hình NAFTA, có thể ở mức độ thấp hơn hoặc cao hơn. Mô hình của Mỹ phát triển theo hướng luôn có các chương về lao động trong nội dung chính của FTA, và cuối cùng, các quy định về lao động cũng được áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp như những quy định khác của toàn bộ hiệp định. Kể từ năm 2007, các Hiệp định tự do thương mai của Mỹ áp dụng trừng phạt thương mại nhằm củng cố chương về lao động.164 Ngoại trừ các hiệp định thương mại Mỹ tham gia, các quy định về tiêu chuẩn lao động thường có tính khuyến khích hoặc chỉ có ý nghĩa ràng buộc về lý thuyết mà không có hoặc chỉ có các biện pháp thực thi mờ nhạt. Cho đến cuối những năm 2000, các hiệp định tự do thương mại của EU chỉ kêu gọi chung chung về bảo vệ quyền con người mà không có quy định cụ thể nào về quyền của người lao động. Sau đó, các bên tham gia thương thảo đã tìm cách đưa vào hiệp định các chương về “thương mại và phát triển bền vững”, bao trùm những vấn đề về lao động và môi trường. Các hiệp định tự do thương mại của Mỹ, bao gồm cả Hiệp định TPP, có các chương riêng về lao động và môi trường. Các hiệp định 163 Mục này được trình bày trong Elliott (2011). 164 Trước đó, các Hiệp định tự do thương mại của Mỹ thường theo mô hình NAFTA, sử dụng các “hình phạt” bằng tiền để trừng phạt sự không tuân thủ các quy định về lao động hơn là đình chỉ lợi ích thuế quan như áp dụng theo các quy định về giải quyết tranh chấp đối với các nội dung còn lại của hiệp định. Xin đọc thêm Kimberly Ann Elliott, 2001, Fin(d)ing Our Way on Trade and Labor Standards? Policy Brief 01-5, Washington: Peterson Institute for International Economics, April; và bản online theo đường link https://piie.com/publications/policy-briefs/finding-our-way-trade-and-labor-standards. 145 của EU, giống như Canada, chỉ có tính ràng buộc về lý thuyết, có nhấn mạnh về tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác thay vì áp dụng các biện pháp trừng phạt để quy định được thực thi. HIỆP ĐỊNH FTA LIÊN MINH CHÂU ÂU – VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH TPP CÓ GÌ? Chương Lao động của Hiệp định TPP, ngoài việc đưa ra những quy định thực thi mạnh mẽ hơn hiệp định của EU, còn quy định chi tiết hơn và bao hàm một phạm vi rộng hơn, ở một khía cạnh nào đó, về các nghĩa vụ chính. Các quy định cốt lỗi, phải thực thi trong Hiệp định FTA Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) giống như những quy định trong các hiệp định thương mại của Mỹ trong giai đoạn 2000 và 2007. Những quy định này nghiêm cấm các bên khước từ hoặc bãi bỏ các luật lao động, hay không thực hiện có hiệu quả các luật lao động của nước mình, gây ảnh hưởng tới hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên. Quy định của EVFTA liên quan tới nội dung của các luật lao động (ở mức chấp nhận được) và thực tiễn áp dụng chủ yếu mang tính khích lệ. Trái ngược với điều này, các hiệp định thương mại gần đây của Mỹ, bao gồm cả Hiệp định TPP, đưa ra những quy định mạnh mẽ yêu cầu luật của mỗi bên phải theo đúng các tiêu chuẩn cốt lõi của ILO, và cung cấp “điều kiện làm việc chấp nhận được”. Hiệp định FTA Liên minh châu Âu – Việt Nam Hiệp định EVFTA xác nhận lại cam kết của mỗi bên với tư cách là thành viên của ILO để “tôn trọng, thúc đẩy, và thực hiện một cách hiệu quả” các nguyên tắc liên quan tới Tuyên bố năm 1998 của ILO khi định nghĩa các quyền cơ bản trong lao động như sau: • tự do liên kết, hiệp hội và quyền thương lượng tập thể • loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc • cấm những hình thức lao động trẻ em một cách hiệu quả • không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp Đồng thời, tuyên bố này kêu gọi “các nỗ lực liên tục” nhằm thông qua bất kỳ công ước nào trong số 8 công ước của ILO liên quan tới các quyền cơ bản (hai quyền mỗi công ước) mà chưa được phê chuẩn, và xác nhận lại cam kết của mỗi bên trong “thực hiện một cách hiệu quả các công ước ILO mỗi bên đã thông qua trong quá trình thực thi luật và các hành động thực tiễn của nước mình”. Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã phê chuẩn toàn bộ 8 công ước, trong khi Việt Nam đã thông qua một công ước về lao động cưỡng bức và toàn bộ bốn công ước liên quan tới không phân biệt đối xử và bãi bỏ lao động trẻ em. Việt Nam chưa thông qua các công ước về tự do hiệp hội hay một công ước về bãi bỏ lao động cưỡng bức. Mỹ chỉ mới thông qua hai công ước, công ước số 105 về bãi bỏ lao động cưỡng bức và công ước số 182 về cấm những hình thức lao động trẻ em tệ hại nhất. Chương phát triển bền vững kêu gọi sự minh bạch trong phát triển và thực hiện các biện pháp bảo vệ người lao động (hoặc môi trường lao động) và xác định những lĩnh vực mà các bên “có thể hợp tác” nhằm đạt được mục tiêu của chương này. Theo chương này, một Ủy ban chuyên biệt, gồm các thành viên của Chính phủ, sẽ được thành lập để giám sát việc thực hiện. Đồng thời, mỗi bên phải thành lập các nhóm tư vấn trong nước để tư vấn việc thực hiện cho Chính phủ của nước mình cũng như tham gia hội họp trong một diễn đàn chung, thực hiện báo cáo cho Ủy ban chuyên biệt. Hầu hết các quy định chính trong chương phát triển bền vững yêu cầu các bên xác nhận lại những cam kết hiện có, ví dụ như các cam kết theo với ILO hoặc các thỏa thuận đa phương khác về môi trường. Từ “sẽ (shall)” được sử dụng phần lớn trong bối cảnh kêu gọi các bên “cố gắng đảm bảo” có những cải thiện về lao động hoặc môi trường làm việc, chỉ trừ các trường hợp ngoại lệ khi các quy định yêu cầu các bên “sẽ không được” khước từ hoặc bãi bỏ các luật lao động hay không thực hiện một cách hiệu quả các luật lao động khiến gây ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư. Các bên cũng sẽ không được sử dụng luật lao động như một hình thức “cản trở thương mại trá hình”. Trong trường hợp có tranh chấp, nếu quy trình tham vấn hay ủy ban chuyên biệt không đạt được giải pháp phân xử, các bên có thể chỉ định một ban hội thẩm gồm các chuyên gia để điều tra và đưa ra khuyến nghị. Một cách rất rõ ràng, chương này không áp dụng quy trình giải quyết tranh 146 chấp cho các quy định của mình như áp dụng đối với các chương còn lại của hiệp định. Báo cáo của ban chuyên gia hội thẩm sẽ được công bố một cách rộng rãi, “trừ khi các Bên nhất trí có quyết định khác”. Các bên “sẽ thảo luận về các hành động thích hợp” để thực hiện các khuyến nghị nêu trong báo cáo của ban chuyên gia hội thẩm, nhưng không có quy định về hệ quả sau đó nếu các bên không đạt được thống nhất. HIỆP ĐỊNH TPP Hiệp định TPP có tính chặt chẽ hơn khi thiết lập những tiêu chuẩn tối thiểu về luật lao động và đưa ra các biện pháp thực hiện mạnh mẽ hơn. Các nghĩa vụ cơ bản cũng giống như nêu trong hiệp định tự do thương mại EU – Việt Nam – đó là không được khước từ hay bãi bỏ các các luật lao động hay không thực hiện một cách hiệu quả các luật lao động khiến gây ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư. Tuy nhiên, Hiệp định TPP đi xa hơn EVFTA khi đồng thời đòi hỏi mỗi bên phải theo đúng các tiêu chuẩn cốt lõi nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về các quyền cơ bản tại nơi làm việc. Ngoài ra, TPP yêu cầu phải có quy định về “những điều kiện làm việc có thể chấp nhận được đối với mức lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe lao động”. Cuối cùng, có một quy định mới kêu gọi các bên “không khuyến khích” việc nhập khẩu hàng hóa được sản xuất theo lao động cưỡng chế, tuy nhiên mỗi bên được quyền tùy ý quyết định biện pháp nào là phù hợp để không khuyến khích việc này. Mỗi quy định đều cho phép áp dụng linh hoạt trong thực hiện. Đầu tiên, có ghi chú ở cuối trang nêu chi tiết rằng nghĩa vụ thực hiện và củng cố các tiêu chuẩn lao động cơ bản chỉ tham chiếu tới tuyên bố của ILO. Quy định này bảo vệ Mỹ (và các bên khác) khỏi những thách thức về nội dung quy định có tính chuyên môn của các công ước cốt lỗi của ILO mà nước này chưa thông qua.165 Một ghi chú cuối trang khác ghi rõ rằng các điều kiện chấp nhận được “là theo quyết định” của mỗi bên. Do đó, có thể ví dụ rằng mỗi bên có quy định riêng về lương tối thiểu, và hoàn toàn tự do đưa ra mức lương tối thiểu của mình ở bất kỳ mức nào mà quốc gia đó cho là thích hợp. Tuy nhiên, xin lưu ý là Hiệp định TPP, không giống như các hiệp định thương mại trước đó, nghiêm cấm một cách rõ ràng các luật hoặc quy định lao động về khu vực chế biến sản phẩm xuất khẩu có tiêu chuẩn thấp hơn các khu vực còn lại của nền kinh tế. Đồng thời, Hiệp định TPP quy định chi tiết hơn Hiệp định EVFTA trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về luật lao động, cũng như về công bằng và quy trình hợp lý trong thực hiện các luật này, bao gồm việc thành lập các tòa án độc lập. Trong khi nhấn mạnh hợp tác và đối thoại để giải quyết tranh chấp, cuối cùng các bên có thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu lực với các chương còn lại của hiệp định và có thể áp dụng trừng phạt thương mại nếu một vi phạm về chương lao động không được khắc phục và sửa chữa. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SONG PHƯƠNG GIỮA MỸ - VIỆT NAM Bên cạnh các quy định của Hiệp định TPP, Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam cùng thống nhất một “Kế hoạch thúc đẩy thương mại và quan hệ lao động”, trong đó ghi rõ những cải cách về thể chế và luật lao động Việt Nam cần triển khai để thực hiện chương lao động. Hơn nữa, Việt Nam phải thực hiện phần lớn những cải cách này trước khi Hiệp định TPP có hiệu lực giữa hai nước. Theo luật về quyền thúc đẩy thương mại chi phối việc Mỹ thực hiện các hiệp định thương mại, một hiệp định sẽ không có hiệu lực với một bên khác cho đến khi Tổng thống Mỹ chứng thực với Quốc hội rằng bên tham gia đã thực hiện tất cả các bước cần thiết để tuân thủ với quy định của hiệp định thương mại. Trong khi đó, vào những năm 2000, trung bình mất gần 2 năm để thực hiện quá trình này, và trong trường hợp của Costa Rica166, quốc gia này đã mất 4 năm để thực hiện. Trong các cuộc phỏng vấn với quan chức Chính phủ Mỹ, một điểm được nhấn mạnh là họ mong đợi có được 165 Chương Lao động và kế hoạch hành động song phương tập trung vào Tuyên bố của ILO bởi vì Mỹ đã thông qua một vài công ước cốt lõi liên quan tới Tuyên bố này. Dù vậy, hệ thống luật pháp liên quan tới những công ước này là nền tảng quyết định việc tuân thủ với các chuẩn quốc tế. 166 Về việc Mỹ giám sát và chứng thực việc thực hiện của các đối tác thương mại trong bối cảnh Mỹ Latin, xin đọc J.F. Hornbeck, 2009, “Free Trade Agreements: U.S. Promotion and Oversight of Latin American Implementation,” Policy Brief #IDB-PB-102, Washington: Inter-American Development Bank. 147 các bằng chứng về việc thực hiện cải cách chính sách một cách hiệu quả và nếu chỉ có những thay đổi về luật và quy định là không đủ. Việt Nam có thêm 5 năm để thực hiện một quy định trong hiệp định song phương, đó là cho phép liên kết các hiệp hội, tổ chức ở cấp ngành hoặc cấp vùng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không đáp ứng được thời hạn này, chính quyền Mỹ “có thể rút bỏ hoặc đình chỉ bất kỳ lệnh cắt giảm thuế quan nào dự kiến có hiệu lực sau đó”. Tại mốc 5 năm, chính quyền Mỹ có thêm 2 năm để quyết định liệu Việt Nam thực hiện quy định về cho phép liên kết hiệp hội tuân thủ đúng thỏa thuận song phương. Quy định này sẽ chủ yếu ảnh hưởng tới ngành dệt may bởi vì chính sách cắt bỏ thuế quan cuối cùng sẽ không được thông quan cho đến khi Việt Nam tuân thủ tốt quy định trên. Những yêu cầu chi tiết của hiệp định bên lề này được trình bày trong phần tiếp theo. Đồng thời, kế hoạch hành động thiết lập các cơ chế cho phép hai Chính phủ giám sát và xem xét tiến độ thực hiện các quy định nêu trong bản kế hoạch, tốt nhất là có sự hỗ trợ của ILO. Kế hoạch này kêu gọi việc thành lập một hội đồng cán bộ cấp cao, tổ chức nhóm họp hàng năm, trong vòng ít nhất 10 năm đầu tiên, và một hội đồng chuyên gia về lao động thực hiện báo cáo định kỳ lên hội đồng cán bộ cấp cao, cung cấp thông tin và dữ liệu về việc thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, hai bên sẽ tìm kiếm sự hợp tác của ILO trong việc xây dựng một chương trình hỗ trợ kỹ thuật, có báo cáo 2 năm một lần. Các bên cũng sẽ tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện hỗ trợ kỹ thuật. KHOẢNG CÁCH GIỮA LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC YÊU CẦU, THỰC TIỄN CỦA HIỆP ĐỊNH TPP VÀ EVFTA Hiệp định EVFTA tập trung vào đối thoại và hợp tác nhằm cải thiện tiêu chuẩn lao động (và môi trường) tại Việt Nam, trong khi Hiệp định TPP, bao gồm cả kế hoạch hành động song phương, áp dụng một đường hướng cứng rắn hơn nhiều. Phần lớn gánh nặng trong cải cách thể chế và luật lao động Việt Nam sẽ dồn lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA). Tuy nhiên, Bộ Công thương có thể hỗ trợ bằng cách tiếp cận và thực hiện đào tạo về công nghiệp, các nhóm người sử dụng lao động, và các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đang thực hiện rà soát các quy định và luật lao động của mình và một luật mới về công đoàn cũng như thay đổi về Bộ Luật lao động đã có hiệu lực từ đầu năm 2013. Khoảng cách lớn nhất giữa luật và thực tiễn hiện hành với các yêu cầu quy định trong chương lao động của TPP là lĩnh vực tự do hiệp hội, liên kết. Do đó, kế hoạch hành động song phương chủ yếu đòi hỏi phải tạo một môi trường luật pháp và chính sách cho phép các hội đoàn độc lập được hình thành và hoạt động mà không chịu sự can thiệp của Chính phủ, người sử dụng lao động, hay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) trực thuộc Đảng. Hiện tại, Việt Nam chỉ cho phép các hội đoàn có liên kết với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và hầu hết các cải cách về pháp lý là về các bước Việt Nam cần thực hiện nhằm đảm bảo rằng người lao động có hội đoàn theo lựa chọn của họ. Bảng phụ lục tóm tắt những thay đổi về luật và thực tiễn nêu trong hiệp định song phương với Mỹ. Trong một số trường hợp, hiệp định có những quy định cụ thể về pháp lý, theo đó Việt Nam phải sửa đổi để tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng rất nhiều chi tiết về việc phải sửa đổi như thế nào lại để các cơ quan chính quyền của Việt Nam tự quyết định, miễn chúng nhất quán với các quy tắc quốc tế như phản ánh trong Tuyên bố năm 1998 của ILO. Ví dụ, hiệp định nêu rõ rằng Chính phủ không thể yêu cầu việc thành lập hiệp hội phải được phê chuẩn trước khi thành lập. Nhưng Việt Nam có thể lựa chọn về việc các hội đoàn cơ sở độc lập phải đăng ký thành lập với Chính phủ hoặc không, và liệu số đông người lao động trong một doanh nghiệp phải bỏ phiếu tán thành một hội đoàn hay không. Ngoài quy định về tự do hiệp hội, kế hoạch hành động song phương có cam kết mở rộng bảo hộ chống lại lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử, đặc biệt đối với lao động nữ - đối tượng hiện đang bị cản trở tham gia một số loại hình công việc nhất định với lý do được cho là vì vấn đề an toàn. Bên cạnh cải cách pháp lý, Việt Nam đã đồng ý thực hiện cải cách thể chế nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các quyền về hiệp hội và nâng cao năng lực thanh tra lao động để đảm bảo các luật về lao động được thực thi một cách hiệu quả. Kế hoạch hành động đòi hỏi Việt Nam thiết lập một cơ chế hòa giải và giải quyết tranh chấp và thực hiện đào tạo cho các nhóm người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời, kế hoạch này đặt ra những mục tiêu cụ thể về số lượng thanh tra lao động mà Chính phủ cần bổ sung vào năm 2020 nhằm nâng tỉ lệ thanh tra viên theo số người lao động tới mức khuyến nghị của ILO. Để hỗ trợ thêm việc thực thi, kế hoạch hành động cũng đưa ra một cơ chế theo đó người lao động có thể báo cáo nặc danh những vi phạm về quyền của người lao động. 148 Kể từ năm 2009, Việt Nam đã triển khai chương trình Công việc tốt hơn cho ngành dệt may xuất khẩu. Đến nay, gần 350 nhà máy đã tuyển dụng được gần 500 ngàn công nhân. Báo cáo tuân thủ của chương trình Công việc tốt hơn là một nguồn tham khảo để xác định những khoảng cách giữa tiêu chuẩn quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, ít nhất là trong ngành dệt may xuất khẩu. Theo báo cáo tổng hợp mới nhất của chương trình này (tháng 7 năm 2015), có một số vấn đề về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, hay phân biệt đối xử. Vấn đề phổ biến nhất là việc tự do tụ tập ở nơi công cộng, xảy ra tại hơn 60% nhà máy nơi thực hiện giám sátb, phải chịu sự can thiệp và quản lý của công đoàn. Các nhân viên quản lý cấp cáo thường là thành viên của hội đồng cấp cao, nơi họ gây ra những ảnh hưởng không phù hợp. Các giám sát viên của chương trình Công việc tốt hơn nhận thấy các vi phạm thường xuyên xảy ra hơn trong các lĩnh vực liên quan tới giờ làm việc và an toàn, sức khỏe nghề nghiệp.167 KẾT LUẬN VÀ CÁC BƯỚC TIẾP THEO Việc thực thi chương lao động của Hiệp định TPP sẽ đòi hỏi những thay đổi quan trọng, và khó khan về mặt chính trị, trong đường hướng Việt Nam tiếp cận vấn đề tự do hiệp hội, liên kết và các quyền về công đoàn, hiệp hội. Một cách cơ bản nhất, Việt Nam sẽ phải thay đổi bộ luật lao động nhằm cho phép người lao động được tự do tổ chức các hội đoàn độc lập, không cần có liên kết hay phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Những thay đổi pháp lý cần đảm bảo rằng các hiệp hội cơ sở có thể lựa chọn cán bộ theo quyết định của họ, thu phí hiệp hội, và hoạt động không có sự can thiệp của Chính phủ, người sử dụng lao động, hay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sau 4 năm, các hiệp hội cơ sở có thể tự tổ chức thành các liên hiệp ngành hoặc vùng, vẫn độc lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng như không có sự can thiệp của Chính phủ. ILO, cùng với hỗ trợ tài chính cho Ban Lao động Hoa Kỳ, đang làm việc với Việt Nam để luật lao động của nước này tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Chính phủ sẽ cần nâng cao năng lực của mình để thực hiện và hiệu lực hóa các luật lao động mới, trong đó có quy định về tuyển dụng và đào tạo thanh tra lao động mới, đạt mục tiêu có 1200 thanh tra vào năm 2020. Bên cạnh việc xây dựng luật và quy định tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế, các cán bộ Chính phủ Mỹ đã tuyên bố rất rõ rằng họ sẽ giám sát việc thực hiện và hiệu lực hóa nhằm thu thập bằng chứng rằng các quyền của người lao động, trên thực tế, đã được bảo vệ. Xét trong bối cảnh nguồn lực hạn chế của Việt Nam về thanh tra lao động, thực thi chính sách, và giải quyết tranh chấp trong các mối quan hệ công nghiệp, Chính phủ nên thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và xã hội dân sự trong các nỗ lực này. Trong kế hoạch hành động, Việt Nam cam kết cụ thể rằng sẽ đảm bảo người lao động và hiệp hội có quyền nhận hỗ trợ và đào tạo từ bất kỳ tổ chức “hoạt động hợp pháp” nào tại Việt Nam. Việc thực hiện cam kết này nên được ưu tiên nhằm đảo bảo rằng các hiệp hội mới, độc lập có thể hoạt động hiệu quả trong việc đại diện cho người lao động trong khi không nhất thiết cản trở hoạt động của nhà máy. Kế hoạch hành động cũng kêu gọi thành lập một cơ chế để người lao động có thể báo cáo nặc danh những vi phạm về quyền lao động. Đường dây nóng (hotline) do ILO tài trợ cho lao động Việt Nam di cư làm việc tại Li-băng là một ví dụ về việc cơ chế này có thể hoạt động như thế nào.168 Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc thực thi hiệu quả, chương lao động kêu gọi nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng về các thay đổi này. Các trung tâm cộng đồng tại Colombia nơi tập trung giúp đỡ người lao động hiểu và thực hiện quyền hợp pháp của họ có thể là một ví dụ hữu ích.169 167 Tải báo cáo của chương trình Công việc tốt hơn của Việt Nam theo đường link này, http://betterwork.org/vietnam/wp- content/uploads/BWV-8th-synthesis-report_July-2015.pdf, truy cập ngày 24/5/2016. 168 http://www.ilo.org/beirut/media-centre/news/WCMS_377568/lang--en/index.htm, truy cập ngày 24/5/2016. 169 https://www.dol.gov/ilab/projects/summaries/Colombia_Worker_Rights_Centers.pdf, truy cập ngày 24/5/2016. 149 Phụ lục Bảng 1 Cải cách về Thương mại và Lao động trong Hiệp định song phương Mỹ - Việt Nam Loại hình cải cách Quy định của Hiệp định Nhận xét hoặc kiến nghị (các điều của luật công đoàn (TUL) hay bộ luật lao động (LC) được trích dẫn cụ thể) Những thay đổi pháp Liên quan tới tự do liên kết, hiệp hội lý sẽ thực hiện thông và thương lượng tập thể: qua sửa đổi các luật, nghị định, và quy định Tổng quan: hiện có hoặc ban hành Quyền thành lập các hiệp hội, công Dự án của ILO do Ban Lao động Mỹ tài mới đoàn cơ sở độc lập, “không phải xin trợ giúp đỡ cải cách pháp lý và thể chế phê chuẩn trước khi thành lập” và liên quan tới các quan hệ công nghiệp không liên kết với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) Cho phép liên minh các hiệp hội ở mức Có thể trì hoãn thực hiện trong 5 năm; độ cao hơn doanh nghiệp không nên trì hoãn thay đổi pháp lý vì chính quyền Mỹ sẽ giám sát việc thực hiện và hiệu lực hóa Cụ thể: Các nhóm người lao động và hiệp hội Hiện tại, các Tổ chức Phi Chính phủ có đăng ký sẽ có quyền yêu cầu và NGO chỉ có thể làm việc với VGCL về nhận hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo “từ bất các vấn đề tổ chức hiệp hội và quyền kỳ tổ chức người lao động Việt Nam thương lượng tập thể. Chính phủ nên hay quốc tế nào đang hoạt động hợp xem xét việc các NGO hay nhóm/ tổ pháp” tại Việt Nam chức khác có thể tư vấn các tổ chức xã hội dân sự địa phương hoặc các nhóm Đảm bảo rằng các hiệp hội độc lập người lao động như thế nào để giúp họ không có liên kết với VGCL, tự chủ trong chuyển đổi thành các hội đoàn độc lập, hoạt động, bao gồm cả khả năng thu và tránh gây chia rẽ ở mức tối thiểu. quản lý phí và cổ phần hiệp hội (2% phí do người sử dụng lao động chi trả) (Các điều 4(8), 6(2), 26, và 27 của TUL) Đảm bảo luật không yêu cầu VGCL hỗ trợ các hiệp hội cơ sở về một số chức năng nhất định, và quy định rằng VGCL sẽ không làm như vậy, và sẽ đại diện cho người lao động không tham gia hiệp hội nào, chỉ theo yêu cầu của người lao động (Điều 188(3) và 210(2) của Bộ luật lao động) Đảm bảo tính tự chủ trong lực chọn cán bộ hiệp hội và tuyển dụng người hỗ trợ các hoạt động của hiệp hội (Điều 4(4) và 4(5) của TUL) Đảm bảo bảo vệ trước sự can thiệp về Chương trình Công việc tốt hơn đã các hoạt động của hiệp hội, Việt Nam viện dẫn rằng sự can thiệp của cán bộ “sẽ chỉnh sửa” Điều 24 của Nghị định quản lý thuộc ban công đoàn là một 95/2013/NĐ-CP “để mở rộng việc bảo trong những điểm không tuân thủ chính; vệ khỏi phân biệt đối xử…và trừng phạt ngoài ra, cần ưu tiên thay đổi pháp lý, thích đáng khi phát hiện có vi phạm” tiếp cận và giáo dục cho người sử dụng lao động và người lao động Đảm bảo rằng luật bảo vệ quyền đình Việt Nam “sẽ sửa đổi” Nghị định công “nhất quán với với hướng dẫn của 41/2013/NĐ-CP để xóa bỏ Điều 2.1b và ILO”, bao gồm đình công ở cấp ngành cho phép đình công ở ngành dầu khí; khi được quyền thương lượng tập thể và “sẽ sửa đổi” Nghị định 46/2013/NĐ- ở cấp này (Điều 212, 213(1), 215(1), CP để xóa bỏ Điều 8.1 215(2) của Bộ luật lao động) 150 Liên quan tới lao động cưỡng bức: Làm rõ định nghĩa để đưa vào khái niệm lao động lệ thuộc vì nợ - debt bondage (Điều 3(10) của Bộ luật lao động) Chỉnh sửa các hình thức phạt để có “các trừng phạt hình sự thích hợp” đối Ủy ban chuyên gia về áp dụng công với việc sử dụng lao động cưỡng bức ước và khuyến nghị của ILO đã nêu cả Điều chỉnh “tất cả các quy định liên hai vấn đề trong những năm gần đây; quan” nhằm đảm bảo không sử dụng và nhận thấy cả hai vấn đề đều đang hình thức lao động cưỡng bức trong cải được triển khai tạo người nghiện Liên quan tới không phân biệt đối xử: Làm rõ rằng nghiêm cấm phân biệt đối Ủy ban chuyên gia về áp dụng công xử theo màu da, chủng tộc, hay quốc ước và khuyến nghị của ILO nhận thấy tịch; chỉnh sửa luật để nghiêm cấm đã có bổ sung quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử về “mọi mặt trong lao phân biệt đối xử theo màu da trong lao động và tuyển dụng” (điều 8 của Bộ luật động. lao động) Chỉnh sửa để xóa bỏ những nghiêm Ủy ban ILO cũng đã nêu lên vấn đề cấm về tuyển dụng lao động nữ cho này; viện dẫn hơn 70 ngành hoặc nghề một số công việc nhất định trong khi hạn chế sử dụng lao động nữ vẫn bảo vệ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Điều 160 của Bộ luật lao động) Cải cách thể chế Việt Nam sẽ thực hiện cải cách thể chế và nâng cao năng lực, trong đó có tuyển thêm nhân sự, để thực hiện các thay đổi cụ thể Sẽ thiết lập các cơ quan hoặc cơ chế quan hệ công nghiệp để cung cấp dịch vụ trung gian và hòa giải, thực hiện các chương trình đào tạo liên quan tới giải quyết tranh chấp giữa người lao động Các trung tâm về quyền của người lao và người sử dụng lao động (các điều động tại những khu vực trọng yếu trên 72, 195-198, 203-205, 235(4) của Bộ cả nước như ở Colombia [ở đây hay luật lao động) bên dưới?] Sẽ công bố rộng rãi và nâng cao nhận thức cộng đồng về luật, đăng ký hiệp hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp Thực thi Chỉnh sửa quy trình thực thi và đào tạo Mục tiêu về thanh tra lao động theo hợp thanh tra viên nhằm đảm bảo các quy đồng vô thời hạn (tăng từ số lượng 500 định mới được thực thi hiệu quả người hiện nay): Cuối năm 2016: 750-800 Cuối năm 2020: 1200 “Sẽ phân bổ đủ nguồn lực” cho thực thi Thiết lập cơ chế cho phép người lao Ví dụ, đường dây nóng cho công nhân động báo cáo nặc danh những vi phạm báo cáo các vi phạm (như ở Costa về lao động Rica?) Nhìn chung, do hạn chế về nguồn lực và nhân lực, Chính phủ nên cung cấp các cơ chế cho cộng đồng và người lao động để hỗ trợ: Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, sửa đổi pháp lý, và những thay đổi khác 151 PHÂN TÍCH VỀ CHƯƠNG MÔI TRƯỜNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) Ronald Wu, Ngân hàng Thế giới Bài viết này phân tích Chương Môi trường của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chủ yếu từ hai khía cạnh: (1) các quy định, cơ chế, và biện pháp đưa ra trong Chương Môi trường của Hiệp định TPP (sau đây gọi là “Chương Môi trường”) để thực hiện thỏa thuận; và (2) những quy chế và quy trình, thủ tục hành chính và pháp lý chính các quốc gia cần ban hành/ thực hiện để các Bên tuân thủ điều khoản của Chương Môi trường. TỔNG QUAN Một cách tổng quát, Chương Môi trường gồm những mục tiêu quan trọng sau: (i) thúc đẩy thương mại hỗ trợ lẫn nhau và chính sách môi trường; thúc đẩy bảo vệ môi trường mức độ cao và thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường; và tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại, bao gồm cả thông qua hợp tác; (ii) tăng cường hợp tác để góp phần quản trị môi trường và phát triển bền vững; và (iii) ngăn ngừa và xử lý việc sử dụng không phù hợp các luật và biện pháp về môi trường theo cách sẽ tạo thành một sự hạn chế trá hình đối với thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.170 Trong khi thừa nhận tính hợp pháp và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Chương Môi trường cũng cấm đoán việc sử dụng hoặc thiết lập các yêu cầu về môi trường không phù hợp nhằm gây cản trở thương mại hoặc đầu tư. “Các cam kết chung” tại Điều 20.3 của Chương này bàn về sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường và tiếp cận thị trường cũng như sự cân bằng giữa quyền tự quyết và quyền lực của các Bên về vấn đề môi trường trong nước và những nghĩa vụ của họ theo Hiệp định TPP. Cụ thể, trong các điều, Điều 20.3 thừa nhận: (i) “chủ quyền của mỗi Bên trong việc thiết lập mức độ bảo vệ môi trường trong nước của riêng mình và những ưu tiên môi trường của mình, và trong việc thiết lập, thông qua hoặc sửa đổi các luật và chính sách môi trường cho phù hợp”; “không Bên nào không thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường của mình thông qua một (ii)  quá trình kéo dài hoặc tái diễn hành động hoặc không hành động một cách có ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên…”; “mỗi Bên giữ lại các quyền tự quyết và đưa ra quyết định liên quan đến: (a) các vấn đề về (iii)  điều tra, truy tố, quản lý và tuân thủ; và (b) sự phân bổ nguồn lực thực thi pháp luật về môi trường liên quan đến pháp luật khác về môi trường được xác định để đạt mức ưu tiên cao hơn ”; và “không thích hợp để khuyến khích thương mại hoặc đầu tư bằng việc làm suy yếu hoặc làm (iv)  giảm sự bảo vệ trong luật môi trường tương ứng của mình .” Dựa trên nền tảng “Các cam kết chung” này, Chương Môi trường đưa ra quy trình thủ tục, quy định, và cơ chế để giải quyết một loạt các vấn đề về môi trường với nội dung thảo luận trong những phần dưới đây. QUY ĐỊNH, CƠ CHẾ, VÀ BIỆN PHÁP NÊU TRONG CHƯƠNG MÔI TRƯỜNG Chương Môi trường mô tả những quy định, cơ chế, và biện pháp chung cho các Bên tham gia ký kết Hiệp định TPP hợp tác, điều phối, và giải quyết một loạt các vấn đề liên quan tới môi trường, bao gồm bảo vệ tầng ô-zôn, ô nhiễm môi trường biển, đa dạng sinh học, các loài ngoại lai xâm hại, nền kinh tế phát thải thấp và mau phục hồi, khai thác thủy sản trái phép, và buôn bán trái phép động vật và thực vật hoang dã. 170 Điều 20.2. 152 a. Tham vấn và Giải quyết tranh chấp Chương Môi trường đưa ra quy định và cơ chế về tham vấn và giải quyết tranh chấp cho các Bên để giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh nào. Có ba mức tham vấn chính thức171 và, nếu tất cả đều thất bại, các Bên có thể đưa vấn đề lên để giải quyết theo quy trình Giải quyết tranh chấp, tuân theo Điều 20.23 và Điều 28.172 b. Các cơ chế bổ sung Ngoài tham vấn và giải quyết tranh chấp, Chương Môi trường có các cơ chế bổ sung nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể liên quan tới môi trường, bao gồm: (1) sự tham gia của cộng đồng; (2) tuân thủ những thỏa thuận đa phương khác hiện đang có hiệu lực; (3) hợp tác;173 (4) tham vấn; (5) giải quyết tranh chấp; (6) khuyến khích; và (7) các cơ chế khác. Đặc biệt, có những cơ chế và biện pháp chắc chắn được thiết lập để chống lại khai thác thủy hải sản trái phép, bao gồm việc vận hành một hệ thống quản lý nghề cá, quy định về việc khai thác thủy hải sản tự nhiên và nghiêm cấm một số trợ cấp, gồm những khoản trợ cấp bao hàm trong Điều 1.1 của Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng, quy định trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (“Hiệp định SCM”) mà có nêu cụ thể trong Điều 2 của Hiệp định SCM. Bảng 1 dưới đây tóm tắt phạm vi áp dụng của những đường hướng tiếp cận khác nhau về vấn đề môi trường. 171 Các Điều 20.20 đến Điều 20.22 của Chương Môi trường cung cấp ba mức tham vấn: (i) Tham vấn về môi trường (Điều 20.20); (ii) Tham vấn đại diện cấp cao (Điều 20.21); và (iii) Tham vấn cấp Bộ (Điều 20.22). Các Bên có thể yêu cầu Tham vấn đại diện cấp cao chỉ khi các Bên đã nỗ lực tham vấn về môi trường nhưng vấn đề không được giải quyết thành công; tương tự, thất bại trong tham vấn đại diện cấp cao là một tiền đề để yêu cầu Tham vấn cấp Bộ. 172 Điều 20.23 của Chương Môi trường đưa ra những quy định về giải quyết tranh chấp. Nếu các Bên không giải quyết được tranh chấp theo cả ba mức độ tham vấn nêu trong Điều 20.20 đến Điều 20.22, Bên yêu cầu có thể đề nghị thành lập một hội đồng giải quyết tranh chấp theo Điều 28.7 hoặc thực hiện tham vấn theo điều 28.5. 173 Điều 20.12 trình bày nội dung chung về hợp tác. Tuy nhiên, các vấn đề cụ thể đều có nội dung chi tiết hơn về hợp tác, trình bày trong các Điều liên quan (ví dụ, Điều 20.5.3 về ô-zôn; và Điều 20.6.3 về ô nhiễm từ tàu). 