QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC ỐTXTRÂYLIA-NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM Chương trình Hỗ trợ Thương mại và Năng lực Cạnh tranh cho Việt Nam Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam Ấn phẩm Song ngữ / Bilangual Publication Ngày 5/3/2018 AUSTRALIA-WORLD BANK GROUP STRATEGIC PARTNERSHIP IN VIETNAM Vietnam Trade and Competitiveness Programatic Approach Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: The case of Vietnam Bilangual Publication / Ấn phẩm Song ngữ March 5, 2018 2 ©2018 Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/Ngân hàng Thế giới 1818 H Street NW, Washington DC 20433 Telephone: 202-473-1000; Internet: www.worldbank.org Giữ một số bản quyền 1 2 3 4 19 18 17 16 Tập sách này là sản phẩm của các cán bộ thuộc Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/Ngân hàng Thế giới. Các kết quả tìm hiểu, các giải thích và kết luận đưa ra trong tập sách này không phản ánh quan điểm chính thức của Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới hoặc các chính phủ mà họ đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu trong tập sách này. Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong tập sách này không hàm ý bất kỳ đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó. Không gì có thể hoặc được coi là có thể giới hạn hoặc xóa bỏ quyền ưu tiên và miễn trừ của Ngân hàng Thế giới, tất cả các quyền này đều được đặc biệt duy trì. BẢN QUYỀN VÀ CẤP PHÉP Bạn đọc có thể sao chép, phân phát, truyền bá và điều chỉnh nội dung báo cáo kể cả vì mục đích thương mại khi tuân thủ các điều kiện sau: Dẫn chiếu tác giả – Yêu cầu dẫn chiếu tài liệu như sau: Ngân hàng Thế giới 2018. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam. Washington, DC: Ngân hàng thế giới. Giấy phép: Creative Commons Attribution CC BY 3.0 IGO. Dịch thuật – Nếu bạn đọc muốn dịch lại báo cáo này, xin hãy thêm dòng miễn trừ trách nhiệm dịch thuật (bên cạnh dòng ghi nhận quyền tác giả) như sau: Bản dịch này không phải là bản dịch của Ngân hàng Thế giới và không được coi là bản dịch chính thức của Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ nội dung hoặc lỗi sai nào của bản dịch này. Điều chỉnh nội dung – Nếu bạn đọc muốn điều chỉnh nội dung báo cáo này, xin hãy thêm dòng miễn trừ trách nhiệm trong phần điều chỉnh nội dung (bên cạnh dòng ghi nhận quyền tác giả) như sau: Đây là bản điều chỉnh so với bản gốc của Ngân hàng Thế giới. Các quan điểm, nhận định trong bản điều chỉnh này là của riêng tác giả của bản điều chỉnh và không phải là của Ngân hàng Thế giới. Nội dung của bên thứ ba – Ngân hàng Thế giới không nhất thiết sở hữu hoàn toàn từng phần nội dung thuộc báo cáo này. Do đó, Ngân hàng Thế giới không đảm bảo việc sử dụng các phần nội dung (có trong báo cáo) mà bên thứ ba sở hữu sẽ không xâm phạm đến bản quyền của bên thứ ba. Người sử dụng là người duy nhất phải chịu nguy cơ bị khiếu kiện nếu xảy ra việc xâm phạm bản quyền của bên thứ ba. Nếu mong muốn tái sử dụng một phần của báo cáo, người sử dụng có trách nhiệm xác định việc tái sử dụng đó có cần được cho phép hay không cũng như việc xin cấp phép từ người sở hữu bản quyền. Các cấu phần của báo cáo có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở bảng, biểu hoặc hình ảnh. Tất cả các câu hỏi liên quan đến bản quyền và giấy phép phải được gửi về Văn phòng Vụ xuất bản, Ngân hàng Thế giới, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; fax: 202-522-2652; e-mail: pubrights@worldbank.org Thiết kế đồ hoạ trên trang bìa: Nhóm thiết kế NXB Hồng Đức 3 MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ................................................................................................................................................................................................5 Lời nói đầu và Lời cảm ơn ...............................................................................................................................................................................6 Tóm tắt ...........................................................................................................................................................................................................................................7 I. Giới thiệu ....................................................................................................................................................................................................................9 II. Phương pháp phân tích ......................................................................................................................................................................10 • Các kịch bản sử dụng trong mô hình cân bằng tổng thể .....................................................................10 • Những nước tham gia ký kết của từng hiệp định ..........................................................................................11 • Giả định về giảm thuế quan và HRPTQ .......................................................................................................................12 III. Kết quả mô phỏng .......................................................................................................................................................................................19 • Tác động đối với toàn nền kinh tế và từng ngành ........................................................................................19 • Tác động chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại .........................................................22 • Tác động giảm nghèo và phân bổ ....................................................................................................................................26 IV. Kết luận ..............................................................................................................................................................................................................................32 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................................................................................................................34 Phụ lục 1. Phương pháp phân tích ..................................................................................................................................................36 • Linkage: mô hình cân bằng tổng thể khả toán động toàn cầu (CGE) ..................................37 • Kịch bản cơ sở ............................................................................................................................................................................................38 • Các kịch bản giả định ........................................................................................................................................................................38 • Động lực phân bổ thu nhập toàn cầu ..........................................................................................................................39 Phụ lục 2. Diễn biến hành vi của mô hình vĩ mô .......................................................................................................42 Phụ lục 3. Phân tích chi tiết phân bổ thu nhập theo các bước mô phỏng kinh tế vi mô .........................................................................................................................................................................................................................43 Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 4 xuyên Thái Bình Dương DANH MỤC HÌNH Hình 1. Các nước thành viên CPTPP, TPP-12, RCEP ....................................................................................................................12 Hình 2. Rào cản thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường CPTPP, % .........................15 Hình 3. Hạn chế thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường TPP-12, % ......................16 Hình 4. Hạn chế thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường RCEP, % ............................16 Hình 5. Hạn chế thương mại Việt Nam áp dụng đối với các thị trường CPTPP, % .................................17 Hình 6. Hạn chế thương mại Việt Nam áp dụng đối với các thị trường TPP-12, % ...............................17 Hình 7. Hạn chế thương mại Việt Nam áp dụng đối với các thị trường RCEP, % ....................................18 Hình 8. Tác động kinh tế vĩ mô của các hiệp định FTA tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam tính đến năm 2030 ......................................................................................................................19 Hình 9. Thay đổi theo ngành trong TPP12 so với kịch bản cơ sở, (tỷ) .................................................................20 Hình 10. Thay đổi theo ngành trong CPTPP so với kịch bản cơ sở, (tỷ) ................................................................21 Hình 11. Thay đổi theo ngành trong RCEP so với kịch bản cơ sở, (tỷ) ....................................................................21 Hình 12. Xuất khẩu chia theo thị trường xuất khẩu, kịch bản cơ sở, (tỷ US$) ............................................ 23 Hình 13. Thị trường xuất khẩu trong từng FTA tính đến năm 2030 .........................................................................24 Hình 14. Thay đổi về thị trường xuất khẩu và lĩnh vực xuất khẩu, kịch bản CPTPP và TPP-12 ...24 Hình 15. Thay đổi về thị trường xuất khẩu và lĩnh vực xuất khẩu, kịch bản CPTPP và RCEP .......25 Hình 16. Mức độ tập trung xuất khẩu của Việt Nam trong kịch bản cơ sở, năm 2015 ........................25 Hình 17. Thay đổi về mức độ tập trung xuất khẩu theo từng kịch bản ...............................................................26 Hình 18. Phân bổ thu nhập của Việt Nam các năm 2015 và 2030, kịch bản cơ sở ..................................30 Hình 19. Giảm nghèo ở Việt Nam, kịch bản cơ sở .........................................................................................................................30 Hình 20. Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, kịch bản cơ sở ........................................................................................30 Hình 21. Số người được thoát nghèo nhờ các FTA, giả định năng suất bình thường ........................30 Hình 22. Khoảng cách giới năm 2017 và 2030 .................................................................................................................................31 Hình 23. Tác động của CP-TPP tới khoảng cách giới ..................................................................................................................31 Hình 24. Đường cong tỉ lệ tăng trưởng của các FTA, giả định năng suất bình thường .....................31 Hình 25. Đường cong tỉ lệ tăng trưởng nhờ FTA, giả định kích thích tăng năng suất ........................31 Hình 26. GDP trong các FTA khác nhau .....................................................................................................................................................42 Hình 27. Xuất khẩu trong các FTA khác nhau .....................................................................................................................................42 Hình 28. Nhập khẩu trong các FTA khác nhau ...................................................................................................................................42 Hình 29. Đường cong tỉ lệ tăng trưởng của từng trường hợp FTA .............................................................................43 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Thuế quan và HRPTQ của Việt Nam và các nước tính tương đương theo đơn giá hàng (trọng số thương mại) trước và sau khi tự do hóa thương mại đối với những thị trường tham gia vào từng hiệp định FTA, % ...........................................................15 Bảng 2. Tác động của các hiệp định FTA tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam tính đến năm 2030 ..................................................................................................................................................................................20 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABP-2 Quan hệ Đối tác chiến lược Ốtxtrâylia-Ngân hàng Thế giới, giai đoạn 2 AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CES Hàm co giãn thay thế không đổi CGE Mô hình cân bằng tổng thể khả toán động toàn cầu CPTPP/TPP-11 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương ĐTMSHGDVN Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEP Triển vọng Kinh tế Toàn cầu GIDD Mô hình khung động lực phân phối thu nhập toàn cầu HRPTQ Hàng rào phi thuế quan ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế NAFTA Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ RECEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực TPP-12 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 6 LỜI NÓI ĐẦU VÀ LỜI CẢM ƠN Báo cáo này do Maryla Maliszewska, Zoryana Olekseyuk và Israel Osorio- Rodarte thực hiện dưới sự hướng dẫn của Jose G. Reis và Deepak Mishra. Đây là báo cáo trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật về thương mại và năng lực cạnh tranh cho Việt Nam theo chương trình Hợp tác Ngân hàng Thế giới – Australia Giai đoạn 2 (ABP-2), là một Quỹ tín thác của Australia do Ngân hàng Thế giới quản lý. Các tác giả xin trân trọng cám ơn Michael Ferrantino, Sebastian Eckardt, Phạm Minh Đức, Brian Mtonya và Marcus Bartley Johns về những ý kiến đóng góp và đề xuất có giá trị. Chúng tôi cũng xin trân trọng cám ơn những thông tin phản hồi quý báu từ các cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công thương; Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tham gia buổi thuyết trình hội thảo bằng video do chúng tôi phối hợp với Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức. 7 TÓM TẮT Báo cáo này đánh giá tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP, còn gọi là TPP-11). Tác động tiềm tàng của CPTPP được so sánh với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu (TPP-12) đối với Việt Nam. Kết quả mô phỏng của chúng tôi cho thấy một số tác động chính của CPTPP như sau: • Sản lượng: So với kịch bản cơ sở và năm gốc (2011), tính đến năm 2030, theo các giả định thận trọng, GDP của Việt Nam ước tính sẽ tăng 1,1%, so với mức tăng 0,4% của RCEP và 3,6% của TPP-12. Nếu giả định mức tăng năng suất vừa phải, tăng trưởng GDP ước tính lên tới 3,5% so với 6,6% của TPP-12 và 1% của RCEP. • Xuất nhập khẩu: Với CPTPP, xuất khẩu dự báo sẽ tăng thêm 4,2%; nhập khẩu tăng thêm 5,3% và sẽ tăng cao hơn lần lượt ở các mức 6,9% và 7,6% với kịch bản có năng suất tăng. • Thuế xuất nhập khẩu: Với CPTPP, mức thuế xuất nhập khẩu bình quân gia quyền áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường CPTPP sẽ giảm từ 1,7% xuống 0,2%. • Hàng rào phi thuế quan (HRPTQ): Những HRPTQ áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường CPTPP dự kiến sẽ giảm bình quân 3,6 điểm phần trăm tính tương đương thuế quan theo giá hàng (ad-valorem). • Tác động theo ngành: Với CPTPP, mức tăng trưởng cao nhất về sản lượng dự tính sẽ thuộc về các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; dệt may cùng với tăng trưởng vừa phải ở một số tiểu lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu tăng dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; hóa chất, sản phẩm da và nhựa; thiết bị, phương tiện vận tải; máy móc, thiết bị khác. Nhập khẩu dự kiến sẽ tăng ở tất cả các ngành. • Tác động phân bổ thu nhập: Đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,50 $/ngày so với kịch bản cơ sở. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi, nhưng mức lợi ích đạt được sẽ cao hơn ở nhóm lao động trình độ cao thuộc tốp Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 8 xuyên Thái Bình Dương 60% nhóm phân bổ thu nhập cao nhất. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào nguồn vốn con người để tận dụng đầy đủ lợi ích từ hiệp định. Cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ như những điều khoản cụ thể nào sẽ được đưa vào CPTPP và RCEP, cũng như tác động đến việc cải thiện khả năng tiếp cận thị trường hay giảm HRPTQ. Phân tích của chúng tôi sử dụng những giả định tối ưu có được, nhưng tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) suy cho cùng sẽ vẫn phụ thuộc vào những cam kết cụ thể và tình hình thực hiện cam kết. Kết quả mô phỏng trình bày trong báo cáo này là các con số ước tính ở ngưỡng thấp về những lợi ích đạt được từ việc mở cửa thị trường, vì nhiều nội dung của các FTA không đưa được vào mô hình, như tác động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, những lợi ích về năng suất (nội sinh) hay phát triển sản phẩm xuất khẩu mới. Ngoài ra, mô hình cũng không tính đến tác động của những biện pháp như hài hòa các tiêu chuẩn lao động hay môi trường, các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và nhà đầu tư hay đấu thầu, mua sắm công. I GIỚI THIỆU Việt Nam hiện đang đánh giá những lợi ích kinh tế thu được từ việc hội nhập sâu rộng vào thương mại khu vực theo các Hiệp định thương mại tự do có thể tham gia. Hai hiệp định lớn mới gồm có Hiệp định CPTPP sẽ được ký vào tháng 3/2018 sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) từ tháng 1/2017 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiện đã đến vòng đàm phán thứ 21. Ở thời điểm còn nhiều điều chưa chắc chắn, báo cáo này sẽ đóng góp vào những nội dung thảo luận hiện nay về việc tiếp tục tăng cường hội nhập thương mại của Việt Nam bằng cách đánh giá những tác động đối với toàn bộ nền kinh tế và bức tranh phân bổ thu nhập để giúp cân nhắc việc có nên tiếp tục tham gia CPTPP hay không dù Mỹ đã rút ra khỏi hiệp định ban đầu, cũng như tiếp tục đàm phán RCEP. Bằng việc áp dụng mô hình cân bằng tổng thể khả toán động toàn cầu (CGE) kết hợp với mô hình mô phỏng vi mô, chúng tôi đánh giá được đối tượng nào ở Việt Nam sẽ có lợi thế hay gặp bất lợi. Điều rõ ràng là lợi ích từ thương mại không được phân chia bình đẳng giữa tất cả các tầng lớp dân cư, vì vậy, bằng cách phân tích về phân bổ thu nhập của từng FT, báo cáo cho phép mở rộng phạm vi thảo luận về việc thực hiện những chính sách nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của FTA. Báo cáo này có bố cục như sau: Phần II trình bày những nội dung chính về phương pháp sử dụng trong mô phỏng. Phần này cũng trình bày những giả định chính sử dụng trong mô hình CGE và mô hình mô phỏng vi mô, đồng thời xác định những yếu tố tác động trong từng kịch bản, lượng hóa mức giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan dự kiến theo từng ngành của Việt Nam và các nước tham gia FTA khác. Phần III trình bày các kết quả mô phỏng trên phạm vi toàn nền kinh tế, những tác động về chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại, các tác động về phân bổ thu nhập của từng hiệp định FTA. Phần IV là phần kết luận. II PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Các kịch bản sử dụng trong mô hình cân bằng tổng thể Báo cáo sử dụng mô hình cân bằng tổng thể khả toán động toàn cầu (CGE) tên gọi là LINKAGE, kết hợp với mô hình mô phỏng vi mô để nghiên cứu tác động của các Hiệp định thương mại tự do tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo phân chia tác động của các hiệp định thương mại theo loại hình hộ gia đình và đối tượng lao động. Sự phân chia như vậy là một phương thức quan trọng để xác định tác động giảm nghèo và phân bổ thu nhập của bất kỳ hiệp định thương mại nào. Để mô hình hóa tác động phân bổ thu nhập, chúng tôi sử dụng Mô hình khung động lực phân phối thu nhập toàn cầu (GIDD). GIDD là một khung mô phỏng vĩ mô-vi mô từ trên xuống, sử dụng để phân bổ các kết quả kinh tế vĩ mô của mô hình CGE cho các hộ gia đình cùng với Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (ĐTMSHGĐVN 