ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Chuyên đề: Hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và năng động cho người cao tuổi ở Việt Nam Tháng 7-2016 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Chuyên đề: Hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và năng động cho người cao tuổi ở Việt Nam NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Tháng 7-2016 LỜI CẢM ƠN Báo cáo này được soạn thảo bởi Đinh Tuấn Việt, Sebastian Eckardt (Quản lý Kinh tế Vĩ mô & Tài khoá) và Philip O’Keefe (An sinh Xã hội và Lao động) với đóng góp của Alwaleed Alatabani (Tài chính và Thị trường), Nguyễn Phương Anh (Quản trị), Gabriel Demombynes, Vũ Hoàng Linh, Trần Thị Ngọc Hà (Giảm nghèo) và Ahmad Ahsan (Văn phòng Kinh tế trưởng Châu Á – Thái bình dương), dưới sự chỉ đạo chung của Victoria Kwakwa (Phó Chủ tịch khu vực Đông Á Thái Bình Dương), Mathew Verghis (Giám đốc Quản lý Kinh tế vĩ mô & Tài khóa), Achim Fock (Quyền Giám đốc Quốc gia), và Sandeep Mahajan (Chuyên gia Kinh tế trưởng). Vũ Thị Anh Linh (Ngân Hàng Thế Giới Việt Nam) hỗ trợ quá trình biên soạn và phát hành. 2 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CDS Hoán đổi rủi ro tín dụng CIT Thuế thu nhập doanh nghiệp CPI Chỉ số giá tiêu dùng EAP Đông Á Thái Bình Dương EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư nước ngoài trực tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDC Tổng cục Hải quan GSO Tổng cục Thống kê IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế MOF Bộ Tài chính MOLISA Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OOG Văn phòng Chính phủ PIM Quản lý đầu tư công PIT Thuế thu nhập cá nhân PMI Chỉ số nhà quản trị mua hàng PPP Sức mua tương đương SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội SOEs Doanh nghiệp nhà nước SWI Xâm nhập mặn TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương VAMC Công ty quản lý nợ Việt Nam VAT Thuế giá trị gia tăng VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam WB Ngân Hàng Thế Giới TỈ GIÁ LIÊN NGÂN HÀNG CHÍNH THỨC: 1 US$ = 21.880 VND Năm tài chính của chính phủ: 1/1 – 31/12 hàng năm ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 3 MỤC LỤC Tổng quan................................................................................................................................................................. 6 PHẦN I.NHỮNG DIỄN BIẾN KINH TẾ GẦN ĐÂY..............................................................................10 I.1. Môi trường kinh tế bên ngoài................................................................................................. 10 I.2: Diễn tiến gần đây trong nền kinh tế Việt Nam................................................................. 14 I.3. Tái cơ cấu với tốc độ chậm....................................................................................................... 25 I.4. Triển vọng kinh tế trung hạn và rủi ro................................................................................. 28 PHẦN II. THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH GIÀ HÓA THEO HƯỚNG DUY TRÌ SỨC KHỎE VÀ KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG TỐT TẠI VIỆT NAM .................................................... 30 A. Chuyển tiếp dân số..................................................................................................................... 30 B. Hoàn cảnh sống người cao tuổi Việt Nam.......................................................................... 34 C. Ứng phó với tình trạng già hoá nhanh................................................................................ 37 D. Kết luận........................................................................................................................................... 48 Hộp Hộp 1: Tác động của Brexit tới Việt Nam........................................................................................... 12 Hop 2: Hạn hán và xâm nhập mặn 2015-16..................................................................................... 15 Hộp 3: Cạnh tranh ở khu vực – Xuất khẩu quần áo của Campuchia và Việt Nam vào EU.......20 Hộp 4: Củng cố tài khóa và bền vững nợ ......................................................................................... 25 Hộp 5: Lợi tức dân số, năng suất lao động và tăng trưởng........................................................ 26 Hình Hình I.1. Phục hồi kinh tế toàn cầu chưa rõ nét................................................................................. 11 Hình I.2. Tốc độ tăng trưởng giảm.......................................................................................................... 14 Hình I.3. Chỉ số giá tiêu dùng, % so với cùng kỳ năm ngoái.......................................................... 16 Hình I.4. Tín dụng tăng trưởng mạnh.................................................................................................... 17 Hình I.5. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tương đối ổn định nhưng tăng tỷ giá thực hiệu lực......... 18 Hình I.6. Khu vực đầu tư nước ngoài vẫn là đầu tàu tăng trưởng ở Việt Nam........................ 20 Hình I.7. FDI tăng mạnh.............................................................................................................................. 21 Hình I.8. Mất cân đối tài khoá dai dẳng (cân đối tài khóa/GDP, %)............................................. 21 4 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình I.9. Thu ngân sách tăng nhờ tăng thu ngoài thuế.................................................................. 22 Hình I.10. Chi tiêu công tăng mạnh.......................................................................................................... 23 Hình I.11. Nợ công tăng (tỷ lệ nợ công/GDP, %)................................................................................... 24 Hình II.1. (a) và (b). Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh chóng làm cho tỷ lệ người ăn theo tăng theo chiều dốc (dân số và tỷ lệ ăn theo giai đoạn 1950-2100)................................... 32  iệt Nam bắt đầu già hoá với mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nước OECD Hình II.2. V và các nước già trong khu vực (GDP/người theo giá PPP 2005, và tỉ lệ người ăn theo)................................................................................................................ 33 Hình II.3a và II.3b.  Tỉ lệ nghèo cá nhân theo độ tuổi (hình trái) và tỉ lệ nghèo chủ hộ gia đình (hình phải)...................................................................................................................................... 34 Hình II.4. Số năm làm việc dài, nhất là đối với nam giới tại vùng nông thôn (số người còn làm việc chia theo tuổi, giới tính và địa bàn, 2012)............................ 35 Hình II.5. Cũng giống như tại nhiều nước đang phát triển châu Á khác người cao tuổi Việt Nam tự lao động để kiếm thu nhập là chính (nguồn thu nhập chính nhóm dân số 60 tuổi trở lên – nông thôn phía trên; thành thị phía dưới).......................... 36 Hình II.6. Tỉ lệ người cao tuổi mắc khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày, chia theo độ tuổi......................................................................................................................... 36 Hình II.7. Người Việt Nam hy vọng chính phủ sẽ giữ vai trò lớn hơn trong chăm sóc tuổi trong tương lai (Nguồn hỗ trợ người cao tuổi chia theo kỳ vọng của người dân)..... 37 Hình II.8. Tỉ lệ tham gia chế độ ưu trí chính thức tại Việt Nam còn thấp; số người tham gia chế độ hưu trí bắt buộc đóng góp / tổng lực lượng lao động, đầu thập kỉ 2010........40 Hình II.9. Chương trình hưu trí chính thức ngày càng bị đe doạ đáng kể bởi vấn đề bền vững quỹ, so sánh tỉ lệ đóng góp thực tế và tỉ lệ đóng góp “hoà vốn” cần có để đảm bảo bền vững tài chính............................................................................................. 41 Hình II.10. Hưu trí xã hội Việt Nam thấp cả về mức hưởng và nhóm đối tượng, tỉ lệ số người đủ tiêu chuẩn hưởng trong nhóm 65 tuổi trở lên và mức hưởng so với thu nhập, dựa trên con số năm gần nhất có số liệu............................................................................ 42 Hình II.11. NCD bùng nổ tại Việt Nam phần lớn gây ra bởi hiện tượng già hoá....................... 44 Bảng Bảng 1: Tăng trưởng GDP Châu Á – Thái Bình Dương.................................................................... 11 Bảng 2: Tình hình xuất khẩu.................................................................................................................... 19 Bảng 3: Tình hình nhập khẩu.................................................................................................................. 19 Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế ngắn hạn........................................................................................... 28 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 5 Tổng quan Cập Nhật Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Hoạt động kinh tế toàn cầu cho thấy ít dấu hiệu cải thiện trong năm 2016 nhưng kinh tế khu vực Đông Á Thái Bình Dương vẫn thể hiện sức dẻo dai vốn có. Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu gần đây nhất của Ngân Hàng Thế Giới công bố tháng 6/2016 dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 chỉ ở mức 2,4%. Triển vọng kinh tế đã yếu đi trên toàn thế giới bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi chủ chốt và các nước thu nhập cao. Tuy tình trạng yếu kém trong nền kinh tế toàn cầu kéo dài nhưng khu vực Đông Á Thái Bình Dương lại có sức đề kháng khá tốt và tăng trưởng dự kiến chỉ giảm nhẹ xuống còn 6,3% trong năm 2016 và 6,2% trong giai đoạn 2017-18. Giai đoạn 2016-18 chủ yếu phản ánh sự giảm đà của kinh tế Trung Quốc. Trong bối cảnh tăng trưởng u ám, thương mại toàn cầu tiếp tục xu thế giảm sút trong năm 2016 với tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa giảm xuống mức 3%. Tại Việt Nam, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã chững lại trong nửa đầu năm 2016 chủ yếu do bị tác động nghiêm trọng của hạn hán và xâm nhập mặn lên sản xuất nông nghiệp cũng như đà tăng trưởng của ngành công nghiệp đang chậm lại. GDP đã tăng ấn tượng trong năm ngoái (6,7%) nhưng 6 tháng đầu năm nay đã giảm xuống mức 5,5% (so với mức 6,3% của 6 tháng đầu năm 2015). Sự giảm tốc này chủ yếu xuất phát từ tác động của hạn hán và xâm nhập mặn tại các vùng sản xuất nông nghiệp chính, làm cho sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,2%. Ngược lại, ngành xây dựng có mức tăng trưởng tốt hơn nhờ nguồn tín dụng tăng và thị trường bất động sản có những dấu hiệu phục hồi. Ngành dịch vụ cũng tăng tốc nhờ tăng trưởng bán buôn, bán lẻ do tiêu dùng trong nước tiếp tục được duy trì và các hoạt động du lịch khởi sắc. Chính sách tiền tệ tiếp tục hướng tới cân đối giữa hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định. Giá lương thực phẩm tăng do ảnh hưởng của thời tiết và điều chỉnh giá một số dịch vụ do nhà nước quản lý (y tế, giáo dục) làm chỉ số giá tiều dùng CPI tăng lên mức 2,4% vào tháng 6/2016 (so với cùng kỳ 2015). Trong khi đó tín dụng tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp gần 3 lần so với mức tăng GDP danh nghĩa trong 6 tháng đầu năm. Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng tăng trưởng tín dụng nóng và nâng cao chất lượng các khoản vay, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường biện pháp thận trọng nhằm ngăn ngừa tình trạng tăng tín dụng quá nóng ở một số ngành. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay vẫn giữ ở mức 18-20% và trọng tâm vẫn phải đảm bảo tín dụng cho các hoạt động kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng, các cơ quan quản lý có thể phải cân nhắc tới việc nới lỏng chính sách. Sự ổn định ngành ngân hàng vẫn được duy trì nhưng vấn đề chất lượng tài sản vẫn chưa được giải quyết trong một thời gian dài. Nợ xấu toàn hệ thống, theo báo cáo, đã giảm xuống mức 3% so với tổng số cho vay. Nhưng đây có thể là con số chưa phản ánh đầy đủ bản chất của vấn đề. Một phần con số báo cáo giảm nợ xấu có được là do chuyển khối lượng nợ xấu tương đương khoảng 3,8% tổng dư nợ sang công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC). Tuy các ngân hàng bị yêu cầu phải dần dần trích lập dự phòng cho số nợ xấu chuyển sang VAMC nhưng rủi ro tín dụng và rủi ro nguồn vốn liên quan vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là khi chỉ khoảng 5% số nợ xấu chuyển sang VAMC được giải quyết. 6 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Đầu năm nay Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang cơ chế quản lý tỷ giá dựa nhiều hơn vào các yếu tố thị trường. Đây là một bước quan trọng để tăng cường khả năng ứng phó với tác động từ bên ngoài. Tuy vẫn áp dụng tỷ giá theo biên cố định nhưng Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày giữa đồng tiền đồng và đồng đô-la Mỹ theo biến động thị trường thay vì điều chỉnh tỷ giá theo từng thời điểm như trước đây. Kết quả của chính sách này là thị trường ngoại hối khá ổn định, tiền đồng mất giá nhẹ, khoảng 1% kể từ hồi đầu năm và dự trữ ngoại tệ bắt đầu hồi phục, mặc dù với tốc độ chậm, và đạt mức khoảng 2,5 tháng nhập khẩu vào cuối quý 1/2016 so với 2 tháng hồi cuối năm 2015. Mất cân đối tài khoá dồn tích từ nhiều năm đã trở thành vấn đề đáng quan ngại. Thâm hụt tài khoá, kể cả các khoản ngoài ngân sách, ước tính sẽ tăng và đạt mức 6,5% trong năm 2015 so với 6,2% năm 2014. Vì vậy, tổng nợ công của Việt Nam bao gồm nợ của chính phủ, các khoản vay do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, ước đạt 62,2% GDP, tức cao hơn 11 điểm phần trăm so với năm 2010 và đang tiến nhanh tới mức trần tối đa được Quốc hội cho phép là 65% GDP. Kết quả thu chi ngân sách đầu năm 2016 cho thấy áp lực ngân sách sẽ còn tiếp tục kéo dài. Hạn hán, xâm nhập mặn và giảm sút sản xuất nông nghiệp đang đe dọa sinh kế của nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo và dễ bị tổn thương. Ba khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn (Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu long và Nam Trung bộ) hiện có trên 1 triệu hộ nghèo và gần 1 triệu hộ cận nghèo (khoảng 8,1 triệu người). Khoảng 75,7% các hộ này có ít nhất 1 người làm nông nghiệp và thu nhập của họ sẽ bị ảnh hưởng. Một ước tính sơ bộ cho thấy nếu thu nhập từ nông nghiệp giảm 10% thì tỷ lệ nghèo sẽ tăng thêm 2,6 điểm phần trăm ở Tây nguyên và 1,9 điểm phần trăm ở Đồng bằng sông Cửu long và Nam Trung bộ. Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhưng vẫn chịu nhiều tác động và rủi ro bất lợi. Năm nay, GDP dự báo sẽ tăng trưởng ở khoảng 6% với mức lạm phát cao hơn năm ngoái và cán cân thanh toán vãng lai sẽ thặng dư ở mức tối thiểu. Thâm hụt tài khoá ước tính sẽ vẫn ở mức cao, nhưng sẽ được siết lại theo kế hoạch củng cố tài khóa trung hạn của Chính phủ. Tuy nhiên, các dự báo cơ sở này đang chịu nhiều rủi ro – ở trong nước cũng như từ bên ngoài. Kinh tế Mỹ và khu vực EU (sau sự kiện Brexit) tiếp tục yếu đi hoặc kinh tế Trung Quốc giảm đà mạnh hơn nữa sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam. Ở trong nước, tiến độ cải cách cơ cấu nhằm nâng cao năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước cũng như tư nhân diễn ra chậm chạp sẽ ảnh hưởng đáng kể tới triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam. Thêm vào đó, việc kéo dài quá trình xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng và trì hoãn củng cố tài khóa sẽ gây thêm rủi ro tới ổn định kinh tế vĩ mô và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 7 Triển vọng kinh tế vĩ mô 2013 2014/e 2015/e 2016/f 2017/f Tăng trưởng GDP (%) 5,4 6,0 6,7 6,0 6,3 CPI (trung bình hàng năm, %) 6,6 4,1 0,6 4,0 4,5 Cán cân vãng lai (% GDP) 4,5 5,1 0,5 0,1 0,2 Cân đối tài khoá (% GDP) -7,4 -6,2 -6,5 -5,9 -5,7 Nợ công (% GDP, theo định nghĩa của Bộ TC) 54,5 59,6 62,2 64,1 64,8 Nguồn: GSO, MOF, SBV và WB Chuyên đề: Hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và năng động cho người cao tuổi ở Việt Nam Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn già hóa dân số với một tốc độ rất nhanh. Vào năm 2016 sẽ có khoảng 7% dân số Việt Nam từ 65 tuổi trở lên, tương đương 6,5 triệu người; con số người từ 60 tuổi trở lên là trên 10%. Vào năm 2040 dự báo con số người từ 65 tuổi trở lên sẽ tăng gấp 3 lần, đạt khoảng 18,4 triệu người, chiếm khoảng 17% dân số (UN 2015). Nói cách khác, tỉ lệ người sống phụ thuộc (số người từ 65 tuổi trở lên so với nhóm người trong độ tuổi lao động) dự tính sẽ tăng gấp gần 3 lần, từ 10% hiện nay lên khoảng 26% năm 2040. Tốc độ già hoá tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới từ trước đến nay, và hiện tượng đó đang diễn ra khi Việt Nam vẫn còn đang ở mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nước có cơ cấu dân số già hiện nay. Hệ quả chính của xu thế này là tác động của nó lên lực lượng lao động. Tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số Việt Nam sẽ giảm khoảng 5% trong thời gian từ nay tới đầu thập kỷ 2040 mặc dù con số tuyệt đối dân số trong độ tuổi lao động sẽ chỉ đạt mức đỉnh khoảng 72 triệu vào năm 2038 (hiện nay là 66 triệu) và sau đó sẽ giảm dần. Bức tranh dân số khá phức tạp. Quá trình già hoá sẽ diễn ra sớm và nhanh nhưng Việt Nam vẫn còn vùng đệm để thích ứng. Lợi thế dân số mà Việt Nam được hưởng kể từ Đổi mới đến nay (số người trong độ tuổi lao động tăng hơn hai lần) đang suy giảm dần và sẽ đổi chiều vào cuối thập kỷ 2030. Tốc độ chuyển tiếp dân số nhanh chóng tại Việt Nam đặt ra thách thức mới đối với các nhà hoạch định chính sách, chủ doanh nghiệp và người dân. Một số thách thức đòi hỏi phải có giải pháp cấp thiết. Cần thực hiện hành động chính sách và thay đổi hành vi trong một số lĩnh vực sau: • Thách thức trên thị trường lao động là làm sao chuẩn bị sẵn sàng trước tình trạng giảm dân số trong độ tuổi lao động và tăng năng suất lao động khi lực lượng lao động giảm sút. Thứ nhất, cần gia tăng tỉ lệ tham gia lao động của phụ nữ, nhất là số phụ nữ có trình độ tại khu vực thành thị. Đây là nhóm thường nghỉ hưu rất sớm. Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ kinh phí cho dịch vụ chăm sóc trẻ em và chăm sóc người cao tuổi để phụ nữ có thêm thời gian làm việc. Biện pháp thứ hai là không thực hiện trả lương theo thâm niên nữa vì như vậy sẽ tạo mức độ hấp dẫn của lao động cao tuổi và cách trả lương như vậy cũng không gắn liền với năng suất lao động. Biện pháp thứ ba là tổ chức công việc linh hoạt hơn, ví dụ làm việc bán thời gian, làm việc với thời gian linh hoạt, hay chia sẻ công việc. Đây là cách làm phù hợp với lao động cao tuổi và chủ 8 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam doanh nghiệp, đồng thời tạo giai đoạn chuyển tiếp từ lao động sang nghỉ hưu thay vì chấm dứt đột ngột. Biện pháp tiết kiệm chi phí thứ tư là điều chỉnh chỗ làm việc sao cho phù hợp hơn với thể chất lao động cao tuổi. Ngoài việc tăng cường số lượng lao động trong tương lai còn phải chú ý nâng cao chất lượng người lao động thông qua nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề, phát triển các kênh học tập suốt đời nhằm đảm bảo liên tục nâng cao tay nghề; và thông qua đổi mới chính sách lao động, ví dụ thay đổi chính sách hộ khẩu nhằm khuyến khích di chuyển lao động từ các ngành năng suất thấp sang các ngành năng suất cao hơn, và từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức. • Rủi ro lớn nhất về mặt tài khoá là khả năng bền vững tài chính của hệ thống hưu trí với tỉ lệ tham gia thấp hiện nay. Tuy đã thực hiện đổi mới đáng kể trong năm 2014 nhưng hệ thống hưu trí chính thức vẫn chưa bền vững về tài chính và cần được cải cách sâu hơn. Một biện pháp quan trọng cần thực hiện là dần dần nâng tuổi nghỉ hưu chính thức; nâng tuổi nghĩ hưu nam, nữ bằng nhau; và nâng mức khấu trừ tỉ lệ hưởng đối với những người nghỉ hưu sớm hợp lý theo đúng tính toán cơ học. Ngoài ra cần thực hiện một số biện pháp khác như giảm tỉ lệ hưởng cho mỗi năm đóng góp theo mức trong khu vực và trên thế giới, mở rộng cơ sở đóng góp bằng cách gộp thêm cả phụ cấp, thưởng vào lương chính để tính mức đóng góp. Ngoài ra còn có thể đảm bảo cân đối tài chính bằng cách áp dụng nghiêm chỉnh điều chỉnh lương hưu theo chỉ số giá tiêu dùng, giảm dần số nghề đặc biệt được hưởng ưu đãi hưu trí. Nếu thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ có thể tạo được không gian tài khoá phục vụ mở rộng chế độ hưu trí chính thức theo mục tiêu Chính phủ đã đề ra. Kinh nghiệm thế giới cho thấy nếu chỉ áp dụng bắt buộc thì sẽ khó mở rộng diện đối tượng. Trong bối cảnh nêu trên có thể xem xét một số phương án khả thi hơn như giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống 70 hoặc mở rộng hưu trí bắt buộc có trợ giá của nhà nước đối với người lao động trong khu vực phi chính thức. • Trên lĩnh vực chăm sóc y tế và chăm sóc tuổi già/chăm sóc dài hạn cũng nảy sinh một số thách thức đáng kể. Cần chuyển hướng hệ thống y tế một cách cơ bản theo hướng giảm chăm sóc tại bệnh viện, tăng chăm sóc ban đầu nhằm đối phó tốt với tình trạng gia tăng các bệnh không lây nhiễm trong nhóm người cao tuổi. Cần đổi mới chính sách nguồn nhân lực và các chương trình y tế, đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo đại học và sau đại học bác sĩ thực hành đa khoa, và đào tạo lại đội ngũ cán bộ sẵn có. Chuyển hướng sang chăm sóc ban đầu và quản lý ca bệnh đòi hỏi phải đổi mới cơ chế chi trả nhà cung cấp dịch vụ y tế, tăng cường cách thức sàng lọc bệnh nhân, kiểm soát tình trạng chỉ định nhập viện không cần thiết, và tăng cường phối hợp giữa các tuyến khám chữa bệnh. Ngoài ra cũng cần tăng cường tiết kiệm chi phí trong công tác mua sắm thuốc và kê đơn và tập trung hơn vào quản lý các bệnh tuổi già, ví dụ bệnh mất trí. Nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc tuổi già đòi hỏi phải có các chính sách công chủ động và tập trung vào chăm sóc tại gia đình và cộng đồng và qui định rõ vai trò của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng và hộ gia đình. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 9 PHẦN I. NHỮNG DIỄN BIẾN KINH TẾ gần đây I.1. Môi trường kinh tế bên ngoài Tăng trưởng toàn cầu chậm 1. Trong năm 2016, tín hiệu cải thiện kinh tế toàn cầu yếu. Triển vọng tăng trưởng toàn cầu bị suy giảm, kể cả tại các nền kinh tế mới nổi và các nước thu nhập cao (Hình I.1). Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu gần đây nhất của Ngân Hàng Thế Giới dự báo mức tăng trưởng toàn cầu trong năm 2016 là 2,4%, không thay đổi so với mức đáng thất vọng năm 2015, và kém 0,5 điểm phần trăm so với mức dự báo hồi tháng Giêng1 . Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu giảm cũng làm cho viễn cảnh kinh tế các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển xuất khẩu nguyên vật liệu bị xấu đi. Trong khi đó, mức tăng trưởng tại các nước phát triển vẫn không khả quan mặc dù giá năng lượng giảm và tình hình thị trường lao động có một số cải thiện. Trong bối cảnh tăng trưởng u ám, thương mại toàn cầu tiếp tục xu thế giảm sút trong năm 2016. Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm xuống mức 3% chủ yếu do cầu tại các nước xuất khẩu nguyên vật liệu giảm mạnh và giảm sút hoạt động kinh tế cũng như quá trình tái cân đối kinh tế tại Trung Quốc. 1 Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, NHTG, 5/2016 10 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình I.1. Phục hồi kinh tế toàn cầu chưa rõ nét Tăng trưởng GDP toàn cầu Dự báo giá nguyên vật liệu Toàn cầu 120 14 Các nền kinh tế phát triển 12 100 Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển 10 80 Châu Á - Thái Bình Dương 8 60 6 40 Nông nghiệp 4 Năng lượng 2 20 Kim loại 0 -2 0 -4 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 -6 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: NHTG 2. Mặc dù kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém nhưng khu vực Đông Á Thái Bình Dương vẫn có sức kháng cự tương đối tốt và tăng trưởng dự đoán chỉ giảm nhẹ trong giai đoạn 2016-18. Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương dự báo sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,3% trong năm 2016, và 6,2% trong giai đoạn 2017- 18. Mức sụt giảm tăng trưởng trong khu vực chủ yếu phản ánh tiến trình chuyển hướng dần sang mô hình tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững hơn tại Trung Quốc và viễn cảnh tăng trưởng thấp tại một số nước xuất khẩu nguyên vật liệu (Bảng 1).2 Bảng 1. Tăng trưởng GDP khu vực Đông Á Thái Bình Dương, % 2014 2015/e 2016/f 2017/f Các nền kinh tế ĐPT Đông Á-TBD 6,8 6,5 6,3 6,2 Trung Quốc 7,4 6,9 6,7 6,5 In-đô-nê-xi-a 5,0 4,8 5,1 5,3 Ma-lai-xi-a 6,0 5,0 4,4 4,5 Phi-lip-pin 6,1 5,8 6,4 6,2 Thái Lan 0,8 2,8 2,5 2,6 Việt Nam 6,0 6,7 6,2 6,3 Cam-pu-chia 7,1 7,0 6,9 6,8 CHDCND Lào 7,5 7,0 7,0 7,0 Myanmar 8,5 7,0 7,8 8,4 Mông-cổ 7,9 2,3 0,7 2,7 Memo: Các nước EAP, trừ Trung Quốc 4,6 4,7 4,8 4,9 Memo: ASEAN 4,4 4,4 4,6 4,8 Nguồn: NHTG 3. Rủi ro trong nền kinh tế toàn cầu vẫn theo hướng bất lợi. Rủi ro tiêu cực vẫn chiếm ưu thế trong viễn cảnh toàn cầu, trong đó bao gồm tăng trưởng chậm chạp tại các nước thu nhập cao, tình trạng giảm sút chung tại các thị trường mới nổi, thương mại toàn cầu kém, giá nguyên vật liệu giữ ở mức thấp trong thời gian dài, và thị trường tài chính toàn cầu ngày 2 Báo cáo Cập nhật Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. NHTG. 4/2016 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 11 càng biến động. Môi trường kinh tế toàn cầu có thể sẽ chịu thêm rủi ro từ việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit). Tiến trình giảm tốc dần dần và tái cân đối tại Trung Quốc, và tăng trưởng kém tại các nước BRICS có thể gây ra những tác động lan tỏa đáng kể lên các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Biến động trên thị trường tài chính, ví dụ bị gây ra bởi chi phí đi vay tăng đột biến trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ tại Mỹ hay bởi tâm lý ngại rủi ro, cũng tác động mạnh lên dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi có mức độ dễ bị tổn thương cao. 4. Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ biện động kinh tế toàn cầu. Do dựa nhiều vào thương mại nên nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh khi cầu bên ngoài sụt giảm, nhất là tại thị trường Mỹ và EU (theo diễn biến Brexit – xem Hộp 1), hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Vì là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm dầu mỏ, Việt Nam dự kiến sẽ hưởng lợi từ giá dầu thấp. Tuy nhiên giá dầu ở mức thấp lại tăng các áp lực tài khóa hiện hữu của Việt Nam do nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Tuy rủi ro về cán cân thanh toán được hạn chế bớt bởi nguồn vốn FDI, rủi ro trước biến động luồng vốn chỉ ở mức hạn chế và chính phủ mới thực hiện một số bước nhằm tăng cường mức độ linh hoạt tỷ giá nhưng mức độ biến động trên thị trường tài chính tăng đã làm tăng thêm rủi ro trong bối cảnh cán cân thanh toán của Việt Nam suy yếu và dự trữ ngoại tệ còn thấp. Ngoài ra, lãi suất chính sách tại Mỹ dự kiến sẽ điều chỉnh từ đó sẽ làm tăng mức chênh lệch lãi suất trái phiếu quốc gia trên thị trường vốn quốc tế. Đây cũng có thể là một yếu tố bất lợi đối với Việt Nam do Việt Nam vẫn cần nhiều vốn cho đầu tư mà một phần vốn theo dự kiến sẽ phải huy động thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Hộp 1: Tác động của BREXIT tới Việt Nam Kết quả trưng cầu dân ý về việc Vương quốc Anh rời Liên minh Châu ÂU (BREXIT) đã tạo thêm áp lực lên môi trường kinh tế toàn cầu vốnn dĩ mỏng manh và bất ổn. Ngày 23/6/2016, cử tri Vương quốc Anh đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Liên minh Châu Âu và “phe rời liên minh” đã giành thắng lợi sít sao. Về ngắn hạn, Brexit làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu, mặc dù các thị trường tài chính chủ chốt có xu hướng ổn định trở lại. Về dài hạn, diễn biến này có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh và EU, từ có dự kiến sẽ tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu. Bảng 1: Rủi ro từ BREXIT Xuất khẩu của Việt Nam và GDP của EU Nợ công (% GDP, giá hiện hành) Kênh ảnh hưởng Các mối liên hệ 20.000 30 EU và Việt Nam UK và Việt Nam 16.000 25 Tín dụng quốc tế 2.3% 20 12.000 FDI <8% <2% 15 8.000 Xuất khẩu 18.9% 2.9% 10 4.000 Khách du lịch 12% 2% 5 0 0 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 EU GDP (giá hiện hành, tỷ USS) Xuất khẩu của Việt Nam sang EU (giá hiện hành, tỷ USS) 12 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Việt Nam có thể chịu tác động từ Brexit thông qua các kênh như tài chính, thương mại và đầu tư tuy nhiên đánh giá sơ bộ thì những tác động này ở mức tương đối nhỏ (bảng 1).  Thị trường tài chính: Phản ứng tức thì của Việt Nam khá tương đồng với thị trường toàn cầu. Thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh mất 1.8% điểm vào ngày 24/6/2016 nhưng đã bật trở lại, tăng liên tục trong các phiên giao dịch sau đó và chỉ số VN Index đã vượt qua mốc mất điểm ngày 24/6 khá xa. Tương tự, tiền đồng bị mất giá 0.13% ngay sau kết quả bỏ phiếu Brexit nhưng cũng đã trở lại mức ổn định. Mội trường tài chính bất ổn toàn cầu và sự mất giá liên tục của đồng đô la có thể khơi mào hiện tượng rút vốn từ đó tạo áp lực lên tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên, so với các nền kinh tế có mối liên thông tài chính sâu, thì Việt Nam dự kiến sẽ chịu ít rủi ro hơn bởi lẽ quy mô thị trường và mức độ liên thông của Việt Nam với các thị trường tài chính bên ngoài (bao gồm cả chu chuyển tín dụng quốc tế) còn ở mức hạn chế. Một phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là bằng đô la Mỹ và Yên Nhật bản nên khi các đồng tiền này tăng giá sẽ tạo thêm áp lực cho tổng nợ công mặc dù áp lực tới thanh khoản và trả nợ nước ngoài của Việt Nam là không lớn vì phần nhiều nợ nước ngoài của Việt Nam là dài hạn và ưu đãi.  Thương mại và du lịch: BREXIT có thể làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng của EU từ đó sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu của EU từ bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Hiện tại EU là thị trường quan trọng và lớn thứ 2 – chiếm khoảng 19.5% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó Vương quốc Anh chiếm khoảng 3%. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép, điện thoại, máy tính và một số hàng thực phẩm như thủy sản. Các mặt hàng này chiểm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong các năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam vào EU khá ổn định và không quá bị ảnh hưởng vào diễn biến cũng như triển vọng tăng trưởng của khu vực này. Điều này ngầm định rằng tăng trưởng chậm lại của EU có thể sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu của Việt Nam. Cuối cùng, khách nước ngoài từ EU và Vương quốc Anh chỉ chiếm tương ứng 12% và 2% tổng lượng khách tới Việt Nam. Dự kiến rằng kinh tế EU và UK khó khăn cũng chỉ tác động ở mức độ vừa phải tới ngành du lịch Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.  Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tác động của Brexit tới FDI vào Việt Nam cũng được dự báo ở mức thấp. Tính đến cuối 2015, FDI của các nước EU vào Việt Nam vào khoảng 25 tỷ đô la – tương đương 8% tổng vốn FDI còn hiệu lực tại Việt Nam. Đây là con số tương đối nhỏ so với các quốc gia hàng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam như Hàn quốc, Nhật bản, Singapore và Đài loan (Trung quốc). Tính riêng thì FDI của Vương quốc Anh chỉ chiểm khoảng 2% tồng vốn FDI tại Việt Nam. Tuy tác động trực tiếp được đánh giá ở mức thấp, rủi ro gia tăng của môi trường kinh tế toàn cầu vẫn đòi hỏi Việt Nam phải chú trọng củng cố ổn định các cân đối vĩ mô nhằm nâng cao sức đề kháng của kinh tế việt Nam trước các biến động bất lợi từ bên ngoài. Tổng hòa chính sách vĩ mô thích hợp trong bối cảnh này vẫn là duy trì tỷ giá linh hoạt, dần tăng dự trữ ngoại hối và tiếp tục củng cố tài khóa (nhằm ổn định nợ công và tạo dựng lại các khoảng đệm tài khóa). Nguồn: Ước tính của NHTG ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 13 I.2: Diễn tiến gần đây trong nền kinh tế Việt Nam Tăng trưởng giảm sút do bị ảnh hưởng của đợt hạn hán nghiêm trọng 5. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đã chững lại trong 6 tháng đầu năm 2016. Nhờ ngành công nghiệp chế tạo hướng xuất khẩu và cầu nội địa tăng mạnh nên kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,7% năm 2015, mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm gần đây. Tuy nhiên, GDP ước chỉ tăng 5,5% trong nửa đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức tăng tương đương 6 tháng đầu năm 2015 là 6,3% (Hình I.2). Sự giảm tốc này bị gây ra chủ yếu bởi đợt hạn nặng và xâm nhập mặn tại một số vùng sản xuất nông nghiệp chính. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bị giảm 0,2% sản lượng (6 tháng/2015 tăng 2,2%). Sản lượng công nghiệp cũng tăng chậm lại, xuống mức 6,8% (6 tháng đầu năm 2015 tăng 9,7%) do ngành khai khoáng tiếp tục sụt giảm. Trái lại, ngành xây dựng có mức tăng trưởng tốt nhờ nguồn tín dụng vào bất động sản tăng lên và thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi. Ngành dịch vụ cũng tăng tốc nhờ tăng trưởng bán buôn, bán lẻ do tiêu dùng trong nước tiếp tục được duy trì và các hoạt động du lịch khởi sắc. Hình I.2. Tốc độ tăng trưởng giảm Tăng trưởng GDP so với cùng kỳ, % Đóng góp vào tăng trưởng (điểm %) 10.0 8.0 6.0 6.7 5.2 6.3 5.5 8.0 6.0 6.0 4.0 4.0 2.0 2.0 0.0 0.0 2014 2015 H1-14 H1-15 H1-16 -2.0 2014 2015 H1-14 H1-15 H1-16 -2.0 Nông - lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Tổng GDP Nông - lâm, thủy sản Dịch vụ Thuế sản phẩm (ròng) Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng GDP Thuế sản phẩm (ròng) Nguồn: TCTK 6. Đợt hạn hán nghiêm trọng vừa qua đã kéo lùi sản lượng nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2016. Kể từ cuối năm 2015 nhiệt độ tăng cao cùng với ít mưa — một phần gây ra bởi hiện tượng El Niño — đã gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 90 năm qua tại Việt Nam. Vấn đề lại càng nghiêm trọng hơn bởi vùng ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn do lượng nước giảm vì mưa ít, nước trên thượng nguồn chảy về, và mực nước ngầm đều giảm. Ước tính hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tới 360 ngàn ha đất nông nghiệp và làm cho 26 ngàn ha khác không thể canh tác được. Theo Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) thì hạn hán sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng một số vùng tới tận tháng 9/2016 và đe dọa khoảng 600 ngàn ha đất lúa. Hậu quả là sản lượng thu hoạch lúa vụ đông xuân năm nay đã giảm 6,3%, làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 4/2016 Chính phủ và LHQ đã khởi động Kế hoạch Ứng phó Khẩn cấp nhằm can thiệp cứu trợ và bảo vệ hoạt động sinh kế khẩn cấp trong vòng 3-5 tháng tới, và tìm ra các biện pháp dài hơi nhằm tăng cường khả năng ứng phó (Hộp 2). 14 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hộp 2: Hạn hán và xâm nhập mặn năm 2015-16  Tính đến tháng 4/2016, 22 trong số 63 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Các địa phương bị ảnh hưởng đã yêu cầu hỗ trợ tài chính từ trung ương; 18 tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp.  Ước tính có gần 2,3 triệu người tại đồng bằng sông Cửu Long, ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bị gián đoạn nguồn sinh kế và dịch vụ thiết yếu. Hạn hán đe dọa sản xuất nông nghiệp, và nguồn nước ngọt cung cấp cho 400.000 hộ gia đình. Hạn hán cũng đe dọa nghiêm trọng tình hình tiếp cận hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Khoảng 150 trường học và 150 cơ sở y tế tại các tỉnh bị thiếu nước dùng và dịch vụ vệ sinh do hạn hán.  Khoảng trên 1,75 triệu người bị đe dọa mất nguồn sinh kế do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp. Khoảng 360 ngàn ha đất nông nghiệp bị sụt giảm năng suất với mức độ khác nhau. 26 ngàn ha đã không thể canh tác được do không có nước. Thực trạng thiếu nước cùng nguy cơ giảm thu nhập có thể đẩy nhiều gia đình nông dân vào cảnh nghèo trong vài tháng tới. Nhiều hộ gia đình đã bị lâm vào cảnh nợ nần do bị mất mùa và không còn nguồn lực để tiếp tục khôi phục đất canh tác hoặc nuôi trồng thủy sản trong các tháng tới.  Hạn hán, xâm nhập mặn và giảm sút sản xuất nông nghiệp đang đe dọa sinh kế của nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo và dễ bị tổn thương. Ba khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn (Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu long và Nam Trung bộ) hiện có trên 1 triệu hộ nghèo và gần 1 triệu hộ cận nghèo (khoảng 8,1 triệu người). Khoảng 75,7% các hộ hộ này có ít nhất 1 người làm nông nghiệp và thu nhập của họ sẽ bị ảnh hưởng. Một ước tính sơ bộ cho thấy nếu thu nhập từ nông nghiệp giảm 10% thì tỷ lệ nghèo sẽ tăng thêm 2,6 điểm phần trăm ở Tây nguyên và 1,9 điểm phần trăm ở Đồng bằng sông Cửu long và Nam Trung bộ. Nói cách khác, khoảng 760 ngàn người ở 3 khu vực này đang đối mặt với nguy cơ rơi vào diện nghèo.  Ước tính có 2 triệu người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị ảnh hưởng trong đợt hạn hán này vì 93% người lao động dân tộc thiểu số hiện làm nông nghiệp và tỷ trọng thu nhập bình quân từ nông nghiệp của người dân tộc thiểu số là rất cao – khoảng 82%.  Đ  ồng bằng sông Cửu Long: Nhiễm mặn là hiện tượng xảy ra theo chu kỳ tại đồng bằng sông Cửu Long, nhưng năm nay hiện tượng này trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 90 năm qua. Hạn hán và xâm nhập mặn đã bắt đầu sớm hơn 2 tháng so với trước đây, và ăn sâu hơn vào đất liền 50-60 km và đã ảnh hưởng 20-30 km sâu hơn thông thường. Đến cuối tháng 4/2016 có khoảng 40-50% đất canh tác tại đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng. Do vậy, trong giai đoạn 3/2015-3/2016 diện tích canh tác lúa tại đây đã giảm 16,7%. Tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Cà Mau với diện tích lúa bị ảnh hưởng là 49.000 ha. Vào thời điểm tháng 4/2016 có 11 trong số 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng, trong khi đó tình trạng nhiễm mặn vẫn tiếp tục gia tăng. Mức độ tăng mạnh nhất ghi nhận tại các trạm quan trắc tại Bến Tre và Tiền Giang. Trong mùa khô tới, hạn hán và xâm nhập mặn dự kiến sẽ tiến sâu hơn vào đất liền. Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ: Tại Tây Nguyên và vùng ven biển Nam Trung Bộ hạn hán đã   ảnh hưởng lên 70% diện tích canh tác. Ước tính có tới 40.000 ha đất lúa tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, và Bình Thuận sẽ không có nước tưới và khoảng 31.000 hộ gia đình không có nước sạch. Tại Tây Nguyên, các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, Kon Tum có khoảng 150 ngàn ha đất nông nghiệp (ngoài ra còn có 10 ngàn ha cà phê) sẽ không có nước tưới. Mức cảnh báo cháy rừng hiện được nâng lên mức IV, mức cao nhất.  Theo FAO, dự kiến tình trạng hạn hán sẽ kép dài tới tháng 9/2016, đe dọa 600.000 ha lúa. Các hộ nông dân trồng lúa dự kiến sẽ mất trên 70% năng suất tại các vùng bị hạn. Cục Trồng Trọt dự tính sẽ mất khoảng 34 ngàn tỉ đồng (1,5 tỷ USD) để giải quyết hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Có lẽ con số thiệt hại còn tăng lên nữa. Bộ NNPTNT dự tính xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 1 thế kỷ. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 15  Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đáng kể lên sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Bộ NNPTNT dự tính sản lượng lúa sẽ giảm 1,5% xuống còn 44,5 triệu tấn trong năm nay. Nạn hạn hán hiện nay không chỉ tác động tới sản xuất gạo của Việt Nam, mà còn tới cả năng lực xuất khẩu gạo nữa. Xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ giảm 10% xuống mức dưới 6 triệu tấn—mức thấp nhất trong vòng 8 năm. Tương tự, do ảnh hưởng của hạn (và sụt giảm năng suất cây đã trồng lâu năm) xuất khẩu cà phê cũng sẽ giảm 25% năm 2016 xuống còn 1 triệu tấn, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nguồn: Dự thảo Báo cáo về quản lý rủi ro đồng bộ hạn hán và xâm nhập mặn, NHTG, 5/2016, sắp công bố. Trong bối cảnh lạm phát vừa phải, chính sách tiền tệ tiếp tục đảm bảo cân bằng giữa hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định Hình I.3. Chỉ số giá tiêu dùng, % so với cùng kỳ năm ngoái 12 10 Chỉ số chung 8 Lương - thực phẩm Cơ bản 6 4 2 0 -2 T6-13 T12-13 T6-14 T12-14 T6-15 T12-15 T6-16 Nguồn: TCTK 7. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng có gia tăng trong những tháng gần đây nhưng áp lực lạm pháp vẫn dự kiến ở mức độ vừa phải. Do giá lương thực phẩm và dịch vụ hành chính tăng nên chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trong 6 tháng đầu năm 2016. Chỉ số CPI chung tháng 6/2016 tăng 0,46% so với tháng trước, làm cho CPI tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 0,6% của năm 2015 (Hình I.3). Sản lượng nông nghiệp giảm do ảnh hưởng thời tiết cũng làm cho giá lương- thực phẩm tăng 2,8% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản cũng tăng, một phần do phí dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục tăng. Mặc dù vậy, lạm phát dự kiến vẫn ở mức vừa phải và duy trì ở mức dưới 5% theo mục tiêu Chính phủ đề ra cho năm nay. 8. Chính sách tiền tệ tiếp tục hướng tới duy trì cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu ổn định. Mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2016 vẫn tập trung vào đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm tăng trưởng kinh tế 6,7%, lạm phát dưới 5%, tăng trưởng tín dụng 18-20%, tăng trưởng M2 ở mức 16-18%, nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ ngành ngân hàng. 16 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình I.4. Tín dụng tăng trưởng mạnh Các cân đối tiền tệ (%, so với cùng kỳ) Tăng trưởng tín dụng và GDP (%, so cùng kỳ) 25 60 21 GDP (giá hiện hành) 50 Tín dụng (giá hiện hành) 17 40 13 30 20 9 10 5 0 May-13 Nov-13 May-14 Nov-14 May-15 Nov-15 May-16 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016f Tổng tín dụng Tổng PT thanh toán Tổng tiền gửi Nguồn: NHNNVN Nguồn: TCTK và NHNNVN 9. Tín dụng tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm ở mức gấp 3 lần tăng trưởng GDP danh nghĩa (Hình I.4). Mặc dù lạm phát đã trở về mức thấp nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh lãi suất chính sách kể từ năm 2014. Tuy vậy, một số ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay với kết quả là tín dụng tăng 18,8% trong năm 2015. Trong những tháng đầu năm 2016 xu thế tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục với tốc độ khoảng 6% kể từ đầu năm, tương đương mức tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. 10. Nhằm giải quyết quan ngại về chất lượng tín dụng do tăng trưởng nóng ở một số ngành Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng thận trọng từ tháng 4/2016 (Thông tư 06/2016). Các biện pháp sẽ được áp dụng theo từng giai đoạn, trong đó gồm có giảm mức trần vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn, tăng trọng số rủi ro đối với cho vay bất động sản. Ngoài ra, Thông tư 06/2016 cũng tăng tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để mua trái phiếu kho bạc từ 15 lên 25% (đối với ngân hàng thương mại quốc doanh) và 35% (đối với ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài). Những bước đi này dự kiến sẽ tăng cường chuẩn cho vay cẩn trọng, giảm nhẹ vấn đề không khớp giữa tài sản và trách nhiệm trả nợ và dẫn tới hệ quả giảm bớt tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung vẫn giữ ở mức 18-20% trong năm nay cho thấy định hướng chính sách là vẫn tập trung vào hỗ trợ các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và có thể buộc các cơ quan quản lý phải cân nhắc việc nới lỏng chính sách. 11. Trong khi đó chất lượng tài sản thấp vẫn là rủi ro đối với ngành ngân hàng. Sự kiện thành lập VAMC là một nỗ lực giải quyết nợ xấu ngành ngân hàng. Kể từ khi thành lập tháng 7/2013 VAMC đã tiếp nhận 8,5 tỉ USD nợ xấu với lãi suất 0%. Qua đó đã giảm nợ xấu báo cáo của các ngân hàng nhưng tác động này chỉ mang tính chất tạm thời. Các ngân hàng cũng buộc phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu chuyển sang VAMC trong một khoảng thời gian nhất định (hiện đã tăng từ 5 lên 10 năm). Tuy nợ xấu chỉ chiếm 2,9% tổng dư nợ ngân hàng vào thời điểm 31/12/2015 nhưng dường như con số đó chỉ thể hiện phần nào vấn đề chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng bởi nó chưa tính cả các khoản nợ xấu do VAMC nắm giữ. Nếu tính gộp cả nợ xấu do VAMC nắm giữ thì tổng nợ xấu toàn hệ thống sẽ vượt 7%. Tháng 2/2016 Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo sửa đổi thông tư 19 về bán và giải quyết nợ xấu tại VAMC và cho phép mua bán tài sản theo giá thị trường. Thông tư này cũng đưa ra nhiều qui định thông thoáng hơn trong giải quyết nợ xấu. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 17 12. Kể từ đầu năm 2016 Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cơ chế quản lý tỷ giá theo sát thị trường hơn. Đây là một bước quan trọng để tăng cường khả năng ứng phó với các biến động từ bên ngoài. Tuy vẫn áp dụng tỷ giá theo biên cố định nhưng Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang cơ chế ấn định ỷỉ giá tham chiếu hàng ngày giữa tiền đồng và đô-la Mỹ theo biến động thị trường thay vì điều chỉnh tỷ giá theo từng thời điểm như trước đây. Các bước đi này phản ánh mục đích dài hạn của Ngân hàng Nhà nước là tiến tới chính sách lạm phát mục tiêu. Trong ngắn hạn các biện pháp đó sẽ giúp tránh được áp lực dồn tích áp lực tỷ giá, nhất là trong bối cảnh thị trường tiền tệ khu vực có nhiều biến động. Kết quả của chính sách này là thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, tiền đồng mất giá nhẹ, khoảng 1% kể từ hồi đầu năm và dự trữ ngoại tệ bắt đầu hồi phục - mặc dù với tốc độ chậm – ước đạt mức 2,5 tháng nhập khẩu vào cuối quý 1/2016 so với khoảng 2 tháng hồi cuối năm 2015 (Hình I.5). Tuy nhiên, đồng Việt Nam đã tăng giá nếu tính theo tỷ giá thực hiệu lực (REER) trong mối quan hệ với nội tệ của các đối tác thương mại của Việt Nam). Hình I.5. Tỷ giá danh nghĩa tương đối ổn định nhưng tăng tỷ giá thực Tỉ giá danh nghĩa VND/USD Thay đổi tỷ giá hiệu lực thực (REER) 23,000 35.0 12/2009 - 5/2015 22,750 Thị trường tự do 30.0 Tỷ giá chính thức (SBV) 5/2015 - 5/2016 22,500 25.0 Trần biên độ 20.0 22,250 VCB (TB mua/bán) 15.0 22,000 10.0 21,750 5.0 21,500 0.0 21,250 -5.0 -10.0 21,000 ốc es re an ia am in po iL es N Qu p a á n 20,750 ệt g ilip ng Th do Vi un Ph Si In T6-14 T12-14 T6-15 T12-15 T6-16 Tr Nguồn: NHNNVN Nguồn: NHTG Thương mại giảm sút 13. Tuy kết quả thương mại vẫn khả quan nhưng Việt Nam cũng khó tránh được tác động tiêu cực từ môi trường kinh tế toàn cầu. Trong 5 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu Việt Nam giảm xuống mức 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với các năm trước, nhưng vẫn cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu gồm có xuất khẩu dầu thô giảm và tăng trưởng xuất khẩu hàng chế tạo chậm lại. Khu vực FDI đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế tạo giá trị cao, sau khi tăng mạnh xuất khẩu năm 2015 (13%), đã giảm đáng kể mức tăng trưởng xuống còn 7,2% - một phần do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các đối tác thương mại chính của Việt Nam giảm. Xuất khẩu dầu thô tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi giá dầu giảm làm cho tỷ trọng của nó giảm xuống mức thấp kỷ lục, hiện chỉ chiếm 1,4% tổng giá trị xuất khẩu (Bảng 2). 