153 Bảng 1: Tóm tắt các cơ chế bổ sung nêu trong Chương Môi trường174 Đường hướng tiếp cận áp dụng Vấn đề Tham vấn cộng Tuân thủ những thỏa Hợp tác (Bổ sung cho Khuyến khích Các cơ chế khác đồng thuận đa phương khác Điều 20.12) hiện đang có hiệu lực Tầng ô-zôn (Điều 20.5) Có Có Có Ô nhiễm từ tàu (Điều 6) Có Có Có Trách nhiễm xã hội của doanh Có nghiệp (Điều 20.10) Cơ chế tự nguyện để nâng cao biểu Có hiện về môi trường (Điều 20.11) Đa dạng sinh học (Điều 20.13) Có Có Có Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các nguồn gien Các loài ngoại lai xâm hại (Điều Phối hợp với Ủy ban về Biện pháp vệ sinh và 20.14) kiểm dịch (Điều 7.5) Nền kinh tế phát thải thấp và mau Có phục hồi (Điều 20.15) Khai thác thủy sản biển (Điều Mỗi Bên phải tìm cách vận hành một hệ thống 20.16) quản lý nghề cá (Điều 20.16.3); thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn; không cung cấp hoặc duy trì một số trợ cấp nhất định và kiềm chế việc đưa ra hoặc mở rộng hoặc tăng cường những trợ cấp hiện có163 Xin xem phần thảo luận ở bài viết. Bảo tồn động thực vật hoang dã Có Trao đổi thông tin và kinh nghiệm; các hoạt (Điều 20.17) động liên kết trong công cuộc bảo tồn; thực hiện những giải pháp CITES; triển khai các biện pháp bảo vệ và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã đang có nguy cơ tiệt chủng; duy trì hoặc tăng cường năng lực và khung thể chế của Chính phủ; hợp tác và tham vấn các cơ quan/ tổ chức phi Chính phủ; các biện pháp đấu tranh và ngăn ngừa buôn bán trái phép; mạng lưới thực thi luật Hàng hóa và dịch vụ về môi trường Ủy ban môi trường sẽ xem xét vấn đề và giải (Điều 20.18) quyết những rào cản tiềm ẩn Theo Điều 20.16.5 – 20.16.7, các khoản trợ cấp này bao gồm một số khoản trợ cấp nhất định bao hàm trong phạm vi áp dụng của Điều 1.1 của Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối 174 154 kháng, quy định trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (“Hiệp định SCM”) mà có nêu cụ thể trong Điều 2 của Hiệp định SCM. CÁC YÊU CẦU VỀ HÀNH CHÍNH VÀ LUẬT QUỐC GIA NHẰM TUÂN THỦ Các Bên tham gia Hiệp định TPP, đặc biệt các nước đang phát triển nơi năng lực thực hiện cần được tăng cường, sẽ phải hiểu rằng những điều khoản của Chương Môi trường cần được chuyển thành những quy định và quy trình, thủ tục hành chính và pháp lý tại quốc gia mình như thế nào để thực hiện và tuân thủ Chương Môi trường. Một số yêu cầu nhất định liên quan tới hệ thống quản trị môi trường trong nước của các Bên được mô tả rõ ràng trong Chương Môi trường: Điều 20.7 đưa ra các yêu cầu về thủ tục, bao gồm thủ tục tố tụng tư pháp, bán tư pháp hoặc thủ tục hành chính và quy trình thực hiện các luật về môi trường, cũng như những hình các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục. Điều 20.8 và 20.9 cung cấp những yêu cầu liên quan tới tham vấn cộng đồng và đệ trình công cộng và Điều 20.19 quy định các yêu cầu về hoạt động của Ủy ban Môi trường, trong đó có yêu cầu các Bên chỉ định một đầu mối liên lạc để điều phối việc trao đổi thông tin giữa các Bên trong quá trình thực hiện Chương Môi trường. Mặc dù các quy định và quy trình, thủ tục trong Chương Môi trường áp dụng giống nhau với tất cả các bên, tác động của chúng và phản hồi cần thiết từ mỗi Bên có thể rất khác nhau bởi các điều kiện trong nước của họ. Do vậy, Chương Môi trường cho phép các Bên linh hoạt và tự chủ trong quá trình thực thi tại nước mình. Trước hết, Chương này công nhận “chủ quyền của mỗi Bên trong việc thiết lập mức độ bảo vệ môi trường trong nước của riêng mình và những ưu tiên môi trường của mình, và trong việc thiết lập, thông qua hoặc sửa đổi các luật và chính sách môi trường cho phù hợp.” Hơn nữa, “mỗi Bên giữ lại các quyền tự quyết và đưa ra quyết định liên quan đến: (a) các vấn đề về điều tra, truy tố, quản lý và tuân thủ; và (b) sự phân bổ nguồn lực thực thi pháp luật về môi trường liên quan đến pháp luật khác về môi trường được xác định để đạt mức ưu tiên cao hơn. Theo đó, các Bên hiểu rằng, đối với việc thi hành pháp luật về môi trường, một Bên được coi là tuân thủ các quy định … nếu một quá trình hành động hoặc không hành động phản ánh việc áp dụng hợp lý theo quyền quyết định đó, hoặc kết quả từ một quyết định ngay tình liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực phù hợp với các ưu tiên cho việc thi hành pháp luật về môi trường của Bên đó.” Chủ quyền của các Bên trong việc thiết lập và tự quyết định thực thi và phân bổ nguồn lực cho phép các Bên hết sức linh hoạt trong việc đáp ứng những yêu cầu của Chương Môi trường của Hiệp định TPP và, kết quả là, việc tuân thủ trở thành một quá trình tự chủ ở mức độ cao. Sự linh hoạt và tính tự chủ được củng cố thêm khi nhiều điều khoản của Chương Môi trường có tính chất tham vọng, và trên thực tế, các Bên hưởng nhiều tự do trong thiết lập mức độ và tiến độ để đáp ứng những mục tiêu đầy tham vọng này. Bất chấp sự linh hoạt và tự chủ cao như vậy, các Bên vẫn nên điều chỉnh hoặc thiết lập các quy định pháp lý và thể chế về môi trường của nước mình, mặc dù mức độ điều chỉnh hoặc thiết lập này sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện hiện tại của mỗi nước. Việc này, ví dụ, sẽ phụ thuộc vào việc liệu hệ thống môi trường hiện có trong nước có dễ dàng tương thích với Chương Môi trường, liệu những yêu cầu chắc chắn của Chương Môi trường đã được ban hành, và liệu các hệ thống và nhà quản trị môi trường có kinh nghiệm thực hiện những yêu cầu và quy trình, thủ tục tương tự. Ví dụ, phổ biến thông tin và sự tham gia của cộng đồng đã có trong nhiều hệ thống môi trường và việc bổ sung những quy định tương tự vào Chương Môi trường có thể giúp các Bên không phải áp dụng hệ thống và/ hoặc quy trình, thủ tục quản lý chưa được áp dụng hay thử nghiệm trước đó tại nước mình. Trong bất kỳ trường hợp nào, cho dù các Bên, ở mức độ nào đó, đã quen thuộc với những cơ chế và yêu cầu nêu trong Chương Môi trường, việc tuân thủ Chương Môi trường vẫn cần được lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực (nhân lực và tài chính) một cách cẩn thận, và có các hành động và sắp xếp, bố trí phù hợp về mặt pháp lý và hành chính. KẾT LUẬN Phân tích trên nhấn mạnh những cơ chế và yêu cầu liên quan nêu trong Chương Môi trường của Hiệp định TPP. Tuy nhiên, phân tích này chỉ là bước đầu trong quá trình hiểu những hàm ý của Chương Môi trường. Các nghiên cứu và phân tích tiếp theo về hệ thống môi trường trong nước của các Bên cũng như những nghĩa vụ quốc tế khác của họ sẽ cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn và một lộ trình thực hiện thực tế. 155 CHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA TPP - PHÂN TÍCH KHOẢNG TRỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Giulio C. Zanetti, Cố vấn Pháp lý /Tư vấn của Ngân hàng Thế giới GIỚI THIỆU & PHƯƠNG PHÁP LUẬN Mục tiêu chính của báo cáo này là nhằm cung cấp một đánh giá khoảng trống và so sánh chuyên sâu giữa những yêu cầu về Sở hữu Trí tuệ nằm trong Chương 18 của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chương 12 của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) với khung pháp lý Sở hữu Trí tuệ hiện nay của Việt Nam, nhằm xác định được những khoảng trống tiềm ẩn, những lĩnh vực còn thiếu nhất quán và đưa ra đề xuất về những điều chỉnh pháp lý và chính sách phù hợp. Mục tiêu thứ hai của báo cáo là nhằm nỗ lực xác định ra những hệ quảthể chế, kinh tế và phát triển được quyết định bởi việc Việt Nam áp dụng một khung quy phạm nâng cao cho phù hợp với những yêu cầu mới của TPP và EVFTA. Khi thích hợp sẽ có các dẫn chiếu tới những trường hợp cụ thể mà TPP và/hoặc EVFTA vượt ra khỏi những yêu cầu nằm trong Hiệp định TRIPS và các hiệp ước quốc tế được áp dụng khác như Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, WCT và WPPT. Phương pháp luận được áp dụng cho báo cáo này như sau: A. Rà soát và phân tích pháp lý của toàn bộ các Điều khoản trong Chương 18 của TPP (Chương về Sở hữu Trí tuệ). B. Rà soát và phân tích pháp lý của toàn bộ các Điều khoản trong Chương 12 của EVFTA (Chương về Sở hữu Trí tuệ). C. Dẫn chiếu tới toàn bộ các Điều khoản trong Hiệp định TRIPS và những hiệp ước và công ước quốc tế có liên qua (xem ở trên). D. Rà soát và phân tích pháp lý của toàn bộ các Điều khoản trong luật Sở hữu Trí tuệ chính của Việt Nam (Luật Sở hữu Trí tuệ số 50/2005 QH12, được sửa đổi năm 2009 theo Chỉ thị số 12/L-CTN). E. So sánh những kết quả đạt được theo D và A + B, với dẫn chiếu cụ thể tới C, nhằm xác định những khoảng trống và những bất đồng giữa những yêu cầu nâng cao của Chương 18/TPP và Chương 12/EVFTA với khung pháp lý về Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam, dựa trên các công ước quốc tế mà hiện Việt Nam là thành viên. F. Xác định những hệ quả tiềm ẩn về kinh tế, thể chế và phát triển đối với Việt Nam sau khi áp dụng khung điều tiết theo Chương 18/TPP và Chương 12/EVFTA. TÓM TẮT PHÁT HIỆN CHÍNH Ngay từ đầu, cần phải lưu ý rằng cả hai Chương 18/TPP và Chương 12/ EVFTA đều cho thấy sự một bước tiến lớn tới việc bảo hộ mạnh mẽ hơn nữa các quyền sở hữu trí tuệ so với khung pháp lý quốc tế hiện tại (và đặc biệt là đối với Công ước Berne, Công ước Paris và Hiệp Định TRIPS). Trên thực tế, TPP và EVFTA có phạm vi rộng hơn đáng kể, quy định mức độ bảo hộ cao hơn, chính xác và chi tiết hơn nhiều do trong đó (đặc biệt là TPP) không chỉ có một số các định nghĩa mà còn có những chú thích cuối trang cũng như các ví dụ đưa ra cách diễn giải chính thức của nhiều khái niệm. Nhìn chung, những lĩnh vực chính của sở hữu trí tuệ được TPP và EVFTA đưa ra tiêu chuẩn bảo hộ được liệt kê dưới đây. Thấy rõ rằng đây cũng chính là những quy định trong Chương 18/TPP và Chương 12 /EVFTA đòi hỏi phải có sự điều chỉnh khung điều tiết và thể chế của Việt Nam (được giải thích chi tiết hơn ở những phần sau của báo cáo này): 1. Tư cách thành viên trong các Hiệp định Quốc tế: TPP (Điều 18.7/TPP) và EVFTA (Điều 4.1 và 7.1) đòi hỏi các Bên phải tham gia một số hiệp định quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của hầu hết các hiệp ước này, trừ WCT, WPPT, Hiệp ước Budapest và Đạo luật Geneva về Hiệp định Hague. Việc tham gia vào những hiệp ước này có thể sẽ là thách thức ngắn hạn, đặc biệt là khi cân nhắc tới những thủ tục pháp lý và phê chuẩn kéo dài của quốc gia. Từ quan điểm 156 chính trị, việc phê chuẩn những hiệp ước kể trên có ngụ ý về việc sửa đổi khung điều tiết hiện tại, tạo ra các chính sách, tổ chức và thực hiện công tác tăng cường năng lực cho tất cả các bên liên quan. Về mặt này, Việt Nam đã đàm phán được một số giai đoạn quá độ (xem Mục về Những quy định chung dưới đây). 2. Tính minh bạch: EVFTA và đặc biệt là TPP đã nâng cao đáng kể những yêu cầu về tính minh bạch cho tất cả các Bên (xem Điều 18.9/TPP và Điều 5.3/EVFTA). Trên thực tế, các Bên được yêu cầu phải làm cho các thông tin liên quan tới IPR trở nên công khai và có thể được tìm kiếm trực tuyến. Nghĩa vụ này có thể nêu ra một thách thức thể chế tiềm tàng cho Việt Nam vì hiện nay chỉ có nộp hồ sơ và đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa là có sẵn và có thể thấy trên mạng internet. Áp dụng một cơ chế sở hữu trí tuệ tuân thủ TPP có thể kéo theo những nguồn lực tài chính đáng kể để “tự động hóa” hệ thống đăng ký và nghiên cứu cho tất cả các Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) khác. Có một quy định tương tự riêng cho Nhãn hiệu hàng hóa trong EVFTA. 3. Nhãn hiệu hàng hóa: ngoài những yêu cầu về tính minh bạch kể trên, EVFTA đòi hỏi mỗi Bên phải “đơn giản hóa và xây dựng thủ tục đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa của riêng mình sử dụng Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hóa và Hiệp ước Singapore … như các điểm dẫn chiếu”. Đây có thể là thách thức đối với Việt Nam và đặc biệt là đối với NOIP, cũng với cân nhắc rằng không có giai đoạn quá độ cho điều này. Những quy định chính trong Mục C của TPP có thể yêu cầu Việt Nam điều chỉnh khung pháp lý hiện có là những quy định liên quan tới các loại dấu hiệu được đăng ký (có thể bao gồm dấu hiệu âm thanh và mùi hương) và các dấu hiệu nổi tiếng (được bảo hộ cho những sản phẩm khác biệt kể cả khi chưa có đăng ký). Vấn đề lớn hơn có thể là việc cải tiến hệ thống quốc gia để quản lý những tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) theo đúng quy định thủ tục của Chính sách Thống nhất Giải quyết Tranh chấp Tên miền. 4. Chỉ dẫn địa lý: trong khi có thể cân nhắc khung pháp lý của Việt Nam về Chỉ dẫn địa lý, nhìn chung để phù hợp với yêu cầu chính trong Mục E, Chương 18/TPP (ngoài một số điều cần phải được điều chỉnh để đưa vào cơ sở bổ sung cho việc từ chối, phản đối hoặc bãi bỏ theo TPP), đây không phải là trường hợp áp dụng cho những yêu cầu mới nằm trong Điều 6 của EVFTA. Hãy xem Mục nói về Chỉ dẫn địa lý cho tất cả những thay đổi về luật pháp và thể chế mà hệ thống mới này đưa đến. 5. Bằng sáng chế: một số quy định do TPP và EVFTA đưa ra có liên quan tới bằng sách chế đòi hỏi điều chỉnh chính sách và luật pháp của Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam; nội dung của công bố sơ bộ (dự đoán theo Điều 10) có khả năng bao gồm một bộ thông tin tối thiểu. Cuối cùng, điều khoản bảo hộ bằng sáng chế (theo Điều 93(2)) có thể cần điều chỉnh trong trường hợp “chậm trễ phi lý” của các văn phòng bằng sách chế quốc gia trong quá trình xem xét của họ và/hoặc trong trường hợp “cắt giảm phi lý” do chậm trễ trong quá trình cấp phép lưu hành. 6. Độc quyền dữ liệu đối với các sản phẩm hóa nông: Chương 28/TPP quy định cấp phép độc quyền 10 năm đối với thử nghiệm và dữ liệu bí mật có liên quan tới tính an toàn và/hoặc tính hiệu lực của các sản phẩm hóa nông khi được trình nộp vì mục đích xin cấp phép lưu hành. Thời hạn độc quyền dữ liệu do EVFTA cấp phép lên tới 5 năm. Độc quyền dữ liệu vượt lên trên và ra khỏi những yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, đó không phải là một điều mới mẻ đối với Việt Nam khi Điều 128 của Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam có quy định một thời hạn độc quyền 5 năm. Nói cách khác, Việt Nam đã tuân thủ những quy định của EVFTA nhưng chưa tuân thủ đúng những quy định của TPP, do vậy cần phải điều chỉnh Điều 128 nói trên. 7. Độc quyền dữ liệu đối với dược phẩm: Những cân nhắc tương tự được áp dụng đối với tính độc quyền dữ liệu cho các dược phẩm. Chương 28/TPP quy định độc quyền 5 năm đối với thử nghiệm và dữ liệu bí mật liên quan tới tính an toàn và/hoặc hiệu quả của những dược phẩm mới khi được trình nộp vì mục đích xin cấp phép lưu hành. Thời hạn này được giảm xuống 3 năm đối với những thông tin lâm sàng liên quan tới một dược phẩm đã được cấp phép trước đó, bao gồm một dấu hiệu mới, công thức mới hoặc phương thức quản trị mới; và tăng lên tới 8 năm đối với trường hợp sinh phẩm mới. Do vậy, Điều 128 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần được điều chỉnh cho phù hợp vì hiện nay trong đó chỉ quy định thời gian độc quyền 5 năm đối với mọi loại dược phẩm. Xem Mục Độc quyền dữ liệu đối với tất cả những dấu hiệu pháp luật, chính sách, thể chế và kinh tế. 157 8. Quyền tác giả và các quyền có liên quan: Những thay đổi lớn nhất mà Việt Nam có thể phải triển khai có liên quan tới thời hạn bảo hộ là tăng từ 50 năm sau khi tác giả chết như hiện nay (quy định tại Điều 27(2)(b) theo bản sửa đổi năm 2009) tới 70 năm sau khi tác giả chết. Ngoài ra, các hệ thống bảo hộ của Biện pháp Bảo vệ Công nghệ (TPM) và Thông tin Quản lý Quyền (RMI) có thể sẽ cần phải được cải thiện. 9. Thực thi: Hầu hết các khung quy phạm thực thi hiện nay tại Việt Nam sẽ cần phải được nâng cao để đưa vào những tiêu chuẩn cao hơn và chi tiết hơn theo quy định tại Mục I, Chương 18 và Mục C Chương 12. Cần áp dụng và quy định nhiều khái niệm và cơ chế như: tín hiệu vệ tinh và tín hiệu cáp mang chương trình đã được mã hoá và việc sử dụng phần mềm của Chính phủ; các biện pháp kiểm soát biên giới; thủ tục tố tụng hình sự đối với những vi phạm bí mật kinh doanh và nhãn hiệu hàng hóa... Hãy xem Mục Thực Thi để có được chi tiết về toàn bộ những cấu phần cần được cải thiện và điều chỉnh để phù hợp với những yêu cầu cải tiến của TPP và EVFTA. Nhà cung cấp dịch vụ Internet: Việt Nam có thể sẽ phải tạo lập một hệ thống mà ở đó các 10.  nhà cung cấp dịch vụ internet phải chịu trách nhiệm giải trình đối với những vi phạm sở hữu trí tuệ do Bên thứ ba phạm tội thông qua trang của họ. Hộp 1: Danh sách những Quy định pháp luật của Việt Nam cần sửa đổi • Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 72(1), 74(2)(b) để đưa vào việc phổ thông hóa nhãn hiệu, 74(2)(i), 129(1)(d), 105, 112 + quy định về thực thi • Chỉ dẫn địa lý: Điều 79 và 80 (cần lập ra những quy định khác) + quy định về thực thi • Bằng sáng chế: Điều 59, 60(b), 93(2), 125(2)(a), 102, + quy định về thực thi • Bảo hộ/độc quyền dữ liệu: Điều 128(2), lập ra quy định về các liên kết bằng sáng chế + quy định về thực thi • Quyền tác giả và Các quyền liên quan: Điều 2, 3(1)(2)(3)(4), 20, 25, 30, 31, 198(1)(a) + quy định về RMI và thực thi NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Mục A/TPP; mục A/EVFTA Những mục này có một số điều khoản và nguyên tắc cơ bản, hầu hết trong số đó không đại diện cho vấn đề lớn đối với Việt Nam và không nhất thiết đòi hỏi những sửa đổi lớn trong những luật hiện hành để đảm bảo tính tuân thủ. Tuy nhiên, có một số quy định yêu cầu phải được cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị đầy đủ ngoài những sửa đổi về chính sách và pháp luật. - Mục tiêu, nguyên tắc và cơ sở: Điều 18.2, 18.3 và 18.4/TPP đặt ra những mục tiêu, nguyên tắc và cơ sở của Chương 18. Có thể thấy những quy định tương tự tại Điều 1 và 2 của EVFTA. Những quy định này nhấn mạnh tầm quan trọng của phương thức tiếp cận cân bằng giữa độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, nhu cầu của người sử dụng và những mong đợi của đối thủ cạnh tranh. Từ ngữ của Điều 18.2 hầu như giống hệt với Điều 7 của Hiệp định TRIPS. Không có quy định nào trái ngược với khung quy phạm hiện hành của Việt Nam (đặc biệt là Điều 7 và 8). Tuy nhiên, trong bối cảnh sửa đổi pháp luật, nội dung của Điều 18.2, 18.3 và 18.4 có thể được sử dụng để làm phòn phú hơn ngôn từ của Điều 7 và 8 trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Các tiêu chuẩn bảo hộ: Điều 18.5/TPP nói rằng mỗi Bên phải thi hành những quy định trong chương 18. Giống hệt trong Hiệp định TRIPS, nó cũng chỉ ra rằng các Bên có thể thực hiện các tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn nhưng được tự do lựa chọn phương thức mà họ thực hiện các quy định của Chương này. Có thể thấy quy định tương tự tại Điều 6.2(2)/EVFTA, nhưng chỉ nói tới các Chỉ dẫn địa lý. 158 - Y tế công cộng: Điều 18.6 của TPP quy định một ngoại lệ quan trọng đối với bản chất độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ trong những trường hợp cụ thể khi các Bên áp dụng những biện pháp bảo hộ y tế công cộng. Điều này tái khẳng định cam kết của các Bên đối với Tuyên bố về TRIPS và Y tế công cộng mà Chương 18 không và không nên cản trở các Bên thực hiện những biện pháp nhằm bảo hộ y tế công cộng, và “việc sử dụng hiệu quả giải pháp của TRIPS/y tế”. EVFTA có một quy định tương tự trong Điều 8.2. Những điều này phù hopwk với Điều 31 trong Hiệp định TRIPS và các Điều 146 và 147 về on Giấy phép Bắt buộc trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Các Thỏa thuận Quốc tế: Điều 18.7/TPP liệt kê những hiệp ước và công ước quốc tế mà mỗi Bên phải tham gia làm thành viên, hoặc mỗi Bên phải gia nhập trước khi TPP có hiệu lực tại lãnh thổ tương ứng của mình. Trong bố cảnh này, Việt Nam bố trí 3 năm để gia nhập WCT và WPPT (xem Điều.18.83(4)(f)(i) và (ii)), và hai năm để tham gia hiệp ước Budapest. Tương tự, Điều 4.1/EVFTA yêu cầu Việt Nam trở thành thành viên của WTC và WPPT, cũng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày FTA có hiệu lực. Cuối cùng, Điều 7.1/EVFTA quy định nghĩa vụ gia nhập Điều luật Geneva của Hiệp định Hague trong vòng hai năm (cần lưu ý rằng việc gia nhập Hiệp định Hague không phải quy định bắt buộc của TPP, theo Điều 18.56). Những quy định này đặt ra một thách thức tiềm ẩn cho Việt Nam do những thủ tục pháp luật và phê duyệt kéo dài. Từ quan điểm chính trị, việc thông qua những hiệp ước kể trên cũng kéo theo những sửa đổi đối với khung quy phạm hiện hành, tạo ra các chính sách mới, tổ chức và thực hiện công tác tăng cường năng lực cho tất cả các bên liên quan. Do vậy, quy trình đó nên bắt đầu càng sớm càng tốt. - Đối xử Quốc gia: Điều 18.8/TPP không có quy định bắt buộc nào trái ngược với khung quy phạm hiện hành của Việt Nam. Điểm thú vị là Điều X (chưa ấn định) của EVFTA nói tới nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). - Tính minh bạch: một số yêu cầu về tính minh bạch quy định trong Điều 18.9 của TPP (ví dụ như đăng tải mọi nhãn hiệu hàng hóa đã được đang ký và ứng dụng, chỉ dẫn địa lý, bằng sáng chế, thiết kế công nghiệp và giống cây trồng) có thể sẽ cho thấy một thách thức tiềm ẩn về thể chế đối với Việt Nam vì tại thời điểm này chỉ có nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là được cung cấp và có thể tìm kiếm được trên internet (mặc dù không phải trên trang web của Văn phòng Quốc gia về sở hữu trí tuệ, NOIP, và là trên “TMView”). Áp dụng một cơ chế sở hữu trí tuệ tuân thủ theo TPP có thể kéo theo những nguồn tài chính đáng kể để “tự động hóa” hệ thống đăng ký và nghiên cứu cho tất cả những IPR khác cùng những tác động lớn tới khung thể chế. Có một quy định tương tự trong EVFTA (Điều 5.3) nhưng chỉ đối với nhãn hiệu hàng hóa. Có vẻ như ở thời điểm hiện tại, không thể đăng ký trực tuyến các quyền sở hữu trí tuệ. - Nguyên tắc bất hồi tố của TPP /Chương 18: Điều 18.10 không có quy định nào mâu thuẫn với khung quy phạm hiện hành của Việt Nam hoặc có thể kéo theo thách thức về thể chế và phát triển. - Chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ: theo quy định tại Điều 6 của TRIPS, cả TPP (Điều 18.11) và EVFTA (Điều 3) đều công nhận rằng các Bên được tự do quyết định việc áp dụng phương thức tiếp cận chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ quốc tế và trong nước. Do đó, những quy định này không gây ra vấn đề gì đối với Việt Nam, vì Điều 125(2)(b) có bao gồm nguyên tắc về chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ quốc tế. HỢP TÁC Mục B/TPP; tiểu mục 4.C/EVFTA Mục này không có điều khoản bắt buộc nào mâu thuẫn với khung pháp lý và thể chế hiện hành của Việt Nam. Trên thực tế, hầu hết các điều khoản đều có quy định những nghĩa vụ ở dạng “nỗ lực cao nhất” và “công nhận tầm quan trọng”. Từ quan điểm của phía Việt Nam, có thể thấy một điều đáng thất vọng là TPP không có quy định bắt buộc liên quan tới bảo hộ tri thức truyền thống (TK). Điều 18.16 chỉ đơn giản quy định rằng các Bên “công nhận điều phù hợp” của hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo hộ tri thức truyền thống và hạn chế phạm vi của nó trong tri thức truyền thống liên quan tới nguồn di truyền (bỏ qua những loại hình 159 tri thức truyền thống khác như dân ca và di sản văn hóa, thường có liên hệ mật thiết tới thương mại quốc tế). Tương tự như vậy, Điều 30 của EVFTA liệt kê một danh sách những lĩnh vực mà các Bên nhất trí hợp tác, bao gồm trao đổi thông tin và các thông lệ tốt nhất, tăng cương năng lực…Tuy nhiên, Điều 6.10 và 6.11 có một bước tiến xa hơn và thiết lập cơ chế quản trị để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ Chương 12/EVFTA. Các Bên đã nhất trí thiết lập một [Ủy ban Chung] và một “Tổ công tác về Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm Chỉ dẫn địa lý”, có chức năng và hoạt động theo Điều 6.11. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Mục C/TPP; điều 5/EVFTA Mục này có những nghĩa vụ vượt ra khỏi mức độ và phạm vi bảo hộ do Hiệp định TRIPS quy định và sẽ đòi hỏi sửa đổi pháp luật và nâng cấp thể chế ở mức độ nào đó. Tuy vậy, hầu hết những nghĩa vụ này (có thể với một số ngoại lệ) sẽ không đặt ra những thách thức lớn về tuân thủ cho Việt Nam, một quốc gia có cơ chế nhãn hiệu hàng hóa, kể cả về mặt thể chế và luật pháp, tương đối tiến bộ và phù hợp với hầu hết những thông lệ quốc tế tốt nhất. - Loại dấu hiệu được đăng ký: hiện nay, theo Điều 15 của TRIPS, Việt Nam mới chỉ bảo hộ những dấu hiệu có thể nhận biết thông qua hình ảnh (xem Điều 72(1) của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam). Mặt khác, Điều 18.18 của TPP, quy định rằng các Bên không được từ chối một nhãn hiệu chỉ bởi vì nó chứa âm thanh, và họ phải có nỗ lực cao nhất để bảo hộ nhãn hiệu mùi hương. Nói cách khác, Chương 18 đòi hòi rằng các nhãn hiệu âm thanh phải được đăng ký và có nỗ lực để đăng ký nhãn hiệu mùi hương. Điều 18.83(4)(f)(iv) Mục K của TPP cho Việt Nam một thời hạn là 2 năm kể từ khi áp dụng nghĩa vụ này để thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu âm thanh (không có nói đến nhãn hiệu mùi hương vì không phải điều bắt buộc). Nghĩa vụ này có thể sẽ kéo theo sự sửa đổi cho Điều 72(1) của Luật Việt Nam và một điều chỉnh nhỏ về cơ chế đăng ký. Những thay đổi này sẽ không gây ra vấn đề thể chế hoặc các hậu quả phát triển lớn cho Việt Nam. - Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận: Việt Nam tuân thủ quy định tại Điều 18.19 của TPP. Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận trên thực tế đã được bảo hộ theo Điều 4(17) và (18), và Điều 87(3) và (4). - Đảo nghĩa vụ chứng minh: theo Điều 16.1 của TRIPS, Điều 18.20 của TPP và Điều 5.2(a) của EVFTA quy định rằng trong trường hợp sử dụng những nhãn hiệu giống hệ nhau cho các loại hàng hóa giống hệt nhau và/hoặc các dịch vụ do hai bên đảm nhận khác nhau, tùy Bên bị (không phải là Bên nguyên như trong các quy định thủ tục thông thường) cung cấp chứng cứ để chứng minh rằng không có sự giống nhau gây nhầm lẫn. Luật Nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam hiện đã tuân thủ theo quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh này như theo Điều 129(1)(a). - Ngoại lệ: Điều 18.21 quy định rằng đối với khả năng có thể thiết lập những ngoại lệ hạn chế đối với quyền nhãn hiệu hàng hóa “ví dụ như việc sử dụng hợp lý các thuật ngữ mô tả”. Việc sử dụng cách diễn giải “ví dụ như…” ngụ ý rằng chỉ dẫn trong điều này không chỉ có thế. Những cân nhắc tương tự cũng được áp dụng với EVFTA với Điều 5.5 yêu cầu rằng các Bên phải công nhận việc sử dụng hợp lý những thuật ngữ mô tả như ngoại lệ hạn chế và có thể quy định những ngoại lệ hạn chế khác. Điều này ngụ ý rằng Điều 125(2)(h) trong Luật Việt Nam với phạm vi và chi tiết rộng hơn đã tuân thủ những quy định này trong TPP và EVFTA. - Nhãn hiệu nổi tiếng: Điều 18.22/TPP đưa ra một bộ các nguyên tắc (xem đoạn 1 và 3 cùng những chú thích cuối trang liên quan) để xác định xem một nhãn hiệu có nổi tiếng không. Cả TPP (Điều 18.22(3)) và EVFTA (Điều 5.4) đều dẫn chiếu cụ thể tới Kiến nghị chung WIPO về Nhãn hiệu Nổi tiếng. Những quy định này không mâu thuẫn với khung pháp lý và thông lệ hiện hành của Việt Nam, đặc biệt là với Điều 75. Tuy nhiên, đoạn 2 of Điều 18.22 của TPP đưa ra một gia tăng đáng kể trong bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (vượt ra khỏi những gì được mô tả tại Điều 6bis của Công ước Paris và Điều 16.3 của TRIPS) bằng cách quy định rằng những nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký cũng được hưởng chế độ bảo hộ tự động đối với hàng hóa và dịch vụ không giống hệt, nếu việc sử dụng nhãn hiệu thứ hai cho thấy có mỗi liên hệ với hàng hóa/dịch vụ của chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng, và với điều kiện 160 rằng lợi ích của người sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có khả năng vì vậy mà bị tổn hại. Việt Nam nên điều chỉnh văn bản của các điều 74(2)(i) cho phù hợp vì nó quy định rằng chỉ có những nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký mới được hưởng bảo hộ đối với sản phẩm và dịch vụ không giống hệt. Mặt khác, Điều 129(1)(d) của Luật Việt Nam quy là vi phạm quyền nhãn hiệu hàng hóa khi sử dụng những dấu hiệu giống hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng đối với “hàng hóa và dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng” thuộc về hãn hiệu nổi tiếng. Quy định này đã có thể được coi là phù hợp với TPP vì nó ngụ ý rằng những nhãn hiệu nổi tiếng cũng được bảo hộ cho các sản phẩm và dịch vụ không tương tự kể cả khi chưa được đăng ký. Bất kể thế nào, chúng tôi cũng khuyến nghị hài hòa hóa các quy định thuộc Điều 74(2)(i) và Điều 129(1)(d) của Luật Việt Nam với Điều 18.22 của TPP. Tác động phát triển của việc điều chỉnh này sẽ không kéo theo những rủi ro và thách thức đáng kể cho Việt Nam ngoài sự cần thiết phải đào tạo cho các bên liên quan (luật sư, thẩm phán và những đơn vị thực thi khác) về cơ chế pháp lý mới cho nhãn hiệu nổi tiếng, và khả năng giả thiết rằng trong tương lai các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng không gia hạn đăng ký của họ tại Việt Nam, vì cũng được tự động bảo hộ cho các hàng hóa và dịch vụ không giống hệt. Sẽ giải thích thêm khi có yêu cầu. - Thủ tục, Hệ thống điện tử và Phân loại: Điều 18.23, 18.24 và 18.25 của TPP quy định một số yêu cầu đối với việc xử lý hồ sơ đăng ký và cấp văn bằng nhãn hiệu hàng hóa, nghĩa vụ thiết lập các hệ thống đệ trình và nghiên cứu điện tử và để áp dụng Hiệp định về Phân loại hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Những quy định tương tự có tại Điều 5.1 và 5.3 of EVFTA. Tuy nhiên, Điều 5.1 có bước tiến xa hơn và buộc Việt Nam “đơn giản hóa và xây dựng thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sử dụng Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa và Hiệp ước Singapore … làm tham chiếu”. Nó có thể mang tới cho Việt Nam và đặc biệt là NOIP một thách thức, cũng với cân nhắc rằng không có giai đoạn quá độ nào cho điều này và vào thời điểm hiện tại vẫn chưa thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trực tuyến. Điều 5.3 của EVFTA quy định rằng các Bên phải cho phép phản đối hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Cần lưu ý rằng Việt Nam không cung cấp khả năng đệ trình phản đối chính thức đối với việc cấp văn bằng cho một nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, Điều 112 của Luật Việt Nam đưa ra một thủ tục cho phép Bên thứ Ba nêu ý kiến về việc cấp văn bằng cho một nhãn hiệu hàng hóa kể từ khi được công bố trên Công báo. Có thể phải xác định xem hệ thống được đơn giản hóa này có được coi là tương thích với quy định EVFTA về thủ tục phản đối đầy đủ hay không. Quy định tại Điều 18.26 (thời hạn bảo hộ) và Điều 18.27 (giấy chứng nhận) xem Điều 93(6), phù hợp với Điều 93(6) và Điều 141-144 trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Thu hồi nhãn hiệu hàng hóa: Điều 5.6/EVFTA quy định việc thu hồi một nhãn hiệu nếu nó không được sử dụng trong một thời gian liên tục kéo dài 5 năm. Điều 95(d) của Luật Việt Nam đã phù hợp với nghĩa vụ này. - “Phổ thông hóa” nhãn hiệu: Điều 5.6/EVFTA quy định việc thu hồi một nhãn hiệu hiếu như do hành động hoặc tình trạng kém hoạt động của chủ sở hữu mà nhãn hiệu đó trở thành tên gọi phổ thông cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Luật Việt Nam dường như chưa có một quy định tương tự nên cần phải được tạo lập. - Tên miền: Điều 18.28 của TPP quy định nghãi vụ của các Bên trong việc thiết lập một hệ thống quốc gia để quản lý tên miền cấp cao nhất mã quốc gia (ccTLD) mà trong đó có một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với thủ tục yêu cầu của Chính sách Thống nhất về Giải quyết tranh chấp về Tên miền. Nó cũng đòi hỏi các quốc gia xây dựng những cơ sở dữ liệu chính xác và đáng tin cậy, có trên internet để thúc đẩy sự tiếp cận của quần chúng tới những thông tin có liên quan về ccTLD hiện có. Tại Việt Nam, hệ thống này được vận hành bởi Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cơ quan quản lý này chịu trách nhiệm về những vụ việc liên quan tới internet của Bộ Thông tin và Truyền thông. VNNIC đóng vai trò là đơn vị đăng ký internet quốc gia và quản lý một số mặt của hoạt động internet, trong đó có phân phối các địa chỉ sở hữu trí tuệ và số AS. Từ phân tích sơ bộ về trang web của Trung tâm, có thể thấy rằng đã có một ngân hàng dữ liệu về tên miền trên internet. Mặt khác, chính sách giải quyết tranh chấp có trên mạng (http://www.vnnic.vn/en/dispute-resolution-policy?lang=en) có thể cần phải được nâng cấp để phù hợp với những yêu cầu của UDRP. 161 TÊN QUỐC GIA Mục D/TPP Phần văn bản hiện có tại Điều 73(1), (2) và (5) của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã phù hợp với nghĩa vụ quy định tại Điều 18.29 Chương 18 của TPP, và Điều 6ter của Công ước Paris. Nó ngụ ý rằng điều này không mang đến một thách thức cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý là Điều.18.29 chỉ nói đến hàng hóa mà không nói đến dịch vụ. CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Mục E/TPP; điều 6/EVFTA Trái ngược với hầu hết các lĩnh vực khác trong sở hữu trí tuệ, vấn đề Chỉ dẫn địa lý (GI) được TPP và EVFTA xử lý một cách rất khác. Điều này tương ứng với một phương thức tiếp cận và quan điểm đa dạng đối với GI của châu Âu, nơi khởi xướng chủ yếu của GI và Mỹ, Canada và Australia, các quốc gia có truyền thống ủng hộ hạn chế hơn đối với sự bảo hộ mạnh mẽ cho GI. Chương 18 của TPP không tăng cường loại hình và mức độ bảo hộ cho GI so với Hiệp định TRIPS. Thực tế nó nhấn mạnh rằng GI có thể được bảo hộ thông qua một bảo hộ riêng, hoặc thông qua nhãn hiệu hàng hóa hoặc công cụ pháp lý (Điều 18.30). Việt Nam đã lựa chọn phương thức tiếp cận thứ nhất và các điều 79 tới 83, Điều 88, Điều 93(7), Điều 106, …trong Luật sở hữu trí tuệ của quốc gia đặc biệt đề cập đến vấn đề bảo hộ GI như vậy. Phần này trong bộ luật hầu như đã phù hợp với những thông lệ tốt nhất trên thế giới và tuân thủ theo Hiệp định TRIPS. Do vậy, hầu hết các quy định của TPP/Mục E (vd như Điều 18.31, 18.33, 18.35, ...) không mang đến thách thức cho Việt Nam vì chúng không nâng cao mức độ bảo hộ hiện tại ngoài một số điều có thể phải sửa đổi để đưa thêm cơ sở cho việc từ chối, phản đối và hủy bỏ theo quy định của TPP nhằm bảo hội những nhãn hiệu có trước. Điều thú vị là Hiệp định Lisbon về bảo hộ quốc tế đối với Tên gọi Gốc không nằm trong số những hiệp ước mà các Bên phải thông qua trước khi gia nhập TPP (xem Điều 18.7). Mặt khác, phạm vi và mức độ chi tiết của Điều 6/ EVFTA có thể đòi hỏi Việt Nam thực hiện một số sửa đổi về pháp luật và thể chế. Lấy vị dụ như Điều 6(3) và 6(4) đưa ra một danh mục các GI nằm trong Phụ lục GI-I, Phần A và B, mà các Bên phải công nhận và bảo hộ. Danh mục này có thể được điều chỉnh kịp thời bằng cách bổ sung GI (theo thủ tục không phản đối) hoặc loại bỏ GI (do chúng không còn được bảo hộ tại quốc gia xuất xứ). Nội dung Điều 6.5(1) và (4) dựa trên Điều 22 và 23 của Hiệp định TRIPS và do vậy đã được lồng ghép trong Luật của Việt Nam (xem Điều 79 và 80). Tuy nhiên, đoạn (2) và (3) tạo ra một hệ thống mới điều chỉnh việc sử dụng các GI và các tên đồng âm. Trong Luật Việt Nam chưa có một hệ thống như vậy và nó cần phải được thiết lập. Những cân nhắc tương tự đối với nội dung của Điều 6.5(5). Điều 6.5(a) quy định một số ngoại lệ mới có liên quan tới những GI cụ thể của EU được liệt kê trong Phụ lục GI-I. Đặc biệt, những đối tượng sử dụng trung thực của Việt Nam đã dùng những dấu hiệu giống hệt với các GI kể trên có thể tiếp tục sử dụng chúng tại Việt Nam với một số điều kiện nhất định. Cũng trong trường hợp này, hệ thống sẽ cần phải được tạo lập. Ngoài ra, tên người tương ứng với các GI có thể được sử dụng trong kinh doanh trừ khi chúng gây hiểu nhầm cho công chúng. Trái với Điều 18.32 của TPP đưa ra nhiều ví dụ về việc GI có thể bị hủy bỏ nếu có mâu thuẫn mới nhãn hiệu hàng hóa, Điều.6.7 của EVFTA quy định mối quan hệ giữa nhãn hiệu hàng hóa và GI chỉ đơn giản bằng cách chỉ ra rằng chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa nộp hồ sơ hoặc đăng ký trước khi tham gia Hiệp định TPP đối với một GI cụ thể thì có thể tiếp tục sử dụng nhãn hiện đó. Điều 6.8 của EVFTA yêu cầu các Bên đảm bảo thực thi bảo hộ GI, có thể thông qua những hành động quản lý, đối với bất kỳ người nào sản xuất, chuẩn bị, đóng gói, dán nhãn mác, bán hay nhập khẩu hoặc quảng cáo một loại hàng hóa thực phẩm giả, gây nhầm lẫn hoặc lừa dối hoặc có khả năng tạo ra những ấn tượng sai lầm về xuất xứ của loại hàng hóa đó. Xem thêm về các cơ chế quản trị và hợp tác cụ thể được quy định trong Điều 6.10 và 6.11 (như mô tả ở trên). 