2012). Mô hình kinh tế vi mô sẽ thực hiện phân bổ tác động đồng thời bảo đảm sự đồng bộ với mô hình hành vi chung quan sát được từ mô hình vĩ mô. Hai mô hình được liên kết chủ yếu thông qua các thay đổi về nguồn cung lao động, sự hình thành kỹ năng, và thu nhập thực tế. Về nguồn cung lao động, các mô hình vĩ mô và vi mô đều đưa ra dự báo về nguồn cung lao động có kỹ năng và không có kỹ năng theo các giai đoạn. Những dự báo này được thực hiện dựa trên các dự báo dân số và xu hướng giáo dục thông thường. GIDD cũng tính đến yếu tố tái phân bổ lao động giữa các ngành trong bối cảnh động. Phần mô phỏng về lao động di cư sẽ lựa chọn và tái phân bổ đối tượng lao động từ các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp theo những thay đổi về cầu lao động. Sau cùng, ở phía thu nhập, mô hình GIDD tích hợp các thay đổi tính được qua mô phỏng từ CGE về mức tăng lương của lao động có trình độ, tăng thu nhập, thay đổi giá tương đối của lương thực, thực phẩm và các mặt hàng phi lương thực.1 1 Xem thêm chi tiết về mô hình khung vĩ mô và vi mô tại Phụ lục 1. Trường hợp của Việt Nam 11 Tác động của các hiệp định thương mại được tính toán bằng cách xây dựng một kịch bản cơ sở và 3 kịch bản giả định để mô phỏng tác động của mức giảm thuế quan và HRPTQ theo CPTPP, TPP, RCEP. Kịch bản cơ sở mô tả trạng thái bình thường của nền kinh tế không có các hiệp định mới. Ngoài ra, trong mô hình của chúng tôi, các dự báo dân số và giáo dục cũng được đưa vào kịch bản cơ sở và đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi nguồn cung tương đối của lao động có kỹ năng so với lao động không có kỹ năng theo từng nước. Nguồn cung yếu tố sản xuất là một chỉ báo quan trọng về lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Trong kịch bản cơ sở, các cam kết hiện tại về giảm thuế quan sẽ được thực hiện. Vì thế, có hai yếu tố chính giúp phân biệt các kịch bản giả định so với kịch bản cơ sở: a) số lượng các nước tham gia trong mỗi hiệp định; b) tác động ròng của việc giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Kết quả mô phỏng trình bày trong báo cáo này là các con số ước tính ở ngưỡng thấp về những lợi ích đạt được nhờ mở cửa thị trường, vì nhiều nội dung của các FTA không đưa được vào trong mô hình, như tác động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, những lợi ích về năng suất mang tính nội sinh, hay phát triển sản phẩm xuất khẩu mới. Mô hình khung cũng không đề cập đến tác động của những biện pháp như đấu thầu, mua sắm công, hài hòa các tiêu chuẩn lao động hay môi trường, trong khi đây thường là những yếu tố có tác động quan trọng đến năng suất và mức tăng nguồn phúc lợi. Những nước tham gia ký kết của từng hiệp định Hiệp định TPP ban đầu gồm 12 nền kinh tế tham gia đàm phán ở ba châu lục là Châu Mỹ, Châu Á và Châu Đại dương (Ôtxtrâylia). Về phía Châu Mỹ, các nước tham gia có các nước thành viên hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA (Mỹ, Canađa, Mêhicô), cùng với Pêru và Chilê. Nền kinh tế lớn nhất trong TPP ở Châu Á là Nhật Bản, tiếp đến là Malaixia, Việt Nam, Singapo, Brunây. Đầu năm 2017, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất trong khối TPP, chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp định. Những nước còn lại mở lại các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm cố gắng duy trì những mục tiêu đầy tham vọng của hiệp định TPP-12 ban đầu. Trong khi đó, hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do (được khởi xướng giữa 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN gồm Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Myanma, Philipin, Singapo, Thái Lan, Việt Nam) và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Ốtxtrâylia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân). Đàm phán RCEP chính thức bắt đầu từ tháng 11/2012 và hiện đã đến vòng đàm phán thứ 21. Hình 1 trình bày sơ đồ các nước tham gia của từng hiệp định và cả hai hiệp định. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 12 xuyên Thái Bình Dương HÌNH 1. Các nước thành viên CPTPP, TPP-12, và RCEP Mỹ Campuchia Ốtxtrâylia Ấn Độ Brunêi Canađa Lào Nhật Bản Chilê Myanma Malaixia Mêhicô Trung Quốc Niu Di-lân Pêru Inđônêxia Singapo Hàn Quốc Việt Nam Philipin Thái Lan Nguồn: Phân tích của tác giả. Do trong mô hình, lợi ích thu được từ các kịch bản chỉ tính đến tác động tái phân bổ sản xuất tới những ngành có hệ số chi phí-hiệu quả cao nhất mà không tính đến những lợi ích khác về tăng năng suất nhờ tự do hóa thương mại và mở cửa nền kinh tế, nên để tính toán được cả yếu tố này, chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của Topalova & Khandelwal (2011) với giả định rằng bảo hộ thương mại giảm 10% thì sẽ làm tăng năng suất được 0,5 điểm phần trăm. Vì thế, mỗi một kịch bản trong 3 kịch bản về FTA này đều có một phiên bản khác để hình thành nên ngưỡng cao có thể đạt được về mức tăng phúc lợi, bao gồm tăng năng suất hay kích thích tăng năng suất, căn cứ vào mức giảm thuế quan, HRPTQ đa phương tính theo bình quân gia quyền có trọng số là kim ngạch thương mại giữa mỗi quốc gia. Giả định về giảm thuế quan và HRPTQ Tác động ròng của việc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan được đo lường bằng mức độ chênh lệch giữa các kịch bản so với kịch bản cơ sở. Thay đổi các giả định về thuế quan và HRPTQ của từng kịch bản được trình bày dưới đây. • Kịch bản cơ sở: Những chỉ số vĩ mô chính như GDP, đầu tư, cán cân vãng lai được sử dụng dựa trên dự báo của Ngân hàng Thế giới (2016a) tính Trường hợp của Việt Nam 13 đến năm 2018 và kết quả mô phỏng của tác giả sau năm 2018. Kịch bản cơ sở có tính đến việc thực hiện các cam kết FTA đã ký cho đến năm 2030 như trong cơ sở dữ liệu của ITC (Trung tâm Thương mại Quốc tế, 2015). • CPTPP và TPP-12: bắt đầu thực hiện hiệp định TPP cùng với các nước thành viên dù Mỹ có tham gia hay không từ năm 20182. Kịch bản này có trường hợp giảm thuế quan theo lộ trình cam kết thuế quan TPP do Trung tâm Thương mại Quốc tế (2016) tổng hợp cũng như giảm hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ theo nghiên cứu của Petri và các tác giả khác (2016). Như vậy, kịch bản CPTPP giả định vẫn giữ nguyên các mục tiêu như TPP-12 ban đầu, chỉ khác là không có Mỹ tham gia. • RCEP: Bắt đầu thực hiện hiệp định RCEP giữa 16 nước thành viên từ năm 2018. Chỉ tiêu giảm rào cản được dựa trên nghiên cứu của Petri, Plummer & Zhai (2011) và Trung tâm Thương mại Quốc tế (2016). Kịch bản cơ sở có tính đến yếu tố giảm thuế quan tương lai như kết quả của các cam kết FTA đã ký cho đến năm 2030 theo cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (2016). Thuế quan và HRPTQ được tính toán cho từng hiệp định FTA bằng số liệu về luồng lưu chuyển thương mại hiện nay và dự tính giữa Việt Nam với các đối tác thương mại. Thuế quan được dự báo sẽ giảm xuống mức tối thiểu theo CPTPP và TPP-12, còn theo RCEP sẽ có mức giảm vừa phải. Giảm thuế quan theo CPTPP và TPP-12 được dựa trên tính toán của Petri và các tác giả khác (2016) trên cơ sở các cam kết thuế quan thực tế của TPP, trong khi giảm thuế quan theo RCEP được dựa trên tính toán của Petri và các tác giả khác (2011). Các biện pháp giảm hàng rào phi thuế quan (HRPTQ) khả thi theo giả định sẽ tương tự như hiệp định giữa Hàn Quốc và Mỹ, kèm theo một số điều chỉnh căn cứ trên phân tích cho trường hợp TPP và RCEP. HRPTQ đối với hàng hóa được dựa trên tính toán của Kee, Nicita & Olarreaga (2008) cập nhật năm 2012, còn rào cản đối với lĩnh vực dịch vụ căn cứ trên tính toán của Fontagné, Mitaritonna & Signoret (2016). Chỉ 3/4 các biện pháp phi thuế quan được coi là có tác dụng như rào cản thương mại, phần còn lại theo giả định sẽ đại diện cho các quy định nhằm nâng cao chất lượng (VD: các tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm), trong khi đó chỉ 3/4 các HRPTQ còn lại đối với hàng hóa và 1/2 đối với dịch vụ theo giả định là có thể áp dụng (tức là khả thi về mặt chính trị trong hiệp định thương mại). Các HRPTQ còn lại được giả định là nằm ngoài phạm vi tác động của các chính sách thương mại khả thi về mặt chính trị. 2 2018 không phải là năm bắt đầu thực hiện các cam kết FTA thực, nhưng kết quả cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nếu ta chọn một ngày ở thời điểm 2-3 năm sau do thời gian thực hiện kéo dài, do còn tồn đọng những cam kết chưa thực hiện, và giả định rằng nền kinh tế sẽ không có nhiều biến động trong vòng mấy năm tới. Vì thế, các kết quả của năm 2030 sẽ được coi là tác động của 12 năm sau khi bắt đầu thực hiện hiệp định. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 14 xuyên Thái Bình Dương Bảng 1 trình bày tóm tắt các thay đổi về khả năng tiếp cận thị trường dựa trên thuế quan và HRPTQ. Thuế quan áp dụng cho Việt Nam dự tính sẽ giảm xuống mức thấp nhất theo các tình huống CPTPP và TPP-12, nhưng mức độ giảm giữa các tình huống có sự chênh lệch. Chẳng hạn, trong trường hợp thuế quan áp dụng cho Việt Nam, dự tính mức thuế quan thương mại bình quân gia quyền khi xuất khẩu sang các nền kinh tế CPTPP sẽ giảm từ 1,7% xuống 0,2%. Trong trường hợp TPP-12, mức giảm sẽ nhiều hơn (từ 4,2% xuống 0,1%), chủ yếu do lượng xuất khẩu trực tiếp vào Mỹ lớn và các mức thuế quan hiện hành của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam cao. Về thuế quan thương mại bình quân gia quyền của Việt Nam áp dụng cho các bên khác, trong CPTPP, mức giảm theo giả định sẽ giảm từ 2,9% xuống 0,1%, còn theo TPP-12 sẽ giảm từ 3,2% xuống 0,1%. Trái lại, thuế quan đa phương sẽ vẫn cao trong trường hợp RCEP do đặt mục tiêu thấp hơn. Dù có mức giảm lớn về thuế quan, nhưng các HRPTQ dự kiến sẽ đóng vai trò quyết định đối với vấn đề tiếp cận thị trường. Như đã nêu, CPTPP và TPP-12 có mục tiêu lớn hơn về mức độ mở cửa thị trường so với RCEP. Những HRPTQ áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường nước ngoài dự kiến sẽ giảm bình quân 3,6 điểm phần trăm (tính theo mức thuế theo giá trị - advalorem) trong trường hợp CPTPP; 5,1 điểm phần trăm trong trường hợp TPP-12; và chỉ giảm 2,0 điểm phần trăm trong trường hợp RCEP. Các HRPTQ mà Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm tương ứng 2,9; 5,3 và 1,4 điểm phần trăm trong CPTPP, TPP-12 và RCEP. Việc cải thiện tiếp cận thị trường ở các ngành khác nhau là yếu tố ảnh hưởng đến việc phân bổ lợi ích giữa các ngành cũng như nhóm hộ gia đình. Các hình từ Hình 2 đến Hình 7 dưới đây thể hiện các mức thuế quan và HRPTQ phân chia theo ngành vào năm 2015 và ước tính đến năm 2030. Trong trường hợp CPTPP và TPP-12, thuế quan sẽ giảm xuống mức thấp nhất, và HRPTQ cũng giảm đáng kể giữa các ngành, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; nông nghiệp và toàn bộ lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ. Ngược lại, Việt Nam dự tính sẽ vẫn áp dụng các mức thuế quan đáng kể trong trường hợp RCEP, đặc biệt đối với hàng may mặc, hàng da; phương tiện vận tải; hàng dệt; thực phẩm, đồ uống, thuốc lá. Tuy nhiên những hạn chế lớn nhất của RCEP sẽ đến từ các HRPTQ, theo đó Việt Nam sẽ có biện pháp bảo hộ đối với hàng hóa thương phẩm (thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, nông sản) và toàn bộ các ngành dịch vụ thương mại. Trường hợp của Việt Nam 15 BẢNG 1. Thuế quan và HRPTQ của Việt Nam và các nước tính tương đương theo đơn giá hàng (trọng số thương mại) trước và sau khi tự do hóa thương mại đối với những thị trường tham gia vào từng hiệp định FTA, % CPTPP TPP12 RCEP 2017 2030 2017 2030 2017 2030 Thuế quan áp dụng đối với Việt Nam tại 1,7 0,2 4,2 0,1 0,7 0,3 các thị trường FTA Thuế quan của Việt Nam áp dụng cho các 2,9 0,1 3,2 0,1 1,3 0,1 nước thành viên FTA HRPTQ áp dụng đối với Việt Nam tại các thị 9,4 5,8 9,4 4,3 9,3 7,3 trường FTA HRPTQ của Việt Nam áp dụng cho các 7,9 5,0 10,3 5,0 6,8 5,4 nước thành viên FTA Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 2. Rào cản thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường CPTPP, % Thuế quan HRPTQ Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 0 2 4 6 0 20 40 2015 2030 Nguồn: Tính toán của tác giả. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 16 xuyên Thái Bình Dương HÌNH 3. Hạn chế thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường TPP-12, % Thuế quan HRPTQ Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 2015 2030 Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 4. Hạn chế thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường RCEP, % Thuế quan HRPTQ Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 2015 2030 Nguồn: Tính toán của tác giả. Trường hợp của Việt Nam 17 HÌNH 5. Hạn chế thương mại Việt Nam áp dụng đối với các thị trường CPTPP, % Thuế quan HRPTQ Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 2015 2030 Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 6. Hạn chế thương mại Việt Nam áp dụng đối với các thị trường TPP-12, % Thuế quan HRPTQ Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội Nguồn: Tính toán của tác giả. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 18 xuyên Thái Bình Dương HÌNH 7. Hạn chế thương mại Việt Nam áp dụng đối với các thị trường RCEP, % Thuế quan HRPTQ Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội Nguồn: Tính toán của tác giả. III KẾT QUẢ MÔ PHỎNG Tác động đối với toàn nền kinh tế và từng ngành Thay đổi các nước tham gia hiệp định và việc áp dụng các mức cắt giảm thuế quan, HRPTQ khác nhau là những yếu tố chính tạo sự khác biệt giữa các kịch bản. Như mô tả trong Hình 8 và Bảng 2, lợi ích kinh tế của Việt Nam nhờ hội nhập sẽ đạt mức cao nhất trong trường hợp TPP-12. Lợi ích dự tính đến năm 2030 sẽ là GDP tăng 3,6% so với 1,1% và 0,4% trong các trường hợp CPTPP và RCEP3. Tác động lớn của TPP-12 chủ yếu có được do tỉ trọng lớn về thương mại quốc tế giữa các đối tác, vì năm 2017 Mỹ chiếm tới 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nên cũng có mức giảm lớn nhất về rào cản thương mại (VD: xem Bảng 2 về HRPTQ). HÌNH 8. Tác động kinh tế vĩ mô của các hiệp định FTA tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam tính đến năm 2030 (% chênh lệch so với kịch bản cơ sở) GDP Xuất khẩu Nhập khẩu 6.6 22.8 30 6 20 19.1 24.9 21.7 4 3.5 3.6 20 10 6.9 2 10 7.6 4.2 4.3 5.4 6.3 1.1 1.0 3.6 5.3 0.4 0 0 0 CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP Bình thường Kích thích tăng năng suất Nguồn: Tính toán của tác giả. 3 Trong Phụ lục có trình bày xu hướng diễn biến GDP của từng kịch bản. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 20 xuyên Thái Bình Dương BẢNG 2. Tác động của các hiệp định FTA tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam tính đến năm 2030 (% chênh lệch so với kịch bản cơ sở) Mô phỏng với giả định năng Mô phỏng trong trường hợp suất bình thường kích thích tăng năng suất CPTPP TPP12 RCEP CPTPP TPP12 RCEP GDP 1,1 3,6 0,4 3,5 6,6 1,0 Xuất khẩu 4,2 19,1 3,6 6,9 22,8 4,3 Nhập khẩu 5,3 21,7 5,4 7,6 24,9 6,3 Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 9. Thay đổi theo ngành trong TPP12 so với kịch bản cơ sở, (tỷ) Sản lượng Xuất khẩu Nhập khẩu Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 0 50 100 0 50 100 0 50 100 Bình thường Kích thích tăng năng xuất Nguồn: Tính toán của tác giả. Trường hợp của Việt Nam 21 HÌNH 10. Thay đổi theo ngành trong CPTPP so với kịch bản cơ sở, (tỷ) Sản lượng Xuất khẩu Nhập khẩu Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội -20 0 20 40 -20 0 20 40 -20 0 20 40 Bình thường Kích thích tăng năng xuất Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 11. Thay đổi theo ngành trong RCEP so với kịch bản cơ sở, (tỷ) Sản lượng Xuất khẩu Nhập khẩu Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 0 5 10 0 5 10 0 5 10 Bình thường Kích thích tăng năng xuất Nguồn: Tính toán của tác giả. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 22 xuyên Thái Bình Dương Các hình từ Hình 9 đến Hình 11 cho biết mức thay đổi tuyệt đối theo ngành so với kịch bản cơ sở về sản lượng, xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng ngành trong các FTA được mô phỏng. Trong trường hợp TPP-12, những ngành tập trung phần lớn lợi ích là i) may mặc, hàng da, ii) dệt may; chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất của hai ngành này sẽ tăng gần 100 triệu US$ tính đến năm 2030 so với kịch bản cơ sở. Đúng như dự tính, trong trường hợp CTPPP và RCEP, sản lượng và xuất khẩu dự kiến sẽ giảm. Những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp CPTPP là i) thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; ii) may mặc, hàng da; iii) dệt may; trong khi thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sẽ là những ngành hưởng lợi nhiều nhất trong RCEP. Trong trường hợp CPTPP, sản lượng của một số ngành dịch vụ sẽ tăng. Nguồn cầu tăng do kinh tế tăng trưởng cao hơn và thu nhập tăng, cũng như mức cầu cao về các dịch vụ liên quan đến thương mại như vận tải, tài chính và các dịch vụ kinh doanh khác. Tác động chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại Trong kịch bản cơ sở, dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 4,32% hàng năm, và thị trường xuất khẩu được đa dạng hóa. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 sẽ đạt 311,1 tỉ US$ so với mức ước tính 179,5 tỉ US$ theo mô phỏng của năm 2017. Tỉ trọng theo quốc gia của hàng xuất khẩu của Việt Nam lớn nhất tính đến năm 2030 là Mỹ, chiếm 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Trung Quốc với 13,2%. Tính theo khối, những nước thuộc nhóm thành viên RCEP sẽ chiếm 21,9%4, Liên minh châu Âu là 16,7% và “các nước thành viên chung TPP-RCEP” là 14,8%5. Quy mô xuất khẩu trong các hiệp định FTA được mô phỏng sẽ tăng lên. Ví dụ, trong trường hợp CPTPP tính đến năm 2030, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 13,1 tỉ US$ so với kịch bản cơ sở. Tương tự, xuất khẩu trong các kịch bản TPP và RCEP sẽ tăng tương ứng 59,2 tỉ US$ và 11,2 tỉ US$. Các hiệp định FTA thường có xu hướng làm tăng xuất khẩu sang các nước ký kết hiệp định. Ví dụ, trong CPTPP, tính đến năm 2030, xuất khẩu sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỉ US$, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP sẽ tăng ở các ngành “thực phẩm, đồ uống, thuốc lá”, “may mặc, hàng da” và “dệt may”, để tính chung các ngành này sẽ tăng xuất khẩu lần lượt được 10,1, 6,9 và 0,5 tỉ US$. Ngược lại, những 4 Hàn Quốc: 5%; Ấn Độ: 4,6%; Philipin: 4,3%; Thái Lan: 3%; Ấn Độ: 2,9%; Campuchia: 2%; Lào: 0,3%. 5 Nhật: 81,%; Malayxia: 3,3%; Ốtxtrâylia: 1,7%; Singapo: 1,5%; Niu Dilân: 0,2%. Trường hợp của Việt Nam 23 ngành xuất khẩu có mức giảm ròng lớn nhất sẽ là “nông nghiệp” (- 1,6 tỉ US$), “sản xuất công nghiệp khác” (- 1,2 tỉ US$), “thiết bị điện” (- 0,5 tỉ US$), “kim loại” (- 0,4 tỉ US$), chủ yếu xuất khẩu sang nhóm các nước “RCEP khác” và Trung Quốc. Kết quả mô phỏng cho thấy trong CPTPP, danh mục xuất khẩu giữa các ngành sẽ tập trung nhiều vào “may mặc, hàng da” và “thực phẩm, đồ uống, thuốc lá” với tỉ trọng xuất khẩu tăng lên lần lượt 22,6% và 13,6%, hay tăng 1,3 và 2,8 điểm phần trăm. Trong trường hợp TPP-12, tính đến năm 2030, Mỹ sẽ tăng gấp đôi tỉ trọng nhập hàng xuất khẩu từ Việt Nam lên mức 37%, với mức tăng tuyệt đối 83 tỉ US$. Tương tự, Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu sang “các nước TPP-12 khác ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ” thêm 11 tỉ US$ so với kịch bản cơ sở. Ngược lại, xuất khẩu sẽ giảm đối với Trung Quốc (- 8 tỉ US$), “các nước thành viên RCEP khác” (- 13 tỉ US$), EU (- 8 tỉ US$), “các nước khác trên thế giới” (- 7 tỉ $). Kết quả mô phỏng cho thấy trong trường hợp TPP-12, danh mục xuất khẩu giữa các ngành sẽ tập trung ưu tiên ngành “may mặc, hàng da” khi ngành này tăng tỉ trọng trong tổng xuất khẩu thêm 14,7 điểm phần trăm, từ 21,3% lên 36% trên tổng mức xuất khẩu. Tính đến năm 2030, mức tăng tỉ trọng xuất khẩu này sẽ tương đương với tăng 54,4 tỉ US$ xuất khẩu đối với ngành “may mặc, hàng da”. Dù tăng thấp hơn nhưng ngành dệt may cũng sẽ đạt 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, so với 7,9% của kịch bản cơ sở. Trong trường hợp TPP-12, tính đến năm 2030, ngành dệt may sẽ có mức tăng 15 tỉ US$ so với kịch bản cơ sở. HÌNH 12. Xuất khẩu chia theo thị trường xuất khẩu, kịch bản cơ sở, (tỷ US$) 2018 2030 Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 0 20 40 60 0 20 40 60 Mỹ Các nước thành viên TPP Các nước thành viên TPP/RCEP Trung Quốc Các nước thành viên RCEP khác khác ở Bắc Mỹ/Nam Mỹ Các nước khác trên thế giới EU Nguồn: Tính toán của tác giả. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 24 xuyên Thái Bình Dương HÌNH 13. Thị trường xuất khẩu trong từng FTA tính đến năm 2030 Baseline ($311.1b) CPTPP ($324.2b) TPP-12 ($370.3b) RCEP ($322.3b) 40 54 38 51 33 40 55 8 44 137 8 50 21 53 52 46 52 59 55 68 65 71 43 35 48 19 44 41 Mỹ Các nước TPP khác trong khu vực Bắc-Nam Mỹ Các thành viên cùng trong TPP/RCEP Trung Quốc Các thành viên RCEP khác Châu Âu Các nước còn lại Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 14. Thay đổi về thị trường xuất khẩu và lĩnh vực xuất khẩu, kịch bản CPTPP và TPP-12, (tỷ US$) CPTPP TPP-12 Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 0 5 10 0 50 100 Mỹ Các nước thành viên TPP Các nước thành viên TPP/RCEP Trung Quốc Các nước thành viên RCEP khác khác ở Bắc Mỹ/Nam Mỹ Các nước khác trên thế giới EU Nguồn: Tính toán của tác giả. Trường hợp của Việt Nam 25 HÌNH 15. Thay đổi về thị trường xuất khẩu và lĩnh vực xuất khẩu, kịch bản CPTPP và RCEP, (tỷ US$) CPTPP RCEP Nông nghiệp Khai thác khoáng sản Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Dệt may May mặc, hàng da Hóa chất, cao su, đồ nhựa Kim loại Phương tiện vận tải Thiết bị điện tử Máy móc, thiết bị Sản xuất công nghiệp khác Điện, nước ... Xây dựng Thương mại, vận tải Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh khác Dịch vụ xã hội 0 5 10 0 5 10 Mỹ Các nước thành viên TPP Các nước thành viên TPP/RCEP Trung Quốc Các nước thành viên RCEP khác khác ở Bắc Mỹ/Nam Mỹ Các nước khác trên thế giới EU Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 16. Mức độ tập trung xuất khẩu của Việt Nam trong kịch bản cơ sở, năm 2015, Chỉ số Herfindahl Thị trường Ngành Thái Lan Thổ Nhĩ Kỳ Malaixia Mỹ Việt Nam Ấn Độ Philipin Việt Nam Nhật Bản Sri-lanka Trung Quốc Canađa Mỹ Thái Lan Chilê Hàn Quốc Ốtxtrâylia Ai Cập Hàn Quốc Mêhicô Ấn Độ Trung Quốc Braxin Malaixia Ai Cập Philipin Sri-lanka Braxin Thổ Nhĩ Kỳ Nhật Bản Băng-la-đét Chilê Canađa Ốtxtrâylia Mêhicô Băng-la-đét 0 .2 .4 .6 0 .2 .4 .6 Mức độ tập trung xuất khẩu, Chỉ số Her ndahl Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu GTAP và theo tổng hợp của Bảng A1. Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 26 xuyên Thái Bình Dương HÌNH 17. Thay đổi về mức độ tập trung xuất khẩu theo từng kịch bản, Chỉ số Herfindahl, % thay đổi Thị trường Ngành 100 Mức độ tập trung xuất khẩu, Chỉ số Herfindahl về xuất khẩu, % thay đổi 50 6.5 71.2 61.5 1.6 0 -10.6 -3.0 CPTPP TPP-12 RCEP Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu GTAP và theo tổng hợp của Bảng A1. Đa dạng hóa xuất khẩu thường được tính bằng Chỉ số Herfindahl về xuất khẩu ở cấp độ ngành và thị trường. Chỉ số Herfindahl là chỉ báo về mức độ tập trung với giá trị cao nhất là 1, tức tập trung tuyệt đối, và thấp nhất là 0. Việt Nam có danh mục hàng hóa xuất khẩu đa dạng, cả về thị trường và lĩnh vực xuất khẩu so với các đối tác thương mại của mình (VD: xem Hình 16). Trong trường hợp CPTPP so với kịch bản cơ sở, kết quả mô phỏng cho thấy mức độ đa dạng hóa xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng vừa phải với mức độ tập trung xuất khẩu theo ngành tăng 6,5%, và mức độ đa dạng hóa xuất khẩu theo thị trường tăng 10,6%. Trái lại, kết quả mô phỏng cho thấy TPP-12 sẽ làm tăng mức độ tập trung xuất khẩu ở cả hai phương diện thị trường và ngành, lần lượt tăng 71% và 61%. Mức độ tập trung xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu do xuất khẩu hàng may mặc được tập trung sang thị trường Mỹ. Tác động giảm nghèo và phân bổ Ở cấp độ ngành, giảm rào cản thương mại và tăng tiêu dùng, sản xuất, xuất khẩu là những yếu tố dẫn đến tăng lợi ích kinh tế của từng hiệp định FTA. Tăng trưởng ngành quyết định cầu về lao động và mức lương. Phân tích trong số các kịch bản được phân tích trong báo cáo, cho thấy đối với một hiệp định thương mại tham vọng hơn, có tầm phủ rộng lớn hơn (TPP-12), mặc dù có mức tăng Trường hợp của Việt Nam 27 cao hơn, nhưng có xu hướng làm tăng mức lương của lao động có kỹ năng và tập trung lợi ích vào những phân khúc dân cư có trình độ học vấn cao và giàu có hơn. Tính đến năm 2030, theo kịch bản TPP-12, thu nhập hộ gia đình đối với nhóm thu nhập cao nhất (chia theo thập phân vị) sẽ tăng 8% so với kịch bản cơ sở: 5,8 điểm phần trăm tăng cao hơn so với các hộ ở nhóm thu nhập nghèo nhất. Mức chênh lệch phần trăm này theo kịch bản CPTPP và RCEP lần lượt là 2 và 1 điểm phần trăm. Do vậy, CPTPP và RCEP có lợi hơn cho người nghèo xét về mặt tương đối, nhưng tổng mức tăng thu nhập sẽ thấp hơn nhiều. Phần này của báo cáo sẽ phân tích tác động về xóa đói giảm nghèo tiềm năng của CPTPP so với TPP-12 và RCEP. Báo cáo sử dụng các ngưỡng nghèo 3,20 $/ ngày và 5,50 $/ngày, thay vì mức nghèo cùng cực toàn cầu là 1,90 $/ngày, vì mức này sẽ phù hợp hơn khi Việt Nam đang trên đà trở thành một nước thu nhập trung bình cao. Mức nghèo cùng cực được tính bằng mức nghèo tuyệt đối 1,90 $/ngày theo ngang giá sức mua (PPP). Mức nghèo tuyệt đối này tuy phù hợp với đa số các nước thu nhập thấp, nhưng kinh nghiệm cho thấy các nước thu nhập trung bình cần những khái niệm phù hợp hơn để đo lường tình trạng nghèo đói. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi các nước đạt đến mức thu nhập đầu người cao hơn, họ sẽ tăng ngưỡng nghèo tối thiểu hoặc sử dụng mức nghèo tương đối (Ravallion & Chen, 2011). Với cùng nhận định này, Ngân hàng Thế giới đã công bố một bộ các mức chuẩn nghèo bổ sung là 3,20 $/ngày PPP đối với nước thu nhập trung bình thấp và 5,50 $/ngày PPP đối với nước thu nhập trung bình cao. Trong bối cảnh dự báo triển vọng tương lai của báo cáo này, và do Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao theo xu hướng hiện nay, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu tình trạng đói nghèo dựa vào hai mức chuẩn nghèo trên. Hình 18 sau đây thể hiện phân phối thu nhập đầu người của Việt Nam vào các năm 2015 và 2030 theo các xu hướng hiện nay. Có thể thấy rằng thu nhập đầu người sẽ tăng, đường phân phối thu nhập không chỉ dịch chuyển sang phải mà còn thay đổi hình dạng do những thay đổi theo mô phỏng về dân số và trình độ học vấn. Vùng diện tích phía dưới mỗi đường phân phối thu nhập và ở về bên trái của từng mức chuẩn nghèo thể hiện tỉ lệ người sống ở dưới ngưỡng nghèo. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ nghèo năm 2014 là 11,6%, nếu tính bằng tỉ lệ người nghèo theo mức chuẩn nghèo 3,20 $/ngày PPP. Con số này gần bằng với tỉ lệ 13,5% khi sử dụng mức nghèo quốc gia của Việt Nam6. Ngược lại, nếu sử dụng mức chuẩn nghèo ở ngưỡng cao cho các nước thu nhập trung bình cao là 5,50 $/ngày PPP, tỉ lệ nghèo sẽ là 36,3%. Hình 19 dưới đây cho thấy, trong vòng 15 năm tới, theo các xu hướng như hiện nay, dự báo tỉ lệ nghèo sẽ giảm đều đặn xuống mức 4,5 nếu sử dụng mức chuẩn nghèo 3,20 $/ngày PPP và 15,0% 6 Số liệu dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới: https://data.worldbank.org/indicator/SI.POV. NAHC?locations=VN Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 28 xuyên Thái Bình Dương nếu sử dụng mức chuẩn nghèo 5,50 $/ngày PPP. Có thể thấy rằng mức chuẩn nghèo gần nhất với đỉnh của đường phân phối thu nhập sẽ tối đa hóa độ co giãn của mức giảm nghèo theo tăng trưởng7, vì thế chúng tôi sẽ trình bày kết quả về xóa đói giảm nghèo cho các năm 2025 và 2030, trong đó 2025 là thời điểm mà độ co giãn của mức giảm nghèo theo tăng trưởng cao hơn. Tác động giảm nghèo, được tính bằng con số hàng triệu người được thoát nghèo tính đến năm 2025 và 2030, trong từng kịch bản về FTA, được biểu diễn trong Hình 21 dưới đây, trong đó sử dụng các giả định về năng suất bình thường. CPTPP, cũng như hai hiệp định còn lại, sẽ dẫn đến những kết quả tích cực về giảm nghèo ở cả hai mức chuẩn nghèo 3,20 $/ngày và 5,50 $/ngày. Nhìn chung, các hiệp định thương mại tạo ra nhiều cơ hội nhất ở những ngành mà người nghèo hiện đang làm việc nhiều nhất sẽ dẫn đến mức tăng lợi ích tương đối lớn nhất cho người nghèo. Về mặt này, CPTPP sẽ dẫn đến những kết quả giảm nghèo tích cực, dù còn ở mức khiêm tốn. Tính đến các năm 2025 và 2030, CPTPP sẽ giúp thoát nghèo (với mức chuẩn nghèo 5,50 $/ngày tương ứng cho 0,9 và 0,6 triệu người. Tác động này thấp hơn đôi chút so với kết quả mà RCEP có thể đạt được và chỉ bằng một nửa của TPP-12. Một điều dễ thấy là TPP-12 sẽ có tác động lớn nhất về giảm nghèo, do có tác động thúc đẩy tăng trưởng lớn nhất. Tính đến năm 2030, hiệp định này sẽ giúp thoát nghèo (với mức chuẩn nghèo 5,50 $/ngày PPP) cho 1,4 triệu người so với kịch bản cơ sở. Với mức chuẩn nghèo 3,20 $/ngày, chênh lệch về tác động giảm nghèo giữa các kịch bản sẽ khiêm tốn hơn, và đến năm 2025, RCEP sẽ đạt mức giảm nghèo tương đương với CPTPP. Những con số này cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn xa hơn tác động đối với các mức chuẩn nghèo tuyệt đối và quan tâm hơn đến tác động về phân bổ thu nhập. Nếu thiếu các chính sách về giới trong tương lai, kịch bản cơ sở cho thấy sự gia tăng khoảng cách giới8 ở mức vừa phải tạo ra bởi mức tăng chênh lệch về lương của lao động có kỹ năng. Theo các giả định của kịch bản cơ sở, đến năm 2030, những hộ gia đình trình độ kỹ năng cao hơn trong tốp 60% của phân phối thu nhập sẽ được hưởng lợi nhờ mức tăng lương cao hơn so với các hộ gia đình có trình độ kỹ năng thấp hơn thuộc nhóm 40% thu nhập thấp nhất – thể hiện mức chênh lệch 4,3% vào năm 2030. Những lợi ích này sẽ chủ yếu dành cho các lao động là nam giới, những người có xu hướng được nhận mức lương ban đầu cao hơn so với nữ giới (xem Hình 22). Việc thực hiện CPTPP sẽ tạo thêm những tác động tiêu cực nhưng ở mức nhỏ về khoảng cách giới, như mô tả trong Hình 23. Đến năm 2030, khoảng cách giới về tiêu dùng hộ gia đình bình quân đầu người 7 Xem thảo luận chung về độ co giãn tăng trưởng và giảm nghèo trong nghiên cứu của Osorio-Rodarte & Verbeek (2015). 8 Đo bằng tiêu dùng hộ gia đình bình quân đầu người của nam so với nữ, trong độ tuổi từ 15 đến 64. Trường hợp của Việt Nam 29 sẽ tăng đối với các hộ gia đình trong nhóm 40% thu nhập thấp nhất, đặc biệt các lao động có kỹ năng sẽ tăng 0,25 điểm phần trăm so với kịch bản cơ sở. Các tác động về giới mà CPTPP tạo ra đối với tốp 60% thu nhập cao nhất trong phân phối thu nhập sẽ không đáng kể. Những người ở các nhóm cao trong phân phối thu nhập được hưởng lợi nhiều hơn so với người nghèo, vì hiệp định tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn cho lao động có kỹ năng. Các Hình 22 và Hình 23 dưới đây mô tả đường cong tỉ lệ tăng trưởng so với kịch bản cơ sở của từng FTA. Các đường đồ thị chỉ ra mức tăng tuyệt đối về thu nhập đầu người so với kịch bản cơ sở ở từng nhóm phân vị trong phân phối thu nhập. Hình 22 ở phía bên phải biểu diễn các đường đồ thị với các giả định bình thường về năng suất, và thấp hơn nhiều so với Hình 23 ở phía trái, trong đó biểu diễn các đường cong tỉ lệ tăng trưởng với giả định kích thích tăng năng suất. Mức tăng biểu thị trên đường cong tỉ lệ tăng trưởng có được từ mô phỏng vi mô với số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (2012). Mô phỏng vi mô có đưa vào các cú sốc về kinh tế vĩ mô của từng FTA, và mô phỏng tác động đối với a) tái phân bổ lao động trong từng ngành, b) thay đổi mức lương tương đối, c) thay đổi mức tiêu dùng của hộ gia đình. Mặc dù TPP-12 và CPTPP có những tác động tích cực lớn hơn so với RCEP, nhưng tính bình quân, hai hiệp định này vẫn cho mức tăng thu nhập tương đối cao hơn cho các đối tượng ở nhóm 60% dân số thu nhập cao so với 40% dân số thu nhập thấp. Ngược lại, RCEP theo giả định sẽ dẫn tới sự phát triển của những ngành có mức độ tập trung lao động lớn hơn ở nhóm 40% thu nhập thấp trong phân bổ thu nhập, gồm cả nông nghiệp và thực phẩm. Nếu kết quả cuối cùng của RCEP phù hợp với các tính toán trên, những lợi ích mà hiệp định này đem lại cho người nghèo sẽ lớn hơn tương đối so với CPTPP hay TPP-12. Phụ lục ở cuối báo cáo này sẽ đi sâu hơn về quy trình tính toán mô phỏng để xây dựng các đường đồ thị. Cụ thể, Hình 27 trong phần phụ lục sẽ phân tích đường cong tỉ lệ theo trình tự từng bước mô phỏng vi mô. Nhìn chung, thay đổi về mức lương tương đối sẽ có tác động lớn nhất tới phân phối thu nhập. Trong tất cả các kịch bản, tác động của mức lương tương đối sẽ đi ngược lại so với kịch bản cơ sở, nghĩa là mức tăng thu nhập tương đối sẽ có xu hướng đem lại nhiều lợi ích hơn cho những tầng lớp dân cư có trình độ học vấn cao hơn, giàu có hơn. Mức tăng lương tương đối tỉ lệ thuận với tăng tiêu dùng hộ gia đình và mở cửa thị trường. Nói cách khác, những hiệp định thương mại nhiều tham vọng hơn thường sẽ tạo ra tăng trưởng mạnh hơn, nhưng khi nền kinh tế phát triển thì sẽ làm tăng nhu cầu về lao động có trình độ và tăng bất bình đẳng thu nhập. Những kết quả này mặc dù rất đúng với các giả định về sự hình thành nguồn vốn con người, nhưng cũng góp phần cho thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng các chính sách điều chỉnh làm công cụ để bù đắp cho những đối tượng bị tụt lại phía sau Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 30 xuyên Thái Bình Dương cũng như xây dựng các cơ chế hỗ trợ trong nước để hướng đến những hiệp định thương mại có mục tiêu lớn hơn nữa, kết hợp với đầu tư vào nguồn vốn con người, tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển từ những ngành có mức tăng trưởng âm hay thấp sang những ngành có nhiều cơ hội kinh tế hơn. HÌNH 18. Phân bổ thu nhập của Việt Nam HÌNH 19. Giảm nghèo ở Việt Nam, kịch các năm 2015 và 2030, kịch bản cơ sở bản cơ sở Việt Nam: Thống kê số người nghèo (%) .6 40.0 PPP$3.20/ngày 36.3 .4 Mật độ nhân 26.5 20.5 20.0 15.0 .2 11.6 7.2 5.3 4.5 PPP$5.50/ngày 0 0.0 $0.25 $1.8 $13.26 $98 $725 2015 2020 2025 2030 Thu nhập hộ gia đình trên đầu người, PPP$(2011) 2015 Kịch bản cơ sở $3.20/ngày $5.50/ngày Nguồn: Tính toán của tác giả. Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 20. Bất bình đẳng thu nhập ở Việt HÌNH 21. Số người được thoát nghèo Nam, kịch bản cơ sở nhờ các FTA, giả định năng suất bình thường Việt Nam: Bất bình đẳng Giả định năng xuất bình thường 37.3 $3.20/ngày $5.50/ngày 2 37.0 1.8 1.4 Triệu người 36.1 1.1 Hệ số Ghini (%) 36.0 1 0.9 0.8 0.6 0.5 35.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.1 35.0 34.8 0 CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP 2015 2020 2025 2030 2025 2030 Nguồn: Tính toán của tác giả. Nguồn: Tính toán của tác giả. Trường hợp của Việt Nam 31 HÌNH 22. Khoảng cách giới năm 2017 và HÌNH 23. Tác động của CP-TPP tới 2030, Tiêu dùng hộ gia đình bình quân khoảng cách giới, Chênh lệch so với kịch đầu người bản cơ sở Kịch bản cơ sở Chênh lệch về giới, điểm phần trăm chênh lệch Nhóm 40% Nhóm 60% Mức tiêu dùng bình quân đầu người thu nhập thấp nhất thu nhập thấp nhất 10,000 .3 0.25 98 66 83 80 so với kịch bản cơ sở PPP$ (2011) .2 50 3 89 0 5,000 52 25 4 31 .1 3 0.07 25 33 21 16 16 0.02 0 2017 2030 2017 2030 0 Nhóm 40% TN thấp nhất Nhóm 60% TN cao nhất CP-TPP CP-TPP 2030 2030 Nam giới Nữ giới Không có tay nghề Có kỹ năng Nguồn: Tính toán của tác giả. Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 24. Đường cong tỉ lệ tăng trưởng HÌNH 25. Đường cong tỉ lệ tăng trưởng của các FTA, giả định năng suất bình nhờ FTA, giả định kích thích tăng năng thường suất Đường cong tỉ lệ tăng trưởng so với kịch bản có sở, 2030 Đường tỉ lệ tăng trưởng so với kịch bản cơ sở, 2030 8 8 % thay đổi so với kịch bản cơ sở % thay đổi so với kịch bản cơ 6 6 4 4 2 2 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 Nhóm phân vị thu nhập đầu người Nhóm phân vị thu nhập đầu người CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP Nguồn: Tính toán của tác giả. Nguồn: Tính toán của tác giả. IV KẾT LUẬN Các kết quả cho thấy CPTPP vẫn là một hiệp định đáng cân nhắc, mặc dù việc không còn sự tham gia của Mỹ khiến lợi ích có thể thu được sẽ giảm nhiều. Mức tăng phúc lợi có thể đạt được từ RCEP nhỏ hơn nhiều so với CPTPP hay TPP-12, nhưng vẫn là đáng kể. CPTPP có khả năng sẽ kéo theo tăng FDI và tiếp tục mở rộng các ngành dịch vụ, dù những tác động này không được tính toán trong mô phỏng của chúng tôi vì báo cáo này chỉ tập trung chủ yếu vào khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và các luồng lưu chuyển thương mại dịch vụ hiện nay. Cần nhấn mạnh rằng kết quả so sánh giữa RCEP, CPTPP và TPP phần nào còn phụ thuộc vào giả định về mức độ mở cửa thị trường của RCEP, do vậy mức lợi ích thu được dù tương đối thấp nhưng có thể sẽ cao hơn nếu hiệp định đạt tới mức độ tham vọng lớn hơn. Trong trường hợp Việt Nam, lợi ích thu được sẽ tập trung chủ yếu vào một số ngành: Ngành may mặc sẽ có mức lợi ích nhất trong tất cả các kịch bản, ngành dệt may sẽ có mức tăng lớn hơn trong TPP, ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sẽ có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong CPTPP. Như dự tính, CPTPP sẽ ít hấp dẫn hơn TPP, đồng thời đem lại ít khả năng tăng sản lượng và xuất khẩu hơn. Tuy nhiên, hiệp định này sẽ dẫn tới mức độ đa dạng hóa xuất khẩu lớn hơn nếu tính trên thị trường xuất khẩu. Mặc dù tất cả các nhóm thu nhập theo dự kiến đều được hưởng lợi từ CPTPP, những lao động có kỹ năng cao trong tốp 60% thu nhập cao nhất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển nguồn vốn con người để tận dụng đầy đủ những lợi ích từ hiệp định. Ngoài các vấn đề “thương mại” trong Hiệp định, CPTPP có thể khuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông, gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hoá, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan (bao gồm các biện pháp SPS và TBT), các biện pháp khắc phục thương mại v.v.. CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và hỗ trợ việc hình thành các thể chế hiện đại ở Việt Nam. Trường hợp của Việt Nam 33 Trong dài hạn, lợi ích đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu. Đầu tư tăng nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Phản ứng này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tư nhân trong nước hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và do đó thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Dự kiến sẽ có sự chuyển hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn sang các ngành công nghiệp thượng nguồn của các ngành được hưởng lợi nhiều như dệt, may mặc và da để tận dụng CPTPP. Tuy nhiên, việc FDI tăng lên trong các ngành công nghiệp thượng nguồn không phải là không đi kèm chi phí, do vậy Việt Nam cần đưa ra những chính sách khôn ngoan để lựa chọn công nghệ tiên tiến và dòng vốn FDI thân thiện với môi trường để tối ưu hóa tác động của hiệp định này. Kinh nghiệm sau khi gia nhập WTO cho thấy Việt Nam không thể tận dụng ngay lập tức lợi ích của việc gia nhập WTO để thu hút và tiếp nhận dòng vốn FDI lớn do thiếu năng lực để tạo điều kiện cho các công ty có liên kết toàn cầu tham gia chuỗi giá trị cao do chi phí hậu cần cao và cơ sở hạ tầng đường xá, điện, cảng biển, dịch vụ hậu cần, v.v.. còn yếu kém. Các vấn đề phía sau biên giới. Những thách thức này cho thấy sự cần thiết phải cải thiện khả năng kết nối để hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) và giữ chi phí thương mại ở mức thấp. Các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài trong nước tham gia vào các GVC cần phải có khả năng di chuyển hàng hoá qua biên giới một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Điều này đòi hỏi cần có cả cơ sở vật chất và thể chế tốt. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn các chi phí tuân thủ cao đều liên quan đến các hàng rào phi thuế quan. Mặc dù đã có những tiến bộ gần đây trong cải cách Hải quan và việc thực hiện Cơ chế Một cửa Quốc gia và ASEAN, \ nhưng chi phí tuân thủ về thời gian và tiền bạc để thông quan hàng hoá trước và tại biên giới ở Việt Nam vẫn cao. Việc giải quyết vấn đề nút cổ chai quan trọng này sẽ giúp thực hiện các cam kết không chỉ trong khuôn khổ CPTPP mà cả trong Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại của WTO. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ahmed, A. S., Cruz, M., Go, D. S., Maliszewska, M., & Osorio Rodarte, I. (2014). How Significant is Africa’s Demographic Dividend for its Future Growth and Poverty Reduction? Balistreti, E. J., Maliszewska, M., Osorio Rodarte, I., Tarr, D. G., & Yonezawa, H. (2016). Poverty and Shared Prosperity of Deep Integration in Eastern and Southern Africa (Policy Research Working Paper Series). Bourguignon, F., & Bussolo, M. (2013). Income Distribution in Computable General Equilibrium Modeling (Vol. 1, pp. 1383–1437). Elsevier. Retrieved from http://ideas.repec.org/h/eee/hacchp/v1y2013icp1383-1437.html Bourguignon, F., Bussolo, M., & Pereira da Silva, L. A. (2008). The impact of macroeconomic policies on poverty and income distribution : macro-micro evaluation techniques and tools. Houndmills, Basingstoke, Hampshire  ; New York Washington, DC: Palgrave Macmillan ; World Bank. Retrieved from http://www.loc.gov/catdir/toc/ecip081/2007040478.html Bourguignon, F., Ferreira, F. H. G., & Leite, P. G. (2008). Beyond Oaxaca– Blinder: Accounting for differences in household income distributions. The Journal of Economic Inequality, 6(2), 117–148. https://doi.org/10.1007/ s10888-007-9063-y Bussolo, M., De Hoyos, R. E., & Medvedev, D. (2010). Economic growth and income distribution: linking macro-economic models with household survey data at the global level. International Journal of Microsimulation, 3(1), 92–103. Retrieved from http://ideas.repec.org/a/ijm/journl/ v3y2010i1p92-103.html Davies, J. B. (2009). Combining microsimulation with CGE and macro modelling for distributional analysis in developing and transition countries. International Journal of Microsimulation, 2(1), 49–65. Devarajan, S., Go, D. S., Maliszewska, M., Osorio Rodarte, I., Timmer, H., Osorio-Rodarte, I., & Timmer, H. (2015). Stress-testing Africa’s recent growth and poverty performance. Journal of Policy Modeling, 37(4), 521– 547. https://doi.org/10.1016/j.jpolmod.2015.04.006 Fontagné, L., Mitaritonna, C., & Signoret, J. E. (2016). Estimated Tariff Equivalents of Services NTMs. CEPII Working Paper, 20. International Trade Centre. (2015). Market Access Map (MAcMap) Tariff Rates for 2014–2031 between TPP Member Countries absent the TPP Agreement. International Trade Centre. (2016). Market Access Map (MAcMap) Tariff Rates for 2016–2046 between TPP Member Countries under the TPP Agreement. Kee, H. L., Nicita, A., & Olarreaga, M. (2008). Import Demand Elasticities and Trường hợp của Việt Nam 35 Trade Distortions. Review of Economics and Statistics, 90(4), 666–682. https://doi.org/10.1162/rest.90.4.666 Lakatos, C., Maliszewska, M., Osorio-Rodarte, I., & Go, D. S. (2016). China’s slowdown and rebalancing: potential growth and poverty impacts on Sub- Saharan Africa (Policy Research Working Paper No. 7666). Retrieved from http://documents.worldbank.org/curated/en/2016/05/26362958/chinas- slowdown-rebalancing-potential-growth-poverty-impacts-sub-saharan- africa Osorio-Rodarte, I., & Verbeek, J. (2015). How effective is growth for poverty reduction? Do all countries benefit equally from growth? Retrieved October 27, 2017, from http://blogs.worldbank.org/developmenttalk/how-effective- growth-poverty-reduction-do-all-countries-benefit-equally-growth Osorio Rodarte, I. (2016). Modeling distributional effects of macroeconomic shocks: Increasing female participation and human capital in Turkey (GTAP Conference Paper). Washington, D.C. Petri, P. A., Plummer, M. G., Michels, L. S., David, M., Halbert, D., Dobbin, L., & Zeilinger, M. J. (2016). The Economic Effects of the Tpp: New Estimates. Assessing the Trans-Pacific Partnership Volume 1: Market Access and Sectoral Issues, 1(February), 6–30. https://doi.org/10.4054/ DemRes.2011.25.2.More Petri, P. A., Plummer, M. G., & Zhai, F. (2011). The Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration: A Quantitative Assessment. East-West Center Working Papers, Economics, 1–70. https://doi.org/F12, F13, F14, F15, F17 Ravallion, M., & Chen, S. (2011). Weakly Relative Poverty. The Review of Economics and Statistics, 93(4), 1251–1261. https://doi.org/10.1162/ REST_a_00127 Topalova, P., & Khandelwal, A. (2011). Trade Liberalization and Firm Productivity: The Case of India. Review of Economics and Statistics, 93(3), 995–1009. https://doi.org/10.1162/REST_a_00095 World Bank. (2016a). Potential Macroeconomic Implications of the Trans- Pacific Partnership. In World Bank (Ed.), Global Economic Prospects (pp. 219–255). Washington D.C. https://doi.org/doi:10.1596/978-1-4648-0675- 9. License: Creative Commons Attribution CC BY 3.0 IGO World Bank. (2016b). The Trans-Pacific Partnership and its Potential Economic Implications for Developing East Asia and Pacific. In World Bank (Ed.), East Asia and Pacific Economic Update April 2016: Growing Challenges. Washington D.C. van der Mensbrugghe, D., 2011, Linkage Technical Reference Document, Version 7.1, March 2011, Washington, DC: World Bank Publications. van der Mensbrugghe, D., 2013, Modeling the Global Economy – Forward Looking Scenarios for Agriculture, in Handbook of Computable General 36 PHỤ LỤC 1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Kế thừa các kết quả nghiên cứu mới đây của Petri và các tác giả khác (2016) và Ngân hàng Thế giới (2016a, 2016b), nền tảng của mô hình kinh tế áp dụng là mô hình cân bằng tổng thể khả toán động toàn cầu có tên gọi là LINKAGE (van der Mensbrugghe, 2011 và 2013). Đối tượng được phân tích bao gồm 17 lĩnh vực sản xuất và 35 quốc gia/khu vực (xem Bảng A1), trong đó thực hiện mô phỏng tác động từ cải cách chính sách cho đến năm 2030, bao gồm các biện pháp giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan (HRPTQ) đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ. Mô hình khung này cho phép tích hợp các quan hệ tương tác phức tạp về chênh lệch năng suất ở cấp quốc gia, lĩnh vực hay yếu tố sản xuất, thay đổi nguồn cầu khi thu nhập tăng, cũng như các thay đổi về lợi thế so sánh và luồng lưu chuyển thương mại sau khi mở cửa thị trường. Mô hình CGE động đa vùng sử dụng trong báo cáo tính đến đồng thời các yếu tố tương tác giữa người sản xuất, hộ gia đình và chính phủ tại nhiều thị trường sản phẩm và giữa một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Dù đã tích hợp, xây dựng một số tính năng linh hoạt như tích lũy vốn thông qua những thay đổi về tiết kiệm và đầu tư, mô hình vẫn còn thiếu các vòng lặp phản hồi động tích cực về tích tụ tri thức, hấp thu công nghệ nước ngoài thông qua đầu tư FDI nhờ TPP, đồng thời cũng không cho phép mô hình hóa lợi nhuận từ xuất khẩu. Vì thế, những lợi ích thu được mô phỏng trong báo cáo này có thể chưa tính toán được đầy đủ mức tác động cuối cùng và chỉ thể hiện mức ngưỡng thấp của các lợi ích có thể đạt được. Ngược lại, năng suất tăng nhờ TPP ở các nước thành viên có thể dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của những nước không phải thành viên và gây thêm những ảnh hưởng tiêu cực đối với các nước không tham gia. Ngoài ra, mục tiêu hài hòa các tiêu chuẩn lao động, môi trường trong khuôn khổ TPP cũng có tác động quan trọng đối với các nước đang phát triển tham gia hiệp định, nhưng những quá trình này lại không được tích hợp rõ ràng trong mô hình nghiên cứu. Mặc dù việc hài hòa những tiêu chuẩn này mang lại lợi ích xã hội, môi trường, nhưng cũng có thể làm suy yếu năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp hiện còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đó, từ đó làm giảm những lợi ích kinh tế có thể thu được. Trường hợp của Việt Nam 37 Linkage: mô hình cân bằng tổng thể khả toán động toàn cầu (CGE) Đặc điểm cơ bản của mô hình lặp lại phần lớn mô hình CGE động toàn cầu tiêu chuẩn. Sản xuất được xác định là một loạt các hàm co giãn thay thế không đổi (CES) của các yếu tố đầu vào như lao động không có kỹ năng, có kỹ năng, vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên (theo từng ngành), năng lượng, các nguyên liệu đầu vào khác. LINKAGE sử dụng cấu trúc sản xuất truyền thống cho phép luân chuyển vốn linh hoạt-bán linh hoạt. Trên thị trường lao động, chúng tôi giả định tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ tham gia thị trường lao động là không đổi. Nhu cầu đối với từng đối tượng trong nước được xác định ở cấp độ có tên gọi là Armington, tức là cầu của một nhóm hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu. Cầu Armington được tính cộng dồn đối với tất cả các đối tượng và phân bổ ở cấp quốc gia giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu theo nơi xuất xứ. Kịch bản tiêu chuẩn áp dụng 3 nguyên tắc đóng. Một là, chi tiêu của nhà nước được duy trì không đổi theo một tỉ lệ trên GDP, cân đối ngân sách là yếu tố ngoại sinh, trong khi thuế trực thu điều chỉnh để bù đắp cho mọi thay đổi trong nguồn thu nhằm duy trì cân đối ngân sách ở mức ngoại sinh. Nguyên tắc đóng thứ hai xác định cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Hộ gia đình tiết kiệm một phần thu nhập, trong đó xu hướng tiết kiệm trung bình chịu ảnh hưởng của tỉ lệ người phụ thuộc là người già và người trẻ, cũng như tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Đặc điểm của hàm tiết kiệm dựa trên nghiên cứu của Loayza, Schmidt-Hebbel, Serven (2000), trong đó sử dụng các hệ số khác nhau cho nước phát triển và nước đang phát triển. Đối với trường hợp Trung Quốc và Nga, chúng tôi sử dụng dự báo về tỉ lệ đầu tư hoặc tiết kiệm cho đến năm 2030 dựa trên các báo cáo khu vực của Ngân hàng Thế giới. Do tiết kiệm của chính phủ và tiết kiệm của nước ngoài là yếu tố ngoại sinh nên đầu tư cũng phụ thuộc vào tiết kiệm. Nguyên tắc đóng cuối cùng sẽ xác định cân đối với nước ngoài. Chúng tôi cố định yếu tố tiết kiệm của nước ngoài và theo đó là cán cân thương mại, vì thế thay đổi trong luồng luân chuyển thương mại sẽ dẫn đến thay đổi về tỉ giá. Đầu tiên chúng tôi tạo ra kịch bản cơ sở dài hạn, sau đó cho chạy một số kịch bản phản thực. Sau đó khi so sánh hai kịch bản, chúng tôi tách biệt được tác động của một số thay đổi về chính sách khác nhau: Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 38 xuyên Thái Bình Dương Kịch bản cơ sở Số liệu dùng để so sánh trong GTAP là của năm 2011. Chúng tôi chạy mô hình cho tới năm 2018, trong đó sử dụng lại các chỉ số gộp kinh tế vĩ mô từ báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (GEP 2016)9 của Ngân hàng Thế giới. Mức tăng dân số được tính dựa trên hệ số sinh trung bình trong dự báo dân số của Liên Hợp Quốc. Gia tăng lực lượng lao động dựa trên mức tăng dân số trong độ tuổi lao động, ở đây được xác định là nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi. Sự thay đổi của nguồn cung lao động có kỹ năng và không có kỹ năng thống nhất với kịch bản về xu hướng giáo dục không đổi (CER) của IIASA, trong đó tốc độ tăng cung lao động có kỹ năng cao hơn lao động không có kỹ năng. Tích lũy vốn được tính bằng tổng lượng vốn (đã khấu hao) của kỳ trước cộng với đầu tư. Tăng năng suất ở kịch bản cơ sở được “hiệu chuẩn” để đạt đến mức tăng của kịch bản cơ sở (như trong GEP (2016)), tính đến năm 2018, sau đó chúng tôi cố định mức tăng năng suất cho giai đoạn 2018-2030 cho khớp với các xu hướng trước. Các mức tăng năng suất này được giữ không đổi trong các kịch bản phản thực. Kịch bản cơ sở cũng tích hợp các mức giảm thuế quan của các FTA hiện thời. Những chỉ số này được dựa vào bộ dữ liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế, bao gồm cam kết FTA của tất cả các nước thành viên TPP tính đến năm 2030 (ITC và MAcMap, 2015). Các kịch bản giả định Các kết quả được căn cứ trên mức giảm thuế quan dự tính theo điều khoản của các hiệp định FTA giữa các nước thành viên và một số giả định chính về các mức giảm HRPTQ có lợi về mặt lý thuyết và khả thi về mặt chính trị và các mức cắt giảm thực tế có thể có sau khi triển khai FTA. Mặc dù các hiệp định phải được tất cả các nước thành viên thông qua, nhưng các mô phỏng được thực hiện vẫn giả định giai đoạn triển khai sẽ bắt đầu từ năm 2017. Ngoài ra, tác động của các FTA cũng được đánh giá so sánh với kịch bản cơ sở, gồm những hiệp định thương mại đã có giữa các nước thành viên (như NAFTA; AFTA; FTA ASEAN-Nhật Bản; FTA ASEAN-Ôtxtrâylia-Niu Dilân; Hiệp định P4 giữa Brunây, Chilê, Xingapo, Niu Dilân). Giảm thuế quan cũng như các cam kết về thuế quan theo các hiệp định FTA hiện hành căn cứ vào lộ trình đã công bố theo các hiệp định theo tài liệu của ITC và MAcMap (2015), MAcMap (2016). Các tác giả sử dụng số liệu về giảm thuế quan của các FTA hiện hành được các nước thành viên ký kết cho đến 9 Đối với trường hợp Trung Quốc, chúng tôi sử dụng lại các dự báo về tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới (2014). Trường hợp của Việt Nam 39 năm 2031 cũng như các cam kết tính đến năm 2046 theo mã HS 6 chữ số. Cắt giảm hàng rào phi thuế quan (HRPTQ) khả thi được căn cứ vào nghiên cứu của Petri và Plummer (2016), và được giả định sẽ tương tự như Hiệp định giữa Hàn Quốc và Mỹ (KORUS), kèm theo một số điều chỉnh căn cứ vào phân tích văn kiện TPP và RCEP. Yếu tố HRPTQ đối với hàng hóa được xây dựng từ các ước tính cập nhật năm 2012 của Kee và các tác giả khác (2009), còn rào cản đối với dịch vụ được căn cứ vào ước toán của Fontagné, Mitaritonna, & Signoret (2016). Chỉ có 3/4 các rào cản tính toán được được xem là hàng rào thương mại thực, số còn lại được giả định là đại diện cho các quy định nhằm nâng cao chất lượng (như các tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm). Ngoài ra, chỉ có 3/4 các HRPTQ còn lại đối với hàng hóa và một nửa đối với dịch vụ được giả định là có tính khả thi (khả thi về mặt chính trị trong hiệp định thương mại); phần còn lại được cho là không thuộc phạm vi ảnh hưởng khả thi về mặt chính trị của các chính sách thương mại.10 HRPTQ được mô hình hóa như tảng băng chi phí thương mại. Đây là những chi phí không tạo ra doanh thu, và nếu chi phí này được cắt giảm sẽ giúp mở rộng thương mại. Chẳng hạn, nếu tảng băng chi phí thương mại có hệ số bằng 0,9 tại một nút vận tải nào đó thì có nghĩa là nếu có 100 đơn vị dời cảng r thì tại cảng đến r’ sẽ chỉ nhận được 90 đơn vị. Động lực phân bổ thu nhập toàn cầu Báo cáo phân chia tác động của các hiệp định thương mại theo loại hình hộ gia đình và đối tượng lao động. Sự phân chia như vậy là một phương thức quan trọng để xác định tác động giảm nghèo và phân bổ của bất kỳ hiệp định thương mại nào. Để mô hình hóa những tác động phân bổ này, chúng tôi dự định sử dụng Mô hình Khung động lực Phân bổ Thu nhập Toàn cầu (GIDD)11. Mô hình GIDD là một khung mô phỏng vĩ mô-vi mô từ trên xuống, sử dụng để phân bổ các kết quả kinh tế vĩ mô của mô hình CGE cho hộ gia đình trong Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (ĐTMSHGĐVN 2012). Mô hình kinh tế vi mô sẽ 10 Tỉ lệ các biện pháp giảm HRPTQ thực tế lấy từ 21 nhóm vấn đề riêng biệt, căn cứ vào thang điểm từ 0 đến 100, trong đó điểm số cao chỉ mức giảm rào cản thương mại lớn hơn của TPP so với các FTA hiện hành. Xem Ngân hàng Thế giới (2016), tr. 236 (Hình A.4.1.1). 11 GIDD được Nhóm Triển vọng Phát triển của Ngân hàng Thế giới xây dựng, kế thừa từ các hoạt động trước trong đó có các phân tích mô phỏng từ trên xuống. Xem François Bourguignon, Ferreira, and Leite (2008); Francois Bourguignon, Bussolo, Pereira da Silva (2008); Davies (2009). Các phiên bản trước của GIDD có thể xem trong François Bourguignon & Bussolo, (2013); Bussolo, De Hoyos, & Medvedev, (2010). Các ứng dụng mô hình gần đây gồm có đánh giá phân bổ tác động của thay đổi dân số (Ahmed, Cruz, Go, Maliszewska, & Osorio Rodarte, 2014); Khả năng hồi phục của Châu Phi trước tình trạng khí hậu, bạo lực và sự trì trệ kinh tế toàn cầu (Devarajan và các tác giả khác, 2015), hội nhập thương mại khu vực sâu rộng ở khu vực Tây Phi (Balistreti và các tác giả khác, 2016), hay tác động giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng của việc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và tái cân bằng (Lakatos, Maliszewska, Osorio-Rodarte, & Go, 2016). Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 40 xuyên Thái Bình Dương thực hiện phân bổ tác động đồng thời bảo đảm đồng bộ với mô hình hành vi chung quan sát được từ mô hình vĩ mô. Hai mô hình này chủ yếu được áp dụng căn cứ trên những thay đổi về nguồn cung lao động, sự hình thành kỹ năng, thu nhập thực tế, vì thế có sự liên hệ thông qua những biến cụ thể và quan trọng phản ánh được những thay đổi này (xem danh mục các biến gộp ở Hộp dưới). Khung mô phỏng vi mô được thực hiện theo 5 bước. Các bước từ 1 đến 4 cho phép thay đổi mức phân bổ thu nhập giữa các cá nhân giữ cho mức bình quân quốc gia không đổi; trong khi bước 5 áp dụng tỉ lệ tăng phân bổ không đổi cho mọi đối tượng. Nói một cách ngắn gọn, bước 1 cho phép thay đổi cơ cấu dân số của điều tra hộ gia đình theo các dự báo dân số, giáo dục ngoại sinh. Bước 2 cho phép dịch chuyển lao động từ các ngành đang thu hẹp hay mở rộng trong nền kinh tế, trong khi các thay đổi về kỹ năng, mức tăng lương theo ngành được mô hình hóa ở bước 3. Bước 4 điều chỉnh các thay đổi theo mức giá tương đối của người tiêu dùng. Sau cùng, bước 5 tính vào mô hình những thay đổi về mức tăng tiêu dùng hộ gia đình bình quân đầu người trên quy mô toàn nền kinh tế.12 HỘP: Động lực phân bổ thu nhập toàn cầu – Các biến gộp sử dụng để liên kết các mô hình kinh tế vĩ mô và vi mô 1. Biến gộp địa lý: c = {biến gộp của từng nước/khu vực} 2. Thời gian: t = {0, 1, … , T} 3. Đặc điểm dân số: {mct • gct • Sct} trong cấu trúc, trong đó: - mct = {độ tuổi} - gct = {giới tính} - Sct = {trình độ giáo dục dựa trên số năm học đã hoàn thành} 4. Tình trạng lực lượng lao động: f = {tình trạng tham gia lực lượng lao động} 5. Việc làm: cung lao động lpqct, thu nhập từ lao động wpqct, thu nhập không từ lao động zpqct trong nền kinh tế với: - p = {các ngành} - q = {loại hình lao động} 6. Biến gộp phúc lợi: thu nhập /tiêu dùng đầu người gộp Īct 7. Chỉ số giá: Pbct trong đó: - b = {tiêu dùng hộ gia đình gộp} Nguồn: Osorio Rodarte (2016). 