18 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Bảng 2. Hoạt động xuất khẩu Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%, so với cùng kỳ năm trước) 2014 2015 5T-2016 2014 2015 5T-2016 Tổng giá trị xuất khẩu 100,0 100,0 100,0 13,8 7,9 6,2 Dầu thô 4,8 2,3 1,4 -0,2 -48,5 -47,2 Sản phẩm ngoài dầu lửa 95,2 97,7 98,6 14,6 10,8 7,7 Nông nghiệp, thủy sản 14,7 12,7 12,8 12,1 -6,9 7,0 Gạo 2,0 1,7 1,6 0,4 -4,5 0,3 Thủy sản 5,2 4,1 3,7 16,9 -16,0 4,4 Chế biến, chế tạo 49,4 49,2 48,4 17,2 7,6 6,6 May mặc 13,9 14,1 12,8 16,6 9,1 6,4 Dày dép 6,9 7,4 7,5 22,9 16,3 8,0 Chế biến công nghệ 24,8 30,1 32,0 11,3 31,0 12,1 Điện thoại và phụ kiện 15,7 18,6 21,1 11,1 27,9 19,1 Máy tính, điện tử 7,6 9,6 9,5 7,9 36,5 6,0 Hàng hóa khác 6,3 5,6 5,4 13,7 -2,8 -4,0 Trong nước 32,6 29,5 28,8 11,8 -2,5 3,8 Đầu tư nước ngoài 67,4 70,5 71,2 14,8 13,0 7,2 Đầu tư nước ngoài (trừ dầu và điện thoại) 46,8 49,6 48,8 17,9 14,3 5,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan 14. Nhập khẩu giảm 1,7% trong 5 tháng đầu năm 2016 do giá xăng dầu vẫn ở mức thấp và sụt giảm nhập khẩu đầu vào cho đầu tư và hàng hóa trung gian. Các doanh nghiệp nước ngoài giảm nhập khẩu máy móc thiết bị trong 5 tháng đầu năm 2016—giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái (Bảng 3). Nhập khẩu nguyên vật liệu thô và hàng hóa trung gian đều giảm do giá nhập khẩu giảm và xuất khẩu chậm lại (do tỷ lệ nhập khẩu cao trong hàng xuất khẩu chế tạo nên kim ngạch xuất, nhập khẩu tương quan chặt chẽ với nhau). Bảng 3. Tình hình nhập khẩu Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%, so với cùng kỳ năm trước) 2014 2015 5T-2016 2014 2015 5T-2016 Tổng giá trị nhập khẩu 100,0 100,0 100,0 12,0 12,0 -1,7 Dầu lửa 6,3 4,2 3,7 9,8 -26,2 -22,9 Máy móc thiết bị 15,2 16,7 16,1 20,0 23,1 -7,2 Vật tư, hàng trung gian 65,3 65,2 65,5 9,2 11,9 -0,3 Thức ăn gia súc 2,2 2,0 1,8 5,7 4,2 -17,6 Vải 6,4 6,1 6,3 13,0 7,8 2,2 Kim loại 10,6 9,9 9,4 13,9 4,7 -5,2 Plastic 4,3 3,6 3,5 10,5 -5,7 0,1 Hàng tiêu dùng 8,3 9,0 9,6 19,6 21,3 8,2 Khác 4,9 5,0 5,1 17,4 13,4 2,6 Trong nước 43,0 41,3 41,0 10,5 7,5 -0,1 Đầu tư nước ngoài 57,0 58,7 59,0 13,1 15,5 -2,8 Nguồn: Tổng cục Hải quan ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 19 15. Khu vực đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư ngoài chiếm 71% xuất khẩu và 59% nhập khẩu của Việt Nam và chiếm ưu thế trong các mặt hàng chế biến, chế tạo chính (Hình I.6). Do vậy, tuy có kết quả xuất khẩu cao nhưng Việt Nam vẫn phải tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào hoạt động xuất khẩu và đây vẫn là một thách thức, nhất khi đi vào thực hiện các hiệp định thương mại tự do sắp tới như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Thương mại Tự do với EU. Các hiệp định này sẽ mang lại cơ hội tăng cường xuất khẩu. Do chi phí lương sẽ tăng lên nên lợi thế nhân công giá rẻ, tay nghề thấp trong các ngành thâm dụng lao động sẽ dần mất đi. Nếu Việt Nam muốn duy trì sức cạnh tranh thì phải tiến lên những nấc cao hơn trong chuỗi giá trị và tăng cường bổ sung giá trị trong nước (Hộp 2). Hình I.6. Khu vực đầu tư nước ngoài vẫn là đầu tàu xuất nhập khẩu Việt Nam Xuất khẩu của khu vực FDI (tỷ trọng, %) Nhập khẩu của khu vực FDI (tỷ trọng, %) Điện thoại và linh kiện Điện tử máy tính 93 100 Linh kiện ĐT 87 Điện tử, máy tính 97 Chất dẻo nguyên liệu 80 PT vận tải và phụ tùng 91 Vải các loại 62 Giày dép 81 Hóa chất 59 Túi sách, vali, ô, dù 80 Máy móc thiết bị 55 Dệt may 60 Phụ tùng ô tô 52 Sản phẩm gỗ 47 Thức ăn chăn nuôi 50 Nguồn: Tổng cục Hải quan Hộp 3: Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực – Xuất khẩu hàng dệt may của Cam-pu-chia và Việt Nam vào EU Cả Cam-pu-chia và Việt Nam đều xuất hàng dệt may. Hiện tại, hàng dệt may chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cam-pu-chia và 16% xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. Ngành này tạo 700.000 việc làm tại Cam-pu-chia (35% lao động công nghiệp) và gần 1,2 triệu việc làm tại Việt Nam (10% việc làm trong các doanh nghiệp). So sánh hai nước ta thấy Cam-pu-chia đã thành công trong việc mở rộng thị phần tại một số thị trường xuất khẩu cụ thể. Cả hai nước đều ký hiệp định thương mại với EU và được tiếp cận thị trường như nhau. Cam-pu-chia đã tăng thị phần sản phẩm dệt kim và thêu trên 2 lần tại EU trong vòng 4 năm. Tính theo giá trị danh nghĩa Cam-pu-chia đã xuất gần 2,2 tỉ USD hàng dệt kim vào EU trong năm 2014, gần gấp 3 lần xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó thấy rằng Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước khác, nhất là trong các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều nhân công tay nghề thấp phục vụ xuất khẩu. 5 Thị phần tại thị trường EU-28, 2014 (Hàng may mặc, dệt kim hoặc móc - HS 61) 4 4.4 2010 2014 3 2 1.6 1 1.6 1.2 0 Việt Nam Cam-pu-chia Nguồn: Chính phủ Cam-pu-chia, Tổng cục Hải quan Việt Nam, UN Comtrade, Cơ sở dữ liệu WITS, NHTG 20 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam FDI tăng trưởng mạnh 16. Đầu tư nước ngoài trực tiếp đã tăng tốc trong thời gian gần đây, thể hiện tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đối với quá trình hội nhập kinh tế sâu của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2016 các nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết 11,3 tỉ USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái. Số vốn giải ngân cũng đạt 7,3 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kỳ (Hình I.7). Tính đến cuối tháng 6/2016 Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ trên 100 nước và vùng lãnh thổ với tổng vốn cam kết khoảng 290 tỉ USD thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 18% GDP, gần ¼ tổng đầu tư, 2/3 tổng giá trị xuất khẩu và hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Hình I.7. FDI tăng mạnh 25.0 136 150 Bất động sản 6% 20.0 120 90 Các ngành 15.0 khác 29% tỷ USD 60 % 10.0 36 5 13 30 Chế tạo 5.0 -14 -9 chế biến -22 0 65% 0.0 -30 2010 2011 2012 2013 2014 2015 5M-16 Vốn cam kết Vốn thực hiện Vốn cam kết (tăng/giảm so cùng kỳ, %) Nguồn: Bộ KHĐT Áp lực tài khoá vẫn gia tăng 17. Mặc dù thu ngân sách có cải thiện nhưng do chi ngân sách vẫn tăng nhanh làm cho thâm hụt tài khoá tiếp tục gia tăng trong năm 2015. Tổng thâm hụt tài khoá, gồm cả các khoản ngoài ngân sách, ước tăng lên mức khoảng 6,5% GDP trong năm 2015 từ mức 6,2% năm 2014. Ước tính sơ bộ cho thấy tổng thu ngân sách đã tăng lên 23,8% GDP trong năm 2015, tức là tăng khoảng 2 điểm phần trăm so với 2014 nhưng tổng chi ngân sách lại tăng lên mức 30,3% GDP, chủ yếu do chi đầu tư phát triển (Hình I.8) Hình I.8. Mất cân đối tài khoá dai dẳng (cân đối tài khóa/GDP, %) 40 30.0 29.4 30.5 30.3 26.9 28.2 30 27.2 25.9 20 23.1 23.8 22.7 21.9 10 0 - 2.8 - 1.1 -6.7 -7.4 -6.2 -6.5 -10 2010 2011 2012 2013 2014 2015f Cân đối NSNN Tổng thu NSNN Tổng chi NSNN Nguồn: Bộ Tài chính ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 21 18. Số thu ngân sách năm 2015 vượt kế hoạch nhưng chủ yếu nhờ tăng thu các khoản ngoài thuế. Con số ước tính gần đây nhất của Bộ Tài chính cho thấy thực thu vượt 9,4% so với kế hoạch năm 2015. Mặc dù vậy, thu các khoản thuế chính lại không đạt kế hoạch. Thu thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thu từ dầu thô), cả hai khoản này chiếm khoảng một nửa tổng thu thuế, bị hụt 7,9% và 6,1% kế hoạch. Giá dầu thấp cũng làm cho nguồn thu từ dầu giảm 27% so với kế hoạch. Giảm thu thuế trong nước được bù trừ phần nào do thuế nhập khẩu tăng và vượt kế hoạch 20% nhờ nhập khẩu tăng mạnh. Quan trọng nhất là các khoản thu không phải thuế (phí, lệ phí, thu vốn và nộp ngân sách từ chia cổ tức trên nguồn vốn nhà nước) tăng mạnh, vượt kế hoạch gần 70% và vượt cả số hụt thu về thuế. Tuy các khoản thu không phải thuế đã bù trừ được thiếu hụt thu trong năm 2015 nhưng một số các khoản đó chỉ là khoản thu một lần. Ví dụ, thu từ bán tài sản nhà nước và thu phí quyền sử dụng đất vượt gần kế hoạch 75% và đạt 69 nghìn tỉ đồng (3,1 tỉ USD), chiếm gần 1/3 tổng thu ngoài thuế. Đây là các khoản thu không thường xuyên nên xu thế tăng thu gần đây mang tính không bền vững. Hình I.9. Thu ngân sách tăng nhờ tăng thu ngoài thuế 350 120 300 KH 2015 90 250 Ước 2015 200 67.8 69.8 Thay đổi (%) 60 150 Nghìn tỷ % 100 30 50 19.7 10.7 7.8 0 0 -7.9 -6.1 -50 -23.5 -100 -27.4 -30 Thu từ Thuế Thuế Thuế Thuế Thuế Thuế Thuế Phí, lệ dầu thô GTGT TNDN XNK TNCN tài tiêu thụ khác phí và (trừ nguyên ĐB các dầu) khoản thu khác Nguồn: Bộ Tài chính 19. Chi ngân sách tiếp tục gia tăng tăng chủ yếu do tăng đầu tư phát triển. Tổng chi ngân sách tăng 18,3% so với năm 2014, và vượt 10,3% kế hoạch năm 2015. Chi thường xuyên vượt 7,9% kế hoạch trong khi chi đầu tư phát triển vượt 21,6% kế hoạch năm 2015 do đang thực hiện nhiều số dự án đầu tư công quy mô lớn. Chi trả nợ cũng tăng trong năm 2015, chiếm gần 15% tổng thu ngân sách. Việt Nam cần tiếp tục duy trì phần chi tiêu ngân sách cho mảng xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế và bảo trợ xã hội ngay cả khi phải chịu áp lực về ngân sách. 22 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình I.10. Chi tiêu công tăng mạnh 1,000 30 KH 2015 25 800 Ước 2015 21.5 20 Thay đổi (%) 600 15 % 400 10 7.4 200 4.9 5 1.7 1.9 0 0.0 0 Chi ĐTPT Chi trả nợ Chi thường Giáo dục Y tế Lương hưu (gốc và lãi) xuyên và đảm bảo XH Nguồn: Bộ Tài chính 20. Tình hình tài khoá đầu năm 2016 vẫn tiếp tục căng thẳng. Theo Bộ Tài chính, con số ước thu ngân sách đến tháng 5/2016 đạt 39% kế hoạch năm. Thu từ dầu thô giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái; thu thuế xuất nhập khẩu giảm 11% do nhập khẩu giảm tốc. Cùng kỳ, tổng chi đạt 466 nghìn tỉ đồng (20,7 tỉ USD), tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 36,6% kế hoạch năm, trong đó chi thường xuyên tăng 5,1% và chi đầu tư tăng 4,2%. Kết quả là ngân sách thâm hụt 70 nghìn tỉ đồng (3,1 tỉ USD), tương đương 28% mức kế hoạch được Quốc hội đã phê duyệt. Trong 5 tháng đầu năm 2016 Bộ Tài chính đã phát hành 147 nghìn tỉ đồng trái phiếu trong nước để bù đắp thâm hụt và đầu tư phát triển. 21. Tổng nợ công Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Bộ Tài chính cho biết đến cuối năm 2015 tổng nợ công của Việt Nam (nợ của chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương) ước khoảng 62,2% GDP, cao hơn gần 11 điểm phần trăm so với mức năm 2010, và gần đạt mức trần 65% GDP (Hình I.11). Yếu tố chính dẫn đến tình trạng này là do tình trạng thâm hụt tài khoá lớn và dai dẳng và phần lớn được bù đắp từ nguồn vay nợ trong nước. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 23 Hình I.11. Nợ công gia tăng (tỷ lệ nợ công/GDP, %) 70.0 62.2 59.6 60.0 54.5 51.7 50.1 50.8 11.0 11.3 50.0 11.1 10.5 10.4 10.6 40.0 30.0 47.4 50.3 20.0 40.9 39.4 42.6 39.3 10.0 0.0 2010 2011 2012 2013 2014e 2015e Nợ của Chính phủ Nợ được Chính phủ bảo lãnh Nợ của địa phương Tổng nợ công Nguồn: Bộ Tài chính 22. Chính phủ đã cam kết củng cố tình hình tài khoá nhằm đảm bảo bền vững nợ công và taọ dựng các khoảng đệm tài khoá. Ngay cả khi gánh nặng nợ nước ngoài vẫn chưa tới mức báo động do Việt Nam chủ yếu vay từ các nguồn ưu đãi nước ngoài thì tổng nợ công vẫn tăng nhanh và khi cầu trong nước đã được cải thiện thì lý do tăng chi ngân sách để kích cầu cũng không còn cần thiết. Ngoài ra, nhu cầu chi trung hạn—bao gồm chi trả nợ ngắn hạn trong nước—cũng lớn, đồng thời chi trả lãi cũng bắt đầu tăng. Trong lúc đó thì nguồn vốn ưu đãi bên ngoài sẽ giảm do Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và phải huy động nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Trong tình hình như vậy cần phải có một kế hoạch củng cố tài khoá tốt nhằm hợp lý hóa, giảm nhu cầu vào vốn ngân sách, đồng thời tiết kiệm chi phí đi vay thương mại bằng cách tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư và cải thiện độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường vốn. Tuy vậy, quyết tâm của chính phủ về tăng cường kỷ cương ngân sách phải cân đối với các biện pháp cải cách tạo khoảng đệm tài khoá nhằm đảm bảo các khoản đầu tư hạ tầng quan trọng và chi dịch vụ công. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng các biện pháp điều chỉnh tài khóa, kể cả cân đối thu-chi và tăng cường tiết kiệm chi thay vì cắt giảm các khoản chi và đầu tư tùy tiện một cách chung chung (Hộp 4). 24 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hộp 4: Củng cố tài khoá và bền vững nợ Điều chỉnh thâm hụt tài khóa và chi tiêu ngân sách là các giải pháp cần thiết để ổn định nợ công của Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-20 đề ra mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 3% GDP vào năm 2020. Phân tích bền vững nợ cho thấy nếu muốn đạt mục tiêu trên – nhất là kết hợp cùng biện pháp giảm phát hành bảo lãnh – sẽ kéo theo tăng nợ công và nợ do chính phủ bảo lãnh qua đó cho phép giữ nợ công dưới ngưỡng 65% GDP vào năm 2020. Theo kịch bản cơ sở tỷ lệ thu/GDP sẽ phải tăng 1 điểm phần trăm và đạt khoảng 24,7% GDP vào năm 2020. Giảm tốc độ tăng chi xuống dưới mức tăng GDP danh nghĩa sẽ đóng góp làm giảm thêm 1 điểm phần trăm nữa. Với giả định như vậy thì thâm hụt ngân sách cung ước tính sẽ giảm từ mức 6,5% GDP năm 2015 xuống còn khoảng 3% vào năm 2020. Tuy nhiên, giả định này sẽ phụ thuộc vào nhiều rủi ro trong đó gồm có sự chậm trễ thực hiện kế hoạch củng cố tài khoá, liên tục thâm hụt ngân sách cơ bản (trừ trả nợ) cũng sự biến động của tỷ giá và tình hình phát triển kinh tế nói chung. Hướng điều chỉnh tài khóa Xu hướng nợ công Cân đối ngân sách (% GDP) Nợ công (% GDP) 35.0 0.0 80.0 30.0 -1.0 75.0 25.0 -2.0 70.0 -3.0 20.0 -4.0 65.0 15.0 -5.0 60.0 10.0 -6.0 55.0 5.0 -7.0 0.0 -8.0 50.0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Có điều chỉnh thâm hụt NS Tổng thu NSNN Không điều chỉnh thâm hụt NS Tổng thu NSNN (có điều chỉnh) Cân đối NSNN Nguồn: Ước tính của NHTG. Số liệu từ 2016 về sau là dự báo. I.3. Tái cơ cấu kinh tế với tốc độ chậm 23. Về lâu dài, nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo chiều sâu thì mới có thể đẩy nhanh được tăng trưởng kinh tế. Năng suất lao động là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng GDP trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng trong thập kỷ vừa qua năng suất lao động đã giảm đi rõ rệt. Trên thực tế năng suất lao động đã chững lại. Bằng chứng cũng cho thấy tỷ suất lãi đầu tư cũng giảm, một phần do tác động của hiệu suất lợi nhuận giảm dần, một phần do phân bổ vốn đầu tư không hợp lý. Chuyển đổi cơ cấu—nguồn tăng năng suất lao động chính trong thời gian trước đây—đã chậm lại trong vài năm gần đây. Trong khi đó, trong từng ngành và từng doanh nghiệp mức tăng năng suất lao động bị hạn chế bởi một số yếu tố như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thành, doanh nghiệp tư nhân còn non trẻ gồm chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ, không có công nghệ và không bị áp lực cạnh tranh buộc phải tăng năng suất lao động. Thêm vào đó, lương chắc chắn sẽ tăng và làm cho lợi thế nhân công giá rẻ trong các ngành sử dụng nhiều lao động của Việt Nam dần dần bị lu mờ. Tăng cường liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa sang các hoạt động có năng suất cao hơn và tạo nhiều giá trị gia tăng hơn là đòi hỏi cấp thiết để duy trì tăng trưởng và tạo việc làm. Có như vậy thì ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 25 Hộp 5: Lợi tức dân số, năng suất lao động và tăng trưởng Lợi tức dân số (lợi thế của cơ cấu dân số vàng) của Việt Nam đang bắt đầu giảm dần. Trong vài thập kỷ vừa qua Việt Nam đã thu nhiều lợi từ lợi tức dân số. Kể từ năm 1990 đã có khoảng 25 triệu người trong độ tuổi lao động. Kết quả là lực lượng lao động đã tăng trung bình 2,5%/năm, làm cho tổng lực lượng lao động tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 1990-2013. Khoảng 1/3 mức tăng GDP của Việt Nam trong các năm qua (6,7%) là nhờ tăng