162 BẰNG SÁNG CHẾ VÀ THỬ NGHIỆM BÍ MẬT HOẶC CÁC DỮ LIỆU BÍ MẬT KHÁC (GIỚI THIỆU) Mục F/TPP; điều 8 & 9 EVFTA Mục F trong TPP, bao gồm cả ba tiểu mục, cùng với những quy định tương ứng trong EVFTA (Điều 8 và 9) trình bày một trong những phần nhạy cảm nhất trong hai hiệp định thương mại tự do này đối với Việt Nam, từ quan điểm luật pháp, thể chế, kinh tế và phát triển. Nói cách khác, một số yêu cầu mới do TPP và EVFTA đưa ra vượt khỏi phạm vi những yêu cầu của TRIPS và ngụ ý cần sửa đổi một số phần liên quan trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, và đặc biệt là những quy định liên quan tới bằng sáng chế và bí mật thương mại. Cuối cùng, một số quy định mới có thể gây ra những tác động gián tiếp đối với những ngành kinh tế được lựa chọn của Việt Nam, như các ngành dược, nông nghiệp hoặc kinh doanh nông nghiệp. BẰNG SÁNG CHẾ Mục F, tiểu mục a/TPP; điều 8/EVFTA Những quy định sau đây có thể yêu cầu các thay đổi và điều chỉnh về thể chế và luật pháp. - Những đối tượng được cấp bằng sáng chế: nhìn chung đoạn 3 của TPP Điều 18.37 áp dụng phương thức tiếp cận đưa ra tại Điều 27.2 và 27.3 của TRIPS. Điều 59 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, phù hợp với TRIPS, cung cấp một danh mục những đối tượng được cấp bằng sáng chế, như so với Điều 18.37. Điều này có nghĩa là Điều 59 có thể cần được điều chỉnh và danh mục các đối tượng không được cấp bằng sách chế sẽ theo đó giảm xuống, chỉ còn duy trì cho nội dung tại Điều 59(6) và (7). - Đoạn 2 của điều này trình bày một bước ngoặt đáng kể trong tranh luận quốc tế liên quan tới bằng sáng chế của những cách sử dụng mới của các sản phẩm đã biết, những phương thức và quy trình sử dụng mới của những sản phẩm đã biết. Quy định này trình bày rõ ràng rằng các Bên phải công nhận được cấp bằng sáng chế cho ít nhất một trong số các đối tượng nói trên nếu chúng tuân thủ ba đặc điểm pháp lý đối với thời hạn hiệu lực của bằng sáng chế (tính mới của sáng chế, bước phát minh và tính ứng dụng công nghiệp). Trong khi không có yêu cầu sửa đổi luật pháp nào với Việt Nam, những bên liên quan trong nước không chỉ cần được đào tạo mà còn phải được nâng cao nhận thức về những hậu quả tiềm ẩn về mặt tiếp cận tới những sản phẩm và quy trình được cấp bằng sáng chế đã lựa chọn. - Khái niệm và cách diễn giải về “tính mới của sáng chế”, “tính ứng dụng công nghiệp “ và “bước phát minh” được đưa ra trong chú thích cuối trang 30 của Điều 18.37 trong TPP là phù hợp với Điều 60, 61 và 62 trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Thời gian gia hạn: Điều 18.38/TPP đưa ra cho toàn bộ các quốc gia 12 tháng gia hạn, trong thời hạn đó nhà phát minh có thể công bố phát minh của mình với công chúng mà không làm hỏng sáng chế mới của mình, với điều kiện rằng có áp dụng bảo hộ bằng sáng chế trong vòng 12 tháng kể từ lần công bố đầu tiên. Quy định này có thể là một thách thức đối với Việt Nam do không có quy định về 12 tháng gia hạn như vậy. Khuyến nghị nên sửa đổi Điều 60 (Tính mới của sáng chế), đoạn (b) đã có sẵn quy định rằng tính mới của sáng chế không bị tổn hại nếu sáng chế đó được công bố dưới dạng trình bày khoa học bởi người có quyền đăng ký sáng chế và nếu như chủ quyền sở hữu nộp hồ sơ đăng ký trong vòng 6 tháng sau khi sự kiện này diễn ra. Việt Nam sẽ phải đánh giá cẩn thận những gợi ý chính sách này để áp dụng 12 tháng gia hạn, trên thực tế là nới rộng bảo hộ bằng sáng chế thêm một năm. Điều này rõ ràng được các nhà phát minh và nhà đầu tư ủng hộ vì nó có thể đóng góp vào việc thúc đẩy nghiên cứu & phát triển và đổi mới. Mặt khác, nó không chỉ làm cho các sản phẩm được cấp bằng sáng chế trở nên đắt đỏ trong một thời gian dài hơn mà đương nhiên đưa ra vài vấn đề về sự “chắc chắn” về mặt pháp lý (sẽ cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu). - Các Ngoại lệ: phần văn bản thuộc Điều 18.40/TPP giống với những từ ngữ được sử dụng cho Điều 30 của TRIPS. Điều 125(2)(a) của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê danh mục các ngoại lệ cụ thể đối với quyền về bằng sáng chế ví dụ như sử dụng cho mục đích cá nhân, sử dụng cho mục đích phi thương mại, sử dụng cho mục đích đánh giá, nghiên cứu (còn gọi là “ngoại lệ nghiên cứu”), giảng dạy, kiểm tra, sản xuất thử nghiệm để thu thập thông. Khuyến nghị sửa đổi điều này bằng cách bổ sung nội dung của Điều 18.40. 163 - Giấy phép Bắt buộc: Điều 18.41 không làm thay đổi cơ chế cấp giấy phép bắt buộc quy định tại Điều 31 of TRIPS, và do vậy nó không đòi hỏi phải có thay đổi pháp luật liên quan tới Điều 146 và 147 vê Giấy phép Bắt buộc trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cũng như vậy, Điều 8.2 của EVFTA lặp lại tầm quan trọng của Tuyên bố Doha và nghĩa vụ của các Bên đối với Quyết định Đại hội đồng của WTO ngày 30/8/2003. - Bổ sung, sửa đổi và theo dõi: quy trình đăng ký đưa ra tại Điều 108 và 109 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với yêu cầu của Điều 18.43 trong Chương 18/TPP (xem chi tiết tại Điều 109(3)(d)). - Công bố bằng sáng chế: Điều 18.44/TPP yêu cầu các bên công bố hồ sơ đăng ký bằng sáng chế trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp hoặc ngày ưu tiên (nghĩa là trước khi cấp bằng sáng chế), và đưa ra những cơ chế để người nộp hồ sơ đăng ký yêu cầu công bố sớm về phát minh của họ. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện đã tuân thủ những yêu cầu này. Điều 110(2) quy định việc công bố bằng sáng chế trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hoặc từ ngày ưu tiên và cho phép người nộp hồ sơ yêu cầu công bố sớm hồ sơ đăng ký. Ngoài ra, điều 18.45 đưa ra loại thông tin tối thiểu cần công bố thông qua việc công bố bằng sáng chế (được nộp hồ sơ đăng ký hoặc được cấp). Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không liệt kê loại thông tin phải được công bố và cần xác định thêm xem thông lệ hiện nay đã phù hợp với những yêu cầu nâng cao cua TPP hay chưa. - Đơn giản hóa và phát triển thủ tục đăng ký bằng sáng chế: Điều 8.1 của EVFTA yêu cầu các Bên cải tiến quy trình đăng ký bằng sáng chế của họ bằng cách “sử dụng Hiệp ước Luật Bằng sáng chế…để tham khảo”. Nó có thể mang lại một thách thức cho Việt Nam và đặc biệt là NOIP, cũng với cân nhắc rằng không có giai đoạn quá độ cho điều này và tại thời điểm này chưa thể đăng ký bằng sáng chế trực tuyến. - Điều chỉnh Kỳ hạn Bằng sáng chế: Điều 18.46/TPP thể hiện một trong những phát triển lớn nhất so với những yêu cầu hiện nay trong Hiệp định TRIPS. Đoạn 3 của điều này đòi hỏi cac Bên cung cấp các công cụ để điều chỉnh kỳ hạn bảo hộ trong trường hợp “chậm trễ bất hợp lý”175 của các Cơ quan Cấp Bằng sáng chế Quốc gia trong quá trình thẩm tra của họ. Đoạn 3 cùng với chú thích cuối trang 38, cung cấp định nghĩa “chậm trễ bất hợp lý” . Luật về bằng sáng chế của Việt Nam (Điều 93(2)) không có một cơ chế như vậy, và do đó cần phải được tạo lập. Những hệ quả kinh tế và phát triển của các quy định này là hiển nhiên: mặt khác, các nhà phát minh có thể được khích lệ lớn hơn để xây dựng sản phẩm/quy trình mới vì họ được hưởng thời hạn bảo hổ dài hơn. Mặt khác, những sản phẩm được cấp bằng sáng chế có thể vẫn đắt giá hơn trong một thời gian dài hơn vì việc không nắm giữ bản quyền sẽ bị trì hoãn. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng quy định tại Điều 18.46 của TPP sẽ không được áp dụng thường xuyên tại Việt Nam vì việc cung cấp dịch vụ công cộng trong lĩnh vựa sở hữu trí tuệ (bao gồm cả những dịch vụ liên quan tới quy trình cấp bằng sáng chế) được quy định chặt chẽ theo Điều 119(1) và (2)(a), sửa đổi năm 2009. Điều này (theo bản sửa đổi) quy định một thời hạn 18 tháng để kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp bằng sáng chế kể từ ngày công bố hoặc ngày yêu cầu kiểm tra chính thức nếu hồ sơ được nộp sau ngày công bố. Ngoài ra, Việt Nam đã đàm phán một thời hạn 3 năm kể từ khi TPP có hiệu lực trên lãnh thổ của mình để tuân thủ theo nghĩa vụ mới này (xem Điều.18.83(4)(f)(v)). Thời gian quá độ này được kéo dài tới 5 năm trong trường hợp bằng sáng chế có liên quan tới các sản phẩm nông hoăc hoặc dược phẩm. THỬ NGHIỆM BÍ MẬT HOẶC CÁC DỮ LIỆU BÍ MẬT KHÁC: CÁC BIỆN PHÁP LIÊN QUAN TỚI CÁC SẢN PHẨM NÔNG HÓA Mục F, tiểu mục b/TPP; điều 9 EVFTA Điều 18.47 của TPP vượt ra ngoài phạm vi của TRIPS và trên thực tế có quy định một loại mới của quyền sở hữu trí tuệ: 10 năm độc quyền cho thử nghiệm bí mật và các dữ liệu bí mật liên quan tới tính an toàn và/hoặc hiệu quả của các sản phẩm nông hóa khi nộp hồ sơ vì mục đích cấp phép lưu hành hoặc vệ sinh. Một quy định tương tự nằm trong EVFTA, tại Điều 9(1)(B) quy định rằng thời hạn 175 Cần lưu ý rằng Điều 8.3 của EVFTA quy định về gia hạn kỳ hạn bảo hộ bằng sáng chế trong trường hợp “chậm trễ bất hợp lý” trong quá trình cấp phép kinh doanh lần đầu, nên đưa về Điều 9 sẽ tốt hơn Điều 8 vì nó không nói tới sự chậm trễ trong thủ tục cấp phép kinh doanh của các Cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia mà nói về chậm trễ có thể quy cho cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về cấp giấy phép kinh doanh trên cơ sở kiểm tra lâm sàng và thông tin được công bố. 164 độc quyền này phải kéo dài ít nhất 5 năm. Điều thú vị là loại độc quyền này đã nằm trong khung pháp luật của Việt Nam. Điều 128(2) quy định độc quyền 5 năm cho các thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật. Do vậy, Việt Nam chỉ cần sửa đổi điều này để tăng thời hạn độc quyền dữ liệu từ 5 lên thành 10 năm để phù hợp với các yêu cầu của TPP (với cân nhắc rằng Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ theo EVFTA). Trong bối cảnh này, Việt Nam đã đàm phán thành công một giai đoạn quá độ 5 năm từ khi TPP có hiệu lực trên lãnh thổ của mình theo đúng nghĩa vụ này (xem Điều.18.83(4)(f)(vi)). Tác động tiềm ẩn của quy định này đối với ngành nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam là hiển nhiên: trong khi một mặt thời hạn độc quyền dữ liệu kéo dài thêm sẽ chắc chắn là một khích lệ thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, cũng như khuyến khích nhà đầu tư trong ngành này, mặt khác một số hóa phẩm liên quan tới nông nghiệp sẽ vẫn đắt đỏ và khó tiếp cận trong một thời gian dài kể cả khi không có bằng sáng chế. Vì mục đích này, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam đưa vào Luật sở hữu trí tuệ quốc gia một quy định dựa trên ngôn từ của TPP và Điều 18.47(3) phần chú thích cuối trang, theo đó một sản phẩm hóa nông mới là một sản phẩm có chứa một chất hóa học mà chưa từng được phê duyệt trong lãnh thổ của Bên đó để sử dụng trong một sản phẩm hóa nông. Các thông tin và giải thích được cung cấp khi có yêu cầu. THỬ NGHIỆM BÍ MẬT HOẶC CÁC DỮ LIỆU BÍ MẬT KHÁC: CÁC BIỆN PHÁP LIÊN QUAN TỚI SẢN PHẨM DƯỢC Mục F, tiểu mục c/TPP; điều 9 EVFTA Các quy định liên quan tới bảo hộ sản phẩm dược có lẽ là những phần gây tranh cãi và nhạy cảm nhất trong hai hiệp định tự do thương mại này. Những đoạn sau đây nỗ lực xác định và mô tả những đặc điểm chính được quy định cho khía cạnh này trong TPP và EVFTA. Điều chỉnh Kỳ hạn Bằng sáng chế: thể theo Điều 18.46 Chương 18, Điều 18.48/TPP yêu cầu rằng các Bên “cho phép điều chỉnh kỳ hạn bằng sáng chế để bồi thường cho chủ sở hữu bằng sáng chế đối với cắt giảm bất hợp lý của thời hạn hiệu quả của bằng sáng chế do quá trình cấp giấy phép lưu hành”. Không có định nghĩa về “cắt giảm bất hợp lý”. Mặt khác, Điều 8.3 của EVFTA có một điều khoản tương tự yêu cầu gia hạn kỳ hạn bảo hộ trong trường hợp “chậm trễ bất hợp lý” trong thủ tục cấp phép lưu hành lần đầu. Trong trường hợp này, chú thích cuối trang 23 định nghĩa về “chậm trễ bất hợp lý” như một sự chậm trễ trong lần hồi đáp đầu tiên với người nộp hồ sơ đăng ký trên 24 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký. Điều 8.3 cũng lượng hóa “bồi thường” thành lượng thời gian được công nhận cho chủ sở hữu bằng sáng chế: 2 hoặc 5 năm (và cụ thể hơn, trong trường hợp chậm trễ kéo dài trên 5 năm, mức bồi thường sẽ là khoảng chênh lệch giữa ngày cấp bằng sáng chế với ngày nộp đơn, trừ đi 5 năm 176). Luật về Bằng sáng chế của Việt Nam (Điều 93(2)) không cho phép kéo dài kỳ hạn bảo hộ bằng sáng chế, do đó cần phải được xây dựng với những hệ quả nêu ở trên. Về mặt này, cần lưu ý rằng thời hạn được quy định trong Điều 119 chỉ nói đến khoảng thời gian thực hiện dịch vụ liên quan tới việc cấp bằng sáng chế và xử lý các quyền sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa...), và cũng không liên quan tới khoảng thời gian làm thủ tục cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, từ rà soát hồ sơ có thể thấy rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả và kịp thời. Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam đã đàm phán được một giai đoạn quá độ 5 năm từ khi TPP có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia để tuân thủ theo nghĩa vụ mới này (xem Điều.18.83(4)(f)(viii)). Trong bối cảnh này, điều thú vị là trong khi EVFTA quy định gia hạn bảo hộ bằng sáng chế trong trường hợp chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành, TPP bảo hộ cho người đăng ký cấp bằng sáng chế và chủ sở hữu bằng sáng chế đối với cả chậm trễ về quá trình cấp bằng sáng chế (tại Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia) và thủ tục cấp phép lưu hành, được thực hiện trong trường hợp của Việt Nam bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm. Kết quả là, tổng kỳ hạn cho bảo hộ bằng sáng chế có thể tăng lên đáng kể. Về những hệ quả của việc gia hạn kỳ hạn bảo hộ bằng sáng chế, hãy xem Mục về sản phẩm hóa nông ở trên và cân nhắc thêm rằng trong trường hợp này, đời sống con người có thể đe dọa. Sẽ cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu. 176 Khó có thể hiểu đầy đủ nội dung của quy định này vì dẫn chiếu tới chú thích cuối trang số 15 là không chính xác. 165 Độc quyền Dữ liệu: cùng với điều Điều 18.47 của TPP và Điều 9 of EVFTA, Điều 18.50 và 18.52 của TPP vượt ra khỏi phạm vi của TRIPS và trên thực tế đã quy định một loại quyền sở hữu trí tuệ mới bảo hộ các sản phẩm dược ngoài bằng sáng chế và độc lập so với bằng sáng chế. Độc quyền này kéo dài: i. 5 năm từ lần cấp phép lưu hành hoặc vệ sinh đầu tiên cho thử nghiệm bí mật hoặc các dữ liệu bí mật khác liên quan tới an toàn và/hoặc hiệu quả của sản phẩm dược mới (như định nghĩa tại Điều 18.53/TPP). ii. 3 năm trong trường hợp thông tin lâm sàng liên quan tới sản phẩm được cấp phép lưu hành trước đó có bao gồm chỉ số mới, công thức mới hoặc phương thức quản lý mới. 8 năm kể từ khi cấp phép lưu hành hoặc vệ sinh lần đầu trong trường hợp bí mật thử nghiệm iii.  hoặc dữ liệu liên quan tới an toàn và/hoặc hiệu quả của sinh phẩm mới (nghĩa là sản phẩm chứa một loại protein được sản xuất sử dụng các quy trình công nghệ sinh học cho loài người sử dụng để phòng chống hoặc chữa trị một loại bệnh). Thay vào đó, các Bên được cho phương án để hạn chế độc quyền dữ liệu trong thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, kỳ hạn này có thể phải được bổ trợ bằng những quy định hoặc biện pháp kinh doanh khác để đảm bảo một giai đoạn bảo hộ có thể so sánh được với sự gia lập cùng loại vào thị trường. Xem Điều 18.52 để có thêm chi tiết. Các Bên được tự do đưa ra thời hạn bảo hộ dài hơn cho mỗi loại nêu trên và đây là trường hợp xảy ra tại nhiều quốc gia phát triển. Lấy ví dụ, tại Mỹ kỳ hạn bảo hộ dữ liệu cho sinh phẩm lên tới 12 năm. Đây chính là lý giải chính tại sao các doanh nghiệp dược của Mỹ phàn nàn về kết quả quả TPP. Như đối với trường hợp các sản phẩm hóa nông, loại độc quyền này đã tồn tại một phần tròn khung pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Điều 128(2) quy định độc quyền dữ liệu và thử nghiệm lâm sàng 5 năm được nộp để được cấp lưu hành cho sản phẩm dược. Tuy nhiên, quy định này sẽ cần được sửa đổi có tính đến 3 phân loại độc quyền dược phẩm và những kỳ hạn độc quyền tương ứng. Xét thấy rằng EVFTA không quy định về kỳ hạn độc quyền ngắn hạn 3 năm cho thông tin lâm sàng liên quan tới sản phẩm dược được cấp phép từ trước đó có chứa một chỉ số mới, công thức mới hoặc phương thức quản lý mới, theo logic thì Việt Nam chỉ có thể tuân thủ những nghĩa vụ đặt ra trong các Hiệp định tự do thương mại bằng cách quy định độc quyền dữ liệu 5 năm cho thông tin bí mật loại này. Liên kết Bằng sáng chế: Điều 18.51 của TPP yêu cầu cac Bên phải thiết lập một hệ thống gọi là “Liên kết Bằng sáng chế”. Hệ thống này được thiết kế để củng cố thêm cho việc bảo hộ phù hợp với sản phẩm dược, song song với bảo hộ bằng sáng chế, sau khi đã hết hạn độc quyền dữ liệu. Hệ thống Liên kết Bằng sáng chế được dựa trên Đạo luật Hatch-Waxman của Hoa Kỳ, trong đó yêu cầu rằng nếu như một nhà sản xuất cùng loại, sau khi hết hạn độc quyền dữ liệu, muốn tham gia vào một thị trường nào đó nơi sản phẩm gốc có thể so sánh vẫn đang được bảo hộ bởi một bằng sáng chế thì nhà sản xuất đó có nghĩa vụ thông báo cho người chủ sở hữu của bằng sáng chế và giải quyết mọi tranh chấp tiềm tàng liên quan tới khả năng vi phạm bằng sáng chế của sản phẩm cùng loại. Theo Đạo luật Hatch-Waxman, nếu như chủ sở hữu của bằng sáng chế tuyên bố rằng bằng sáng chế của mình đang bị nhà sản xuất cùng loại vi phạm, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ sẽ ra lệnh tự động đình chỉ 30 tháng đối với việc gia nhập thị trường liên quan của sản phẩm cùng loại. Chỉ sau khi có quyết định của tòa án tuyên bố rằng không có sự vi phạm thì nhà sản xuất cùng loại mới được phép tham gia vào thị trường được bàn đến. Một hệ thống giống như vậy nhưng ít chi tiết hơn tồn tại trong Đạo luật Thông tin và Cạnh Tranh giá Sinh phẩm đối với sinh phẩm. Cũng trong trường hợp này, nhà sản xuất cùng loại muốn tham gia một thị trường cần phải thông báo cho người chủ sở hữu bằng sáng chế và giải quyết mọi tranh chấp tiềm tàng trước khi đưa các sản phẩm cùng loại của mình vào thị trường. Nhật Bản, Canada và Singapore có ở hữu hệ thống tương tự. Điều 18.51 của TPP đòi hỏi các Bên phải thiết lập một hệ thống “Liên kết Bằng sáng chế” đơn giản hóa, tại đó chủ sở hữu bằng sáng chế được thông báo về dự định của nhà sản xuất cùng loại tham gia thị trường nơi bằng sáng chế của họ đang được bảo hộ, và những thủ tục để giải quyết nhanh chóng các tranh chấp về bằng sáng chế. Việt Nam hiện không có một hệ thống Liên kết bằng sáng chế có thể so sánh được và quốc gia sẽ phải tạo ra hệ thống đó. Trong bối cảnh này, Việt Nam đã đàm phán một giai đoạn quá độ 3 năm từ khi TPP có hiệu lực tại lãnh thổ quốc gia để thiết lập hệ thống Liên kết Bằng sáng chế của riêng mình (xem Điều.18.83(4)(f)(vii)). 166 Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng theo quy định tại Điều 18.54, những khoảng thời gian đưa ra tại Điều 18.47 (đối với các sản phẩm hóa nông), 18.50 (đối với các sản phẩm dược) và Điều 18.52 (đối với sinh phẩm) không được phép thay đổi hoặc cắt ngắn trong trường hợp chấm dứt bảo hộ bằng sáng chế (vd: bằng sáng chế bị từ bỏ hoặc hủy bỏ) trước khi hết hạn. Trong bối cảnh này, cần phải ghi nhớ rằng, trái với bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ mới này (độc quyền dữ liệu) không phải có giấy phép bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp liên quan tới tình trạng y tế quốc gia. Điều 18.83(4)(f)(xxiii) và (xxvi) Mục K quy định rằng Việt Nam sắp xếp một giai đoạn quá độ 10 năm kể từ khi TPP có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia để tuân thủ những nghĩa vụ mới này nhằm điều chỉnh cơ chế độc quyền dữ liệu của mình như yêu cầu tại Điều 18.50 và 18.52. Giai đoạn quá độ này có thể được gia hạn theo như cơ chế được mô tả tại chú thích cuối trang của điều này. Những quy định khác về bảo hộ sản phẩm dược và hóa nông nằm trong Mục I/TPP và Mục C/ EVFTA (xem ở dưới) liên quan tới thực thi các quyền sở hữu trí tuệ. Về mặt này, nên lưu ý rằng TPP đòi hỏi các biện pháp hình sự đối với việc lấy cắp những bí mật thương mại (nghĩa là bảo hộ dữ liệu và độc quyền dữ liệu). Thêm vào đó, nó còn quy định các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự và biên giới đối với việc xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa. Tương tự như vậy, giai đoạn gia hạn 12 tháng (như mô tả ở trên) trong khi các nhà phát minh có thể công bố kết quả nghiên cứu của họ mà không làm ảnh hưởng tới tính mới của phát minh có thể sẽ cung cấp một công cụ có giá trị cho những doanh nghiệp dược để họ kéo dài thêm một năm thời hạn bảo hộ những sản phẩm dược phẩm được cấp bằng sáng chế của họ. Chính phủ Việt Nam có thể phải đánh giá cẩn thận tác động của quy định này, không chỉ đối với ngành dược hiện nay mà còn đối với khả năng tiếp cận và khả năng đạt đủ điều kiện của các sản phẩm dược và những phiên bản cùng loại của chúng chung. Mục “Kết luận và Kiến nghị” có những giải thích cặn kẽ hơn. Sẽ cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu. Hình minh họa dưới đây sẽ cho thấy những cơ chế khác nhau do EVFTA và đặc biệt là TPP đặt ra nhằm đẩy mạnh bảo hộ sản phẩm dược. Các sản phẩm dược phẩm: bảo hộ mạnh hơn Gia hạn giấy phép độc quyền nếu bị trì hoãn vô lý Gia hạn giấy phép độc quyền Dữ liệu độc quyền: nếu bị rút ngắn vô lý 3-5 -8 năm Không bắt buộc Liên kết độc quyền đăng ký cấp phép DƯỢC PHẨM Ân hạn 12 tháng + các quyền sử dụng mới Không lệ thuộc độc quyền Các biện pháp hình sự đối với TS và TM THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP Mục G/TPP; điều 7/ EVFTA Như đối với trường hợp GI, vấn đề thiết kế công nghiệp cũng được đưa vào bằng một cách rất khác biệt bởi TPP và EVFTA. Trong khi TPP chỉ có hai điều ngắn gọn về chủ đề này (một trong số đó là quy định đối với nghĩa vụ không bắt buộc), EVFTA lại cung cấp một bộ nguyên tắc rất chi tiết và rộng, có thể đòi hỏi có sự thay đổi pháp luật và thể chế đối với Việt Nam. Liên quan tới TPP, chỉ có một vấn đề lớn mà Chính phủ Việt Nam cần ghi nhớ là Điều 18.55 quy định rằng bảo hộ thiết kế công nghiệp chỉ có đối với những thiết kế được thể hiện “trong một phần 167 của một vật phẩm”. Quy định này dường như ngụ ý rằng những phụ tùng thay thế do đó cũng có thể được bảo hộ (cần được kiểm tra lại), là có mâu thuẫn với ngôn từ hiện có tại Điều 64(3) của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và với 7.2(2) của EVFTA, có quy định rằng phụ tùng thay thế chỉ được bảo hộ nếu nó vẫn được nhìn thấy trong quá trình sử dụng bình thường và chỉ khi nào những đặc điểm nhìn thấy được tuân thủ đúng các yêu cầu về hiệu lực đối với thiết kế công nghiệp. Sự khác biệt rõ ràng giữa những yêu cầu của TPP và EVFTA này có thể đem đến thách thức cho Việt Nam. Ngoài ra, Điều 18.56 của TPP đòi hỏi các Bên phải “cân nhắc thận trọng” việc gia nhập Đạo luật Geneva 1999 của Hiệp định Hague. Ngược lại, Điều 7.1 của EVFTA lại yêu cầu tất cả các Bên bắt buộc phải gia nhập Hiệp định Hague (với một giai đoạn quá độ 2 năm). Việt Nam hiện chưa là thành viên của Hiệp định này. Tuy nhiên, tương tự các nước ASEAN khác, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc thảo luận đưa đến việc gia nhập vào hiệp ước này trong tương lai gần. Điều 7.2 của EVFTA quy định rằng các thiết kế phải được bảo hộ nếu 1) được tạo ra một cách độc lập, 2) có tính mới, và/hoặc 3) là thiết kế gốc. Điều 63 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê những đặc điểm pháp lý của thiết kế công nghiệp như sau: 1) có tính mới, 2) có tính sáng tạo, và 3) có khả năng ứng dụng trong công nhiệp. Cần phải xác định xem liệu hai khái niệm “được tạo ra một cách độc lập” và “có tính sáng tạo” có được coi là tương đương hay không. Nếu đúng như vậy, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có thể không cần phải sửa đổi điều này. Tuy nhiên, từ phân tích sơ bộ, có thể tranh luận rằng hai khái niệm không tương đương và do đó Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Điều 63) cần phải được sửa đổi. Điều 7.3(4) liệt kê các độc quyền liên quan tới bảo hộ thiết kế công nghiệp. Danh mục này có vẻ tương ứng với nội dung của Điều 124(2) trong Luật Việt Nam, do vậy không yêu cầu sửa đổi. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ NHỮNG QUYỀN CÓ LIÊN QUAN Mục H/TPP; điều 4/EVFTA Với một số ngoại lệ, hầu hết các quy định về quyền tác giả và những quyền có liên quan có thể không mang đến thách thức cho Việt Nam. Tuy nhiên, một số quy định sau đây trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không phù hợp với những yêu cầu nâng cao của Chương 18/TPP và 12/ EVFTA về quyền tác giả và những quyền có liên quan: - Các định nghĩa: Điều 18.57 của TPP cung cấp một danh mục lớn các định nghĩa. Những định nghĩa này nhiều hơn và thường chính xác hơn so với những định nghĩa trong Điều 4 (mục (7) tới (11)) của Luật Việt Nam. Lấy ví dụ, định nghĩa về “phát sóng” trong Điều 18.57 có thể đòi hỏi có sự sửa đổi nhỏ để phù hợp với định nghĩa tương đương tại Điều 4(11) của Luật Việt Nam, nhằm bao gồm việc truyền tín hiệu mã hóa. Tương tự, định nghĩa về “truyền phát tới công chúng” và “người biểu diễn” trong TPP cần được đưa vào Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Định hình: chú thích cuối trang số 63 thuộc Điều 18.58/TPP cho phép các Bên tự do quyết định liệu bảo hộ quyền tác giả và những quyền liên quan có phụ thuộc vào định hình của tác phẩm bởi một hình thức vật chất/xác thực nào đó hay không. Việt Nam, cũng giống giống tất cả các quốc gia dân luật, không yêu cầu định hình, và như vậy không trái với những quy định Chương 18. - Quyền truyền phát tới công chúng và phân phối: Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với những quy định của TPP. Điều 20(e) đã đủ để bao trùm các yêu cầu tại Điều 18.59 của TPP, và Điều 20(d) nói một cách chi tiết về quyền phân phối. - Không thứ bậc: Điều 18.61 của TPP quy định rằng trong trường hợp ủy quyền cần sự đồng ý từ cả tác giả của tác phẩm trong một bản ghi âm và người biểu diễn hoặc nhà sản xuất sở hữu bản ghi âm đó thì người quan tâm cần phải có được toàn bộ các ủy quyền liên quan từ các chủ thể. Không có đoạn văn bản nào của Luật Việt Nam trái ngược với yêu cầu này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng phương thức tiếp cận này phải được tiếp tục trên thực tế thông qua những sáng kiến tăng cường năng lực. - Thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả và quyền liên quan: Điều 18.63 của TPP trình bày một trong số những thay đổi lớn nhất so với Hiệp định TRIPS, trong đó quy định bảo hộ tối thiểu 50 năm sau khi tác giả chết (hoặc 50 năm từ khi kết thúc năm dương lịch của bản công bố được phép trong trường hợp của thể nhân). Phương thức tiếp cận này cũng được áp dụng trong Điều 4.7 của 168 EVFTA 177 và Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 27(b). Mặt khác, Điều 18.63 của TPP tăng thời hạn bảo hộ quyền tác giả và những quyền có liên quan lên tới 70 năm sau khi tác giả chết (ít nhất 70 năm kể từ ngày kết thúc năm dương lịch của bản công bố cho phép đầu tiên, trong trường hợp thể nhân). Quy định này sẽ rõ ràng gây ra một tác động lên giá của món được bảo hộ thông qua quyền tác giả và các quyền liên quan vì chúng sẽ trở thành tài sản công cộng muộn hơn 20 năm. Trong bối cảnh này, Việt Nam đã đàm phán một giai đoạn quá độ 5 năm kể từ khi TPP có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia để tuân thủ theo nghĩa vụ mới này (xem Điều.18.83(4)(f)(ix)). - Quyền độc quyền: Trong khi Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có một danh mục lớn những quyền kinh tế liên quân tới quyền tác giả, chúng tôi khuyến nghị rằng điều này nên cân nhắc lồng ghép thêm những chi tiết có trong Điều 18.58, 18.58 và 18.60 của TPP và đặc biệt là Điều 4.2 tới 4.5 của EVFTA. - Hạn chế và ngoại lệ: Điều 18.65 của TPP và Điều 4.10 của EVFTA khẳng định phương thức tiếp cận hướng tới hạn chế và ngoại lệ như quy định tại Điều 13 của TRIPS và Công ước Bern. Điều đó gợi ý rằng Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (sửa đổi năm 2009) có thể không cần phải điều chỉnh cho phù hợp với Chương 18/TPP và Chương 12/EVFTA. Những cân nhắc tương tự cũng được áp dụng cho Điều 18.66. Tuy nhiên, trong bối cảnh sửa đổi luật, khuyến nghị bổ sung “những mục đích chính đáng” liệt kê tại Điều 18.65 cũng như những ngoại lệ kể đến tại Điều 4.10(2) trong văn bản của Điều 25. - Biện pháp bảo vệ công nghệ (TPM): 5 đoạn của Điều 18.68/TPP và Điều 4.8/EVFTA đưa ra một hệ thống hết sức chi tiết, trong đó có những biện pháp hình sự, để bảo hộ TPM (Xem Điều 18.74 đoạn 17). Cũng với cân nhắc rằng Việt Nam không là thành viên của WTC và WPPT, hiện nay hệ thống như vậy chỉ tồn tại một phần ở Việt Nam. Nó ngụ ý rằng Điều 198(1)(a) sẽ cần phải được sửa đổi và mở rộng. Việc xây dựng một hệ thống như vậy sẽ không gây ra những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, theo TPP (nhưng không có trong EVFTA), Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm từ khi TPP có hiệu lực tại lãnh thổ quốc gia để tuân thủ nghĩa vụ này (xem Điều.18.83(4)(f)(xix)). - Thông tin quản lý quyền (RMI): những cân nhắc tương tự được áp dụng đối với RMI, như Điều 18.69 Chương 18 và Điều 4.9 Chương 12 đòi hỏi các Bên phải có những hệ thống để ngăn chặn sự loại bỏ và thay thế RMI (xem Điều 18.74 đoạn 17). Trong đó bao gồm thông tin về tác giả, điều khoản và điều kiện của việc sử dụng tác phẩm…như được bổ sung vào tác phẩm (điện tử hoặc thực thể). Cũng trong trường hợp này, hệ thống pháp lý hiện hành được thành lập theo Điều 198(1)(a) của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ cần phải được nâng cấp và mở rộng để đưa thêm vào đó các chi tiết lớn hơn được quy định tại Điều 18.69 và Điều 4.9. Việc này sẽ không mang lại những hệ quả tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Ngoài ra, theo TPP (nhưng không theo EVFTA), Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm từ khi TPP có hiệu lực tại lãnh thổ quốc gia để tuân thủ nghĩa vụ này (xem Điều.18.83(4)(f)(xx)). - Quản lý Tập thể: Điều.18.70 chỉ yêu cầu các Bên công nhận tầm quan trọng của các xã hội quản lý tập thể đối với quyền tác giả và những quyền có liên quan. Theo Điều 56, Việt Nam đã sở hữu loại cơ quan này để thu nhận và phân phối tiền bản quyền. Từ một nghiên cứu sơ bộ trên internet, có vẻ như xã hội quản lý tập thể có tên là “Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam” có tồn tại và hoạt động ở Việt Nam (http://vcpmc.org/vcpmc/?ngon_ngu=en). Điều 4.12 / EVFTA quy định một nghĩa vụ đối với các Bên phải nỗ lực để thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa những tổ chức quản lý tập thể. THỰC THI Mục I/TPP; mục C/EVFTA Cả hai mục này đều có phạm vi vô cùng rộng: chúng được xây dựng dựa trên Phần III (Điều 41 tớ 61) của Hiệp định TRIPS bằng cách bao gồm toàn bộ những quy định quan trọng nhưng chúng không mở rộng mức độ bảo hộ trong những trường hợp được lựa chọn. Xét thấy rằng hiện tại việc 177 Trong bối cảnh này, cần lưu ý rằng EVFTA chỉ đưa ra một thay đổi duy nhất so với Hiệp định TRIPS là khoảng thời gian độc quyền đối với những quyền liên quan của các tổ chức phát sóng, được tăng lên từ tối thiểu 20 năm (xem Điều 14(5) của TRIPS) tới 50 năm (xem Điều 4.7(5) của EVFTA). Ngoài ra, một khoảng thời gian cụ thể cho các quyền liên quan về lần định hình phim đầu tiên đã được quy định (50 năm kể từ khi định hình hoặc công bố). 