12 Xem chi tiết nội dung mô hình vi mô GIDD trong nghiên cứu của Osorio Rodarte (2016). Trường hợp của Việt Nam 41 BẢNG A1. Những ngành, quốc gia/khu vực được đưa vào mô hình CGE toàn cầu Ngành Quốc gia/Khu vực Nông nghiệp Ốtxtrâylia Khai thác khoáng sản Brunây Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Canađa Dệt may Chilê May mặc, hàng da Nhật Bản Hóa chất, cao su, đồ nhựa Malaixia Kim loại Mêhicô Phương tiện vận tải Niu Dilân Thiết bị điện tử Pêru Máy móc, thiết bị Xingapo Sản xuất công nghiệp khác Mỹ Ðiện, nước ... Việt Nam Xây dựng Braxin Thương mại, vận tải LB Nga Tài chính, dịch vụ kinh doanh khác Ấn Độ Thông tin, liên lạc, dịch vụ kinh doanh Trung Quốc Dịch vụ xã hội Nam Phi EU28 Ai Cập Côlômbia Thổ Nhĩ Kỳ Thái Lan Hàn Quốc Philipin Inđônêxia Bănglađét Campuchia Lào Kênya Êtiôpia Xri Lanka Tandania Khu vực Đông Nam Á Các nước khác trong Liên minh Hải quan khu vực Nam Phi Các nước khác 42 PHỤ LỤC 2. DIỄN BIẾN HÀNH VI CỦA MÔ HÌNH VĨ MÔ Các hình từ Hình 24 đến Hình 26 cho biết thay đổi theo tỉ lệ % so với kịch bản cơ sở về GDP, xuất khẩu, nhập khẩu trong từng kịch bản: CPTPP, TPP-12 và RCEP. Trục hoành biểu diễn số năm sau khi bắt đầu thực hiện hiệp định, trị số từ 0 đến 14; trục tung biểu diễn mức thay đổi so với kịch bản cơ sở. Cũng như các kết quả đã trình bày trong phần chính báo cáo, mức tác động của TPP-12 lớn hơn nhiều so với CPTPP hay RCEP. Các hệ số phụ mô phỏng trong trường hợp năng suất tăng được phản ánh ở mức GDP thay vì lượng xuất khẩu hay nhập khẩu. Đặc biệt, trong năm đầu thực hiện hiệp định, các mô phỏng cho thấy mức tăng mạnh so với kịch bản cơ sở, tiếp đến là các mức tăng theo năm thấp hơn. HÌNH 26. GDP trong các FTA khác nhau HÌNH 27. Xuất khẩu trong các FTA khác (% thay đổi so với kịch bản cơ sở) nhau (% thay đổi so với kịch bản cơ sở) Bình thường Kích thích tăng năng suất Bình thường Kích thích tăng năng suất 6.6 0.0 10.0 20.0 30.0 6.0 22.8 19.1 3.6 3.5 4.0 6.9 2.0 1.1 4.2 0.4 1.0 3.6 4.3 0.0 0 5 10 15 0 5 10 15 0 5 10 15 0 5 10 15 Năm thực hiện (t) Năm thực hiện (t) CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP Nguồn: Tính toán của tác giả. Nguồn: Tính toán của tác giả. HÌNH 28. Nhập khẩu trong các FTA khác nhau (% thay đổi so với kịch bản cơ sở) Bình thường Kích thích tăng năng suất 30.0 24.9 21.7 10.0 20.0 7.6 5.4 5.3 6.3 0.0 0 5 10 15 0 5 10 15 Năm thực hiện (t) CPTPP TPP-12 RCEP Nguồn: Tính toán của tác giả. 43 PHỤ LỤC 3. PHÂN TÍCH CHI TIẾT PHÂN BỔ THU NHẬP THEO CÁC BƯỚC MÔ PHỎNG KINH TẾ VI MÔ Phân tích chi tiết các bước mô phỏng cho kết quả hữu ích để hiểu được cơ chế tạo ra những thay đổi về phân bổ thu nhập. Hình 27 cho thấy mức tăng thu nhập ban đầu có liên hệ chặt chẽ với tác động hồi quy của các thay đổi về mức lương tương đối. Những mô phỏng này chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn tạo ra do thay đổi mức tăng lương trong kịch bản TPP-12, và mức độ ảnh hưởng đến những hộ nghèo nhất lớn đến mức khiến những đối tượng này trở nên nghèo hơn so với kịch bản RCEP ít tham vọng hơn. HÌNH 29. Đường cong tỉ lệ tăng trưởng của từng trường hợp FTA Đường cong tỉ lệ tăng trưởng so với kịch bản cơ sở, 2030 CPTPP TPP-12 RCEP % thay đổi so với kịch bản cơ sở 4 26 8 0 50 100 0 50 100 0 50 100 Nhóm phân vị thu nhập đầu người a: Tăng trưởng b: a + Tái phân bổ ngành c: b + Mức tăng lương d: c + Giá thực phẩm Nguồn: Tính toán của tác giả. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: The case of Vietnam 46 © 2018 International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank 1818 H Street NW, Washington, DC 20433 Telephone: 202-473-1000; Internet: www.worldbank.org Some rights reserved 1 2 3 4 19 18 17 16 This work is a product of the staff of The World Bank. The findings, interpretations, and conclusions expressed in this work do not necessarily refl ect the views of The World Bank, its Board of Executive Directors, or the governments they represent. The World Bank does not guarantee the accuracy of the data included in this work. The boundaries, colors, denominations, and other information shown on any map in this work do not imply any judgment on the part of The World Bank or MPI concerning the legal status of any territory or the endorsement or acceptance of such boundaries. Nothing herein shall constitute or be considered to be a limitation upon or waiver of the privileges and immunities of The World Bank, all of which are specifically reserved. Rights and Permissions You are free to copy, distribute, transmit, and adapt this work, including for commercial purposes, under the following conditions: Attribution—Please cite the work as follows: World Bank 2018. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership: the case of Vietnam Washington, DC: World Bank. License: Creative Commons Attribution CC BY 3.0 IGO Translations—If you create a translation of this work, please add the following disclaimer along with the attribution: This translation was not created by The World Bank and should not be considered an official World Bank. The World Bank shall not be liable for any content or error in this translation. Adaptations—If you create an adaptation of this work, please add the following disclaimer along with the attribution: This is an adaptation of an original work by The World Bank. Views and opinions expressed in the adaptation are the sole responsibility of the author or authors of the adaptation and are not endorsed by The World Bank. Third-party content—The World Bank does not necessarily own each component of the content contained within the work. The World Bank therefore does not warrant that the use of any third-party-owned individual component or part contained in the work will not infringe on the rights of those third parties. The risk of claims resulting from such infringement rests solely with you. If you wish to re-use a component of the work, it is your responsibility to determine whether permission is needed for that re-use and to obtain permission from the copyright owner. Examples of components can include, but are not limited to, tables, fi gures, or images. All queries on rights and licenses should be addressed to World Bank Publications, The World Bank Group, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; fax: 202-522-2625; e-mail: pubrights@worldbank.org. Cover design: Hong Duc Design Team Library of Congress Cataloging-in-Publication Data has been requested. 47 CONTENTS Abbreviations ..................................................................................................................................................................................................................... 49 Preface and Acknowledgments ............................................................................................................................................................ 50 Summary ..............................................................................................................................................................................................................  51 I. Introduction ...........................................................................................................................................................................................................  53 II. Methodology ........................................................................................................................................................................................................54 • Scenario analysis in a general equilibrium setting ........................................................................................54 • Signatory countries under each agreement ..........................................................................................................55 • Assumptions for reductions in tariffs and NTMs .............................................................................................. 56 III. Simulation results .........................................................................................................................................................................................63 • Economy-wide and sectoral impacts .............................................................................................................................63 • Trade diversion and creation ....................................................................................................................................................66 • Poverty and distributional impacts ..................................................................................................................................70 IV. Concluding Remarks ......................................................................................................................................................................................76 Bibliography .........................................................................................................................................................................................................................78 Annex 1. Methodology ........................................................................................................................................................................................80 • Linkage: global dynamic computeble general equilibrium (cge) model ..........................80 • Baseline ...............................................................................................................................................................................................................81 • Alternative Scenarios ..........................................................................................................................................................................82 • Global Income Distribution Dynamics ..........................................................................................................................83 Annex 2. Macro model dynamic behavior ...........................................................................................................................86 Annex 3. Distributional decomposition of micro-economic simulation steps ....... 87 Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 48 for Trans-Pacific Partnership FIGURES Figure 1. Membership of the CPTPP, TPP-12, and RCEP .........................................................................................................56 Figure 2. Trade barriers Vietnam faces on CPTPP markets, % .........................................................................................59 Figure 3. Trade restrictions Vietnam faces on TPP-12 markets, % ..............................................................................60 Figure 4. Trade restrictions Vietnam faces on RCEP markets, % ...................................................................................60 Figure 5. Trade restrictions Vietnam imposes on CPTPP markets, % ......................................................................61 Figure 6. Trade restrictions Vietnam imposes on TPP-12 markets, % .....................................................................61 Figure 7. Trade restrictions Vietnam imposes on RCEP markets, % ..........................................................................62 Figure 8. Macroeconomic impact of potential FTAs on Vietnamese economy by 2030, (percent deviations from the baseline) ...........................................................................................................................63 Figure 9. Sectoral changes in TPP12 w.r.t. baseline (billions) ...........................................................................................64 Figure 10. Sectoral changes in CPTPP w.r.t. baseline (billions) ..........................................................................................65 Figure 11. Sectoral changes in RCEP w.r.t. baseline (billions) ..............................................................................................65 Figure 12. Exports by destination, baseline conditions (US$, billions) .....................................................................67 Figure 13. Export destinations under each FTA, by 2030 .........................................................................................................68 Figure 14. Change in export destinations and sectors, CPTPP and TPP-12 (billions) ..............................68 Figure 15. Change in export destinations and sectors, CPTPP and RCEP (billions) ...................................69 Figure 16. Export concentration in Vietnam in the baseline in 2015, Herfindahl index ......................69 Figure 17. Export concentration changes by scenario, Herfindahl index, percent change .............70 Figure 18. Income distribution in Vietnam 2015 and 2030, baseline conditions .........................................74 Figure 19. Poverty reduction in Vietnam, baseline conditions ..........................................................................................74 Figure 20. Income inequality in Vietnam, baseline conditions ..........................................................................................74 Figure 21. People lifted from poverty due to FTAs, standard productivity ..........................................................74 Figure 22. Gender-gap in 2017 and 2030, Household consumption per capita ...........................................75 Figure 24. Growth Incidence curves of FTAs, standard productivity ...........................................................................75 Figure 23. Gender-gap effects of CP-TPP, Deviations with respect to baseline ..............................................75 Figure 25. Growth Incidence curves of FTAs, productivity kick .........................................................................................75 Figure 26. GDP under different FTAs (percentage change with respect to baseline) .............................86 Figure 28. Imports under different FTAs (percentage change with respect to baseline) ...................86 Figure 27. Exports under different FTAs (percentage change with respect to baseline)  86 Figure 29. Growth Incidence Curves for each FTA ............................................................................................................................87 TABLES Table 1. Vietnamese and foreign tariffs and NTMs ad valorem equivalents (trade-weighted) before and after trade liberalization, for markets included in each FTA, % ...............................................................................................................................................................................................59 Table 2. Impact of potential FTAs on Vietnamese economy by 2030 (percent deviations from the baseline) ....................................................................................................................................................................................64 49 ABBREVIATIONS ABP-2 Australia - World Bank Group Strategic Partnership in Vietnam, phase 2 AFTA ASEAN Free Trade Area ASEAN Association of Southeast Asian Nations CES Constant Elasticity of Substitution CGE Computable General Equilibrium Model CPTPP/TPP-11 Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership FDI Foreign Direct Investment FTA Free Trade Agreements GDP Gross Domestic Product GEP Global Economic Prospects GIDD Global Income Distribution Dynamics ITC International Trade Center NAFTA North American Free Trade Agreement RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership TPP-12 Trans Pacific Partnership Agreement WTO World Trade Organization 50 PREFACE AND ACKNOWLEDGMENTS This report was prepared by Maryla Maliszewska, Zoryana Olekseyuk, and Israel Osorio-Rodarte under the guidance of Jose G. Reis and Deepak Mishra. The report is provided as a part of a technical assistance program to support Vietnam’s trade and competitiveness funded by the Second Australia-World Bank Partnership (ABP-2) - an Australian Trust Fund, administered by the World Bank. The authors are grateful to Michael Ferrantino, Sebastian Eckardt, Duc Minh Pham, Brian Mtonya and Marcus Bartley Johns for their valuable comments and suggestions. We also acknowledge receiving valuable feedback from the participants from Ministry of Planning and Investment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs, and State Bank of Vietnam to the video conference presentations held in collaboration with the National Center of Information and Forecast of the Ministry of Planning and Investment. 51 SUMMARY This paper assesses economic and distributional impacts of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP, sometimes referred to as TPP-11). The potential impacts of CPTPP are compared to those of Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) and the original Trans Pacific Partnership (TPP-12) on Vietnam. Our simulation results suggest some of the following key impacts from CPTPP: • Output: By 2030, under conservative assumptions Vietnamese GDP is estimated to be 1.1% higher, compared with 0.4% higher under RCEP, and 3.6% higher under TPP-12 with respect to baseline economic conditions. Assuming a modest boost to productivity, the estimated increase of GDP would amount to 3.5% from CPTPP, compared with 6.6% for TPP12 and 1% from RCEP. • Exports and imports: under CPTPP, exports are projected to grow by 4.2%, and imports by 5.3%; with larger increases of 6.9% and 7.6% respectively assuming productivity gains. • Tariffs: In the case of tariffs faced by Vietnam, under CPTPP average trade weighted tariffs faced by Vietnamese exporters to CPTPP markets will fall from 1.7% to 0.2%. • Non-tariff measures: NTMs faced by Vietnam in CPTPP markets are expected to decline, on average, 3.6 percentage points in ad-valorem tariff-equivalent terms. • Sectoral impacts: for CPTPP, the largest growth in output is estimated to be in food, beverages and tobacco; clothing and leather; textiles; along with more modest growth in several manufacturing sub-sectors, as well as services. Export growth is expected to be strongest in food, beverages and tobacco; clothing and leather; chemical, leather and plastic products; transport equipment; and machinery and other equipment. Imports are expected to grow in all sectors. • Distributional impacts: CPTPP is projected to reduce poverty by 0.6 millions at poverty line $5.50 a day relative to baseline conditions in 2030. Although all income groups are expected to benefit, the benefits Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 52 for Trans-Pacific Partnership will be higher for higher-skilled workers in the top 60% of the income distribution. This underlines the importance of investments in human capital for benefiting fully from the agreement. There is high uncertainty regarding provisions to be included in RCEP and regarding how CPTPP or RCEP provisions would translate into improvements in market access or reductions of NTMs. Our analysis uses best available assumptions, but the impacts of FTAs will ultimately depend on the specific commitments and their implementation. Simulation results presented in this paper are a lower-bound estimate for the gains from trade openness, as many features of the FTAs are not captured by the model e.g. impact on foreign direct investment, endogenous productivity gains or development of new export products. Furthermore, the model does not capture the impact of measures such as harmonization of labor or environmental standards, intellectual property rights provisions, state-owned enterprises, investor-state dispute settlement or government procurement. I INTRODUCTION Vietnam is evaluating the economic gains from deepening regional trade integration under free trade agreements. The two major new agreements include Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) to be signed in March 2018 following the US departure from the Trans-Pacific Partnership (TPP) in January 2017 and the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) in its 21st round of negotiations. At the cross-roads, this paper contributes to the ongoing discussion on further trade integration of Vietnam by evaluating the economy-wide and distributional implications supporting the continuation of CPTPP despite the US departure and following up with RCEP. The innovative use of a global dynamic computable general equilibrium model (CGE) linked with a top-down microsimulation model allow us to assess winners and losers within the country. It is well understood that the gains from trade are not equally shared by all segments of the population. In such circumstances, analyzing the distributional consequences of each FTAs opens the discussion towards the implementation of policies to ameliorate the negative consequences of FTAs. This paper is organized as follows. Section II covers the main methodological aspects behind the simulations. This section describes the main assumptions of the CGE model and the top-down microsimulation model; defines broadly