lực lượng lao động, 2/3 còn lại là do tăng năng suất lao động. Trong thời gian tới khoản lợi tức dân số này sẽ giảm đi, tăng trưởng việc làm cũng giảm do các yếu tố dân số, ví dụ do quá trình già hóa sẽ được bàn thêm trong một mục riêng. Trong các thập kỷ tới đây Việt Nam sẽ là một trong số các quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh trên thế giới. Hiện tượng này sẽ có tác động đáng kể lên thị trường lao động, chính sách tài khoá, dịch vụ công và tăng trưởng. Tuy nhóm dân trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động vẫn tiếp tục tăng trong 2 thập kỷ tới nhưng tốc độ tăng sẽ giảm xuống còn khoảng ½ so với tốc độ hiện nay. Trên thực tế, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số đã bắt đầu giảm. Ngoài ra, do tỷ lệ tham gia lao động hiện đã khá cao, khoảng 77%, cho thấy tiềm năng tăng tổng cung lao động không còn nhiều. Mức tăng năng suất lao động Việt Nam đã bị chững lại Mức tăng năng suất LĐ, % (Tinh bằng GDP trên 1 LĐ) 8% 10 7% 9 Trung Quốc 8 Mác tăng NSLĐ trung bình (2000-13, 6% 7 tính theo PPP cố định 2011) 5% 6 Cambodia Mông Cổ 4% 5 Ấn Độ Lào Sri Lanka 4 3% Indonesia 3 Việt Nam Thái Lan Hàn Quốc 2% 2 Philippines Malaysia 1% Bangladesh 1 0% 0 0 20 40 60 80 95 07 05 91 93 97 99 03 01 09 11 13 NSLĐ - (GDP trên 1 LĐ) 19 20 20 19 19 19 19 20 20 20 20 20 (ngàn USD, theo giá PPP cố định 2011 Trong tình hình đó Việt Nam buộc phải tăng năng suất lao động thì mới duy trì được tăng trưởng cao như mong muốn. Trị giá GDP/người lao động đã tăng gần gấp 3 trong giai đoạn 1990-2015 phản ánh thực tế hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng lên và sự dịch chuyển nhanh chóng lao động ra khỏi ngành nông nghiệp vốn có năng suất thấp sang làm các công việc phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi năng suất lao động tăng nhanh ở thời kỳ đầu của công cuộc cải cách, đà tăng này đã chững lại ở mức 4% trong thập kỷ vừa qua. Đây là mức gần với các nền kinh tế mới nổi châu Á có cùng trình độ với Việt Nam và vẫn cao hơn các nền kinh tế mới nổi khác trên thế giới, nhưng chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc. Do tốc độ tăng lực lượng lao động giảm, nên mức tăng năng suất lao động hiện nay của Việt Nam không đủ để thúc đẩy tăng trưởng GDP theo mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần tiếp tục tập trung tái cơ cấu nhằm tăng hiệu quả phân bổ vốn trong nền kinh tế, tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh. 26 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Lợi tức dân số giảm… …. đòi hỏi phải tăng năng suất lao động để duy trì tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng lực lượng LĐ hàng năm Nguồn tăng trưởng GDP 2016-20 3.0% 7.0% 2.5% 6.0% 0.9% 2.0% 5.0% 4.0% 1.5% 3.9% 6.5% 3.0% 1.0% 2.0% 0.5% 1.0% 1.8% 0.0% 0.0% Kế hoạch 5 Tăng LLLĐ Tăng LSLĐ Mức tăng 1990-2000 2000-15 2015-20 2020-25 năm 2016-20 NSLĐ trung bình (ước tính)(ước tính) -Mục tiêu bô xung trong quá tăng trưởng khứ (2000-15) Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới ước tính dựa trên số liệu chính thức. mới có thể tận dụng tốt các cơ hội mới trong quá trình hội nhập toàn cầu và khu vực. 24. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-20 của chính phủ đã đề cập những thách thức này. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tiếp tục tập trung vào tăng năng suất lao động thông qua tái cơ cấu. Mục tiêu cơ bản là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước. Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm từ 6,5 đến 7% trong giai đoạn 5 năm tới. Các vấn đề ưu tiên gồm cải cách ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, quản lý đầu tư công, cải cách quy chế quản lý doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân. 25. Việt Nam đang thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước với tốc độ chậm rãi. Trong 4 tháng đầu năm 2016, 34 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Nhưng đa số các thương vụ này chỉ liên quan đến các trường hợp cổ phiếu thiểu số nên có thể làm giảm tác động muốn có của sở hữu tư nhân lên kết quả hoạt động, nâng cao quản lý, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp nhà nước cũng được tăng cường. Theo quy định của nghị định 87/2015/ND-CP về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, tất cả các doanh nghiệp nhà nước phải nộp báo cáo tài chính về vụ tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, để tổng hợp thông tin về kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và lấy đó làm cơ sở theo dõi và quản lý rủi ro tài khoá. 26. Ngày 16/5/2016 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết đề ra các mục tiêu đầy tham vọng như tăng gấp đôi số doanh nghiệp tư nhân, đạt tối thiểu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Nghị quyết cũng nhắc lại nguyên tắc Chính phủ bảo vệ quyền tài sản hợp pháp của công dân và doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh. Doanh nghiệp có quyền kinh doanh trong các ngành, nghề mà luật không cấm. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 27 Nhà nước sẽ theo đuổi chính sách phục vụ doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư và kinh doanh như xây dựng, ban hành và thực hiện luật lệ liên quan đến doanh nghiệp. Nhà nước sẽ đảm bảo chính sách ổn định, thống nhất và dễ tiên liệu, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và thân thiện. Đồng thời, nhà nước đảm bảo tiếp cận bình đẳng nguồn vốn, đất và tài nguyên cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần. Đặc biệt, nhà nước sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), các doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo và các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, nghị quyết đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, trong đó tập trung vào cải cách hành chính, hỗ trợ khởi nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp mọi thành phần, giảm thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp. I.4. Triển vọng kinh tế trung hạn và rủi ro 27. Năm nay tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ giảm so với 2015 nhưng triển vọng trung hạn của Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực. GDP ước tính sẽ tăng khoảng 6% nhờ cầu trong nước tiếp tục được duy trì thể hiện qua mức tăng tiêu dùng cá nhân và đầu tư. Triển vọng kinh tế trung hạn sẽ được cải thiện nhờ TPP và các hiệp định thương mại tự do khác. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường tiêu dùng lớn đồng thời tăng thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp. Mặc dù giá dầu thô và lương thực phẩm trên thế giới vẫn ở mức thấp nhưng lạm phát dự kiến sẽ cao hơn năm ngoái trong bối cảnh cầu trong nước mạnh hơn, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của thời tiết và nhà nước tiếp tục điều chỉnh giá nhiều dịch vụ công (y tế, giáo dục). Cán cân vãng lại dự kiến sẽ thặng dư ở thức tối thiểu do nhập khẩu sẽ cải thiện trong các tháng còn lại trong năm trong khi tăng trưởng xuất khẩu còn yếu do cầu bên ngoài yếu kém. Thâm hụt tài khoá dự kiến sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 6% GDP và làm cho nợ công tiến nhanh tới mức trần 65% GDP. Tình hình tài khoá dự kiến sẽ được thắt chặt do Chính phủ sẽ thực hiện kế hoạch củng cố tài khoá trung hạn. Bảng 4. Một vài chỉ số kinh tế ngắn hạn 2013 2014/e 2015/e 2016/f 2017/f Tăng trưởng GDP (%) 5.4 6.0 6.7 6.0 6.3 CPI (trung bình năm, %) 6.6 4.1 0.6 4.0 4.5 Cán cân vãng lai (% GDP) 4.5 5.1 0.5 0.1 0.2 Cán cân tài khoá (% GDP) -7.4 -6.2 -6.5 -5.9 -5.7 Nợ công (% GDP) – theo Bộ Tài chính 54.5 59.6 62.2 64.1 64.8 Nguồn: Tổng cục Thống kê, MOF, SBV và WB 28 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 28. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi. Kinh tế Mỹ và khu vực EU phục hồi chậm hơn dự kiến hoặc kinh tế Trung Quốc giảm đà mạnh hơn nữa sẽ có tác động bất lợi tới kinh tế Việt Nam vì Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Ngoài ra, hiện tượng El Niño đang diễn ra tại nhiều khu vực tại Việt Nam cũng là một yếu tố rủi ro đối với viễn cảnh kinh tế. Thời tiết khô hạn sẽ làm trầm trọng thêm nạn hạn hán vốn đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Nếu kéo dài, hạn hán sẽ làm nông nghiệp tăng trưởng chậm, đồng thời làm tăng giá lương thực phẩm trong kỳ trung hạn. Ngoài ra, tiến độ tái cơ cấu chậm cũng là một rủi ro làm kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn, vì đây là yếu tố then chốt để tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Chậm trễ thực hiện củng cố tài khoá sẽ đe dọa mức bền vững nợ công, ổn định tài khóa và tăng trưởng trong tương lai. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 29 PHẦN II. Hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và năng động cho người cao tuổi ở Việt Nam3 A. Chuyển tiếp dân số Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn già hóa dân số với một tốc độ rất nhanh. Vào thời điểm 2016 có khoảng 7% dân số Việt Nam, tương đương 6,5 triệu người từ 65 tuổi trở lên, và có trên 10% dân số 60 tuổi trở lên. Vào năm 2040 số người từ 65 tuổi trở lên dự báo sẽ tăng gấp 3 và đạt 18,4 triệu người, chiếm 17% dân số.4 Nói theo cách khác, tỷ lệ phụ thuộc, tức là số người từ 65 tuổi trở lên so với số người trong độ tuổi lao động, dự báo sẽ tăng gần gấp 3, từ 10% hiện nay lên 26% vào năm 2040 (Hình II.1 (a) và (b)). Tốc độ già hóa tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới từ trước đến nay. 3 Chuyên mục này do Philip O’Keefe (Chuyên gia kinh tế chính) soạn thảo dựa trên Báo cáo của Ngân hàng Thế giới: Sống lâu và thịnh vượng – Tình trạng già hóa ở Châu Á Thái bình dương (NHTG 2016). Tác giả nhận được các góp ý Gabriel Demombynes (Chuyên gia kinh tế cao cấp), Kari Hurt và Đào Lan Hương (Chuyên gia Y tế cao cấp). 4 Bản sửa đổi Dự báo Dân số của LHQ 2015, dựa trên kịch bản tỉ lệ sinh diễn biến thông thường, tuổi 60 là giới hạn chót, và khoảng 30% dân số sẽ thuộc lớp người cao tuổi vào năm 2050 (HelpAge International, 2015). 30 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Nguyên nhân chính dẫn đến quá trình già hóa nhanh là tỷ lệ sinh giảm mạnh. Tỷ lệ sinh gộp đã giảm từ 6 xuống còn 1,95 - 2,09 trong giai đoạn 1970-2015 do thu nhập tăng, trình độ văn hóa tăng và chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con được áp dụng từ đầu những năm 1980 và chính thức áp dụng từ năm 1993. Trong cùng thời gian đó tuổi thọ trung bình đã tăng từ 60 lên 76 (năm 2014). Lưu ý rằng tuổi thọ trung bình tại các nước thu nhập thấp trên thế giới là 67 (WDI, 2016). Những xu thế trên sẽ tác động đáng kể lên con số và tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động. Theo cách tính của ILO, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) so với tổng dân số của Việt Nam dự kiến sẽ giảm 5% từ nay cho tới đầu thập kỉ 2040 mặc dù con số tuyệt đối vẫn tăng cho tới 2038 và đạt trên 72 triệu người so với mức hiện nay là 66 triệu. Sau thời điểm đó dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm dần. Diễn biến như vậy làm cho bức tranh dân số khá phức tạp. Trong thời gian ngắn sắp tới già hoá nhanh sẽ trở thành hiện thực nhưng Việt Nam vẫn còn cơ hội để thích ứng với thực tế đó. Đồng thời, mặc dù số người trong độ tuổi lao động chưa giảm ngay như trường hợp tại Thái Lan hoặc Trung Quốc nhưng lợi thế dân số mà Việt Nam đã hưởng lợi đáng kể từ khi thực hiện đổi mới (dân số trong độ tuổi lao động tăng gấp trên 2 lần) sẽ giảm dần tác dụng. Xu thế này sẽ bị đảo ngược vào cuối những năm 2030. Do vậy khả năng dựa vào sự gia tăng lực lượng lao động của Việt Nam, coi đó là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đã gần cạn kiệt. Trong tương lai, tăng trưởng sẽ phải dựa vào nâng cao nguồn vốn con người và năng suất lao động. 5 Con số thấp dựa trên ước tính của LHQ, con số cao là ước tính ủa chính phủ về tỉ lệ sinh gộp. Chính sách dân số đã được nới lỏng năm 2003 nhưng sau đó lại bị siết chặt năm 2009. Trong giai đoạn thảo luận dự thảo luật dân số đã có nhiều cuộc tranh luận về việc cón nên bãi bõ chính sách 2 con hay không. Xem thêm: http:// www.thanhniennews.com/society/vietnam-rethinks-twochild-policy-amid-declining-birth-rate-46409.html. Xem thêm phân tích về chính sách dân số Việt Nam, Phạm, Hill, Hall và Rao (2012). ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 31 Hình II.1 (a) và (b). Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh chóng làm cho tỷ lệ phụ thuộc tăng theo chiều dốc (dân số và tỷ lệ ăn theo giai đoạn 1950-2100) 80% Tỷ lệ dân số theo độ tuổi : 1950 - 2010 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 0 to 14 15 to 64 65+ 1.20 Người trẻ, người già và tỷ lệ phụ thuộc: 1950 - 2010 1.00 0.80 0.60 0.40 0.20 0.00 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Người trẻ Người già Tỷ lệ phụ thuộc Nguồn: Dự báo dân số LHQ, sửa đổi năm 2015. Một đặc điểm đáng chú ý khác cũng giống với các nước lân cận trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương là quá trình già hoá nhanh chóng đã bắt đầu tại Việt Nam khi mức GDP/người còn khá thấp. So với các nước giàu trong khu vực Đông Á và các nước OECD thì Việt Nam bắt đầu già hoá với mức thu nhập thấp hơn nhiều, hay nói cách khác năng lực tài chính và hành chính cần có để quản lý quá trình này sẽ bị hạn chế (Hình II.2). Ngay cả khi duy trì được mức tăng trưởng mạnh và bền vững thì tốc độ già hoá tại Việt Nam cũng làm cho ViệtN am già truớc khi giàu. 32 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hình II.2. Việt Nam bắt đầu già hoá với mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nước OECD và các nước già trong khu vực (GDP/người theo giá PPP 2005, và tỉ lệ người ăn theo) 60,000 Singapore 50,000 China, Hong Kong SAR GDP theo đầu người ($2005 PPP) United States of America 40,000 United Kingdom France Japan Republic of Korea 30,000 20,000 Poland Malaysia Russian Federation Philippines Thailand 10,000 Timor-Leste China Indonesia Cambodia Viet Nam 0 Lao PDR 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 Tỷ lệ người già phụ thuộc Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới (2016) Tốc độ chuyển tiếp dân số tại Việt Nam gây ra thách thức mới đối với các nhà hoạch định chính sách, chủ doanh nghiệp, người lao động và người dân. Một số thách thức đòi hỏi phải giải quyết cấp thiết, một số cho phép điều chỉnh theo thời gian. Tình trạng già hoá đòi hỏi phải có hành động chính sách và thay đổi hành vi trong một số lĩnh vực. Thách thức trên thị trường lao động là phải chuẩn bị tốt trước thực trạng giảm dân số trong độ tuổi lao động và nâng cao năng suất lao động của lực lượng lao động còn lại. Về mặt tài khoá, rủi ro lớn nhất và cấp bách nhất là sự bền vững tài chính của hệ thống hưu trí và tỉ lệ tham gia thấp hiện nay. Ngoài ra còn có các thách thức khác liên quan đến chăm sóc y tế và chăm sóc tuổi già/chăm sóc dài hạn. Dưới đây ta sẽ thảo luận hoàn cảnh sống của người cao tuổi tại Việt Nam, các thách thức chính sách chính trong quá trình già hoá và các khuyến nghị chính sách. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 33   B. Hoàn cảnh sống người cao tuổi Việt Nam Tỉ lệ nghèo thể hiện rõ theo độ tuổi tại khu vực nông thôn, nhưng tại đô thị tỉ lệ nghèo thấp hơn và phân phối khá đồng đều theo lứa tuổi. Hình II.3a và b thể hiện tỉ lệ nghèo cá nhân và tỉ lệ nghèo chủ hộ gia đình theo lứa tuổi. Theo cả hai thông số, biểu đồ đều có dạng chữ U theo lứa tuổi tại khu vực nông thôn, theo đó tỉ lệ nghèo cao nhất trong nhóm trẻ em và dưới 40 tuổi, sau đó giảm và lại tăng trở lại khi về già, nhất là sau 80 tuổi. Hình II.3a và II.3b. Tỉ lệ nghèo cá nhân theo độ tuổi (hình trái) và tỉ lệ nghèo chủ hộ gia đình (hình phải) 30 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 5 0 0 <24 25-45 46-59 60-69 70-79 80+ 25-45 45-59 60-69 70-79 >=80 Urban Rural Urban Rural Nguồn: VHLSS 2014, ước tính của Ngân hàng Thế giới Một vấn đề nữa liên quan đến tình trạng nghèo và dễ bị tổn thương của người cao tuổi là thực tế tự báo cáo về thu nhập của người cao tuổi. Kết quả Điều tra Người cao tuổi Việt Nam (VAS) 2011 cho thấy khoảng 18% người cao tuổi tại khu vực đô thị và 30% tại nông thôn cho rằng thu nhập của họ không, hoặc hiếm khi, đáp ứng đủ nhu cầu; 1/3 người cao tuổi tại thành phố và 38% tại nông thôn cho biết thu nhập của họ thỉnh thoảng không đáp ứng đủ nhu cầu; 90% người cao tuổi không có tiền tiết kiệm, và nhiều người trong số họ bị nợ nần chủ yếu liên quan đến việc đầu tư kinh doanh, mua nhà ở, chi y tế và chi dùng hàng ngày (Giang, 2012). Tuy vẫn còn nhiều người cao tuổi sống cùng con cái nhưng tỉ lệ này đang giảm và mức độ tại thành phố và nông thôn cũng khác nhau. Xu thế chung trên thế giới là khi thu nhập tăng, tỉ lệ sống chung với con cái giảm xuống. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi tỉ lệ những người 60 tuổi trở lên sống cùng con cái giảm từ 80% (1993) xuống còn 50% đối với nhóm 55-70 tuổi tại vùng nông thôn và 60-70% đối với cùng nhóm tuổi tại đô thị.6 Tỉ lệ người cao tuổi sống cùng con cái tại vùng nông thôn giảm có thể là do tỉ lệ di cư tăng, và do chi phí nhà ở tại địa bàn đô thị cao. Tình trạng di cư cũng làm cho hiện tượng người cao tuổi sống cùng “thế hệ cách quãng” trong cùng một mái nhà, tức là sống cùng các cháu, thay vì sống cùng các con, tăng lên 7% so với tổng số các hộ có người cao tuổi trong năm 2010-11.7 6 Xem Evans và Palacios (2015) về các vấn đề toàn cầu tại các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới (2016) để so sánh tính chất và xu thế sống chung tại các nước Đông Á Thái Bình Dương, và UNFPA 2011 về sụt giảm tỉ lệ tại Việt Nam. 7 6,8% trong VHLSS 2010 và 7,1% trong VAS 2011. Xem Giang, đã dẫn 34 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Người cao tuổi tại Việt Nam, nhất là tại vùng nông thôn, thường làm việc tới khi tuổi rất cao. Tuy nhiên hiện tượng này thay đổi theo địa bàn và giới tính (Hình II.4). Nói chung, phần lớn người cao tuổi Việt Nam vẫn làm việc sau khi đã vượt tuổi được coi là “tuổi lao động” trên thế giới (15-64). Khác biệt giữa các nhóm cao tuổi cũng rất dễ thấy. Tại vùng nông thôn, cả hai giới đều có số năm làm việc cao hơn đáng kể so với khu vực thành thị. Tình trạng này cũng phổ biến trong các nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương.8 Hệ quả của hiện tượng này là lực lượng lao động tay nghề cao lại thoái lui sớm hơn và đây chính là một mối quan ngại khi Việt Nam đang phấn đấu tăng năng suất lao động. Tại cả khu vực nông thôn và thành phố tỉ lệ tham gia lao động của nam giới cao hơn một chút so với nữ giới. Nhưng sự khác biệt này tại vùng nông thôn không thể hiện rõ nét như tại khu vực Nam Á, hoặc các nước trong khu vực như Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, hay Hàn Quốc. 70% nam giới 65 tuổi trở lên vẫn còn làm việc, chủ yếu trong nông nghiệp, trong khi tỉ lệ này trong nhóm nữ tại khu vực đô thị chưa đến 1/3. Nổi bật hơn nữa là 40% nam giới 75 tuổi tại khu vực nông thôn vẫn còn làm việc. Qua đó có thể thấy rằng có khá nhiều người cao tuổi vẫn “làm việc cho tới chết” (Giles và Huang, 2015). Hình II.4. Số năm làm việc dài, nhất là đối với nam giới tại vùng nông thôn (số người còn làm việc chia theo tuổi, giới tính và địa bàn, 2012) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 (%) 40 50 Tuổi 70 80 Đô thị, Nam giới Đô thị, Nữ giới Nông thôn, Nam giới Nông thôn, Nữ giới Nguồn: Giles và các tác giả, Ngân hàng Thế giới (2015). Số người cao tuổi phải làm việc để kiếm thu nhập như là nguồn sống chính đã khẳng định tầm quan trọng của lao động trong nhóm người cao tuổi tại Việt Nam (Hình II.5). Khoảng 2/3 số người từ 60 tuổi trở lên cho biết lao động là nguồn thu nhập chính của họ. Trái lại, chỉ có 10-12% người cao tuổi tại Việt Nam coi các khoản trợ cấp là nguồn thu nhập chính. Qua đó có thể thấy mức độ hạn chế của chế độ hưu trí và các loại trợ cấp xã hội khác. Cũng không kém ngạc nhiên là số người cao tuổi được hưởng các khoản trợ giúp tư nhân cũng không cao hơn nhiều. Trong khi đó thì nguồn thu nhập của các tiểu nhóm trong nhóm người cao tuổi có sự khác nhau. Cuộc điều tra VASS 2011 cho thấy rằng tỉ lệ nhóm người 60-69 tuổi sống nhờ con cái là thấp, chỉ vào khoảng 13%; tuy nhiên tỉ lệ này trong nhóm 80 tuổi trở lên lại cao hơn nhiều, khoảng 2/3 số người được điều tra cho biết họ sống nhờ vào con cái là chủ yếu.9 8 Xem Ngân hàng Thế giới (2016) và Giles và Huang (2015). 9 Xem Giang (2012), tổng kết kết quả điều tra. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 35 Hình II.5. Cũng giống như tại nhiều nước đang phát triển châu Á khác người cao tuổi Việt Nam tự lao động để kiếm thu nhập là chính (nguồn thu nhập chính nhóm dân số 60 tuổi trở lên – nông thôn phía trên; thành thị phía dưới) 100.0 80.0 Lao động 60.0 Trợ cấp của nhà nước Trợ cấp tư nhân 40.0 Thu nhập khác 20.0 0.0 ốc ia a ốc Cổ s an o am ne di m es Qu Qu iL bo tN g Ti pi n ốn á do lip ng m Th g n ệ M Hà un Vi Ca In i Đô Ph Tr Nguồn: Giles và các tác giả, 2015, Ngân hàng Thế giới, dựa trên VHLSS 2012. Số năm sống khoẻ của người cao tuổi Việt Nam đã tăng trong một số năm gần đây. Nhưng, cùng với tuổi tác, hiện tượng hạn chế chức năng cũng tăng theo. Đây là hiện tượng phổ biến tại các nước Đông Á Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế giới, 2016). Tại Việt Nam, tỉ lệ người cao tuổi bị mắc ít nhất một khuyết tật gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày tăng từ 28% trong nhóm 60-69 tuổi lên trên 50% đối với nhóm từ 80 tuổi trở lên, trong đó tỉ lệ phụ nữ cao hơn một chút (Hình II.6). Trong số những người cần trợ giúp trong cuộc sống hàng ngày, trên ¼ không nhận được sự trợ giúp cần có, và tỉ lệ người không được trợ giúp là nữ và người sống tại địa bàn thành thị cao hơn hẳn (Giang, 2012); các nghiên cứu khác cũng cho thấy số người không nhận được trợ giúp trong nhóm bị thiệt thòi cao hơn hẳn (Hoi và các tác giả, 2011). Hình II.6. Tỉ lệ người cao tuổi mắc khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày, chia theo độ tuổi Có ít nhất 1 khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày Tự đi vệ sinh Tự ngồi dậy Tự tắm rửa Mặc quần áo Ăn uống 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 80+ 70-79 60-69 Nguồn: VAS 2011 in Giang 2012. 36 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Đặc điểm cuối cùng liên quan đến già hoá tại Việt Nam là vấn đề trông chờ vào nguồn hỗ trợ khi về già. Trong một khảo sát gần đây, khi trả lời câu hỏi “ông/bà mong chờ ai sẽ là nguồn hỗ trợ chủ yếu khi về già”, trên 60% câu trả lời từ người cao tuổi là “chính phủ” (Hình II.7). Sự mong chờ hỗ trợ từ con cái và bạn bè ít hơn. Giữa kỳ vọng và hiện trạng về nguồn hỗ trợ đang tồn tại khoảng cách lớn. Hình II.7. Người Việt Nam hy vọng chính phủ sẽ giữ vai trò lớn hơn trong chăm sóc tuổi già trong tương lai (Nguồn hỗ trợ người cao tuổi chia theo kỳ vọng của người dân) 70 60 50 40 30 20 10 0 Hàn quốc Đài loan, Hồng Singapore Malaysia Trung Indonesia Philippines Thái Lan Việt Nam TQ Kông, TQ Quốc Hưu trí Nhà nước Con cái hoặc người thân Chủ lao động cũ Nguồn: Jackson và Peters, 2015. Câu hỏi: Theo ông/bà ai nên chịu trách nhiệm chính về đảm bảo thu nhập cho người nghỉ hưu? C. Ứng phó với tình trạng già hoá nhanh Dân số Việt Nam biến động nhanh đã tạo ra một số thách thức cho các nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội. Ở tầm vĩ mô người ta quan ngại về tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra còn có các rủi ro tài khoá đi kèm như áp lực lên hệ thống hưu trí, chi phí y tế, vai trò mới mà khu vực công phải đảm nhiệm trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi và chăm sóc dài hạn. Phân tích sâu các nước châu Á và các nước khác cho thấy rủi ro đối với tăng trưởng và tình hình tài khoá là có thật, và các lựa chọn chính sách, hành vi của doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi người dân đều giữ vai trò quan trọng giúp giảm nhẹ các rủi ro này. Trong phần dưới ta sẽ bàn một số phương án chính sách mà Việt Nam có thể xem xét. (i) Khung chính sách và thể chế Việt Nam có khung chính sách và thể chế tốt về già hoá và có tổ chức người cao tuổi cấp cơ sở rất phát triển. Tại cấp trung ương có Uỷ ban Người cao tuổi do một Phó thủ tướng đứng đầu và gồm đại diện của nhiều cơ quan chính phủ và tổ chức quần chúng. Tại cấp cơ sở có Hội Người cao tuổi Việt Nam với 8,3 triệu hội viên, 11.112 chi hội và 100.000 chi nhánh. Một số chi hội và chi nhánh cũng tham gia Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp đỡ nhau (Inter-Generational Self-Help Clubs - ISHC) thực hiện các chương trình tín dụng vi mô, sinh ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 37 kế, tăng cường sức khoẻ, quyền người cao tuổi.10 Ở cấp độ chính sách, Luật Người cao tuổi 2009-2010 qui định các chính sách chung về người cao tuổi, đi kèm các nghị định và thông tư về các lĩnh vực cụ thể như chăm sóc người già, chăm sóc y tế, hưu trí. Kế hoạch Hành động Quốc gia Người cao tuổi 2010-2020 cụ thể hoá các chính sách được qui định trong luật và các điều khoản về người cao tuổi trong Hiến pháp. Tác động của hiện tượng già hoá lên nền kinh tế vĩ mô: Ở cấp vĩ mô, dự đoán tác động lên tăng trưởng kinh tế là việc làm khó do hành vi và chính sách sẽ thay đổi trong một xã hội già hoá. ADB sử dụng mô hình hạch toán tăng trưởng và dự đoán rằng hiện tượng già hoá sẽ chưa tác động lên tăng trưởng trong thập kỉ này, nhưng sẽ tác động tiêu cực ở mức nhẹ lên tăng trưởng trong thập kỉ 2020 và mức độ tiêu cực sẽ tăng dần trong các thập kỉ sau đó. Giới nghiên cứu Việt Nam dự đoán rằng già hoá sẽ gây tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế kể từ năm 2017 nếu năng suất lao động không cải thiện.11 Nhưng tất cả các tác động còn phụ thuộc vào các giả định về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, năng suất lao động, thói quen tiết kiệm và năng suất nhân tố tổng hợp sẽ diễn biến như thế nào trong quá trình già hóa dân số.12 Ví dụ, nếu tuổi nghỉ hưu ở khu vực chính thức được nâng lên thì tác động của hiện tượng già hóa lên lực lượng lao động sẽ bị lu mờ. Tương tự, cùng một mức đầu tư cơ bản với một lực lượng lao động nhỏ hơn sẽ khiến năng suất lao động trung bình cao hơn. Cuối cùng, bằng chứng tại các nước châu Á khác cho thấy tác động tiêu cực tổng hợp của hiện tượng già hóa lên tỷ lệ tiết kiệm sẽ nhỏ hơn tác động tích cực từ hành vi tiết kiệm do mọi người sẽ tiết kiệm nhiều hơn trong thời gian lao động để phòng hờ do tuổi nghỉ hưu tăng lên. Phản ứng trên thị trường lao động: Trên thị trường lao động Việt Nam cũng có thể áp dụng một loạt các biện pháp chính sách và hành vi ứng phó để chuẩn bị tốt hơn cho tình trạng dân số lao động giảm. Trong đó phải kể đến các biện pháp tác động đến quy mô tổng thể lực lượng lao động và chất lượng người lao động trong tương lai. Kinh nghiệm quốc tế ở đây là chính sách không chỉ liên quan đến người cao tuổi mà phải tính tới toàn bộ vòng đời. Cụ thể, Việt Nam cần quan tâm đến các vấn đề sau đây: Thứ nhất, tiềm năng tăng tỷ lệ tham gia của lao động nữ là rất lớn. Khác biệt về giới tính trong lực lượng lao động tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước Đông Á Thái Bình Dương khác, ví dụ Phi-lip-pin hoặc In-đô-nê-xi-a. Nhưng tỷ lệ nữ tại khu vực đô thị tham gia công việc được trả công bên ngoài gia đình còn khá thấp (Ngân Hàng Thế Giới, 2014). Có lẽ biện pháp hiệu quả nhất sẽ là dần dần xóa bỏ khoảng cách này để bù lại sự co lại của nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Tuy vậy, đây là một quá trình đầy thách thức. Ngoài các biện pháp tác động trực tiếp lên thị trường lao động, ví dụ như giảm chênh lệch về giới trong trả công lao động thì cũng cần phải chú ý tăng cường dịch vụ chăm sóc trẻ em và chăm sóc người già. Cả hai biện pháp này đều tác động mạnh lên tỷ lệ tham gia của phụ nữ vào lực 10 HelpAge International, Tổng kết chính sách về già hóa châu Á Thái Bình Dương, báo cáo phân tích, 2015. 11 Park và Shin, ADB, 2011. Xem Viện Chiến lược Phát triển Việt Nam (VIDS). web.unfpa.org/webdav/.../ vietnam/.../NTA%20Executive%20Summary_ENG_FINAL. Hoặc Minh (2008). veam.org/papers2008/03%20 Nguyen%20Thi%20Minh.pdf. Tạp chí Trợ cấp xã hội quốc gia (11/2015). 12 Xem Lee (2016) bàn về tác động của già hóa lên tăng trưởng và các yếu tố giảm nhẹ. Hoặc Kinugasa và Mason (2007) bàn về già hóa và tiết kiệm tại châu Á. 38 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam lượng lao động (Thevenon, 2013). Cần gia tăng đầu tư công cho việc tăng cường dịch vụ chăm sóc trẻ em, có thể bằng hình thức trợ giá dịch vụ trực tiếp hoặc tổ chức nhà trẻ với thời gian đóng của muộn và các dịch vụ trong trường tiểu học. Hiện nay Việt Nam đã thực hiện hình thức nhà trẻ đóng của muộn. Lĩnh vực cải cách chính sách và thay đổi hành vi của doanh nghiệp thứ hai là kéo dài số năm lao động trong khu vực chính thức tại địa bàn thành phố. Nên tập trung kéo dài số năm lao động vào nhóm làm việc trong khu vực chính thức tại địa bàn thành phố. Biện pháp chính ở đây là tăng dần tuổi nghỉ hưu hiện nay là 55 đối với nữ và 60 đối với nam. Do quy định dễ dãi nên đa số đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội nghỉ hưu sớm 3-4 tuổi. Tuổi nghỉ hưu đã không được điều chỉnh trong khi tuổi thọ trung bình tăng lên đáng kể. Hiện nay, nam giới 60 tuổi còn sống trung bình thêm 20 năm nữa và phụ nữ 55 tuổi còn sống trung bình thêm 30 năm nữa (Ngân hàng Thế giới, 2016). Phân tích hồi quy khu vực Đông Á cho thấy sự tồn tại của chế độ hưu trí chính thức có mối tương quan chặt chẽ với mức độ thoái lui khỏi khỏi lực lượng lao động. (Giles và Huang, 2015). Những biện pháp cải cách như thế này thường vấp phải các thách thức chính trị, nhưng nếu càng để lâu thì thách thức càng lớn và khi thực hiện lại càng phải làm gấp rút hơn. Ngoài tuổi nghỉ hưu ra còn cần thực hiện một số biện pháp tại doanh nghiệp nhằm nâng số năm làm việc và làm cho lực lượng lao động cao tuổi hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp nữa. Một trong số các biện pháp đó là giảm mức lương thâm niên vì trả công theo thâm niên làm cho lao động cao tuổi trở nên kém hấp dẫn đối với chủ doanh nghiệp và tiền công không gắn với năng suất của người lao động. Biện pháp thứ hai là khuyến khích làm việc theo thời gian linh hoạt, ví dụ làm việc bán thời gian, thời gian linh hoạt, chia sẻ việc làm. Đây là những biện pháp phù hợp với cả người lao động cao tuổi và chủ doanh nghiệp và tạo khoảng thời gian chuyển tiếp sang giai đoạn nghỉ hưu thay vì nghỉ hưu đột ngột. Biện pháp thứ ba không quá tốn kém về chi phí - đó là điều chỉnh chỗ làm việc cho phù hợp hơn với thể chất người lao động cao tuổi. Kinh nghiệm tại Đức và Nhật cho thấy một số sửa đổi đơn giản như giảm độ cao bàn làm việc hoặc cải tiến lối đi đã nhanh chóng mang lại hiệu quả. Lĩnh vực cuối cùng mà Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng là tiếp tục nâng cao nguồn vốn con người và năng suất lao động nếu muốn đối phó hiệu quả với tình trạng giảm dân số lao động. Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ về nâng cao trình độ giáo dục trong một vài thập kỉ gần đây. Tỉ lệ dân số từ 20 tới 64 tuổi có trình độ trung học trở lên sẽ tăng từ 24% năm 1990 lên khoảng 50% vào năm 2030 (Ngân hàng Thế giới, 2016). Việt Nam cũng rất thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục với bằng chứng là kết quả trắc nghiệm PISA cao hơn nhiều nước OECD và nước thu nhập trung bình khác (Việt Nam 2035). Hiện nay năng suất lao động vẫn thấp hơn mong muốn. Trong tương lai, muốn nâng cao năng suất lao động thì việc chính thức hoá thị trường lao động cũng có vai trò quan trọng không kém. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng công nhân và năng suất lao động thông qua việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đào tạo kỹ thật và dạy nghề, xây dựng tinh thần học tập suốt đời nhằm liên tục trau dồi kỹ năng. Các cải cách nhằm hỗ trợ chính sách và quản lý lao động – thí dụ như thủ tục hộ khẩu sẽ khuyến khích dịch chuyển người lao động từ các khu vực có năng suất thấp sang khu vực năng suất cao cũng như từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 39 (ii) Hưu trí: Hệ thống hưu trí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Thứ nhất, tỉ lệ tham gia hiện còn thấp, chỉ đạt khoảng 22% lực lượng lao động, trong khi đa số chỉ được huởng một khoản hưu trí xã hội nhỏ nếu sống đến tuổi 80. Thứ hai, hệ thống hưu trí khu vực chính thức không bền vững về tài chính mặc dù đã trải qua một lần cải cách vào năm 2014. Thứ ba, cho dù không bền vững về tài chính nhưng mức hưu trí chính thức lại rất thấp. Trong phần dưới ta sẽ bàn kỹ hơn 3 thách thức này. Mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam là nâng tỉ lệ tham gia chế độ hưu chính thức lên 50% vào năm 2020 nhưng sẽ khó đạt được điềun ày nếu không cải cách chính sách và tăng chi tiêu công. Tỉ lệ tham gia 22% hiện nay tương ứng với số lao động ăn lương trong khu vực chính thức nhưng còn cách xa tỉ lệ gộp 38% số người lao động ăn lương mọi hình thức được ghi nhận trong năm 2014 (Ngân hàng Thế giới, sắp xuất bản). Điều đó cũng khẳng định thách thức chung tại các nước đang phát triển khi muốn mở rộng đối tượng tham gia trong khu vực phi chính thức (Hình II.8). Trên thực tế không có nước nào thực hiện hưu trí trong khu vực phi chính thức bằng hình thức đóng góp thuần tuý và có lẽ Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi 2014 cho phép người lao động khu vực phi chính thức đóng góp một khoản tương ứng nhằm khuyến khích sự tham gia của họ. Đây là cách làm hay nhưng hiện nay vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu nó có giúp làm tăng đáng kể số người tham gia hay không. Chiến lược thứ hai là giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ mức rất cao hiện nay là 80 tuổi. Qui định này đã được đề xuất nhưng chưa được duyệt kinh phí. Hình II.8. Tỉ lệ tham gia chế độ hưu trí chính thức tại Việt Nam còn thấp; số người tham gia chế độ hưu trí bắt buộc đóng góp / tổng lực lượng lao động, đầu thập kỉ 2010 90.0 80.0 70.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0 ốc o am Qu Là ốc N a Cổ i ệt ch Qu g Vi g pu un ôn n Tr m Hà M Ca Nguồn: CSDL hưu trí Ngân hàng Thế giới, truy cập tháng 3/2016 Ngân sách cũng vay rất nhiều từ quỹ trong các năm gần đây, tương đương với 6% GDP. Nguồn này sẽ giảm 13  dần kể từ đầu thập kỉ tới nếu không tiếp tục cải cách. 40 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Hệ thống hưu trí chính thức đang đối mặt với một số thách thức lớn và những thách thức này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi quá trình già hoá tăng tốc. Việt Nam đã thực hiện một số cải cách đáng kể năm 2014 nhưng chưa đủ nhanh và mạnh để khôi phục cân đối tài chính quỹ hưu trí. Các kết quả tính toán trước khi thực hiện sửa đổi luật cho thấy quỹ sẽ bị thâm hụt dòng tiền kể từ đầu thập kỉ 2020 và sẽ cạn kiệt nguồn dự trữ tích luỹ vào khoảng giữa thập kỉ 2030; sau đó là thời kỳ cần hỗ trợ ngày càng gia tăng từ ngân sách.13 Luật sửa đổi đã cải thiện tình hình tài chính quỹ hưu trí, tuy nhiên không có số cụ thể vì hiện nay chưa cập nhật kết quả tính toán. Nhưng, sau đợt sửa đổi năm 2014, các yếu tố chính dẫn đến mất cân đối quỹ hoặc là vẫn chưa được sửa đổi (ví dụ tuổi nghỉ hưu) hoặc sửa đổi chưa đủ mức (ví dụ, tỉ lệ hưởng và quy định nghỉ hưu non) để khôi phục bền vững quỹ. Vì vậy, quỹ hưu trí vẫn có khả năng bị thâm hụt vào những năm 2020. Có thể thấy rõ điều đó trong Hình II.9 minh hoạ tỉ lệ đóng góp hoà vốn cần có để đảm bảo bền vững quỹ. Có thể thấy rõ rằng mức này cao hơn nhiều so với mức mà thị trường lao động có thể chịu được, hay nói cách khác, cần cải cách sâu hơn nữa. Hình II.9. Chương trình hưu trí chính thức ngày càng bị đe doạ đáng kể bởi vấn đề bền vững quỹ, so sánh tỉ lệ đóng góp thực tế và tỉ lệ đóng góp “hoà vốn” cần có để đảm bảo bền vững tài chính Trung Quốc Vi ệt Na m Thái Lan Philippines Hà n quốc Tỷ lệ đóng thực tế Tỷ lệ đóng hòa vốn Nhậ t Bả n 0 10 20 30 40 50 60 Nguồn: OECD (2013) và Palacios (2015) bàn về tỉ lệ đóng góp hoà vốn. Số liệu Nhật Bản là số năm 2017 Thách thức cơ bản thứ ba là mức hưởng. Chế độ hưu trí xã hội rất thấp, chỉ bằng 10% thu nhập bình quân và chỉ bao gồm một tỉ lệ nhỏ nhóm dân số 65-79 tuổi do qui định chặt chẽ, chỉ những người từ 80 tuổi trở lên mới được hưởng (Hình II.10). Tình hình chế độ hưu trí chính thống còn phức tạp hơn. Mức hưởng khá hào phóng, hiện nay quy định tỉ lệ hưởng trên mỗi năm đóng góp là 3% đối với nữ và 2,25% đối với nam. So với tiêu chuẩn quốc tế thì đây là tỉ lệ rất cao và không bền vững xét về mặt tài chính. Tuy tỉ lệ cao như vậy, nhưng mức hưởng vẫn thấp do hầu hết mọi người chỉ đóng góp dựa trên lương cơ bản, và thường là dựa trên lương tối thiểu. Nếu không giải quyết vấn đề này thì khó có thể điều chỉnh giảm bớt tỉ lệ hưởng đủ mức cần thiết đễ đảm bảo cân đối tài chính. Năm 2014 đã thực hiện cải cách nhằm mở rộng cơ sở tính đóng góp gồm không chỉ lương cơ bản mà còn gồm cả phụ cấp, thưởng và các chế độ trả công khác. Đây là những bước đi đúng hướng nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 41 Hình II.10. Hưu trí xã hội Việt Nam thấp cả về mức hưởng và nhóm đối tượng, tỉ lệ số người đủ tiêu chuẩn hưởng trong nhóm 65 tuổi trở lên và mức hưởng so với thu nhập, dựa trên con số năm gần nhất có số liệu Bene t as a share of per capita Income (%) 50 Kiribati 45 Timor-Leste 40 35 Australia France Brazil 30 Chile Germany 25 Japan South Africa Mongolia Canada Georgia 20 Samoa United States 15 Bolivia Malaysia 10 Hong Kong Vietnam Korea, Rep. Philippines SAR, China 5 Mexico Thailand India China 0 0 20 40 60 80 100 120 Social pensioners as a share of population age 65 and older (%) Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới (2016). Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: Cần xem xét giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống còn khoảng 70. Ngay cả khi giảm xuống còn 70 tuổi thì mức này vẫn cao hơn một số nước khác trong khu vực (ví dụ các đảo quốc Thái Bình Dương, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ). Nepal là một ví dụ về thực hiện hưu trí cho người cao tuổitheo giai đoạn, ban đầu áp dụng hưu trí toàn dân cho mọi đối tượng từ 75 tuổi trở lên, sau đó giảm dần xuống còn 70 và 60 cho một số nhóm đối tượng cụ thể. Vấn đề cốt yếu cần chú ý trong chương trình hưu trí xã hội là ngân sách có chịu nổi không. Kết quả dự báo cho thấy rằng chế độ hưu trí xã hội dành cho người già, mức chi trả bằng ngưỡng nghèo cho những người từ 65 tuổi trở lên sẽ tương đương 0,7% GDP trong khoảng thời gian còn lại từ nay tới cuối thập kỉ (Giang, 2011), và sẽ tăng lên sau năm 2020 khi số người cao tuổi tăng nhanh. Muốn nâng tỉ lệ tham gia chương trình hưu trí đóng góp trong khu vực phi chính thức cần xem xét mở rộng chương trình được trợ giá hiện nay. Mục tiêu mở rộng diện tham gia hiện nay của Việt Nam khá tham vọng và hầu như chắc chắn đòi hỏi phải có sự trợ giá của nhà nước thì mới có thể lôi kéo người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia vào chương trình đóng góp tự nguyện. Điều này đã từng xảy ra với chương trình bảo hiểm y tế có đóng góp. Bắt buộc tham gia chắc chắn sẽ không thành công. Chương trình đồng đóng góp theo mức cố định (Matching Defined Contribution – MDC) đòi hỏi người lao động phải đóng góp, đồng thời nhà nước cũng hỗ trợ một khoản, qua đó tạo khuyến khích để Trung Quốc áp dụng chương trình hưu trí khá sáng tạo cho người lao động phi chính thức tại khu vực thành 14  thị và nông thôn, theo đó nhà nước hỗ trợ một mức đóng góp nhỏ vào tài khoản cá nhân nhằm đảm bảo người lao động sẽ được hưởng một mức hưu trí cơ bản khi đạt 60 tuổi. Tổng mức hỗ trợ của nhà nước bằng khoảng 80-85% mức hưởng sau khi nghỉ hưu, trong đó bao gồm cả hình thức MDC và hưu trí xã hội. Xem Hinz, Holzmann, Tuesta và Takayama (eds), 2013. Đóng góp hưu trí đối ứng: điểm kinh nghiệm quốc tế, 15  Ngân hàng Thế giới, và Dorfman và các tác giả (2013) tập hợp thông tin chi tiết về chương trình tại Trung Quốc. 42 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam người lao động tham gia. Hình thức này đã được áp dụng tại Trung Quốc, Colombia, Ấn Độ, Hàn Quốc, và Thái Lan, với đối tượng mục tiêu chính là lao động khu vực phi chính thức và nông dân.14 Mức hỗ trợ đối ứng của chính phủ ở mỗi nước khác nhau, biến thiên từ 20% đến 100% mức đóng góp của người lao động, tức là theo tỉ lệ 1:1. Hàn Quốc là trường hợp điển hình vởi tỉ lệ tham gia tăng gấp hơn 2 lần trong giai đoạn 1995-1999 sau khi áp dụng chính sách hỗ trợ đối ứng cho nông dân và ngư dân. Kinh nghiệm các nước trên thế giới là chương trình MDC cần được thiết kế đơn giản, dễ giải thích cho người lao động trong khu vực phi chính thức, mức đóng góp đồng hạng hoặc phân lớp một cách đơn giản, thời hạn chi trả linh hoạt, và cơ cấu quyền lợi đơn giản.15 So sánh giữa mở rộng chương trình hưu trí xã hội và hỗ trợ ngân sách cho chương trình MDC thấy đều có những được-mất khác nhau về tài khoá. Nếu Việt Nam thực sự nghiêm túc theo đuổi mục tiêu mở rộng diện tham gia hệ thống hưu trí thì cần phải thực hiện cải cách hệ thống hiện tại theo chiều sâu và theo chỉ số, làm cho nó trở nên ít tốn kém hơn. Trong kỳ trung hạn Việt Nam không thể duy trì hệ thống hiện tại mà không cải cách, và không thể mở rộng diện tham gia dựa trên trợ giá đóng góp chung chung theo hình thức hưu trí xã hội và/hoặc MDC. Chế độ hưu trí chính thống đã đến lúc thực sự cần một đợt cải cách nữa. Trong đó cần xem xét các biện pháp đã thực hiện tại nhiều nước trong thời gian gần đây như sau: •  ần chạy mô hình toán học quỹ hưu trí hiện tại ít nhất 2-3 năm một lần dựa trên các chỉ C số cải cách chính nhằm đảm bảo bền vững tài chính quỹ. •  ăng dần tuổi nghỉ hưu theo chế độ chính thức đối với cả nam và nữ giới, mục tiêu cuối T cùng là 65 đối với cả hai giới. Việc thực hiện theo giai đoạn sẽ mất thời gian. Tốc độ vừa phải sẽ là mỗi năm tăng thêm 4-6 tháng. Sau khi đã đạt mức này, những lần điều chỉnh tiếp theo sẽ thực hiện tự động gắn với tuổi thọ trung bình khi nghỉ hưu. Ngoài ra, cần giảm mức hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu sớm, tăng mức cắt giảm từ 2% lên 4-5% đối với mỗi năm nghỉ hưu sớm nhằm giảm bớt mức hấp dẫn tài chính đối với những người muốn nghỉ hưu sớm. • Cần theo dõi chặt chẽ diện đóng góp mở rộng như đã nêu trong lộ trình của Chính phủ Việt Nam cũng như các khoản đầu tư nhằm hỗ trợ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (VSS) thực hiện việc mở rộng diện đóng góp. • Cần tiếp tục điều chỉnh tỉ lệ hưởng trên mỗi năm đóng góp, trước mắt là hạ xuống mức dưới 2% đối với cả nam và nữ. Dần dần sẽ giảm tiếp nhằm đạt tỉ lệ 40-50% đối với toàn bộ thời gian đóng góp. •  ần tính chỉ số dựa trên CPI và phải tuân thủ nguyên tắc, tránh cách làm phải thương C lượng lại hàng năm. •  Loại bỏ dần danh mục các nghề đặc biệt được hưởng hưu trí và các chế độ đặc biệt, tốt nhất là dừng thực hiện đối với những người mới tham gia đối với hầu hết các nghề. (iii) Chăm sóc y tế, chăm sóc người cao tuổi/chăm sóc dài hạn: Tuy già hoá không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng cũng là yếu tố quan trọng đóng góp vào hiện tượng gia tăng các bệnh không lây nhiễm (NCD) trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Hình II.11 cho thấy bệnh NCD là yếu tố quan trọng làm gia tăng gánh nặng y tế. Già hoá là nhân tố đóng góp lớn vào xu thế này do tỉ lệ lưu hành các bệnh NCD ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 43 trong nhóm người cao tuổi cao hơn hẳn so với mức độ chung, và thường là nhiều bệnh mãn tính cùng đồng thời tồn tại. NCD đòi hỏi cách tiếp cận y tế hoàn toàn khác so với các bệnh truyền nhiễm và bệnh cấp tính là những bệnh đặc trưng tại Việt Nam trước đây. Khoảng 80% bệnh nhân NCD chỉ đòi hỏi mức độ chăm sóc thấp dựa trên một hệ thống chăm sóc ban đầu tốt. Chỉ có 5% bệnh nhân NCD đòi hỏi chăm sóc phức tạp thực hiện bởi chuyên gia hoặc điều trị tại bệnh viện (Việt Nam 2035). Hình II.11. Các bệnh NCD bùng nổ tại Việt Nam phần lớn gây ra bởi hiện tượng già hoá 100% Accidents, injuries 90% 80% Percent of total DALYs 70% 60% NCDs 50% 40% 30% 20% Communicable, maternal, neonatal 10% and nutritional disorders 0% 1990 2000 2010 Nguồn: Nghiên cứu gánh nặng y tế toàn cầu 2010, Viện y trắc và đánh giá (IHME), 2013 Diện bảo hiểm y tế đã tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng chi phí y tế vẫn là áp lực tài chính lớn đối với người cao tuổi. Năm 2012, khoảng 30% hộ gia đình với độ tuổi trung bình từ 50 trở lên đã phải chi những khoản lớn về y tế, chiếm 25% tổng số chi thực phẩm trở lên (Somanathan, 2015). Trong nhóm những người rất cao tuổi (hộ gia đình với tuổi trung bình từ 80 trở lên), tỉ lệ phải chi những khoản lớn là 40%, và riêng tại khu vực đô thị tỉ lệ đó là trên 50%. Hệ thống y tế Việt Nam có một vài đặc điểm làm cho nó không sẵn sàng ứng phó với tình trạng già hoá nhanh chóng và xu thế gia tăng NCD. Đó là:16 •  Thách thức về cung ứng dịch vụ y tế bắt rễ từ hai vấn đề tác động qua lại lẫn nhau: bệnh viện đảm nhiệm quá nhiều trong khi dịch vụ chăm sóc ban đầu tại cơ sở đảm nhiệm quá ít. Hầu hết các bệnh NCD –có tỷ lệ phổ biến trong nhóm người cao tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác – đòi hỏi có sự quản lý ca bệnh cơ bản (ví dụ cho uống thuốc điều trị huyết áp hoặc cholesterol) và hệ thống chăm sóc ban đầu có thể đảm nhiệm tốt công tác này. Nhưng hiện nay tại Việt Nam hầu hết mọi người tìm đến dịch vụ y tế tại các hiệu thuốc hoặc tại bệnh viện. Hệ thống y tế Việt Nam tập trung vào bệnh viện và thường bị quá tải do tuyến dưới chuyển lên hoặc người bệnh tự tìm đến do không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ cấp cơ sở. Hệ thống chăm sóc ban đầu còn manh mún và chưa sẵn sàng giải quyết các thách thức liên quan đến NCD và nhóm dân số già hóa. Thực tế dựa quá nhiều vào bệnh viện và không tận dụng đầy đủ hệ thống chăm sóc ban đầu là kết quả của một số nguyên nhân. Thứ nhất là vấn đề sàng lọc kém tại tuyến cơ sở. Tại hầu hết các bệnh viện, trên một nửa số bệnh nhân tự tìm đến 16  Xem phần về y tế trong báo cáo Việt Nam 2035, báo cáo Trụ cột hoà nhập (sắp công bố). 44 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam không qua chuyển viện từ tuyến dưới lên, và tối thiểu 20% số bệnh nhân nội trú đáng lẽ chỉ cần điều trị ngoại trú là đủ (Việt Nam 2035). Ngoài ra còn có các yếu tố khác như động cơ tăng doanh thu của các bệnh viện xuất phát từ chính sách xã hội hóa, chất lượng dịch vụ kém của các cơ sở y tế ban đầu (trạm y tế xã, bác sĩ, y tá trả lời sai 50% câu hỏi về bệnh tim mạch và nội khoa – Somanathan, 2015), tình trạng kém phát triển trong điều trị đa khoa, cơ chế chi theo dịch vụ cho các cơ sở y tế dẫn đến cung cấp dịch vụ quá mức cần thiết. Trong quá trình già hóa những yếu kém này sẽ càng gây thêm lãng phí nếu không có biện pháp cải thiện hệ thống. •  Yếu kém trong công tác mua thuốc men và kê đơn thuốc. Người cao tuổi sẽ sử dụng nhiều thuốc men hơn, vì vậy cách làm hiện nay sẽ càng trở nên tốn kém khi dân số già hóa. Hệ thống mua sắm thuốc men tại Việt Nam hiện nay đã có tính phân cấp cao độ và rất phức tạp. Kết quả là giá thuốc tại các cơ sở và các vùng rất khác nhau. Trong mua bán thuốc vẫn còn nhiều biểu hiện không bình thường. Chính vì vậy ngân sách và người dân Việt Nam đã phải chi quá nhiều cho thuốc men. Ví dụ, kết quả kiểm toán tại Hà Nội cho thấy giá thuốc thắng thầu cao gấp 130% - 245% giá thuốc nhập khẩu (Somanathan và các tác giả, 2014). Ngoài ra, việc kê đơn cũng khá tùy tiện, bác sĩ thường kê đơn cho cả các trường hợp không cần thuốc. •  Chính sách khuyến khích phong cách sống lành mạnh còn yếu. Cách tốt nhất để giảm gánh nặng NCD là trì hoãn hoặc phòng tránh bệnh xảy ra. Việt Nam vẫn chưa khai thác một số chính sách khuyến khích cách sống lành mạnh đã thành công, ví dụ thuế đánh vào thuốc lá và rượu vẫn rất thấp, ít tập trung vào các chương trình phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư, tiểu đường cũng chưa phát triển. Các yếu tố đó đã góp phần làm tăng khoảng cách giữa số năm sống khỏe và số năm sống trên đời. •  Hệ thống y tế chưa sẵn sàng đối phó với sự phát triển nhanh chóng các bệnh liên quan đến tuổi già, ví dụ bệnh mất trí, Parkinson. Số người mắc bệnh mất trí tại các nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng gấp 3 vào năm 2050, và nếu không được quản lý tốt sẽ gây áp lực mới lên hệ thống y tế và kéo theo chi phí kinh tế lớn.17 Ngoài ra còn có một số dịch vụ chữa bệnh khác mà người cao tuổi đòi hỏi nhiều hơn các nhóm tuổi khác và cầu về những dịch vụ này sẽ tăng nhanh chóng trong các năm tới, trong đó bao gồm nhu cầu thay thế khớp gối và khớp hông, chạy thận nhân tạo, và điều trị một số bệnh ung thư. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, chính sách y tế công tại Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng mức để đối phó với bệnh mất trí và các bệnh liên quan đến tuổi già khác. 17 Xem Tạp chí bệnh Alzheimer Quốc tế (2014) về tỉ lệ lưu hành và ước tính chi phí kinh tế. Vấn đề này được bàn chi tiết trong Ngân hàng Thế giới (2016) và Báo cáo and WHO World Report on Ageing 18  and Health (2015). 19 Xem Somanathan (2015), Mandeville và Sinnott (2014) và Ngân hàng Thế giới (2016). ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 45 Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực và trên thế giới trong hướng đổi mới chính sách y tế nhằm đối phó với hiện tượng già hoá nhanh chóng và các bệnh NCD. Thật may là Chính phủ Việt Nam đã chọn già hoá làm chủ đề chính trong Báo cáo Đánh giá Y tế Hỗn hợp hàng năm 2016. Hy vọng qua đó sẽ tăng cường sự hiểu biết về tác động của hiện tượng già hoá lên hệ thống y tế và các cách quản lý hiện tượng này một cách hiệu quả. Trong tương lai cần tập trung vào các lĩnh vực sau đây:18 Trước hết, hệ thống cung ứng dịch vụ phải chuyển trọng tâm từ bệnh viện sang mô hình tập trung vào chăm sóc ban đầu với chất lượng cao, trong đó các cơ sở cung cấp dịch vụ tuyến dưới là trung tâm trong một hệ thống đồng bộ. Người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi sẽ được quản lý tại cấp cơ sở là cấp thích hợp nhất và đỡ tốn kém nhất. Muốn vậy cần thực hiện một loạt biện pháp dài hạn mà chỉ sau một thế hệ nữa mới phát huy đầy đủ tác dụng nhưng cầp phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Cần đổi mới chính sách và chương trình phát triển nhân sự, phân bổ nguồn lực, kể cả cơ chế chi trả nhà cung cấp, phương thức chuyển viện, và phối hợp chăm sóc. Cần thực hiện các chương trình đào tạo đại học và sau đại học mới, và đào tạo lại cán bộ. Đây là những biện pháp đổi mới khó khăn và chắc chắn sẽ gặp phải chống đối nhưng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác trong khu vực, ví dụ tại Thái Lan để thực hiện thành công. Đổi mới công tác mua sắm thuốc và thói quen kê đơn sẽ giúp kiểm soát chi phí, thúc đẩy điều trị hợp lý—một đòi hỏi ngày càng cấp thiết hơn trong quá trình già hoá. Nếu tập trung hoá mua sắm ở cấp cao hơn sẽ có cơ hội được chiết khấu do mua số lượng lớn trong các đợt đấu thầu. Ngoài ra, theo kinh nghiệm thế giới cũng có thể áp dụng một số cách làm, ví dụ đấu thầu cung cấp toàn bộ, theo đó bên thắng thầu sẽ là nhà cung cấp duy nhất, trong một thời hạn nhất định, giá thuốc điều trị tham khảo, tức là định giá tương đối so với thuốc cơ bản trong cùng loại thuốc điều trị, hoặc áp dụng quy trình chặt chẽ hơn đối với việc kê đơn trong bhh y tế. Các nước như Thái Lan, Sri Lanka và Hàn Quốc đều có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này.19 Phấn đấu giảm rủi ro mắc bệnh NCD ngày càng trở nên quan trọng. Các biện pháp cần xem xét gồm: (i) tăng mạnh thuế thuốc lá hiện đang quá thấp nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư phổi và các bệnh khác. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm tốt từ Phi-lip-pin và Tonga. Ngoài ra cũng nên xem xét tăng thuế đánh vào rượu và các loại thực phẩm không lành mạnh; (ii) khuyến khích vận động thể chất và nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm tăng cường sức khoẻ và kiểm soát bệnh béo phì; (iii) tăng cường tầm soát và quản lý bệnh cao huyết áp, cholesterol, và chẩn đoán và chữa trị sớm bệnh ung thư; (iv) chú ý đến vấn đề dinh dưỡng trẻ em—vấn đề đã được chứng minh là có ảnh hưởng mạnh lên sức khoẻ khi trưởng thành; và (v) tập trung hơn vào ý thức tự chăm lo sức khoẻ và tuân thủ quy tắc y tế về quản lý bệnh NCD. Hệ thống y tế và cộng đồng cần được chuẩn bị sẵn sàng để quản lý tốt sự gia tăng các bệnh tuổi già, ví dụ bệnh mất trí, theo cách tiết kiệm, nhân đạo và phù hợp với nguồn nhân lực sẵn có. Bước đầu tiên là phải nâng cao nhận thức về quy mô vấn đề và xúc tiến 20 Xem http://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/4707 và HelpAge International, www.helpage.org. 21 HelpAge International (2015) là một tài liệu bổ ích về chăm sóc xã hội dựa trên cộng đồng tại khu vực Đông và Đông Nam Á. 46 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam đào tạo cơ quan cung cấp dịch vụ và các hộ gia đình. Thứ hai, cần đánh giá ưu tiên điều trị các bệnh tuổi già, chi phí liên quan và khả năng chi trả. Do hệ thống bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế về tài chính nên sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về cái được cái mất trong mỗi phương án. Trong quá trình đó cần chú ý đến chăm sóc dựa trên cộng đồng vì đây là phương pháp ít tốn kém và đáp ứng đúng nhu cầu của người cao tuổi. Ngoài vấn đề tài chính ra còn phải chú ý đến khoảng cách lớn vẫn còn tồn tại về phía nhà cung cấp. Tại Việt Nam mới có đào tạo chuyên gia lão khoa ngắn hạn; hiện còn thiếu nhiều y tá và chuyên gia về chăm sóc lão khoa. Trên thực tế sẽ không bao giờ có đủ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chuyên về lão khoa; vì vậy cần để các bác sĩ thực hành đa khoa làm quen với chuyên môn cơ bản về chẩn đoán và chăm sóc lão khoa, và chuẩn bị sẵn sàng cho các nhân viên chăm sóc, nhân viên xã hội và các đối tượng khác có thể đảm nhiệm công tác chăm sóc tại cộng đồng. Hiện nay nhu cầu về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi đang tăng mạnh và cung chưa theo kịp cầu nhưng Việt Nam vẫn chưa có chính sách cụ thể về chăm sóc tuổi già và chăm sóc dài hạn. Vợ, chồng và gia đình vẫn sẽ là nguồn hỗ trợ chính đối với người già yếu (Giang, 2012), nhưng hình thức chăm sóc phi chính thức như thế này sẽ ngày càng bị hạn chế. Trong tình trạng như vậy thì các chính sách vẫn chưa được xây dựng. Hiện nay cần có một chiến lược vạch ra vai trò của nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ ngoài nhà nước (theo cả hai hình thức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận), cộng đồng, hộ gia đình, và đi kèm với nó là một chiến lược đảm bảo bền vững tài chính. Nguồn kinh phí cho công tác chăm sóc người cao tuổi chắc chắn sẽ rất đa dạng, và thông thường bao gồm các nguồn ngoài nhà nước. Trong lĩnh vực này cần có chính sách rõ ràng nhằm tránh tình trạng dựa quá nhiều vào các cơ sở chính thức. Hình thức đó thường đắt đỏ và không được người cao tuổiưa chuộng. Trong quá trình xây dựng chiến lược phải đưa ra được các đối tượng nào sẽ được ưu tiên nhận trợ giá từ nhà nước. Tất nhiên người nghèo cao tuổi sẽ là đối tượng ưu tiên, nhưng cũng cần chú ý xét ưu tiên dựa trên tiêu chí thương tật. Cũng như tại các nước xung quanh, Việt Nam nên theo cách tiếp cận “già tại chỗ”, tức là cố gắng cung cấp dịch vụ tại nhà hoặc tại cộng đồng ở mức tối đa để vừa đạt mục tiêu bền vững và mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống. Một ví dụ thú vị là Trung Quốc đề ra mục tiêu cung cấp 90% dịch vụ tại nhà, 7% tại cộng đồng, 2% tại cơ sở y tế. Để thực hiện cung cấp dịch vụ tại cộng đồng và gia đình, Hội người cao tuổi và ISHC là cơ sở rất giá trị. Đã có nhiều ví dụ về việc ISHC cung cấp dịch vụ dựa trên cộng đồng, hỗ trợ kiểm tra sức khoẻ, câu lạc bộ tập thể dục, và các biện pháp phòng ngừa khác cho người cao tuổi.20 Ngoài ra còn có các ví dụ thú vị khác như sáng kiến “Bạn giúp bạn” tại Thái Lan, theo đó các nhóm người cao tuổi nhận được nguồn kinh phí công để huấn luyện nhân viên tình nguyện chăm sóc người cao tuổiđau yếu, và những người tình nguyện đó cũng là những “người cao tuổi còn trẻ”.21 Trung Quốc cũng thực hiện nhiều dự án thí điểm và các sáng kiến cấp địa phương ví dụ sáng kiến “ngân hàng thời gian”—người cao tuổi ít tuổi hơn chăm sóc người cao tuổi nhiều tuổi, sau đó thời gian chăm sóc của họ được tích luỹ vào “ngân hàng” để sau này khi trở về già họ lại nhận được chăm sóc từ người khác. ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 47 D. Kết luận Tuy quá trình già hoá mang lại thách thức thực sự cho Việt Nam nhưng vẫn có nhiều chính sách và phương án ứng xử nhằm tăng cường sức khoẻ và khả năng lao động của người cao tuổi. Rõ ràng là già hoá là một thách thức mới đối với mục tiêu duy trì tăng trưởng, quản lý tài chính công, và nâng cao mức sống. Thực hiện chương trình nghị sự đổi mới trong lĩnh vực già hoá là công việc khó khăn, nhưng trên thế giới và trong khu vực có nhiều bài học kinh nghiệm mà ta có thể học tập. Việt Nam cần ưu tiên các vấn đề sau đây trong quá trình đổi mới đối phó với hiện tượng già hoá: • Thứ nhất là khuyến khích lao động nữ tham gia lực lượng lao động, nhất là phụ nữ tại khu vực thành thị, thông qua thay đổi chính sách và hành vi trên thị trường lao động, và thông qua tăng cường hỗ trợ công cho chăm sóc trẻ em và chăm sóc người cao tuổinhằm cân đối giữa gia đình với công việc và đối phó với tỉ lệ sinh giảm. • Thứ hai, phải cải cách chế độ hưu trí trong khu vực chính thức, làm cho nó bền vững hơn, và trong quá trình đó, tạo khoảng đệm tài khoá nhằm thực hiện chính sách mở rộng diện tham gia, hạ tuổi hưởng hưu trí xã hội, và có thể nâng cao mức hỗ trợ cho chương trình hưu trí đóng góp ở khu vực phi chính thức. • Thứ ba, cần đổi mới cơ bản hệ thống y tế, chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với tình trạng các bệnh NCD tăng và tình trạng này lại còn bị làm trầm trọng thêm bởi hiện tượng già hoá. • Thứ tư, cần xây dựng một mô hình chăm sóc tuổi già bền vững về tài chính dựa trên mạng lưới chăm sóc phi chính thức, thúc đẩy mô hình chăm sóc dựa trên cộng đồng và gia đình. Nhưng thực hiện những ưu tiên trên không có nghĩa là xem nhẹ nỗ lực tổng thể, bao gồm những lĩnh vực chưa đề cập trong tài liệu này, ví dụ phát triển đô thị thân thiện với người cao tuổi, tăng cường nghiên cứu về hoàn cảnh và tiềm năng người cao tuổi, và các biện pháp khác. Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp, người lao động và gia đình đều có cơ hội đi theo một cách tiếp cận tổng thể nhằm quản lý quá trình già hoá nhanh chóng và bảo vệ sức khoẻ, sức lao động tốt cho người cao tuổi. 48 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần 1 Tổng cục Thống kê (các năm). Niêm giám Thống kê Việt Nam. Chính phủ Việt Nam (2016). Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại Kỳ họp Quốc hội về Tình hình phát triển kinh tế 2015 và Kế hoạch 5 Năm 2016-2020. Chính phủ Việt Nam (2016). Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (2016). Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng kinh tế. World Bank (2016). Vietnam 2035 – Toward Prosperity, Creativity, Equity, and Democracy. Overview. World Bank (2016). Strategy Note on Integrated Risk Management for Drought and Saltwater Intrusion in Vietnam. (Forthcoming). Hanoi. World Bank (2016). “Growing Challengers” East Asia and Pacific Economic Update. Washington, DC. World Bank (2016). Live Long and Prosper. Aging in East Asia and Pacific. Washington, DC. World Bank (2016). Global Economic Prospects: Divergences and Risks. Washington, DC. Phần 2 Alzheimer’s Disease International (2014). Dementia in the Asia Pacific Region. Alzheimer’s Disease International, London, UK. Dorfman, Mark, Dewen Wang, Philip O’Keefe and Jie Cheng. 2013. China’s Pension Schemes for Rural and Urban Residents, in Hinz et al (eds), 2013. World Bank, Washington DC. Evans, Brooks and Robert Palacios. 2015. An Examination of Elderly Co-residence in the Developing World. Social Protection and Labor Policy Note; No. 17. Pensions. Washington, D.C. World Bank Group. Giles, John and Yang Huang, 2015. Are the Elderly Left Behind in a Time of Rapid Demographic and Economic Change? A Comparative Study of the Poverty and Well-Being East Asia’s Elderly. Mimeo, World Bank, Washington DC. Giles, John, Yuqing Hu and Yang Huang. 2015. Formal and Informal Retirement in Aging East Asia. Mimeo, World Bank, Washington DC. Giang, Long Thanh 2012. Viet Name Aging Survey (VNAS) 2011: Key Findings. Technical report. DOI: 10.13140/RG.2.1.4839.4081 HelpAge International. 2015. Policy Mapping on Ageing in Asia and the Pacific Analytical ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 49 Report. Chang Mai, Thailand. HelpAge International. 2015 Community-based social care in East and Southeast Asia. HelpAge Briefing, Chang Mai Thailand. Hinz, Richard, Robert Holzmann, Tuesta and Takayama (eds), 2013. Matching Contributions for Pensions: A Review of International Experience, World Bank, Washington DC. Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2013. Global Burden of Disease Study: Generating Evidence, Guiding Policy. Institute for Health Metrics and Evaluation. Seattle, Washington. Jackson, Richard and Tobias Peter, 2015. From Challenge to Opportunity: Wave 2 of the East Asia retirement Survey. Global Aging Institute, Alexandria, VA. Kinugasa, Tomoko and Andrew Mason, 2007. Why Countries Become Wealthy: The Effects of Adult Longevity on Saving, World Development, Elsevier, vol. 35(1), pages 1-23, January. Lee, Ronald. 2016. Macroeconomics, Aging and Growth. NBER Working Paper 22310, National Bureau of Economic research, Cambridge, Mass. http://www.nber.org/papers/w22310. Mandeville, Kate and Emily Sinnott. 2014. “Healthier Lives in Aging Societies. Background paper for the Europe and Central Asia regional report on aging. World Bank, Washington, DC. Park, Donghyun and Kwanho Shin. 2011. Impact of Population Aging on Asia’s Future Growth. ADB Economics Working Paper Series No. 281, Asian Development Bank, Manila. Pham, Bank Nguyen, Peter Hill, Wayne Hall and Chalapati Rao (2012). The Evolution of Population Policy in Viet Nam. Asia-Pacific Population Journal, 27 2: 41-56. Somanathan, Aparnaa. 2015. Health and Health Care in an Ageing East Asia and Pacific. Mimeo, World Bank, Washington DC. Somanathan, Aparnaa, Ajay Tandon, Huong L. Dao, Kari Hurt and Hernan Fuenzalida. 2014. Moving Toward Universal Coverage of Social Health Insurance in Vietnam: Assessment and Options. World Bank, Washington DC. Thevenon, Olivier. 2013. Drivers of Female Labour Force Participation in the OECD. OECD Social, Employment, and Migration Working Paper 145, Organisation for Economic Co- operation and Development, Paris. United Nations Population Division, 2015. World Population Prospects 2015 Revision. United Nations, New York. World Bank 2014. Toward Gender Equality in East Asia and Pacific: A Companion to the World Development Report. EAP Regional Flagship Series, World Bank, Washington DC. World Bank 2016. Live Long and Prosper: Aging in East Asia and Pacific. World Bank, Washington DC. World Bank, 2016. World Development Indicators 2016. World Bank Group, Washington DC. World Health Organization. 2015. World Report on Ageing and Health, WHO Geneva, Switzerland. 50 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội Tel: (84-4) 3934 6600 Fax: (84-4) 3935 0752 Website: www.worldbank.org.vn