169 thực thi các quyền sở hữu trí tuệ có thể là hợp phần yếu kém nhất trong hệ sinh thái sở hữu trí tuệ của Việt Nam, nhanh cóng áp dụng những quy định phù hợp với Mục I Chương 18 và Mục C của EVFTA có thể kéo theo những nỗ lực chính sách và thể chế đáng kể của Chính phủ Việt Nam. Những quy định sau đây có thể không chỉ đòi hỏi thay đổi pháp luật mà còn có thể mang đến những thách thực thực thi cho Việt Nam (đặc biệt là về mặt năng lực của các bên liên quan), ít nhất là trong ngắn hạn: - Nghĩa vụ chung: Điều 18.71 của TPP và Điều 12 của EVFTA mô tả những đặc điểm chung mà hệ thống thực thi quốc gia cần có (vd như nhanh chóng, có biện pháp ngăn chặn, công bằng, vô tư, không tốn kém…). Những tiêu chí này dựa trên Điều 41 của TRIPS và do đó cân nhắc tới thời điểm dự thảo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, có thể tranh luận rằng hiện tại hệ thống thực thi do Chính phủ Việt Nam tạo dựng, giống với 90% các quốc gia trên thế giới, chưa đáp ứng được toàn bộ những tiêu chí này. Lấy ví dụ, khoảng thời gian kiện tụng tại tòa không thể nói là “nhanh chóng”; một số hình phạt và chế tài xử phạt theo quy định chưa đủ cao để “có biện pháp ngăn chặn”. Đang có những nỗ lực lớn để nâng cao năng lực cho tất cả các bên liên quan (trong đó có những cơ quan thực thi khác nhau), và mong rằng tình hình sẽ được cải thiện trong tương lai. Để tuân thủ theo Điều 18.71/TPP và 12/EVFTA, Việt Nam sẽ phải sửa đổi một số quy định liên quan tới thực thi quyền sở hữu trí tuệ (trong đó có Bộ luật Tố tụng Dân sự 24/2004/QH11 ngày 15/6/2004) và tiếp tục các nỗ lực tăng cường năng lực cho các bên liên quan, đặc biệt là ngành tòa án. Cuối cùng, quy định này của TPP tuyên bố rõ ràng rằng có những biện pháp thực thi khác đối với vi phạm nhãn hiện hàng hóa và quyền tác giả trong môi trường số. - Suy đoán: Điều 18.72/TPP thành lập một hệ thống suy đoán, hầu hết là không chính thức được áp dụng tại Việt Nam. Điều 23/EVFTA quy định việc suy đoán nguồn gốc tác giả hoặc quyền sở hữu. - Công bố: Điều 18.73/TPP đòi hỏi các Bên công bố quyết định cuối cùng của toàn án và thông tin về nỗ lực của họ để thực thi hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam hiện chưa đáp ứng hoàn toàn được những yêu cầu này nên sẽ phải xây dựng được một hệ thống và xác định được nguồn tài chính để chi trả cho những chi phí tương ứng. Từ quan điểm pháp luật, kết quả này có thể đạt được bằng cách sửa đổi Điều 99 trong Luật của Việt Nam quy định về công bố những quyết định cuối cùng (hành chính) liên quan tới hiệu lực của các quyền. Trong bối cảnh này, cần lưu ý rằng Điều 22 của EVFTA quy định rằng các thẩm phán phải có quyền ra lệnh công bố những chi phí của người vi phạm, của những thông tin thích hợp về quyết định cuối cùng của tòa án. - Trình tự, thủ tục và biện pháp dân sự và hành chính: Việt Nam tuân thủ hầu hết những quy định trong Điều 18.74/TPP. Tuy nhiên, Điều này có một số nghĩa vụ đòi hỏi phải sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ.Ví dụ như:  iều 204(1) và (2) và Điều 205 Luật Việt Nam đã bao gồm hầu hết nhưng chưa phải là ○○ Đ toàn bộ các tiêu chí nằm trong đoạn 3 và 9 của Điều 18.74 và Điều 20 of EVFTA với các quy định về tiêu chí đánh giá và lượng hóa một cách thích hợp để bồi thường cho người nắm giữ quyền sở hữu. Cả hai FTA này, bằng cách đòi hỏi các Bên lượng hóa những thiệt hại dựa trên tổn hại về kinh tế thực tế của người nắm giữ quyền sở hữu, đã nỗ lực giải quyết vấn đề về hình phạt dân sự thường quá nhẹ (xem Điều 205(1)(c) và (2)) và Điều 214(4) sửa đổi năm 2009). Điểm thú vị là Điều 20 của EVFTA quy định rằng trong những trường hợp cụ thể, thẩm phán có quyền phán quyết tiền bồi thường theo luật định (trong trường hợp người vi phạm có thiện chí), hoặc lượng hóa thiệt hại theo dạng một khoản trọn gói dựa trên số tiền bản quyền mà người vi phạm có thể đã phải trả nếu người đó đã đàm phán được một thỏa thuận cấp phép. Đoạn 10 của TPP và Điều 21 của EVFTA yêu cầu các Bên thành lập một hệ thống trong ○○  đó các thẩm phán có thể ra lệnh cho bên thua kiện phải trả lệ phí luật sư và các chi phí khác phát sinh do phía nguyên đơn. Điều 205 (3) của pháp luật Việt Nam đã quy định rằng tòa án có thể buộc người vi phạm phải trả “chi phí hợp lý để thuê luật sư”. Điều 17 của EVFTA cũng quy định rằng các thẩm phán có thể ra lệnh rằng các chi phí để thực hiện một số biện pháp khắc phục (ít nhất là trong trường hợp tiêu hủy các mặt hàng vi 170 phạm và các máy móc và công cụ để sản xuất chúng) sẽ do bên vi phạm gánh chịu. Đoạn 12/TPP chỉ ra rằng việc loại bỏ đơn giản một nhãn hiệu gắn một cách phi pháp là ○○  không đủ để cho phép hàng hóa đó đi vào các kênh thương mại. Đoạn13 của TPP và Điều 16 của EVFTA đòi hỏi các Bên thiết lập một hệ thống mà ở đó ○○  các thẩm phán có thể yêu cầu bên vi phạm cung cấp tên của những người có liên quan và thông tin liên quan tới vi phạm đó. ○○ Xem phần trên về những yêu cầu liên quan tới các khía cạnh thực thi TPM và RMI. - Các biện pháp tạm thời: phù hợp với Điều 18.75 /TPP và Điều 14 /EVFTA, Điều 206 tới 210 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định khả năng các thẩm phán đưa ra những biện pháp tạm thời (bao gồm việc tịch thu), cũng là phán quyết của một phía. Những Điều này có thể không cần phải sửa đổi nhiều. Tuy nhiên, Điều 14(1)(a)(ii) quy định rằng trong trường hợp vi phạm được thực hiện trên quy mô thương mại, các thẩm phán có thể ra lệnh tịch thu đề phòng hoặc phong tỏa tài khoản ngân hàng và tài sản của người đó. Trong bối cảnh này, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh Điều 207. - Các biện pháp kiểm soát biên giới: các biện pháp kiểm soát biên giới và hải quan được quy định bởi các Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (Điều 216-219 của Luật SHTT). Tuy nhiên, các văn bản của pháp luật Việt Nam sẽ phải được sửa đổi để phù hợp với mức độ cao hơn đáng kể với các chi tiết được cung cấp theo chín đoạn của Điều 18.76. Cụ thể là trái với những gì được quy định bởi TRIPS (Điều 51), đoạn 5 của Điều 18.76 đòi hỏi áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới mặc nhiên cũng đối với hàng hóa trên đường vận chuyển (điều này không được TRIPS đề cập) và hàng hóa dành cho xuất khẩu (đối với trường hợp này việc áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới là không bắt buộc theo quy định của TRIPS). Việt Nam có giai đoạn quá độ tương ứng lần lượt là 3 năm và 2 năm để tuân thủ những yêu cầu nâng cao này của TPP (xem Điều 18.83(4)(f)(x) and (xi)). EVFTA bổ sung thêm một số quy định cụ thể liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới cần được phản ánh trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể, Điều 26 yêu cầu các bên thiết lập một hệ thống mà theo đó người nắm giữ sở hữu trí tuệ có thể lưu lại quyền sở hữu trí tuệ của họ trực tiếp với các cơ quan hải quan. Điều 27 bắt buộc các cơ quan hải quan phải “chủ động xác định và nhận biết hàng gửi … trên cơ sở những kỹ thuật phân tích rủi ro”. Cuối cùng, Điều 28 xác định những lĩnh vực hợp tác trong ngành thực thi hải quan và thành lập một [Ủy ban Hải quan Đặc biệt]. Những quy định này sẽ phải được phản ánh trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Các biện pháp hình sự: Điều 18.77/TPP tạo ra một cơ chế chi tiết cho các thẩm phản đưa ra các biện pháp hình sự và quy định các chế tài xử lý hình sự. Ngoài những điểm được quy định theo Điều 61 của TRIPS, hệ thống này bao gồm những biện pháp cụ thể đối với các tác phẩm điện ảnh (đoạn 4), các tiêu chí chi tiết để đánh giá hình phạt và thiệt hại (đoạn 6), những quy tắc và điều kiện để tịch thu và tước quyền đối với những hàng hóa và thiết bị vi phạm (đoạn 6,7), kéo dài thời hạn chịu trách nhiệm hình sự đối với việc xuất, nhập khẩu những hàng hóa vi phạm (đoạn 2), đối với Bên thứ ba hỗ trợ và tiếp tay cho vi phạm (đoạn 5), và đối với các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhập khẩu và/hoặc sử dụng các nhãn hiệu hoặc bao bì có vi phạm (đoạn 3). Nó cũng đưa ra một khái niệm rộng hơn về những hành động được thực hiện “trên quy mô thương mại” (đoạn 1). Điều 212 của pháp luật Việt Nam quy định về những biện pháp xử phạt hình sự cần được sửa đổi và nới rộng để bao gồm những điều khoản này. Ngoài ra, các thẩm phán trong nước cùng những cán bộ thực thi khác cần được đào tạo về cách áp dụng các biện pháp và cơ chế xử phạt hình sự nâng cao. Cụ thể hơn, một số quy định mà Việt Nam sẽ phải áp dụng để tuân thủ theo TPP như sau: ○○ Quy định các thủ tục tố tụng và chế tài xử phạt hình sự đương nhiên cho toàn bộ các quyền sở hữu trí tuệ (trong bối cảnh này, Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm để tuân thủ với những yêu cầu nâng cao của TPP (xem Điều 18.83(4)(f)(xiii)). ○○ Quy định các thủ tục tố tụng và chế tài xử phạt hình sự đối với hàng hóa sao chép phi pháp (trong bối cảnh này Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm - xem Điều 18.83(4) (f)(xiv). ○○ Quy định các thủ tục tố tụng và chế tài xử phạt hình sự đối với các hàng hóa nhập khẩu (trong bối cảnh này Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm - xem Điều 18.83(4)(f)(xxi). ○○ Quy định các thủ tục tố tụng hình sự và chế tài xử phạt đối với máy quay kết hợp (trong 171 bối cảnh này Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm – xem Điều 18.83(4)(f)(xvii). ○○ Quy định biện pháp xử phạt hình sự đối với những vi phạm bí mật thương mại và vệ tinh mang chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa) (xem dưới đây). - Bí mật thương mại: đoạn 1 Điều 18.78/TPP đi theo phương thưc tiếp cận và ngôn từ của Điều 39 trong TRIPS. Mặt khác, đoạn hai mở rộng đáng kể phạm vi bảo hộ bí mật thương mại bằng cách quy định những trường hợp cụ thể cần phải có các biện pháp xử phạt hình sự cấp quốc gia (đặc biệt là trong trường hợp vi phạm bí mật thương mại nằm trong hệ thống máy tính và/hoặc được thực hiện qua một hệ thống máy tính). Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định về bí mật thương mại tại các Điều 84, 85, 124(4), 125(3), 127(d) và Điều 128 như đã nói ở trên. Tuy nhiên, những điều này sẽ phải được sửa đổi để phù hợp với những yêu cầu đưa ra tại đoạn 2 Điều 18.78. Trong bối cảnh này Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm để tuân thủ với những yêu cầu nâng cao của TPP –( xem Điều 18.83(4)(f)(xvii)). - Vệ tinh mang chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa: Điều 18.79/TPP quy định các biện pháp xử phạt hình sự (và dân sự) đối với những vi phạm có liên hệ tới giải mã, sử dụng và phân phối vệ tinh mang chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa không được bên nắm giữ quyền sở hữu cho phép. Hiện tại, vệ tinh mang chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa chỉ được nói đến tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vì chủ đề này rơi vào phạm vi khái niệm của sở hữu trí tuệ. Những quy định cụ thế cần được dự thảo và đưa vào Luật sở hữu trí tuệ. Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm để tuân thủ với những yêu cầu nâng cao của TPP đối với chủ đề này và quy định đối với những biện pháp hình sự cho những vi phạm vệ tinh mang chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa (xem Điều 18.83(4)(f)(xv)). - Việc sử dụng phần mềm của Chính phủ: đoạn 2 Điều 18.80/TPP yêu cầu các Bên phải áp dụng các luật, quy tắc, chính sách, hướng dẫn để quy định rằng các cơ quan của chính phủ trung ương chỉ có thể sử dụng phần mềm máy tính không vi phạm được bảo hộ quyền tác giả. Từ nghiên cứu hồ sơ cho thấy dường như Việt Nam đã thiết lập một chính sách gọi là “Phần mềm tự do nguồn mở tại Việt Nam” với mục đích thúc đẩy sử dụng phần mềm có tác quyền theo thể thức nguồn mở. Nếu không đúng như vậy, Việt Nam cần phải thiết lập chính sách đó. Theo cách khác, những quy định nêu trên có thể được đưa vào bằng cách sửa đổi các điều khoản trong luật sở hữu trí tuệ những phần nói tới quyền tác giả. Một lưu ý thú vị là quy định này dường như không được áp dụng đối với các cơ quan công cấp tỉnh và vùng. - Quy tắc ứng xử: Điều 29 của EVFTA yêu cầu các Bên khuyến khích xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho những tổ chức và cơ quan chuyên môn để đảm bảo sự tôn trọng thích đáng và thực thi đầy đủ các quyền sở hữu trí tuệ. NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET Mục J/TPP; điều xx [tbd]/EVFTA Mục J của TPP chỉ có hai điều yêu cầu các Bên tạo lập một hệ thống để các nhà cung cấp dịch vụ internet có thể chịu trách nhiệm giải trình đối với những vi phạm về sở hữu trí tuệ do Bên thứ ba thực hiện thông qua trang của họ. Những quy định tương tự cũng nằm trong Điều XX (chưa xác định) của EVFTA. Những quy định này có thể bao gồm nghĩa vụ nhanh chóng loại bỏ hoặc vô hiệu hóa truy cập tài liệu lưu trú trên các trang của họ khi phát hiện có xâm phạm (Điều.18.82 đoạn 3), và cung cấp thông tin về người vi phạm bị phát hiện (đoạn 7). Các Bên được yêu cầu đưa ra khích lệ để các nhà cung cấp dịch vụ hợp tác với người nắm quyền tác giả (Điều 18.82(1)(a)) và những hạn chế đối với khả năng ngăn cản việc cứu trợ tài chính chống lại các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Điều 18.82(1)(b)). Việc truyền tải thông tin, ghi và lưu trữ đơn giản sẽ bị coi là phi pháp trừ khi được thực hiện trong phạm vi những ngoại lệ đưa ra trong điều này. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam dường như chưa quy định về điều này và nó sẽ cần được xây dựng. Hệ thống mới này có thể gây ra tác động lên khả năng truy cập chung của thông tin vì các nhà cung cấp internet có thể buộc phải trở nên nghiêm khắc hơn về thể loại, chất lượng và số lượng thông tin, tài liệu được trình bày thông qua dịch vụ của họ. Xem tại Phụ lục 18-E quy định về các biện pháp chuyển giao, tuy nhiên không được áp dụng với Việt Nam. Sẽ cung cấp thêm giải thích nếu được yêu cầu. Việt Nam có một giai đoạn quá độ 3 năm để tuân thủ với những yêu cầu nâng cao của TPP cho vấn đề này (xem Điều 18.83(4)(f)(xii)). 172 NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG Mục K/TPP Mục này có một số giới hạn và giai đoạn chuyển giao được áp dụng cho các Bên thành viên nhất định để tuân thủ theo những mục cụ thể hoặc những quy định riêng tại Chương 18. Cá quy định liên quan tới Việt Nam thuộc đoạn (f) Điều 18.83(4). KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Như đã đề cập trong phần giới thiệu của báo cáo này, Chương 18 của TPP và Chương 12 của HỘP 2: Tóm tắt những thách thức về tuân thủ chính đối với Chính phủ Việt Nam • Gia nhập 4 hiệp ước quốc tế • Những yêu cầu về tính minh bạch và tự động hóa • Nhãn hiệu: ○○ Nhiều loại dấu hiệu được đăng ký ○○ Bảo hộ nâng cao đối với nhãn hiệu nổi tiếng ○○ Cải thiện hệ thống đăng ký cho phù hợp với Hiệp ước TLT / Singapore ○○ Tạo ra hệ thống để “phổ thông hóa” nhãn hiệu • Hệ thống Tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) • Chỉ dẫn địa lý: ○○ Bổ sung cơ sở hủy bỏ chỉ dẫn địa lý trước khi có nhãn hiệu ○○ Hệ thống nâng cao theo quy định Điều 6/EVFTA • Bằng sáng chế: ○○ Danh mục giảm bớt những chủ đề không được cấp bằng sáng chế ○○ Gia hạn bảo hộ bằng sáng chế nếu có “chậm trễ phi lý” ○○ Gia hạn bảo hộ bằng sáng chế nếu bị cắt ngắn phi lý do quá trình cấp phép lưu hành ○○ Độc quyền dữ liệu đối với các sản phẩm hóa nông (10 năm) ○○ Độc quyền dữ liệu đối với các sản phẩm dược (5, 3 hoặc 8 năm) ○○ Liên kết bằng sáng chế ○○ Cải thiện hệ thống đăng ký cho phù hợp với Hiệp ước về Luật Chứng nhận Phát minh, Sáng chế (PLT) • Thiết kế công nghiệp: ○○ Rà soát vấn đề bảo hộ phụ tùng thay thế và đặc điểm pháp lý của hiệu lực ○○ Rà soát vấn đề “tính sáng tạo” với “được tạo ra một cách độc lập” • Quyền tác giả và các quyền có liên quan: ○○ Thời hạn bảo hộ kéo dài (70 năm) • Biện pháp Bảo vệ Công nghệ (TPM) • Thông tin Quản lý Quyền (RMI) • Những thủ tục thực thi và việc thực hiện • Vệ tính mang chương trình và tín hiệu cáp mã hóa • Quy định về sử dụng phần mềm của Chính phủ • Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ Internet. EVFTA cho thấy một bước tiến đáng kể tới việc bảo hộ mạnh mẽ hơn nữa cho quyền sở hữu trí tuệ so với các khuôn khổ pháp lý quốc tế hiện có (và đặc biệt đối với Công ước Berne, Công ước Paris và Hiệp định TRIPS). Không chỉ có phạm vi lớn hơn, chúng cũng quy định các mức độ bảo hộ cao hơn. Đặc biệt là TPP còn chính xác và cụ thể hơn nữa vì có cung cấp các định nghĩa, những cách diễn giải chính thức của nhiều khái niệm. Bất chấp thực tế là Việt Nam có thể tuyên bố một cách thỏa đáng rằng mình có một hệ thống sở hữu trí tuệ tiến bộ (đặc biệt là về mặt cấp quyền sở hữu trí tuệ), còn nhiều việc cần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt để tuân thủ những thời hạn thường có tính chặt chẽ liên quan tới việc thực hiện TPP Và EVFTA. Trong đó bao gồm: 173 1. Sửa đổi khung điều chỉnh hiện hành, bao gồm việc dự thaoe và áp dựng các luật và quy chế mới; 2. Áp dụng những quy trình mới, tự động và được điều chỉnh phù hợp; 3. Củng cố các thể chế và các chủ thể liên quan (bằng cách nâng cao năng lực của nhân sự và thể chế và bằng cách tạo ra những công cụ mới...), và 4. Các sáng kiến nâng cao nhận thức nhằm giúp công chúng làm quen với hệ thống mới. Để đảm bảo thực hiện thành công Chương 18 / TPP và Chương 122 / EVFTA, khuyến nghị rằng nên thành lập một Tổ công tác sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt nhằm thiết lập các ưu tiên về bốn lĩnh vực xác định ở trên. Kế hoạch hoạt động dựa trên nhiệm vụ ưu tiên có thể hỗ trợ chi Tổ công tác trong lĩnh vực này (xem Phụ lục I). Từ quan điểm chính sách, chính phủ Việt Nam sẽ cần phải thực hiện một số lựa chọn mang tính chiến lược quan trọng. Những lựa chọn này liên hệ tới thực tế rằng những FTA mới yêu cầu áp dụng một khung luật pháp và thể chế phù hợp cho các quốc gia với những nền kinh tế mạnh mẽ và có tính chất đổi mới, có nguồn kinh phí lớn dành cho nghiên cứu và phát triển trong nước, các ngành công nghiệp phát đạt có giá trị gia tăng cao (trái với hoạt động sản xuất và lắp ghép cơ bản), trong những ngành đổi mới giàu có như IY, giải trí, thiết kế và thời trang, dược và y tế, kinh doanh nông nghiệp, năng lược tái tạo…Nói cách khác, chỉ có những quốc gia có các đặc điểm này sẽ có thể gặt hái trọn vẹn những lợi ích của cơ chế sở hữu trí tuệ nâng cao do TPP và EVFTA mang lại. Do đó, Chính phủ Việt Nam sẽ phải quyết định về các ngành mà quốc gia này muốn xúc tiến, những ngành mà quốc gia này muốn đầu tư vào bằng cách tăng cường nghiên cứu và phát triển và bằng cách đẩy mạnh và bảo vệ cho đổi mới. Lấy ví dụ, công nghiệp dược của Việt Nam hiện đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng178 .Tuy vậy, trong khi cuộc khủng hoảng gần đây đã gây tổn hại tới hầu hết các ngành kinh tế, ngành công nghiệp dược của Việt Nam lại đạt mức tăng trưởng năm 18,8% trong giai đoạn 2009-2013. Tiềm năng của ngành này còn rất lớn, đặc biệt là khi Chính phủ quyết định áp dụng những chính sách thúc đẩy nghiên cứu & phát triển và đẩy mạnh bảo hộ cho kết quả của nó ở cấp độ trong nước và quốc tế. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp của Việt Nam bắt đầu sản xuất các sản phẩm dược cải tiến và bảo vệ chúng thông qua bằng sáng chế và dộc quyền dữ liệu, việc áp dụng khung luật pháp và thể chế tuân thủ theo TPP/EVFTA tất nhiên sẽ ưu ái cho sự phát triển của ngành này. Mặt khác, nếu ngành dược phẩm Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất thuốc cùng loại, hoặc Chính phủ Việt Nam lựa chọn thúc đẩy việc sử dụng các loại thuốc cùng loại thì chế độ sở hữu trí tuệ mới và nâng cao sẽ không ủng hộ quyết định của chính sách này vì nó chắc chắn sẽ trì hoãn sự xâm nhập của thuốc cùng loại vào thị trường, và làm cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc cùng loại gặp khó khăn hơn và chắc chắn ít thành công. Chi phí của họ và theo đó là giá của họ sẽ trở nên đắt hơn, và điều này sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực về khả năng tiếp cận và khả năng chi trả cho thuốc đối với người dân bình thường. Để thúc đẩy ngành dược, Chính phủ Việt Nam có thể mong muốn giải quyết một số vấn đề chính sách và chiến lực, ví dụ như: -  Thuốc giả vẫn lan tràn ở Việt Nam do chính sách kiểm soát và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ còn tương đối khoan dung; - Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp trong nước có tiếp cận vốn hạn chế và vẫn với quy mô nho179̉ ; - Chỉ có ít doanh nghiệp trong nước tham gia vào nghiên cứu và phát triển; - Hầu hết các doanh nghiệp dược chưa ý thức hoàn toàn về cách thức khai thác một cách hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra của cải; - Việt Nam vẫn nhập khẩu dược đáng kể (hơn 60% của toàn bộ nhu cầu dược trong nước), và nguyên liệu dược đầu vào vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, gây hạn chế đối với tiềm năng của công nghiệp dược tại Việt Nam. Những cân nhắc tương tự được áp dụng cho ngành nông nghiệp. Xét đến tầm quan trọng của nông 178 Ví dụ như xem báo cáo của Vietinbank có tiêu đề “Ngành dược tại Việt Nam”, có tại: file:///C:/Users/GIULIOCESARE/Downloads/CTS+-+Pharma+Report+-+140220+(eng-short).pdf 179 Trong bối cảnh này, một lưu ý thú vị là Bộ Y tế đã và đang khuyến khích các công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển cơ sở. 174 nghiệp tại Việt Nam, hiện nay phát triển kinh tế dựa vào cả số lượng và chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Gạo, cà phê, bông, lạc, cao su, đường và chè nằm trong số những sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất tại Việt Nam. Sự tự do hoc sản xuất nông nghiệp gần đây, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Năm 2013, ngành nông nghiệp đã đóng góp khoảng 18,4% GDP của Việt Nam và mức độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp là 2,67%. Trong tương lại, cũng đối với trường hợp này, Chính phủ sẽ phải có những chính sách để thúc đẩy cải tiến hỗ trợ cho ngành kinh doanh nông nghiệp nhằm gặt hái được những lợi ích của bảo hộ sở hữu trí tuệ nâng cao mà việc áp dụng khung quy chế tuân thủ theo TPP và EVFTA mang lại. Nếu không đúng như vậy, sự đổi mới trong ngành nông nghiệp sẽ duy trì ở mức hiện tại, người dân Việt Nam và các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước sẽ chỉ “trả giá” cho khung sở hữu trí tuệ nâng cao về mặt chi phí cao hơn của những sản phẩm hóa học để phát triển nông nghiệp của họ. Cần phải thực hiện phân tích so sánh cho toàn bộ các ngành đổi mới. Như chỉ ra ở trên, việc áp dụng khung quy chế và thể chế tuân thủ TPP/EVFTA sẽ kéo theo những thách thức và cơ hội cho Việt Nam. Chính phủ có thể vốn hóa việc triển khai khung quy chế để đảm bảo cấp độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao hơn, bằng cách “quảng bá” thực tế này như một công cụ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu là trong những ngành chiến lược mà Chính phủ dự kiến chọn làm mục tiêu và thúc đẩy (đặc biệt là trong các ngành đổi mới). Ngoài các cách khác, điều này có thể đạt được thông qua các sự kiện quảng bá, diễn đàn đầu tư, quảng cáo trên phương tiện truyền thông... Trong khi yếu tố xác định trong một quyết định thực hiện đầu tư vào nước ngoài trong đa số các trường hợp là quy mô thị trường, chi phí nhân công và sự dồi dào của lao động có tay nghề, nguyên liệu thô và cơ sở hạ tầng tốt, những cân nhắc về sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với việc ra quyết định đầu tư (hoặc không đầu tư) tại một quốc gia mà còn đối với những quyết định sau này về việc duy trì tại quốc gia đó hay chuyển đi nơi khác. Trực giác cho thấy các doanh nghiệp đa quốc gia, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành chuyên sâu về sở hữu trí tuệ (như thông tin truyền thông, cải tiến, giải trí, dược/hóa…) sẽ không cảm thấy thoải mái khi mang những công nghệ của họ vào những quốc gia mà ở đó quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và thi hành một cách đầy đủ. Các tài liệu (ví dụ như như nghiên cứu của ERIA180 năm 2013 có tên là “Cải cách hệ thống Sở hữu trí tuệ để thúc đẩy FDI trong ASEAN”) chứng minh rằng các doanh nghiệp đa quốc gia của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ coi sở hữu trí tuệ là một yếu tố cốt yếu trước khi họ ra quyết định đầu tư cuối cùng. Các doanh nghiệp Châu á, ngược lại, hiếm khi coi trọng những cân nhắc về sở hữu trí tuệ trước khi đầu tư. Tuy vậy, sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề nền tảng sau khi bắt đầu đi vào hoạt động, khi sản phẩm và dịch vụ của họ bị sao chép và làm giả. Trong trường hợp đó, các doanh nghiệp thường sử dụng đến biện pháp chống đỡ và chuyển đầu tư của họ tới một quốc gia khác mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tốt hơn. Nghiên cứu nói trên cũng chỉ ra các quyền cụ thể có liên quan riêng tới nhiều loại hình công nghiệp và đầu tư. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động dựa vào bán hàng quan ngại chủ yếu tới vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và thực thi trong khi các doanh nghiệp dựa trên công nghệ thì quan tâm hơn tới bằng sáng chế, bí mật và bí quyết kinh doanh. 180 Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á. 175 PHỤ LỤC I: KẾ HOẠCH LÀM VIỆC DỰA TRÊN NHIỆM VỤ ƯU TIÊN CHỦ ĐỀ (CÁC) NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI CÓ > 1 và < 3 > 3 và < 5 >5 HIỆU LỰC Tham gia 4 hiệp ước Tham gia Hiệp ước WTC và WPPT 3 năm quốc tế Tham gia Hiệp ước Budapest 2 năm Tham gia Công ước Hague 2 năm Tổ chức và thực hiện nâng cao năng lực cho X X X X tất cả các bên liên quan về kết quả của việc tham gia/ sử dụng những hệ thống trên Tính minh bạch Công bố tất cả IPR trên mạng X Nhãn hiệu hàng hóa Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh 2 năm Mở rộng việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng X Cải thiện quy trình, thủ tục đăng ký X Phổ biến thương hiệu X Tổ chức và thực hiện nâng cao năng lực cho X X X X tất cả các bên liên quan Có thể xây dựng các chính sách hỗ trợ thương X X hiệu (đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ) CC-TLD Tăng cường bảo hộ/UDRP X Chỉ dẫn địa lý Sửa đổi các cơ sở hủy bỏ với những thương X hiệu trước đó Thiết lập hệ thống theo Điều 6 EVFT X Tổ chức và thực hiện nâng cao năng lực cho X X X X tất cả các bên liên quan Danh sách rút gọn các vấn đề không liên quan X tới bằng sáng chế Gia hạn bảo hộ nếu có “chậm trễ bất hợp lý” 3 năm 5 năm (trong trường hợp sáng chế dược phẩm hoặc sáng chế hóa nông) Gia hạn bảo hộ nếu có sự cắt giảm không hợp lý 5 năm Dữ liệu không bao gồm các sản phẩm hóa 5 năm 176 nông Dữ liệu không bao gồm các sản phẩm dược 10 năm Tạo hệ thống kết nối bằng sáng chế 3 năm Cải thiện hệ thống đăng ký X Có thể xây dựng các chính sách hỗ trợ các X X ngành mục tiêu Tổ chức và thực hiện nâng cao năng lực cho X X X X tất cả các bên liên quan KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Xem xét việc bảo hộ linh kiện X Xem xét các đặc tính pháp lý: “sáng tạo” so với X “được tạo ra một cách độc lập” Tổ chức và thực hiện nâng cao năng lực cho X X X X tất cả các bên liên quan Có thể xây dựng các chính sách hỗ trợ ngành X X thiết kế và thời trang QUYỀN SAO CHÉP VÀ Điều chỉnh định nghĩa X CÁC QUYỀN LIÊN QUAN Tăng thời hạn lên 70 năm 5 năm Mở rộng danh sách các quyền riêng biệt X Tăng cường hệ thống Biện pháp bảo vệ công 3 năm nghiệp TMP Thiết lập hệ thống thông tin quản lý quyền RMI 3 năm Tổ chức và thực hiện nâng cao năng lực cho X X X X tất cả các bên liên quan THỰC HIỆN Điều chỉnh và sửa đổi Luật tố tụng dân sự X (có thể) Thiết lập một hệ thống để công bố các phán xử X IP và thông tin về các nỗ lực thực hiện IP Sửa đổi tiêu chí lượng hóa thiệt hại X Mở rộng các biện pháp tạm thời X Cung cấp các biện pháp kiểm soát biên giới 3 năm trong quyền hạn của mình đối với hàng hóa quá cảnh 177 178 Cung cấp các biện pháp kiểm soát biên giới 2 năm trong quyền hạn của mình đối với hàng hóa xuất khẩu Thiết lập đăng ký IP tại biên giới X Nâng cao năng lực về các kỹ năng phân tích X rủi ro cho cán bộ hải quan Điều chỉnh Điều 61 về các biện pháp hình sự X (xem trang 21) Cung cấp các biện pháp hình sự đối với hàng 3 năm hóa bị sao chép bất hợp pháp và đưa ra các biện pháp hình sự trong quyền hạn của mình đối với tất cả IPR Đưa ra các biện pháp hình sự đối với hàng hóa 3 năm xuất khẩu và sao chép băng đĩa lậu Đưa ra các biện pháp hình sự đối với vi phạm 3 năm bí mật thương mại và vệ tinh chương trình và tín hiệu cáp đã được mã hóa Thực hiện các chính sách và luật của Chính X phủ về sự dụng phần mềm không vi phạm Soạn thảo và thực thi các nguyên tắc ứng xử X Nâng cao năng lực cho tất cả các bên thực X X X X hiện và nâng cao nhận thức cho cộng đồng CÁC NHÀ CUNG CẤP Tạo một hệ thống để thiết lập nghĩa vụ và trách 3 năm DỊCH VỤ INTERNET nhiệm pháp lý của họ Nâng cao năng lực cho tất cả các bên liên X X quan GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Lillyana Jaller và Martin Molinuevo, Ngân hàng Thế giới Chương về giải quyết tranh chấp của Hiệp định TPP gồm có các quy định trình bày trong Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới và các chương về giải quyết tranh chấp của những thỏa thuận thương mại song phương và vùng khác đã quy định trước đó, ví dụ Thỏa thuận Tự do thương mại khu vực Bắc Mỹ (NAFTA). Đồng thời, Chương này cũng giới thiệu một số quy định mới nhằm xây dựng một hệ thống nhanh hơn và minh bạch hơn. Các quy định này có tính toàn diện hơn so với những thỏa thuận trước đo, bao gồm cả quy định cho về cơ chế giải quyết tranh chấp cho các chương về lao động và môi trường. Tuy nhiên, không có quy định cho một số chương quan trọng của Hiệp định TPP, ví dụ về chính sách cạnh tranh và sự đồng nhất trong hệ thống pháp luật. NỘI DUNG GÌ TRONG HIỆP ĐỊNH TPP? Chương 28 đưa ra một quy trình giải quyết tranh chấp phát sinh theo Hiệp định TPP giữa các Chính phủ. Quy trình này bắt đầu bằng việc tham vấn giữa các bên. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được thông qua tham vấn, một ban hội thẩm gồm 3 người sẽ được thành lập để giải quyết vấn đề. Nếu ban hội thẩm nhận thấy rằng biện pháp đang áp dụng cho vấn đề tranh chấp không nhất quán với Hiệp định, rằng một bên không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định, hoặc rằng một biện pháp làm triệt tiêu hoặc gây phương hại lợi ích của bên nguyên đơn, sự không phù hợp/không tuân thủ, sự triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích phải bị loại bỏ trong một khoảng thời gian hợp lý. Trong trường hợp bên bị đơn từ chối tuân thủ, các quy định về bồi thường, biện pháp trả đũa, hoặc thanh toán tiền phạt sẽ được áp dụng. Mục đích của các bên tham gia thương thảo Hiệp định TPP là đạt được một hệ thống giải quyết tranh chấp hiệu quả và có thể dự đoán trước được. Hiểu rằng nếu được lựa chọn, hầu hết các bên sẽ đưa tranh chấp của họ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thay vì các toàn án thương mại vùng hoặc song phương, Điều 28.4 cho phép các bên lựa chọn diễn đàn, nhưng một khi đã đưa ra lựa chọn, các bên không thể đưa tranh chấp ra bất kỳ tòa án nào khác. Theo Điều 28.12, ban hội thẩm của Hiệp định TPP phải xem xét các diễn giải liên quan mà WTO ban hành trước đó khi xem xét đưa vào Hiệp định TPP những quy định tương tự quy định của WTO. NỘI DUNG GÌ ĐƯỢC ĐƯA VÀO? Nội dung của Chương 8 chỉ bao trùm một số chương nhất định của Hiệp định TPP. Theo đó, các quy định của Chương 28 giới hạn về việc giải quyết tranh chấp liên quan tới việc hiểu hoặc thực hiện hiệp định, tranh chấp về các biện pháp không nhất quán, và tranh chấp về sự triệt tiêu hoặc phương hại lợi ích theo Hiệp định. Hộp 1: Những nội dung bao trùm trong Giải quyết tranh chấp • Chương 2—Xử sự quốc gia và thị trường lưu thông hàng hóa • Chương 3—Quy tắc xuất xứ và Thủ tục về xuất xứ • Chương 4—Dệt may • Chương 5—Quản lý hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại • Chương 10—Thương mại dịch vụ xuyên biên giới • Chương 13—Viễn thông • Chương 15—Mua sắm Chính phủ • Chương 17—Doanh nghiệp nhà nước • Chương 18—Sở hữu trí tuệ • Chương 19—Lao động • Chương 20—Môi trường Điều chỉnh Các quy định của Chương 28 được điều chỉnh cho một số vấn đề nhất định: • Chương 7—Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch: phải giải quyết tranh chấp với Hội đồng tư vấn kỹ thuật hợp tác (CTC) của Hiệp định SPS trước khi bên nguyên đơn có thể giải quyết tranh chấp theo quy trình của Chương 28. 179 • Chương 8—Rào cản kỹ thuật đối với thương mại: không áp dụng quy trình của Chương 28 đối vì các quy định của Hiệp định TBT của WTO đã được lồng ghép vào Hiệp định TPP. • Chương 11—Dịch vụ tài chính: áp dụng Chương 9 về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên Hiệp định đối với các tranh chấp về đầu tư. Tranh chấp về các dịch vụ tài chính phi đầu tư được nêu trong Chương 28 với một số sửa đổi nhất định nhằm đảm bảo rằng ban hội thẩm có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về vấn đề tranh chấp. Đồng thời, nếu bên bị đơn đưa ra các trường hợp ngoại lệ theo Điều 11.11 trong một tranh chấp về đầu tư và hai bên không thể đạt được đồng thuận về hiệu lực của phán quyết trong vòng 120 ngày, một trong hai bên có thể yêu cầu áp dụng các quy trình của Chương 28 để đạt được quyết định về tranh chấp. • Chương 14—Thương mại điện tử: Malaysia và Việt Nam được phép không phải tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định của Chương 28 trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Ngoài ra, Việt Nam được phép trì hoãn 3 năm hoặc lâu hơn trong việc thực hiện một số nghĩa vụ nhất định về bảo hộ sở hữu trí tuệ. • Chương 26—Sự minh bạch và chống tham nhũng: Chương 28 không có quy định về giải quyết tranh chấp cho các vấn đề liên quan tới việc áp dụng và thực hiện luật chống tham nhũng, tính minh bạch và công bằng đối với sản phẩm dược và thiết bị y tế. Tranh chấp về các vấn đề khác sẽ thực hiện theo Chương 28 nếu biện pháp không nhất quán với Hiệp định hoặc bên bị đơn không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo Hiệp định. Các bên thứ ba bị ảnh hưởng được phép tham gia quá trình tham vấn và phải có sự tham gia của cán bộ ban phòng chống tham nhũng có liên quan. Tranh chấp không vi phạm Nếu một bên tin rằng mình đang bị tước mất lợi ích đáng được hưởng theo Hiệp định TPP do biện pháp của một quốc gia khác, bên này có thể đệ trình một khiếu kiện không vi phạm trong một số trường hợp nhất định cho dù biện pháp đó nhất quán với Hiệp định TPP. Quy định này áp dụng với tranh chấp nảy sinh theo Chương 2 về Xử sự quốc gia và thị trường lưu thông hàng hóa, Chương 3 về Quy tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ, Chương 4 về dệt may, Chương 5 về quản lý hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại, Chương 10 về thương mại dịch vụ xuyên biên giới, và Chương 15 về mua sắm Chính phủ. Các bên cần xem xét việc áp dụng Chương 18 về sở hữu trí tuệ vào quy định này sau khi kết thúc lệnh đình chỉ theo khiếu kiện không vi phạm theo Hiệp định TRIPS. NỘI DUNG GÌ KHÔNG ĐƯỢC ĐƯA VÀO? Mặc dù về một số khía cạnh, Chương Giải quyết tranh chấp của Hiệp định TPP có tính toàn diện hơn, chương này không bao hàm một vài vấn đề quan trọng, trong đó gồm cả một số chương có tính đột phá của Hiệp định TPP. Hộp 2: Những vấn đề Chương giải quyết tranh chấp không bao hàm • Chương 6—Biện pháp phòng vệ thương mại • Chương 9—Đầu tư • Chương 12—Nhập cảnh tạm thời đối với doanh nhân • Chương 21—Hợp tác và nâng cao năng lực • Chương 22—Tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh • Chương 23—Phát triển • Chương 24—Doanh nghiệp vừa và nhỏ • Chương 25—Sự đồng nhất trong quản lý • Tuyên bố chung về thao túng tiền tệ • Các Phụ lục của Hiệp định TPP • Một số công cụ liên quan • Diễn giải Hiệp ước Waitangi của New Zealand NỘI DUNG GÌ MỚI? Chương về giải quyết tranh chấp của TPP bao hàm nhiều vấn đề hơn các hệ thống giải quyết tranh chấp trước đó, gồm có các nội dung về môi trường, lao động, các dòng dữ liệu xuyên biên giới, và doanh nghiệp quốc doanh. Trái ngược với Tổ chức WTO nơi có một Hội đồng giải quyết tranh chấp 180 nhằm đảm bảo sự tuân thủ, Hiệp định TPP không có một tổ chức chính trị nào như vậy. Thay vào đó, các Bên cần giải quyết với nhau tất cả những vấn đề tranh chấp liên quan tới việc tuân thủ Hiệp định. Hiệp định có quy định về quy trình chỉ định một ban hội thẩm nhằm đảm bảo rằng các bên bị đơn không cản trở việc chỉ định danh sách ban hội thẩm. Cơ chế xem xét sự tuân thủ của Hiệp định được thiết lập nhằm tránh gây ra chuỗi các vấn đề khi các bên nguyên đơn và bị đơn đã tham gia giải quyết tranh chấp theo một diễn đàn khác. Bên cạnh đó, Hiệp định cho phép các bên lựa chọn diễn đàn, nhưng một khi đã đưa ra lựa chọn, các bên không thể đưa tranh chấp ra bất kỳ tòa án nào khác. Một khác biệt chính so với hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới là Hiệp định TPP không có quy định về kháng cáo. Việc này có thể khiến các bên đưa tranh chấp của họ ra WTO. Nhấn mạnh thêm tính minh bạch mà Hiệp định hướng tới, tất cả các quy trình phải được thực hiện công khai, bao gồm đệ trình tranh chấp, điều trần, và báo cáo cuối cùng. Tương tự Hiệp định Tự do thương mại Hoa Kỳ - Hàn Quốc, Hiệp định TPP cung cấp một phương pháp tuân thủ, thông qua đó bên bị đơn có thể chi trả bồi thường cho bên nguyên đơn cho những lợi tích thương mại bị tổn thất do hậu quả của biện pháp vi phạm. Các bên thống nhất với nhau về khoản tiền bồi thường. Đồng thời, Hiệp định này cũng giới thiệu một phương pháp tuân thủ mà theo đó bên vi phạm có thể chi trả trực tiếp khoản tiền phạt vào một quỹ thúc đẩy thương mại giữa các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng như WTO và NAFTA, biện pháp tuân thủ ưu tiên là điều chỉnh hoặc loại bỏ biện pháp vi phạm. Biện pháp trả đũa vẫn có hiệu lực, theo đó bên nguyên đơn có thể tạm hoãn những lợi ích mình cung cấp cho bên bị đơn theo Hiệp định. Bảng 1: So sánh các cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định TPP, WTO, và NAFTA Nội dung TPP WTO NAFTA Số lượng thành 3 3, trừ khi các bên có thống 5 viên ban hội nhất khác thẩm Thành phần ban Mỗi bên chỉ định 1 thành Ban Thư ký sẽ chỉ định Danh sách thành viên ban hội viên và nỗ lực thống nhất các thành viên ban hội thẩm thường được lựa chọn chỉ định chủ tịch ban hội thẩm với các bên có tranh theo hình thức bổ nhiệm thẩm. Nếu không thể chỉ chấp. Các bên sẽ không định danh sách thành phản đối những chỉ định viên ban hội thẩm hoặc này trừ khi có lý do thuyết các bên không thể đạt phục. Nếu các bên không thống nhất trong chỉ định thể thống nhất về danh chủ tịch ban hội thẩm thì sách thành viên, Tổng sẽ thực hiện bổ nhiệm. Giám đốc sẽ quyết định thành phần ban hội thẩm. Giới hạn về Không được mang quốc Công dân của các thành Danh sách thành viên ban hội thành phần ban tịch của bất kỳ bên tham viên thuộc bên thứ ba thẩm mà các bên tranh chấp hội thẩm gia tranh chấp nào hoặc không được làm việc cho lựa chọn bổ nhiệm là công dân của một bên thứ ba ban hội thẩm, trừ khi các của một hoặc các bên khác bên tham gia tranh chấp có thỏa thuận khác đi Bỏ phiếu Một cách lý tưởng là đạt Không áp dụng Không công bố được qua đồng thuận; nếu không thể đạt được đồng thuận, quyết định sẽ được đưa ra theo số đông 181 Quyền tài phán Tranh chấp về diễn giải Những tình huống mà một Diễn giải hoặc việc thực hiện hoặc việc thực hiện hiệp thành viên cho rằng bất các quy định của Hiệp định định; biện pháp đang áp kỳ lợi ích nào của mình NAFTA mà theo đó một bên dụng hoặc đề xuất mà đang bị suy giảm do các cho rằng một biện pháp đang không hoặc sẽ không biện pháp một thành viên áp dụng hoặc đề xuất là không thống nhất với các nghĩa khác đang thực hiện hoặc sẽ không nhất quán với vụ quy định theo hiệp những nghĩa vụ quy định trong định hoặc việc một bên Hiệp định. Tranh chấp về bất kỳ không thực hiện các vấn đề nào nảy sinh theo Hiệp nghĩa vụ của mình theo định NAFTA cũng như Hiệp định hiệp định; các trường GATS, và bất kỳ hiệp định nào hợp mà một bên cho rằng thương thảo theo đó, hoặc bất lợi ích mong đợi có được kỳ hiệp định kế tiếp nào mà có một cách chính đáng thể được giải quyết theo một đang bị triệt tiêu hoặc trong hai diễn đàn, tùy theo phương hại quyết định của bên nguyên đơn. Kháng cáo Không Đệ trình lên Ban phúc Không thẩm. Chỉ được kháng cáo về một số vấn đề về luật có nêu trong báo cáo của ban hội thẩm và các diễn giải về luật của ban hội thẩm Ràng buộc về Các bên có nghĩa vụ thực Thông qua kết quả họp Khi nhận được báo cáo cuối kết quả xử lý hiện của Ban hội thẩm dựa trên cùng, các bên phải thống nhất tranh chấp nguyên tắc đồng thuận về giải pháp xử lý tranh chấp. ngược chiều, trừ khi có Biện pháp này thường tuân một bên kháng cáo. Các theo các quyết định và khuyến bên có nghĩa vụ thực hiện nghị của ban hội thẩm báo cáo của Ban phúc thẩm đã thông qua theo nguyên tắc đồng thuận ngược chiều để giải quyết tranh chấp Luật áp dụng Hiệp định Hiệp định WTO và các Hiệp định, GATT, và các hiệp hiệp định có hiệu lực khác định liên quan theo đó Lựa chọn diễn Bên nguyên đơn có thể Quyền tài phán duy nhất Tùy theo quyết định của bên đàn (nếu vi phạm lựa chọn diễn đàn của WTO đối với những nguyên đơn. Nếu bên thứ ba có theo một thỏa vi phạm được cho là đã đi yêu cầu hoặc tranh chấp đòi hỏi thuận thương ngược với Hiệp định WTO các thỏa thuận môi trường cụ mại quốc tế khác và các hiệp định có hiệu thể; các biện pháp SPS; hoặc mà các bên tranh lực khác các tiêu chuẩn về môi trường, chấp là bên tham sức khỏe, an toàn, hoặc bảo tồn, gia) tranh chấp phải được giải quyết thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định NAFTA Bảo mật Công bố rộng rãi, trừ khi Các nội dung thảo luận Các phiên điều trần của ban hội các bên tranh chấp có của ban hội thẩm phải thẩm, nội dung thảo luận, báo thỏa thuận khác được bảo mật; các báo cáo ban đầu, và toàn bộ các hồ cáo của Ban phúc thẩm sẽ sơ/ tài liệu đệ trình trong trao được bảo mật đổi thông tin với các bên sẽ được bảo mật. Dựa theo: Peterson Institute TPP Impact Vol. 2/ Tác động của Hiệp định TPP – Tập 2 – Học viện Peterson Khung thời gian Một mục tiêu chính của các bên tham gia thương thảo là cung cấp một quy trình giải quyết tranh chấp nhanh hơn những quy trình trước. Quy trình này sẽ kéo dài tối đa là 350 ngày. Quy trình giải quyết tranh chấp theo WTO có thể kéo dài tới gần 2 năm. Thậm chí khi các bên bị đơn dành khoảng 182 thời gian tối đa được thông qua để thực hiện quyết định của ban hội thẩm (15 tháng), quy trình này sẽ kéo dài khoảng 26-27 tháng. Khoảng thời gian này vẫn nhanh hơn quy trình đề xuất của WTO 25 tháng. Bảng 2: Thời gian cần có để giải quyết tranh chấp theo các hệ thống giải quyết tranh chấp của Hiệp định TPP và WTO Bước quy trình Chương 28 của Hiệp định TPP Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO Tranh chấp ban đầu Tham vấn 60 ngày (30 ngày đối với hàng hóa 60 ngày (20 ngày đối với hàng dễ bị thối, hỏng) hóa dễ bị thối, hỏng) Thành lập ban hội thẩm 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham Cuộc họp thứ hai của DSB vấn (thường không quá 50 ngày) Yêu cầu bổ nhiệm thành viên ban 20 ngày kể từ khi thành lập ban 20 ngày kể từ khi thành lập ban hội thẩm hội thẩm hội thẩm Bổ nhiệm thành viên ban hội 20-65 ngày 10 ngày (tổng giám đốc bổ thẩm (hoặc chủ tịch ban hội nhiệm) thẩm) nếu các bên không đạt được đồng thuận Xem xét của ban hội thẩm và ban 150-180 ngày (120-150 ngày đối 6-8 tháng hành báo cáo ban đầu với hàng hóa dễ bị thối, hỏng) Ban hành báo cáo cuối cùng 30 ngày đối với các bên, 45 ngày 3 tuần đối với việc công bố báo cáo cho công chúng Tổng thời gian, không tính thời 350 ngày 12-15 tháng gian kháng cáo Kháng cáo Báo cáo kháng cáo Không áp dụng (không có quy 60-90 ngày trình kháng cáo) Thực thi báo cáo cuối cùng Không áp dụng 30 ngày Tổng thời gian, bao gồm cả thời 350 ngày 16-20 tháng gian kháng cáo Khác Phân xử về khoảng thời gian hợp 90 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu 90 ngày kể từ ngày báo cáo có lý (60 ngày sau khi có báo cáo cuối hiệu lực cùng) Thực hiện Tối đa 15 tháng 8-15 tháng Tổng Khoảng thời gian tính từ khi có 26-27 tháng Hơn 35 tháng yêu cầu tham vấn tới khi kết thúc khoảng thời gian tuân thủ hợp lý Dựa theo: Peterson Institute TPP Impact Vol. 2/ Tác động của Hiệp định TPP – Tập 2 – Học viện Peterson KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Là một thành viên tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải thực hiện điều chỉnh thể chế và cơ cấu để tuân thủ những nghĩa vụ đã cam kết theo Hiệp định này. Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam đạt mức 31% theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Chính phủ sẽ cần thực hiện các biện pháp cải thiện tính minh bạch và tăng cường luật. Đặc biệt, Việt Nam sẽ cần áp dụng các tiêu chuẩn mới về lao động và môi trường. Về căn bản Hiệp định TPP bao gồm các biện pháp thực tế, bởi vậy, việc đánh giá sự tuân thủ không chỉ giới hạn ở các luật và quy định thực tế mà còn dựa trên việc xem xét thực tiễn quản trị. Việc xem xét và sắp xếp tốt hơn các biện pháp điều chỉnh và thành lập một ban 183 trao đổi những thực tiễn tốt nhất để xây dựng các quy định trong tương lai sẽ không chỉ đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định TPP mà còn giúp tham gia các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ một cách mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, để chuẩn bị cho những tranh chấp có thể xảy ra khi tham gia Hiệp định, Việt Nam nêm tập hợp một đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực của TPP, thực hiện một chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ luật sư của Chính phủ, và một chương trình hỗ trợ kỹ thuật. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, Việt Nam và Mỹ đã ký một bản Kế hoạch Tăng cường Thương mại và Quan hệ Lao động. Theo bản kế hoạch thống nhất này, Việt Nam có 5 năm để điều chỉnh hệ thống pháp lý để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định. Chính phủ phải thực hiện cải cách khung pháp lý để cho phép các thành viên tổ chức thành hiệp đoàn, cho phép bảo hộ chống phân biệt trong tuyển dụng lao động, và tăng các mức phạt về lao động cưỡng chế. Sau 5 năm, Mỹ có thể quyết định liệu Việt Nam đã tuân thủ các điều khoản đã thống nhất của bản kế hoạch này hay không. Nếu Mỹ thấy rằng Việt Nam không đáp ứng, Mỹ có thể đình chỉ việc dỡ bỏ rào cản thuế quan. Mặc dù Mỹ cũng ký kết các bản kế hoạch thống nhất với Malaysia và Brunei, việc này không đòi hỏi Mỹ phải thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp. Việt Nam phải dựa vào Chương 28 nếu Việt Nam tin rằng quyết định của Mỹ về việc Việt Nam không tuân thủ là không có căn cứ. Một số công cụ liên quan nhất định trong TPP có liên quan tới Việt Nam. Trong đó, có một số được áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp, số còn lại thì không.. Bảng 3: Những công cụ liên quan của Việt Nam Công cụ liên quan Áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về thị trường lưu Không thông hàng hóa cho các sản phẩm đặc biệt của Mỹ Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về thị trường lưu Không thông hàng hóa cho các sản phẩm đặc biệt của Việt Nam Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về các doanh nghiệp Có dệt may có đăng ký Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về các biện pháp SPS Không liên quan tới cá da trơn và bột cá Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về sinh học (liên quan Có tới sở hữu trí tuệ) Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về chỉ dẫn địa lý (liên Không quan tới sở hữu trí tuệ) Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về phân phối dược Có phẩm (dịch vụ, dịch vụ tài chính và thương mại điện tử) Công hàm trao đổi giữa Mỹ - Việt Nam về dịch vụ thanh toán Có điện tử (dịch vụ, dịch vụ tài chính và thương mại điện tử) Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU-Việt Nam Gần đây, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã đạt thống nhất sau hơn 3 năm thương thảo về “một Hiệp định Thương mại tự do FTA toàn diện và tham vọng nhất mà EU đã từng ký kết với một quốc gia đang phát triển” . Văn bản hiệp định đang được xem xét về mặt pháp lý và sau khi được dịch sang các ngôn ngữ chính thức của EU và tiếng Việt, các bên sẽ đệ trình Hiệp định này để được phê duyệt và thông qua. Hiệp định tự do thương mại giữa EU và Việt Nam có một chương quy định về giải quyết tranh chấp. EU cho biết hệ thống này sẽ hiệu quả hơn quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Điều 4 cho phép lựa chọn hình thức hòa giải để giải quyết tranh chấp về các hiểu, diễn giải và thực hiện hiệp định. Quy trình giải quyết tranh chấp hoặc hòa giải cho những tranh chấp phát sinh theo Chương 15 về thương mại và phát triển bền vững chỉ được áp dụng trong một số hoàn cảnh nhất định. Biện pháp hòa giải và các quy định về giải quyết tranh chấp không được áp dụng cho Chương về biện pháp phòng vệ thương mại. Có một cơ chế riêng về giải quyết tranh chấp cho các khiếu kiện về đầu tư, quy định trong Chương 8 của Hiệp định. 184 TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM - BÁO CÁO TÓM TẮT Phạm Minh Đức, Deepak Mishra, Kee-Cheok Cheong, John Arnold và các tác giả khác, Ngân hàng Thế giới 1. Giới thiệu Cho dù thương mại có thúc đẩy tăng trưởng hay không thì mối liên hệ giữa hai yếu tố này là không thể phủ nhận. Sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực Đông Á thông qua chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là minh chứng cho mối liên hệ này. Biện pháp được thực hiện một cách rộng rãi nhằm thúc đẩy xuất khẩu là tự do hóa thương mại thông qua việc giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác. Chiến lược này được hỗ trợ bởi thuế quan trung bình tương đối thấp của khu vực Đông Á so với các khu vực khác. Tuy nhiên, đây chỉ là một sự thừa nhận có điều kiện. Giai đoạn đầu trong việc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu của cả Nhật Bản và Hàn Quốc đi song song với chính sách bảo hộ xuất khẩu cao độ. Chính phủ hai nước này đã sử dụng các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ nhằm thúc đẩy xuất khẩu mà ngày nay không được phép nữa theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tương tự như vậy, sự thành công trong xuất khẩu của Trung Quốc bị cáo buộc dựa trên việc chủ ý kiềm chế tỷ giá hối đoái, trong khi quá trình tự do hóa thương mại chỉ diễn ra một cách từ từ. Đưa ra những cách thức thực hiện khác với các phương sách chuẩn không có nghĩa là các lựa chọn này mang tính ưu việt hơn, mà chỉ để cho thấy ngoài việc cắt giảm thuế quan, Chính phủ có thể có vai trò chủ động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Vai trò này bao gồm việc hình thành một môi trường -- cả về cơ sở vật chất và pháp lý -- thuận lợi cho xuất khẩu. Những việc làm này giúp tạo ra và/hoặc tăng cường hạ tầng vật chất cũng như khung thể chế có lợi cho xuất khẩu. Tầm quan trọng của một môi trường thuận lợi tập trung ở bộ phận thứ hai ít được chú ý của thương mại. Trái ngược với giả định đằng sau các lý thuyết rằng, dòng chảy thương mại giữa các quốc gia hay khu vực luôn trơn tru, trên thực tế việc tạo ra hàng hóa xuất khẩu vẫn phát sinh chi phí. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tạo thuận lợi thương mại, như WTO định nghĩa là “quá trình đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm các hoạt động (thông lệ và thủ tục) tham gia trong việc thu thập, trình bày, trao đổi và xử lý các dữ liệu cần thiết cho vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế” (ESCAP 2002). Nói chung, điều này không chỉ bao gồm các thủ tục quản lý và hành chính khi hàng hóa di chuyển từ bờ lên tàu hoặc ngược lại (hoạt động biên mậu), mà còn bao gồm giao thông vận tải, logistics, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác (phía sau đường biên). Chuỗi cung ứng nội địa các hàng hóa xuất khẩu giữ vai trò trọng yếu trong tạo thuận lợi thương mại. Một chuỗi cung ứng hoạt động tốt sẽ giảm được chi phí tạo thuận lợi, đồng thời kiểm soát tốt chuỗi cung ứng cũng đóng góp đáng kể vào việc gia tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ có vai trò đảm bảo rằng quốc gia, doanh nghiệp và người dân đều được hưởng lợi theo cả hai khía cạnh nêu trên. Vai trò này đòi hỏi sự phối hợp của các bên liên quan. Sự cần thiết phải giải quyết những vấn đề này vừa là lý do vừa là cơ sở hình thành chủ đề của báo cáo. Do các vấn đề này liên quan với nhau nên một chính sách tạo thuận lợi thương mại chặt chẽ phải đồng thời giải quyết tất cả các vấn đề. Báo cáo này nghiên cứu vai trò của tạo thuận lợi thương mại và logistics trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đặc biệt tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.185 Lĩnh vực thương mại này bao gồm ba trụ cột liên hệ qua lại: (i) hạ tầng giao thông và các dịch vụ logistics; (ii) thủ tục pháp quy về xuất nhập khẩu; và (iii) tổ chức chuỗi cung ứng. Hạ tầng giao thông và các dịch vụ có liên quan đến luồng lưu thông hàng hóa. Dịch vụ logisitcs gồm nhiều loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là vận chuyển, Báo cáo này là sản phẩm của một dự án trong Quỹ Tín thác TF097373 hình thành tháng 5/2010 nhằm hỗ trợ lấp đầy 185 các lỗ hổng chính sách tạo thuận lợi thương mại và xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tạo thuận lợi thương mại và năng lực cạnh tranh. 185 lưu kho và gom hàng. Thủ tục pháp quy là các thủ tục cần phải tuân thủ khi vận chuyển hàng qua biên giới. Việc tổ chức chuỗi cung ứng bao gồm việc lựa chọn và sắp xếp thứ tự các dịch vụ phục vụ sản xuất và các hoạt động xuất khẩu khác trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn tới khách hàng, bao gồm chế xuất, lắp ráp, và tùy chỉnh. Tiếp đến là khung thể chế bao trùm ba trụ cột. Khung thể chế có ba cấp độ -- chính sách và chiến lược ở cấp vĩ mô, khuôn khổ pháp lý và bộ máy tổ chức về tạo thuận lợi thương mại ở cấp trung gian, và cuối cùng, ở cấp vi mô là các hoạt động kinh tế được tổ chức dựa trên ba trụ cột đó. Điểm mạnh và điểm yếu của khung thể chế đều có tác động quan trọng lên hoạt động của ba trụ cột cũng như môi trường kinh doanh nói chung. Phần thảo luận này dựa trên nghiên cứu thực tiễn ở một số ngành. Mỗi ngành được nghiên cứu đều có tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu trong tương lai. Cần lưu ý rằng chủ đề của báo cáo này là tạo thuận lợi thương mại. Trong chừng mực tạo thuận lợi thương mại ảnh hưởng tới cả giá trị gia tăng lẫn năng lực cạnh tranh thì hai nội dung này cũng sẽ được đưa ra để xem xét. Điều này không có nghĩa là hai chủ đề sau có cùng tầm quan trọng với tạo thuận lợi thương mại hoặc cần phải thảo luận hết mọi vấn đề quan trọng liên quan đến các chủ đề này. Báo cáo tóm tắt bao gồm chín phần. Sau phần giới thiệu, phần 2 sẽ mô tả khung khái niệm. Phần 3 thảo luận về bối cảnh kinh tế chi phối tạo thuận lợi thương mại. Phần này mô tả cấu trúc thương mại và năng lực cạnh tranh hiện nay của Việt Nam. Hậu cần thương mại là một bộ phận trong cấu trúc này và là cơ sở để hiểu những vấn đề và giải pháp chính được đề xuất. Các phần từ 4 tới 6 sẽ bàn về ba trụ cột tạo thuận lợi thương mại. Tiếp theo là khung thể chế làm cơ sở cho ba trụ cột ấy. Phần 8 tập hợp tất cả các vai trò của Chính phủ trong việc đề ra chính sách, quản lý nhà nước, tác nhân tạo thuận lợi cho sự phối hợp tác giữa các bên liên quan. Phần kết luận, phần 9, đưa ra các khuyến nghị. 2. Khung phân tích Khung phân tích trong nghiên cứu này sử dụng định nghĩa về tạo thuận lợi thương mại của Ngân hàng Thế giới. Theo định nghĩa này, tạo thuận lợi thương mại bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm cần thiết để hỗ trợ thương mại. Định nghĩa này được mở rộng để bao gồm cả vai trò của chuỗi cung ứng. Cả ba trụ cột này hoạt động trong một khung thể chế bao gồm nhiều cấp độ nhằm mục đích giảm thời gian và chi phí, tăng độ tin cậy và thu được giá trị lớn hơn từ các hoạt động xuất khẩu -- tất cả nhằm mục đích cuối cùng là tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại quốc gia. Khung phân tích này làm rõ thêm mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu nêu trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020 của Việt Nam và Chiến lược Hợp tác Quốc gia của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2012-2016. Nghiên cứu này giả định quan điểm của Ngân hàng Thế giới rằng tạo thuận lợi thương mại không chỉ bao gồm các yếu tố như giảm bớt và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, cũng như quy chế quản lý về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, mà còn bao gồm các yếu tố khác như cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tăng cường tính minh bạch của hệ thống pháp lý. Tất cả các yếu tố trên đều tác động đến năng lực xuất khẩu quốc gia thông qua việc giảm chi phí sản xuất hàng xuất khẩu. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể xem xét ở hai khía cạnh: (i) đầu tư vào hạ tầng “cứng” (gồm đường cao tốc, đường sắt, cảng, hạ tầng cơ sở thông tin), và (ii) đầu tư vào hạ tầng “mềm” (bao gồm tính minh bạch, nâng cao hiệu suất hải quan, quản lý biên giới, môi trường kinh doanh, và các cải cách thể chế khác).186 Cách tiếp cận này phù hợp với Việt Nam bởi (i) tăng trưởng dựa trên xuất khẩu vẫn là hướng phát triển chính được ghi trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020; (ii) Việt Nam kiên trì theo đuổi chính sách mở cửa, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và ký Thỏa thuận Thương mại Tự do với nhiều đối tác thương mại quốc tế; và (iii) mặc dù mới đây đạt ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình, nhưng Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với nhiều thách thức mới. Phần tiếp theo sẽ lý giải tại sao tuy tăng trưởng lành mạnh, nhưng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam sẽ không thể tiếp tục dựa vào các đòn bẩy hiện có, đặc biệt là tự do hóa. Tạo thuận lợi thương mại sẽ phải trở thành vấn đề chính sách quan trọng hơn. Alberto Portugal-Perez và John S. Wilson, “Hiệu quả xuất khẩu và cải cách Tạo thuận lợi thương mại: Hạ tầng cứng và 186 mềm”, Ngân hàng Thế giới 2010, trang 6. 