interventions in each scenario, and quantifies expected sectoral reductions in tariffs and non-tariff measures (NTMs) in Vietnam and other FTA signatory countries. Section III presents economy-wide simulations results, trade diversion and creation effects and distributional impacts associated with each FTA. Section IV concludes. II METHODOLOGY Scenario analysis in a general equilibrium setting A global dynamic computable general equilibrium (CGE) model LINKAGE linked to a microsimulation model are applied to study the impacts of potential free trade agreements on the Vietnamese economy. The impact of trade agreements is differentiated across types of households and workers. Such heterogeneity is key in determining the poverty and distributional impacts of any trade agreement. To model these distributional consequences, we use the Global Income Distribution Dynamics (GIDD) modeling framework. The GIDD, a top-down macro-micro simulation framework, will distribute the macroeconomic results of the CGE model to households in line with the Vietnam’s Household Living Standard Survey (VHLSS 2012). The microeconomic model distributes the effects while keeping consistency with the aggregate behavior observed in the macro model. The two models are connected mainly through changes in labor supply, skill formation, and real earnings. In terms of supply or labor, the macro and micro models incorporate projections of the availability of skilled and unskilled workers over time. These projections are based on standard population projections and educational trends. The GIDD framework accounts too for reallocation of labor across sectors in a dynamic setting. The labor migration simulation module selects and reallocates workers from the agricultural to the non-agricultural sector following general equilibrium changes in labor demand. Lastly, on the side of earnings, the GIDD incorporates the CGE-based simulated changes in skilled wage premia, income growth, and changes in relative prices for food and non- food items.1 The effects of trade agreements are estimated by constructing one baseline and three alternative scenarios that simulate reductions of multilateral tariffs 1 See Annex 1 for a more detailed description of the macro and micro modelling frameworks. The case of Vietnam 55 and NTMs under CPTPP, TPP and RCEP. The baseline simulation depicts a continuation of business as usual conditions – without signing new agreements. Furthermore, in our model, demographic and educational projections are part of the baseline scenario and play an important role in altering the relative supply of skilled versus unskilled labor, by country. Factor endowments are a strong determinant of comparative advantage across countries. In our baseline scenario the existing commitments on tariff reductions are implemented. Hence, there are two key aspects that differentiate alternative scenarios with respect to baseline: a) the number of signatory countries under each agreement; and b) the net effect of reduction in tariffs and non-tariffs barriers. Simulation results presented in this paper are a lower-bound estimate for the gains from trade openness, as many features of the FTAs are not captured by the model e.g. impact on foreign direct investment, endogenous productivity gains, development of new products. The modeling framework also does not cover the impacts of measures such as government procurement, harmonization of labor or environmental standards, which tend to have important impacts on productivity and welfare gains. Signatory countries under each agreement The TPP was originally negotiated with 12 economies in America, Asia, and the Australian continent. In the Americas, it included the NAFTA signatories (United States, Canada, and Mexico) plus Peru and Chile. The TPP’s largest economy in Asia is Japan, followed by Malaysia, Vietnam, Singapore, and Brunei. Early in 2017, the United States, the largest economy in the TPP block, formally withdrew its participation. The remining countries reopened the negotiations of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership (CPTPP) trying to maintain the degree of ambition of the original TPP12. RCEP, on the other hand, is a proposed free trade agreement between the ten member states of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) (Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, the Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam) and the six states with which ASEAN has existing free trade agreements (Australia, China, India, Japan, South Korea and New Zealand). RCEP negotiations were formally launched in November 2012 and are in their 21st round of negotiations. Figure 1 shows in a schematic diagram the participant countries in each of the two agreements and the overlap among them. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 56 for Trans-Pacific Partnership FIGURE 1. Membership of the CPTPP, TPP-12, and RCEP United States Australia Cambodia India Brunei Canada Lao PDR Japan Chile Myanmar Malaysia Mexico China New Zealand Peru Indonesia Singapore South Korea Vietnam Philippines Thailand Source: Authors’ elaboration. While gains from the scenarios described above will only capture the effect of international reallocation of production to the most cost-efficient sectors, they don’t account for additional gains in productivity associated with trade liberalization and increased openness. To account for possible productivity gains from trade liberalization we follow the findings of Topalova & Khandelwal, (2011) assuming that a 10% decrease in trade protection leads to a 0.5 percentage points productivity gain. As such, each of the three FTA scenarios has an alternative version constituting a potential upper bound of welfare gains including higher productivity, or productivity kick, based on trade-weighted average reduction of multilateral tariffs and NTMs. Assumptions for reductions in tariffs and NTMs The net effect of tariff and non-tariff reduction intervention can be measured as deviations with respect to baseline scenario. Changes in tariff and NTMs assumptions for each scenario are outlined below. • Baseline scenario: key macro indicators such as GDP, investment and current account follow projections from the World Bank (2016a) until 2018 and authors’ simulations after 2018. The baseline incorporates The case of Vietnam 57 implementation of existing FTAs commitments by 2030 as in the ITC data base (International Trade Centre, 2015). • CPTPP and TPP-12: implementation of the TPP agreement among its members with and without the USA begins in 20182. The scenario entails the reduction of tariffs as per the TPP tariff commitment schedules compiled by International Trade Centre (2016) and a reduction of non- tariff measures in goods and services as in Petri et al., (2016). As such, the CPTPP scenario assumes the same level of ambition as the original TPP12, simply excluding the US. • RCEP: implementation of the RCEP agreement among its 16 members begins in 2018. Reduction of barriers follows Petri, Plummer, & Zhai (2011) and the International Trade Centre (2016). The baseline includes the future reduction of tariffs as a result of existing FTA commitments up to 2030 following the data base of the International Trade Centre (2016). Tariffs and NTBs are calculated for each FTA using current and projected trade flows between Vietnam and its trading partners. Multilateral tariffs are projected to decline to minimum levels under CPTPP and TPP-12 with more moderate reductions in RCEP. Tariff reductions in CPTPP and TPP-12 follow estimates from Petri et al. (2016) based on actual TPP tariff commitments, while tariff reductions in RCEP follow Petri et al., (2011). Reductions in actionable non-tariff measures (NTMs) are assumed to be similar to the agreement between Korea and the US including some modifications based on analysis within the TPP and RCEP contexts. NTMs for goods are based on estimates by Kee, Nicita, & Olarreaga (2008) updated in 2012 and the services barriers are based on estimates by Fontagné, Mitaritonna, & Signoret (2016). Only 3/4s of measured barriers are considered as actual trade barriers, the rest is assumed to represent quality-increasing regulations (e.g., product safety standards), meanwhile only 3/4 of the remaining NTMs in the case of goods and 1/2 in the case of services are assumed to be actionable (i.e., politically feasible in a trade agreement). The rest of NTMs are assumed to be beyond the reach of politically viable trade policies. 2 2018 is not a realistic date for the start of implementation of commitments of FTAs, but the results would not be much affected if we selected date 2-3 years in the future due to long period of implementation, backloading of commitments and assuming that the economy would not undergo dramatic changes over the next few years. As such the results in 2030 should be interpreted as the impacts 12 years after the beginning of implementation period. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 58 for Trans-Pacific Partnership Table 1 summarizes changes in market access based on tariffs and NTBs. Tariffs faced-by and imposed-on Vietnam are projected to be pulled-down to minimal levels in CPTPP and TPP-12 scenarios; but the extent of the decline varies among them. For instance, in the case of tariffs faced by Vietnam, there will be a projected decline in average trade weighted tariff faced in exporting to CPTPP economies from 1.7% to 0.2%. In the case of TPP-12, this would be larger (from 4.2% to 0.1%) mainly due to the larger export volumes directed to the US as well as higher existing tariffs in the US on Vietnamese exports. Considering trade weighted average tariffs imposed by Vietnam on other parties, for CPTPP the reduction is assumed to be from 2.9% to 0.1%, and for TPP-12 it would be from 3.2% to 0.1 In contrast, multilateral tariffs would remain higher in the less ambitious RCEP. Despite large reductions in tariffs, NTMs are projected to play a definitive role in market access. CPTPP and TPP-12, as noted above, are more ambitious in terms of trade openness than RCEP. NTMs faced by Vietnam on foreign markets are expected to decline, on average, 3.6 percentage points (in ad- valorem equivalent terms) under CPTPP, 5.1 under TPP-12, and only 2.0 for RCEP. Vietnam’s imposed NTMs on foreign goods would decrease 2.9 percentage points, 5.3, and 1.4 for CPTPP, TPP-12, and RCEP, respectively. The sectoral composition of improved market access is responsible for the distribution of benefits across sectors and households. Figure 2 to Figure 7 below show the sectoral breakdown of tariffs and NTMs in 2015 and the projected level by 2030. Under CPTPP and TPP-12 tariffs are reduced to minimum levels and NTMs are reduced significantly across all sectors, particularly in food, beverages, and tobacco; agriculture; and all services exports. In contrast, Vietnam is estimated to still impose considerable tariffs under RCEP, especially in wearing apparel and leather; transport equipment; textiles; food, beverages and tobacco. But the largest restrictions under RCEP would come from NTMs, on which Vietnam imposes protection on merchandise trade goods (food, beverages, and tobacco, and agriculture) and across the board in trade services. The case of Vietnam 59 TABLE 1. Vietnamese and foreign tariffs and NTMs ad valorem equivalents (trade- weighted) before and after trade liberalization, for markets included in each FTA, % CPTPP TPP12 RCEP 2017 2030 2017 2030 2017 2030 Tariffs faced by Vietnam on FTA markets 1.7 0.2 4.2 0.1 0.7 0.3 Tariffs imposed by Vietnam on FTA 2.9 0.1 3.2 0.1 1.3 0.1 members NTB faced by Vietnam on FTA markets 9.4 5.8 9.4 4.3 9.3 7.3 NTB imposed by Vietnam on FTA members 7.9 5.0 10.3 5.0 6.8 5.4 Source: Authors’ estimates. FIGURE 2. Trade barriers Vietnam faces on CPTPP markets, % Tari s NTBs Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Scocial services 0 2 4 6 0 20 40 2015 2030 Source: Authors’ estimates. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 60 for Trans-Pacific Partnership FIGURE 3. Trade restrictions Vietnam faces on TPP-12 markets, % Tari s NTBs Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Scocial services 2015 2030 Source: Authors’ estimates. FIGURE 4. Trade restrictions Vietnam faces on RCEP markets, % Tari s NTBs Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Scocial services 2015 2030 Source: Authors’ estimates. The case of Vietnam 61 FIGURE 5. Trade restrictions Vietnam imposes on CPTPP markets, % Tari s NTBs Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Scocial services 2015 2030 Source: Authors’ estimates. FIGURE 6. Trade restrictions Vietnam imposes on TPP-12 markets, % Tari s NTBs Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Scocial services Source: Authors’ estimates. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 62 for Trans-Pacific Partnership FIGURE 7. Trade restrictions Vietnam imposes on RCEP markets, % Tari s NTBs Source: Authors’ estimates. III SIMULATION RESULTS Economy-wide and sectoral impacts Changes in signatory countries and the application of differentiated tariff and NTMs are the key aspects that differentiate each scenario in the general equilibrium setting. As illustrated in Figure 8 and Table 2, Vietnam macroeconomic gains from integration would have been the highest in the case of TPP-12. The estimated gains by 2030 would be a GDP increase of 3.6% compared to 1.1% and 0.4% for the cases of CPTPP and RCEP, respectively.3 The high impact of the TPP-12 is mainly driven by the high share of international trade between partners, as the USA accounts for 19% of total exports of Vietnam in 2017 and is responsible for the highest reduction in trade barriers (see e.g. Table 2 for NTMs). FIGURE 8. Macroeconomic impact of potential FTAs on Vietnamese economy by 2030 (percent deviations from the baseline) GDP Exports Imports 6.6 22.8 30 6 20 19.1 24.9 21.7 4 3.5 3.6 20 10 6.9 2 10 7.6 1.1 1.0 4.2 3.6 4.3 5.3 5.4 6.3 0.4 0 0 0 CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP Standard Productivity Kick Source: Authors’ estimates. 3 Annex includes the dynamic evolution of GDP under each scenario. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 64 for Trans-Pacific Partnership TABLE 2. Impact of potential FTAs on Vietnamese economy by 2030 (percent deviations from the baseline) Standard simulations Simulations with productivity kick CPTPP TPP12 RCEP CPTPP TPP12 RCEP GDP 1.1 3.6 0.4 3.5 6.6 1.0 Exports 4.2 19.1 3.6 6.9 22.8 4.3 Imports 5.3 21.7 5.4 7.6 24.9 6,3 Source: Authors’ estimates. FIGURE 9. Sectoral changes in TPP12 w.r.t. baseline (billions) Output Exports Imports Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Scocial services 0 50 100 0 50 100 0 50 100 Standard Productivity Kick Source: Authors’ estimates. The case of Vietnam 65 FIGURE 10. Sectoral changes in CPTPP w.r.t. baseline (billions) Output Exports Imports Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Social services -20 0 20 40 -20 0 20 40 -20 0 20 40 Standard Productivity Kick Source: Authors’ estimates. FIGURE 11. Sectoral changes in RCEP w.r.t. baseline (billions) Output Exports Imports Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Social services 0 5 10 0 5 10 0 5 10 Standard Productivity Kick Source: Authors’ estimates. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 66 for Trans-Pacific Partnership Figures 9 to Figure 11 show sectoral absolute changes with respect to baseline conditions for output, exports, and imports for each one of the simulated FTAs. Under TPP-12, the sectors that concentrate most of the gains are i) wearing apparel and leather and ii) textiles; - mostly directed to the US market. For instance, exports and production for these two sectors would be close to US$100 million higher by 2030 with respect to baseline conditions. As expected, under CPTPP and RCEP smaller output and exports are observed. The sectors that benefit the most under CPTPP are i) food, beverages, and tobacco; ii) wearing apparel and leather, and iii) textiles; while i) food beverages and tobacco benefit the most under RCEP. Under CPTPP output of several services sectors expands. The increased demand is driven by faster economic growth and income gains, as well as higher demand for trade-related services such as transport, finance and other business services. Trade diversion and creation Under baseline conditions, it is expected that Vietnam’s exports would grow 4.32% on annual basis with a well-diversified portfolio of export destinations. Total exports will reach US$311.1 billion by 2030 compared with US$179.5 predicted by the simulation in 2017. Individual countries that will receive the largest proportion of Vietnamese exports by 2030 are the United States with 17.4% of total exports, followed by China with 13.2%. As a block, countries grouped in other RCEP members would concentrate 21.9%,4 the European Union would receive 16.7% and “TPP-RCEP joint members” 14.8%5. The simulated FTAs would increase the size of exports. For instance, in the case of CPTPP and by 2030, Vietnam’s export flows would be higher in US$13.1 billion with respect to baseline. Similarly, TPP and RCEP would increase exports in US$59.2 and US$11.2 billion, respectively. FTAs tend to increase export flows toward signatory countries. For instance, under CPTPP exports to signatory countries would increase from US$54 to US$80 billion by 2030 reaching 25% of total exports. Exports directed to CPTPP members would increase in “Food, Beverages, and Tobacco” and “Wearing apparel and leather” and “Textiles” and overall these sectors would see an increase in exports of US$10.1, US$6.9 and US$0.5 billion, respectively. In contrast, exporting sectors that would observe the largest net decline are “Agriculture” (-US$1.6b), “Other manufacturing” (-US$1.2b), “Electronic 4 South Korea: 5%, India: 4.6%, Philippines: 4.3%, Thailand: 3%; India: 2.9%, Cambodia: 2%, and Lao’s PDR: 0.3% 5 Japan: 8.1%, Malaysia: 3.3%, Australia: 1.7%, Singapore: 1.5%, and New Zealand 0.2% The case of Vietnam 67 equipment” (-US$0.5b), and “Metals” (-US$0.4b) that are directed mostly to the group “Other RCEP” members and China. Simulation results indicate that under CTPPP the export portfolio across sectors will concentrate favoring the “Wearing apparel and leather” and “Food, beverages, and tobacco” sectors that would increase their export share to 22.6% and 13.6% or 1.3 and 2.8 percentage points respectively. Under TPP-12 the United States would double its share in Vietnam’s exports reaching 37% with an absolute increase in of US$83 billion by 2030. Similarly, Vietnam would increase their exports to “other countries in TPP-12 in North and South America” by US$11 billion with respect to baseline. In contrast, exports would decline for China (-US$8 billion), “other RCEP members” (-US$13 billion), the EU (-US$8), and “rest of the World” (-$US7). Simulations results suggest that under TPP-12 the export portfolio across sectors will concentrate favoring the “Wearing apparel and leather” sector that will see an increase in the share of total exports of 14.7 percentage points, climbing from 21.3 to 36 of total exports. This increase in export share would be equivalent to an increase of US$54.4 billion in exports by 2030 for the “Wearing apparel and leather” sector. To a lesser extent, Textiles would account for 11.9 percent of total exports, from 7.9 in the baseline scenario. Under TPP-12, the textiles sector will experience an increase of US$15 billion with respect to the baseline in 2030. FIGURE 12. Exports by destination, baseline conditions (US$, billions) 2018 2030 Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Social services 0 20 40 60 0 20 40 60 USA Other TPP in N/S-America TPP/RCEP joint members China Other RCEP members EU Rest of World Source: Authors’ estimates. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 68 for Trans-Pacific Partnership FIGURE 13. Export destinations under each FTA, by 2030 Baseline ($311.1b) CPTPP ($324.2b) TPP-12 ($370.3b) RCEP ($322.3b) 40 54 38 51 33 40 55 8 44 137 8 50 21 53 52 46 52 59 55 68 65 71 43 35 48 19 44 41 USA Other TPP in N/S-America TPP/RCEP joint members China Other RCEP members EU Rest of World Source: Authors’ estimates. FIGURE 14. Change in export destinations and sectors, CPTPP and TPP-12 (billions) CPTPP TPP-12 Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Social services 0 5 10 0 50 100 USA Other TPP in N/S-America TPP/RCEP joint members China Other RCEP members EU Rest of World Source: Authors’ estimates. The case of Vietnam 69 FIGURE 15. Change in export destinations and sectors, CPTPP and RCEP (billions) CPTPP RCEP Agriculture Natural resources / mining Food, beverages, tobacco Textiles Wearing apparel and leather Chemical, rubber, plastic products Metals Transport equipment Electronic equipment Machinery and equipment nec Other manufacturing Utilities Construction Trade and transport Finance and other business services Communication and business services nec Social services 0 5 10 0 5 10 USA Other TPP in N/S-America TPP/RCEP joint members China Other RCEP members EU Rest of World Source: Authors’ estimates. FIGURE 16. Export concentration in Vietnam in the baseline in 2015, Herfindahl index Markets Sectors Thailand Turkey Malaysia USA Vietnam India Phillipines Vietnam Japan Sri Lanka China Canada USA Thailand Chile Korea Australia Egypt Korea Mexico India China Brazil Malaysia Egypt Phillipines Sri Lanka Brazil Turkey Japan Bangladesh Chile Canada Australia Mexico Bangladesh 0 .2 .4 .6 0 .2 .4 .6 Export concentration, Her ndahl Index Source: Authors’ calculations using GTAP database and following the aggregation in Table A1. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 70 for Trans-Pacific Partnership FIGURE 17. Export concentration changes by scenario, Herfindahl index, percent change Markets Sectors 100 Herfindahl Index of exports, percent change Export concentration 50 6.5 71.2 61.5 1.6 0 -10.6 -3.0 CPTPP TPP-12 RCEP Source: Authors’ calculations using GTAP database and following the aggregation in Table A1. Diversification in exports is usually calculated using the Herfindahl Index of exports at the sector and market level. The Herfindahl Index is a measure of concentration that ranges from the highest value of 1, that denotes absolute concentration, to an asymptotic lower-limit of 0 that signals the lowest level of concentration. Vietnam has a well-diversified export basket, both in terms of markets and exporting sectors as compared to its trading partners (see for instance Figure 16). For the case of CPTPP and with respect to baseline conditions, simulation results suggest that export diversification would be moderately affected with a 6.5 percent increase in sectoral concentration of exporting, accompanied by a 10.6 percent increase in diversification in export destinations. In contrast, the simulation results suggest that TPP-12 would increase export concentration in both, markets and sectors, in 71 and 61 percent, respectively. This marked increased in export concentration would be driven by exports of wearing apparel directed to the U.S. market. Poverty and distributional impacts At the sectoral level, reduction of trade barriers and increases in consumption, production and exports explain economic gains for each FTA. Sectoral expansion determines demand for labor and equilibrium wages. Among the options The case of Vietnam 71 analyzed in this paper, the distributional analysis shows that a more ambitious and wider reaching trade agenda (TPP-12), despite its larger gains, would tend to increase the skill wage premia and concentrate benefits on the more educated and wealthier segments of the population. By 2030 and under TPP-12, household incomes for the top decile would increase 8 percent with respect to baseline conditions: 5.8 percentage points above the growth observed by households in the poorest decile. This percent difference would be of 2 and 1 percentage point for CPTPP and RCEP, respectively. Therefore, CPTPP and RCEP are relatively more pro-poor, but the overall income gains are much smaller. This section analyses the potential poverty impact of CPTPP, in comparison with TPP-12 and RCEP. It uses poverty lines of $3.20/day and $5.50/day, rather than the global extreme poverty line of $1.90/day, as this is assessed to be more appropriate to Vietnam’s circumstances as a country on track to upper middle-income country status. Extreme poverty has been typically measured using an absolute poverty line of PPP$1.90/day. While this absolute poverty line is adequate for the majority of low-income countries, experience indicates that middle-income countries require more adequate definitions to measure the evolution of poverty. The literature finds that as countries reach higher levels of per capita income they either increase the minimum threshold level for poverty or adopt relative poverty lines (Ravallion & Chen, 2011). In line with this finding, the World Bank has released a set of additional poverty lines at PPP$3.20 a day for lower-middle income and at PPP$5.50 a day for upper- middle income countries. In the forward-looking context of this paper, and considering that Vietnam would reach upper-middle income status under business as usual conditions, we monitor the extent of poverty using these two alternative poverty lines. Figure 18 below depicts the distribution of per capita income in Vietnam in 2015 and in 2030 under business as usual conditions. It can be seen that as income per capita grows, not only the distribution of income shifts to the right, but also it changes its shape due to simulated changes in demographic and educational attainment. The area below each distributional line and to the left of each poverty line represents the share of people that fall below poverty line. According to estimates from the World Bank, the incidence of poverty in 2014 was 11.6 percent, as measured by the poverty headcount ratio using a line of PPP$3.20/day. This figure is roughly in line with a headcount ratio of 13.5 percent using the Vietnamese national poverty line6. In contrast, using the higher poverty line for upper-middle income countries at PPP$5.50 a day, 6 Data obtained from World Bank data. https://data.worldbank.org/indicator/SI.POV.NAHC?locations=VN. Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 72 for Trans-Pacific Partnership the incidence of poverty would be 36.3 percent. As can be seen in Figure 19 below, over the next 15 years, business as usual conditions project a steady decline in poverty to levels of 4.5 using the $3.20 a day line and 15.0 with a line of PPP$5.50 a day. The poverty line that is closest to the peak of income distribution maximizes the growth elasticity of poverty reduction7, therefore we present poverty impacts for 2025 and 2030, the first being the point when the growth elasticity of poverty reduction is higher. Impacts on poverty reduction, in millions of people lifted out from poverty by 2025 and 2030, under each FTAs are depicted in Figure 21 below using standard productivity assumptions. CPTPP, as well as the other two agreements studied, lead to positive outcomes for the poor at both the $3.20/ day and $5.50/day poverty lines. In general trade agreements that create the most opportunities in the sectors in which the poor are currently employed will result in the strongest relative gains for the poor. In this context, CPTPP leads to positive, if modest, poverty reduction. CPTPP would have lifted from poverty (at PPP$5.50 a day) 0.9 and 0.6 million of people in 2025 and 2030 respectively. This effect is slightly below of what can be accomplished with RCEP and half of the effect obtained with TPP-12. Not surprisingly, TPP-12 exhibits the largest effects on poverty reduction due to biggest boost to growth. By 2030, it would have lifted from poverty (at PPP$5.50 a day) 1.4 million people in addition to baseline conditions. Using a poverty line of $3.20 a day, it can be seen that differences in poverty impacts between scenarios are more moderate in comparison, and by 2025, RCEP has in fact equal gains in poverty reduction to those of CPTPP. These facts highlight the importance of looking beyond the impact on absolute poverty lines and addressing the impact across the income distribution. In the absence of future gender-inclusive policies, the business-as-usual scenario projects a moderate increase in the gender gap8 that is generated by increases in the skill wage premium. Under baseline assumptions and by 2030, the more skilled households in the top-60% of the income distribution would benefit from larger increases in wages with respect to households in the less-skilled bottom-40% – an absolute difference of 4.3% by 2030. These gains would be tilted towards male workers, who tend to have higher initial wages than females (see Figure 22). The implementation of the CPTPP would impose additional but small negative effects on the gender gap, as depicted in Figure 23. By 2030, the gender gap in household consumption per capita would 7 For a broader discussion on the elasticity of growth and poverty reduction, see Osorio-Rodarte & Verbeek (2015). 8 Measured by relative per capita household consumption of males versus females, 15 to 64 years old. The case of Vietnam 73 increase for households in the bottom-40%, particularly for skilled workers with a 0.25 percentage points increase with respect to baseline conditions. In comparison, the gender effects that CPTPP would impose on the top-60% of the income distribution are negligible. People at higher ends of the income distribution benefit proportionately more than the poor, because the agreement creates more economic opportunities for skilled workers. Figure 24 and Figure 25 below depicts the growth incidence curves with respect to baseline for each one of the FTAs. The curves show, for each percentile of the income distribution, the absolute gains in income per capita relative to baseline conditions. Figure 24 on the right shows the curves using standard productivity assumptions, at a much lower level than Figure 25 in the left, which shows growth incidence curves with productivity kick assumptions. Gains shown in the growth incidence curve result from applying the microsimulation on top of the Vietnamese Household Living Standards Survey (2012). The microsimulation recovers macroeconomic shocks for each FTA and simulates impacts on a) sectoral reallocation of labor, b) changes in relative wages, and c) changes in real household consumption. While TPP-12 and CPTPP have larger positives effects than RCEP, on average, they result in relatively higher income gains for individuals in the top 60 percent of the population than in the bottom 40 percent. In contrast, RCEP is assumed to lead to expansion of sectors with a greater concentration of employment among the bottom 40 percent of the income distribution, including agriculture and food products. If the final outcome of RCEP is consistent with this, it would lead to relatively greater benefits for the poor than those that would result from CPTPP, or could have resulted from TPP. The annex at the end of this note contains more details about the simulation process that gives shape to the incidence curves. More specifically, Figure 29 in the annex decomposes the incidence curve by each sequential micro- simulation step. Overall, changes in relative wages exert the largest effect on the distribution of benefits. Across all scenarios, the effect of relative wages is regressive with respect to baseline conditions, meaning that increases in relative income would tend to benefit the more educated, and affluent, segments of the population. The extent of the increase in relative wages is positively correlated with the growth in household consumption and trade openness. In other words, the more ambitious trade agendas would tend to create faster growth but, as the economy expands, it would tend to increase the demand for skilled labor and increase income inequality. These results, while highly susceptible to assumptions about the formation of human capital, contribute to highlight the importance of using adjustment policies as instruments for Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 74 for Trans-Pacific Partnership compensating those left behind and building domestic support towards more ambitious trade agendas, combined with efforts to invest in human capital, and ease mobility from sectors that are negatively- or slower-growing to those with greater economic opportunities. FIGURE 18. Income distribution FIGURE 19. Poverty reduction in Vietnam 2015 and 2030, in Vietnam, baseline conditions baseline conditions Vietnam: Poverty Headcount (%) .6 40.0 PPP$3.20/day 36.3 26.5 .4 20.0 20.5 15.0 .2 11.6 7.2 5.3 4.5 PPP$5.50/day 0 0.0 $0.25 $1.8 $13.26 $98 $725 2015 2020 2025 2030 Per capita household income, PPP$(2011) $3.20/day $5.50/day 2015 Baseline Source: Authors’ estimates. Source: Authors’ estimates. FIGURE 20. Income inequality FIGURE 21. People lifted from poverty in Vietnam, baseline conditions due to FTAs, standard productivity Vietnam: Inequality Standard Productivity 37.3 $3.20/day $5.50/day 2 37.0 1.8 1.4 Gini coeff., % 1.1 Millions 36.1 36.0 1 0.9 0.8 0.6 0.5 35.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.1 35.0 34.8 0 CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP 2015 2020 2025 2030 2025 2030 Source: Authors’ estimates. Source: Authors’ estimates. The case of Vietnam 75 FIGURE 22. Gender-gap in 2017 and FIGURE 23. Gender-gap effects of CP- 2030, Household consumption per capita TPP, Deviations with respect to baseline Baseline conditions Bottom 40% Top 60% Household consumption per capita Gender gap, p.p. di erence wrt baseline 10,000 .3 0.25 98 66 83 80 PPP$ (2011) .2 50 3 89 0 5,000 52 25 4 31 3 .1 25 0.07 33 21 16 16 0.02 0 2017 2030 2017 2030 0 Bottom 40% Top 60% CP-TPP CP-TPP 2030 2030 Males Females Unskilled Skilled Source: Authors’ estimates. Source: Authors’ estimates. FIGURE 24. Growth Incidence curves of FIGURE 25. Growth Incidence curves of FTAs, standard productivity FTAs, productivity kick Growth Incidence Curve with respect to Baseline, 2030 Growth Incidence Curve with respect to Baseline, 2030 8 8 % change w.r.t. Baseline % change w.r.t. Baseline 6 6 4 4 2 2 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 Percentiles of Per Capita Income Percentiles of Per Capita Income CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP Source: Authors’ estimates. Source: Authors’ estimates. IV CONCLUDING REMARKS Multilateral trade agreements, including the recently concluded CPTPP and the prospective RECEP are expected to further boost Vietnam’s investment and export driven growth model. The results of this paper indicate that the CPTPP would yield robust economic gains for Vietnam, albeit at a lower level than the original TPP12. Gains from CPTPP are expected to be concentrated in a handful of industries: Wearing apparel experiences the largest gains in all scenarios, Textiles gain relatively more under TPP, Food, beverages, and tobacco output and exports are highest under CPTPP. In terms of distribution of the gains, all income groups are expected to benefit under CPTPP, but the benefits will be higher for higher-skilled workers in the top 60% of the income distribution. In addition to the welfare gains simulated by our model, the CPTPP is likely to bring about increase in FDI, lead to further expansion of services sectors and boost productivity gains. In particular, CPTPP rules-of- origin may encourage investments in upstream industries and make exports less dependent on imported materials but more on domestic supply chains.9 This response in turn will boost domestic value added in exports, stimulate domestic private firms to integrate more proactively into global value chains and therefore promote the SME sector development. The assessment also suggests that welfare gains from RCEP are significant although smaller than under the CPTPP and TPP12. It is important to underline that the comparison of RCEP with CPTPP and TPP12 depends in part on an assumed level of ambition of liberalization for RCEP, so the relatively lower welfare gains would be higher if the agreement reaches higher level of ambition. Aside of the direct gains stemming from trade liberalization and improved market access, the CPTPP is expected to stimulate and accelerate domestic reforms in many areas, such as competition, services (including financial 9 Increased FDI in upstream industries, especially in the textile sector, however, entails environmental risks and Vietnam needs to have appropriate policies and regulations to encourage environmentally friendly technology and FDI. The case of Vietnam 77 services, telecommunications, and temporary entry of service providers), customs, e-commerce, environment, government procurement, intellectual property, investment, labor standards, legal issues, market access for goods, rules of origin, non-tariff measures (including SPS and TBT measures), trade remedies etc. Moreover, delivering commitments under the CPTPP will contribute to promote transparency and support the creation of modern institutions in Vietnam. To reap the full benefits of further trade integration, implementation of CPTPP commitments should accompanied by further steps to enhance competitiveness and trade facilitation. Behind-the-border issues matter. The challenges involve continued improvement in connectivity to enable integration into global value chains and keep trade costs low. Domestic private and foreign invested firms that participate in GVCs need to be able to move goods across borders cost-effectively and reliably. This requires both good physical and institutional infrastructure. Recent research outcomes show that most of the high compliance costs relate to non-tariff barriers. Despite the recent progress in Customs reform and the implementation of the National and ASEAN Single Window, the compliance costs in terms of time and money for goods clearance before and on border remain high in Vietnam. Addressing this critical bottleneck will help deliver the commitments not only under the CPTPP but also the WTO’s Trade Facilitation Agreement. 