186 Trong Hình 1, ta thấy ba trụ cột cùng nhau tác động lên năng lực cạnh tranh thương mại. Tuy được gọi là “trụ cột,” nhưng các vấn đề này có liên hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra, cấu trúc chuỗi cung ứng cũng là một yếu tố mới trong định nghĩa về tạo thuận lợi thương mại của Ngân hàng Thế giới. Hình 1 cho thấy ba trụ cột hoạt động trong một khung thể chế. Khung thể chế này hiện diện ở các tầm vĩ mô, tầm trung, và ở tầm doanh nghiệp. Các chiến lược tầm vĩ mô cần tạo dựng khung tổ chức và quy định ở tầm trung. Các thể chế ở cấp độ doanh nghiệp giúp thực hiện các hoạt động tạo thuận lợi thương mại. Hình 1: Năng lực cạnh tranh thương mại: Ba trụ cột logistics và tạo thuận lợi thương mại Năng lực cạnh tranh thương mại Tă ng R g T/ ờn C/ cư C/ cư Gia tăng T/ ờn R g ng Tă giá trị Tăng cường Tăng cường Thủ tục pháp Vận tải và dịch quy thương mại vụ Logistics Tái cơ cấu Tổ chức chuỗi Môi trường thể chế cung ứng Chú thích: C/T/R: Chi phí/Thời gian/Độ tin cậy Nguồn: Các tác giả. Khung phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét năng lực cạnh tranh trong bất kỳ thảo luận nào về tạo thuận lợi thương mại. Nghiên cứu này chọn cách tiếp cận đó và năng lực cạnh tranh sẽ chỉ được thảo luận trong bối cảnh tạo thuận lợi thương mại. Do đó, báo cáo kết hợp những yếu tố chính nêu trong phương pháp Đánh giá Tạo thuận lợi Thương mại và Giao thông (TTFA) của Ngân hàng Thế giới với các yếu tố cung và các cấu phần môi trường kinh doanh trong Công cụ Chẩn đoán Năng lực Cạnh tranh Thương mại (Reis và Farole, 2011) của Ngân hàng Thế giới và phần phân tích về công nghiệp phụ trợ trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (Porter, 2010). Ngoài ra, trong phạm vi khái niệm TTFA, tái cấu trúc chuỗi cung ứng cũng được thảo luận trong mối liên hệ với tạo thuận lợi thương mại. Tuy nhiên, như sẽ được đề cập trong nghiên cứu này, tái cấu trúc chuỗi cung ứng có ý nghĩa sâu rộng hơn tạo thuận lợi thương mại. Khung nghiên cứu này làm rõ thêm các trụ cột năng lực cạnh tranh trong Chiến lược Hợp tác Quốc gia 2012-2016 (CPS) của Ngân hàng Thế giới áp dụng cho Việt Nam và nêu các vấn đề chính cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất dịch vụ hạ tầng sao cho có thể thu được nhiều giá trị gia tăng hơn như đã nêu trong CPS. 3. Thiết lập môi trường cạnh tranh: động lực thúc đẩy thương mại việt nam Tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam kể từ khi tiến hành Đổi Mới -- công cuộc cải cách khởi xướng từ năm 1986 nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa -- phần lớn là kết quả của tự do hóa kinh tế, trong đó thương mại đóng một vai trò quan trọng. Tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng tại Việt Nam đã được hỗ trợ bởi việc xóa bỏ các rào cản thương mại, cả thuế quan và phi thuế quan, trong quá trình cải cách. Tuy sự phát triển tích cực này rất đáng khích lệ, ngày càng xuất hiện những dấu hiệu cho thấy không có gì đảm bảo cho những thành tích này tiếp tục được duy trì. Các động lực tăng trưởng xuất khẩu hiện tại đã giảm dần hiệu lực, vì vậy, cần chủ động tìm biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại mới. Do Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu, tạo thuận lợi thương mại đã trở thành yếu tố sống còn trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Các chỉ số đo lường mức độ về tạo thuận lợi thương mại mặc dù còn khác nhau cho thấy còn rất nhiều vấn đề lớn cần cải thiện. Những vấn đề đó sẽ được chỉ ra qua các số liệu thống kê dưới đây. Cũng chính những chứng cứ đã nêu tạo cơ sở cho nghiên cứu này. 187 3.1. Cơ cấu và động lực thương mại Tự do hóa kinh tế đã giúp ngoại thương Việt Nam tăng trưởng đều đặn hàng năm trong vòng hai thập kỷ qua. Sự tăng trưởng này đặc biệt nhanh chóng sau năm 2003, mặc dù bị cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 làm gián đoạn đôi chút (Hình 2). Xuất khẩu được mở rộng với tốc độ hàng năm là 17% từ năm 2000 đến 2010, nhưng nhập khẩu thậm chí còn tăng trưởng nhanh hơn, với mức trung bình 18%. Kết quả tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào các tác động đẩy chứ không phải các tác động về mặt địa lý hay ngành. Kết quả là độ mở thương mại của Việt Nam, được đo bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP, đã có sự gia tăng đáng kể. Với mức độ tăng trưởng là 147.5% (2010), Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapore và Malaysia, nhưng đi trước tất cả các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Độ mở thương mại Việt Nam tăng đối lập với xu hướng của độ mở thương mại giảm tại các nước Đông Nam Á khác. Tuy nhiên, độ mở tăng cũng đồng nghĩa với khả năng dễ bị tổn thương của Việt Nam sẽ tăng trước các cú sốc bên ngoài. Một số mốc lịch sử đánh dấu sự tăng trưởng này như sau. Đầu tiên là việc Việt Nam tham gia vào Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) ngày 1 tháng 6 năm 1996, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7 năm 1995. Thứ hai là Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (US BTA) có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Thứ ba là Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Hình 2: Tăng trưởng thương mại Việt Nam, 1996-2011 120 180% Tỷ đô la Mỹ WTO Khủnghoảng 160% 100 toàn cầu 140% Trade 80 competitveness 120% 100% 60 improve improve T/T/R capture T/T/R 80% US BTAvalue 40 Improved Addition Improved 60% AFTA y Regulator Transport and Proceduresfor LogisticsServices 40% 20 trade 20% 0 0% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Xuất khẩu hàng hóa (USD) Nhập khẩu hàng hóa (USD) Độ mở cửa nền kinh tế (Thương mại hàng hóa/GDP, %) Nguồn: Chỉ số Phát triển Thế giới, Ngân hàng Thế giới. Cùng với tăng trưởng thương mại là những thay đổi trong cơ cấu thương mại. Về nhóm sản phẩm, việc xuất khẩu nguyên liệu thô, bao gồm cả dầu thô, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng xuất khẩu, đã sụt giảm trong thập kỷ qua từ 51,7% năm 2000 xuống 30% năm 2010. Công nghiệp chế biến, chủ yếu là các sản phẩm công nghệ thấp hoặc trung bình, đã tăng từ 42,9% năm 2000 lên 59,8% năm 2010. Điều này cho thấy sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Về công nghệ, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm công nghệ thấp. Thực tế, sự sụt giảm xuất khẩu nguyên liệu thô được bù đắp phần lớn bằng xuất khẩu sản phẩm công nghệ thấp, trong khi tỷ trọng xuất khẩu công nghệ trung và cao thì tăng không đáng kể. Tỷ trọng xuất khẩu 20 sản phẩm năng động nhất thế giới (mức năng động đo bằng tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất) của Việt Nam là không đáng kể về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 13 trong số 20 sản phẩm trên của Việt Nam đôi khi vượt trội so với tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Đây là một dấu hiệu cho thấy khả năng cạnh tranh ngày càng tăng. Một dấu hiệu khác cho thấy năng lực cạnh tranh được cải thiện chính là thị phần toàn cầu của các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khác nhau trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong số các nước châu Á, mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình cao hơn, chỉ đứng sau Trung Quốc, nhưng lại có thị phần và tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao tính theo đầu người thấp. Điều này cũng đúng với mặt hàng xuất khẩu công nghệ trung bình của 188 Việt Nam. Đối với ngành công nghệ thấp, Việt Nam có kết quả tương đối tốt, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với hầu hết các nước khác, cũng như đã đạt được thị phần nhất định. Nhìn chung, những con số này cho thấy Việt Nam có lợi thế so sánh đối với xuất khẩu các sản phẩm chế biến công nghệ thấp, hàng nông sản và nguyên liệu thô. Điều này phù hợp với mô hình tăng trưởng dựa trên chiều rộng hơn là chiều sâu hiện nay của Việt Nam. Cách đánh giá tích cực về thương mại này bị giảm đi do một số thách thức. Thứ nhất, Việt Nam đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại nghiêm trọng với các đối tác chính (Hình 3). Tính đến năm 2000, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn tương đối cân bằng, nhưng kể từ đó, cán cân thương mại ngày càng có chiều hướng tiêu cực. Nguồn gốc của thâm hụt thương mại với các quốc gia không giống nhau. Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ và châu Âu, tương đối cân bằng thương mại với Nhật Bản, nhưng lại thâm hụt đáng kể với Trung Quốc và các nước ASEAN. Thứ hai, xét về cơ cấu sản phẩm, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu có giá trị thấp. Cấu trúc xuất khẩu này hoàn toàn trái ngược với kết quả của Trung Quốc, nơi mà tỷ lệ xuất khẩu công nghệ cao tăng từ 21% đến 32% trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010. Hình 3: Cán cân thương mại Việt Nam với các đối tác chính, 1995-2010 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 15.0 Tỷ đô la Mỹ Mỹ 10.0 EU 5.0 Nhật 0.0 -5.0 Asean -10.0 Trung Quốc -15.0 -20.0 Chung Tổng quan Asean EU Nhật US Trung Quốc Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010. Thứ ba, xuất khẩu của Việt Nam khá tập trung. Mười sản phẩm xuất khẩu hàng đầu -- dệt may, giày dép, thủy sản, dầu thô, điện tử và các linh kiện, sản phẩm gỗ, gạo, cao su, cà phê, và than -- chiếm 2/3 tổng giá trị xuất khẩu. May mặc và giày dép, hai ngành công nghiệp thâm dụng lao động, cấu thành phần lớn lượng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam. Hàng nhập khẩu ít tập trung hơn. Năm mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam bao gồm sắt thép, xăng dầu, vải dệt, điện tử, và nhựa chiếm khoảng 50% tổng các mặt hàng nhập khẩu. Việt Nam có tương đối ít đối tác thương mại, và đích xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, các quốc gia Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Úc. Tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam đến những quốc gia này chiếm 60% tổng lượng hàng xuất khẩu của quốc gia trong năm 2010. Nguồn nhập khẩu của Việt Nam cũng tương đối tập trung, bắt nguồn chủ yếu từ khu vực châu Á. Hơn 60% nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, và Hàn Quốc. Tuy nhiên, một phát triển tích cực là độ tập trung sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã giảm trong những năm gần đây. Thứ tư, Việt Nam vẫn sản xuất và xuất khẩu hàng hóa với hàm lượng công nghệ và/hoặc thiết kế thấp (Hình 4). Tuy tỷ trọng hàng chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh trong thập kỷ qua, nhưng mức độ công nghệ còn rất khiêm tốn. Thực tế là tất cả các ngành hàng xuất khẩu đều tăng, nhưng chỉ có hàng công nghệ thấp tăng tỷ trọng trên thị trường toàn cầu. Kết quả là mô hình xuất khẩu này đã tạo ra ít giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Rõ ràng là sản phẩm công nghệ thấp đã gây ra tình trạng này.187 Tuy nhiên, công nghệ thấp không phải là lý do duy nhất gây ra tình trạng xuất khẩu giá trị thấp. 187 T rong khi hàng có hàm lượng công nghệ cao không đảm bảo hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao thì hàng có hàm lượng công nghệ thấp chắc chắn sẽ tạo ra giá trị gia tăng thấp. 189 Hình 4: Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam, chia theo mức độ công nghệ (%), 2000-2010 80% 70% Công nghệ thấp 60% Nguyên liệu thô 50% 40% Công nghệ cao 30% Công nghệ 20% trung 10% Dựa vào tài nguyên 0% 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nguồn: UN Comtrade. Cuối cùng, với những tiến bộ vượt bậc về tự do hóa thương mại, phạm vi tăng trưởng thương mại nhờ tự do hóa đang chạm ngưỡng. Tăng trưởng thương mại sẽ ngày càng phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh xuất khẩu quốc gia. Điều này nhấn mạnh chủ đề của nghiên cứu này -- tạo thuận lợi thương mại -- và vai trò của Chính phủ trong việc giảm thiểu chi phí xuất khẩu và tăng tối đa giá trị gia tăng. 3.2. Kết quả hoạt động logistics thương mại Kết quả hoạt động logistics của Việt Nam không đồng đều. Chỉ số Kết quả Hoạt động Logistics Thương mại (LPI) của Ngân hàng Thế giới đặt Việt Nam ở một vị trí tương đối tốt, xếp Việt Nam vào số 10 quốc gia có thu nhập trung bình-thấp có chỉ số LPI cao nhất, có kết quả LPI tốt hơn mức kỳ vọng xét theo mức độ thu nhập bình quân đầu người (Bảng 1). Tuy nhiên, xếp hạng tổng thể của Việt Nam đã không được cải thiện trong vòng 5 năm qua trong khi chỉ số của Indonesia và Philippines đều tăng mạnh và chỉ số của các nước đã xếp thứ hạng cao như Trung Quốc và Malaysia cũng tăng chút ít. Trong bảng này, các chỉ số về tính hiệu quả hải quan, năng lực logistics và cơ sở hạ tầng của Việt Nam giảm mạnh nhưng năng lực vận chuyển quốc tế, theo dõi và giao hàng đúng hạn đã được cải thiện. Bảng 1: Chỉ số Hoạt động Logistics Thương mại theo các năm 2007 2010 2012 1. Chỉ số hoạt động logistics (LPI) 53 53 53 1.1 Thuế quan 37 53 63 1.2 Hạ tầng 60 66 72 1.3 Đúng hạn 65 76 38 Nguồn: LPI, Ngân hàng Thế giới. Chỉ số Tạo thuận lợi Thương mại (ETI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp Việt Nam ở thứ hạng tổng thể thấp hơn, nhưng trái với LPI, ETI chỉ ra rằng đã có sự cải thiện đáng kể khi Việt Nam tăng thứ hạng từ 89 trong năm 2009 lên 68 trong năm 2012. Tuy nhiên, Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2011-2012 cũng ghi nhận cơ sở hạ tầng nghèo nàn của Việt Nam. Báo cáo này xếp hạng Việt Nam dưới hầu hết các quốc gia trong khu vực và do đó dưới mức trung bình khu vực ở tất cả các phương thức vận tải (Hình 5). 190 Hình 5: Chất lượng hạ tầng Việt Nam so với khu vực Chất lượng đường bộ 7.0 6.0 5.0 4.0 3.0 2.0 Chất lượng hạ tầng 1.0 Chất lượng hạ tầng hàng không 0.0 đường sắt Bến cảng Việt Nam Giá trị trung bình vùng Nguồn: Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu WEF, 2011-20122. Mặc dù có những khó khăn về cơ sở hạ tầng cảng, nhưng dịch vụ vận tải biển của Việt Nam đã được cải thiện theo chỉ số Kết nối Vận tài biển (LSCI) của Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Chỉ số này dựa vào số lượng và kích thước tàu đỗ tại các cảng của một quốc gia. Trong giai đoạn giữa năm 2004 và 2011, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và Indonesia trong khi tụt hậu một cách dễ hiểu so với các trung tâm trung chuyển lớn như Singapore, Hồng Kông SAR (Trung Quốc), Malaysia, và Trung Quốc. Cuối cùng, Khảo sát Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới gồm các đo lường về thời gian và chi phí (không bao gồm thuế quan) liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa được tiêu chuẩn hóa theo đường vận tải biển. Khảo sát này được sử dụng để tính toán một chỉ số về “thương mại qua biên giới.” Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 68 trong số 183 nền kinh tế xét theo chỉ số này mặc dù xếp hạng tổng thể của Việt Nam trong Chỉ số Môi trường Kinh doanh là 98. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn so với các nước láng giềng, đặc biệt, thời gian cần thiết cho xuất và nhập khẩu vẫn thuộc hàng cao nhất trong khu vực (Hình 6). Hình 6: So sánh chi phí logistics Thời gian xuất Chi phí xuất khẩu (số ngày) khẩu(USD/ thùng) Thời gian nhập Chi phí nhập khẩu (số ngày) khẩu (USD/ thùng) a a a a am -po Lan aysi xi- -p in am -po Lan aysi xi- -p in ệ t N -ga hái a l n ê- l íp ệ t N -ga hái a l n ê- líp i - i - i - i- V ng T M đô Ph V ng T M ô Ph Xi In - Xi In -đ Nguồn: Chỉ số Môi trường Kinh doanh, Ngân hàng Thế giới, 2012. Các chỉ số này cho thấy, tuy kết quả có khác nhau, bức tranh tổng thể có cải thiện về logistics và tạo thuận lợi thương mại, trong khi xuất hiện sự sa sút trong một số lĩnh vực khác. Vì vậy, tổng quan còn cần phải cải thiện rất nhiều. Có thể nói rằng, hạn chế lớn nhất của Việt Nam là cơ sở hạ tầng chưa phù hợp và hải quan thiếu hiệu quả. Đây là những mảng mà Chính phủ gánh một phần trách nhiệm lớn. Điều này, cũng như những hạn chế khác, sẽ được phân tích trong phần tiếp theo. 4. Hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics trụ cột thứ nhất Việt Nam đã đầu tư công rất lớn vào hạ tầng cơ sở. Tuy vậy, hạ tầng liên quan đến thương mại vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Từ góc độ năng lực cạnh tranh thương mại, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng bởi hạ tầng và kết nối giao thông yếu 191 kém. Trong số các vấn đề cản trở cần phải kể đến các hành lang giao thông hạn chế trong kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp. Cần thay đổi cách thức dựa quá nhiều vào đầu tư công, vốn đang bị đánh giá là “không đủ lực, không hiệu quả và vì vậy không bền vững”.188 Muốn hiệu quả hơn, cần cải thiện chế độ đầu tư công, chuyển dần sang đầu tư tư nhân và xây dựng một trật tự ưu tiên rõ ràng cho các hoạt động đầu tư thiết yếu, có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh. Tổ chức không gian các hoạt động kinh tế cho thấy có sự tập trung xung quanh ba trung tâm phát triển chính và một số trung tâm kinh tế phụ. Hình 7 cho thấy các trung tâm phát triển phía Nam, tập trung tại TP. HCM và các tỉnh lân cận Bình Dương và Đồng Nai; phía Bắc, tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; và miền Trung ít phát triển hơn, tập trung tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Những trung tâm này đều có các cửa ngõ quốc tế lớn, bao gồm cả đường biển, hàng không và đường bộ. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cần thiết để hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam phụ thuộc vào đặc điểm của các sản phẩm. Như đã trình bày ở trên, Việt Nam xuất khẩu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đó là: • Nguyên liệu thô -- chủ yếu là dầu mỏ và dầu lửa tại phía Nam và than đá ở phía Bắc. Các loại hàng này chủ yếu được vận chuyển theo dạng hàng rời khô hoặc lỏng và đòi hỏi một cơ sở hạ tầng vận tải riêng. • Hàng chế biến -- chủ yếu là dệt may, giày dép, điện tử, và gỗ. Các mặt hàng này đòi hỏi đầu vào là nguyên liệu hoặc bán thành phẩm nhập khẩu. Chúng được sản xuất tại 3 trung tâm phát triển và được vận chuyển bằng công-ten-nơ đến các cảng biển quốc tế. • Hàng nông sản -- chủ yếu là gạo, cà phê, cao su và thủy sản. Các loại sản phẩm này được xuất khẩu chủ yếu bằng công-ten-nơ đường biển và cả bằng xe tải qua biên giới đến các nước lân cận. Hàng hóa được sản xuất tại vùng nông thôn xung quanh các khu vực trọng điểm kinh tế và được chế biến tại các nhà máy đặt gần các cửa ngõ quốc tế. 188 World Bank’s Vietnam Development Report, 2012. 192 Hình 7: Trung tâm phát triển, hành lang giao thông và luồng lưu thông thương mại TRUNG QUỐC LÀO CAI LẠNG SƠN Ha-Noi HẢI PHÒNG CẦU TREO TỔNG SẢN LƯỢNG THEO TỈNH LÀO LAO BẢO <5,000 tỉ Đồng 10,000 tỉ Đồng 15,000 tỉ Đồng 20,000 tỉ Đồng >20,000 tỉ Đồng Cổng giao dịch quốc tế (chính) Cổng giao dịch quốc tế (phụ) Hành lang xương sống quốc gia Hành lang cửa ngõ quốc tế chính HOA LƯ Hành lang cửa khẩu đường bộ CAMPUCHIA MỘC BÀI TP HỒ CHÍ MINH TỊNH BIÊN VŨNG TÀU SÀI GÒN Nguồn: Dựa trên số liệu luồng hàng của TDSI. 193 Mặc dù đã có nhiều đầu tư công vào nâng cấp hạ tầng giao thông, năng lực giao thông vẫn chưa theo kịp tăng trưởng xuất khẩu. Sau đây là một vài ví dụ bất cập: • Quốc lộ 1A là xương sống của hệ thống giao thông vận tải hàng hóa và hành khách. Đoạn đường Hà Nội-Thanh Hóa trong cụm phía Bắc có lưu lượng 32,000 xe/ngày, gây tắc nghẽn và làm cho đường xuống cấp nghiêm trọng. Đoạn Đồng Nai-TP. Hồ Chí Minh phục vụ xe ra vào từ ba trung tâm phát triển, với lưu lượng xe gấp ba lần so với lưu lượng trên. • Hệ thống đường sắt, mặc dù phù hợp với việc vận tải hàng hóa cồng kềnh, vẫn đóng một vai trò rất hạn chế trong việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, và khối lượng hàng hóa vận chuyển đã giảm 5% mỗi năm từ năm 2006 đến 2010. • Đường thủy nội địa vận chuyển 18% lưu lượng hàng hoá quốc gia trong năm 2010, và đặc biệt quan trọng trong khu vực sông Mê Công. Tuy nhiên, đầu tư hạn chế vào bến tàu và hạ tầng bến đỗ cũng như luồng lạch hạn chế và tắc nghẽn làm tăng nguy cơ tai nạn. Những vấn đề này làm trầm trọng thêm bất lợi do thời gian vận chuyển dài hơn so với đường bộ. • Khoảng 90% thương mại quốc tế của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Công suất cảng biển hiện có dường như có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại, nhưng quy hoạch cảng biển mới không phải lúc nào cũng dựa trên những dự báo cầu. Một ví dụ là cảng Cái Mép mới được xây dựng, với công suất thiết kế là 6,4 triệu TEUs/năm vào thời điểm năm 2011, mặc dù nhu cầu hiện nay chỉ đạt 0,5 đến 0,7 triệu TEUs. • Hiệu suất cảng giữ một vai trò quan trọng trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là hạ tầng không phù hợp mà là hạn chế kết nối giao thông đường bộ và thiếu hỗ trợ dịch vụ logistics hiệu quả và hiện đại. Hà Nội-Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh- Cảng Sài Gòn, và thành phố Hồ Chí Minh-Cảng Cái Mép có thể trở thành hành lang vận tải đa phương thức có hiệu suất và hiệu quả cao hơn nếu được kết nối với đường cao tốc, đường sắt, và đường thủy nội địa (IWT) tốt hơn hiện nay. Việc phát triển các cụm logistics chất lượng cao bên cạnh hai cảng chính cũng là vấn đề quan trọng. Hình 8 minh họa tác động của cơ sở hạ tầng yếu kém lên tiềm năng tăng trưởng. Mặc dù nằm trong nhóm các nước có thị trường lớn, Việt Nam đang có nguy cơ bị hạn chế bởi chính các rào cản thâm nhập thị trường. Việc tăng cường kết nối thành công, kể cả kết nối với thị trường thế giới và các liên kết đầu vào-đầu ra, cho sản xuất trong nước sẽ cho kết quả tích cực. Hình 8: Hạ tầng yếu làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng So sánh các chỉ số thành phần Qui mô thị trường nhỏ, Tiềm năng lớn, có tiềm năng, dễ xâm nhập ít rào cản xâm nhập thị trường Mức độ tương thích và kết nối thị trường Tiểu vương quốc Ả rập Oman Chi-lê Bahrain Jor-dan Ma-lay-xi-a Ả rập-Xê út U-ru-goay Qatar Tu-ni-zi U-crai-na Ai Cập Braxin Ác-hen-ti-na Mexico Ấn Độ Ma-rốc-cô Ecuador Thái Lan Nga Kazakhstan Thổ Nhĩ Kỳ Indonesia Peru Nam Phi Tanzania Ethiopia Philippines Bolivia Pakistan Pa-ra-goay Việt Nam Venezuela Bangladesh Algeria Ke-ni-a Colombia Nigeria Tiềm năng nhỏ, Thị trường lớn chỉ có một số phân khúc hẹp, nhưng tiềm năng bị hạn chế môi trường khó khăn do rào cản xâm nhập Qui mô thị trường và tăng trưởng Nguồn: Transport Intelligence. Tóm lại, rõ ràng là Việt Nam cần nâng cấp cơ sở hạ tầng đang xuống cấp của mình để có thể duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu, tuy nhiên mức đầu tư như hiện nay là chưa đủ. Quan trọng hơn, 194 nguồn đầu tư duy nhất hiện nay là đầu tư công, không phải lúc nào cũng được phân bổ hiệu quả. Các phương thức vận tải hiện có, ngoài việc bị quá tải ở các trọng điểm kinh tế lớn, còn không thể liên kết có hiệu quả với các cửa ngõ quốc tế. Phân bổ nguồn lực không hiệu quả phát sinh từ quá trình ra quyết định mang động lực chính trị hơn là kinh tế. Có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng dường như chưa tính đến vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với xuất khẩu của Việt Nam. Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDS) giai đoạn 2011-2020, mặc dù đã đề cập đến việc hình thành “một hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện với một số dự án hiện đại” là “một bước đột phá chiến lược,” nhưng không có tầm nhìn rõ ràng gắn việc phát triển cơ sở hạ tầng với năng lực cạnh tranh thương mại quốc gia. Trong tài liệu này, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng không được quan tâm rõ ràng mà được gộp với lĩnh vực năng lượng và thủy lợi. Quy hoạch Tổng thể Giao thông vận tải giai đoạn 2020 chỉ được đề cập sơ bộ trong SEDS (2011-2020). Thứ hai, Quy hoạch Tổng thể Giao thông vận tải không liên kết cơ sở hạ tầng giao thông với thương mại. Năng lực cạnh tranh thương mại không được nêu thành mục tiêu rõ ràng trong Quy hoạch, và có thể dễ dàng nhận thấy sự vắng bóng các chính sách cụ thể về tăng cường năng lực cạnh tranh. Quy hoạch cũng chưa tính đến tính khả thi về mặt tài chính. Thật vậy, khi các địa phương có nhu cầu về nguồn lực, nguồn lực không những không tuân theo một phân bổ ưu tiên nào mà còn chịu chi phối bởi các yếu tố chính trị, dẫn đến trùng lắp và lãng phí rất lớn. Cuối cùng, sự chú trọng lớn vào cơ sở hạ tầng của Quy hoạch này đã không ngăn cản được những khoản đầu tư lớn vào các cảng, nhưng lại thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường bộ kết nối với cảng. Thứ ba, phát triển của các trọng điểm kinh tế và hành lang giao thông dường như không phải là một phần của nỗ lực phối hợp nhằm cải thiện cở sở hạ tầng liên quan đến thương mại cho tăng trưởng xuất khẩu. Sự thiếu phối hợp này đã tạo ra tắc nghẽn, và tình trạng ùn tắc giao thông trở nên tồi tệ hơn bởi lệnh cấm xe tải ở khu vực thành thị. Việt Nam có gần 100 khu chế xuất, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ đã thành công trong việc tạo ra thương mại xuất khẩu đáng kể. Các tuyến huyết mạch kết nối các cụm sản xuất gần Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các cảng biển chính là Hải Phòng và Sài Gòn. Mặc dù chất lượng dịch vụ vận tải trên các tuyến giao thông này đã được cải thiện đáng kể, nhưng đầu tư vào cơ sở hạ tầng không bắt kịp với nhu cầu tăng trưởng. Trong khi một số vấn đề đang được giải quyết thì sự quan tâm đến tác động của hành lang thương mại vẫn chưa đầy đủ. Điều này đặc biệt đúng đối với mạng lưới đường bộ được ưu tiên, đơn giản là để đáp ứng nhu cầu về di chuyển của người dân chứ không phải vận chuyển hàng hóa. 5. Thủ tục pháp quy trong giao dịch thương mại qua biên giới trụ cột thứ hai Việt Nam cũng cần cải tiến thủ tục pháp quy. Tuy cải cách hải quan đã giúp tăng cường quản lý biên giới nhưng nhiều cơ quan vẫn còn áp dụng các thủ tục lạc hậu, làm tốn kém thời gian, không rõ ràng và tạo điều kiện cho tham nhũng. Quy trình nghiệp vụ phức tạp, không nhất quán, dựa trên thủ tục thủ công và mức độ áp dụng công nghệ thông tin rất thấp. Trong quá trình tăng mạnh xuất khẩu, không thể bỏ qua những vấn đề mà thủ tục này gây ra đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại thế giới của Việt Nam tiến triển đều đặn trong ba thập kỷ qua. Trong vòng 15 năm qua tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm tăng đáng kể giao dịch qua biên giới, nhưng hội nhập quốc tế sẽ cũng có nghĩa tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu thu được trong tổng thu thuế giảm. Kết quả là, vai trò chính của hải quan sẽ chuyển dần từ thu thuế sang bảo vệ biên giới, tác động đến thuận lợi hóa thương mại. Gần đây, ngành hải quan đã phải đối phó với những thách thức mới nảy sinh từ khủng hoảng tài chính thế giới. Lo ngại về an ninh đã khuyến khích các biện pháp kiểm soát và tăng chi phí thương mại. Phản ứng của Chính phủ là quay trở lại với chủ nghĩa bảo hộ, nhất là việc áp dụng các rào cản phi thuế quan. Cả hai xu hướng này đều không tốt cho thương mại. Những sửa đổi gần đây trong luật hải quan đã áp dụng một loạt các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, giúp cải thiện đáng kể quản lý biên mậu. Hơn nữa, đơn giản hóa các thủ tục đã được ưu tiên cao trong các chương trình cải cách và hiện đại hóa hải quan. Tuy nhiên, công nghệ thông tin vẫn đang trong giai đoạn thí điểm và chỉ mô phỏng lại quy trình nghiệp vụ thủ công và cũng chỉ phục vụ xử lý tờ khai. Việc thực hiện quản lý rủi ro mới trong giai đoạn đầu vẫn chưa hỗ trợ được quá trình ra quyết định. Các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý đường biên vẫn xử lý công việc dựa vào các mẫu biểu giấy. Việc quản lý mẫu biểu giấy thủ công mất nhiều thời gian và nguồn lực. Họ chưa có cách 195 tiếp cận thuận lợi hơn để quản lý rủi ro tuân thủ. Kết quả là thủ tục quản lý biên mậu tại Việt Nam vẫn còn chậm, không nhất quán, còn nhiều lỗ hổng gây tham nhũng. Hơn nữa, các cơ quan này cũng không theo kịp những thay đổi trong thông lệ kinh doanh được các doanh nghiệp khu vực tư nhân áp dụng. Sự gia tăng số lượng giao dịch trong quá trình phát triển thương mại nhanh hơn bước tiến trong nhân sự và quy trình thủ tục. Do vậy, không đáng ngạc nhiên là Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực (như Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc) về thời gian thông quan biên giới và tỷ lệ kiểm tra hàng thực tế. Cảm nhận của khách hàng về hoạt động của Hải quan khá tiêu cực. Một khảo sát do NHTG tiến hành năm 2006 cho thấy khách hàng đánh giá thủ tục hải quan là phức tạp, dài dòng, không rõ ràng, không nhất quán và tốn kém. Ngoài ra, cán bộ không đủ nghiệp vụ, kém hiệu quả và các công ty làm dịch vụ trung gian không thường xuyên được cập nhật về chương trình hiện đại hóa hải quan. Một cuộc khảo sát về tham nhũng năm 2005 và năm 2012, do Thanh tra nhà nước và NHTG cùng thực hiện, cho thấy thuế quan là một trong ba ngành tham nhũng nhất tại Việt Nam. Hai ngành tham nhũng khác có liên quan về thuận lợi hóa thương mại là cảnh sát giao thông và cơ quan quản lý giao thông/khai khoáng (Bảng 2). Bảng 2: Các cơ quan Tham nhũng nhất Khảo sát 2005 Khảo sát 2012 1 Địa chính, Nhà đất (CHA) Cảnh sát Giao thông 2 Hải quan/Xuất nhập khẩu Quản lý Đất đai (năm 2005 gọi là Địa chính) 3 Cảnh sát Giao thông Hải quan 4 Thuế và Tài chính công Xây dựng 5 Xây dựng Quản lý Giao thông/Khoáng sản Nguồn: Thanh tra Nhà nước và NHTG, 2012. Có nhiều cơ quan liên quan đến việc thực hiện khung pháp lý biên mậu. Trong đó có Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, sự chú ý tập trung chỉ hướng vào cải cách và hiện đại hóa hệ thống và thủ tục hải quan mà quên mất sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành liên quan. Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng còn nhiều việc phải làm để cải thiện thủ tục và các cơ quan quản lý đường biên, bắt kịp tiêu chuẩn quốc tế. Tổng cục Hải quan (GDC) cũng đã được giao làm cơ quan đầu mối để thực hiện Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW). Tuy nhiên, những tiến triển trong Cơ chế Một cửa Quốc gia (NSW) và ASW đã bị cản trở do thiếu các nguồn nhân lực và tài chính dành riêng cho hoạt động này, cũng như mức độ không chắc chắn liên quan đến hệ thống thông tin hải quan trong tương lai. Mặc dù hệ thống CNTT lựa chọn nghiêng về mô hình của Nhật Bản,189 việc đưa hệ thống này vào hoạt động đầy đủ sẽ mất thời gian, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan. Đây là một ví dụ cần tới hợp tác với khối tư nhân. Ngoài hải quan và NSW/ASW, quản lý thương mại biên giới cũng bao gồm việc tuân thủ những Hàng rào Kỹ thuật Thương mại của WTO (TBT) và các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Động thực vật (SPS) cũng như các quy tắc xuất xứ và Quyền Sở hữu Trí tuệ (IPR). Mặc dù Hiệp định SPS và TBT nhận được nhiều sự chú ý, Chính phủ vẫn ưu tiên tăng cường kiểm soát và năng lực thể chế mà ít quan tâm đến những gánh nặng hành chính phát sinh từ việc thực hiện các biện pháp đó. 6. Tái cơ cấu Chuỗi cung ứng --Trụ cột Thứ ba Yếu kém trong chuỗi cung ứng hàng chế biến và sản phẩm nông nghiệp đã cản trở Việt Nam tiết kiệm chi phí xuất khẩu và do đó không tận dụng hết giá trị gia tăng. Hạn chế chủ yếu đối với hàng chế biến là phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu và khả năng hạn chế trong việc tìm nguồn nguyên liệu. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến khả năng giảm thời gian chờ và mức độ đáp ứng 189 Nippon Automated Cargo and Port Consolidated System (NACCS). 196 linh hoạt trước các đòi hỏi của thị trường thế giới. Hạn chế đối với nông sản là vấn đề pháp quy điều chỉnh sự phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô công nghiệp. Đặc biệt, việc xuất khẩu gạo theo Hợp đồng Chính phủ chiếm phần lớn giao dịch đã không khuyến khích sản xuất gạo với chất lượng cao và phân loại gạo theo phẩm cấp. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tuy là một nỗ lực lâu dài, nhưng sẽ giúp giải quyết phần lớn các hạn chế này. Tuy vậy, vấn đề tái cơ cấu hoặc phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí và tăng giá trị gia tăng chưa được chú ý nhiều. Hiệu quả chuỗi cung ứng ảnh hưởng tới chi phí xuất khẩu -- chuỗi cung ứng không hiệu quả sẽ kéo theo tăng đáng kể chi phí hàng xuất khẩu. Vì vậy, một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả là cần thiết để thuận lợi hóa thương mại . Mỗi công đoạn trong chuỗi cung ứng tạo ra những giá trị gia tăng khác nhau. Bởi vậy, vấn đề tái cơ cấu toàn bộ chuỗi cung ứng với mục đích nâng cao giá trị gia tăng ở mức tối đa là lý do thứ hai để coi đây là một trụ cột trong thuận lợi hóa thương mại. Một chiến lược quan trọng đối với tái cơ cấu chuỗi cung ứng cũng như tăng giá trị gia tăng là phát triển một ngành công nghiệp phụ trợ có thế tồn tại được. Việc phát triển một công nghiệp phụ trợ sẽ giúp các nhà xuất khẩu giảm chi phí và thời gian mua vật tư tại chỗ, tăng độ tin cậy giao hàng, và đáp ứng linh hoạt hơn yêu cầu của khách hàng quốc tế. Đây chính là những yếu tố chính nhằm tăng cường chuỗi cung ứng. Việc này cũng giúp thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp và chuyển giao công nghệ, khiến cho đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động gia công và trở thành một phần khăng khít trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, việc tăng tỷ lệ nội địa hóa và giảm tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu dùng trong chế biến xuất khẩu cũng sẽ giảm được chênh lệch cán cân thương mại. Hơn nữa, việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, vốn dĩ có quy mô nhỏ và được thực hiện bởi những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), sẽ đóng góp vảo sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với trình độ hấp thụ công nghệ của SMEs trong nước. Tuy vậy, hiện tại ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam manh mún và kém phát triển, kết quả của một tầm nhìn không rõ ràng và khung pháp lý yếu. Mặc dù các ngành công nghiệp phụ trợ đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhóm này cũng vấp phải công nghệ lạc hậu. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn khu vực này nhưng thiếu gắn kết với khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân. Các chính sách hiện nay, kể cả phát triển giao thông và doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa manh mún lại thiếu tầm nhìn về tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại. Mặc dù phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ mang lại lợi ích lớn, nó là một nỗ lực trung đến dài hạn. Trước mắt cần xem xét tính hiệu quả của những chuỗi cung ứng hiện có. Tuy chuỗi cung ứng đối với mỗi loại hàng xuất khẩu khác nhau, các chuỗi cung ứng ở Việt Nam có thể tạm chia thành hai loại hàng xuất chính như sau -- hàng nông sản và hàng chế biến. Các công ty sản xuất công nghệ thấp trong các ngành may mặc và giày dép có thể là một trong các loại hình sau: nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), nhà sản xuất thiết kế (ODM) và nhà sản xuất thương hiệu gốc (OBM). Tuy nhiên, OEM có thể là nhà máy có chủ nước ngoài, và có thể chỉ tham gia vào sản xuất, sản xuất và mua sắm, hoặc sản xuất, mua sắm và tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu (Hình 9 minh họa ngành công nghiệp may mặc). Các chuỗi cung ứng được xác định bởi chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị dịch chuyển lên xuống trong chuỗi trong sản xuất. Giá trị gia tăng được tạo ra qua việc nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng và dưới dạng tái cấu trúc chuỗi cung ứng để nắm thêm các hoạt động thượng và hạ nguồn. 197 Hình 9: Các loại doanh nghiệp trong ngành công nghiệp may mặc Việt Nam Các chiến Phân phối Mua Thương hiệu Thiết kế Mua sắm Cắt may lược nguồn sắm và quảng gia công bá Nhà máy gia công Nhà sản xuất theo hợp đồng gia công (FOB I) Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM/FOB II) Nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) Nhà sản xuất thương hiệu gốc (OBM) Nguồn: Nhóm nguồn khảo sát TTFA. Ở Việt Nam, hầu hết các công ty trong ngành công nghiệp may mặc chỉ tham gia vào sản xuất, với 60% trong số này là những nhà máy cung cấp hàng cho chủ hàng nước ngoài. Số còn lại là các nhà sản xuất theo hợp đồng có tham gia mua nguyên vật liệu và một số lượng nhỏ hơn tham gia vào sản xuất, mua nguyên vật liệu, và tìm nguồn cung ứng. Chỉ có 2% số doanh nghiệp trong ngành là nhà sản xuất thiết kế (ODM). Do đó, có nhiều cơ hội tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp may để có thể nâng giá trị gia tăng. Cơ cấu của ngành công nghiệp da giày tương tự như ngành công nghiệp may như Hình 9 thể hiện. Nhà máy cung cấp hàng của chủ hàng nước ngoài chiếm 45% tổng số các nhà máy, trong khi đó các OEM địa phương chiếm 40%. Phần còn lại là ODM và OBM. Tương tự như các sản phẩm may mặc, khoảng 60% nguyên liệu thô được nhập khẩu, chủ yếu từ các nước châu Á. Giá trị gia tăng được tạo ra bằng cách tăng phần sản xuất giày dép có giá trị cao hơn -- ví dụ giày dép nam, nữ và giày thể thao với thành phần da -- đặc biệt là giữa các doanh nghiệp trong nước. Nhưng điều này cũng đòi hỏi nâng cao hình ảnh của Việt Nam như là một nhà cung cấp giày dép chất lượng. Ngược lại, việc tăng sản xuất nguyên liệu thô trong nước và giảm thời gian giao hàng đối với cả đầu vào và xuất khẩu sẽ cho phép ngành công nghiệp này tạo thêm giá trị gia tăng từ các chuỗi cung ứng. Ngành công nghiệp điện tử và thiết bị điện tại Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện cho các sản phẩm điện tử phức tạp mà cuối cùng được lắp ráp ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc. Cấu trúc ngành này nhìn chung giống với các ngành công nghiệp khác, không kể những cấp thấp hơn OEM là các nhà sản xuất linh kiện theo hợp đồng (dịch vụ sản xuất điện tử EMS). Dưới các nhà sản xuất này là các nhà sản xuất vật liệu cơ bản được dùng để sản xuất linh kiện. Ngành công nghiệp điện tử do các công ty nước ngoài chi phối, đặc biệt là các nhà sản xuất thương hiệu lớn như Canon và Panasonic đã chuyển đến Việt Nam để giảm chi phí sản xuất. Ban đầu các công ty xuyên quốc gia nhập khẩu hầu hết các linh kiện cần thiết cho sản xuất, nhưng nay đang chuyển dần sang sử dụng nguồn các yếu tố đầu vào tại địa phương để đơn giản hóa hoạt động logistics. Thiết bị điện phục vụ cho phát điện do các công ty trong và ngoài nước sản xuất. Các công ty này hoạt động như các nhà sản xuất theo hợp đồng hoặc nhà sản xuất có thương hiệu. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển so với những nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan và Phi-líp-pin, và trước đó nữa là Hàn Quốc và Đài Loan. Kinh nghiệm của các quốc gia này cho thấy tìm nguồn cung cấp địa phương không chỉ là cơ hội tạo giá trị gia tăng mà còn để tiếp thu các công nghệ cần thiết để sản xuất linh kiện. Làm việc với các công ty xuyên quốc gia sẽ khuyến khích quan hệ đối tác với triển vọng tiếp tục chuyển giao công nghệ. Khi các công ty này hấp thụ được công nghệ, họ sẽ dịch chuyển lên phần trên trong chuỗi giá trị, tạo cơ 198 hội cho các công ty trong nước khác. Một ngành công nghiệp phụ trợ và gia công phát triển mạnh mẽ sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài từ các công ty quốc tế và tăng cường hiệu quả học hỏi. Để hấp thụ công nghệ thành công, thách thức chính là cần có đủ nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng. Các nghiên cứu tình huống cho thấy chuỗi cung ứng hàng chế biến đang đối mặt với những hạn chế sau đây: (i) phụ thuộc vào cấu trúc chuỗi cung ứng chính mà theo đó chỉ tạo được rất ít giá trị gia tăng; (ii) phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng rút ngắn thời gian chờ và mức độ phản ứng linh hoạt với thay đổi trên thị trường thế giới; (iii) khả năng tìm nguyên vật liệu đầu vào còn yếu; (iv) phụ thuộc vào các đối tác trung gian (đại lý bên mua và bên bán) trong cả hai khâu tìm nguồn cung và nhận biết tín hiệu thị trường; (v) các khu chế xuất tập trung gần các thành phố lớn có mật độ dân số cao và khó mở rộng và tiếp cận lao động, trong khi việc di chuyển đến địa điểm mới đòi hỏi phải có đất và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của công nghiệp nhẹ, kết nối tốt với cảng biển và nguồn lao động có tay nghề cao; và (vi) thiếu vốn lưu động. Việt Nam đã đạt được một số mốc quan trọng trong xuất khẩu nông sản kể cả việc trở thành một trong những quốc gia có thành tích xuất khẩu cà phê Robusta và cá da trơn lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, tốc độ tăng trưởng này dự tính sẽ giảm do đã chạm mốc giới hạn về đất đai và lao động. Do vậy, tăng kim ngạch xuất khẩu tương lai sẽ phụ thuộc cả vào tăng khối lượng và giá trị trên mỗi đơn vị. Chuỗi cung ứng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình này. Các hạn chế lớn trong chuỗi cung ứng nông sản gồm: (i) xuất khẩu gạo chủ yếu thực hiện theo Hợp đồng Chính phủ dẫn chất lượng gạo thấp và không đa dạng; (ii) trên 70% hộ nông dân canh tác trên diện tích dưới 0.5 ha không áp dụng các biện pháp canh tác hiện đại; (iii) hạn chế pháp quy trong vấn đề phát triển sản xuất quy mô lớn; (iv) biến động giá lớn theo mùa đối với mọi hàng hóa; (v) quy định không hiệu quả về điều kiện y tế và vệ sinh trong vận chuyển sản phẩm từ nông trại đến thị trường (thủy sản); và (vi) thiếu vốn lưu động. Chuỗi cung ứng hàng nông sản Việt Nam có một số đặc điểm riêng. Gạo là ví dụ minh họa tốt nhất. Gạo không chỉ là một hàng hóa thương mại mà còn là một loại hàng hóa có tính chính trị. Điều này một phần do những lo ngại liên quan đến an ninh lương thực, nhưng cũng một phần do sự giao thương giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G). Mặc dù có hơn 200 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu gạo nhưng phần lớn các doanh nghiệp này xuất khẩu một sản lượng dưới 1.000 tấn mỗi năm. Các tổng công ty nhà nước chiếm 80% lượng gạo xuất khẩu trong năm 2009. Điều này rõ ràng là một vấn đề của việc kiểm soát đi kèm với những chính sách đối ngoại. Các bên liên quan với những lợi ích khác nhau trong ngành công nghiệp này đều có chung một cam kết không để các thực thể nước ngoài kiểm soát ngành này. Trong khi xuất khẩu gạo từ khu vực tư nhân ít nhiều được khuyến khích và việc đa dạng hóa sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu được hoan nghênh, cho đến nay, Chính phủ có rất ít tín hiệu nhằm giảm vai trò của DNNN trong kinh doanh xuất khẩu gạo. Hiện tại, lập luận về tính hiệu quả hoàn toàn không được tiếp nhận. Mặc dù vậy, với nguồn cung cấp phong phú và nhu cầu nội địa không tăng đột biến, an ninh lương thực không phải là vấn đề. Gia tăng xuất khẩu gạo là một minh chứng cho tình trạng này. Chuỗi cung ứng gạo cho xuất khẩu có năm thành phần -- trang trại, bên thu gom, xưởng xay xát địa phương cỡ nhỏ, nhà máy xay xát hiện đại lớn, và nhà xuất khẩu. Sự tham gia của các thành phần này trong chuỗi khác nhau tùy thuộc vào việc bán hàng là giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G) hay giữa tư nhân với tư nhân (B2B). Ngoài ra, mặc dù được giao dịch với số lượng lớn, kinh doanh gạo vẫn còn là một hoạt động quy mô nhỏ. Buôn bán gạo còn manh mún do vốn lưu động nhỏ dẫn đến hạn chế quy mô giao dịch. Các chuỗi cung ứng cũng không được thiết kế để duy trì tính thống nhất của mặt hàng gạo và tạo điều kiện cho việc pha trộn gạo chất lượng khác nhau một cách bừa bãi, nhất là trong các giao dịch cấp Chính phủ. Các hộ nông dân quy mô nhỏ không được kết nối với các yêu cầu của thị trường nước ngoài, do đó có rất ít động lực để các hộ nông dân cải thiện chất lượng. Cũng giống như mặt hàng gạo, chuỗi cung ứng cà phê bắt đầu từ trang trại, đến thương lái, chế biến trước khi chuyển tới các công ty thương mại và phân phối quốc tế. Gần như tất cả mặt hàng xuất khẩu cho đến nay là cà phê Robusta, được xử lý khô và chuyển đi dưới dạng cà phê nhân với phẩm cấp tương đối thấp. Giao dịch chủ yếu là với các công ty thương mại quốc tế. Hiện nay Nestle là hãng thống trị. Tuy nhiên, hiện cũng có một số công ty cà phê hoạt động tích hợp trên toàn bộ chuỗi cung ứng, từ sản xuất tới bán cà phê thành phẩm. 199 Các vấn đề trong chuỗi này bao gồm quá trình chế biến đơn giản và xát vỏ sau thu hoạch sử dụng thiết bị trong nước. Việc sử dụng các thiết bị này đã dẫn đến một tỷ lệ hạt cà phê vỡ cao và nhiều tạp chất. Vốn lưu động cũng là một vấn đề đối với các nhà máy chế biến. Các nguồn tài trợ thương mại hiện tại chủ yếu là dành cho những đối tượng sản xuất lớn. Việc giải quyết các vấn đề trên đòi hỏi một chiến lược gồm 4 phần: (i) nâng cao chất lượng cây cà phê bằng việc trồng thêm giống Arabica; (ii) nâng cao chất lượng chế biến cà phê xanh; (iii) tăng lãi cho nông dân; và (iv) cải thiện hiệu suất các hành lang thương mại. Ngành hải sản Việt Nam có tính cạnh tranh cao bao gồm hàng ngàn nông dân nuôi trồng thuỷ sản, một số lượng lớn người thu mua, và số lớn ngư dân đánh bắt hải sản trên biển. Các nhà máy chế biến, trong đó có nhiều nhà máy do nhà nước sở hữu, có công suất dư thừa do khả năng cung cấp nguyên liệu của địa phương còn hạn chế. Chuỗi cung ứng bắt đầu từ các nguồn thủy sản (nuôi trồng hoặc đánh bắt), tiếp đến là thu gom, chế biến, và các nhà máy chế biến cũng thường là những nhà xuất khẩu cùng với nhiều khâu trung gian khác. Một số doanh nghiệp chế biến là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hạn chế chủ yếu về hiệu quả của chuỗi cung ứng này là thiếu nguyên liệu sản xuất. Cần giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các thỏa thuận hợp đồng nuôi trồng hoặc đánh bắt thủy sản để đảm bảo nguồn cung cấp và hợp đồng xuất khẩu thường xuyên thay vì các chuyến hàng nhỏ lẻ. Nuôi trồng theo hợp đồng cũng góp phần khuyến khích áp dụng tốt các thông lệ, và tăng cường giám sát chất lượng và vệ sinh trong suốt chuỗi cung ứng. Nhìn chung, khi xem xét các sản phẩm nông thủy sản, có một số vấn đề cần dường như đã không tuân thủ theo quy hoạch chiến lược của Chính phủ cần được nêu ra. • Trong chuỗi cung ứng có rất ít hoạt động chế biến. Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó bao gồm: (i) chi phí hạn chế/giao dịch trong thu hồi đất, (ii) quy mô nhỏ về sản xuất nguyên liệu thô, (iii) liên kết ngang còn hạn chế (ví dụ thông qua các hợp tác xã) và hạn chế mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân (hạn chế mua nguyên liệu với giá tốt), và (iv) các nông trường và xí nghiệp quốc doanh vẫn chế ngự thị trường (nhất là trong ngành hàng gạo, cao su, và lâm nghiệp). • Liên quan đến vấn đề này là các hạn chế đối với việc phát triển trang trại lớn và lợi thế kinh tế quy mô và vị thế đàm phán (ví dụ, đối với gạo, cà phê và cao su). Quy mô sản xuất lúa nhỏ đã làm cho sản xuất lúa kém hiệu quả. Cho đến nay, những thử nghiệm như “cánh đồng mẫu lớn” đã gặt hái một vài thành công. • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam có tỷ trọng chế biến rất nhỏ. Ví dụ, trên 90% cà phê xuất khẩu là dạng cà phê nhân được bán cho các công ty đa quốc gia như Nestle. Đây là lĩnh vực mà quan hệ hợp tác công tư có thể hỗ trợ tái cơ cấu chuỗi cung ứng nhằm tận dụng được lợi thế của Việt Nam. • Những vấn đề chất lượng đều quan trọng đối với gạo và cà phê. Cả hai đều đòi hỏi tái cơ cấu chuỗi cung ứng. Điều này cũng đặc biệt quan trọng đối với ngành hải sản do chủ nghĩa bảo hộ trá hình kết hợp với yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đã làm cho vấn đề tiếp cận thị trường trở nên rất khó khăn. Chứng chỉ chất lượng Việt Nam hiện nay không được công nhận trên thị trường quốc tế, nhất là đối với hải sản. Việc thiết lập và thực thi chất lượng theo tiêu chuẩn thế giới và coi đó là một bộ phận quan trọng trong việc tạo hình ảnh Việt Nam như là một nước sản xuất sản phẩm chất lượng cao. • Trong tất cả các nghiên cứu điển hình, tài trợ thương mại, đặc biệt là hỗ trợ vốn lưu động cho các nhà chế biến và xuất khẩu luôn là một vấn đề, nhất là khi thiếu sự quan tâm của các tổ chức tài chính tư nhân. Đây là một lĩnh vực mà quan hệ hợp tác công tư sẽ mang lại nhiều ích lợi. Hơn nữa, việc xây dựng các công cụ tài chính có thể giúp giảm nhẹ tác động của biến động giá và điều kiện thời tiết. 7. Khung thể chế Môi trường thể chế thuận lợi hóa thương mại ở cấp vĩ mô có nhiều vấn đề. Có quá nhiều kế hoạch chiến lược chồng chéo với các kế hoạch và hoạt động, nhưng không có kế hoạch hay hoạt động nào coi thuận lợi hóa thương mại là vấn đề trung tâm, đó là chưa nói đến việc lồng ghép với các chương trình phát triển thương mại, công nghiệp và nguồn nhân lực khác. Các thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực này tuy đã ký kết nhưng chưa được thực hiện.Ở cấp trung và vi mô, nhiều cơ quan cấp Chính phủ 200 khác nhau thực hiện thuận lợi hóa thương mại thiếu sự phối hợp với nhau. Tình trạng này, cũng như các khiếm khuyết trong chuỗi cung ứng, làm cho thuận lợi hóa thương mại kém hiệu quả. Khuôn khổ thể chế, bao gồm các quy tắc và các quy định, quản lý các hoạt động thúc đẩy thương mại, gồm ba cấp độ (Hình 10). Các chính sách và các chiến lược ở cấp độ kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thương mại của quốc gia và quốc tế. Ở cấp độ trung gian là các quy định và hệ thống quản lý thúc đẩy thương mại nhằm đạt được khả năng cạnh tranh này. Các quy định này được thể hiện trong các luật, nghị định, chỉ thị quyết định cách thức điều hành kinh doanh, thương mại, hậu cần, hải quan và quản lý biên giới. hần này chỉ bàn đến cơ cấu tổ chức. Ở cấp độ thấp nhất là các hoạt động kinh tế theo ba trụ cột đã nêu ở trên. Khung chính sách Khung chính sách kinh tế vĩ mô gồm hai khía cạnh -- quốc gia và quốc tế. Cấp quốc gia bao gồm các chiến lược được đặt ra trong một số tài liệu quan trọng. Những tài liệu này bao gồm Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020, tập trung vào những đột phá trong việc tạo lập một môi trường cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ; và một loạt các chiến lược ngành: • Chiến lược Xuất nhập khẩu Hàng hóa giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; • Chiến lược Hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011- 2020; • Chiến lược Phát triển Giao thông vận tải giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; và • Chiến lược Tổng thể về Phát triển Khu vực Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Hình 10: Cấu trúc Mô hình Thể chế Thúc đẩy Thương mại Việt Nam Cam kết quốc tế về thúc đẩy thương mại Chiến lược quốc gia Phát triển vùng và cụm sách/ ChínhPolicies/ lược ChiếnStrategy Cơ quan do nhà nước quản lý Thể chế Luật /Quốc hội Khuôn khổ Hiệp hội Cơ cấu tổ chức Văn bản pháp lý dưới luật Các hoạt động tạo thuận lợi và tăng năng lực cạnh tranh thương mại Giao thông Phát triển chuỗi Quy trình thủ tục vận tải và Dịch vụ cung ứng thương mại logistics Nguồn: Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, 2011. Ngoài ra, riêng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đã có khoảng 40 chiến lược quốc gia và địa phương được xây dựng và phê chuẩn. Tuy nhiên, mặc dù được coi là quan trọng, phát triển doanh nghiệp logistics chưa được quan tâm nhiều. Một điều hiển nhiên từ các văn bản trên là “thuận lợi hóa thương mại” và “năng lực cạnh tranh thương mại” đã không được giải quyết một cách có hệ thống trong quá trình lập kế hoạch chiến lược. Thật vậy, khái niệm về tạo thuận lợi thương mại thường bị hiểu nhầm là khuôn khổ pháp lý cho cơ chế xuất nhập khẩu. Tương tự như vậy, các chiến lược phát triển các dịch vụ cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải không đề cập tới tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại. Khái niệm về logistics cho thương mại cũng ít được nói tới. Quan trọng hơn cả là thiếu một tầm nhìn về cách tạo thuận lợi thương mại để có thể đóng góp cho năng lực cạnh tranh quốc gia. 201 Trên phạm vi quốc tế, Việt Nam đã ký một số thỏa thuận với các nội dung về tạo thuận lợi thương mại. Đó là: (i) Hiệp định GATT của WTO năm 1994 trong đó có quy định về tự do quá cảnh, lệ phí và thủ tục kết nối với nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá, và thông báo và quản lý các quy định thương mại, (ii) APEC với các thành viên phải thực hiện hai Kế hoạch Hành động Thúc đẩy Thương mại (TFAPs), (iii) Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), với Kế hoạch Hành động Thúc đẩy Thương mại giữa ASEAN và Liên minh châu Âu, và (iv) ASEAN, trong đó Việt Nam đã ký các thỏa thuận và chương trình thúc đẩy thương mại sau đây: • Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA); • Hiện đại hóa Hải quan ASEAN; • ASEAN Một cửa (ASW); • Những Thoả thuận Công nhận Lẫn nhau trong ASEAN; và • Hài hòa hóa các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Việt Nam cũng tham gia một số các sáng kiến ASEAN: • Một cửa ASEAN; • Hiệp định Công nhận lẫn nhau (MRA); và • Hài hòa hóa các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam đã chủ động trong việc xây dựng, đàm phán, phê duyệt, thực hiện các cam kết và thực hiện các quy định về tạo thuận lợi thương mại và logistics như là một phần của các thỏa thuận quốc tế. Tác động kết hợp của việc ký kết và tuân thủ các thỏa thuận song phương và đa phương đã tăng cường môi trường thể chế tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và logistics giữa Việt Nam và các nước thành viên khác của cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, mức độ cải thiện thuận lợi hóa thương mại chưa rõ ràng bởi nhiều cam kết chưa được thực hiện. Về những quy định liên quan đến các thỏa thuận song và đa phương mà Việt Nam bắt đầu tuân thủ, hiệu quả thực hiện phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế tại các tầng thấp hơn. Hạ tầng Tổ chức Hiện tại, Việt Nam không có một cơ quan phụ trách tổng thể về tạo thuận lợi thương mại. Hoạt động quản lý thúc đẩy thương mại được thực hiện tự chủ bởi các bộ, ngành khác nhau. Các bộ, ngành sau đây giám sát các hoạt động trong ba trụ cột về thúc đẩy thương mại. • Quản lý Phát triển Cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải: Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chịu trách nhiệm phát triển, nâng cấp, và thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Bộ này không có một cơ quan nào theo dõi việc hội nhập phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. • Quản lý Biên giới: Bộ Tài chính thông qua Tổng cục của Hải quan Việt Nam tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng xuất và nhập khẩu bằng cách đơn giản hóa thủ tục thông quan tại cửa khẩu. • Logistics thương mại: Bộ Công thương có trách nhiệm theo dõi môi trường chính sách và giám sát xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động dịch vụ logistics. Các chức năng liên quan đến việc lập kế hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của bộ này không được phối hợp với các chức năng của Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan khác. • Tổ chức Chuỗi cung ứng: Nhiều bộ, ngành chủ quản khác đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại, bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường mặc dù không có cơ chế phối hợp chính thức giữa các bộ. Trách nhiệm đối với thuận lợi hóa thương mại được phân quyền – theo ngành ngang với các bộ và đơn vị chủ quản có trách nhiệm quản lý và thực hiện các trách nhiệm tương ứng của mình, và theo ngành dọc từ các bộ ở cấp trung ương tới các cơ quan trực thuộc ở cấp thấp hơn. Việc phân quyền theo ngành ngang dẫn tới thiếu sự phối hợp giữa các lĩnh vực, trong khi đó phân quyền ngành dọc ảnh hưởng tới tính hiệu quả của các hoạt động được thực hiện. Trách nhiệm chồng chéo giữa các 202 bộ và các ngành thường gây khó khăn trong quản lý và chỉ đạo các cơ quan địa phương trong việc triển khai chiến lược ở địa phương. Tuy nhiên, do thiếu một định hướng quốc gia chung về thuận lợi hóa thương mại, việc quản lý và phát triển thuận lợi hóa thương mại ở mỗi địa phương thường mang tính cục bộ, không đồng nhất và không nhất quán với các địa phương khác. Hai cơ chế kinh tế liên ngành có tiềm năng giám sát thuận lợi hóa thương mại. Đó là Hội đồng Quốc gia về Phát triển Bền vững và Nâng cao Năng lực cạnh tranh và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế. Trong khi cơ quan thứ nhất đã thực hiện vai trò giám sát cơ quan thứ hai lại có nhiều kinh nghiệm trong giám sát các vấn đề liên ngành và tư vấn chính sách kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn một trong hai cơ quan này, hay tạo lập một cơ quan, mới cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc xem xét khuôn khổ thể chế cho thấy rằng chính sách chưa được biến thành hành động có hiệu quả bởi một số lý do sau đây. Thứ nhất, ở cấp chính sách, không có một cách tiếp cận thống nhất hay một hiểu biết chung về thuận lợi hóa thương mại và vai trò quan trọng của nó. Thuận lợi hóa thương mại vẫn chưa được công nhận là một yếu tố quyết định trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Chưa có các hướng dẫn chung và nhất quán về tạo thuận lợi thương mại. Thứ hai, mặc dù đã có một chính sách phát triển chung, Việt Nam vẫn còn thiếu chương trình và phương pháp thực hiện cụ thể. Tình trạng này dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có chiến lược đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Thứ ba, vì những thách thức trong khuôn khổ thể chế như đã trình bày ở trên, môi trường kinh doanh nói chung và môi trường xuất nhập khẩu nói riêng chậm được cải thiện. Thứ tư, cơ sở hạ tầng để phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics vẫn còn lạc hậu, yếu kém, thiếu sự phối hợp và không thể theo kịp sự tăng trưởng cao của thương mại. Thứ năm, Việt Nam thiếu vốn và các nguồn tài nguyên quan trọng khác để thực hiện các chiến lược của mình. Cuối cùng, nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thiếu. 8. Vai trò của Chính phủ Mặc dù thuận lợi hóa thương mại trước hết là hoạt động của khu vực tư nhân nhưng vai trò của Chính phủ cũng rất quan trọng kể cả trong việc hỗ trợ các hoạt động có tác động ngoại biên, cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhằm thúc đẩy luồng lưu thông hàng hóa, và trong việc gỡ bỏ cản trở và rút khỏi những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có nhiều lợi thế hơn. Chính phủ Việt Nam có khả năng làm tốt hơn mỗi vài trò này. Trong số nhiều sáng kiến khác nhau, việc chú ý đến tái cơ cấu chuỗi cung ứng sẽ giúp tác động tích cực vượt khỏi tầm thuận lợi hóa thương mại. Tại sao Chính phủ Quan trọng? Phần phân tích phía trên đã chỉ ra những lĩnh vực trong thuận lợi hóa thương mại mà Chính phủ đóng vai trò quan trọng, mặc dù thuận lợi hóa thương mại chủ yếu là hoạt động của khu vực tư nhân và nhiều chuyên gia nghiên cứu chính sách đã nói rằng “hãy để đó cho khu vực tư nhân làm.” Ngoài những vấn đề cụ thể sẽ được bàn luận thêm dưới đây, có một số lập luận chung ủng hộ cho vai trò của Chính phủ. Thứ nhất, ngay cả khi Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì Chính phủ vẫn có vai trò chính đáng trong việc cung cấp hàng hóa công. Hạ tầng giao thông và quản lý đường biên là hai trong số các hàng hóa công trong thuận lợi hóa thương mại. Thứ hai, Việt Nam từ hàng thập kỷ nay đã chuyển sang kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này, từ một hệ thống mà vai trò của Chính phủ rất lớn, vẫn chưa hoàn thành, và tín hiệu thị trường vẫn chưa đủ mạnh để đảm bảo hiệu quả trong mỗi nỗ lực kinh tế. Thứ ba, thành công của các mô hình quản trị Đông Á, từ mô hình nhà nước phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc, đến mô hình hỗn hợp tại Đông Nam Á, đều ủng hộ một vai trò chủ động hơn của Chính phủ so với mô hình của phái tân tự do và trong các sách giáo khoa kinh tế. Trung Quốc tiến hành chuyển đổi trước Việt Nam một thập kỷ và đã dùng nguồn lực của Chính phủ để thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, xây dựng một mô hình có thể coi là đầu tiên trên thế giới về tăng trưởng với sự dẫn dắt của nhà nước. Cuối cùng, mặc dù rất tương đồng với Trung Quốc, Việt Nam thậm chí còn cần khu vực công hơn cả Trung Quốc. Hệ thống đặc thù của Trung Quốc và lịch sử các xí nghiệp quốc doanh (Cheong và các tác giả, 2013) đã tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa xí nghiệp quốc doanh và tư nhân, và giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau (xí nghiệp trung ương, tỉnh và địa phương), từ đó tạo ra một khu vực tư nhân cạnh tranh bình đẳng bên cạnh các xí nghiệp quốc doanh và tương tự quốc doanh. Tại Việt Nam, bên cạnh một khu vực quốc doanh chiếm ưu thế là một khu vực tư nhân yếu kém và manh mún. Khẩu hiệu “hãy để cho khu vực tư nhân làm” là không khả thi với Việt Nam, và Chính phủ phải giữ vai trò chủ đạo. 203 Chính phủ và Thuận lợi hóa Thương mại Phần này tóm tắt sơ qua về vai trò của Chính phủ trong mỗi trụ cột thuận lợi hóa thương mại. Trong trụ cột thứ nhất, nâng cấp hạ tầng liên quan đến thương mại, các nhà hoạch định chiến lược của Chính phủ phải xác định các hạng mục ưu tiên dựa trên tác động của chúng đối với hoạt động của hành lang thương mại. Tăng cường phối hợp và mở rộng quy mô dịch vụ logistics trong hành lang thương mại, nhất là giao thông đường bộ, bốc dỡ tại cảng và quản lý đường biên, sẽ có tác động lớn hơn lên hoạt động của hành lang thương mại. Những tăng cường phối hợp thông qua sử dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường trao đổi dữ liệu giữa các dịch vụ và khả năng xử lý thông tin nhằm giảm thiểu giao dịch trên thực tế giữa các cơ quan cung cấp dịch vụ có thể có tác động lớn đối với hoạt động của hành lang thương mại. Sự phối kết hợp này có thể đạt được qua khuyến khích việc sử dụng thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) để trao đổi số liệu giữa các dịch vụ và sử lý số liệu nhằm giảm thiểu sự đi lại trực tiếp giữa các bên cung cấp dịch vụ. Quy mô có thể đạt được thông qua phát triển các trung tâm thu gom và phân phối. Các biện pháp cụ thể được trình bày trong Mục 9 nhưng phần này cũng nêu khái quát vai trò của Chính phủ trong từng trụ cột thuận lợi hóa thương mại. Trụ cột 1: Cần có các biện pháp rà soát chiến lược vận tải để tìm hiểu rõ ràng vai trò của nó trong năng lực cạnh tranh thương mại. Điều này có nghĩa phải chú ý phát triển các cụm sản xuất, cửa ngõ và hành lang giao dịch quốc tế, bao gồm phối hợp các hoạt động giữa chúng. Cần nhiều hơn các khoản đầu tư tập trung cho hạ tầng cơ sở. Dù khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng, không thể mong đợi họ sẽ giữ vai trò tiên phong trong phát triển cụm và hành lang sản xuất có nhiều tác động ngoại biên kèm theo. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ cũng cần quan tâm tăng cường các sáng kiến hợp tác công tư. Ma trận chính sách trong Mục 9 sẽ cung cấp thêm chi tiết. Trụ cột 2: Chính phủ có vai trò trực tiếp trong quá trình hợp lý hóa thủ tục thương mại qua biên giới. Chính phủ có thể thực hiện luật hải quan sửa đổi nhằm giảm thời gian thông quan và cắt bỏ các khoản chi không chính thức. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro nhằm tăng cường tuân thủ là biện pháp mang tính sống còn. Cần thực hiện đầy đủ đề xuất Một cửa Quốc gia và ASEAN, đồng thời phải giải quyết nghiêm túc vấn đề tham nhũng. Các biện pháp này sẽ được mô tả cụ thể hơn trong ma trận chính sách. Trụ cột 3: Tái cơ cấu chuỗi cung ứng đòi hỏi xây dựng một chiến lược tổng thể dựa trên ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, và một khung chính sách phù hợp. Cần rà soát kỹ lưỡng tiêu chuẩn lựa chọn các tiểu ngành đòi hỏi hỗ trợ tập trung của Chính phủ dựa trên lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp chính với triển vọng tăng trưởng. Quy hoạch không gian và kết nối đầu vào-đầu ra giữa các ngành chính và ngành phụ trợ phải được coi là tiêu chuẩn chính của quy hoạch phát triển cụm sản xuất trong chiến lược phát triển chung. Điều quan trọng nhất để thực hiện các việc nêu trên là một Kế hoạch Hành động Quốc gia dưới sự chỉ đạo của cơ quan đủ mạnh được chỉ định điều phối các hoạt động liên ngành này. Vượt lên Thuận lợi hóa Thương mại -- Mô hình Phát triển Tạm thời Việc này đòi hỏi một vai trò Chính phủ liên quan nhưng lại vượt trên khuôn khổ của thuận lợi hóa thương mại-- để đạt được tăng trưởng bền vững. Cuộc thảo luận về phương cách tránh bẫy thu nhập trung bình đã được xác định nằm trong khuôn khổ các hoạt động tạo giá trị gia tăng cao hơn thông qua tiến bộ công nghệ. Điều này đòi hỏi tập trung vào những ngành hoặc sản phẩm liên quan tới công nghệ mở mức tương đối, hoặc tốt hơn là mức cao để có thể nâng cấp liên tục. Quá trình nâng cấp bắt đầu với xuất phát điểm là nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) nhận đơn hàng từ các hãng lớn với thiết kế đầy đủ. Khi đã học được công nghệ, doanh nghiệp trong nước sẽ đảm nhiệm khâu thiết kế và tiến vào giai đoạn trở thành nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM). Giai đoạn cuối xảy ra khi năng lực thiết kế và sản xuất của công ty trong nước được quốc tế công nhận và công ty trong nước không cần phụ thuộc vào công ty nước ngoài nữa để có thể trở thành nhà sản xuất thương hiệu gốc (OBM). Các công ty Hàn Quốc như Hyundai Motor khởi nghiệp bằng lắp ráp, dịch chuyển trên chuỗi giá trị để trở thành một nhà sản xuất thương hiệu gốc (OBM) hùng mạnh. Gần đây, Huawei của Trung Quốc đã bắt đầu như là một nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử có thương hiệu khác, nhưng qua thời gian đã vươn lên trở thành nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) về điện tử lớn thứ hai trên thế giới. Công ty này hiện đang trong quá trình định hình vị thế như là 204 một nhà sản xuất thương hiệu gốc (OEM). Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành công nghiệp và các công ty đều đi theo cách đó. Ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan là một trong số những ngành lớn nhất trong khu vực ASEAN và được xếp hạng thứ 10 trên toàn thế giới về sản lượng. Tuy vậy, không có một chiếc xe nào sản xuất tại đây mang thương hiệu Thái Lan. Thay vào đó, một loạt chiếc xe mang thương hiệu lớn đều được sản xuất tại Thái Lan. Việc hấp thụ công nghệ được xảy ra như thế nào trong quá trình này? Tại Hàn Quốc và Thái Lan, điều này được thể hiện dưới dạng tăng trưởng ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất cho các nhà sản xuất OEM/ODM/OBM. Trong những năm 1960, Hàn Quốc đã phát triển một ngành công nghiệp phụ trợ mạnh mẽ, sản xuất nhiều linh kiện và các chi tiết, các phụ kiện may quần áo, giày dép, túi xách, ví và thú nhồi bông. Ngành công nghiệp phụ trợ của Thái Lan đã bản địa hoá sản xuất các loại dây, chi tiết nhựa, phụ tùng bếp trước khi chuyển đến các sản phẩm công nghệ cao như xe hơi và đèn ống TV, v.v. Tất nhiên, sự sống động của ngành công nghiệp phụ trợ được xác định dựa trên sự sẵn có của nguồn nhân lực được trang bị những kỹ năng để thực hiện chuyển giao công nghệ hiệu quả. Mặc dù rất ấn tượng với các thành tích ở Đông Á, chiến lược này đặt ra một thách thức đặc biệt đối với một quốc gia như Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế so sánh về nhân công rẻ trong các nhà máy sử dung công nghệ thấp và trung bình và ưu đãi thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp. Dịch chuyển ra khỏi khu vực này, các doanh nghiệp không chỉ mất lợi thế so sánh hiện tại mà còn phải chịu những rủi ro khi bước vào một lĩnh vực sản xuất mới và cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh đã được hình thành vững chắc với nhiều kinh nghiệm hơn. Thứ hai, Việt Nam thiếu một nguồn nhân lực có chất lượng có khả năng tham gia vào bất kỳ công nghệ được chuyển giao nào đòi hỏi cải cach cấp thiết hệ thống giáo dục hiện tại. Thứ ba, khung thể chế cho việc hấp thụ công nghệ một cách hiệu quả cũng chưa phát triển. Thật may mắn, như Ohno (2009) đã lập luận trong phần trình bày của mình tại Malaysia, và các nghiên cứu điển hình về các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam cho thấy, giá trị gia tăng có thể được đạt được không chỉ bởi dịch chuyển lên chuỗi giá trị đến các sản phẩm công nghệ cao mà còn bằng cách di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng, về bản chất, cơ cấu lại nó để đạt được giá trị gia tăng. Hình 11 cho thấy một động thái dịch chuyển lên trên trong chuỗi giá trị sẽ làm cho đường cong tạo giá trị được dịch chuyển lên trên, trong khi cơ cấu lại chuỗi cung ứng sẽ cho thấy chuyển động về phía phần tạo giá trị cao hơn của đường cong. Khi xuất khẩu sản phẩm thô chưa qua chế biến, Việt Nam chỉ có thể lấy được phần ít nhất trong đường cong giá trị gia tăng. Hình 11: Nắm bắt Giá trị gia tăng trong Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng Tạo lập giá trị Nghiên cứu Thiết kế Lắp ráp và Phân phối Marketing và Phát triển sản phẩm sản xuất Nguồn: Ohno (2009). Chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng để kích thích tăng trưởng có nhiều thuận lợi cho Việt Nam. Thứ nhất, vì nó liên quan tới xuất khẩu hiện tại có tiềm năng tăng trưởng cao, chiến lược này bảo tồn lợi thế so sánh của Việt Nam. Điều này khiến tái cơ cấu khả thi hơn và ít rủi ro hơn so với việc thay đổi cơ cấu sản xuất, là việc vốn không thể thực hiện được một cách nhanh chóng. Thứ hai, quy định hiện nay của WTO làm cho việc chạy đua với các chiến lược mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã áp dụng thành công để nâng cấp ngành công nghiệp của mình trước đây trở nên khó khăn hơn. Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam vẫn thiếu một khu vực tư nhân năng động để có 205 thể áp dụng thành công các chính sách công nghiệp đó. Thứ ba, chiến lược này ít chịu áp lực hơn so với chiến lược tạo sản phẩm có giá trị hơn thông qua tiến bộ công nghệ. Mặc dù chiến lược là cần thiết nhưng phải được lập kế hoạch cẩn thận và cần có thời gian. Lý do áp dụng chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng như sau: • Nâng cấp công nghệ không phải là con đường duy nhất để nắm bắt giá trị gia tăng, đặc biệt là trong ngắn hạn; • Việc di chuyển từ nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) sang nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) mang lại lợi ích cho các sản phẩm không đòi hỏi nhiều công nghệ. • Đối với xuất khẩu nguyên liệu thô, động lực để quốc gia tái cơ cấu chuỗi cung ứng càng mạnh nếu tỷ trọng quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu càng lớn. Ví dụ, với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn, Malaysia có khả năng áp tiêu chuẩn chất lượng cho loại sản phẩm này. Ngày nay, khi vị thế của Malaysia kém đi người ta vẫn sử dụng tiêu chuẩn này. Hai chiến lược này không loại trừ nhau, và Chính phủ đóng một vai trò cần thiết trong việc đảm bảo sự thành công của chiến lược này. Cũng cần lưu ý rằng việc tạo giá trị thông qua chiến lược về chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với quá trình thuận lợi hóa thương mại, ngay cả khi nền kinh tế chuyển từ mức thu nhập thấp sang thu nhập trung bình và thu nhập cao. Khi phương thức sản xuất di chuyển dần trên bậc thang công nghệ từ cung cấp nguyên liệu thô đến chế biến dựa trên công nghệ thì vai trò của chuỗi cung ứng cũng thay đổi, và theo đó là đòn bẩy thu nhận giá trị gia tăng. Các đòn bẩy này được mô tả trong Hình 12. Chiến lược trên không có nghĩa là lờ đi các cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu. Chiến lược đó chỉ hàm ý rằng phải nắm bắt được các cơ hội nâng cao giá trị gia tăng ngắn hạn và trung hạn, đồng thời tạo được thời gian chuẩn bị để leo lên những bậc cao hơn trong phát triển công nghệ. Hình 12: Tạo giá trị Thông qua Chuỗi cung ứng trong cùng Phát triển Kinh tế Chiến lược tạo giá trị Các giai đoạn phát triển kinh tế Nông nghiệp/ Công nghiệp/ Tri thức/ Dịch vụ/ Nguyên liệu Thâm dụng lao động Thay thế vốn Dựa trên công nghệ Tùy chỉnh theo nhu cầu Đột phá Giai đoạn 4 Tăng độ tin cậy Đột phá Giai đoạn 3 Tăng tốc lưu thông Đột phá Giai đoạn 2 Giảm chi phí hoạt động Giai đoạn 1 Hình thành năng lực Nguồn: Boston Strategies International. 9. Kết luận: Gợi ý Chính sách Thuận lợi hóa Thương mại Tất cả những khiếm khuyết và hạn chế nêu trên đều có thể giải quyết được. Dưới đây là những khuyến nghị chính sách nhằm giải quyết các vấn đề đó. Thành công đòi hỏi các cơ quan liên quan phải nỗ lực rất nhiều, với Chính phủ thực hiện vai trò tạo thuận lợi và điều phối. Cũng cần một quyết tâm chính trị từ phía lãnh đạo vì các khuyến nghị sẽ ảnh hưởng đến nhiều lợi ích quan trọng. Tuy nhiên, trừ khi thực hiện ngay hành động ưu tiên, năng lực cạnh tranh tương lai của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do các nước khác không ngừng tiến lên trong chương trình thuận lợi hóa thương mại của họ. Mặc dù khu vực tư nhân có vai trò duy trì năng lực cạnh tranh thương mại, nhưng Chính phủ đóng một vai trò chính yếu trong việc ban hành các chính sách, khung pháp lý và thể chế cần thiết ở cấp độ kinh tế vĩ mô, cũng như hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Báo cáo này đã xác định được những hạn chế lớn và những điểm tắc nghẽn tác động tiêu cực đến dòng xuất khẩu và cuối cùng là khả năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam. Tác động này đặc biệt gây nhiều thiệt hại khi các đối thủ cạnh tranh 206 thương mại đang từng bước có những hành động, bao gồm cả các khoản đầu tư lớn trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ. Báo cáo này đề xuất các khuyến nghị về nhiều lĩnh vực trong thuận lợi hóa thương mại. Các khuyến nghị đó, cùng với các hành động cụ thể, được gộp vào trong một số thông điệp chính như sau. Thông điệp 1: Đòi hỏi chính sách thứ nhất là xây dựng một khung chính sách và năng lực thể chế mạnh nhằm thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại. Kế hoạch điều chỉnh mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu theo điều kiện trong nước và trên thế giới sẽ tập trung vào thuận lợi hóa thương mại và nắm bắt giá trị gia tăng cao hơn. Cần phối hợp chính sách tốt hơn để đảm bảo hiệu quả các đòn bẩy chính sách tác động lên các trụ cột thuận lợi hóa thương mại. Phối hợp bao hàm lựa chọn và sắp xếp thứ tự các hành động chính sách, có chú ý đến quy mô và tính chất phức tạp của kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại, các đòn bẩy chính sách cần có, và hạn chế về nguồn nhân lực (Hình 13). Để thực hiện điều đó, cần chỉ định một cơ quan cấp quốc gia chịu trách nhiệm điều phối với quy chế hoạt động cụ thể. Quy chế hoạt động phải bao gồm việc điều phối các bộ, ngành, địa phương và các dự án PPP trong xây dựng chiến lược thuận lợi hóa thương mại chung, đôn đốc quá trình thực hiện quá trình này và báo cáo về tiến độ thực hiện chương trình. Thành viên cơ quan này phải bao gồm lãnh đạo các cơ quan Chính phủ và đại diện doanh nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả, thủ tướng Chính phủ phải đứng đầu cơ quan này. Hình 13: Các Đòn bẩy Chính sách Chính ân ng nh cô ịnh ư tư ực ut yđ ực uv Đầ Qu Trụ cột Hoạt động Hợp phần uv Kh Kh Vận tải đường bộ Vận chuyển nội địa Đường sắt Đường thủy nội địa Cảng Hạ tầng giao thông Điểm trung chuyển Sân bay Cửa khẩu biên giới vận tải & Vận tải biển Dịch vụ logistics Vận chuyển quốc tế Vận tải hàng không Vận tải đường bộ quốc tế Phối hợp giữa các phương thức Giao dịch & điều phối Dịch vụ hậu cần Chính sách công nghiệp Liên kết ngược Mạng lưới cung cấp Công nghiệp phụ trợ Tổ chức chuỗi Tùy biến Quy trình chế biến cung ứng Sáng tạo Đa dạng hóa Liên kết xuôi Kênh phân phối Xây dựng văn bản Thủ tục Hải quan và thanh kiểm tra Ứng dụng CNTT Thủ tục quy định Quản lý Rủi ro thương mại Chính sách Một cửa quốc gia Phối hợp Chính sách Một cửa ASEAN quản lý biên giới Kiểm soát dọc theo chuỗi cung ứng Nguồn: Các tác giả. Ngoài ra, kế hoạch phải liên kết năng lực cạnh tranh thương mại với chính sách công nghiệp, giống như các nền kinh tế Đông Á thành công khác đã thực hiện. Kinh nghiệm tại các nước đó cho thấy một chính sách công nghiệp thành công đòi hỏi năng lực cả về thể chế và nguồn nhân lực, hai lĩnh vực mà hiện nay Việt Nam đang thiếu. Việc xây dựng năng lực trên hai lĩnh vực đó đòi hỏi những nỗ lực trung hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, cần một giải pháp thay thế có thể tận dụng lợi thế so sánh đồng thời tạo được nhiều giá trị gia tăng hơn. Lợi thế so sánh hiện nay của Việt Nam là nhân công rẻ và càng có lợi thế hơn khi giá nhân công Trung Quốc ngày càng tăng. Hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên lợi thế này. Như đã nói, việc tạo giá trị gia tăng lớn hơn thông qua tái cơ cấu chuỗi cung ứng chính là chiến lược tạm thời. Thông điệp 2: Chính sách cần thiết thứ hai là xây dựng hạ tầng cơ sở và dịch vụ vận tải hỗ trợ mối liên kết giữa sản xuất trong nước với quốc tế nhằm tăng cường xuất khẩu và qua đó tăng cường 207 Trụ cột 1.. Trong khi các quốc gia như Trung Quốc đang tích cực đầu tư hạ tầng cơ sở để hỗ trợ thương mại, Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh thương mại nếu không đầu tư thêm vào hạ tầng giao thông và không đảm bảo được việc sử dụng nguồn lực hiệu quả. Muốn vậy, phải chuyển hướng chiến lược, từ dựa hoàn toàn vào vốn nhà nước sang huy động nguồn vốn bên ngoài cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Nên huy động nguồn vốn tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các công cụ hợp tác công tư (PPP). Với nguồn vốn huy động được, cần hướng công tác tăng cường hành lang thương mại và tiếp cận cửa khẩu quốc tế tập trung vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại. Hiệu suất cảng giữ vai trò quan trọng trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Hành lang Hà Nội – Hải Phòng, Cảng Sài Gòn – Cái Mép cần trở nên hành lang vận tải đa phương thức hiệu quả hơn, kết nối với đường cao tốc, đưởng tàu hỏa và thậm chí cả IWT. Chiến lược đồng thời phải khắc phục được yếu kém trong dịch vụ logisitics hiện nay. Việc xây dựng quan hệ đối tác với khối tư nhân để phát triển các trung tâm logistics hiện đại xung quanh hai khu vực cảng lớn rất quan trọng. Việc này đòi hỏi nghiên cứu chính sách để đưa ra các khuyến nghị tăng cường hậu cần thương mại. Những khuyến nghị cũng cần đưa vào các giải pháp cải thiện khung pháp lý để phát triển các dịch vụ và cơ quan điều hành hậu cần tại Việt Nam. Thông điệp 3: Đòi hỏi thứ 3 về chính sách là đơn giản hóa thủ tục nhằm giảm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao độ tin cậy trong thương mại qua biên giới. Cần phát triển một khung pháp lý tốt cho chương trình hiện đại hóa hải quan. Luật Hải quan cần tiếp tục sửa đổi nhằm thiết lập một cơ sở cho việc đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ và thông lệ quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Một hệ thống quản lý rủi ro nhằm tăng cường quản lý tuân thủ cũng cần được xây dựng. Do thủ tục hải quan được áp dụng cho tất cả các hàng hóa xuất nhập khẩu nên cần thiết kế và thực hiện một chiến lược chống tham nhũng trong ngành hải quan nhằm cải thiện cảm nhận của khách hàng và nâng cao tính liêm chính của cán bộ hải quan. Tuy nhiên, ngay cả khi đạt được tiến bộ về đơn giản hóa, đòi hỏi phối hợp giữa các cơ quan với nhau, không được sao nhãng bởi đây không chỉ là vấn đề của riêng ngành hải quan. Cụ thể, hải quan và các cơ quan quản lý đường biên cần: • Đơn giản hóa thủ tục hải quan nhằm giảm thời gian và chi phí thông quan cho cả khách hàng và cán bộ hải quan; • Khắc phục khó khăn trong quản lý rủi ro nhằm tăng cường tuân thủ; • Thực hiện kế hoạch chống tham nhũng nhằm cải thiện hình ảnh và nâng cao tính liêm chính của cán bộ hải quan; • Áp dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hải quan và thúc đẩy tính minh bạch. Hệ thống CNTT đã được sử dụng để hỗ trợ xử lý tờ khai Hải quan kể từ cuối những năm 1990 và dần được cập nhật bởi các công chức và nhà thầu địa phương. Tuy nhiên, hệ thống này không cung cấp đủ các chức năng tích hợp cần thiết để hỗ trợ đầy đủ việc áp dụng các phương pháp tiếp cận hiện đại trong quản lý Hải quan. • Thực hiện Cơ chế Một cửa Quốc gia (NSW) nhằm phối hợp tất cả các cơ quan quản lý đường biên và hài hòa hóa tất cả thủ tục và quy trình thuế quan và phi thuế quan. Thông điệp 4: Thay đổi chính sách cuối cùng là tái cơ cấu chuỗi cung ứng nhằm thu được giá trị gia tăng và chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cần thừa nhận rằng, các chuỗi cung ứng không giống nhau và việc tái cơ cấu các chuỗi cung ứng cần chú ý đến các đặc điểm của chúng. Đối với tổng quan ngành chế biến, vai trò của Chính phủ không đơn giản là sắp xếp lại chuỗi cung ứng hiện thời để giảm chi phí. Tái cơ cấu có thể được thực hiện qua các biện pháp: • Thúc đẩy sản xuất nguyên liệu trong nước để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu; • Phối hợp với các ngành công nghiệp để xây dựng một tầm nhìn chung, kết hợp tăng giá trị của sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thông qua tái cấu trúc chuỗi cung ứng bằng cách thay đổi trong chu kỳ đặt hàng và các mô hình kinh doanh; • Phát triển các cụm sản xuất để phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô; • Cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông để liên kết các cụm và trung tâm sản xuất với các hành lang vận chuyển/thương mại, và các liên kết này là một phần của một quy hoạch tổng thể ngành giao thông vận tải; 208 • Tăng cường cung cấp tài chính thương mại, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong nước; và • Chính thức hóa quan hệ đối tác công tư nhằm hỗ trợ các hoạt động trên. Đối với ngành điện tử và thiết bị điện, nhiệm vụ của Chính phủ là khuyến khích phát triển các cụm sản xuất, đảm bảo hỗ trợ logistics và cung cấp hạ tầng giao thông trong một kế hoạch tổng thể cấp quốc gia thay vì trên cơ sở vụn vặt. Ngoài ra, các chính sách cũng cần khuyến khích học tập để cập nhật công nghệ mà trong đó ngành giáo dục phải cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng được về số và chất lượng. Kể từ năm 2007 đã có một Kế hoạch Tổng thể Ngành điện tử mặc dù việc thực hiện kế hoạch này chưa có kết quả rõ ràng. Để tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng gạo, Chính phủ cần khuyến khích tăng quy mô sản xuất và chất lượng gạo, phân biệt các loại gạo, hiện đại hóa công nghệ chế biến và tăng tỷ trọng bán hàng doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B). Các biện pháp đó không chỉ làm tăng giá trị tại mỗi công đoạn trong chuỗi cung ứng mà còn khuyến khích lợi ích của việc cung cấp gạo chất lượng cao được phân phối đều trong toàn chuỗi. Vai trò của Chính phủ ở đây là cấp vốn lưu động, thiết lập khung pháp lý giúp thực thi hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp, nhất là trong quan hệ đối tác công tư, nhằm tăng năng suất và chất lượng. Chính phủ cũng cần xây dựng cơ sở kho bãi tốt hơn và tăng cường hạ tầng giao thông. Thí điểm mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là một phát triển tích cực cần nhân rộng. Các sáng kiến này cấp thiết khi cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước xuất khẩu gạo khác như Cam-pu-chia và Myanmar. Điều quan trọng là tỷ trọng xuất khẩu gạo theo phương thức Hợp đồng Chính phủ (G2G) và doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cần điều chỉnh nhằm đạt được đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị trong xuất khẩu gạo. Nghị định 109/2010/NĐ-CP cần được sửa đổi để khuyến khích các công ty lương thực tìm kiếm đối tác và hợp đồng thương mại. Cũng cần có những chính sách để loại bỏ cơ chế phân bổ các hợp đồng G2G bởi Hiệp hội Lương thực Việt Nam và giới thiệu việc đấu giá/đấu thầu minh bạch hơn cho các công ty lương thực để có được các hợp đồng thầu phụ G2G. Tái cơ cấu chuỗi cung ứng cà phê chủ yếu là nhiệm vụ của khu vực tư nhân, nhưng Chính phủ cũng có thể hỗ trợ thông qua chính sách ngành tập trung vào (i) gia tăng giá trị và phối hợp với khu vực tư trong việc cấp vốn đầu tư và vốn lưu động, (ii) chọn đất phù hợp với cây cà phê, (iii) thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về xuất khẩu cà phê, và (iv) vận chuyển với hiệu suất cao qua hành lang thương mại. Phát triển sàn giao dịch giao ngay và thị trường tương lai với những hoạt động trao đổi hàng hóa có thể giúp nông dân đối phó với biến động theo mùa và biến động giá cả toàn cầu của các sản phẩm nông nghiệp. Bằng cách này, có thể lên kế hoạch sản xuất và xuất khẩu tốt hơn các sản phẩm nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng, với quy mô lớn hơn nhưng chi phí thấp hơn (do loại bỏ các khâu thương lái trung gian). Việc này giúp tăng vốn cho sản xuất, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, và hiện đại hóa chuỗi cung ứng nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Ngành thủy sản đối mặt với những thách thức về ô nhiễm môi trường và y tế ngày càng phức tạp và các tiêu chuẩn do các quốc gia nhập khẩu áp đặt. Trong trường hợp danh giới mờ nhạt giữa an toàn thực phẩm và bảo hộ thương mại trá hình, những nỗ lực của Chính phủ cần phải tập trung vào khuyến khích nuôi trồng theo hợp đồng, qua đó khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt trong quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng. Ở đây, quan hệ đối tác công tư có thể kiểm định nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Các phòng thí nghiệm tư nhân được cấp chứng chỉ quốc tế sẽ thực hiện xét nghiệm, còn Chính phủ thì thực hiện kiểm định. Cuối cùng, đầu tư vào nhà máy chế biến sẽ tăng cường chế biến hạ nguồn và đa dạng hóa kênh phân phối nhằm phục vụ các thị trường nhỏ. Việc giới thiệu hàng có giá trị gia tăng cao, đa dạng hóa thị trường và thúc đẩy các thương hiệu Việt Nam, sẽ giúp giải quyết những thách thức trên. Tất cả các cải cách cụ thể này phải nằm trong khuôn khổ chiến lược phát triển ngành chi tiết và các chiến lược ngành này phải được lồng ghép và nhất quán với kế hoạch hành động quốc gia đã nêu trong Thông điệp 1. Các ưu tiên chính sách chính nhằm nắm bắt giá trị gia tăng vừa nêu được tóm tắt trong ma trận chính sách phía dưới (Bảng 3). Ma trận này liên kết mục tiêu với hành động, kết quả mong đợi và xác định các cơ quan thực hiện. 209 Bảng 3: Năng lực cạnh tranh thương mại Việt Nam: Ưu tiên chính sách Mục tiêu Hành động chính sách Cơ quan chủ trì Thời gian Kết quả đầu ra 1. Xây dựng khung chính sách và năng lực thể chế thực hiện kế hoạch quốc gia về tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại Xây dựng kế hoạch dựa trên: (i) Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; (ii) Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa 2011-2020, tầm Xây dựng kế hoạch hành nhìn đến năm 2030; (iii) Chiến lược phát triển giao thông đến 2020, Kế hoạch hành động quốc động quốc gia (NAP) về tầm nhìn đến năm 2030; (iv) Các chiến lược phát triển ngành; (v) NCIEC / MOT / MOIT 2014 gia về tăng cường năng lực năng lực cạnh tranh thương Chiến lược hải quan đến năm 2020. Kế hoạch phải dựa trên ưu tiên cạnh tranh thương mại mại chính sách về hạ tầng giao thông và logistics, thủ tục pháp quy và chuỗi cung ứng (theo mục tiêu 2, 3 và 4). Chỉ định một cơ quan cấp quốc gia quản lý triển khai NAP. Cơ quan Tăng cường năng lực phối này phải được trao đủ thẩm quyền để có thể đảm bảo năng lực MOIT / MOF / MPI / Cơ chế phù hợp về quản lý, hợp và thực hiện chính 2014-2016 cạnh tranh và lợi ích quốc gia là ưu tiên hàng đầu trong quá trình NCIEC / MOT / OOG xây dựng và thực hiện NAP. sách. công nghiệp hóa. Kết nối chính sách ngành Lựa chọn ưu tiên chiến lược và các lĩnh vực thực hiện công nghiệp NAP trong những ngành ưu với năng lực cạnh tranh MOIT / MPI hóa. tiên được lựa chọn. thương mại. 2. Phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất trong nước với thị trường quốc tế cho tăng trưởng xuất khẩu Thiết lập liên kết rõ ràng Rà soát và điều chỉnh chiến lược phát triển ngành giao thông, chú ý giữa hạ tầng giao thông và đến tầm nhìn dài hạn về phát triển cụm sản xuất, cửa khẩu và hành Chiến lược giao thông sửa MOT / MOIT / NCIEC 2013 dịch vụ logistics với năng lang quốc tế và đầu mối thương mại trong nước nhằm hỗ trợ và đổi. lực cạnh tranh thương mại. tăng cường hiệu quả năng lực cạnh tranh thương mại. Tăng cường hành lang giao Hành lang giao thông hiệu quả Ưu tiên xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường hành lang giao thông kết nối các cụm phát nối các cảng chính tại thành thông cho các cụm cảng tại TP. HCM, Hải Phòng, Bà Rịa –Vũng MOT 2013-2016 triển với cổng giao dịch phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Tàu. quốc tế. Bà rịa – Vũng Tàu. Khung pháp lý hỗ trợ mô Tăng cường khung pháp lý và chính sách đảm bảo lợi nhuận cho Tăng cường hợp tác công hình PPP hiệu quả trong hạ các dự án BOT, BTO, PPP nhằm huy động nguồn tài chính ngoài MOT / MOF 2013-2014 tư tầng giao thông và dịch vụ nhà nước đầu tư vào hạ tầng giao thông và dịch vụ logisitics. logistics. 210 Mục tiêu Hành động chính sách Cơ quan chủ trì Thời gian Kết quả đầu ra Project to improve logistics with clear definition of lDự án nâng cao Xây dựng chiến lược dịch vụ logistics với định nghĩa rõ ràng về dịch vụ logistics, điều logistics thương mại và Thực hiện dự án về logistics kiện kinh doanh logistics, và giới hạn trách nhiệm đối với các doanh MOIT / MOT / MARD 2013-2014 khung pháp lý cho dịch vụ thương mại. nghiệp logistics; tăng cường khung pháp lý về phát triển dịch vụ và logistics công ty logisitcs tại Việt Nam. Phát triển vận tải đa Vận tải đa phương thức Hỗ trợ pháp lý cho phát triển vận tải đa phương thức. MOT 2013 phương thức được tăng cường MOT, các nhà đầu tư Hỗ trợ hoạt động của cảng Rà soát địa điểm và dịch vụ ICD và khuyến khích ICD trở thành các tư nhân và các công Các trung tâm logistics và và khu công nghiệp thông trung tâm logistics thực sự và ở gần cảng, và hỗ trợ các khu công ty logistics toàn cầu, 2014-2015 ICD mới gần các cổng giao qua các cảng cạn (ICD) nghiệp xung quanh. các cơ quan Chính dịch quốc tế. hoặc trung tâm logistics phủ liên quan. 3. Đơn giản hóa thủ tục nhằm giảm bớt thời gian và chi phí thương mại qua biên giới Rà soát luật hải quan và các hướng dẫn thực hiện nhằm đưa ra khung cơ bản cho đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua: (i) áp dụng kiểm hóa một cửa tại biên giới; (ii) áp Luật hải quan và hướng dẫn dụng hệ thống điều chỉnh trước; (iii) khởi động chương trình doanh GDC (MOF) 2013 thực hiện sửa đổi. nghiệp ưu tiên; (iv) thiết lập hệ thống chỉ số thành tích hải quan; (v) Áp dụng thủ tục hải quan tăng cường dịch vụ môi giới hải quan và hậu kiểm; và (vi) sử dụng hiện đại nhằm giảm thời thiết bị phát hiện. gian thông quan và các chi phí không chính thức, nhất Ban hành nghị định về hải quan điện tử nhằm áp dụng tờ khai điện Nghị định về hải quan điện là đối với xuất khẩu và nhập GDC (MOF) 2012 tử càng sớm càng tốt. tử. nguyên liệu đầu vào. Hoàn thiện hệ thống thông quan tự động (VNACCS) phục vụ thông quan điện tử và giảm thiểu giao dịch giữa hãng tàu và cơ quan hải GDC (MOF) 2013-2014 Tăng tốc VNACCS quan. 211 212 Mục tiêu Hành động chính sách Cơ quan chủ trì Thời gian Kết quả đầu ra Sửa đổi luật hải quan và các hướng dẫn thực hiện nhằm thực hiện Luật hải quan và hướng dẫn đầy đủ và nhất quán các nguyên tắc quản lý rủi ro chứ không phải GDC (MOF) 2013 thực hiện sửa đổi. áp dụng theo từng trường hợp hoặc miễn trừ kiểm hóa. Quản lý rủi ro bằng máy tính với một cơ quan cấp trung ương chịu Tái cơ cấu tổ chức với cơ Áp dụng quản lý rủi ro trách nhiệm xây dựng và lưu giữ mô tả rủi ro, chia sẻ thông tin nhận 2014-2015 quan quản lý rủi ro có đầy đủ nhằm tăng cường quản lý được từ các cơ quan hải quan khác và tích hợp soi hàng vào quy chức năng. tuân thủ. trình đánh giá rủi ro. Quản lý rủi ro bằng máy tính với một cơ quan cấp trung ương chịu Quản lý rủi ro được áp dụng trách nhiệm xây dựng và lưu giữ mô tả rủi ro, chia sẻ thông tin nhận GDC (MOF) 2014-2015 tại tất cả các cơ quan quản lý được từ các cơ quan hải quan khác và tích hợp soi hàng vào quy đường biên. trình đánh giá rủi ro. Thực hiện chiến lược Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động chống tham nhũng chống tham những ngành Kế hoạch hành động chống ngành hải quan Việt Nam; xây dựng tiêu chuẩn liêm chính áp dụng hải quan nhằm tăng cường GDC (MOF) 2013-2016 tham nhũng được xây dựng đánh giá thành tích cán bộ hải quan; xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhận thức và tính liêm và thực hiện hải quan và thương nhân. chính của cán bộ hải quan. (i) ban hành khung pháp lý (nghị định) về quy trình và thủ tục NSW; Thực hiện chế độ một cửa (ii) thiết lập cơ chế phối hợp các cơ quan liên quan thông qua Ủy MOF / MARD / MOIT / quốc gia (NSW) và một cửa ban chỉ đạo quốc gia về NSW; (iii) xây dựng một cửa điện tử duy 2013-2014 Thực hiện NSW và ASW. MOT / MOH / MOFA ASEAN (ASW) nhất nhận tài liệu thông quan hàng hóa và cơ sở dữ liệu hợp nhất nhằm phối hợp hoạt động các cơ quan quản lý đường biên. 4. Tái cơ cấu chuỗi cung ứng nhằm tạo giá trị và chủ động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu 4.1. Tái cơ cấu chuỗi cung ứng chế biến theo hướng phát triển công nghiệp phụ trợ Rà soát chương trình hiện nay về thành lập các khu chế xuất. Phát Phát triển cụm sản xuất triển khu chế xuất trong chương trình phát triển cụm sản xuất công Tăng cường hoạt động kinh nhằm thu hút đầu tư nước nghiệp và cung ứng nhiều vật tư, dịch vụ logisitics hơn nữa. Xác 2014 tế và việc làm trong khu vực ngoài cho sản xuất hàng định giá trị sẽ cung cấp cho thị trường mục tiêu và lựa chọn, thiết kế chế biến. xuất khẩu. mặt bằng nhằm tối đa hóa giá trị. Mục tiêu Hành động chính sách Cơ quan chủ trì Thời gian Kết quả đầu ra Tăng cường sản xuất nguyên Đánh giá cơ hội tăng cường chất lượng đầu vào hiện nay đang cung liệu đầu vào trong nước cấp cho các nhà sản xuất xuất khẩu đa dạng hóa và cung cấp các nhằm tăng cường năng lực Phát triển mạng lưới các nguyên liệu đầu vào phức tạp hơn nữa, cùng với khu vực tư nhân cạnh tranh các mặt hàng nhà cung cấp và công 2013-2016 chuẩn bị một chiến lược thực hiện các cơ hội này; dựa trên đánh giá công nghiệp; tăng giá trị gia nghiệp phụ trợ. đó, xây dựng một kế hoạch hành động phát triển công nghiệp phụ tăng; hỗ trợ phát triển khu trợ. vực tư nhân; giảm thâm hụt thương mại. Chuẩn bị chiến lược và kế hoạch tiếp thị về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu theo từng ngành chế biến, ví Phát triển tại địa phương dụ may mặc, giày dép và điện tử. Tăng cường quản lý chuỗi cung Tăng chất lượng hàng xuất ngành sản xuất theo hợp ứng bao gồm tìm nguồn đầu vào và phát triển kênh phân phối mới. 2014 khẩu và giá trị gia tăng. đồng. Nhận dạng cơ hội liên kết ngược nhằm giảm thời gian và chi phí giao hàng đến thị trường và chế biến hạ nguồn nhằm tăng giá trị sản phẩm. 4.2. Tái cơ cấu chuỗi cung ứng nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và khai thác thị trường mới (chế biến và hướng ngoại) Rà soát khung pháp quy hiện nay (Nghị định số 109/2010/ND-CP ngày 4/11/2010) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm đối Tăng cường khuyến khích Tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo tác và ký hợp đồng thương mại. Xóa bỏ cơ chế phân bổ hợp đồng MARD / MOIT / MOF 2013 xuất khẩu loại gạo có giá trị theo hướng B2B. G2G bởi Hiệp hội lương thực Việt Nam. Các công ty phải đấu thầu cao hơn. nhận hợp đồng phụ G2G. Tăng cường cơ chế thực thi hợp đồng, nhất là trong buôn bán sản Xây dựng quan hệ sản phẩm nông nghiệp nhằm giảm rủi ro đối tác. Xây dựng văn bản mẫu Tăng cường độ tin cậy cung xuất theo hợp đồng và tăng quy định trách nhiệm cùng với cơ chế điều chỉnh giá gạo theo biến 2013-2014 ứng hàng hóa và sử dụng tốt cường vai trò hội nông dân. động giá hàng hóa giữa thời điểm ký hợp đồng và thời điểm hoàn hơn năng lực chế biến. tất giao dịch. Đa dạng hóa xuất khẩu Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc và cấp chứng chỉ nông sản Tăng giá trị nông sản xuất nông sản dựa trên chất nhằm khuyến khích đa dạng hóa và bảo tồn nhận dạng. Thiết lập cơ MOIT / MOT 2013-2016 khẩu. lượng và chủng loại. quan PPP nhằm đề ra và thực thi tiêu chuẩn xếp loại gạo và cà phê. 213 214 Mục tiêu Hành động chính sách Cơ quan chủ trì Thời gian Kết quả đầu ra Xây dựng khung pháp lý và tài chính nhằm hỗ trợ việc hình thành mạng lưới bên thứ 3 các kho trữ gạo như là một giao dịch trung gian Nâng cao thu nhập cho nông giữa nông dân, xưởng xay xát và nhà xuất khẩu. Tạo khung pháp lý Thiết lập một mạng lưới dân, tăng cường chất lượng về biên nhận lưu kho và thực thi hợp đồng kỳ hạn nhằm giảm rủi ro bên thứ 3 các kho bãi lưu gạo và độ tin cậy trong cung đối tác. Thành lập cơ quan độc lập thu thập và phân phát thông tin trữ gạo. ứng, tăng cường sử dụng về thị trường gạo. Hợp nhất chất lượng và tiêu chuẩn xếp loại gạo nhà máy xay xát. sử dụng trong hợp đồng kỳ hạn và kết nối với chỉ số giá gạo Thái Lan. Xây dựng và phát triển Chương trình tăng cường Phân tích hiện trạng thương hiệu nông sản Việt Nam và xây dựng nhãn hiệu thương mại cho MARD 2014-2016 thương hiệu nông sản Việt chương trình tạo thương hiệu mạnh hơn. nông sản Việt Nam. Nam. 4.3. Tái cơ cấu chuỗi cung ứng nông sản theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn cung Đánh giá các yếu tố cản trở đầu tư công-nông nghiệp bao gồm hạn chế/chi phí giao dịch thu hồi đất (cản trở về liên kết dọc); cơ cấu sản Tạo môi trường chính sách Tạo cơ hội thực hiện lợi thế xuất manh mún hạn chế liên kết theo chiều ngang (ví dụ hợp tác xã) hỗ trợ đầu tư vào công- MARD / MOIT / MOF 2013-2016 quy mô và phạm vi trong sản và hạn chế cạnh tranh do có sự hiện diện của các nông trường và nông nghiệp. xuất và chế biến nông sản. doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng chương trình nhằm vượt qua cản trở và tạo điều kiện phát triển công-nông nghiệp. Mở rộng mô hình PPP trong đầu tư vào các nông trại MARD 2013-2014 Mở rộng mô hình PPP. lớn và mô hình “cánh đồng mẫu lớn.” Dự án học tập bài học thất bại từ sàn giao dịch cà phê Daklak, phân Nâng cao chất lượng nông tích hiệu quả của thị trường giao ngay và các yếu tố chính để thành Nông sản đạt tiêu chuẩn MOIT / MOST / MARD 2013-2016 sản đạt tiêu chuẩn thế giới. công, đề xuất chính sách khuyến khích phát triển mô hình này và quốc tế. khung pháp lý cần thiết. Phát triển thị trường giao ngay/kỳ hạn/tương lai/sàn Dự án học tập bài học thất bại từ sàn giao dịch cà phê Daklak, phân giao dịch nhằm giúp nông tích hiệu quả của thị trường giao ngay và các yếu tố chính để thành MARD / MOIT 2013-2016 Xây dựng sàn giao dịch. dân đối phó với biến động công, đề xuất chính sách khuyến khích phát triển mô hình này và giá cả trên thị trường thế khung pháp lý cần thiết. giới và biến động theo mùa. Mục tiêu Hành động chính sách Cơ quan chủ trì Thời gian Kết quả đầu ra Thực hiện các hình thức Rà soát các nghị định 18/2005/ND-CP, 45/2007/NG-CP, 46/2007/ bảo hiểm thích hợp cho ND-CP, và Quyết định 315/QD-TTg nhằm cung cấp dịch vụ bảo 2013-2016 Nghị định sửa đổi nông dân. hiểm thích hợp cho nông dân. 215