78 BIBLIOGRAPHY Ahmed, A. S., Cruz, M., Go, D. S., Maliszewska, M., & Osorio Rodarte, I. (2014). How Significant is Africa’s Demographic Dividend for its Future Growth and Poverty Reduction? Balistreti, E. J., Maliszewska, M., Osorio Rodarte, I., Tarr, D. G., & Yonezawa, H. (2016). Poverty and Shared Prosperity of Deep Integration in Eastern and Southern Africa (Policy Research Working Paper Series). Bourguignon, F., & Bussolo, M. (2013). Income Distribution in Computable General Equilibrium Modeling (Vol. 1, pp. 1383–1437). Elsevier. Retrieved from http://ideas.repec.org/h/eee/hacchp/v1y2013icp1383-1437.html Bourguignon, F., Bussolo, M., & Pereira da Silva, L. A. (2008). The impact of macroeconomic policies on poverty and income distribution : macro-micro evaluation techniques and tools. Houndmills, Basingstoke, Hampshire  ; New York Washington, DC: Palgrave Macmillan ; World Bank. Retrieved from http://www.loc.gov/catdir/toc/ecip081/2007040478.html Bourguignon, F., Ferreira, F. H. G., & Leite, P. G. (2008). Beyond Oaxaca– Blinder: Accounting for differences in household income distributions. The Journal of Economic Inequality, 6(2), 117–148. https://doi.org/10.1007/ s10888-007-9063-y Bussolo, M., De Hoyos, R. E., & Medvedev, D. (2010). Economic growth and income distribution: linking macro-economic models with household survey data at the global level. International Journal of Microsimulation, 3(1), 92–103. Retrieved from http://ideas.repec.org/a/ijm/journl/ v3y2010i1p92-103.html Davies, J. B. (2009). Combining microsimulation with CGE and macro modelling for distributional analysis in developing and transition countries. International Journal of Microsimulation, 2(1), 49–65. Devarajan, S., Go, D. S., Maliszewska, M., Osorio Rodarte, I., Timmer, H., Osorio-Rodarte, I., & Timmer, H. (2015). Stress-testing Africa’s recent growth and poverty performance. Journal of Policy Modeling, 37(4), 521– 547. https://doi.org/10.1016/j.jpolmod.2015.04.006 Fontagné, L., Mitaritonna, C., & Signoret, J. E. (2016). Estimated Tariff Equivalents of Services NTMs. CEPII Working Paper, 20. International Trade Centre. (2015). Market Access Map (MAcMap) Tariff Rates for 2014–2031 between TPP Member Countries absent the TPP Agreement. International Trade Centre. (2016). Market Access Map (MAcMap) Tariff Rates for 2016–2046 between TPP Member Countries under the TPP Agreement. Kee, H. L., Nicita, A., & Olarreaga, M. (2008). Import Demand Elasticities and The case of Vietnam 79 Trade Distortions. Review of Economics and Statistics, 90(4), 666–682. https://doi.org/10.1162/rest.90.4.666 Lakatos, C., Maliszewska, M., Osorio-Rodarte, I., & Go, D. S. (2016). China’s slowdown and rebalancing: potential growth and poverty impacts on Sub- Saharan Africa (Policy Research Working Paper No. 7666). Retrieved from http://documents.worldbank.org/curated/en/2016/05/26362958/chinas- slowdown-rebalancing-potential-growth-poverty-impacts-sub-saharan- africa Osorio-Rodarte, I., & Verbeek, J. (2015). How effective is growth for poverty reduction? Do all countries benefit equally from growth? Retrieved October 27, 2017, from http://blogs.worldbank.org/developmenttalk/how-effective- growth-poverty-reduction-do-all-countries-benefit-equally-growth Osorio Rodarte, I. (2016). Modeling distributional effects of macroeconomic shocks: Increasing female participation and human capital in Turkey (GTAP Conference Paper). Washington, D.C. Petri, P. A., Plummer, M. G., Michels, L. S., David, M., Halbert, D., Dobbin, L., & Zeilinger, M. J. (2016). The Economic Effects of the Tpp: New Estimates. Assessing the Trans-Pacific Partnership Volume 1: Market Access and Sectoral Issues, 1(February), 6–30. https://doi.org/10.4054/ DemRes.2011.25.2.More Petri, P. A., Plummer, M. G., & Zhai, F. (2011). The Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration: A Quantitative Assessment. East-West Center Working Papers, Economics, 1–70. https://doi.org/F12, F13, F14, F15, F17 Ravallion, M., & Chen, S. (2011). Weakly Relative Poverty. The Review of Economics and Statistics, 93(4), 1251–1261. https://doi.org/10.1162/ REST_a_00127 Topalova, P., & Khandelwal, A. (2011). Trade Liberalization and Firm Productivity: The Case of India. Review of Economics and Statistics, 93(3), 995–1009. https://doi.org/10.1162/REST_a_00095 World Bank. (2016a). Potential Macroeconomic Implications of the Trans- Pacific Partnership. In World Bank (Ed.), Global Economic Prospects (pp. 219–255). Washington D.C. https://doi.org/doi:10.1596/978-1-4648-0675- 9. License: Creative Commons Attribution CC BY 3.0 IGO World Bank. (2016b). The Trans-Pacific Partnership and its Potential Economic Implications for Developing East Asia and Pacific. In World Bank (Ed.), East Asia and Pacific Economic Update April 2016: Growing Challenges. Washington D.C. van der Mensbrugghe, D., 2011, Linkage Technical Reference Document, Version 7.1, March 2011, Washington, DC: World Bank Publications. van der Mensbrugghe, D., 2013, Modeling the Global Economy – Forward Looking Scenarios for Agriculture, in Handbook of Computable General 80 ANNEX 1. METHODOLOGY Building on recent work of Petri et al. (2016), and the World Bank (2016a, 2016b) the backbone of the economic modelling is obtained by using a global dynamic computable general equilibrium model called LINKAGE (van der Mensbrugghe, 2011 and 2013). The analysis includes 17 production sectors and 35 countries/ regions (see Table A1) and simulates the impacts of policy changes up to 2030, including reduction of tariffs, Non-Tariff Measures (NTMs) in goods and services trade.  This modelling framework allows to incorporate the complex interactions of productivity differences at the country, sector or factor level, shifts in demand as income rises, as well changes in comparative advantage and trade flows following trade liberalization. The applied multi-regional dynamic CGE model accounts simultaneously for interactions among producers, households and governments in multiple product markets and across several countries and regions of the world. Although incorporating well-developed dynamic features such as accumulation of capital through changes in savings and investment, the model, however, lacks positive dynamic feedback loops concerning the accumulation of knowledge and the absorption of foreign technology through TPP-facilitated FDI, it also does not allow for modeling of extensive margins in exports. Therefore, the gains illustrated here may underestimate the eventual impact and represent the lower bound of potential benefits. In contrast, TPP- driven productivity increases in member countries could undermine the competitiveness of non-member countries and exacerbate the detrimental effects on non-member countries. Moreover, the intended harmonization of labor and environmental standards within the TPP has important implications for participating developing countries, but these processes are not explicitly incorporated in the model. While such harmonization has social and environmental benefits, it may also reduce competitiveness of firms that currently do not meet such standards, reducing the potential economic gains. Linkage: Global Dynamic Computeble General Equilibrium (CGE) model The core specification of the model replicates largely a standard global dynamic CGE model. Production is specified as a series of nested constant The case of Vietnam 81 elasticity of substitution (CES) functions for the various inputs – unskilled and skilled labor, capital, land, natural resources (sector-specific), energy and other material inputs. LINKAGE uses a vintage structure of production that allows for putty-semi putty capital. In the labor market we assume fixed unemployment and labor participation rates. Demand by each domestic agent is specified at the so-called Armington level, i.e., demand for a bundle of domestically produced and imported goods. Armington demand is aggregated across all agents and allocated at the national level between domestic production and imports by region of origin. The standard scenario incorporates three closure rules. First, government expenditures are held constant as a share of GDP, fiscal balance is exogenous while direct taxes adjust to cover any changes in the revenues to keep the fiscal balance at the exogenous level. The second closure rule determines the investment-savings balance. Households save a portion of their income, with the average propensity to save influenced by elderly and youth dependency rates, as well as GDP per capita growth rates. The savings function specification follows Loayza, Schmidt-Hebbel, and Serven (2000) with different coefficients for developed and developing countries. In the case of China and Russia, we target projections of investment or savings rates up to 2030 from World Bank regional reports. Since government and foreign savings are exogenous, investment is savings driven. The last closure determines the external balance. We fix the foreign savings and therefore the trade balance, hence changes in trade flows result in shifts in the real exchange rate. We first generate the long-term baseline, then run a number of counterfactual scenarios. By comparing the two, we can isolate the impacts of various policy changes: Baseline The GTAP data base is benchmarked to 2011. We run the model to 2018, replicating the key macroeconomic aggregates from the World Bank’s Global Economic Prospects (GEP 2016)10 report. Population growth is based on the medium fertility variant of the 2012 UN’s population projections Labor force growth follows the growth of the working age population – defined here as the demographic cohort between 15 and 64 years of age. The evolution of supply of 10 For China, we replicate the growth projections of World Bank (2014). Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 82 for Trans-Pacific Partnership skilled and unskilled workers is consistent with the IIASA constant educational trends (CER) scenario, where growth rates of the supply of skilled workers exceed that of unskilled. Capital accumulation is equated to the previous period’s (depreciated) capital stock plus investment. Productivity growth in the baseline is “calibrated” to achieve the growth rates for the baseline scenario (as in the GEP (2016)) up to 2018, then we fix the productivity growth for 2018-2030 to be consistent with historical trends. These productivity growth rates remain fixed in the counterfactual scenarios. The baseline scenario also incorporates tariff reductions in existing FTAs. These are based on the data set provided by International Trade Center, including all TPP members FTA commitments up to 2030 (ITC and MAcMap, 2015). Alternative Scenarios The results rest on planned tariff cuts in accordance with the provisions of FTAs among the members and on several key assumptions about the theoretically desirable and politically feasible (“actionable”) cuts in NTMs and the actual cuts likely to follow from FTA implementation. Although agreements must be ratified by all member countries, executed simulations assume implementation will begin in 2017. Moreover, the effects of the FTAs are evaluated relative to the baseline scenario which includes pre- existing trade agreements among member countries (e.g., NAFTA, AFTA, the ASEAN-Japan FTA, the ASEAN-Australia-New Zealand FTA and the P4 Agreement among Brunei Darussalam, Chile, Singapore and New Zealand). Tariff cuts as well as tariff commitments under the existing FTAs follow the published schedules under the agreements as documented in ITC and MAcMap (2015) and MAcMap (2016). The authors document tariff reductions due to the existing FTAs signed by members up to 2031 as well as commitments up to 2046 at the HS6 digit level. Reductions in actionable non-tariff measures (NTMs) follow the approach of Petri and Plummer (2016) and are assumed to be similar to the agreement between Korea and the US (KORUS), including some modifications based on analysis of the TPP and RCEP text. NTMs for goods are constructed from the 2012 update of estimates by Kee et al. (2009) and the services barriers are based on estimates by Fontagné, Mitaritonna, & Signoret (2016). Only three-quarters of measured barriers are considered as actual trade barriers, the rest is assumed to represent quality-increasing regulations (e.g., product safety standards). Further, only three-quarters of the remaining NTMs in the case of goods and one-half in the case of services are assumed to be actionable (i.e., politically feasible in a trade agreement), the rest is assumed to be The case of Vietnam 83 beyond the reach of politically viable trade policies.11 NTMs are modelled as iceberg trade cost. These are non-revenue generating costs, which allow for trade to expand if these costs are reduced. For example, if iceberg trade costs are equal to 0.9 for some transport node, that means that if 100 units leave port r, the destination port, r’, receives only 90 units. Global Income Distribution Dynamics The impact of trade agreements is differentiated across different types of households and workers. Such heterogeneity is key in determining the poverty and distributional impacts of any trade agreement. In order to model these distributional consequences, we plan to use the Global Income Distribution Dynamics (GIDD)12 modeling framework. The GIDD, a top-down macro- micro simulation framework, will distribute the macroeconomic results of the CGE model to households in the Vietnam’s Household Living Standard Survey (VHLSS 2012). The microeconomic model distributes the effects while keeping consistency with the aggregate behavior observed in the macro model. The two models operate mainly through changes in labor supply, skill formation, and real earnings, as a result, they are linked through key specific variables that reflect these changes. (See the list of aggregate variables in the Box below). The micro simulation framework is performed in 5 steps. Steps 1 to 4 change the distribution of benefits across individuals, keeping the national average intact; while step 5 applies a distributional-neutral growth for all individuals. Briefly explained, step 1 changes the demographic structure of the household survey according to exogenous population and education projections. The second step allows for the migration of labor from shrinking to expanding sectors in the economy while changes in skill and sectoral wage premia are modelled in step 3. Step 4 adjust for changes in the relative prices faced by consumers. Lastly, step 5 accounts for economy-wide changes in per capita household consumption growth.13 11 The fraction of actual NTM reductions is derived for 21 separate issues areas, based on a score from 0 to 100 with a higher score indicating larger reductions in trade barriers by TPP compared with existing FTAs. See World Bank (2016), p. 236 (Figure A.4.1.1). 12 GIDD was developed by the World Bank’s Development Prospects Group and was inspired by previous efforts involving top-down simulation exercises. See François Bourguignon, Ferreira, and Leite (2008); Francois Bourguignon, Bussolo, and Pereira da Silva (2008); Davies (2009). Earlier versions of the GIDD can be found in François Bourguignon & Bussolo, (2013); and Bussolo, De Hoyos, & Medvedev, (2010). Recent modeling applications include distributional assessments of the effects of demographic change (Ahmed, Cruz, Go, Maliszewska, & Osorio Rodarte, 2014); Africa’s resilience to climate, violence, and global economic stagnation (Devarajan et al., 2015), deeper regional trade integration in Western Africa (Balistreti et al. 2016), or the poverty and shared prosperity effects of China’s economic slowdown and rebalancing (Lakatos, Maliszewska, Osorio- Rodarte, & Go, 2016). 13 For a detailed specification of the GIDD micro model see Osorio Rodarte (2016). Economic and Distributional Impacts of Comprehensive and Progressive Agreement 84 for Trans-Pacific Partnership BOX: Global Income Distribution Dynamics - Aggregate variables used to link macro and micro economic models 1. Geographical aggregation: c = {individual country or regional aggregation} 2. Time: t = {0, 1, … , T} 3. Demographics: in a {mct • gct • Sct} structure with: - mct = {age groups} - gct = {gender} - Sct = {levels of education based on completed years of schooling} 4. Labor force status: f = {labor force participation status} 5. Employment: labor supply lpqct, labor incomes wpqct, and non-labor incomes zpqct in an economy with: - p = {sectors}; and - q = {types of workers} 6. Welfare aggregate: aggregate income/consumption per capita Īct 7. Price Index: Pbct where - b = {household consumption aggregates} Source: Osorio Rodarte (2016). The case of Vietnam 85 TABLE A1. Sectors and countries/regions included in the global CGE model Sectors Countries/Regions Agriculture Australia Natural resources / mining Brunei Darussalam Food, beverages, tobacco Canada Textiles Chile Wearing apparel and leather Japan Chemical, rubber, plastic products Malaysia Metals Mexico Transport equipment New Zealand Electronic equipment Peru Machinery and equipment Singapore Other manufacturing United States of America Utilities Viet Nam Construction Brazil Trade and transport Russian Federation Finance and other business services India Communication and business services China Social services South Africa EU28 Egypt Colombia Turkey Thailand Korea Philippines Indonesia Bangladesh Cambodia Laos Kenya Ethiopia Sri Lanka Tanzania Southeast Asia Rest of South African Customs Union Rest of the world 86 ANNEX 2. MACRO MODEL DYNAMIC BEHAVIOR Figure 26 to Figure 28 show percentage deviations with respect to baseline conditions for GDP, exports and imports for each one of the three scenarios: CPTPP, TPP-12, and RCEP. The horizontal-axis represents the number of years after implementation, from 0 to 14; while the vertical-axis represents deviations with respect to baseline. In line with results presented in the main text, the effect of TPP-12 is much larger than the effects derived from implementation of CPTPP or RCEP. The simulated spin-offs with increases in productivity are reflected on the level of GDP, rather than in the volume of exports or imports. More importantly is the fact that during the first year of implementation, the simulations show a sharp increase with respect to baseline, followed by more moderate year-on-year increments. FIGURE 26. GDP under different FTAs FIGURE 27. Exports under different (percentage change with respect to FTAs (percentage change with respect to baseline) baseline) Standard Productivity Kick Standard Productivity Kick 6.6 0.0 10.0 20.0 30.0 6.0 22.8 19.1 3.6 3.5 4.0 6.9 2.0 1.1 4.2 0.4 1.0 3.6 4.3 0.0 0 5 10 15 0 5 10 15 0 5 10 15 0 5 10 15 Year of implementation (t) Year of implementation (t) CPTPP TPP-12 RCEP CPTPP TPP-12 RCEP Source: Authors’ estimates. Source: Authors’ estimates. FIGURE 28. Imports under different FTAs (percentage change with respect to baseline) Standard Productivity Kick 30.0 24.9 21.7 10.0 20.0 7.6 5.4 5.3 6.3 0.0 0 5 10 15 0 5 10 15 Year of implementation (t) CPTPP TPP-12 RCEP Source: Authors’ estimates. 87 ANNEX 3. DISTRIBUTIONAL DECOMPOSITION OF MICRO-ECONOMIC SIMULATION STEPS Decomposition of the simulation steps results useful to understand the mechanisms behind changes in the distribution of income. Figure 29 shows that the initial level of income growth is strongly associated with the regressive effect of changes in relative wages. These simulations show that the large negative consequences that result from changes in wage premia under TPP- 12, affect so drastically the poorest households that it makes them worse-off than under the less ambitious RCEP scenario. FIGURE 29. Growth Incidence Curves for each FTA Grow Incidence Curve with respect to Baseline, 2030 CPTPP TPP-12 RCEP 8 % change, w.r.t. Baseline 4 2 6 0 50 100 0 50 100 0 50 100 Percentiles of Per Capita Income a: Growth b: a + Sectoral Reallocation c: b + Wage Premia d: c + Food Prices Source: Authors’ estimates. NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC. Địa chỉ: 65 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội In 700 cuốn, khổ 17cm x 24cm tại: Công ty CP in Sách Việt Nam. Địa chỉ: 22B Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số XNĐKXB: 686 - 2018/CXBIPH/07 - 11/HĐ. Số QĐXB của NXB: 287/ QDD-NXBHĐ. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - ISBN: 978-604-89-2980-0. In xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2018. Với sự hỗ trợ của: Số 8 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 24 37740100 Fax: +84 24 37740111 Website: www.dfat.gov.au Tầng 8, Số 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 24 39346600 Fax: +84 24 39346597 Website: www.worldbank.org/en/country/vietnam